xu ly vppl ve nsnn

XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬTVỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

I KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI VIPHẠM PHÁP LUẬT VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Trong quá trình thực thi pháp luật về ngân sách nhà nước,vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước là hiện tượng pháp lýđược dự liệu bởi các nhà làm luật như một nguy cơ tiềm ẩnvà bất lợi cho lợi ích công hay trật tự pháp luật. Nguy cơ nàychỉ có thể phòng ngừa và khắc phục trên cơ sở Nhà nước dựliệu và áp dụng triệt để các chế tài xử lý đối với những hànhvi vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước. Để có một cáchnhìn tổng quan, khoa học về việc xử lý vi phạm pháp luậtngân sách nhà nước, trước hết phải làm rõ khái niệm, đặcđiểm của vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước và tìmcách phân loại chúng.

1 Khái niệm và đặc điểm của vi phạm pháp luật vềngân sách nhà nước

Vi phạm pháp luật nói chung, được hiểu là hành vi làmtrái các quy định của pháp luật, do một chủ thể thực hiện vớilỗi cố ý hoặc vô ý và do đó phải chịu chế tài của pháp luật.

Xét theo nghĩa này, vi phạm pháp luật về ngân sách nhànước có thể định nghĩa là hành vi làm trái các quy định củapháp luật về ngân sách nhà nước, do chủ thể pháp luật là tổchức, cá nhân thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, gây phươnghại đến trật tự công cộng và do đó phải gánh chịu các chế tàitương ứng theo quy định của pháp luật.

Nhìn từ góc độ pháp lý (nguyên lý của pháp luật), viphạm pháp luật về ngân sách nhà nước là hệ quả khôngmong muốn đồng thời là hệ quả bất lợi của quá trình xâydựng và thực hiện pháp luật về ngân sách nhà nước. Còn xéttừ góc độ xã hội học, vi phạm pháp luật về ngân sách nhànước là xu hướng khó tránh khỏi, bởi lẽ việc thực thi phápluật về ngân sách nhà nước thường dính dáng ít nhiều đếnnhững quyền lợi thiết thân của các chủ thể pháp luật nhưngười nộp thuế, người thu thuế, người sử dụng kinh phí Nhànước cấp từ ngân sách nhà nước, người có thẩm quyền trongviệc cấp phát kinh phí ngân sách nhà nước và kiểm soát sựthi hành hay sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Do sựthúc đẩy của những động cơ cá nhân và vì mục đích vụ lợi,các chủ thể pháp luật này có thể thực hiện những hành vi tráivới thể chế pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước, mặcdù họ biết hoặc buộc phải biết rằng những hành vi đó là bấthợp pháp và có thể phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý theoquy định của pháp luật.

Để nhận diện đâu là vi phạm pháp luật về ngân sách nhànước trong số muôn vàn những vi phạm pháp luật diễn rahàng ngày trong đời sống pháp luật, có thể dựa vào nhữngdấu hiệu (đặc điểm) cơ bản sau đây:

Một là, chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật về ngânsách nhà nước là các cơ quan nhà nước, công chức nhà nước, các tổ chức và cá nhân có quyền hay nghĩa vụ pháp lý phảithực hiện trong quá trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sáchnhà nước, quản lý ngân sách nhà nước và thực hiện thu, chingân sách nhà nước. Các chủ thể này thường vi phạm phápluật về ngân sách nhà nước trong khi thực hiện các quyền haynhững nghĩa vụ pháp lý của mình theo quy định của pháp luật,tuy rằng trên thực tế mức độ vi phạm của mỗi chủ thể có thểkhác nhau và do đó các chế tài áp dụng cũng sẽ khác nhau.

Hai là, về mặt khách thể, hành vi vi phạm pháp luật vềngân sách nhà nước xâm hại đến các lợi ích chung và trật tựcông cộng, cụ thể là vi phạm các quy tắc trong thể chế tàichính công do Nhà nước thiết lập. Nói như vậy có nghĩa là,nếu một hành vi nào đó tuy có tính trái pháp luật nhưng chỉxâm hại đến các lợi ích riêng tư của một tổ chức hay cá nhânchứ không phải hoặc không liên quan gì lợi ích chung củaNhà nước và xã hội thì không phải là hành vi vi phạm phápluật ngân sách nhà nước.

Ba là, về phương diện khách quan, hành vi vi phạm phápluật ngân sách nhà nước là hành vi có tính trái pháp luật. Danhtừ "pháp luật" ở đây được hiểu là tổng thể các quy phạm phápluật trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, cấu thành nên các chếđịnh cụ thể như chế định về lập, phê chuẩn, chấp hành và quyếttoán ngân sách nhà nước (chế định pháp luật về quá trình ngânsách nhà nước hay kế hoạch hoá ngân sách nhà nước); chếđịnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nước; chế định thu nộpngân sách nhà nước; chế định chi tiêu ngân sách nhà nước . . .

Bốn là, về phương diện chủ quan, hành vi vi phạm phápluật ngân sách nhà nước được thực hiện với một lỗi xác định(cố ý hoặc vô ý) của chủ thể thực hiện hành vi. Lỗi này có thểxác định được thông qua việc đánh giá mối quan hệ giữa khảnăng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể thực hiệnhành vi đối với hậu quả đã xảy ra cho xã hội bởi hành vi đó.

Tóm lại, về bản chất có thể nhận thấy vi phạm pháp luậtnói chung và vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước nóiriêng vừa phản ánh động thái tâm lý của người vi phạm theoxu hướng chống lại lợi ích chung vừa thể hiện những hành vikhông phù hợp với trật tự xã hội hiện tại và do đó khôngđược pháp luật thừa nhận và bảo hộ.

2. Phân loại vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước

Trong thực tiễn pháp lý, do vi phạm pháp luật về ngân sáchnhà nước thường diễn ra rất đa dạng, tinh vi và phức tạp nênviệc xử lý vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước đôi khikhó tránh khỏi những sai sót, thiếu khách quan, không chínhxác và thiếu cơ sở khoa học. Thực tiễn đó đặt ra nhu cầu vềmặt lý luận là phải tận cách phân loại vi phạm pháp luật ngânsách nhà nước và chỉ rõ bản chất pháp lý cũng như những đặctrưng cơ bản của mỗi loại hình vi phạm pháp luật về ngânsách nhà nước để từ đó xây dựng cơ chế xử lý cho thích hợpvà hiệu quả. Một cách khái quát, có thể hình dung vi phạmpháp luật về ngân sách nhà nước bao gồm ba loại sau đây:

2.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân sách nhà nước

Quy phạm pháp luật ngân sách nhà nước, trước hết vàchủ yếu là các quy phạm pháp luật hành chính, với ý nghĩalà bộ phận cấu thành chủ yếu của pháp luật công. Do đó, cáchành vi vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước cũng phầnlớn thuộc loại vi phạm hành chính. Có thể nói, vi phạm hànhchính trong lĩnh vực ngân sách nhà nước được hiểu là nhữnghành vi cố ý hoặc vô ý làm trái các quy định pháp luật hànhchính trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, do tổ chức, cá nhânthực hiện nhằm xâm hại đến những lợi ích đang được phápluật bảo vệ nhưng chưa đến mức xử lý hình sự và do đó phảichịu trách nhiệm hành chính. Trong thực tiễn đời sống, tuycác hành vi vi phạm hành chính về ngân sách nhà nước diễnra rất đa dạng và phức tạp nhưng về mặt lý luận, có thể phânbiệt loại vi phạm này với vi phạm hình sự về ngân sách nhànước hay các loại hình vi phạm khác về ngân sách nhà nướcthông qua những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, đối tượng tác động của những hành vi vi phạmhành chính về ngân sách nhà nước chính là các quy phạmpháp luật hành chính trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Vídụ: hành vi vi phạm các nghĩa vụ pháp lý của người nộp thuế,hành vi vi phạm thủ tục cấp phát kinh phí ngân sách nhà nướccủa các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền cấp phát kinhphí ngân sách nhà nước; hành vi sử dụng kinh phí ngân sáchnhà nước sai nguyên tắc tài chính của đơn vị sử dụng kinhphí ngân sách nhà nước. Các hành vi vi phạm này đều cómột điểm chung là chúng tác động đến trật tự pháp luật hànhchính trong lĩnh vực ngân sách nhà nước đã được thiết lậpbởi Nhà nước. Vì thế, muốn khẳng định một hành vi nào đócó phải là vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân sách nhànước hay không, nhất thiết phải chứng minh rằng hành vi đóđã tác động trực tiếp đến đối tượng là các quy định pháp luậthành chính về ngân sách nhà nước, do đó xâm hại trực tiếpđến khách thể là các lợi ích chung đang được bảo vệ bởi cácquy phạm pháp luật hành chính về ngân sách nhà nước.

Thứ hai, đối với vi phạm hành chính về ngân sách nhànước, thủ tục xử lý vi phạm là một quy trình hành chính và tuân theo các quy tắc của luật hành chính chứ không phải là một thủ tục tư pháp (giống như việc xử lý vi phạm hình sự về ngân sách nhà nước). Tuy nhiên, trong thực tiễn nguyên tắc này không phải là không có ngoại lên) và cơ sở tồn tại của những trường hợp ngoại lệ này là xuất phát từ quan điểm chorằng các vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân sách nhà nước thường xâm hại đến những lợi ích có tầm quan trọngđặc biệt (liên quan đến nền tài chính quốc gia và sự tồn vong của quốc gia) nên cần phải được giải quyết theo một trình tụ đặc biệt tại một cơ quan nhà nước đặc biệt.

Trong pháp luật thực định Ở Việt Nam, nhà làm luật chỉ liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước nói chung chứ không quy định theo hướng phân biệt rõ hành vi nào thuộc loại vi phạm hành chính và hành vi nào thuộc loại vi phạm hình sự hay vi phạm khác về ngân sách nhà nước.(2)

Điều này sẽ gây khó khăn đáng kể cho việc áp dụng pháp luật khi xử lý vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước và do đó có thể làm chậm lại quá trình giải quyết các vi phạm phápluật trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.

2.2. Vi phạm hình sự trong lĩnh vực ngân sách nhà nước

Trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, các vi phạm có tínhchất hình sự tuy không nhiều như vi phạm hành chính songtính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của loại vi phạmnày là rất lớn. Do vai trò đặc biệt quan trọng của việc bảo vệnền tài chính công nên pháp luật hình sự các nước đều tìmcách quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nàotrong lĩnh vực ngân sách nhà nước là tội phạm. Nói cáchkhác, vi phạm hình sự trong lĩnh vực ngân sách nhà nướcthực chất chính là những tội phạm do người có năng lựctrách nhiệm hình sự thực hiện trong quá trình tham gia vàohoạt động tài chính công hay hoạtđộng ngân sách nhà nước.

Vậy có thể định nghĩa vi phạm hình sự trong lllul vựcngân sách nhà nước như thế nào?

Trên nguyên tắc, do vi phạm hình sự trong lĩnh vực ngânsách nhà nước thực chất là tội phạm phát sinh trong lĩnh vựcngân sách nhà nước nên việc xây dựng khái niệm này nhấtthiết phải dựa trên nền tảng định nghĩa về tội phạm nóichung trong khoa học luật hình sự. Xuất phát từ cách tiếpcận như vậy, có thể định nghĩa vi phạm hình sự trong lĩnhvực ngân sách nhà nước là những hành vi trái pháp luật hìnhsự được Bộ luật hình sự quy định, do người có năng lực tráchnhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm hại đếncác quan hệ xã hội trong lĩnh vực ngân sách nhà nước (haylĩnh vực tài chính công) được luật hình bảo vệ và do đó phảichịu trách nhiệm hình sự.

Về phương diện lý thuyết, vi phạm hình sự trong lĩnh vựcngân sách nhà nước có những đặc trưng cơ bản sau ấyđểphân biệt với các loại hình vi phạm khác trong lĩnh vực ngânsách nhà nước:

Một là, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hình sự tronglĩnh vực ngân sách nhà nước chính là các tổ chức, cá nhântrực tiếp tham gia vào các hoạt động tài chính công như hoạtđộng lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước; hoạtđộng quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước; hoạt động thunộp ngân sách nhà nước và hoạt động chi tiêu ngân sách nhànước. Trong thực tế, tuy người thực hiện các hành vi phạm tộitrong lĩnh vực ngân sách nhà nước có thể bao gồm cả tổ chứcvà cá nhân nhưng theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành,các tổ chức không được coi là chủ thể của tội phạm và do đókhông bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định này tỏ rakhông phù hợp với thực tế đời sống xã hội đương đại, khi màhầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận các pháp nhân(tổ chức) là chủ thể của tội phạm và phải chịu trách nhiệmhình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Đặc biệt, trong lĩnhvực tài chính công thì vấn đề truy cứu trách nhiệm hình sự đốivới các tổ chức là pháp nhân lại càng trở nên quan trọng vàcấp bách hơn bất cứ luật vực nào khác, bởi lẽ những vi phạmpháp luật trong lĩnh vực này chủ yếu là do các tổ chức thựchiện (ví dụ, tổ chức là người nộp thuế hay nộp các khoản tiềnkhác cho ngân sách nhà nước; các cơ quan nhà nước có thẩmquyền quản lý tài chính trong lĩnh vực ngân sách nhà nước,các tổ chức là đơn vị dự toán ngân sách nhà nước . . . ) .

