Chương 1: Bất Ngờ Mở Lối Đi Riêng


Điểm đặc biệt trong chiến lược “xuất kì bất ý” là ở chỗ nó rất mới mẻ, người bình thường khó mà dự đoán trước.
Sự vận dụng của phương pháp này có cơ sở vững chắc là phải biết mình biết người, cũng có nghĩa là cần phải có sự hiểu biết tương đối về các mặt của đối tượng nói chuyện, biết được đối phương thích gì. Dưới đây, xin đơn cử ra một vài ví dụ để chứng ninh.
Điêu Bột dựng cơ đồ qua lời nhục mạ
Điêu Bột là một đại thần nổi tiếng ở nước Tề thời Xuân Thu Chiến Quốc, trước khi trở thành bậc giàu sang, ông chỉ là một tiểu lại bình thường. Ông luôn buồn khổ vì không phát huy được tài năng của mình. Mặc dù nói là người tài gặp bất hạnh, song ông không hề sa sút ý chí, luôn sẵn sàng tư thế chờ đợi cơ hội trổ hết tài nghệ.
Cuối cùng cơ hội cũng đã đến. Lúc đó, danh tướng nước Tề là Điền Đơn do nhiều lần lập được chiến công nên được vua Tề phong làm An Bình Quân. Cũng chính vì Điền Đơn biết
kính trọng các bậc kẻ sĩ, hiền tài, tính tình khiêm tốn nên mọi người đều rất sùng kính ông.
Nhưng Điêu Bột thì không, ông vẫn khác hẳn mọi người, tỏ ra chẳng giống ai để gợi sự chú ý của Điền Đơn. Thế là ông liền cố ý phỉ báng Điền Đơn trước mặt mọi người: “Điền Đơn cũng chỉ là một kẻ tiểu nhân mà thôi, sao đáng được mọi người sùng kính như vậy?”
Đương nhiên, ông biết rằng con người khiêm tốn như Điền Đơn sẽ không làm khó dễ cho ông, ông cũng biết rõ nhất định Điền Đơn sẽ chú ý đến lời nói của ông.
Quả nhiên sau khi An Bình Quân Điền Đơn được biết có người phỉ báng mình, liền sai người đi mời kẻ nói xấu là Điêu Bột đến, còn mở tiệc khoản đãi Điêu Bột. Sau đó, Điền Đơn hết sức thành khẩn thỉnh giáo Điêu Bột: “Xin tiên sinh hãy chỉ rõ những khuyết điểm của ta để ta sửa chữa. Được như vậy ta rất cám ơn.” Và rồi chính những lời của Điêu Bột càng khiến ông cảm thấy bất ngờ. Điêu Bột đã nói như sau: “Mặc dù chó của Đạo Chích
sủa bừa cả Quang Thuấn sáng suốt, song không phải con chó cho rằng Quang Thuấn hèn mọn còn Đạo Chích cao quý, mà vì bản tính của con chó là sủa bất cứ ai, trừ chủ nó.
Ví như Trương Tam là người có đạo đức, Lí Tứ là kẻ thiếu đạo đức, song nếu Trương Tam và Lí Tứ đánh nhau, chó của Lí Tứ chắc chắn sẽ lao vào cắn Trương Tam chứ không bao giờ cắn Lí Tứ. Thế nhưng nếu con chó này rời xa kẻ vô đạo đức để trở thành
chó của người hiền đức, thì con chó này không chỉ đi cắn chân người khác đơn giản như thế nữa.”
Lẽ nào Điền Đơn không hiểu rõ đạo lí trong lời nói của Điêu Bột. Lập tức, Điêu Bột được Điền Đơn coi là tâm phúc của mình; tiến cử lên Tề Tương Vương và đã được Tề Tương Vương trọng dụng.
Rõ ràng Điêu Bột đã nhờ hành động mắng chửi này mà đạt được mục đích của mình. Ưu Mạnh đóng kịch
Ưu Mạnh là một trọng thần của Sở Trang Vương thời Chiến Quốc. Có lần Ưu Mạnh ra ngoài thành thăm bạn bè, trên đường đi bỗng gặp con trai của Tôn Thúc Ngao, một vị lệnh quân đã quá cố, ông thấy người con trai đó rách rưới, gánh một gánh củi vào chợ bán.
