Xử lý sự cố máy tính (HDD)
Phần cứng > Đĩa cứng
1/ Hỏi: Lệnh Fdisk có tác dụng như thế nào đối với máy tính? Fat32 và Fat16 khác nhau như thế nào? Tác dụng của chúng? Trong máy thường có những file như:AUTOEXEC.BAT, MSDOS.SYS, COMMAND.COM. Chúng có tác dụng gì? Nếu không có chúng thì máy có bị ảnh hưởng gì không? Cách tạo chúng?
Trả lời: Lệnh fdisk cho phép bạn chia ổ cứng ra thành nhiều đơn vị chứa tin độc lập (partition hay ổ đĩa luận lý c:, d:,...). Bạn có thể dùng từng partition cho mục đích khác nhau và cho các hệ điều hành khác nhau. Để dùng một partition trên DOS hay Windows, bạn cần dùng lệnh format để định dạng partition đó theo format DOS hay Windows. Mỗi file được chứa trên đĩa gồm nhiều đơn vị chứa tin cơ bản (cluster, block) và không cần liên tiếp nhau, như vậy ta cần một danh sách ghi lại thứ tự các cluster của mỗi file. Bảng FAT chứa tất cả danh sách của mọi file trên đĩa cứng. Nếu bảng này có tối đa 216 = 65536 cluster thì ta nói nó là bảng FAT16, còn nếu bảng chứa tối đa 232 = 4 tỉ cluster thì ta nói nó là bảng FAT32. Các version DOS từ 6.22 trở về trước (hay của Windows 95) đều dùng bảng FAT16, riêng version DOS cho Windows 97 hay mới hơn có thể dùng bảng FAT32. Bảng FAT càng lớn thì càng quản lý nhiều cluster và như vậy ta có thể giảm kích thước của từng cluster nhỏ lại để tiết kiệm không gian đĩa (vì mỗi file lãng phí trung bình phân nửa cluster cuối chứa file). Trong thư mục gốc của đĩa khởi động (đĩa mềm hay phân vùng khởi động của đĩa cứng), các file io.sys và msdos.sys là 2 file cấu thành hệ điều hành MSDOS, file command.com là trình phân giải lệnh của DOS, nó hiển thị thông báo prompt để chờ bạn nhập lệnh. Thiếu 1 trong các file này, máy sẽ không thể khởi động được. Khi format đĩa với tham số /s thì máy sẽ tự tạo các file này, trong quá trình làm việc bạn có thể dùng lệnh Sys của DOS để sao lại chúng vào thư mục gốc đĩa khởi động. File AUTOEXEC.BAT chứa các lệnh mà bạn cần trong mỗi lần chạy máy. Khi DOS khởi động, nó tự động tìm file này và thi hành các lệnh trong đó. DOS không cần file này (và config.sys) để khởi động, tuy nhiên để cấu hình tốt cho DOS thì cần phải dùng 2 file này, đây là 2 file dạng văn bản nên bạn có thể dùng bất kỳ trình soạn thảo văn bản nào để tạo hoặc hiệu chỉnh nội dung của chúng.
2/ Hỏi: Khi vừa khởi động máy thông báo: "Floppy disk(s) fail 40", "Press F1 to continue, DEL to enter SETUP" rồi dừng lại. Nhấn F1 thì vào được Windows. Vài ngày sau khi đang chạy Windows, máy tự động khởi động lại và hiện ra thông báo: "Primary master hard disk fail", "Floppy disk(s) fail 40", "...DEL to enter SETUP". Nhấn F1 thì không còn vào được Windows nữa mà có thông báo là không khởi động được ổ C. Xin giải thích nguyên nhân và cách khắc phục.
Trả lời: Nếu máy thông báo "Floppy disk(s) fail 40" và/hoặc "Primary master hard disk fail" thì có nghĩa là nó không còn nhận dạng được ổ mềm và/hoặc ổ cứng. Nguyên nhân có thể là do đĩa mềm/đĩa cứng bị hư, mạch giao tiếp đĩa cứng/đĩa mềm hư, cáp nối không chặt, điện nguồn cung cấp không đủ và/hoặc không ổn định,... Bạn cần đem máy tới dịch vụ sửa chữa để kiểm tra và tìm nguyên nhân chính xác.
3/ Hỏi: Đĩa cứng của em dạo này làm việc chậm hơn trước nhiều (đĩa còn mới) và lại hay bị kêu. Em format lại đĩa với thông số (/s) nhưng không được. Khi format không có thông số (/s) (A:/Format C:) thì được, sau đó thực hiện sys các tập tin hệ thống từ A: qua C: máy vẫn làm việc bình thường. Xin cho biết nguyên nhân và cách khắc phục.
Trả lời: Bạn có thể tiến hành các thao tác sau để tối ưu hóa việc truy xuất đĩa cứng: - Nếu cần Fdisk và Format lại đĩa cứng, bạn nên nhận dạng lại đĩa cứng và cho nó làm việc ở chế độ LBA (trong phần autodetect harddisk của CMOS RAM Setup).- Kiểm tra và diệt virus trên đĩa cứng bằng các trình diệt mới nhất để đảm bảo máy không có virus.
Dọn dẹp các file không cần thiết trên đĩa để tạo không gian trống nhiều nhất có thể có.
Chạy trình scandisk để kiểm tra và chữa trị tính đúng đắn và tin cậy của đĩa cứng.
Chạy trình defrag để sắp xếp nội dung các file liên tục nhau trên đĩa cứng nhằm truy xuất nhanh hơn.
Nếu bạn làm việc trên môi trường DOS thì nên chạy SMARTDRV.EXE để "cache" đĩa, gia tăng hơn nữa tốc độ truy xuất file trên đĩa. Sở dĩ bạn có cảm giác đĩa chạy chậm, hay kêu to hơn có thể là do đĩa quá đầy và/hoặc bạn không dùng trình smartdrv khi làm việc trên môi trường DOS.
4/ Hỏi: Làm thế nào để cài hai HĐH trên cùng 1 ổ cứng có 2 phân vùng. Dùng BootMagic6, copy các file Dos vào ổ D rồi cho BootMagic6 khởi động từ ổ D thì báo: "Non system disk". Nếu dùng PartionMagic6 để chuyển ổ D thành Primary thì khi khởi động từ ổ C bị mất ổ D. Tôi muốn cài Win95 trên ổ D còn cài Win 98 trên ổ C.
Đáp: Về nguyên tắc, bạn có thể cài nhiều HĐH khác nhau vào đĩa cứng để dùng, tuy nhiên tùy thuộc vào các HĐH cần cài mà có những yêu cầu khác nhau. Thí dụ DOS, Win95, Win98 chỉ có thể cài vào partition "primary", chứ không thể cài vào extended partition. Lưu ý rằng bạn phải cài đặt HĐH chứ không thể copy file của HĐH vào partition là boot được (nếu bạn chỉ copy các file DOS vào ổ D: thì không thể boot DOS từ D: được). Tóm lại muốn cài đồng thời 2 HĐH Win95 và Win98 vào máy, bạn nên dùng trình DM (Disk Manager) của hãng Ontrack chia đĩa ra 2 partition "primary", khai báo active từng partition, rồi cài đặt từng HĐH. Khi sử dụng HĐH nào, bạn dùng fdisk khai báo nó "active" rồi boot lại máy. Bạn có thể dùng trình Boot Magic để quản lý boot máy thuận tiện hơn. Trình Partition Magic cũng cho phép chia đĩa ra nhiều partition "primary" nhưng nó dấu các partition này không cho thấy nhau, tại từng thời điểm, bạn chỉ thấy 1 trong các partition "primary", chính gì lý do này nên nếu bạn boot ổ C: thì không thấy D: và ngược lại.
5/ Hỏi: Ổ đĩa cứng Seagate 8.4GB chia ra 2 partition C và D bằng nhau. Dùng Partition Magic 7.0 chia lại C: 2GB, D: 4GB, E: 2 GB. Do quên back up nên dữ liệu trên ổ D cũ không thể đọc được. Dùng Lost & Found 1.06 khôi phục lại dữ liệu thì bị mất 2 GB ổ đĩa cứng trên ổ D. Lý do là khi sử dụng Lost & found thì tôi không chọn hỗ trợ bảng FAT nên Win chỉ nhận dạng ổ D có 2 GB. Đã thử format lại ổ D bằng Win thì bị báo lỗi fatal error, còn format bằng Dos thì bình thường (Dos nhận ra 4GB). Xin hướng dẫn cách nào để lấy lại 2GB trên ổ D mà không phải format lại nguyên ổ đĩa cứng và không bị mất dữ liệu?
Đáp: Vì bạn đã dùng ứng dụng Lost & Found 1.06 để khôi phục lại dữ liệu nhưng chọn sai chế độ nên nó đã làm sai 1 phần partition D: của bạn. Sau đó bạn còn format lại ổ đĩa D, nghĩa là đưa đĩa D từ trạng thái sai đầu sang trạng thái sai trầm trọng hơn, nên về nguyên tắc, thông tin quản lý ổ D: cũ đã bị mất và không thể tìm lại các file dữ liệu trên đó được. Lúc này bạn chỉ còn dựa vào các thông tin được backup (sao lưu) trước đó, nếu cũng không có thông tin backup thì không còn cách nào để tìm lại thông tin cũ của bạn.
6/ Hỏi: Xin hỏi "Disk boot sector" là gì? ổ cứng Maxtor 4.3GB, đã từng bị virus boot, đã format cấp thấp, gần đây sau khi cài Win Me, khởi động lại máy hiện lên dòng chữ: "disk boot sector will be modified, click "y" to accept, any key to abort ...". Xin cho biết nguyên nhân và cách khắc phục.
Đáp: Disk boot sector là 1 sector đặc biệt nằm ở đầu mỗi partition đĩa, nó chứa các thông tin hoạt động của partition tương ứng (độ lớn, sector bắt đầu và kết thúc partition, ...) và trình bootstrap HĐH trên partition đó. Đây là nơi mà các boot virus sẽ hiệu chỉnh lại nội dung. Để cấm việc hiệu chỉnh sector này bởi các ứng dụng (chủ yếu là virus), thường BIOS của các máy đời mới đều có chức năng bảo vệ boot sector, bất kỳ ứng dụng nào muốn hiệu chỉnh nội dung đĩa đều phải nhờ BIOS làm và BIOS sẽ kiểm tra, nếu sector bị hiệu chỉnh là boot sector thì nó sẽ hiển thị thông báo như bạn trình bày để người dùng biết và quyết định. Bạn có thể cho phép/cấm chức năng bảo vệ này của BIOS bằng cách vào BIOS Setup rồi thay đổi theo yêu cầu. Lưu ý rằng, việc bảo vệ boot sector cũng có thể được thực hiện bởi ứng dụng.
7/ Hỏi: Trong NU có lệnh Tool-Advanced Recovery ...-Test-BPB Differences dùng để xác định tổng số sectors (Big total number of sectors) của ổ logic C: trong trường hợp partition bị hư. Khi gọi lệnh này, máy lấy số liệu đó ở đâu? Nếu muốn dùng ngắt của DOS hay BIOS để thực hiện thì phải dùng ngắt nào?
Đáp: BPB (BIOS Parameter Block) nằm trên boot sector của từng partition, nó chứa các thông số cấu hình của partition tương ứng. Lệnh Tool-Advanced Recovery ...-Test-BPB Differences trong NU cho phép so sánh nội dung BPB được lưu trên file backup trước đó với nội dung BPB hiện tại của partition xem có sự khác biệt gì không từ đó cảnh báo cách khắc phục. Dịch vụ cấp thấp nhất để đọc boot sector chứa BPB của partition là int 13h của ROM BIOS (chức năng ah=02 để đọc sector đĩa). Bạn có thể xem CD MSDN của Microsoft (hay nhiều tài liệu khác) để biết chi tiết cấu trúc của BPB. Mỗi đĩa cứng có thể được phân ra tối đa thành 4 partition độc lập, bảng chứa thông tin về 4 partition của đĩa cứng (Partition Table) gồm 64 byte nằm ở cuối sector đầu tiên của đĩa cứng (từ offset 0x1BEh).