Hai là, đối tượng tác động của hành vi vi phạm hình sựtrong lĩnh vực ngân sách nhà nước chính là những quy địnhcủa Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực kinh tế,tài chính, ngân sách nhà nước hay tội phạm về chức vụ.Những quy định này có nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn cho cáclợi ích phát sinh từ những quan hệ tài chính công trong hoạtđộng ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, muốn nhận biết mộthành vi vi phạm nào đó có phải là vi phạm hình sự trong lllulvực ngân sách nhà nước hay không, cần phải xác định rõ đốitượng tác động của hành vi vi phạm đó là những quy phạmpháp luật của luật vực pháp luật nào. Ngoài phạm vi tácđộng là các quy định của pháp luật hình sự, những hành vi viphạm hình sự trong lĩnh vực ngân sách nhà nước còn tácđộng đến những quy định của Luật ngân sách nhà nước vàcác văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thu,chi ngân sách nhà nước. Lĩnh vực pháp luật này có nội dungcơ bản là thừa nhận và bảo đảm thực hiện các nguyên tắc cơbản của nền tài chính công hiện đại.

Ba là, trách nhiệm pháp lý áp dụng cho các hành vi viphạm hình sự trong lĩnh vực ngân sách nhà nước chỉ có thể làtrách nhiệm hình sự mà biểu hiện cụ thể của trách nhiệm hìnhsự chính là việc áp dụng các hình phạt đối với người phạm tội.

Tuy nhiên, do đặc thù của các hành vi vi phạm hình sự tronglĩnh vực ngân sách nhà nước là thường gây ra các thiệt hại vềvật chất cho Nhà nước và xã hội nên việc áp dụng các hìnhphạt đối với người phạm tội trong lĩnh vực ngân sách nhànước cũng thường có thiên hướng sử dụng các chế tài vật chất,ví dụ hình phạt tiền. Đặc biệt, ở các nước có thừa nhận phápnhân là chủ thể của tội phạm thì hình phạt tiền, cùng với hìnhphạt buộc giải thể hoặc phá sản đối với pháp nhân phạm tội,thường được áp đụng như những hình phạt thích hợp nhất chongười phạm tội là pháp nhân (tổ chức).

Thực tiễn cho thấy các vi phạm pháp luật trong lĩnh vựcngân sách nhà nước diễn ra rất đa dạng, tinh vi, phức tạp vàđôi khi việc phân biệt đâu là vi phạm hành chính hay viphạm hình sự để áp dụng chế tài xử lý cho thích hợp trở nênrất khó khăn. Vì lẽ đó, việc đi tìm ranh giới thực sự giữa viphạm hình sự với vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngânsách nhà nước có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng.

2.3. Vi phạm khác tỉ ong lĩnh 'vực ngân sách nhà nước

Trong lĩnh vực ngân sách nhà nước, ngoài hai loại viphạm điển hình là vi phạm hành chính và vi phạm hình sự thìcác vi phạm khác cũng có thể phát sinh, chẳng hạn như viphạm pháp luật dân sự hoặc vi phạm kỷ luật.

Vi phạm pháp luật dân sự trong lĩnh vực ngân sách nhànước được hiểu là những hành vi trái pháp luật dân sự, do tổchức, cá nhân (hoặc cơ quan nhà nước) thực hiện với lỗi cố ýhoặc vô ý nhằm gây thiệt hại về vật chất, tài sản cho Nhà nước(hoặc tổ chức, cá nhân) trong quá trình tham gia vào hoạtđộng ngân sách nhà nước và do đó phải chịu trách nhiệm dânsự về hành vi của mình (trách nhiệm bồi thường thiệt hại). Vídụ: Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường các thiệt hại vậtchất đã xảy ra cho người sở hữu trái phiếu Chính phủ do hànhvi vi phạm nghĩa vụ trả tiền gốc và lãi trái phiếu đúng kì hạncho người sở hữu như đã thoả thuận trong quan hệ phát hànhtrái phiếu Chính phủ hoặc người nộp thuế là tổ chức, cá nhânphải có trách nhiệm bồi thường cho Nhà nước (người thuthuê) về nhưng thiệt hại vật chất thực tế đã xảy ra cho Nhànước do hành vi vi phạm nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Vi phạm kỷ luật trong lĩnh vực ngân sách nhà nước đượchiểu là hành vi vi phạm quy chế công chức, do cá nhân côngchức thực hiện trong khi thi hành công vụ trong hoạt độngngân sách nhà nước và do đó phải chịu trách nhiệm kỷ luậttheo quyết định xử lý kỷ luật của người có thẩm quyền tronghoạt động quản lý công chức. Ví dụ điển hình cho hình thứcvi phạm này là trường hợp công chức cơ quan thuế, hải quanvi phạm nội quy, quy chế của cơ quan hay các quy định củangành về quyền, nghĩa vụ của công chức trong khi thi hànhcông vụ. Do có hành vi vi phạm này, công chức sẽ phải chịutrách nhiệm kỷ luật theo quyết định của người có thẩmquyền theo quy định của pháp luật về quản lý công chức.

Tóm lại, có thể nhận thấy rằng sự phân tích trên đây vềcác loại vi vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước chủ yếumang màu sắc lý luận. Sự phân loại này có thể sẽ hữu ích ítnhiều cho quá trình xây dựng pháp luật cũng như áp dụngpháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực ngân sách nhànước. Trong hoạt động thực tiễn xử lý các vi phạm pháp luậtngân sách nhà nước, những người trong cuộc thường chỉ quan 'tâm trước hết đến các quy định cụ thể của pháp luật về vấn đềnày như thế nào chứ ít khi quan tâm đến khía cạnh lý luận vềcác vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước ra sao. Việc ưu tiênáp dụng các quy định pháp luật thực tại để giải quyết những viphạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật về ngân sáchnhà nước nói riêngđã trở thành một nguyên tắc bất thành văntrong hoạt động hành pháp ở nhiều nước trên thế giới. Cácquan điểm luật học dường như chỉ đóng vai trò thứ yếu so vớipháp luật thực định trong quá trình áp dụng pháp luật và cólẽ nó chỉ được những người hành pháp quan tâm, tham chiếuđến khi pháp luật thực định đã tỏ ra bất lực trong việc điềuchỉnh một cách hiệu quả các vấn đề thực tiễn.

Trong pháp luật thực định Việt Nam về lĩnh vực ngân sáchnhà nước, nhà làm luật chủ trương quy định theo hướng liệt kêcác hành vi cụ thể được coi là vi phạm pháp luật về ngân sáchnhà nước chứ không tồn cách phân loại hành vi nào là viphạm hành chính, vi phạm hình sự hay vi phạm khác về ngânsách nhà nước. CÓ lẽ, cách làm này chỉ tạo ra sự dễ dàng vàđơn giản cho người làm luật nhưng mặt khác, nó sẽ gây ra sựphức tạp, rắc rối và khó khăn đáng kể cho những ngườinghiên cứu pháp luật cũng như cho các cơ quan công quyền và các chủ thể khác có liên quan trong quá trình áp dụng phápluật để xử lý vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Các hành vi vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước

Theo quy định của pháp luật hiện hành,(l) các hành vi viphạm pháp luật ngân sách nhà nước bao gồm:

- Không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu, thu nhập,chi phí, giá và các căn cứ tính các khoản phải nộp ngân sáchnhà nước; trì hoãn, nộp không đấy đủ hoặc không thực hiệnnghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, trừ trường hợpđược phépchậm nộp đo cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Trên thực tế, những hành vi này thường phát sinh tronghoạt động thu nộp ngân sách' nhà nước và chúng được thựchiện bởi chủ thể hành vi là những người có nghĩa vụ phải nộpcác khoản tiền vào ngân sách nhà nước như tiền thuế, lệ phí,phí hay các khoản tiền phạt và tiền bồi thường thiệt hại choNhà nước... Đối với loại hành vi này, tuỳ thuộc vào tính chấtvà mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm mà người thực hiện hành vi có thể bị xử lý hành chính, xử lýhình sự, xử lý kỷ luật hoặc buộc phải bồi thường thiệt hạixảy ra cho Nhà nước.(l)

- Cho miễn, giảm và cho phép chậm nộp các khoản phảinộp ngân sách nhà nước sai thẩm quyền, trái nội dung quyđịnh; giữ lại nguồn thu của ngân sách nhà nước sai chế độ,sử dụng các nguồn thu được để lại để chi không đúng mụcđích, vượt tiêu chuẩn, chế độ, định mức quy định.

Về nguyên tắc, loại hành vi này chỉ có thể được thực hiệnbởi các cơ quan công quyền hoặc nhân viên công quyềntrong khi thi hành các công vụ được giao, chẳng hạn như cơquan và công chức ngành thuế, hải quan, công chứng nhànước, các cơ quan nhà nước khác và công chức khác có thẩmquyền xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi . phạmhành chính. . . Hành vi này thường được thực hiện với ' lỗi cốý nhằm xâm hại đến lợi ích chung của Nhà nước và xã hộinên tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi mà người thực hiện chúng có thể bị truy cứutrách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệmdân sự hoặc trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc chiếmdụng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Đây là hành vi thuộc loại tham nhũng, được thực hiện bởichủ thể là người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực quảnlý thu nộp ngân sách nhà nước nhằm mục đích tư lợi. Nhữngngười thực hiện loại hành vi này thường là công chức cóthẩm quyền trong ngành thuế, hải quan, kho bạc nhà nướchoặc công chức ngành tài chính có liên quan đến hoạt độngtài chính ngân sách nhà nước.

- Thực hiện phân chia sai nguồn thu giữa các cấp ngânsách nhà nước.

Về nguyên tắc, hành vi này chỉ có thể được thực hiện bởicác cơ quan nhà nước và công chức có thẩm quyền phân chianguồn thu giữa các cấp ngân sách nhà nước. Theo quy địnhcủa Luật ngân sách nhà nước, các cơ quan này bao gồmQuốc hội, Chính phủ, hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dâncác cấp Do mỗi cơ quan này đều được phân cấp quản lýnguồn thu ngân sách nhà nước ở những mức độ khác nhaunên tính chất và mức độ vi phạm cũng khác nhau, tuỳ thuộcvào nội dung phân cấp cho từng loại cơ quan này như thế nàotheo quy định của pháp luật.

- Thu sai quy định của pháp luật.

Loại hành vi này được thực hiện bởi chủ thể đặc thù làcác cơ quan có chức năng thu ngân sách nhà nước hoặcngười có thẩm quyền của các cơ quan đó. Bằng chứng củaviệc thực hiện hành vi này chính là các quyết định hànhchính về thu ngân sách nhà nước sai quy định, chẳng hạnnhư quyết định thu thuế, truy thu thuế, quyết định xử phạt viphạm hành chính (bằng hình thức phạt tiền) đối với tổ chức,cá nhân; quyết định trưng thu và tịch thu tài sản; quyết địnhbuộc bồi thường thiệt hại cho Nhà nước . . . Đôi khi, hành vinày cũng có thể được thực hiện bởi một nhân viên quản lýcông ngân như kế toán hay thủ quỹ kho bạc nhà nước.

- Chi sai chế độ, không đúng mục đích, không đúng dựtoán ngân sách nhà nước được giao.

Về nguyên tắc, loại hành vi này cũng được thực hiện bởinhững chủ thể đặc thù là các cơ quan nhà nước và công chứcnhà nước có thẩm quyền trong việc chi tiêu ngân sách nhànước, ví dụ như cơ quan và công chức có thẩm quyền ngànhtài chính (Bộ tài chính, sở tài chính, phòng tài chính. . . ), khobạc nhà nước; các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhànước cấp (đơn vị dự toán ngân sách nhà nước) . . . Bằng chứngcho việc thực hiện những hành vi này thường là các quyếtđịnh hành chính hoặc hành vi hành chính sai chế độ, nguyêntắc về chi ngân sách nhà nước của các chủ thể có thẩmquyền. Tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xãhội của hành vi vi phạm, người vi phạm có thể bị truy cứutrách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệmdân sự hoặc trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật.

Duyệt quyết toán sai quy định của pháp luật.

Duyệt quyết toán là hành vi mang tính chất quản lý củacác chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Phápchế ngân sách nhà nước hiện hành tại Việt Nam trao thẩmquyền duyệt quyết toán ngân sách nhà nước cho các đơn vịdự toán ngân sách nhà nước theo nguyên tắc: đơn vị dự toánngân sách nhà nước cấp trên có thẩm quyền duyệt quyết toánngân sách nhà nước của đơn vị dự toán cấp dưới.(l) Để chứngminh một hành vi duyệt quyết toán sai quy định của phápluật người ta phải dẫn chứng rằng chủ thể của hành vi đãthực hiện việc quyết toán ngân sách nhà nước sai thẩmquyền hoặc tuy đúng thẩm quyền nhưng sai thủ tục pháp lýdo pháp luật quy định. Đối với loại hành vi này, việc lựachọn biện pháp xử lý thường gặp phải nhiều khó khăn doviệc định tính và định lượng về tính chất và mức độ nguyhiểm cho xã hội của hành vi đôi khi không được chính xác.

Hơn nữa, hành vi duyệt quyết toán ngân sách nhà nước củacấp dưới thường do người đứng đầu đơn vị dự toán ngân sáchnhà nước cấp trên thực hiện với tư cách là người đại diện hợppháp của tổ chức này, do vậy, việc áp dụng các chế tài xử lývi phạm đối với hành vi duyệt quyết toán cũng phải tính đếnsự phân hoá trách nhiệm pháp lý giữa tổ chức vi phạm là đơnvị dự toán với người đứng đầu tổ chức đó.

