xuất nhập khẩu
Nghiệp vụ Xuất Nhập Khẩu - Những lợi ích của phương thức giao hàng theo CIF đối với các doanh nghiệp xuất khẩu
Monday, 25. February 2008, 07:26:58
Phương thức giao hàng theo CIF đối với c
Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp nếu xuất khẩu theo điều kiện CIF, sẽ thu được trị giá ngoại tệ cao hơn so với việc xuất khẩu theo điều kiện FOB. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thiếu vốn, có thể dùng thư tín dụng (L/C) thế chấp tại ngân hàng, sẽ vay được số tiền cao hơn. Doanh nghiệp rất chủ động trong việc giao hàng, không phải lệ thuộc vào việc điều tàu (hoặc container) do người nhập khẩu chỉ định. Đôi khi vì lệ thuộc vào khách nước ngoài, tàu đến chậm làm hư hỏng hàng hoá đã tập kết tại cảng hoặc trong kho, nhất là hàng nông sản.
Đối với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bảo hiểm và tàu (hoặc container): Các doanh nghiệp này của Việt Nam rất thiếu việc làm, nếu các nhà xuất khẩu liên hệ mua bảo hiểm hàng hoá và thuê tàu (container) trong nước, chắc chắn sẽ làm tăng doanh số cho các doanh nghiệp này, giải quyết thêm việc làm cho cộng đồng Việt Nam, hơn là để các công ty nước ngoài thu được phí bảo hiểm và cước tàu.
Đối với các cán bộ nghiệp vụ trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Theo thông lệ của các công ty bảo hiểm và hãng tàu, luôn luôn trích một tỷ lệ gọi là "tiền hoa hồng - commission" cho những người giao dịch trực tiếp với họ. Số tiền này không hề ảnh hưởng đến tiền hàng của doanh nghiệp. Thay vì phí bảo hiểm và cước tàu nước ngoài được hưởng, nếu cán bộ nghiệp vụ trình Giám đốc phương án xuất khẩu theo điều kiện CIF, thì họ rất xứng đáng được nhận khoản hoa hồng trên.
CẨM NANG NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU
Trong thời đại toàn cầu hoá các nền kinh tế (Golo - balization) và hội nhập kinh tế khu vực (regional eco-nomic integration), mối liên hệ giữa các quốc gia về phương diện kinh tế càng ngày càng gắn bó với nhau; đặc biệt trong đó hoạt động ngoại thương đóng vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, trong hoạt động trên, có liên hệ đến nhiều ngành học khác nhau như: - Thanh toán quốc tế - Vận tải và bảo hiểm hàng... mà người làm kinh doanh xuất nhập khẩu cần phải nắm vững để tránh các rủi ro và bảo vệ quyền lợi của mình. Thực vậy, khi bán một lô hàng có giá trị lớn, người bán nên yêu cầu người mua, trong hợp đồng mua bán, thanh toán tiền hàng bằng phương thức nào: thư tín dụng không huỷ ngang (Irrevocable letter of credit) hay bằng phương thức thu ngân chứng từ DP (Chứng từ đổi thanh toán) hoặc D/A (Chứng từ đổi chấp nhận), hay bằng cách chuyển tiền bằng điện TT (Telegraphic Transfer) để có lợi cho mình. Người bán nên chào giá hàng bằng điều kiện FOB hay CIF hoặc khi mua hàng nên mua theo FOB hoặc CFR hay CIF... thế nào có lợi nhất cho hoạt động kinh doanh của mình... Ngoài ra, thuê tàu chợ hay tàu chuyến hay tàu container hoặc mua bảo hiểm hàng theo điều khoản bảo hiểm nào: A, B hay C để vừa tiết kiệm được phí bảo hiểm, vừa được người bảo hiểm bồi thường khi hàng bị hư hoặc mất...
