xây dựng mạng

Lập kế hoạch xây dựng mạng

Trong chương trước, các em đã học về việc dùng mạng máy tính lớn nhất thế giới, Internet. Các em đã nghiên cứu các nguyên lý cơ bản về mạng, tìm hiểuWorld Wide Web, tìm các vùng khác của Internet, và bàn về các cách để nối mạng và máy tính của mình vào Internet và tự bảo đảm cho mình khả năng làm việc trực tuyến an toàn nhất. Các em hầu như đã sẵn sàng tập hợp mọi thứ lại để tạo nên mạng cho riêng mình. Bước còn lại cuối cùng trước khi thực hiện là lập một chút kế hoạch ban đầu.

Trong chương này, các em sẽ xem xét các kiểu mạng khác nhau và bắt đầu lập kế hoạch mọi bước cần thiết để tạo ra mạng riêng của mình.

Những thứ gì có thể chia sẻ trên mạng?

Như đã biết, mạng đưa ra nhiều thứ làm cho cuộc sống đơn giản hơn và giúp các em tiếp xúc nhiều hơn với thế giới xung quanh. Mạng thường được dùng vào các mục đích phổ biến nhất là:

• Chia sẻ tệp

• Chia sẻ thiết bị, như máy in, máy fax và máy quét.

• Kết nối với Internet

• Chơi trò chơi

Mạng dùng chủ yếu để chia sẻ thông tin giống như đường phố dùng cho giao thông. Giờ đã hiểu về cơ bản, các em có thể xem xét các chức năng cụ thể của mạng. Hiểu biết cái gì là chủ yếu em cần từ mạng khi xây dựng một mạng.

Ta có thể chia sẻ tệp không?

Các em có thể dùng mạng để chia sẻ nhiều tệp với những người khác. Em có thể chia sẻ các tài liệu em đã tạo, các tệp âm thanh lưu trên ổ cứng của mình, các bức ảnh em tạo bằng chương trình đồ họa. Cũng có thể chia sẻ các chương trình nào đó mà duy nhất em là người giữ một bản sao của chương trình đó trên máy phục vụ.

Trước khi các mạng có thể dùng được, người ta sao các tệp ra đĩa mềm để chia sẻ. Điều này được gọi là mạng vụng trộm, và vẫn là phuơng pháp bình thường để chia sẻ tệp. Tuy nhiên việc truyền các tệp qua mạng bảo vệ dữ liệu, giảm bớt nguy hiểm của việc dễ bị hỏng khi sao chép thông tin sang đĩa, và giảm khả năng xảy ra nhiễm vi-rút vào hệ thống.

Nếu các em nối một số người khác vào cùng một mạng, hay đến một máy tính trên mạng khác, các em thậm chí có thể chia sẻ tệp bằng cách kéo và thả các tệp giữa các cặp, như khi em di chuyển chúng trên máy tính của mình.

Ta có thể chia sẻ máy in không?

Ngoài việc chia sẻ tệp và các chương trình trực tuyến, các em cũng có thể chia sẻ các tài nguyên như máy in và máy quét.. Trước khi có mạng, mỗi máy tính phải nối với một máy in riêng. Bây giờ, em có thể nối một máy in vào mạng và tất cả các máy tính khác trên mạng có thể in tài liệu dùng một máy in.

Ngoài máy in, em có thể chia sẻ các tài nguyên khác. Thông thường hay chia sẻ máy quét, thiết bị sao lưu, máy fax, hay ổ cứng.

Ta có thể chia sẻ một kết nối Internet không?

Với tính đại chúng và sự quan trọng của Internet, điều quan trọng là mọi máy tính trên mạng là có lối truy nhập Internet. Điều này có thể bằng cách thiết lập một kết nối Internet cho mạng, với mọi máy tính truy nhập Internet qua mạng cục bộ.

Có hai phương pháp cơ bản để nối một mạng vào Internet: dùng một bộ định tuyến hay một modem. Bộ định tuyến là một phần thiết bị nối các mạng và hướng, hay định tuyến, thông tin đến máy tính trên mạng. Bộ định tuyến cung cấp kết nối giữa mạng và Internet. Hình 5-1 trình bày một Bộ định tuyến.

Hình 5-1:

Bộ định tuyến

Một modem là một phần thiết bị nối máy tính vào Internet qua đường điện thoại. Khi dùng với mạng, mạng kết nối với modem, và modem quay số đến máy phục vụ của Nhà Cung cấp Dịch vụ Internet (ISP) và tạo ra kết nối. Các ISP thông thường là các công ty quốc gia như MSN, AT&T, và Earthlink, cũng như hàng ngàn các công ty địa phương khác.

Một modem quay số, mỗi lần chỉ có một tùy chọn duy nhất tham gia kết nối, hiện đã lỗi thời theo các công ty kinh doanh. Chúng quá chậm và nhiều công nghệ mới hơn, như video, không làm việc tốt qua modem. Hình 5-2 thể hiện một modem trong.

Hình 5-2:

Modem trong

Có những thứ khác có thể thực hiện qua mạng không?

Nhiều điều em làm trên Internet cũng có thể thực hiện trên mạng riêng. Ví dụ, em có thể thiết lập e-mail giữa các máy tính trên mạng và có thể chơi trò chơi giữa các máy tính trên mạng. Nhiều trường cao đẳng cung cấp truy nhập mạng từ các phòng ở ký túc xá. Em có thể ngồi tại phòng mình và nối đến thư viện không cần có địa điểm khác để thực hiện nghiên cứu của mình. Một khi tham gia vào lực lượng lao động, em sẽ thấy mạng tạo ra khả năng cho em có thể làm việc từ nhà hay trên đường bằng cách nối vàp mạng của cơ quan. Triển vọng đó là hiện thực chỉ duy nhất phụ thuộc vào tài nguyên của em.

Hiểu được cơ cấu mạng và tiến hành các yêu cầu theo kế hoạch, sau đó kiến thức về phần cứng, phần mềm, dây mạng và vân vân. Phần còn lại trong chương này, các em sẽ cùng xem xét mạng, và sắp xếp lắp mọi thứ lại với nhau và thậm chí nối mạng vào Internet.

Cần làm cái gì để xây dựng một mạng?

Trước khi cài mạng, các em cần lên kế hoạch một chút. Có nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này cho rằng kế hoạch là phần quan trọng nhất của quá trình. Thậm chí ở mạng cơ quan nhỏ hay ở nhà, các em cũng nên lên kế hoạch.. Các em cần xét những yếu tố như kích thước, tốc độ, và chi phí. Các em cần xác định một thiết kế và xem có cần tới một máy phục vụ cho hệ thống máy khách/máy phục vụ hay nối máy tính như mạng ngang hàng. Trong phần này, các em sẽ xem tất cả các câu hỏi đó.

Cần loại mạng nào?

Điều đầu tiên em phải làm khi thiết kế một mạng là xác định chính xác loại mạng mà mình cần. Bao nhiêu máy tính em cần kết nối? Nếu có ít hơn mười máy tính, có thể dùng mạng ngang hàng hay cần thiết lập một mạng máy khách/máy phục vụ? Em lập kế hoạch như thế nào để truyền thông tin giữa các nguồn trên mạng? Em sẽ bố trí mạng như thế nào?

Kiến trúc mạng

Khi thiết kế mạng, cần xét thông tin sẽ được truyền như thế nào trên mạng. Điều này được gọi là kiến trúc mạng. Phần lớn, kíen trúc sẽ xác định cấu trúc của mạng, mà em sẽ xem dưới đây.

Mọi kiểu kiến trúc mạng khác nhau có một tập hợp các chuẩn, hay giao thức, định nghĩa thông tin di chuyển như thế nào qua mạng. Yem có thể bắt gặp bốn kiến trúc mạng cơ bản:

• Kiến trúc Ethernet: kiến trúc mạng rẻ nhất và thông dụng nhất.

• Kiến trúc Thông báo-Vòng Token-ring architecture: thường được tìm thấy ở các tổ chức lớn, nhưng nhanh chóng trở thành kiến trúc mạng lỗi thời.

• Kiến trúc ARCNet architecture: một trong các kiến trúc mạng lâu đời nhất

• Kiến trúc AppleTalk architecture: do Apple phát triển để điều khiển thông tin truyền đi giữa các máy tính Apple.

