#$Xoa bóp bấm huyệt#%

Câu 1: Định nghĩa,phân loại,những điều chú ý khi chữa bệnh bằng xoa bóp,những nguyên tắc khi xoa bóp cơ bản,những chất thường dùng trong xoa bóp

a)Định nghĩa

Xoa bóp dân tộc là 1 pp phòng bệnh và chữa bệnh với sự chỉ đạo của lý luận yhct.đặc điểm of nó là dùng bàn tay,ngón tay là chính để tác động lên huyệt da thịt gân khớp của người bệnh, nhằm đạt tới mục đích phòng bệnh và chữa bệnh.ưu điểm là giản tiện, rẻ tiền có hiệu quả,có phạm vi chữa bệnh rộng,có giá trị phòng bệnh

b)Phân loại xoa bóp

-xoa bóp phục hồi sức khỏe

-xoa bóp chữa bệnh

-xoa bóp trong chấn thương và thể dục thể thao

-xoa bóp thẩm mỹ

-1 số pp xoa bóp khác:xoa bóp chân,tác động cột sống

c)Những điều chú ý khi chữa bệnh bằng xoa bóp

*Cần làm cho người bệnh tin tưởng vào pp để người bệnh phối hợp tốt với thấy thuốc trong quá trình xoa bóp và phát huy sự nỗ lực chủ động trong quá trình đấu tranh với bệnh tật.Do đó,cần chú ý giải thích rõ nguyên nhân bệnh, chỉ dẫn người bệnh những điều cần chú ý và pp tập luyện ở nhà

*Cần có chẩn đoán rõ ràng rồi mới tiến hành xoa bóp.không làm xoa bóp khi người bệnh quá đói,quá no.Trước khi làm thủ thuật nên để người bệnh ngồi nghỉ thoải mái 5-10 phút.chú ý thủ thuât nặng hay nhẹ phải hợp người bệnh.VD: đau ở chứng thực làm mạnh ở chứng hư làm nhẹ và từ từ,lần đầu làm nhẹ,bắt đầu và kết thúc làm nhẹ, làm ở nơi đau phải chú ý sức chịu đựng của người bệnh không làm quá mạnh.Sau mỗi lần xoa bóp,hôm sau người bệnh thấy mệt mỏi là đã quá mạnh,lần sau cần giảm nhẹ

*Khi xoa bóp thấy thuốc phải theo dõi người bệnh, thái độ hòa nhã,nghiêm túc.Đối với người bệnh mới nhất là nữ, cần nói rõ cách làm để họ yên tâm phối hợp chặt chẽ với thầy thuốc và tránh những hiểu lầm đáng tiếc

*Đợt chữa bệnh và thời gian 1 lần xoa bóp

-Đợt chữa bệnh

Để tránh hiện tượng nghiện xoa bóp và phát huy tác dụng.mỗi đợt chữa bệnh thường từ 10-15 lần là vừa

Với những bệnh cấp tính mỗi ngày có thể làm 1 lần

Với chứng bệnh mạn tính thường cách 1 ngày làm 1 lần hay 1 tuần làm 2 lần

-Thời gian 1 lần xoa bóp

Nếu xoa bóp toàn thân thường từ 30 đến 40 phút nếu xoa bóp bộ phận of cơ thể thường từ 10-15 phút

c)Những nguyên tác xoa bóp cơ bản

-điều chỉnh âm dương

-điều chỉnh chức năng kinh lạc và khí huyết tạng phủ

-phục hồi chức năng vận động cân cơ xương khớp

-củng cố phục hồi và tăng cường các hoạt động sống của cơ thể

d)Những chất thường dùng trong xoa bóp

Trong khi xoa bóp có thể dùng 1 số thuốc để tăng thêm tác dụng. Những chất thường dùng trong xoa bóp là

-nước gừng:dùng gừng sống giã nát để vào hộp thủy tinh,lấy nước gừng này bôi vào tay thầy thuốc để xoa cho người bệnh

Nước gừng có tính chất tăng thêm tác dụng phát tán hàn tà

-nước lã:dùng nước lã để xoa bóp trong trường hợp có sốt cao để tăng thêm tác dụng thanh nhiệt

-bột tan(phấn rôm):thường dùng bột này để làm trơn da khi xoa bóp

-rượu trắng:dùng loại rượu tốt để tăng thêm tác dụng hoạt huyết khu tà và hạ nhiệt(ở trường hợp bệnh do phong hàn, phong thấp và người đang bị sốt)