Mọi vấn đề nêu trên đã được đề cập đầy đủ trong các quyển sách đã xuất bản của chúng tôi như: - Kinh doanh quốc tế - Thanh toán quốc tế - Vận tải và bảo hiểm hàng - Hướng dẫn sử dụng Incoterms 2000: Kỹ thuật ngoại thương... Tuy nhiên, để giúp cho các doanh nhân và sinh viên kinh tế hiểu rõ các điều hết sức cụ thể, trong quyển "Cẩm Nang Về Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu", chúng tôi đã soạn thảo theo hình thức Hỏi Đáp từng câu đang vốn xảy ra trong hoạt động xuất nhập khẩu. Ngoài các chương như: - Thanh toán quốc tế - Vận tải và bảo hiểm - Hợp đồng ngoại thương - Incoterms 2000..., chúng tôi đã dành một chương về "Nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ"; trong đó cho biết tỷ giá giữa các loại tiền tệ chính yếu, cách viết tắt của đồng Yen, đồng Pound Anh... hoặc khi tỷ giá tiền tệ có chiều hướng thay đổi, người xuất nhập khẩu phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho lô hàng xuất hay nhập khỏi bị bất lợi do sự thay đổi tỷ giá của đơn vị tiền tệ thanh toán. Ngoài ra, thị trường ngoại tệ giao ngay (spot) hoặc giao kỳ hạn (forward) cũng được đề cập bằng các thí dụ cụ thể...
Quyển sách này được biên soạn dựa trên các tài liệu nghiên cứu tổ chức quốc tế như Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế ITC (International Trade Center), Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu Á - Thái Bình Dương ESCAP (Economic and social commission for Asia and the Pacific), International Business...; đặc biệt, qua các kinh nghiệm đã làm việc thực tế ở các công ty xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, với tư cách là tư vấn hay trực tiếp điều hành trong hơn hai thập niên qua.
Chúng tôi hy vọng rằng quyển "Cẩm nang về nghiệp vụ xuất nhập khẩu" tái bản có sữa chữa bổ sung và cập nhật hoá này sẽ thực sự hữu ích và cung cấp các hiểu biết cụ thể, thiết thực về hoạt động ngoại thương cho các doanh nhân và sinh viên kinh tế: nhà doanh nghiệp tương lai.
CẨM NANG NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM
Hỏi: Thế nào là hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá theo quy định của Luật thương mại Việt Nam?
Đáp: Nghị định số 57/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31-7-1998 đã quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
Theo tinh thần của Nghị định, các thuật ngữ trên sẽ được hiểu như sau:
1. Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là hoạt động mua, bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hoá, bao gồm cả hợp đồng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hoá.
2. Gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt Nam, doanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nhận gia công hàng hoá tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài hoặc đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài hoặc đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài.
3. Đại lý mua, bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt Nam là bên đại lý bán hàng tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài, hoặc là bên đại lý mua hàng tại Việt Nam cho thương nhân nước ngoài để xuất khẩu hoặc sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu.
Hỏi: Cho biết các điều kiện cần có để được doanh nhân xuất nhập khẩu?
Đáp: Thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật theo quy định của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, các chi nhánh Tổng công ty, công ty được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Tổng công ty, giám đốc công ty phù hợp với nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tổng công ty, công ty. Cần lưu ý là trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại Cục hải quan tỉnh, thành phố.
Hỏi: Có bao nhiêu hình thức quản lý các hàng hoá xuất nhập khẩu theo quy định của Nhà nước?
Đáp: Nhà nước quản lý các hàng hoá xuất nhập khẩu dưới bốn hình thức sau: - các loại hàng được quyền tự do xuất nhập khẩu - các hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu - các hàng hoá xuất nhập khẩu có điều kiện - hàng hoá tạm nhập tái xuất; tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu.
Hỏi: Đâu là các hàng hoá được quyền xuất nhập khẩu và bị cấm xuất nhập khẩu?
Đáp 1- Nói chung, thương nhân được xuất nhập khẩu hàng hoá theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của mình.
2- Hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Gồm:
Mặt hàng cấm xuất khẩu
Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự
Đồ cổ
Các loại ma tuý
Hoá chất độc
Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc, củi, than từ gỗ hoặc củi, các sản phẩm gỗ sản xuất từ nhóm IA và bán tinh chế sản xuất từ nhóm gỗ IIA trong danh mục ban hành theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17-01-1992, song mây nguyên liệu
Các loại động vật hoang dã và động vật, thực vật quý hiếm tự nhiên.
Mặt hàng cấm nhập khẩu
Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự
Các loại ma tuý
Hoá chất độc
Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động
Pháo các loại, đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách, đến trật tự an toàn xã hội
Thuốc lá điếu (trừ hành lý cá nhân theo định lượng)
Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (trừ tải sản di chuyển bao gồm cả hàng hoá phục vụ nhu cầu của các cá nhân thuộc thân phận ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế và hành lý cá nhân theo định lượng)
CẨM NANG NGHIỆP VỤ XUẤT NHẬP KHẨU
Hỏi: Tín dụng không huỷ ngang (Irrevocable L/C: Credit) documentaire irrévocable) có nghĩa là gì?
Đáp: Là loại tín dụng không thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ nếu không có sự đồng ý của các bên liên hệ, nhất là người xuất khẩu, tức là người thụ hưởng L/C đó. L/C không huỷ ngang mang sự cam kết rõ ràng của ngân hàng phát hành sẽ bảo đảm thanh toán cho người thụ hưởng khi xuất trình một số chứng từ phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C. Đây là loại L/C thông dụng nhất trong mậu dịch quốc tế
Hỏi: Thế nào là tín dụng không huỷ ngang, có xác nhận (Irrevocable, confirmed credit: Crédit Irrévocable Confirmé)
Đáp: là L/C không huỷ ngang mà ngân hàng thông báo xác nhận vào L/C, cam kết trách nhiệm thanh toán cho người bán, khi người này xuất trình các chứng từ hàng hoá phù hợp với các điều kiện của L/C (Điều 9a, UCP500). Sự cam kết này bổ sung cho sự cam kết của ngân hàng mở L/C ; nên cả 2 ngân hàng cùng chịu trách nhiệm trả tiền cho người bán. Do đó, loại L/C này là hình thức thanh toán bảo đảm nhất đối với người xuất hiện theo yêu cầu của NH mở L/C, nên họ đòi ngân hàng mở trả phí và hoa hồng (người bán chịu); có lúc đòi ký quỹ ngoại tệ trước để bảo đảm, đề phòng rủi ro phải trả tiền cho người bán, nhưng lại không thu tiền bồi hoàn của ngân hàng mở.
Trên thực tế, nhu cầu xác nhận L/C tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm và tình hình tài chính của ngân hàng phát hành và cũng tuỳ thuộc vào cả tình hình kinh tế, chính trị của quốc gia có ngân hàng phát hành L/C.
Để nhận được hai sự cam kết thanh toán độc lập nhau của hai ngân hàng phát hành và nhận, phải có vài điều kiện như sau:
Tín dụng phải được quy định theo lệnh cho phép của ngân hàng phát hành đối với ngân hàng giao dịch trong việc thêm vào sự xác nhận của mình (câu "chúng tôi mở tín dụng không huỷ ngang, xác nhân" thôi chưa đủ).
Tín dụng phải được sử dụng và thanh toán tại quầy của ngân hàng xác nhận.
Văn bản không được mơ hồ và nhất là không chứa bất cứ điều khoản nào nhằm cho phép người mua ngăn cản việc sử dụng tín dụng của người bán.
Theo vào các điểm có tính chất thuần tuý kỹ thuật trên, một loạt các yêu cầu đặc biệt được đặt ra đối với một chính sách tín dụng. Như thế, mỗi ngân hàng sẽ xem xét kỹ lưỡng các rủi ro về việc mất khả năng thanh toán và về tình hình quốc gia, trước khi xác nhận một tín dụng chứng từ. Nếu ngân hàng từ chối xác nhận, sẽ phải thông báo cho người thụ hưởng về việc không cam kết của mình, nhưng cũng sẽ phải thông báo điều đó cho ngân hàng phát hành biết
Hỏi: Tín dụng giáp lưng (Back to back L/C) có nghĩa là gì?
Đáp: Là một loại L/C, trong đó người đại lý xuất nhập mở cho người cung cấp hàng hưởng trên cơ sở L/C gốc (L/C ban đầu: original L/C) của người mua sau cùng (final buyer) mở cho họ hưởng. Đây là một phương thức tài trợ rất linh hoạt nhằm giúp người đại lý kinh doanh xuất nhập khẩu (người trung gian) mua hàng của người sản xuất và sau đó bán lại cho người mua cuối cùng mà không phải dùng đến vốn riêng của mình.
L/C thứ hai được mở dựa trên L/C gốc, sẽ được gọi là Back to back L/C.
Hỏi: Cho biết các khác biệt giữa L/C gốc và L/C giáp lưng?
Đáp: Nội dung của hai L/C này gần giống nhau. Tuy nhiên có sự khác biệt sau;
Số tiền của L/C giáp lưng có thể ít hơn số tiền của L/C gốc, số tiền chênh lệch này đã giúp cho người thụ hưởng thứ 1 hưởng một phần lời sau khi trừ các chi phí cần thiết (phí mở L/C, hoa hồng...)