- Hạch toán sai chế độ kế toán của Nhà nước và Mục lụcngân sách nhà nước gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Hạch toán kế toán là trách nhiệm công vụ của các cơquan công quyền có chức năng quản lý quỹ ngân sách nhànước (ví dụ: kho bạc nhà nước) đồng thời cũng là nghĩa vụpháp lý của các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước cũng nhưcủa các tổ chức, cá nhân có bổn phận đóng góp tiền thuế chongân sách nhà nước. Các tiêu chí pháp lý để xác định hành vivi phạm này và xác định loại trách nhiệm pháp lý áp dụngđối với nó vẫn là những yếu tố truyền thống như chủ thể,khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan.

- TỔ chức, cá nhân được phép tự kê khai, tự nộp thuế màkê khai sai, nộp sai chế độ quy định gây thiệt hại cho ngânsách nhà nước.

Về nguyên tắc, việc kê khai thuế đúng luật và nộp thuếđúng luật luôn là nghĩa vụ pháp lý của người nộp thuế, bất luậnđó là trường hợp người nộp thuế được tự kê khai, tự nộp thuếhay không theo quy định của Nhà nước. Việc người nộp thuếcó hành vi khai man tiền thuế hoặc nộp thuế sai quy định củapháp luật có thể phải chịu các loại chế tài thích hợp như chếtài hành chính, chế tài hình sự hoặc chế tài dân sự, tuỳ theo tínhchất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm.

- Quản lý hoá đơn, chứng từ sai chế độ; mua bán, sửachữa, làm giả hoá đơn và chứng từ thanh toán; sử dụng hoáđơn, chứng từ không hợp pháp.

Trên thực tế, mỗi hành vi này có thể được thực hiện bởinhững chủ thể khác nhau. Chẳng hạn, đối với hành vi quảnlý hoá đơn, chứng từ sai chế độ thì người vi phạm chỉ có thểlà các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước có thẩmquyền quản lý hoá đơn, chứng từ như các cơ quan tài chính,cơ quan thuế, hải quan, kho bạc nhà nước và các cơ quanhành chính nhà nước khác có liên quan. Còn đối với hành vimua bán, sửa chữa, làm giả hoá đơn và chứng từ thanh toánhay sử dụng hoá đơn chứng từ không hợp pháp thì ngườithực hiện cũng chính là các tổ chức, cá nhân có hoạt độngliên quan đến hoá đơn chứng từ, ví dụ: các doanh nghiệp, tổhợp tác, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh. . . Về nguyên tắc,chủ thể thực hiện những hành vi này có thể phải gánh chịucác loại chế tài tương ứng như chế tài hành chính, chế tàihình sự và chế tài kỷ luật. . . tuỳ theo tính chất và mức độnặng, nhẹ của hành vi vi phạm.

- Trì hoãn việc chi ngân sách nhà nước khi đã bảo đảmcó đủ các điều kiện chi theo quy định của pháp luật; quyếttoán ngân sách nhà nước chậm so với thời hạn quy định.Thực chất, đây là hai hành vi khác nhau do hai nhóm chủthể khác nhau thực hiện.

Đối với hành vi trì hoãn việc chi ngân sách nhà nước khiđã bảo đảm có đủ các điều kiện chi theo quy định của phápluật, hành vi này chỉ có thể được thực hiện bởi một số cơ quannhà nước có thẩm quyền quản lý chi ngân sách nhà nước, cụthể là cơ quan tài chính các cấp(l) và kho bạc nhà nước cáccấp (2) Khi xử lý đối với những hành vi này, cần phân hoá rõtrách nhiệm pháp lý giữa cơ quan, tổ chức vi phạm với ngườiđứng đầu cơ quan, tổ chức vi phạm để bảo đảm tính côngbằng, khách quan và hợp lý trong quá trình xử lý vi phạm.

Đối với hành vi quyết toán ngân sách nhà nước chậm sovới thời hạn quy định, về nguyên tắc, hành vi này được thựchiện bởi các đơn vị dự toán ngân sách nhà nước. Trênnguyên tắc việc quyết toán ngân sách nhà nước chậm trướchết thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sử dụngngân sách nhà nước, đôi khi cũng có thể là do lỗi của ngườiphụ trách công tác tài chính, kế toán của đơn vị sử dụngngân sách nhà nước, do vậy, khi tiến hành xử lý vi phạm đốivới hành vi này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý viphạm cũng cần chú ý tới việc phân hoá trách nhiệm pháp lýgiữa người đứng đầu đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước vớingười phụ trách công tác tài chính, kế toán tại đơn vị sử dụngngân sách nhà nước để bảo đảm tính công bằng, khách quantrong quá trình xử lý vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước.

- các hành vi khác trái với quy định của Luật ngân sáchnhà nước và những văn bản quy phạm pháp luật khác tronglĩnh vực ngân sách nhà nước.

Đây là quy định có tính chất "mở ' nhằm bao quát hếtnhững trường hợp vi phạm pháp luật ngân sách nhà nướcnhưng không thuộc về những loại hành vi vi phạm đã liệt kêở trên. Cách quy định như vậy tuy bảo đảm tính chặt chẽ vàbao quát, toàn diện của pháp luật nhưng mặt hạn chế cửa nólà nội dung của quy định thường chung chung, thiếu tính cụthể, rõ ràng nên có thể sẽ gây ra những khó khăn nhất địnhcho quá trình áp dụng pháp luật để xử lý vi phạm pháp luậtvề ngân sách nhà nước.

II CÁC HÌNH THỨC XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬTVỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Khái niệmxửlý vi phạm phápluậtvềngân sách nhà nước

Trong danh từ tiếng Việt, "xử lý" được giải nghĩa là việcxử trí và chỉnh lý.(l) Còn theo Từ điển Hán - Việt của Giáosư Nguyễn Lân thì "xử lý" được giải nghĩa là việc áp dụngcác biện pháp trừng phạt đối với một hành vi phạm pháp.(2)

Nếu quy nạp từ hai cách giải nghĩa này, từ góc độ pháp lýcó thể định nghĩa xử lý" chính là việc một chủ thể dùng lýtrí để phán xét một hành vi và áp dụng các biện pháp thíchhợpđể chỉnh lý đối với hành vi đó cho hợp với lẽ phải haylẽ công bằng.