-ngoài ra nói chung khi xoa bóp còn có thể dùng dầu xoa bóp làm trơn để cho xoa bóp được dễ dàng

Câu 2: tác dụng của xoa bóp

Xoa bóp là 1 loại kích thích vật lý, trực tiếp tác động vào da thịt và các cơ quan cảm thụ của da và cơ, gây nên những thay đổi về thần kinh thể dịch, nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến toàn thân

*Tác dụng đối với thần kinh

Cơ thể thông qua hệ TK có những phản ứng đáp lại tích cực đối với những kích thích của xoa bóp

-xoa bóp có ảnh hưởng rất lớn đối với hệ TK thực vật, nhất là đối với hệ TK giao cảm, qua đó gây nên những thay đổi trong 1 số hoạt động của nội tạng và mạch máu.

VD: xoa bóp gáy,lưng,vai có thể gây nên thay đổi ở cơ quan do TK thực vật ở cổ chi phối và các cơ quan do trung khu thực vật cao cấp ở chất xám não thất III chi phối,do đó có thể dùng để chữa bệnh ở mũi họng

Xoa bóp lưng dưới, thắt lưng, xương cùng để điều tiết dinh dưỡng và tuần hoàn các cơ quan trong hố chậu lớn,nhỏ và chi dưới

Phát C7 có thể gây phản xạ cơ tim(co lại)

-Xoa bóp có thể gây nên thay đổi điện não

Kích thích nhẹ nhàng gây hưng phẫn, kích thích mạnh thường gây ức chế

*Tác dụng đối với da

Có ảnh hưởng trực tiếp đến da và thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân

-Ảnh hưởng đến toàn thân: các chất nội tiết đc bài tiết ra khi xoa bóp da thấm vào máu và có thể tăng cường hoạt động của mạch máu và TK ở da.Mặt khác, thông qua phản xạ thần kinh,xoa bóp có tác động đến toàn cơ thể

Như vậy,xoa bóp đã có tác dụng đối với toàn thân:tăng cường hoạt động của TK,nâng cao quá trình dinh dưỡng và năng lực hoạt động của cơ thể

-Ảnh hưởng cục bộ:xoa bóp làm cho hô hấp của da tốt hơn,mạch máu dãn có lợi cho việc tăng dinh dưỡng ở da, làm cho da co dãn tốt hơn, da bóng đẹp, có tác dụng tốt đối với chức năng bảo vệ của da,mặt khác xoa bóp có thể làm nhiệt độ của da tăng lên do mạch tại chỗ và toàn thân dãn

*Tác dụng đối với gân, cơ khớp

-Đối với cơ

Xoa bóp có tác dụng làm tăng cường năng lực làm việc, sức bền bỉ của cơ và phục hồi sức khỏe cho cơ nhanh hơn khi không xoa bóp,khi cơ làm việc quá căng,gây phù nề co cứng và đau,xoa bóp có thể giải quyết tốt các chứng này

Nó có khả năng chữa teo cơ rất tôt.ngoài ra, nó có thể có tác dụng tăng dinh dưỡng cho cơ

-Đối với gân, khớp

Xoa bóp có khả năng tăng tính co giãn, tính hoạt động của gân,dây chằng, thúc đẩy việc tiết dịch ở khớp và tuần hoàn quanh khớp.nó còn có thể dùng để chữa bệnh khớp

*Tác dụng đối với tuần hoàn

-tác dụng đối với huyết động:1 mặt xoa bóp làm giãn mạch,trở lực trong mạch giảm đi, mặt khác xoa bóp trực tiếp đẩy máu về tim, do đó xoa bóp vừa giảm gánh nặng cho tim vừa giúp máu trở về tim tốt hơn

-đối với người cao huyết áp ít luyện tập, xoa bóp có thể làm hạ huyết áp

-xoa bóp trực tiếp ép vào lympho,nên giúp tuần hoàn lympho nhanh và tố hơn,do đó có thể có tác dụng tiêu sưng

-trong khi xoa bóp,số lượng hồng cầu hơi tăng,xoa bóp xong lại trở về như cũ,số lượng bạch cầu,huyết sắc tố cũng có thể hơi tăng

Sự thay đổi nhất thời này có tác dụng tăng cường sự phòng vệ cho cơ thể

*Tác dụng đối với hô hấp tiêu hóa và quá trình trao đổi chất

-đối với hô hấp

Khi xoa bóp,thở sâu lên,có thể do trực tiếp kích thích vào thành ngực và phản xạ TK gây nên,do đó có tác giả dùng xoa bóp để chữa các bệnh phế khí thũng,hen phế quản,xơ cứng phổi để nâng cao chức năng thở và ngăn chặn sự suy sụp của chức năng thở

-Đối với tiêu hóa

Có tác dụng tăng cường nhu động của dạ dày,của ruột và cải thiện chức năng tiêu hóa,khi chức năng tiết dịch của tiêu hóa kém,dùng kích thích vừa hoặc nhẹ để giảm tiết dịch

-Đối với quá trình trao đổi chất

Xoa bóp làm tăng lượng nước tiểu bài tiết ra,nhưng không thay đổi acid trong máu,có tác giả nêu lên xoa bóp 2-3 ngày sau,chất nito trong nước tiểu tăng lên và kéo dài vài ngày,do tác dụng phân giải protid của xoa bóp gây nên.xoa bóp toàn thân có thể tăng nhu cầu về dưỡng khí 10-15%đồng thời cũng tăng lượng tiết than khí

Câu 3: Trình bày các thủ thuật tác động lên da

*Xát

Dùng gốc bàn tay,mô ngón út hoặc mô ngón cái,xát trên da theo hướng thẳng đi lên đi xuống hoặc sang phải sang trái.da tay của thầy thuốc trượt lên da cảu người bệnh,có thể dùng dầu,bột tan để làm trơn da

Toàn thân chỗ nào cũng xát được

Tác dụng:thông kinh hoạt lạc,lý khí,làm hết đau,hết sưng,khu phong,tán hàn,thanh nhiệt

*Xoa

Dùng gốc bàn tay,mô ngón út hoặc mô ngón cái xoa tròn trên da,da tay của thầy thuốc trượt trên da người bệnh.là thủ thuật mềm mại,thường dùng ở bụng hoặc nơi có sưng đỏ

Tác dụng:nếu dùng ở bụng:lý khí hòa trung(tăng cường tiêu hóa).nếu dùng ở nơi sưng đau:thông khí huyết, làm hết sưng,giảm đau

*Miết

Dùng vân ngón tay cái ấn chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng lên hoăc xuống hoặc sang phải,sang trái.tay của thầy thuốc di động làm căng và làm chùng da của người bệnh ở 2 phía của thủ thuật.Hay dùng ở đầu bụng

Tác dụng:nếu miết ở đầu:khai khiếu,trấn tĩnh,bình can,giáng hỏa,làm sáng mắt.Nếu miết ở bụng:kiện tỳ,tăng cường tiêu hóa

*Phân

Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón út của hai tay đặt cùng 1 chỗ tẽ ra 2 bên theo hướng trái ngược nhau.khi phân da người bệnh bị kéo căng ra 2 hướng ngược nhau trong khi ở phía kia,da bị chùng lại.dùng ở trán,bụng,ngực,lưng

Tác dụng:nếu phân ở trán:bình can,giáng hỏa.nếu phân ở bụng,ngực,lưng:kiện tỳ,làm thư thái ngực,trợ chính khí

*Hợp

Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón út của 2 tay từ 2 chỗ khác nhau đi ngược chiều và cùng đến 1 chỗ.tay của thầy thuốc như ở thủ thuật phân

Dùng ở trán,bụng,lưng,ngực

Tác dụng:nếu hợp ở trán:bình can,giáng hỏa.nếu hợp ở lưng,ngực,bụng:trợ chính khí,kiện tỳ

*Véo

Dùng ngón tay cái,ngón tay trỏ hoặc những đốt thứ 2 của ngón cái với đốt thứ 3 của ngón trỏ,kẹp da,kéo da lên và đẩy da liên tiếp làm cho da của người bệnh luôn bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc.hay dùng ở lưng,trán

-tác dụng:nếu véo ở trán:bình can,giáng hỏa,thanh nhiệt,khu phong,tán hàn

Nếu véo ở lưng:làm nhẹ thì nâng cao chính khí,làm mạnh thì khu phong tán hàn

*Phát

Bàn tay hơi khum,giữa lòng bàn tay hơi lõm,phát từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh.khí phát do áp lực không khí trong bàn tay thay đổi da bị đỏ đều lên