Đơn giá của L/C giáp lưng có thể nhỏ hơn đơn giá của L/C gốc.
Số loại chứng từ của L/C giáp lưng có thể nhiều hơn L/C gốc.
Thời hạn giao hàng của L/C giáp lưng phải sớm hơn thời hạn giao hàng của L/C gốc để người mậu dịch trung gian có thể giao hàng đúng hạn cho người mua sau cùng như đã quy định trong L/C gốc và tất nhiên thời hạn hiệu lực của L/C giáp lưng cũng ngắn hơn.
Cấp C/O trong vòng 3 ngày
Trong trường hợp cần phải kiểm tra thực tế thì thời hạn cấp có thể kéo dài nhưng không quá 5 ngày làm việc.
Người đề nghị cấp C/O phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực trong nội dung hồ sơ xin cấp chứng nhận xuất xứ. C/O sẽ không được cấp nếu hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng được tiêu chí về xuất xứ theo quy định hoặc bộ hồ sơ đề nghị cấp không hợp lệ
-C/O Certificate of Origins
"Xuất xứ hàng hóa" là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
- "Quy tắc xuất xứ ưu đãi" là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.
- "Giấy chứng nhận xuất xứ" là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa hóa đó.
- "Tỷ lệ phần trăm của giá trị" là phần giá trị gia tăng có được sau khi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, gia công, chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này so với tổng trị giá của hàng hóa được sản xuất ra.
(Trích điều 3, chương I, Nghị định 19)
Theo Nghị định 19 (quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa) do Thủ tướng Phan Văn Khải ký ban hành ngày 20/2, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính là 2 cơ quan chịu trách nhiệm chính trong quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa. Trong đó, Bộ Thương mại có quyền tổ chức cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hay các tổ chức khác thực hiện việc này. Về phần mình, Bộ Tài chính có quyền tổ chức thực hiện quy chế kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu...
Trong khâu xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, nếu nghi ngờ tính xác thực của chứng từ hoặc mức độ chính xác của thông tin liên quan đến xuất xứ của hàng hóa, cơ quan Hải quan có thể gửi yêu cầu kiểm tra cùng với C/O có liên quan tới tổ chức cấp C/O. Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế quan nhưng vẫn được phép thông quan theo các thủ tục hải quan thông thường. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng không quá 150 ngày, kể từ thời điểm người nhập khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Thống nhất cấp mã số thuế và mã số xuất nhập khẩu
Bộ Tài chính cho biết, từ ngày 1/10, cơ quan thuế cả nước sẽ chính thức áp dụng quy định cấp mã số thuế theo Thông tư hướng dẫn thi hành quyết định của Thủ tướng Chính phủ về mã số đối tượng nộp thuế.
Đóng mã số thuế là việc cơ quan Thuế xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng. Mã số thuế bị đóng khi các tổ chức, cá nhân kinh doanh giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại, cá nhân chết, mất tích, hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Cơ quan Thuế thông báo công khai danh sách các mã số thuế đã bị đóng. Mã số thuế bị đóng thì Giấy chứng nhận đăng ký thuế, Chứng nhận mã số xuất nhập khẩu sẽ không còn hiệu lực sử dụng. Đối tượng nộp thuế không được sử dụng mã số thuế đã được cơ quan Thuế thông báo đóng mã số thuế.
Theo quy định này, đối tượng đóng thuê bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân thuộc diện phải kê khai đăng ký thuế, kê khai hải quan, kê khai các khoản về thuế, phí, lệ phí theo quy định của các Luật thuế, Luật Hải quan và Pháp lệnh thuế, phí, lệ phí; (trừ các đối tượng chỉ nộp thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp).
Các đối tượng nộp thuế sẽ được cấp luôn chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu dùng để làm thủ tục hải quan. Ngoài ra, thời gian cấp mã số thuế cho tổ chức, cá nhân cũng được rút ngắn đáng kể, chỉ còn 8 ngày (nộp tại Cục thuế) và 12 ngày (nộp tại Chi cục thuế).
Trong trường hợp, đối tượng nộp thuế sau khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký thuế mới phát sinh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì cơ quan thuế có trách nhiệm cấp lại giấy chứng nhận thuế mới (có chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu). Việc cấp lại này cũng được rút ngắn xuống còn 3 ngày kể từ khi cơ quan thuế nhận đủ hồ sơ quy định.
Nếu tổ chức, cá nhân được cấp Chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu, nếu bị đóng mã số thuế, ngừng hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc bị cơ quan Hải quan đình chỉ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ bị hủy Chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu trên Giấy chứng nhận đăng ký thuế.
Các mẫu tờ khai đăng ký gồm:
- Mẫu số 01-ĐK-TCT (có màu xanh nhạt): dùng cho các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ, trừ các đơn vị trực thuộc.
- Mẫu số 02-ĐK-TCT (có màu hồng nhạt): dùng cho các đơn vị trực thuộc của tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
- Mẫu số 03-ĐK-TCT (có màu vàng nhạt): dùng cho các cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ.|
- Mẫu số 03.1-ĐK-TCT (màu trắng): dùng cho cá nhân kê khai nộp thuế cho các cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc khác địa bàn với cơ sở kinh doanh chính.
- Mẫu số 04-ĐK-TCT (có màu xanh lá mạ): dùng cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài đăng ký nộp thuế trực tiếp với cơ quan Thuế Việt Nam.
- Mẫu số 04.1-ĐK-TCT (màu trắng): dùng cho Bên Việt Nam ký hợp đồng với nhà thầu nước ngoài có trách nhiệm nộp hộ thuế cho các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài.
- Mẫu số 05-ĐK-TCT (có màu tím nhạt): dùng cho các cá nhân nộp thuế theo Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao.
- Mẫu số 06-ĐK-TCT (màu trắng) dùng cho các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam (theo mẫu quy định tại Thông tư số 08/2003/TT-BTC ngày 15/01/2003).
Áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo GATT
Bộ Tài chính vừa có thông báo bổ sung thêm 32 nước, vùng, lãnh thổ vào danh sách được áp dụng trị giá tính thuế nhập khẩu theo Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT).
Các nước này bao gồm: New Zealand, Đài Loan, Hong Kong, Mông Cổ, Na Uy, Ukraine, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Hy Lạp, Hà Lan, Ireland, Luxembourg, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Anh, Italy, Ba Lan, Czech, Estonia, Lithuania, Latvia, Hungary, Slovakia, Slovenia, Malta, Cyprus và Australia sẽ được tính thuế nhập khẩu theo GATT đối với hàng nhập có xuất xứ từ các nước, lãnh thổ này vào Việt Nam.
Như vậy, tính đến nay đã có 47 nước, vùng lãnh thổ được áp dụng giá tính thuế nhập khẩu theo trị giá hàng hóa nhập khẩu, không theo biểu giá tối thiểu tính thuế nhập khẩu.
*******************
Thư ký tham khảo:
1. WTO: World Trade Oganization : http://www.wto.org
A tremendous source of background information about the organization including overviews of the organizations structure, dispute resolution process, trade policy review mechanism, and a variety of topical reviews (goods, services, environment, development, intellectual property). The site also includes full text of all derestricted documents issued since 1995, selected full text legal instruments, and an online facility for ordering publications.
2. General Agreement on Tariffs and Trade (GATT) http://sucat.stanford.edu
All GATT and WTO publications received as part of Stanfords status as a GATT and WTO depository library, or acquired by purchase, are cataloged in Socrates, the Librarys web-based catalog. You can search for specific titles using "General Agreement on Tariffs and Trade" or "World Trade Organization" in the "author" field (basic search) or "organization" index (expert search).
Hướng dẫn áp dụng UCP600
Qui tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600
Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và những vấn đề cần quan tâm theo quy định của UCP 600
Tháng 5 năm 2003, Phòng Thương mại quốc tế đã ủy quyền cho Ủy ban Kỹ thuật và Tập quán ngân hàng triển khai việc sửa đổi bản quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, ấn phẩm ICC số 500 (gọi tắt là UCP 500). Mục đích của việc sửa đổi UCP 500 là phản ánh được những thay đổi và phát triển các hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, vận tải và bảo hiểm. Bên cạnh đó là rà soát lại ngôn từ, hành văn trong UCP nhằm tránh những tranh chấp phát sinh khi ứng dụng và giải thích trên thực tế.
Sau hơn 3 năm khảo sát, phân tích, rà soát, tranh luận và dung hòa giữa các thành viên của nhóm soạn thảo Ủy ban Ngân hàng và các ủy ban quốc gia có liên quan của ICC, ấn phẩm mới ICC số 600 đã ra đời - UCP 600. Nội dung UCP 600 đề cập tới nhiều vấn đề, bài viết này đề cập tới chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và những vấn đề cần quan tâm theo quy định của UCP 600.
Theo quy định của UCP 600, những vấn đề cần quan tâm tới chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cụ thể như sau:
Các loại chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
UCP 600 đã chia chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển thành 3 loại:
- Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
- Giấy gửi hàng bằng đường biển không lưu thông (Non-Negotiable Seawaybill)
- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Pary Bill of Lading)
Như vậy khi gửi hàng bằng đường biển, tùy theo yêu cầu của tín dụng chứng từ, các loại chứng từ trên đây đều được ngân hàng coi là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và chấp nhận để thanh toán.
Hình thức của chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển có thể phát hành dưới hai hình thức:
- Chứng từ giấy: Đối với chứng từ giấy thì bao gồm 2 mặt: mặt 1 sẽ chứa đựng những nội dung theo quy định, mặt 2 chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở.
- Chứng từ điện tử: Đối với chứng từ điện tử, UCP 600 không đề cập trong nội dung, mà sẽ có bản phụ trương hướng dẫn cụ thể kèm theo. Nếu phát hành dưới dạng điện tử thì không bao gồm 2 mặt mà bao gồm 2 bộ phận hợp thành: bộ phận thứ nhất gọi là chứng từ vận đơn điện tử (Electronic Bill of Lading text) và bộ phận thứ hai gọi là trang đăng ký chuyển đổi.
Song phát hành dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo những nội dung được quy định trong UCP 600.
Nội dung của chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
Tên gọi của chứng từ
Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cho dù được gọi như thế nào, UCP 600 không quan tâm, miễn là nội dung của chứng từ đáp ứng những quy định của UCP.
Ví dụ: Một chứng từ khi xuất trình tại ngân hàng có tiêu đề: "Bill of Lading or Seawaybill for Combined transport Shipment or port to port Shipment" chưa phải là cơ sở để ngân hàng chấp nhận hay từ chối, mà việc chấp nhận hay từ chối sẽ phụ thuộc vào nội dung chứng từ thể hiện theo quy định.
Người phát hành và người ký chứng từ
+ Người phát hành chứng từ: Đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, phải chỉ rõ tên người chuyên chở (indicate the name of the carrier), nhưng không được thể hiện và ghi là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu (contain no indication that it is subject to a charter party).
Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, không cần chỉ rõ tên người chuyên chở, nhưng có ghi là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu (containing an indication that it is subject to charter party).
+ Người ký chứng từ: Theo UCP 600, người ký các chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cụ thể như sau:
Đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, người ký chứng từ có thể là người chuyên chở hay đại lý hoặc người thay mặt người chuyên chở; thuyền trưởng hay đại lý hoặc người thay mặt thuyền trưởng.
Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, người ký chứng từ có khác đôi chút so với người ký chứng từ trên vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển. Cụ thể, người ký vận đơn theo hợp đồng thuê tàu có thể là thuyền trưởng hay đại lý hoặc người thay mặt thuyền trưởng; chủ tàu hay đại lý hoặc người thay mặt chủ tàu; người thuê tàu hay đại lý hoặc người thay mặt người thuê tàu (người thuê tàu thường gọi là người chuyên chở).
Người ký chứng từ, khi ký phải thể hiện rõ tư cách pháp lý của mình. Riêng đối với đại lý, khi ký, ngoài việc thể hiện là đại lý, còn phải ghi rõ đại lý cho ai, nghĩa là phải ghi rõ tên của người mà mình là đại lý cho họ.
Xếp hàng lên tàu
Trên các chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, UCP 600 quy định rất cụ thể về hàng xếp lên tàu. Chứng từ vận chuyển phải chỉ rõ hàng hóa đã được xếp lên con tàu chỉ định tại cảng giao hàng quy định trong thư tín dụng (indicate that the goods have been shipped on board a name vessel at the port of loading stated in the credit). Nội dung này trên chứng từ có thể được thể hiện bằng hai cách, hoặc là một cụm từ in sẵn (pre-printed wording) hoặc là một ghi chú là hàng đã được xếp lên tàu và có ghi ngày xếp hàng lên tàu (an onboard notation indicating the date on wich the goods have been shipped in board).