Trong lĩnh vực luật học, khái niệm "xử lý" thường đượcnhắc đến trong cụm từ "xử lý vi phạm pháp luật" - với tínhcách là một khái niệm pháp lý và trên thực tế khái niệm nàyđã gây ra khá nhiều tranh luận trong giới luật học. Sự tranhluận này chủ yếu xoay quanh các vấn đề cơ bản như: chủ thểcủa hành vi xử lý vi phạm pháp luật là ai (chỉ là Nhà nướchay còn bao gồm cả các chủ thể khác không phải là Nhànước); khách thể của hành vi xử lý vi phạm pháp luật là lợiích nào (lợi ích công hay lợi ích tư); đối tượng tác động củaviệc xử lý vi phạm pháp luật là hành vi phạm pháp hay chínhbản thân người phạm pháp; các biện pháp xử lý vi phạmpháp luật có thể áp dụng đối với người vi phạm là nhữngbiện pháp nào? v.v.. Trong thực tiễn pháp lý, vấn đề xử lý viphạm pháp luật về ngân sách nhà nước đã từng được biết đếnnhư là việc Nhà nước áp dụng các chế tài (trách nhiệm pháplý) đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về ngân sáchnhà nước, nhằm mục đích trừng phạt đối với người vi phạmvà tìm cách khắc phục các hậu quả thiệt hại cho xã hội dohành vi phạm pháp của người đó gây ra. Như vậy, trong kháiniệm "xử lý vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước", cóthể đề cập ba khía cạnh:

Thứ nhất, chủ thể có thẩm quyền áp dụng các biện phápxử lý vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước chỉ có thể làNhà nước, với tư cách là chủ thể quản lý xã hội bằng phápluật đồng thời là chủ thể có bổn phận giữ cho kỷ cương, phépnước được tôn trọng. Nói như vậy có nghĩa rằng việc xử lý viphạm pháp luật về ngân sách nhà nước, thực chất là hoạtđộng mang tính chất quản lý của Nhà nước đối với xã hộibằng pháp luật, chứ không phải là hành vi mang tính chất "tựvệ, thông thường như một tổ chức, cá nhân vẫn làm và cóthể làm trước hành vi xâm hại của người khác đối với quyềnlợi của mình. Tính chất quản lý được đề cập trong đoạn nàykhông nên hiểu hoàn toàn đồng nghĩa với cụm từ "quản lýhành chính nhà nước" mà cần được hiểu theo nghĩa rộnghơn, theo đó việc xử lý bằng biện pháp hành chính chỉ có thểđược xem là một trong số các biện pháp chủ yếu để giúp Nhànước quản lý bằng pháp luật đối với lĩnh vực tài chính cônghay lĩnh vực ngân sách nhà nước.

Thứ hai, về phương diện khách thể, việc xử lý vi phạmpháp luật về ngân sách nhà nước nhằm hướng tới mục tiêubảo vệ lợi ích chung hay trật tự công cộng. Sở dĩ có thể coikhách thể chủ yếu của việc xử lý vi phạm pháp luật về ngânsách nhà nước chính là lợi ích chung và trật tự công cộng,bởi vì, pháp luật về ngân sách nhà nước được tạo ra là để làmkhuôn khổ pháp lý an toàn và đầy đủ cho nền tài chính côngở mỗi quốc gia, hơn thế nữa, nó còn là công cụ hữu hiệu nhấtđể bảo vệ cho nền tài chính công khỏi bị ảnh hưởng bất lợibởi những hành vi xâm hại của các chủ thể khác.

Thứ ba, việc xử lý vi phạm pháp luật về ngân sách nhànước tạo ra các hậu quả pháp lý bất lợi cho chủ thể thực hiệnhành vi vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước. Các hậuquả pháp lý bất lợi này có thể ảnh hưởng ở những mức độkhác nhau đối với các quyền và lợi ích cơ bản của người viphạm (bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản), tuỳ theotính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi viphạm pháp luật ngân sách nhà nước.

2. Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật về ngânsách nhà nước

Về nguyên tắc, mọi vi phạm pháp luật về ngân sách nhànước đều phải bị xử lý. Tuy nhiên, do mỗi hành vi vi phạmpháp luật về ngân sách nhà nước có bản chất pháp lý khácnhau hoặc có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hộikhác nhau nên Nhà nước phải quy định nhiều hình thức xử lýkhác nhau đối với các hành vi vi phạm đó. Điều này có tácdụng nhằm bảo đảm tính hợp lý, công bằng, khách quantrong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ngân sáchnhà nước. Tại Việt Nam, các hình thức xử lý vi phạm phápluật về ngân sách nhà nước đã được nhà làm luật dự liệu khácụ thể và được quy định rõ ràng tại Điều 73 Luật ngân sáchnhà nước năm 2002: "Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạmpháp luật về ngân sách nhà nước thì tuỳ theo tính chất, mứcđộ vi phạm có thể bị xử tý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặcbị truy cứu trách nhiệm hình sự, nên gây thiệt hại thì phảibồi thường theo quy định của pháp luật". Quy định này đãlàm tiêu tan cuộc tranh luận một thời trong giới luật gia vàcác nhà soạn thảo pháp luật về việc có nên công nhận hìnhthức xử lý hành chính trong lĩnh vực ngân sách nhà nước haykhông. Trên thực tế, quy định này đã đặt cơ sở pháp lý vữngchắc cho việc áp dụng các hình thức xử lý đối với vi phạmpháp luật về ngân sách nhà nước, bao gồm:

- Chế tài hình sự;

- Chế tài hành chính;

- Chế tài dân sự;

- Chế tài kỷ luật.

2./ . Việc áp dụng chê tài hình sự đối với hành vi vi phạmpháp luật về ngân sách nhà nước

Theo Từ điển Hán - Việt, "chế tài" được giải nghĩa là sựsửa sang, cắt xén, giảm bớt cho được vừa phảng Trong lĩnh vựcpháp lý, thuật ngữ "chế tài" được sử dụng với hàm ý chỉ sự canthiệp của Nhà nước đối với những hành vi vi phạm trật tự phápluật trên cơ sở hạn chế bớt sự tự do cá nhân để nhằm thiết lậpmột trật tự xã hội công bằng và hợp lý. Theo nghĩađó, chế tàihình sự được xem như là biện pháp trừng phạt nghiêm khắcnhất của Nhà nước đối với các chủ thể đã thực hiện hành viphạm tội, trong đó có những hành vi phạm tội liên quan đếnviệc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước. Hiển nhiên, việcáp dụng chế tài hình sự trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đềuthuộc thẩm quyền của toà án và phải được thực hiện theo mộttrình tự nghiêm ngặt do luật định, gọi là tố tụng hình sự.

Ở nhiều nước trên thế giới, hành vi phạm tội trong lĩnhvực ngân sách nhà nước có thể do một tổ chức hoặc cá nhânthực hiện và do đó cả hai loại chủ thể này đều có thể bị truycứu trách nhiệm hình sự và bị áp dụng chế tài hình sự. Tuynhiên, ở Việt Nam các chế tài hình sự chỉ được đặt ra đối vớicá nhân vi phạm pháp luật hình sự, mặc dù trên thực tế cáchành vi trái pháp luật hình sự không chỉ do cá nhân thực hiệnmà còn bao gồm cả các tổ chức. Sự vắng bóng các quy định vềtruy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân (tổ chức) trongpháp luật hình sự Việt Nam có thể xem như một "lỗ hổng" cầnphải được "khoả lấp" bằng việc bổ sung những quy định nàytrong chế định trách nhiệm hình sự của pháp luật Việt Namhiện tại. Điều này không những nâng cao mức độ hoàn thiệncho pháp luật hình sự Việt Nam mà còn bảo đảm tính tươngthích cần thiết với pháp luật hình sự của các nước khác ởtrong và ngoài khu vực, khi mà Việt Nam đã chính thức thamgia vào quá trình hội nhập toàn cầu về mọi phương diện, trongđó bao gồm cả sự hội nhập về phương diện pháp luật.

Về nguyên tắc, để áp dụng chế tài hình sự đối với mộthành vi vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước, cơ quannhà nước có thẩm quyền phải chứng minh rằng hành vi viphạm đó là tội phạm và tội phạm đó đã được quy định trongBộ luật hình sự đang có hiệu lực thi hành. Trong số các hànhvi vi phạm pháp luật ngân sách nhà nước đã được quy định tạiĐiều 72 Luật ngân sách nhà nước năm 2002, tuy nhà làm luậtkhông chỉ rõ hành vi nào thuộc loại vi phạm hình sự và đượccoi là tội phạm nhưng căn cứ vào đặc điểm, tính chất và mứcđộ nguy hiểm của các hành vi đó, có thể coi những hành viđiển hình sau đây là tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự:

Hành vi không kê khai hoặc kê khai sai doanh thu, thunhập, chi phí, giá và các căn cứ tính các khoản nộp ngânsách nhà nước để nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩavụ tài chính với Nhà nước;

Hành vi trì hoãn, nộp không đầy đủ hoặc không thựchiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

Những hành vi này được thực hiện bởi chủ thể là tổ chức,cá nhân có nghĩa vụ kê khai và nộp ngân sách nhà nước nhưngười nộp thuế, người nộp lệ phí và phí, với các dấu hiệu cơbản là cố ý gian lận trong quá trình kê khai nhằm mục đíchtrốn tránh nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước hoặc cố ý khôngthực hiện đúng nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. Trên thựctế, loại hành vi này thường bị coi là tội phạm khi số tiền gianlận hoặc ẩn lậu có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lênhoặc người thực hiện hành vi đã bị xử lý hành chính về hànhvi đó mà vẫn tái phạm.

Trong thực tiễn tư pháp Ở Việt Nam, ngoài các hành viđiển hình trên đây do những người nộp thuế thực hiện, trongnhiều trường hợp những hành vi vi phạm của người đứng đầucơ quan nhà nước hoặc người có trách nhiệm quản lý tàichính trong các cơ quan nhà nước hoặc thậm chí chỉ là hànhvi của những công chức có thẩm quyền trong khi thi hànhcông vụ cũng cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệmhình sự. Ví dụ: hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn đểchiếm đoạt, làm thiệt hại đến tài sản nhà nước và nguồn thungân sách nhà nước; hành vi làm thụt quỹ ngân sách nhànước của các kế toán viên công ngân và nhân viên kho bạcnhà nước; hành vi tham Ô tiền thuế của công chức ngành hảiquan kho bạc nhà nước, thuế vụ; hành vi nhận hối lộ của cánbộ, công chức ngành tài chính, hải quan, thuế vụ, kho bạcnhà nước; hành vi cố ý làm trái các nguyên tắc quản lý kinhtế tài chính của các công chức có thẩm quyền. . .

Các tội danh thường được biết đến trong thực tiễn tư phápở nước ta có liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luậtngân sách nhà nước là tội trốn thuế (Điều 161 Bộ luật hìnhsự năm 1999), tội báo cáo sai trong quản lý kinh tế (Điều167 Bộ luật hình sự năm 1999); tội tham Ô tài sản (Điều 278Bộ luật hình sự năm 1999); tội nhận hối lộ (Điều 279 Bộ luậthình sự năm 1999); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trongkhi thi hành công vụ (Điều 281 Bộ luật hình sự năm 1999);tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 282 Bộ luậthình sự năm 1999); tội thiếu trách nhiệm gây hậu quảnghiêm trọng (Điều 285 Bộ luật hình sự năm 1999)...

2.2. Việc áp dụng chết tài hành chính đối với hành vi viphạm pháp luật về ngân sách nhà nước

Trên nguyên tắc, chế tài hành chính được áp dụng chocác hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân sách nhànước. Chế tài này có thể tước đi một số quyền lợi về kinh tế(ví dụ, trường hợp phạt tiền) hoặc quyền lợi về tinh thần (vídụ, trường hợp cảnh cáo) của người vi phạm nhằm khôi phụccác hậu quả xảy ra và răn đe, giáo dục ý thức pháp luật đốivới người vi phạm pháp luật về ngân sách nhà nước. Chế tàihành chính trong lĩnh vực ngân sách nhà nước được áp đụngbởi cơ quan hành chính hoặc nhân viên hành chính có thẩmquyền đối với người vi phạm mà bằng chứng của việc áp dụngchế tài này là quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Quyếtđịnh này đặt người vi phạm vào tình trạng bị bất lợi về kinh tế(nếu hình thức xử phạt hành chính là phạt tiền) hoặc bất lợi vềtinh thần (nếu hình thức xử phạt hành chính là cảnh cáo);hoặc bị buộc phải chấp hành các hình thức xử phạt bổ sungnhư tước quyền sử dụng giấy phép; tịch thu tang vật, phươngtiện được sử dụng để vi phạm hành chính và thậm chí có thểbị buộc phải thực hiện một số biện pháp khắc phục hậu quảthiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra.(l)

Trong số các hành vi vi phạm pháp luật ngân sách nhànước đã được quy định tại Điều 72 Luật ngân sách nhà nướcnăm 2002 'và Điều 82 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thihành Luật ngân sách nhà nước thì phần lớn các hành vi đó cóthể coi là vi phạm hành chính về ngân sách nhà nước và dođó có thể bị áp dụng các chế tài hành chính. Tuy nhiên, điềukhó khăn nhất đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyềntrong quá trình xử lý vi phạm pháp luật nói chung và xử lý viphạm pháp luật về ngân sách nhà nước nói riêng là làm thếnào để xác định một cách chính xác hành vi nào là vi phạmhành chính và hành vi nào là vi phạm hình sự để từ đó lựachọn loại chế tài áp dụng cho thích hợp. Trong nhiều trườnghợp thực tiễn (ngụ ý chỉ một số hành vi vi phạm cụ thể tronglĩnh vực ngân sách nhà nước), các quan điểm lý luận hiệnthời về vi phạm hành chính và vi phạm hình sự từng đượcthừa nhận rộng rãi ở nước ta cũng chưa đủ sức làm rõ ranhgiới đích thực giữa vi phạm hành chính về ngân sách nhànước với vi phạm hình sự về ngân sách nhà nước. Khó khănnày thực sự là một rào cản không nhỏ đối với quá trình ápdụng pháp luật để xử lý các vi phạm pháp luật nói chung vàvi phạm pháp luật ngân sách nhà nước nói riêng ở nước tatrong giai đoạn hiện nay.