Dùng ở vai,thắt lưng,tứ chi

Tác dụng:thông kinh lạc,mềm cơ,giảm cảm giác nặng nề

Câu 4: Trình bày các thủ thuật tác động lên cơ

*Day

Dùng gốc bàn tay,mô ngón tay út, mô ngón tay cái hoặc ngón tay cái,ấn xuống da thịt của người bệnh và di động chậm theo đường tròn.làm ở diện rộng hay hẹp,sức dùng mạnh hay yếu là tùy tình hình bệnh.đây là thủ thuật mềm mại,trực tiếp tác dụng lên da thịt người bệnh.hay dùng ở nơi đau

-tác dụng:nếu day ở nơi đau:làm giảm sưng,hết đau,khu phong, thanh nhiệt,làm mềm cơ

*Đấm và chặt

-Đấm:nắm hờ tay,dùng mô ngón út đấm vào chỗ bị bệnh

-Chặt:mô bàn tay và dùng mô ngón út chặt liên tiếp vào chỗ bị bệnh.thường dùng ở nơi nhiều thịt

Nếu xoa bóp ở đâu thì xòe bàn tay,cùng ngón út chặt vào đầu người bệnh.khi chặt ngón út sẽ đập vào ngón đeo nhẫn,ngón này đập vào ngón giữa,ngón giữa dồn vào ngón trỏ và phát thành tiếng kêu

-tác dụng:thông khí huyết, tán hàn,khu phong,làm mềm cơ,giảm mệt mỏi

*Lăn

Dùng khớp ngón tay,bàn tay của các ngón út,ngón nhẫn,ngón giữa với 1 sức ép nhất định vận động khớp cổ tay để làm 3 khớp ngón tay,bàn tay lần lượt lăn trên bộ phận cần xoa bóp(nhất là ở chỗ đau)

-Tác dụng:khu phong tán hàn,thông kinh hoạt lạc,làm lưu thông khí huyết do đó giảm đau,làm khớp vận động được dễ dàng

Thủ thuật này có tác dụng thấm sâu vào thịt có diện tích kích thích lớn nên hay được dùng trong tất cả các trường hợp xoa bóp

*Bóp

Dùng ngón tay cái và các ngón tay kia bóp vào da thịt ở nơi bị bệnh,có thể bóp bằng 2 ngón tay,ba ngón tay,4 ngón tay hoặc 5 ngón.lúc đó vừa bớp vừa hơi kéo thịt lên,không được để thịt hoặc gân trượt dưới tay vì sẽ gây đau

Dùng ở vai gáy,lưng,tứ chi.sức bóp mạnh hay nhẹ tùy theo đối tượng

-tác dụng:giải nhiệt,khai khiếu,khu phong tán hàn,thông kinh hoạt lạc

*Vờn

2 bàn tay hơi cong bao lấy vị trí xoa bóp rồi chuyển động ngược chiều kéo theo cả da thịt người bệnh ở chỗ đó chuyển động theo.dùng sức phải nhẹ nhàng vờn từ trên xuống,từ dưới lên

Dùng ở chân,tay,vai,lưng,sườn

-tác dụng:nếu dùng ở sườn:bình can,giải uất.nếu dùng ở nơi khác:thông kinh hoạt lạc,điều hòa khí huyết,làm mềm cơ

Câu 4:Trình bày các thủ thuật tác động lên khớp

a)Vận động

Mỗi khớp có 1 cách vận động khác nhau nhưng khi vận động cần thống nhất ở những điểm sau

-cần nắm vững phạm vi vận động sinh lý của khớp cần vận động

-cần nắm vững trạng thái vận động hiện nay của khớp bị bệnh để có hướng vận động thích hợp

-phần trên của khớp cần vận động phải được cố định để có thể làm vận động khớp được dễ dàng

-với khớp vận động bị hạn chế,mỗi lần vận động đều làm rộng hơn phạm vi hoạt động 1 chút,lúc nayf bệnh nhân có thể đau,nhưng chịu đựng được.nếu làm rộng quá mức bệnh nhân sẽ đau và chống lại