Ngày giao hàng
Theo quy định của UCP 600 thì ngày phát hành vận đơn sẽ được coi là ngày giao hàng (the date of issuance of the Bill of Lading will be deemed to be the date of shipment), trừ khi trên chứng từ vận chuyển đã có ghi chú ngày xếp hàng lên tàu thì ngày xếp hàng lên tàu sẽ được coi là ngày giao hàng (the date stated in the on board notation will be deemed to be the date of shipment).
Như vậy, theo quy định của UCP 600, ngày xếp hàng lên tàu chính là ngày giao hàng. Còn ngày phát hành chứng từ vận chuyển sẽ được coi như ngày giao hàng nếu trên chứng từ không có ghi chú khác về ngày xếp hàng lên tàu. Trên thực tế cũng có những trường hợp ngày phát hành chứng từ vận chuyển có thể trước hoặc sau ngày xếp hàng lên tàu - Trong những trường hợp này không được coi ngày phát hành chứng từ vận chuyển là ngày giao hàng.
Hành trình của hàng hóa
Theo UCP 600, hành trình của hàng hóa phải được thể hiện cụ thể trên chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Nghĩa là trên chứng từ vận chuyển phải chỉ rõ chuyến hàng được giao từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng đã được quy định trong thư tín dụng (indicate shipment from the port of loading to the port of discharge state in the credit). Còn trường hợp trên chứng từ vận chuyển chưa xác định rõ được cảng xếp hoặc ghi cảng dự định xếp hàng thì khi xếp hàng lên tàu phải ghi chú rõ tên cảng xếp như quy định trong tín dụng, ngày xếp hàng lên tàu và tên tàu hàng đã xếp lên.
Chuyển tải
Vấn đề chuyển tải được UCP 600 đề cập đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, còn không đề cập đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu.
Ở Điều 20 và 21 của UCP 600, khoản b và c sau khi đưa ra khái niệm về chuyển tải, đã quy định là trên chứng từ vận chuyển có thể ghi hàng hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển chỉ sử dụng một và cùng một chứng từ.
Nếu hàng hóa được giao bằng container, xe moóc hoặc sà lan tàu LASH ghi trên chứng từ, thì ngay cả khi tín dụng thư cấm chuyển tải (even if the credit prohibits transhipment) các ngân hàng vẫn có thể chấp nhận một chứng từ vận chuyển ghi việc chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra (transhipment will of may take place).
Chứng từ vận chuyển gốc
Trong chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, khi nhận hàng để chở, người nhận hàng để chở thường phát hành cho người gửi hàng 01 hoặc 01 bộ chứng từ vận chuyển gốc - Ở nội dung này, UCP 600 cũng quy định cụ thể: Khi xuất trình chứng từ vận chuyển gốc tại ngân hàng có thể xuất trình một bản gốc duy nhất nếu phát hành một bản gốc, còn phát hành một bộ thì phải xuất trình trọn bộ chứng từ gốc đã phát hành.
Điều kiện và điều khoản chuyên chở
Với điều kiện và điều khoản chuyên chở, UCP 600 chỉ đề cập đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, còn không đề cập đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu:
+ Đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, UCP 600 quy định "không thể hiện phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu". Vì vậy, trong nội dung của hai chứng từ này phải "chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở hoặc phải dẫn chiếu tới các nguồn khác chứa đựng những điều kiện và điều khoản chuyên chở (trường hợp vận đơn hay giấy gửi hàng mặt sau để trắng). Về nội dung của các điều kiện và điều khoản chuyên chở, theo quy định của UCP 600, thì các ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra, xem xét.
+ Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, UCP 600 quy định có ghi trên đó là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu, mà hợp đồng thuê tàu đã đầy đủ các điều kiện và điều khoản chuyên chở, cho nên UCP 600 không đề cập tới điều kiện và điều khoản chuyên chở trên vận đơn. Về nội dung của hợp đồng thuê tàu, các ngân hàng cũng không có trách nhiệm kiểm tra và xem xét ngay cả khi hợp đồng thuê tàu phải xuất trình theo yêu cầu của thư tín dụng...
Trên đây là những quy định về chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và những nội dung cơ bản cần quan tâm trong chứng từ vận chuyển đường biển khi xuất trình tại ngân hàng theo UCP 600.