8/ Hỏi: Ổ cứng Seagate 20.4 GB, dùng PQ 7.0 chia làm 5 ổ C, D, E, F, G. Đang sử dụng bình thường, chợt Windows phát hiện đĩa cứng mới, mở Explorer lên xem thì có thêm một ổ J:, do không để ý nên tiếp tục làm việc và sau đó lưu dữ liệu trong thư mục trên ổ E:. Khi khởi động lại máy thì ổ E: biến mất. Dùng Norton Disk Doctor của NU2002 để quét đĩa, máy báo là đã recover thành các file *.chk, dùng PQ 7.0 để xem lại thì thấy có một partition unlocated (dung lượng khoảng 200MB), thực hiện định dạng lại phần đĩa này. Sau đó phát hiện ổ đĩa D: cũ nay thành I:Local Disk, và ổ E: cũ nay thành D:Local Disk, và ổ E:Local Disk mới chưa có dữ liệu. Kiểm tra dung lượng đĩa thì thấy cả hai ổ D: và E: cũ vẫn còn dữ liệu nhưng không thể nào lấy lại được dữ liệu. Trên ổ D: Local Disk chỉ có thư mục FOUND.000 và RECYCLED. Trong thư mục FOUND.000 chứa các file FILE0000.CHK, FILE0001.CHK,v.v... Trong ổ I:Local Disk tình trạng cũng tương tự. Còn 3 ổ còn lại C,F,G thì vẫn truy cập và làm việc bình thường. Đã dùng chức năng System Restore của WinXP nhưng không được. Máy không nhiễm virus vì có quét đĩa định kỳ và cập nhật tàng thư virus thường xuyên. Có rất nhiều dữ liệu quan trọng trong 2 ổ đĩa đó. Mong được giúp đỡ.
Đáp: Theo như bạn nói, bạn chỉ tạo có 5 partition nhưng kết quả hiển thị của PM như trên thì đĩa có 2 partition: 1 partition boot và 1 partition nới rộng, trong partition nới rộng này có tới 5 ổ luận lý khác nhau, như vậy bạn đang có tổng cộng 6 ổ đĩa luận lý. Lưu ý rằng không có gì tự nhiên mà có, chắc chắn bạn đã vô tình dùng 1 tiện ích nào đó và tiện ích này đã hiệu chỉnh lại bảng partition của đĩa. Với trạng thái thư mục của ổ đĩa Local Disk (D:) như hình trên thì rõ ràng không còn thư mục chứa dữ liệu của bạn, ba thư mục FOUND.000, RECYCLED và ystem Volume Information đều do hệ thống tạo ra. Có thể nói việc tìm lại dữ liệu đã mất trên ổ D: và I: là rất mong manh vì bạn đã dùng trình NU để sửa đĩa. Nếu dữ liệu của bạn rất quan trọng, bạn thử đem đĩa đến những chuyên gia về quản lý đĩa (ở các đơn vị phục hồi dữ liệu có uy tín) xem họ có thể tìm lại được phần nào dữ liệu không.
9/ Hỏi: Sau khi cài Linux, tôi muốn phân vùng lại đĩa cứng dùng Partition Magic 7.0 thì có báo lỗi "Error 117. Partition's drive letter cannot be identified". Xin chỉ cách khắc phục.
Đáp: Có 1 lỗi nào đó trong bảng partition của đĩa cứng (theo quan điểm của PM - Partion Magic) làm cho PM không nhận dạng được tên ổ đĩa và báo sai Error 117. Để biết chính xác lỗi sai, bạn có thể dùng tiện ích "Create Rescue Diskettes" để tạo 2 đĩa mềm boot có chứa trình PM chạy trên DOS rồi boot lại đĩa mềm, nếu PM chạy được thì tốt, nếu không nó sẽ báo lỗi, từ mã lỗi này bạn hãy tra tài liệu kèm theo PM để biết cụ thể và cách khắc phục. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, lỗi sai thường gặp nhất là bảng partition của đĩa cứng chứa các partition mà biên của nó không được đặt ở vị trí đúng. Theo PM thì mỗi partition buộc phải bắt đầu ở sector đầu tiên của cylinder và sector cuối của partition phải là sector cuối cùng của cyclinder, nếu bạn khai báo partition không thỏa mãn điều kiện trên thì PM sẽ báo sai #105 hay #106 hay #108. Lưu ý rằng hạn chế 2 biên của partition như trên là do PM qui định, còn các HĐH thường cho phép thoải mái hơn. Có thể trước đây bạn đã dùng tiện ích khác để chia partition đĩa hay do trình cài đặt Linux thay đổi thông số bảng partition không theo qui định của PM. Nếu bạn gặp lỗi này, cách tốt nhất là sao lưu dữ liệu trên đĩa cứng, dùng PM chia partition lại rồi cài đặt các HĐH mong muốn và "restore" dữ liệu từ môi trường sao lưu vào đĩa cứng trước khi tiếp tục dùng nó.
10/ Hỏi: Xin hỏi sự khác nhau trong cấu trúc, nội dung các field của Master Boot Record (MBR), Boot Sector (BS) của Windows 9X và Windows NT?
Đáp: Cấu trúc của Master Boot Record (MBR) của các đĩa cứng máy PC về cơ bản là giống nhau, nó gồm 2 thành phần chính : phần code và bảng thông tin các partition. Phần code nằm ở đầu MBR, thường chiếm khoảng 448 byte, là đoạn code "boot trap", đoạn này sẽ được ROM BIOS giao điều khiển để chạy tiếp sau khi MBR được nạp vào bộ nhớ RAM. Nhiệm vụ của đoạn code này là phân tích phần còn lại của MBR (thường chiếm khoảng 64 byte để chứa thông số của tối đa 4 partition boot được khác nhau) xem partition nào là "active partition" hầu nạp tiếp Boot Sector (BS) của partition đó vào RAM để giao điều khiển cho đoạn code trên Boot sector này. Nội dung của BS phụ thuộc vào HĐH được cài đặt trên partition tương ứng, nhiệm vụ của nó là phân tích các thông số cấu hình của partition rồi nạp tiếp các module của HĐH vào RAM và giao điều khiển lại cho các module này. Bất kỳ ai, nhất là code của virus, đều có thể hiệu chỉnh lại cả MBR lẫn BS để điều khiển máy chạy theo ý mình mỗi khi khởi động máy, nhưng nói chung thì người dùng bình thường không cần quan tâm chi tiết cấu trúc của 2 loại record trên, họ chỉ cần biết qui trình phân chia đĩa cứng ra các partition độc lập và cài đặt từng HĐH vào mỗi partition đó. Nếu cần, họ có thể cài thêm 1 trình quản lý multi-boot để cho phép khởi động HĐH theo ý muốn mỗi lần boot máy.
11/ Hỏi: Tôi dùng phần mềm Presario Vault 1.0 của Compaq sản xuất năm 1995 để khóa một số thư mục trên ổ cứng. Sau khi cài mới lại Windows, khi sử dụng Vault đòi khai báo mới Master Password, và không còn tìm thấy những thư mục đã khóa trước kia.
Đáp: Nguyên tắc bảo vệ dữ liệu là ai biết password bảo vệ mới thấy được dữ liệu. Vậy bạn hãy cố gắng nhớ lại hay tìm lại password đã dùng trước đây để khai báo cho Vault biết. Nếu không thể tìm lại được password, bạn có thể vào Internet, đến Website của hãng Compaq, tìm kiếm thông tin chỉ dẫn về việc khắc phục vấn đề.
12/ Hỏi: Ổ đĩa cứng 10.2GB được phân thành 7 ổ logic, dùng FAT16. Cài Windows 2000 Professional vào phân khu ổ D. Sau đó khởi động với Windows 98se và chạy PartitionMagic 6.0 để chuyển ổ D sang FAT32, việc chuyển đổi thành công nhưng khi khởi động lại máy thì báo lỗi: Error Initializing PartitionMagic, Return Code = 57 Error 57 while executing Batch Error 57, Cylinder number is too large for BIOS ............ và buộc phải khởi động lại máy. Kiểm tra lại thì thấy ổ D vẫn là FAT16.
Đáp: Bạn không nói rõ partition nào là partition "Extended" và nó chứa bao nhiêu phần nhỏ bên trong nên chúng tôi không thể trả lời chính xác. Lưu ý rằng với ổ đĩa dung lượng nhỏ như vậy thì bạn không nên chia quá nhiều partition và hạn chế tối đa việc dùng partition "Extended" vì nếu partition loại này bị hư thì tất cả mọi đĩa luận lý trong nó cũng mất theo. Thường máy cho phép chia tối đa 4 partition độc lập và boot được, mỗi partition độc lập này có thể được dùng để cài 1 HĐH nào đó. Nếu chia các partition độc lập thì khi hư 1 partition không ảnh hưởng đến các partition còn lại. Bạn có thể dùng trình PartitionMagic hay DM (Disk Manager) đi kèm theo đĩa cứng để chia đĩa ra các partition độc lập và boot được, bạn có quyền khai báo kiểu của từng partition độc lập (FAT16, FAT32, Linux, NTFS,...). Mặc dù sau khi đã chia partition và cài đặt HĐH, bạn vẫn có thể dùng trình PartitionMagic để chuyển đổi kiểu partition nhưng bạn nên hạn chế tối đa việc chuyển đổi này vì có nhiều nguy cơ làm mất dữ liệu.
13/ Hỏi: Máy có 2 ổ đĩa, ổ đĩa C hoạt động bình thường, khi sử dụng các chương trình như scandisk, norton utilities... thì không scan được ổ D và treo máy, tuy nhiên việc truy xuất và ghi chép thông tin trên ổ đĩa D vẫn bình thường. Xin cho hỏi cách gỉai quyết?
Đáp: Nếu dùng trình scandisk của Windows mà không scan được ổ D thì có thể là do điều khiển đĩa D đã bị hỏng ở 1 số vị trí nhất định, do đó nếu muốn tránh những lỗi mất dữ liệu đáng tiếc sẽ xảy ra trong tương lai, bạn nên nhanh chóng chép dữ liệu ở ổ d: (nén lại) sang ổ khác hay lên CD-Recordable, format lại ổ d: rồi phục hồi dữ liệu từ môi trường lưu trữ. Ngoài ra, cũng có thể do có một số ứng dụng đang chạy có truy xuất tới ổ D. Bạn hãy thử đóng tất cả các ứng dụng trước khi chạy các chương trình kiểm tra đĩa.
14/ Hỏi: Xin hỏi có phần mềm nào có thể loại bỏ bad sectors và giúp khởi động đĩa hỏng một cách triệt để nhất. Đĩa cứng 4.3GB của em không format, không boot, không FDisk và có nhiều bad sectors. Em đã có đem đi sửa, sau đó còn lại 4.2GB. Dùng chương trình Disk Manager của hãng Ontrack thì đĩa khởi động được nhưng lại thông báo chỉ có 528 MB.
Đáp: Nếu đĩa cứng có nhiều bas sectors thì cách triệt để nhất để dấu chúng (hầu không dùng chúng nữa) là format cấp thấp (low level format) lại đĩa cứng. Trình Disk Manager (DM) của hãng Ontrack là 1 trong những tiện ích tốt cho phép bạn format cấp thấp đĩa, chia lại đĩa thành nhiều partition boot được độc lập (tối đa là 4) và cài DOS vào từng partition boot được. Lưu ý rằng có nhiều phiên bản DM khác nhau như DM dành riêng cho đĩa Seagate, DM dành riêng cho đĩa Quantum, DM tổng quát cho các loại đĩa cứng. Bạn nên tìm phiên bản DM tương thích với đĩa cứng của mình. Nguyên nhân chính làm DM nhận dạng thiếu kích thước đĩa là do BIOS trên mainboard của bạn quá cũ hay do bạn thiết lập chế độ đĩa cứng không thích hợp (nên chọn chế độ AutoDetect). Bạn cũng nên lưu ý rằng một đĩa cứng còn hoạt động bình thường ít khi có bad sector ở cấp ứng dụng, còn nếu có nhiều bad sector xuất hiện trong quá trình sử dụng thì hoặc đĩa cứng sắp hư, hoặc do virus tạo bad sector giả. Do đó khi dùng DM format cấp thấp lại đĩa cứng, bạn nên chú ý danh sách bad sector, nếu danh sách chứa quá nhiều bas sector thì bạn nên tìm mua đĩa mới thay thế cho dù đĩa cũ này vẫn có thể dùng được vì nguy cơ mất thông tin rất cao.
15/ Hỏi: Máy tính của tôi cài Windows 98 SE và Linux RedHat 7.1, nhưng khi sử dụng BootMagic thì chỉ có thể khởi động được Windows, không khởi động được Linux. Linux được cài rất tốt, nếu disable BootMagic thì Linux được khởi động bình thường. Xin cho biết nguyên nhân và cách khắc phục. Ổ cứng được phân vùng như sau:
* Primary 1 : FAT 32 (Windows)
*Extend :
- Logic 1 : Linux(Ext2)
- Logic 2 : Linux swap
Đáp: Thường Linux có trình quản lý multiboot riêng tên là LILO (hay GRUB cho phiên bản RedHat 7.2), trình này sẽ được cài tự động vào máy (nếu bạn cho phép trong khi cài đặt Linux) và hoạt động rất tốt. Hiện chúng tôi dùng chủ yếu trình này để quản lý boot đồng thời nhiều HĐH như WinMe, Win2000, Linux, Solarix trên 1 đĩa cứng. Lưu ý là để dùng trình multiboot của Linux, bạn phải chia đĩa cứng ra nhiều partition boot độc lập và cài các HĐH khác trước vào từng partition rồi mới cài Linux sau cùng (nên bỏ trống phần đĩa dành cho Linux để Linux tự quản lý). Với trình BootMagic, bạn kiểm tra lại trình tự cài đặt: cài đặt các HĐH trước rồi mới cài BootMagic sau.