-tác dụng:thống lý,mở khớp,tán nhiệt,làm tăng sức hoạt động của các chi

b)Vê

dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái vê theo 3 đường ngược chiều nhau.thường dùng ở ngón tay,ngón chân

tác dụng:làm trơn khớp,thông khí huyết

c)Rung tay

người bệnh ngồi thẳng nghiêng về phía đối diện với tay đau như để kéo co với thầy thuốc.thầy thuốc đứng bên cạnh phía tay đau,2 tay cùng nắm cổ tay người bệnh từ tư kéo giãn các khớp cánh tay(người bệnh ngả người về phía đối diện),hít 1 hơi dài lấy sức rồi dùng sức rung tay mình làm tay người bệnh rung như làn sóng,dùng ở chi trên là chính

-tác dụng:làm trơn khớp,giảm nhiệt,mềm cơ,giảm mỏi mệt

Câu 5:Trình bày cách vận động khớp cổ

Vận động khớp cổ có nhiều cách

*Quay cổ:thầy thuốc đưng sau lưng bệnh nhân,1 tay đỡ cằm,tay kia để ở xương chẩm từ từ vận động đầu bệnh nhân qua phải,trái với góc độ tăng dần khi làm nhớ bảo bệnh nhân không cưỡng lại,đến khi nào thầy thuốc cảm thấy cơ mềm và không thấy trở lực gì ở tay,lúc đó thầy thuốc sẽ dùng sức hơi mạnh lắc đầu bệnh nhân sang phải và làm tiếp phía bên kia.trong khi vận động lắc như vậy có thể nghe thấy tiếng kêu ở khớp cổ

*Nghiêng cổ

Cẳng tay thầy thuốc để sát bên cổ trái người bệnh tay kia làm động tác nghiêng cổ người bệnh vài lần rồi đột ngột nghiêng đầu mạnh sang bên trái.lúc đó có thể gây tiếng kêu ở khớp cổ.làm tiếp bên cổ phải cũng như bên cổ trái

*Ngửa cổ

Cằng tay thầy thuốc để sau gáy người bệnh,tay kia để ở trán,làm động tác ngửa cổ,cúi cổ người bệnh vài lần rồi đột nhiên ngửa cổ ra sau,có thể gây tiếng kêu ở khớp cổ

*Tổng hợp các động tác cổ:đứng sau lưng người bệnh,1 tay thầy thuốc để ở xương chẩm,1 tay để ở xương hàm dưới dùng sức nhấc đầu bệnh nhân lên và vận động cổ:quay,nghiêng,cúi,ngửa vài lần

*chú ý khi vận động cổ,người bệnh cần phối hợp chặt chẽ tự nhiên không lên gân,không cự lại,chỉ trong điều kiện này thủ thuật vận động mới đạt kết quả

Câu 6:Trình bày cách vận động khớp vai

-1 tay giữa vai,1 tay cầm cổ tay người bệnh quay tròn 2-3 lần để chuẩn bị vận động cũng như xem phạm vi hoạt động của khớp đến đâu

-kéo dãn cánh tay ran gang,rồi đưa lên cao,ra trước,qua sát ngực,rồi vòng xuống dưới từ 3-5 lần khi đưa lên cao chú ý phạm vi hoạt động hiện tại của vai,đưa lên đến mức người bệnh vừa thấy đau là đủ.không nên đưa lên quá

-2 bàn tay thầy thuốc gài với nhau để lên vai người bệnh,tay người bệnh để trên khuỷu tay thầy thuốc.sau đó,thầy thuốc vừa ấn vai người bệnh xuống vừa từ từ đưa tay người bệnh lên cao rồi hạ xuống 3-4 lần

-nắm ngón tay cái người bệnh,vòng cánh tay từ dưới lên trên từ sau ra trước rồi kéo xuôi tay người bệnh ra phía sau lưng 2-3 lần

Câu 7:Trình bày cách vận động khớp khuỷu(cánh tay-cẳng tay),vận động khớp cổ tay

*Vận động khớp khuỷu

1 tay giữ phía trên khớp khuỷu,1 tay nắm cổ tay người bệnh rồi làm động tác gập,duỗi và quay sấp ngửa 3-5 lần

*vận động khớp cổ tay

2 tay thầy thuốc nắm bàn tay người bệnh,2 ngón tay cái của thầy thuốc để ô mô ngón út và mô ngón cái của người bệnh,dùng ngón cái đẩy bàn tay người bệnh ngừa ra sau,trong khi đó các ngón khác kéo gốc bàn tay người bệnh lại,ấn chặt ở tay và kéo dần cổ tay lên

Câu 8:Trình bày cách vận động khớp háng,khớp gối,khớp cổ chân,khớp cùng chậu

a)vận động khớp háng

để bàn chân này lên đầu gối kia và ngả chân ra giường 2-3 lần

co chân lại để bàn chân hơi chếch ra ngoài và đẩy đùi này khép vào đùi kia 2-3 lần

co chân và gấp đùi lên bụng 2-3 lần

nằm sấp đưa dạng chân ra rồi khép chân lại

b)vận động khố gối

-nằm ngửa:bắt chân người bệnh gác lên cẳng tay thầy thuốc,tay kia để ở gối người bệnh,làm động tác co duỗi vài lần,rồi khi duỗi chân ra đột nhiên ấn mạnh vào đầu gối dãn ra 1-2 lần

-nằm sấp gấp chân người bệnh để đưa gót chân éo vào mông 2- 3 lần

c)vận động khớp cùng chậu

-người bệnh nằm nghiêng:chỉ bị bệnh ở trên,thầy thuốc đứng sau người bệnh,1 tay để ở vùng cùng chậu,1 tay kéo giãn chi dưới rồi gấp nhanh chi dưới vào bụng(chân co lại,đùi ép vào bụng) tay kia giữ chặt khớp cùng chậu,làm 1-2 lần

-người bệnh nằm ngửa,co gập chi dưới vào bụng(chân co lại,đùi ép vào bụng)thầy thuốc 1 tay giữ chân,1 tay đẩy đầu gối người bệnh sang bên phải,rồi sang bên trái 2-3 lần

Câu 9:Trình bày cách vận động khớp thắt lưng-cùng,vặn cột sống thắt lưng,ưỡn cột sống thắt lưng

*vận động khớp thắt lưng-cùng

Người bệnh nằm ngửa:co gập 2 chi dưới vào bụng,thầy thuốc 1 tay giữ gối,1 tay để vào vùng cùng cụt và làm cho người cong lại hơn nữa rồi thả ra,làm 2-3 lần

*vặn cột sống thắt lưng

Người bệnh nằm nghiêng:chân trên co,đầu gối để xuống giường,chi dưới để thẳng tự nhiên,tay trên để ra sau lưng,tay dưới để tự nhiên,thầy thuốc cùng 1 lúc 1 tay đẩy mông người bệnh từ đằng sau ra trước,1 tay đẩy vai người bệnh từ trước ra sau.có thể nghe tiếng kêu ở lưng.đổi bên làm như bên này

*ưỡn lưng cột sống lưng

Người bệnh nằm sấp,thầy thuốc 1 tay ấn vào vùng thắt lưng,1 tay nhấc cao 2 chân người bệnh 2-3 lần

Câu 10:Trình bày các thủ thuật tác động lên huyệt

*Ấn

Dùng ngón tay cái ấn vào huyệt,nếu ấn ở chỗ khác rộng hơn có thể dùng góc bàn tay mô ngón út và mô ngón út để ấn

-tác dụng:thông kinh lạc,thông kinh bế tắc,giảm đau ở huyệt và các tạng phủ có quan hệ với huyệt

*Day

Dùng ngón tay cái,hoặc ngón tay giữa ấn lên huyệt rồi day ngón tay theo đường tròn,tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính với nhau,da người bệnh di động theo tay của thầy thuốc

-tác dụng:nếu day ở nơi đau:làm giảm sưng,hết đau,khu phong,thanh nhiệt, làm mềm cơ

*Điểm

Thường dùng ngón tay giữa để thẳng,ngón tay trỏ hơi cong để lên lưng của ngón giữa,ngón tay cái để vào phía dưới bên trong ngón giữa để đỡ cho ngón giữa,tác động thẳng góc và từ từ vào huyệt.có thể dùng ngón cái,đốt thứ hai của ngón trỏ,ngón giữa.nếu huyệt ở sâu như Hoàn khiêu và ở người có cơ mông dày,dùng ngón tay không kết quả thì dùng khuỷu tay tác động thẳng góc vào huyệt

Thường dùng ở mông,lưng,thắt lưng,tứ chi

*Bấm

Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt,động tác đột ngột mạnh nhanh.dùng ở huyệt Nhân trung,thập tuyên...

Tác dụng:khai khiếu,làm tỉnh người

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #huong