PGS.TS. Nguyễn Như Tiến
Đại học Ngoại thương
Xem thêm bản tiếng Anh http://www.chelinvest.ru/corp/currency/UCP_600_2007_208751_v1.pdf
Các vấn đề nghiệp vụ và kỹ thuật liên quan trong kinh doanh Xuất nhập khẩu
Trong phần này, chúng tôi chú trọng trong việc cung cấp những vấn đề liên quan đến việc kinh doanh xuất nhập khẩu Quốc tế. Chúng tôi sẽ hệ thống thông tin từ mức độ cơ bản nhất cho đền nâng cao, và những vấn đề thực tế mà các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu thường gặp phải. Các thông tin được cung cấp trong phần này như: Tiếp thị Xuất nhập khẩu, Quản trị, Thư tín dụng, Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, Vận chuyển, Giao nhận, Sản xuất, Mua hàng, Mã vạch và các vấn đề khác, vv.. (Xem chi tiết nội dung tại phần tiếp theo dưới đây).
Do đó nội dung của phần này sẽ phục vụ cho nhu cầu của hầu hết các doanh nghiệp như:
• Các nhà sản xuất xuất khẩu
• Các nhà kinh doanh xuất khẩu
• Các công ty cung cấp dịch vụ xuất khẩu, bao gồm (nhưng không hạn chế) như:
o Những công ty vận tải biển
o Hàng không
o Công ty bảo hiểm
o Vận tải đường bộ
o Vận tải đường sắt
o Chuyển phát nhanh
o Giao nhận hàng hóa hoặc "Consolidations"
o Khai thuê hải quan
o Các công ty tổ chức triển lãm hội chợ
o Các nhà nhập khẩu
o Sinh viên
o Các đối tượng có nhu cầu khác
Để tìm hiểu chi tiết, hãy nhấn vào chủ đề Quý vị quan tâm để xem các thông tin
Cánh cửa để tiến đến thị trường trên toàn cầu - thông tin bao gồm
Các yếu tố cần thiết cho một thương vụ xuất khẩu thành công
Khởi đầu cho một kinh doanh xuất khẩu
Kinh doanh Quốc tế
Tóm tắt về các thủ tục xuất nhập khẩu
Các vấn đề khác
Bộ phận xuất khẩu - thông tin bao gồm
Những điều kiện thương mại Quốc tế - INCOTERMS
Thanh toán xuất nhập khẩu, tín dụng thư (L/C) vân vân ...
Hối phiếu Bill of Exchange
Chứng từ xuất nhập khẩu, ví dụ như hóa đơn thương mại (Commercial Invoices), Danh sách xếp hàng (Packing list) vv..
Giao dịch kinh doanh trong Quốc tế
Business entertaiment
Đi công tác nước ngoài
Kinh doanh tay ba
Các vấn đề khác
Bộ phận mua hàng - thông tin bao gồm
Nguồn sản phẩm
Đơn đặt hàng (P.O)
Những hướng dẫn về việc chuẩn bị hàng mẩu cho hiệu quả
Kiểm tra sản phẩm, các vấn đề khác
Bộ phận thuê tàu chuyên chở hàng hóa - Quản lý hậu cần - Bảo hiểm hàng hóa - thông tin bao gồm
Vận tải container
Các chứng từ vận tải, Ocean bill of lading ( B/L), Airway bill (AWB), vv..
Bảo hiểm hàng hoá (vận tải bằng đường biển)
Các vấn đề khác
Bộ phận sản xuất - thông tin bao gồm
Đóng gói xuất khẩu
Tên/ hiệu hàng hoá và nhãn hiệu hàng hoá (Shipping marks)
OEM/ODM
Nghiên cứu và phát triển (R&D)
Quản lý chất lượng (OC) và bảo hiểm chất lượng (QA)
Các nguyên vật liệu nguy hiểm
Các vấn đề khác
Bộ phận điều hành quản trị - thông tin bao gồm
Thuê mướn và sa thải nhân viên
Tinh thần làm việc đồng đội
Mở rộng kinh doanh và đầu tư nước ngoài
Mã sản phẩm - Bar code (Mã vạch)
Mã sản phẩm toàn cầu (U.P.C)
International Article Numbering (EAN)
Bảo vệ môi trường và tái chế
Những tham khảo tổng hợp
Hệ thống chuyển đổi và tính toán
Hệ thống đo lường và các đơn vị
Các đơn vị chuyển đổi
Hơn 1000 chuyển đổI của đơn vị các đo lường khác nhau: độ dài, diện tích, khối lượng, áp suất, lưu lượng, công suất, nhiệt độ vv..
Giờ Quốc tế
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top