xây dựng mô hình quản lý cộng đồng

- Xây dựng mô hình quản lý cộng đồng. Các tổ cộng đồng, có nhiều hoạt động nâng cao nhận thức cho người dân, ngăn chặn các phương tiện khai thác hủy diệt - xung điện, xiếc máy.

Triển khai hỗ trợ phao tiêu cắm trên đầm để phân biệt vùng nào được, vùng nào cấm khai thác, phân vùng khai thác để bảo vệ nguồn lợi . Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản. Xây dựng dự án hỗ trợ người dân vay vốn để nuôi trồng thủy sản trên đầm...

Đề xuất định hướng quản lý 2 đầm này đến năm 2020, đề xuất các khuyến nghị chỉnh lý bổ sung sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm thúc đẩy phương thức đồng quản lý. Sẽ xây dựng quy chế cộng đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi.

Đặc biệt cũng theo bà Liên, sẽ xây dựng khu vực ươm các loài cây ngập mặn (đước, bần, mắm...) để cung cấp cây giống, phát triển trồng rừng ngập mặn một cách đa dạng loài, không đơn thuần chỉ có một số loài như trước. Dự án cũng sẽ có kế hoạch đề xuất biện pháp chống ô nhiễm rác thải sinh hoạt đổ vào đầm Thị Nại, bằng cách ngăn chặn từ đầu nguồn thải như trong khu vực dân cư, gia đình, cụm, khu công nghiệp tiểu thủ công nghiệp...

Đối với đầm Trà Ổ triển khai mô hình nuôi chình, cá bống tượng...

Sẽ có nghiên cứu giải pháp định hướng quy hoạch, khuyến nghị, định hướng đối với Trà Ổ và Thị Nại trong thời gian thực hiện dự án.

Dự án chủ yếu đưa ra giải pháp mang tính xã hội hóa, mô hình hóa, có văn bản pháp lý qua quy chế, cam kết... để có cơ sở ràng buộc thực hiện, xử lý vi phạm. Bên cạnh đó đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục ý thức người dân trong khai thác đánh bắt trên đầm. Sau dự án, các địa phương, khu vực dân cư có tiếp tục thực hiện những nội dựng đề ra hay không, đó là vấn đề đặt ra để bảo tồn đa dạng sinh học một cách bền vững của 2 đầm nói trên.                                 

Cổng thông tin điên tử Sở tài nguyên môi trường » Thông tin chuyên ngành » Môi trường

Năm Quốc tế về Đa dạng sinh học 2010

Những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học của Việt Nam  (24/06/2010 )

 

Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật

            Tốc độ phát triển nhanh về kinh tế, xã hội và tăng trưởng dân số ở Việt Nam đã dẫn đến việc khai thác quá mức, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học tại nhiều vùng trên cả nước như phá rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ, săn bắt động vật hoang dã, khai thác hủy diệt thủy sinh vật, chiếm dụng và hủy hoại các “ổ” đa dạng sinh học nhân danh các dự án phát triển kinh tế (như thủy điện, khai thác khoáng sản…)

            Diện tích và chất lượng rừng tự nhiên vẫn tiếp tục giảm sút nghiêm trọng do nạn phá rừng và khai thác, buôn bán gỗ trái phép vẫn còn diễn ra trên toàn quốc. Hàng năm có khoảng 0,5 - 2 triệu mét khối gỗ bị khai thác trái phép.

            Khai thác nguồn lợi thủy sản không bền vững

            Các hình thức đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt như dùng chất nổ, chất độc, sốc điện, chài hoặc lưới mắt nhỏ dưới mức cho phép đang làm suy giảm sinh học nghiêm trọng trong toàn bộ các hệ sinh thái đất ngập nước và biển, đe dọa sự tồn tại của hơn 80% các rạn san hô ở Việt Nam, hủy diệt các bãi đẻ, nguồn cá giống, tôm giống trong các vùng đất ngập nước ven bờ, nội địa.

            Săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã

            Hoạt động săn bắt và tiêu thụ trái phép động vật hoang dã đang là mối đe dọa lớn nhất làm suy giảm và cạn kiệt nhanh chóng các quần thể động vật ngoài tự nhiên, đặc biệt là các loài thú lớn như voi, hổ, gấu. Nhiều bằng chứng gần đây cho thấy Việt Nam còn là nơi tiêu thụ hoặc điểm trung chuyển của các vụ buôn bán động vật hoang dã trái phép xuyên quốc gia.

            Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhân danh phát triển thiếu cơ sở khoa học

            Việc chuyển đổi đất rừng tự nhiên và các vùng đất ngập nước thành đất canh tác nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện hoặc công trình thủy lợi đã làm cho các hệ sinh thái và các sinh cảnh tự nhiên bị phá vỡ và biến mất, làm suy giảm tài nguyên đa dạng sinh học và làm suy yếu các chức năng sinh thái đảm bảo an ninh môi trường như hạn chế lũ lụt, trượt lở đất và duy trì nguồn nước.

            Sự du nhập các giống mới và các loài sinh vật ngoại lai

            Các loài sinh vật ngoại lai là mối đe dọa gia tăng đối với các hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Khoảng 20 năm gần đây, nhiều loài ngoại lai xâm lấn như Ốc bươu vàng, Chuột Hải ly, Mọt cứng đốt, cây Mai dương đã gây nhiều tác hại nghiêm trọng như lấn át, loại trừ và làm suy giảm các loài sinh vật và nguồn gen bản địa, phá vỡ cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, phá hại mùa màng, làm giảm năng suất cây trồng, vật nuôi.

            Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu

            Ô nhiễm môi trường

            Hiện nay, môi trường đang bị suy thoái, tình trạng ô nhiễm do các chất thải khác nhau  không được xử lý và đổ trực tiếp ra môi trường bên ngoài là nguyên nhân đe dọa tới đa dạng sinh học: gây chết, làm giảm số lượng cá thể, gián tiếp hủy hoại nơi cư trú và  môi trường sống của nhiều loài sinh vật hoang dã.

            Thuốc trừ sâu được sử dụng càng ngày càng phổ biến ở Việt Nam đã góp phần làm suy thoái các quần thể chim ở các vùng nông thôn và ngoại ô thành phố, do chúng đã tiêu diệt các hệ động vật không xương sống là các mắt xích ở bậc thấp trong chuỗi thức ăn của các loài chim. Các hệ sinh thái nước ngọt, duyên hải và biển cũng đang bị đe dọa bởi nạn ô nhiễm từ chất thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp.

            Biến đổi khí hậu

            Biến đổi khí hậu cùng với sự suy giảm diện tích rừng đầu nguồn, sử dụng tài nguyên nước không hợp lý dẫn tới hiện tượng lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất xảy ra càng ngày càng nhiều và gây hậu quả ngày càng nghiêm trọng đối với đời sống con người và môi trường. Minh chứng chính là những thiệt hại về người và của do các đợt bão, lũ liên tục xảy ra ở các tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Kon Tum trong giai đoạn tháng 9 -11 năm 2009.

            Sức ép từ gia tăng dân số

            Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có dân số và mật độ dân số cao trên thế giới. Nền kinh tế nước ta chủ yếu dựa vào khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, cho nên dân số tăng cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên, gồm cả tài nguyên đa dạng sinh học, ngày càng sử dụng nhiều hơn. Dân số tăng đã gây sức ép lớn đến tài nguyên do nhu cầu sử dụng đất để canh tác nông nghiệp, chăn nuôi ngày càng tăng, dẫn đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất ồ ạt, gây tác động lớn đến các hệ sinh thái tự nhiên. Từ đó, tài nguyên sinh vật ngày càng cạn kiệt, số lượng các loài ngày càng ít đi, khối lượng các quần thể sinh vật ngày càng suy giảm, nguồn gen ngày càng nghèo nàn.

            Ngoài ra còn một nguyên nhân khác cũng cần được chú ý, đó là việc hội nhập kinh tế quốc tế. Mở rộng hoạt động giao lưu hàng hóa cũng như việc dỡ bỏ nhiều hàng rào kỹ thuật có thể dẫn đến những nguy cơ không nhỏ trong việc ngăn chặn, kiểm soát các luồng trao đổi và buôn bán các loài động, thực vật quý hiếm cũng như sự xâm nhập của các loài sinh vật lạ.

 

Theo Tổng cục Môi trường 

 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: