XDPL trong TPQT

Giải thích tại sao xung đột pháp luật không xuất hiện trong các ngành luật trong nước khác và công pháp quốc tế

Khái niệm xung đột pháp luật:

Hiện tượng pháp luật của hai hay nhiều nước khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài được gọi là hiện tượng xung đột pháp luật.

Nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật:

• Quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, thương mại và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài không được điều chỉnh bằng quy phạm thực chất thống nhất.

• Có sự khác nhau về nội dung trong pháp luật của các nước; hoặc có sự khác nhau trong việc giải thích và áp dụng những quy định giống nhau về mặt hình thức

* Cách thức giải quyết xung đột pháp luật:

• Xây dựng và áp dụng các quy phạm thực chất thống nhất.

• Tiêu chuẩn hóa luật thực chất trong nước.

• Xây dựng và áp dụng các quy phạm xung đột.

• Áp dụng nguyên tắc "Luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự".

• Đối tượng điều chỉnh của TPQT là các quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài.

• Quan hệ pháp luật nào được xem là các quan hệ pháp luật dân sự?

Các quan hệ pháp luật được xem là quan hệ pháp luật dân sự:

• Quan hệ dân sự như đã được quy định trong BLDS Việt Nam;

• Quan hệ lao động;

• Quan hệ thương mại;

• Quan hệ hôn nhân gia đình;

• Quan hệ tố tụng dân sự

Tư pháp quốc tế là một ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ Dân sự, quan hệ Hôn nhân và Gia đình, quan hệ Lao động, quan hệ Thương mại và Tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Nói một cách ngắn gọn, ngành luật Tư pháp quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.

• TPQT không điều chỉnh tất cả các quan hệ pháp luật, TPQT chỉ điều chỉnh các quan hệ pháp luật mang tính chất dân sự.

• TPQT không điều chỉnh tất cả các quan hệ pháp luật mang tính chất dân sự, TPQT chỉnh điều chỉnh những quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài

Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù lớn nhất và cũng là vấn đề cơ bản nhất của tư pháp quốc tế, hay nói cách khác nhiệm vụ trong tâm của tư pháp quốc tế là tìm ra mọi biện pháp đã giải quyết xung đột pháp luật. Muốn giải quyết xung đột 1 cách hữu hiệu nhất, trước là chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật.

1.Có quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài mà không được điều chỉnh bằng quy phạm thực chất thống nhất.

Quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố nước ngoài làm cho pháp luật ít nhất nhất 2 quốc gia đều có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ đó. Đây là hiện tượng xung đột pháp luật. Nhưng nếu chí có khía cạnh đó thì cũng không phát sinh xung đột pháp luật nếu như quan hệ đó được điều chỉnh bằng quy phạm thực chất thống nhất.

2.Có sự khác nhau về nội dung, cụ thể giữa pháp luật của các nước cũng như có sự khác nhau trong việc giải thích và áp dụng những quy định giống nhau về hình thức.

Nếu chỉ có nguyên nhân thứ nhất mà không có nguyên nhân này thì cũng không xuất hiện xung đột pháp luật. Vì khi nội dung cụ thể của pháp luật của các nước đều giống nhau và việc giải thích và áp dụng những quy định giống nhau và về hình thức cũng giống nhau thì áp dụng pháp của nước nào cũng đều như nhau.

Tóm lại từ hay nguyên nhân làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật và 2 nguyên nhân đó bổ sung cho nhau mà không thể thiếu 1 trong 2

Thế nào là xung đột pháp luật?

(Theo Hà Nội Mới )

Hỏi: Trong một số văn bản pháp luật có liên quan đến nước ngoài, thường có khái niệm xung đột pháp luật. Vậy, khi nào thì xảy ra xung đột pháp luật ?

Trả lời: Hiện tượng xung đột pháp luật là đặc thù của tư pháp quốc tế. Bởi vì tư pháp quốc tế là những quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngoài. Mỗi nước lại có hệ thống pháp luật riêng khi điều chỉnh những sự kiện pháp lý. Chẳng hạn, về độ tuổi kết hôn, ở Việt Nam là 18 tuổi với nữ, 20 tuổi với nam, nhưng ở Trung Quốc thì tuổi này là 20 và 22, còn ở Pháp là 16 và 18, riêng nước Anh thì cả nam và nữ đều là 16.

Sự khác nhau trong hệ thống pháp luật của các quốc gia không chỉ do chế độ chính trị khác nhau, mà còn do những chi phối về phong tục, tập quán, về trình độ phát triển, dù hai quốc gia đó có cùng chế độ chính trị. Với cùng một sự kiện pháp lý, mỗi quốc gia lại có những quy định điều chỉnh khác nhau, thì gọi là xung đột pháp luật.

Xung đột pháp luật chỉ nảy sinh trong các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngoài, như hôn nhân - gia đình, hàng hoá, tài sản, lao động

Không thể có xung đột pháp luật trong các quan hệ về hình sự, hành chính, tố tụng. Vì các hệ thống pháp luật này mang tính chất tuyệt đối về lãnh thổ. Nghĩa là, các đạo luật thuộc những lĩnh vực trên, được ban hành để bảo vệ an ninh và trật tự công cộng của quốc gia, nên tất cả mọi người sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đều phải thi hành, dù họ mang quốc tịch của quốc gia nào. Như vậy, trong quan hệ hình sự, hành chính, tố tụng, không có trường hợp nào được áp dụng luật nước ngoài để điều chỉnh.

Khi các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài gặp phải những xung đột pháp luật, các quốc gia thường có hai phương pháp xử lý. Một là, cùng thoả thuận, thống nhất ban hành những quy định cụ thể để giải quyết tình huống thông qua các điều ước song phương, hoặc đa phương. Hai là chọn luật của một trong hai quốc gia có xung đột pháp luật để áp dụng, theo các quy định của văn bản luật pháp quốc tế, như Công ước, Hiệp định tương trợ tư pháp Phương pháp thứ hai được gọi là áp dụng quy phạm xung đột để giải quyết xung đột.

Nguồn: http://tintuc.xalo.vn/20-1838889748/the_nao_la_xung_dot_phap_luat.html

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #xdpl