16/ Hỏi: Tôi mang một HDD 2,1 GB Seagate cài HĐH Win98 đến một máy tính khác đang dùng HDD 2,1 GB Quantum cũng cài HĐH Win98 để copy chương trình. Sau khi thiết lập Masterslave và bật máy lên thì ngay trong lúc vào autodetect trong setup, máy đôi lúc không nhận ra ổ slave (Seagate), báo dung lượng lúc thì 4GB, lúc thì 20 GB, có lúc lên đến 60 GB và không khởi động được. Đem ổ Seagate về máy cũ của nó thì vẫn làm việc bình thường. Xin giải thích hiện tượng trên. Tôi mang một HDD 1,2 GB Seagate cài HĐH Win98 đến một máy tính khác đang dùng HDD 6,4 GB Quantum cũng cài HĐH Win98 để copy chương trình. Cho ổ 1,2GB làm đĩa phụ và khởi động từ ổ 6,4 GB thì máy khởi động được, nhưng vào Windows thì không hiện lên ổ 1,2GB, chỉ thấy có ổ 6,4 GB. Nếu vào Dos mở NC thì cũng không nhận diện được ổ 1,2 GB và ổ của tôi 6,4 GB chia làm 4 thì chỉ hiện được mỗi ổ C, còn 3 phân vùng khác của nó thì không hiện được. Dùng phần mềm PQmagic thì thấy ổ 1,2 GB sử dụng FAT32X, dùng chức năng convert để đổi sang FAT32 thì sau đó dù làm Slave hay Master ổ 1,2 GB luôn hiện lên. Vậy xin hỏi: - Bảng FAT32X là loại bảng FAT gì, tạo ra như thế nào?
- Tại sao ổ của tôi có 4 phân vùng lại chỉ hiện lên được 1 phân vùng (ổ C)?
Đáp: FAT16X, FAT32X là các format đĩa cứng do Microsoft định nghĩa để quản lý các partition đĩa có kích thước lớn hơn 8GB. Về nguyên tắc, do đặc điểm phần cứng khác nhau và thông số cấu hình khác nhau giữa các máy tính nên việc đem đĩa cứng của máy này sang máy khác có thể gây ra những phiền toái như bạn miêu tả, nhất là khi kết nối các ổ đĩa có các format khác nhau. Trong trường hợp phải copy dữ liệu từ máy này sang máy khác, nếu việc dùng đĩa cứng thất bại, bạn có thể dùng các phương tiện sau:
- CD-R hay CD-W (ghi thông tin lên CD-R hay CD-W rồi đem qua máy khác dùng lại).
- Nối kết 2 máy bằng cổng LPT1, dùng tiện ích "Direct Cable Connection" của Windows nối kết 2 máy rồi ngồi trên máy client truy xuất file trên máy server.
17/ Hỏi: Máy tính của tôi không khởi động được, vào setup để detect lại đĩa cứng thì máy báo lỗi sau: Note: some OSES(SCO-UNIX before v5.0) must use" NORMAL" for installation. Lỗi này xảy ra khi tôi thay CD-ROM LG48X (trước đây máy vẫn chạy tốt với CD-ROM này) bằng CD-ROM KENWOOD True-X (vẫn đang dùng tốt ở máy khác). Tôi đã kiểm tra kỹ sự lắp đặt và không thấy sai sót. Vậy, phải làm cách nào để máy chạy được?
Đáp: Trước hết bạn hãy thử tháo ổ CDROM ra rồi boot lại xem máy có thể hoạt động bình thường không ? Nếu máy hoạt động bình thường mà khi gắn ổ CD-ROM vào thì máy không khởi động được thì bạn hãy kiểm tra 2 vấn đề sau:
1. Ô cứng và ổ CD-ROM dùng cùng 1 dây cáp không? Nếu 2 ổ dùng cùng dây cáp và nếu bạn có khả năng trang bị thêm 1 dây cáp nữa (giá khoảng 5000 đồng) thì nên dùng 2 dây cáp riêng cho 2 ổ để tránh tranh chấp cũng như sự không tương thích giữa 2 thiết bị.
2. Nếu bạn vẫn muốn dùng cùng 1 dây cáp nối ổ CD và ổ cứng thì phải kiểm tra kỹ các jumper trên các ổ này sao cho tương thích nhau, thường 2 cấu hình sau có thể chạy được:
- Ô cứng ở chế độ "Master", ổ CD ở chế độ "Slave".
- Ô cứng ở chế độ "Master with non-ATA
compatible Slave" và ổ CD ở chế độ "Slave".
18/ Hỏi: Tôi có đĩa cứng dung lượng 20 GB. Do bo mạch chủ của máy không nhận được ổ đĩa cứng với dung lượng lớn nên phải chia đĩa cứng ra làm 4 phân vùng. Khi khởi động máy và xem CMOS thì thấy máy nhận một phân vùng có dung lượng 8.3 GB. Tiến hành cài Win98, sau khi kiểm tra đĩa cứng thì máy không cho phép cài đặt. Dùng lệnh "setup /is /im" để bỏ qua bước kiểm tra đĩa cứng thì cài bình thường. Trong môi trường Windows, máy báo đủ số phân vùng và dung lượng, và chạy rất ổn định. Xin cho biết sử dụng lệnh "setup /is /im" như trên có ảnh hưởng gì không? và cách khắc phục hiện tượng máy không cho cài Windows như trên?
Đáp: Trình setup.exe để cài Windows 9x có nhiều đối số hàng lệnh, trong đó đối số "/is" là cấm scandisk và "/im" là cấm kiểm tra bộ nhớ qui ước (conventional memory - bộ nhớ DOS). Nếu bạn đảm bảo tình trạng đĩa cứng là tốt thì việc dùng đối số "/is" sẽ giảm thời gian cài đặt đáng kể mà vẫn cho kết quả y như không dùng đối số "/is".
Trong trường hợp của bạn, khi chạy setup mặc định, nó sẽ gọi scandisk để kiểm tra lần lượt các partition và phát hiện 1 lỗi nào đó nên không cho phép cài Windows. Tuy nhiên nếu dùng đối số /is để bỏ qua việc scandisk mà Windows vẫn chạy ổn định thì cứ tiếp tục dùng. Khi có thời gian rảnh, bạn nên dùng chức năng scandisk của Windows để kiểm tra lại các partition của mình.
19/ Hỏi: Máy tính không nhớ các thông số cài đặt của CMOS. Mỗi khi khởi động màn hình hiện thông báo: "Check sum bad. Display type wrong. Key board error". Vào CMOS để thiết lập lại toàn bộ các thông số thì máy lại chạy bình thường. Sau mỗi lần shutdown và bật lên máy lại báo: "CPU type changed, please reselect CPU type". Nhưng sau khi tắt điện, hiện tượng lại xảy ra từ đầu. Xin giúp khắc phục hiện tượng trên.
Đáp: Hiện tượng mất data trong RAM CMOS là do Pin nuôi CMOS hay chính mạch cấp điện cho CMOS đã bị hư. Nếu Mainboard còn thời hạn bảo hành, bạn nên nhanh chóng đem đi bảo hành.
20/ Hỏi: Các trường hợp hư hỏng của đĩa cứng được sửa chữa theo phương pháp nào? Các bước tiến hành và độ bền sau khi được sửa chữa?
Đáp: Thường có 3 trường hợp hư hỏng vật lý đĩa cứng:
- Hư một hay nhiều linh kiện mạch trên board điều khiển của đĩa cứng. Thợ có thể thay thế linh kiện mạch đó hay thay thế toàn bộ board mạch. Trường hợp này đĩa cứng có thể dùng được lâu dài.
- Kẹt cơ cấu bảo vệ đầu đọc/ghi: thường khi không còn điện cung cấp, mạch điều khiển sẽ kéo đầu đọc/ghi về vị trí an toàn và chốt nó ở đó để không cọ quẹt làm hư thông tin trên bề mặt đĩa cứng. Khi được cấp điện trở lại, mạch điều khiển sẽ kéo đầu đọc/ghi vào vị trí cần truy xuất trên bề mặt đĩa cứng. Tuy nhiên nếu chốt chặn không còn hoạt động tốt, nó sẽ cản trở việc kéo đầu đọc/ ghi vào bề mặt đĩa cứng và như vậy đầu đọc/ghi sẽ không thể truy xuất thông tin nữa. Hiện tượng này có thể xảy ra sau một khoảng thời gian dùng đĩa cứng. Người thợ sẽ mở đđĩa cứng đđể sửa chốt chặn đđầu đđọc/ghi nhưng chỉ để cứu thông tin, rồi copy thông tin qua đĩa cứng khác chứ không thể dùng đĩa cứng cũ vì khi mở đĩa cứng thì bụi và không khí tràn vào bề mặt chứa thông tin và như vậy sẽ dễ gây hư hỏng đĩa.
- Môi trường chứa thông tin bị hư không thể lưu giữ thông tin được nữa. Thường là do đĩa đang gần đủ tuổi thọ hay do làm rơi đĩa xuống nền cứng. Trường hợp này tốt nhất là thay đĩa cứng khác.
21/ Hỏi: Máy của tôi gần đây chạy chậm và hay bị treo máy. Tôi cho chạy ScanDisk với kiểu kiểm tra (Type of test) là Through và chọn Automatically fix errors (tự động sửa lỗi) nhưng chỉ chạy được khoảng 10% thì máy bị đứng. Có cách nào để khắc phục không?
Đáp: Khi chạy ScanDisk, chọn kiểu kiểm tra là Through và bấm chọn nút Options... Khi xuất hiện khung thoại "Surface Scan Options", chọn "Data area only" và "Do not perform write-testing" (xem hình), rồi bấm OK, bấm Start để bắt đầu kiểm tra đĩa. Nếu đĩa cứng không gặp vấn đề gì quá nghiêm trọng thì hy vọng bạn vượt qua được "cửa ải" này. Nếu kiểm tra thành công, Bạn có thể chạy lại ScanDisk nhưng lần này chọn "System area only" (tất nhiên vẫn chọn "Do not perform write-testing"). Nếu việc kiểm tra lần thứ hai diễn ra suôn sẽ thì bạn thử cho chạy lại ScanDisk lần thứ ba nhưng lần này chọn "System and data areas" và không chọn "Do not perform write-testing".
- Nếu lần kiểm tra thứ ba máy bị treo thì đĩa cứng của bạn có thể gặp vấn đề khi ghi lên đĩa. Có nhiều nguyên nhân như: đĩa cứng có "lỗi" về phần cứng, máy bị virus, trình điều khiển thiết bị đĩa cứng bị hư, có tranh chấp giữa các phần mềm không tương thích, đĩa cứng quá nóng... Trước khi "cầu cứu" chuyên gia, bạn thử thực hiện các bước dưới đây:
- Tắt máy, chờ cho máy nguội khoảng 30 phút.
- Kiểm tra các cáp nguồn và cáp dữ liệu nối với đĩa cứng xem có bị lỏng không. Nếu có thì gắn lại cho chặt.
- Bật máy . Nếu máy khởi động vào Windows bình thường, lưu lại tất cả những dữ liệu cần thiết (phòng khi đĩa sắp bị hư thật sự). Đây là bước quan trọng mà bạn nên làm ngay.
- Quét virus.
- Gỡ bỏ bớt những phần mềm mới cài đặt trong thời gian gần đây hay phần mềm mà bạn thấy không cần thiết.
- Nạp lại (từ đĩa kèm theo bo mạch chủ) hay nâng cấp trình điều khiển thiết bị đĩa cứng (download từ web site của hãng sản xuất bo mạch chủ trên internet).
- Nếu tất cả các bước trên cũng không giải quyết được vấn đề, có lẽ bạn phải thực hiện bước sau cùng (dù bạn không hề muốn) là cài lại hệ điều hành Windows (nếu đĩa vẫn còn đọc/ghi bình thường).
22/ Hỏi: Khi chạy bất kỳ ứng dụng nào, tôi để ý thấy khi nó bắt đầu thực hiện tác vụ ghi lên đĩa cứng là xuất hiện thông báo lỗi "Serious Disk Error Writing" (lỗi ghi đĩa nghiêm trọng). Có phải đĩa cứng của tôi sắp bị hư không? Tôi phải xử lý như thế nào đây?
Đáp: Chờ một chút, đóng tất cả các chương trình đang chạy khác, thử cho thực hiện lại tác vụ ghi đĩa (bằng cách nhấn nút Retry chẳng hạn). Nếu vẫn không có tác dụng, bạn thử cho chạy chương trình ScanDisk: chọn Windows Start/Programs/Accessories/System Tools/Scandisk. Chọn ổ đĩa cứng, bấm chọn Thorough, và sau đó bấm chọn Start. Nếu Scandisk bị đứng, thử đóng lại và khởi động lại ScanDisk. Nếu Scandisk báo lỗi mà nó có thể khắc phục được, bấm Finish và kiểm tra xem lỗi có được khắc phục không. Nếu Scandisk báo là không thể khắc phục được (có thể do sự cố phần cứng hay hư hỏng vật lý), bạn tắt máy và tháo nắp máy để kiểm tra bên trong. Kiểm tra lại các đầu cáp nốiì (gắn chặt nếu cần) đồng thời kiểm tra xem nhiệt độ môi trường. Nếu máy quá nóng, bạn cần chờ khoảng 30 phút đến một tiếng cho máy nguội hẳn sau đó bật máy trở lại. Nếu máy vào được Windows bình thường và không báo lỗi ghi đĩa thì cáp lỏng hay máy quá nóng là nguyên nhân của vấn đề, lúc này bạn nên tranh thủ sao lưu tất cả các dữ liệu cần thiết lên ổ đĩa khác. Nếu lỗi ghi đĩa vẫn tiếp tục xuất hiện và máy cũng không quá nóng thì đĩa cứng của bạn có trục trặc về vật lý, bạn cần liên hệ với nhà cung cấp nếu còn thời gian bảo hành.
23/ Hỏi: Tại sao tôi nhận được các lỗi về bộ nhớ hay vùng đĩa trống (storage space) sau khi cài đặt phần mềm mới?
Đáp: Windows XP, Windows 2000, và Windows NT đều có một trị IRPStackSize kiểm soát việc có bao nhiêu dung lượng RAM và dung lượng đĩa cứng vật lý còn trống đối với các ứng dụng mới, nhưng một số phần mềm mới cài đặt lại thiết lập trị này không đúng. Trị này trong phạm vi từ 11 đến 20 đối với XP và từ 11 đến 15 đối với Win2K và NT. Nếu Bạn thiết lập trị này nhỏ hơn 11, Bạn sẽ nhận được một thông báo lỗi cho biết rằng hệ thống không có đủ vùng lưu trữ trống trên máy chủ (hoặc máy đóng vai trò máy chủ trong một tác vụ chủ/khách nào đó). Kết quả là các máy trạm (clients) sẽ không thể truy cập các tài nguyên dùng chung trên mạng và mã biến cố (Event ID) 2011 sẽ xuất hiện trong bản nhật ký hệ thống (System log).
Để thiết lập IRPStackSize trở lại trị mặc nhiên (15 đối với XP, 11 đối với NT), Bạn thực hiện các bước sau:
1. Khởi động Registry Editor (tức là regedit.exe).
2. Duyệt đến mục khóa HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\lanmanserver\parameters.
3. Bấm kép IRPStackSize (hoặc nếu mục này chưa có, tạo mới mục dữ liệu IRPStackSize (nhớ đúng chử in và chử thường) có kiểu là DWORD.
4. Thay đổi base về decimal, thiết lập trị 11 đối với Win2K hay NT hay 15 đối với XP, và bấm OK.
Khởi động lại máy tính.
24/ Hỏi: Khi bật máy lên, ngoài phần kiểm tra BIOS thì không xuất hiện gì cả? Em phải làm như thế nào?
Đáp: Như thường lệ, khi bật máy tính, thay vì logo Windows quen thuộc, thì hôm nay bạn chẳng nhìn thấy gì cả. Bạn nghĩ, "thế là đĩa cứng của mình đi đứt rồi!", và bắt đầu lo lắng, phải làm gì đây?
1. Ðừng quá lo lắng: Màn hình trống rỗng hoặc trục trặc trong quá trình khởi động không phải lúc nào cũng do hỏng đĩa cứng. Ðĩa cứng hiện nay thường "thọ" hơn các bộ phận khác của PC, cũng như việc chạy các tiện ích hệ thống không cần thiết hoặc thay và cài đặt lại phần cứng thường.
2. Khởi động lại: Tắt máy tính, chờ 10 giây, và bật máy lại. Ðộng tác này sẽ điều chỉnh lại máy tính - và thông thường thì vậy là đủ để giải quyết trục trặc này.
3. Kiểm tra bên ngoài: Nếu màn hình vẫn trống rỗng, kiểm tra lại tất cả các dây tiếp điện, cáp nối, và các đầu nối để bảo đảm là chúng không bị lỏng. Kiểm tra thiết bị chống đột biến điện, bảo đảm cầu chì của nó chưa bị đứt hoặc chưa bị hư hỏng. Ðồng thời phải kiểm tra lại các núm vặn tương phản và xem độ sáng màn hình có bị vặn xuống mức thấp nhất không.
4. Lắng nghe tiếng động: Khi PC khởi động bạn phải lắng nghe tiếng quạt chạy ở bộ nguồn cấp điện. Bạn cũng phải nghe thấy tiếng quay của đĩa cứng. Nếu tất cả đều im lặng, có thể nguồn cấp điện bị hỏng hay một chỗ nối điện bị lỏng. Hãy mở nắp hộp máy và kiểm tra để bảo đảm tất cả các dây cáp đều được gắn chắc. Nên nhớ là phải luôn đeo vòng chống tĩnh điện hay có các biện pháp khử tĩnh điện thân thể trước khi chạm vào bất kỳ một bộ phận nào bên trong PC.
Nếu nghe thấy một loạt tiếng bip trước khi hệ thống bị treo, bạn phải ghi nhớ số tiếng bip và các tiếng đó dài hay ngắn. Thông báo lỗi bằng âm thanh này được tạo ra từ BIOS hệ thống và cho bạn biết những thông tin về một trục trặc đã được phát hiện. Tìm nhà sản xuất máy tính để xác định thông báo lỗi đó có nghĩa cụ thể là gì.
5. Tìm các đầu mối: Khi khởi động PC chạy chương trình Power-On Self Test (Kiểm tra khi mở máy) để xác nhận sự hiện diện của các bộ phận phần cứng chủ yếu như chip nhớ, card video và ổ đĩa.