Trong lòng Ưu Mạnh không khỏi buồn bã xót xa. Tôn Thúc Ngao, người đảm nhiệm chức lệnh quân trước kia, chỉ vì dốc hết tâm lực lo mọi việc cho nước Sở quá vất vả nên mắc bệnh, phải rời bỏ cõi trần quá sớm. Sau khi ông chết đi, muôn dân đều rơi lệ, Sở Vương cũng đau buồn khóc thầm. Nhưng hiện nay, con trai của Tôn Thúc Ngao lại sống khổ sở như vậy, thật không công bằng. Ưu Mạnh cảm thấy cần phải làm gì đó cho con cháu của Tôn Thúc Ngao.
Sau khi trở về kinh thành, Ưu Mạnh liền sai người may một bộ áo mũ mà trước đây Tôn
Thúc Ngao thường mặc, rồi ông mặc vào, dành thời gian nghiên cứu về giọng nói, nét
mặt, nụ cười và dáng vẻ năm xưa của Tôn Thúc Ngao.
Một buổi tối, Sở Vương mở tiệc khoản đãi các quân thần. Khi quan văn quan võ đang
cười nói râm ran, vô cùng vui vẻ thì bỗng nhiên có người kinh hãi hét lên: “Lệnh quân Tôn
Thúc Ngao đến kìa!” Mọi người định thần lại nhìn, quả nhiên “Tôn Thúc Ngao” đang bước
chầm chậm đến chỗ Sở Trang Vương. Sở Vương cũng cảm thấy người vừa đến đúng là
Tôn Thúc Ngao. Một lát sau, Tôn Thúc Ngao đến trước mặt Sở Trang Vương, cung kính
hành lễ quân thần trước Sở Vương và chúc phúc Sở Vương: “Thần Tôn Thúc Ngao kính
chúc đại vương vạn thọ vô cương”.
Sở Trang Vương vội đứng dậy, nắm lấy tay Tôn Thúc Ngao, vừa khóc vừa cười nói: “Tôn
ái khanh, xin hãy đứng lên, thì ra khanh vẫn còn sống, khanh đã làm ta chẳng muốn sống
nữa.” Các quan lại thấy vậy, ai nấy cũng rất xúc động.
Ưu Mạnh thấy Sở Trang Vương quả thật đã coi mình là Tôn Thúc Ngao, liền vội vã nói:
“Thưa đại vương, thần là Ưu Mạnh thần đến đây để diễn kịch cho người xem?”
Sau khi Sở Trang Vương tỉnh táo lại, ông liền hỏi Ưu Mạnh vì sao muốn hoá trang thành
Tôn Thúc Ngao, Ưu Mạnh trả lời rằng: “Bẩm đại vương, Tôn Thúc Ngao vì sự hưng thịnh
của nước Sở đã hết lòng tận tuỵ, hi sinh vì hậu thế. Song đại vương thật chóng quên. ông
ta chết đi, người đã quên hẳn ông ấy rồi. Vợ con ông ta hiện nay cảnh ngộ thật thê lương,
ngày nào cũng lên núi kiếm củi bán, sống qua ngày đoạn tháng.”
Tiếp đó Ưu Mạnh hát lên : “Tham quan nên làm, tiền đầy xâu, thóc đầy kho.
Quan thanh liêm không nên làm, con cháu đói, áo quần rách rưới, kiếm củi sống qua
ngày.”
Sở Trang Vương có vẻ áy náy hổ thẹn, ông nói với Ưu Mạnh: “Dụng ý của ái khanh nay
quả nhân đã hiểu. Quả nhân đã biết mình sai rồi?”
Thế là Sở Trang Vương lập tức cho triệu kiến con trai của Tôn Thúc Ngao, giữ anh ta lại
kinh thành làm quan và phong cho một toà thành ấp. Nhưng con trai của Tôn Thúc Ngao
lại tuân theo di ngôn của cha, khéo léo cảm tạ và từ chối ý tốt của Sở Trang Vương, anh
chỉ xin Sở Trang Vương ban cho mình một mảnh đất hoang để đưa mẹ già và người nhà
đến khai hoang trồng lúa.
