XUÂN DIỆU
KIẾN THỨC CƠ BẢN
TIỂU SỬ XUÂN DIỆU
(SGK Văn 11 nâng cao, tập 2, tr 34)
Xuân Diệu ( 1916-1985) , tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu. Cha là một nhà Nho, ở Trảo Nha, huyện Can Lộc, Nghệ Tĩnh. Ông đồ Nghệ vào dạy học ở Bình Định, lấy bà hai người vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, sinh ra XD.
XD lớn lên ở Quy Nhơn, học hết Thành Chung thì ra Hànội, rồi vào Huế học tiếp. Tốt nghiệp Tú Tài, ông đi dạy họ tư và làm viên chức Sở Đoan Mỹ Tho một thời gian
XD có thơ đăng báo từ 1935, nổi tiếngh từ 1937 khi in Thơ Thơ (1938) và Phân Thông Vàng (1939)
XD tham gia Mặt Trận Việt Minh từ trước Cách mạng tháng tám 1945. Từ đó ông găn bó với cách mạng và văn học. 1983 được bầu là Viện sĩ thong tấn Viện Hàn Lâm nghệ thuật công hoà dân chủ Đức. 1996 được giải thưởng HCM về Văn học nghệ thuật
CON NGƯỜI XUÂN DIỆU
Ở XD,học tập, rèn luyện, lao động sang tạo vưà là một quyết tâm khắc khổ, vưà là một lẽ sống, một niềm say mê lớn
Ông là con vợ lẽ, xa mẹ từ nhỏ và thường bị hắt hủi khiến ông luôn khao khát tình thương và sự cảm thông cuả người đời
XD là một trí thức Tây học, hấp thụ ảnh hưởng văn hoá Pháp một cách có hệ thống. Đồng thời sinh trưởng trong gia đình nhà Nho, nên cũng tiếp thu ảnh hưởng văn hoá truyền thống, vì thế có sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại Đông , Tây trong tư tưởng và tình cảm thẩm mỹ ở ông. Nhưng ảnh hưởng văn hoá, văn học phương Tây sâu đậm hơn.
SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA XUÂN DIỆU
A.Trước CM/8
I. Về thơ :
a.Tư tưởng chi phối toàn bộ sự nghiệp VH cuả XD là niềm khát khao giao cảm với đời. XD muốn “Cái Tôi” phải được khẳng định chói lọi
b.Với một hồn thơ yêu đời, yêu sống, XD đã thổi vào Thơ Mới một luồng gió nồng nàn, sôi sục, ít có trong thơ truyền thống. Thoát khỏi con mắt ước lệ cũ, nhà thơ nhìn cuộc đời bằng con mắt cuả chính mình, nhìn thấy bao vẻ đáng yêu, đáng say đắm cuả thiên nhiên và con người nơi trần thế ( Vội Vàng ). Với XD, tất cả đều là tình yêu thứ nhất, là muà xuân đầu, Ông sống mãnh liệt, sống hết mình với cuộc đời
c.XD là nhà thơ cuả tình yêu. Một tình yêu vô biên, tuyệt đích, vĩnh cửu. Tình yêu ấy không có trong thực tế, vì thế thơ tình XD hầu hết là nỗi đau cuả một trái tim đắm say nồng nhiệt mà không được đáp đền xứng đáng, là cảm giác cô đơn giá lạnh trước thái độ nhạt nhẽo cuả người đời
d. Thơ XD “Tây quá”. XD chịu ảnh hưởng chủ yếu thơ Tượng Trưng Pháp thế kỷ 19. XD khám phá được nhiều biến thái tinh vi cuả thiên nhiên và tâm hồn con người, và thể hiện được những vần thơ tài hoa
e. Đặc điểm cơ bản cuả thơ XD là : Đó là một thế giới nghệ thuật đầy tình tứ, màu sắc mà chuẩn mực cuả cái đẹp là con người, con người tuổi trẻ và tình yêu.Quan điểm mỹ học này giúp XD sang tạo được nhiều hình ảnh mới mẻ, độc đáo, đẹp một cách khoẻ khoắn và đầy sức sống
II. Về Văn xuôi
a.Tác phẩm : Phấn Thông Vàng (1939) là một tập bút ký, truyện ngắn,
Trường Ca (1945)là một tập tùy bút.
b.Văn xuôi XD giàu chất trữ tình, cảm hứng lãng mạn là chủ đạo. Văn ông có nhiều ý tứ trong thơ mông, nhưng được lý giải tỉ mỉ hơn. Trường ca được coi là áng thơ văn xuôi diễm lệ, đầy sức hấp dẫn (Lệnh, Hoa Học Trò, Giã Từ Tuổi Thơ..)
B. Sau CM/8
Thơ XD hoà nhập với cuộc sống rộng lớn, sôi động cuả nhân dân
1.Ông say sưa ca ngợi tổ quốc, nhân dân, về Đảng, bác Hồ, về kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, về xây dựng đất nước. Tình cảm công dân là nét nổi bật nhất trong thơ ông.
2.Thơ tình XD sau CM/8 có kỹ thuật hơn , song không còn cái đắm say tuổi trẻ. Trước kia ông hay nói về cô đơn, xa cách, nay ông nói đến ấm áp sum vầy, thuỷ chung
3.Tài năng XD phát triển mạnh về nghiên cứu phê bình VH, ông đ8ạc biệt nghiên cứu các nhà thơ cổ điển như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…Ông rất chú ý phát hiện những giá trị nhân văn, nhân bản ở các nhà thơ này
KL : XD là nhà thơ cuả muà xuân và tuổi trẻ, luôn sôi nổi tình yêu, dào dạt tình đời
_____________________________________
ĐỀ : Những đặc điểm thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
1945. (2,0đ) (ĐẠI HỌC 2007 khối C)
Đáp án của Bộ Giáo Dục
1. Đặc điểm nội dung (1,0 điểm)
- Thơ Xuân Diệu thể hiện tình yêu đời, yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt (say cảnh,
say tình, thiết tha giao cảm với đời).
- Thơ Xuân Diệu cũng thể hiện tâm trạng chán nản, hoài nghi; nhân vật trữ tình trong
thơ thường cô đơn.1,0
2. Đăc điểm nghệ thuật (1,0 điểm)
Đặc sắc của thơ Xuân Diệu là ở cảm hứng, thi tứ, bút pháp:
- Cảm xúc trong thơ Xuân Diệu say đắm, mãnh liệt. Ông cảm nhận thế giới chung
quanh bằng tất cả giác quan và bằng cái nhìn mới mẻ, tươi non.
- Thơ Xuân Diệu là sự kết hợp hai yếu tố cổ điển và hiện đại, Đông và Tây; nhưng ảnh
hưởng của thơ phương Tây vẫn đậm nét hơn (từ cảm hứng đề tài, đến xây dựng hình
ảnh, cú pháp, nhịp điệu, ngôn từ).1,0
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top