Quan sát kỹ các thông báo lỗi xuất hiện trên màn hình.
Bạn cũng có thể đọc thấy câu xác nhận hoặc thông báo lỗi khi hệ thống khởi động các thiết bị cao cấp hơn như ổ CD-ROM. Tuy vậy, không phải lúc nào cũng cần thông báo lỗi. Nếu hệ thống bị treo trong khi đang thiết lập cấu hình cho một thiết bị ngoại vi thì có khả năng đó chính là thủ phạm.
Nếu hệ thống của bạn khởi động Windows thì ít nhất một phần đĩa của bạn vẫn hoạt động. Windows 95 và 98 vẫn dùng các tập tin DOS autoexec.bat và config.sys để nạp các driver đối với một số bộ phận phần cứng cũ. Nếu PC của bạn bị treo trong lúc nạp driver này, hãy nhấn sau khi thấy "Starting Windows 9x". Ðộng tác này cho phép bạn chạy các tập tin đó mỗi lần một dòng để thấy rõ trục trặc xảy ra khi đang nạp thiết bị nào.
- Nếu nhìn thấy thông báo lỗi "Boot disk failure" hoặc "Operating system not found" thay vì thông báo "Starting windows 9x", thì có nghĩa là PC không nạp được Windows từ đĩa cứng. Có thể đĩa cứng đã bị hỏng nặng.
6. Khởi động từ đĩa mềm. Quá trình này sẽ bỏ qua ổ đĩa cứng và dùng để xác nhận máy tính của bạn vẫn bình thường. Dùng đĩa khởi động Windows kèm theo máy của bạn (nếu không có đĩa khởi động này thì tốt nhất là tạo ra một đĩa như vậy). Cách làm như sau: Ðưa đĩa vào ổ đĩa mềm, nhấn Add/Remove Programs trong Control Panel, chọn Startup Disk và nhấn Create Disk.
Khởi động lại hệ thống bằng đĩa khởi động trong ổ đĩa mềm. Nếu hệ thống khởi động thành công và hiển thị dấu nhắc A:\> có nghĩa là PC của bạn đang hoạt động tốt. Thử truy cập đĩa cứng bằng cách gõ C: và nhấn Enter. Nếu thấy xuất hiện dấu nhắc C:\>, thì chuyển đổi các thư mục và thử chép một tập tin nhỏ vào đĩa mềm.
Nếu thành công, bạn có thể ghi vào đĩa cứng, và đĩa cứng có thể vẫn còn một sức sống nào đó (đôi khi các đĩa cứng chết từ từ). Tận dùng thời cơ để sao lưu các tập tin quan trọng, sau đó chạy một tiện ích chẩn đoán đĩa cứng như ScanDisk hoặc Norton Disk Doctor.
7. Kiểm tra thông số CMOS. Nếu gặp thông báo lỗi "Dirve C: not found" (hoặc đại khái như vậy), có thể PC của bạn không nhận ra đĩa cứng vì bị mất các thông số thiết lập CMOS. Ðiều này xảy ra khi pin nuôi CMOS yếu hoặc hỏng. Ðể khắc phục, vào chương trình setup CMOS: Trong khi PC đang khởi động, nhấn phím hoặc hoặc hoặc bất kỳ phím nào do nhà sản xuất PC quy định (xem tài liệu kỹ thuật kèm theo máy). Nếu không có đĩa cứng nào được liệt kê, bạn phải nhập lại thông số cài đặt đĩa cứng này. Bạn có thể khai báo các thông số một cách thủ công (các thông số này thường được in trên vỏ ổ đĩa cứng), nhưng hầu hết các PC sẽ nhập lại chúng dùm bạn bằng tiện ích tự động lập cấu hình ổ cứng của chương trình cài đặt CMOS.
Nếu đã thực hiện tất cả các bước kể trên mà ổ đĩa cứng của bạn vẫn bị trục trặc thì đã đến lúc phải hỏi các chuyên gia.
25/ Hỏi: Đĩa cứng của em dạo này làm việc chậm hơn trước nhiều (đĩa còn mới) và lại hay bị kêu. Em format lại đĩa với thông số (/s) nhưng không được. Khi format không có thông số (/s) (A:/Format C:) thì được, sau đó thực hiện sys các tập tin hệ thống từ A: qua C: máy vẫn làm việc bình thường. Xin cho biết nguyên nhân và cách khắc phục.
Đáp: Bạn có thể tiến hành các thao tác sau để tối ưu hóa việc truy xuất đĩa cứng:
- Nếu cần Fdisk và Format lại đĩa cứng, bạn nên nhận dạng lại đĩa cứng và cho nó làm việc ở chế độ LBA (trong phần autodetect harddisk của CMOS RAM Setup).
- Kiểm tra và diệt virus trên đĩa cứng bằng các trình diệt mới nhất để đảm bảo máy không có virus.
- Dọn dẹp các file không cần thiết trên đĩa để tạo không gian trống nhiều nhất có thể có.
- Chạy trình scandisk để kiểm tra và chữa trị tính đúng đắn và tin cậy của đĩa cứng.
- Chạy trình defrag để sắp xếp nội dung các file liên tục nhau trên đĩa cứng nhằm truy xuất nhanh hơn.
- Nếu bạn làm việc trên môi trường DOS thì nên chạy SMARTDRV.EXE để "cache" đĩa, gia tăng hơn nữa tốc độ truy xuất file trên đĩa. Sở dĩ bạn có cảm giác đĩa chạy chậm, hay kêu to hơn có thể là do đĩa quá đầy và/hoặc bạn không dùng trình smartdrv khi làm việc trên môi trường DOS.
26. Hỏi: Bảng parttion con của phần Extended nằm tại đâu? Cấu trúc như thế nào?
Đáp: Nếu bạn muốn chia nhiều hơn 4 partition, bạn cần phải dùng khái niệm partition nới rộng (Extented Partition). Partition nới rộng có thể chứa nhiều ổ đĩa luận lý (drive logical), thông tin về các ổ đĩa luận lý trong 1 partition nới rộng được chứa theo cấu trúc danh sách liên kết, bắt đầu từ record thông tin của partition nới rộng trong Partition Table". Thông tin chi tiết về "Partition Table" và danh sách liên kết các ổ đĩa luận lý trong partition nới rộng được trình bày trong bài "Partition Table" của CD MSDN của Microsoft.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top