Nguyên

NguyênSửa đổi

Hậu cung nhà Nguyên có sự tinh giản rất lớn nếu so với các triều khác. Ngoài Hoàng hậu, chỉ còn Phi và Tần; mỗi bậc không quy định số lượng và giới hạn.

Hậu cung triều Nguyên lấy [Oát Nhĩ Đóa; 斡耳朵; Orda], còn gọi Cung trướng (宮帳) để phân chia địa vị hậu phi. Một tòa Cung trướng có tới mấy vị Hoàng hậu và Phi, Tần; và họ lấy Đệ nhất Cung trướng làm vị trí độc tôn, những Hoàng hậu và Phi tần ở trong Đệ nhất Cung trướng cũng sẽ là bậc có địa vị cao nhất. Triều Huệ Tông, hậu cung thiết trí thêm tước vị Tài nhân (才人).

Cũng trong thời kỳ cuối triều Nguyên, Hoàng hậu cật lực được duy trì chỉ có một người tại vị. Nhưng cơ bản từ thời quốc sơ đã thiết lập luật bất thành văn, rành chỉ có Trung cung Hoàng hậu mới có sắc bảo, còn các Hoàng hậu khác thì không, ví dụ như Sát Tất Hoàng hậu.

MinhSửa đổi

Thái Tổ năm Hồng Vũ thứ 5 (1372) ban chỉ dụ định thứ bậc nội cung. Bậc phi lấy Quý phi kế dưới Hoàng hậu có danh phận cao nhất, lại đặt Hiền phi (賢妃), Thục phi (淑妃), Trang phi (莊妃), Kính phi (敬妃), Huệ phi (惠妃), Thuận phi (順妃), Khang phi (康妃), Ninh phi (寧妃) lấy các mỹ từ "Hiền", "Thục", "Trang", "Kính"... làm tên hiệu mà phân biệt ngôi thứ. Dưới hàng phi là các cung tần Chiêu nghi (昭儀), Chiêu dung (昭容), Tiệp dư (婕妤), Quý nhân (貴人), Mỹ nhân (美人).

Cảnh Thái năm thứ 6 (1456), Đại Tông lập bà phi họ Đường làm Hoàng quý phi, Anh Tông phục vị lại phế đi. Hiến Tông năm Thành Hóa thứ 2 (1466) ngự ban cho Vạn Quý phi huy hiệu "Hoàng", gọi là Hoàng quý phi (皇貴妃), từ đó lấy Hoàng quý phi là danh phận phi tần cao nhất.

Thời Minh, địa vị Hoàng hậu suy thoái, cũng do ảnh hưởng bởi việc ngăn ngừa và đề phòng ngay từ đầu mà chưa từng thấy việc Hoàng hậu hoặc Hoàng thái hậu nhiếp chính hoặc ngoại thích chuyên quyền. Bên cạnh đó, phi tần cũng có nhiều người được sủng hạnh, dựa vào uy thế mà có thể lấn át Hoàng hậu. Có những phi tần thay quyền Hoàng hậu xử lý hậu cung sau khi Hoàng hậu qua đời, tắc gọi ["Nhiếp lục cung sự"; 摄六宫事]. Bên cạnh đó, số lượng tùy từng tước đều do Hoàng đế tự quy định, hoàn toàn không có giới hạn bao nhiêu Hoàng quý phi hay là Phi, vì lý do đó hậu cung triều Minh bị xem là cực kỳ hỗn loạn về danh phận.

Gia Tĩnh năm thứ 10 (1531), Thế Tông dựa theo Chu lễ đặt thêm Cửu tần, gồm: Đức tần (德嬪), Hiền tần (賢嬪), Trang tần (莊嬪), Lệ tần (麗嬪), Huệ tần (惠嬪), An tần (安嬪), Hòa tần (和嬪), Hy tần (僖嬪), Khang tần (康嬪), danh phận dưới phi. Lúc này, mô hình của hậu cung triều Minh dưới Hoàng hậu sẽ là:

Hoàng quý phi (皇貴妃);

Quý phi (貴妃);

Phi ();

Tần (); căn cứ Năm Gia Tĩnh thứ 10, định ra Cửu tần: Đức tần (德嬪), Hiền tần (賢嬪), Trang tần (莊嬪), Lệ tần (麗嬪), Huệ tần (惠嬪), An tần (安嬪), Hòa tần (和嬪), Hy tần (僖嬪), Khang tần (康嬪);

Chiêu nghi (昭儀);

Chiêu dung (昭容);

Tiệp dư (婕妤);

Quý nhân (貴人);

Mỹ nhân (美人);

Dẫu Cửu tần triều Gia Tĩnh là có tên như vậy, song về sau có rất nhiều tước Tần đều nằm có phong hiệu khác, như Ninh tần (寧嬪), Vinh tần (榮嬪), Kính tần (敬嫔)..., xem ra phong hiệu này cũng không cố định tương tự Phi ở trên. Ngoài ra, cũng có rất nhiều Cung nữ trong hậu cung, từng được Hoàng đế sủng hạnh qua nhưng chưa bao giờ được xem là phi tần chính thức. Họ sẽ có hai loại đãi ngộ chính, một là đem trở thành phi thiếp chính thức và đạt được đãi ngộ nhất định, như Hồ Thị ngự (胡侍御) của Thần Tông, còn không thì chỉ được xem là Cung nhân bình thường, không danh không phận mà vẫn phải làm việc của Cung nữ, như Đới Ngân Nương (戴銀娘) của Hiến Tông cùng Vương Mãng Đường (王满堂) của Vũ Tông.

Vợ chính của Hoàng thái tử gọi là Hoàng thái tử phi (皇太子妃), nàng hầu có các bậc Tài nhân (才人), Tuyển thị (選侍) và Thục nữ (淑女).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #cổtang