Có thể nói, việc Ưu Mạnh đóng kịch để xin ban thưởng cho con trai của Tôn Thúc Ngao
khiến mọi người bất ngờ: Một là đã trực tiếp xin thưởng cho con trai của Tôn Thất Ngao,
người khác có thể sẽ lấy lí do là con trai của ông ta không có công lao nên không được
bổng lộc để từ chối. Hai là, qua việc mô phỏng giọng nói, nét mặt của Tôn Thúc Ngao, ông
đã gợi lại sự nhớ nhung của Sở Vương với Tôn Thúc Ngao để đạt được mục đích là xin
cho con trai của Tôn Thúc Ngao. Ưu Mạnh đã rất hiểu quy luật “yêu nhau yêu cả tông ti họ
hàng”. Có thể thấy, quả là Ưu Mạnh đã thông qua hai điều đó mà bất ngờ tấn công, dựa
vào sự hiểu biết của ông với Sở vương mà đạt được mục đích của mình.
Thành Cát Tư Hãn khéo đua ngựa
Thành Cát Tư Hãn, con người cả đời được ông trời ưu ái không phải là một kẻ võ biền mà
là một thiên tài quân sự mưu lược và rất giỏi dùng quân kị. Tư chất thiên bẩm đánh bất
ngờ của ông được thể hiện khá đầy đủ trong câu chuyện đua ngựa dưới đây.
Vào một ngày năm 1174 Công nguyên, trên cao nguyên Mông Cổ bao la tươi đẹp đang
diễn ra cuộc đua ngựa rất đặc biệt: tay đua nào đến đích cuối cùng mới được thưởng.
Đây là một cuộc đua ngựa lạ lùng do cha của Tư Hãn tổ chức để chúc mừng thắng lợi lớn trong một trận chiến mà ông giành được. Các tay đua, ai nấy đều cưỡi ngựa rất chậm chạp, cuộc đua đã diễn ra được một lúc, tay
đua xa nhất cũng chỉ vừa qua vạch xuất phát, người cưỡi gần nhất vẫn còn trên vạch xuất
phát, có người còn lùi lại sau vạch xuất phát.
Thấy mặt trời đã ngả về tây mà cuộc đua khó có thể kết thúc được, những người đến xem
đều không kiên nhẫn được nữa, cha của Thành Cát Tư Hãn cũng hối hận lẽ ra không nên
mở cuộc đua độc đáo này. Song lời của bậc đại trượng phu đã nói ra không thể dễ dàng
thay đổi. Phải làm thế nào để nhanh chóng kết thúc cuộc đua lạ lùng lãng phí thời gian
này? Cha của Thành Cát Tư Hãn hỏi ý kiến khắp các quần thần song vẫn không có được
kế sách nào. Cha Thành Cát Tư Hãn đành phải sai người truyền chỉ dụ: “Ai có cách nào
nhanh chóng kết thúc cuộc đua ngựa sẽ được trọng thưởng nhưng vẫn không được thay
đổi điều kiện từ trước của cuộc đua - người nào cưỡi ngựa chậm nhất mới giành chiến
thắng.”
Mọi người đều vắt óc suy nghĩ song vẫn chưa tìm ra kế sách nào hay. Đâu ngờ Thành
Cát Tư Hãn lúc đó mới 12 tuổi đã biết chuyện về cuộc thi này. Cậu hết sức nhanh trí đã
nghĩ ra một kế. Cậu liền đến trước mặt cha nói diệu kế: “Phụ vương, để nhanh chóng kết
thúc cuộc thi này đơn giản người chỉ cần cho các kỵ sĩ đổi ngựa cho nhau là được.”
Cha Thành Cát Tư Hãn rất mừng, ông lập tức truyền lệnh theo như kế của Thành Cát Tư
Hãn, cho các đấu sĩ đổi ngựa cho nhau, Trương Tam cưỡi ngựa của Lí Tứ, Lí Tứ cưỡi
ngựa của Vương Ngũ, Vương Ngũ cưỡi ngựa của Trần Lục, ... Song sự thắng bại của
cuộc đua lại tính theo con ngựa. Như vậy mỗi kỵ sĩ đều muốn con ngựa của người khác
mà mình đang cưỡi sẽ phi nhanh nhất để không thể giành phần thắng, còn ngựa của
mình rớt lại phía sau, từ đó mà giành thắng lợi. Như vậy đã phá tan được cục diện bế tắc
lúc trước và rất nhanh chóng cuộc đua ngựa được kết thúc.
Thành Cát Tư Hãn đã dựa vào chiến lược đánh bất ngờ của mình mà liên tiếp giành được
thắng lợi trong lĩnh vực quân sự, những thắng lợi này là cơ sở vững chắc cho việc lập nên
vương triều Đại Nguyên.
Tô Tần khéo nói đoạt lại thành trì
Tô Tần là một nhà hoạt động chính trị nổi tiếng thời Chiế

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top