2.3. Việc áp dụngchê tài dân sự đối với hành vi vi phạmpháp luật về ngân sách nhà nước

Trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung và trong lĩnhvực ngân sách nhà nước nói riêng, việc bảo đảm và bảo vệquyền tài sản của các chủ thể tham gia vào hoạt động ngânsách nhà nước là một trong những nội dung cốt lõi của phápluật về ngân sách nhà nước. Việc ghi nhận và tôn trọngquyền tài sản của các chủ thể pháp luật trong hoạt động ngânsách nhà nước tuy là vấn đề của pháp luật dân sự nhưng đồngthời nó cũng là một trong những tư tưởng cơ bản của việcđiều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động ngân sách nhànước. Tư tưởng pháp lý này có mục tiêu bảo vệ quyền tài sảnvà lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể tham gia vào hoạtđộng ngân sách nhà nước, không phân biệt chủ thể đó là Nhànước hay cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanhnghiệp, cá nhân hay hộ gia đình. Dựa trên nền tảng tư tưởngpháp lý này, bất kể hành vi nào gây thiệt hại .cho quyền tàisản hay lợi ích kinh tế của một trong các chủ thể tham giavào hoạt động ngân sách nhà nước, không phân biệt sự thiệthại đó xảy ra đối với lợi ích công hay tư, đều phải chịu tráchnhiệm dân sự (trách nhiệm bồi thường thiệt hại) cho người bịthiệt hại. Theo quan điểm đó, quyền tài sản và lợi ích kinh tếcủa tất cả các chủ thể tham gia vào hoạt động ngân sách nhànước đều được pháp luật ghi nhận, tôn trọng và bảo vệ nhưnhau. Không kể đến sự khác nhau về địa vị pháp lý giữa Nhànước hay cơ quan nhà nước, nhân viên công quyền so với cáctổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể, hiệp hội,doanh nhân hay cá nhân, hộ gia đình, mọi hành vi gây thiệthại của chủ thể này cho chủ thể khác trong quá trình thựchiện các quyền, nghĩa vụ khi tham gia hoạt động ngân sáchnhà nước, đều phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại chobên bị thiệt hại. Việc giải quyết yêu cầu bồi thường có thểđược các bên tự thực hiện thông qua con đường thương lượngtrực tiếp, thông qua cơ chế hoà giải hoặc thông qua cơ chếtài phán tư pháp theo quy định của pháp luật tố tụng.

Ngày nay, trong bối cảnh nền dân chủ xã hội đang ngàycàng được củng cố trên toàn thế giới, việc xây dựng một xãhội công dân đòi hỏi Nhà nước ngày càng có trách nhiệmnhiều hơn đối với công dân, trong đó có cả trách nhiệm bồithường các thiệt hại đã xảy ra cho công dân do hành vi tráipháp luật của các cơ quan công quyền hay nhân viên côngquyền trong khi thi hành công vụ. Xu hướng đó đồng nghĩavới việc chuyển đổi từ mô hình "nhà nước cai trị" sang môhình "nhà nước phục vụ', nhằm từng bước tạo dựng môitrường pháp lý bình đẳng, dân chủ và công bằng giữa nhànước và công dân trong thế giới đương đại.

2.4. Việc áp dụng chê tài kỷ luậtđối với hành vi vi phạmpháp luật về ngân sách nhà nước

So với các loại chế tài khác như chế tài hành chính haychế tài hình sự thì chế tài kỷ luật có phạm vi áp dụng kháhẹp, vì đối tượng áp dụng chế tài này chỉ là công chức, viênchức nhà nước vi phạm kỷ luật công tác. Mặt khác, chế tàikỷ luật cũng có mức độ hiệu lực tương đối hạn chế, bởi lẽngười có thẩm quyền áp dụng chế tài kỷ luật chỉ có thể làngười đứng đầu cơ quan, tổ chức đang trực tiếp quản lý côngchức, viên chức có hành vi vi phạm kỷ luật. Do tính chất vàmức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm kỷ luậtchỉ ở mức độ thấp (chủ yếu là vi phạm chế độ công vụ củacông chức, viên chức) và có phạm vi hẹp (trong khuôn khổmột cơ quan, đơn vị hay tổ chức, đoàn thể) nên loại chế tàinày chủ yếu nhằm hạn chế và tước bỏ một số quyền lợi củangười vi phạm mà hầu hết những quyền lợi này đều gắn vớichức vụ và công vụ của người vi phạm.

Theo pháp luật hiện hành,(l) cán bộ, công chức vi phạmkỷ luật công tác trong khi thi hành công vụ thì tuỳ theo tínhchất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật theo một trongcác hình thức sau đây(l~

- Khiển trách;

- Cảnh cáo;

- Hạ bậc lương;

- Hạ ngạch;

- Cách chức;

- Buộc thôi việc.

Việc áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật trên đây đối vớingười vi phạm kỷ luật trong lĩnh vực ngân sách nhà nước phảiđược tiến hành theo các nguyên tắc quy định tại Điều 5 Nghịđịnh của Chính phủ số 35120051NĐ-CP ngày 17/3/2005 về xửlý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

Trong thực tiễn pháp lý, ngoài việc phải chịu trách nhiệmkỷ luật, nếu công chức, viên chức nhà nước có hành vi viphạm kỷ luật công tác trong khi thi hành công vụ mà gâythiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân khác thì phải cótrách nhiệm bồi thường các thiệt hại đã xảy ra cho Nhà nước,hoặc phải hoàn trả lại cho cơ quan, tổ chức số tiền mà cơquan, tổ chức này đã phải bồi thường cho tổ chức, cá nhân bịthiệt hại.(2) về bản chất, việc bồi thường thiệt hại của côngchức, viên chức Nhà nước trong trường hợp này chỉ là thựchiện một trách nhiệm dân sự của người có hành vi gây thiệthại đối với người bị thiệt hại theo các nguyên tắc chung củadân luật. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành( 1 ) lại sử dụng thuậtngữ "trách nhiệm vật chất" để chỉ trách nhiệm bồi thườngthiệt hại của công chức, viên chức nhà nước đối với cơ quan,tổ chức trực tiếp quản lý người vi phạm, do hành vi vi phạmkỷ luật công tác của công chức, viên chức gây ra.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #nsnn#vppl