Kiến trúc thông dụng nhất ngày nay là Ethernet. Là một trong các kiến trúc thông dụng nhất, các em cần làm quen với ethernet và hiểu một vài khái niệm cơ bản.

Có nhiều loại khác Ethernet nhau và mỗi loại có thể gửi thông tin qua mạng theo các tốc độ khác nhau. Ethernet thông thường nhất là 100BaseT, gọi là Ethernet Nhanh. Cũng có Gigabit Ethernet, có thể truyền thông tin nhanh hơn mười lần Ethernet Nhanh. Một Ethernet chuẩn cũ hơn, 10BaseT, vẫn còn thông dụng trong các mạng công ty kinh doanh nhỏ và mạng gia đình. Các mạng Ethernet là loại kiến trúc mạng rẻ nhất.

Hình học Tô-pô Mạng

Một xem xét quan trọng khác là cấu trúc của mạng các em cài đặt. Cấu trúc, được biết như hình học Tô-pô về mạng, là cách bố trí mạng như thế nào và luôn phụ thuộc vào kiến trúc mạng. Bao gồm các máy tính và tài nguyên được đặt vật lý như thế nào và cũng gồm vấn đề tryền thông tin như thế nào giữa các máy tính.

Có bốn loại cấu trúc mạng chính:

• Theo tuyến hình Sao (Star Bus)

• Theo tuyến (Bus)

• Vòng (Ring)

• Lai (Hybrid)

Mạng theo Tuyến hình Sao

Loại thông thường nhất về cấu trúc mạng hiện nay là mạng theo tuyến hình sao. Trong hình học Tô-pô theo tuyến hình sao, mỗi máy tính kết nối đến điểm trung tâm của mạng. Hình 5-3 thể hiện một hình học Tô-pô mạng theo tuyến hình sao.

Hình 5-3:

Hình học Tô-pô mạng theo tuyến hình sao

Có nhiều lợi ích và thiếu ích lợi đối với từng kiểu hình học Tô-pô Các tính năng của mạng theo tuyến hình sao là:

• Em có thể thêm các máy tính vào giữa bộ kết nối trung tâm không cần tắt máy trên toàn bộ mạng.

• Mỗi máy tính và thiết bị kết nối đến thiết bị kết nối trung tâm.

• Khi có một sự cố với một máy tính trên mạng, các máy tính khác vẫn tiếp tục hoạt động, mặc dù không thể truy nhập tới máy tính có sự cố.

• Các máy tính không thể cách xa bộ kết nối trung tâm 100 mét.

• Từng bộ kết nối trung tâm không thể kết nối quá 24 máy tính.

• Mạng theo tuyến hình sao đắt hơn một chút so với hình học Tô-pô khác khi từng máy tính phải kết nối đến bộ kết nối trung tâm và em luôn cần chiều dài dây mạng đủ lớn để cho mạng hoạt động chính xác.

Mạng theo Tuyến

Mạng theo tuyến là mạng trong đó mọi máy tính kết nối dọc theo dây mạng liên tục, gọi là xương sống. Mạng theo tuyến thông dụng cho các hệ thống mạng gia đình hay các mạng nhỏ khác chỉ kết nối hai hay ba máy tính. Hình 5-4 thể hiện hình học Tô-pô mạng theo tuyến.

Hình 5-4:

Hình học Tô-pô mạng theo tuyến

Các tính năng của mạng theo tuyến là:

• Hình học Tô-pô mạng là đơn giản và rẻ nhất để thực hiện.

• Một dây mạng tất cả các máy tính.

• Duy nhất một máy tính một lúc có thể truyền thông tin. Thông tin đi dọc theo dây mạng và người nhận thu thập thông tin từ cáp.

• Phải thêm một thiết bị ngắt cuối (terminator) vào cuối mạng theo tuyến. Khi dây mạng đến máy tính cuối cùng, nó nối đến máy tính đó, và sau đó dây cáp bị kết thúc. Điều này ngăn ngừa dữ liệu khỏi việc dồn ép lại qua mạng và gây cản trở việc gửi dữ liệu mới.

• Không cần thiết có bộ kết nối trung tâm.

• Không dễ dàng thêm máy tính vào mạng theo tuyến. Phải bẻ gãy kết nối mạng để thêm máy tính.

• Nếu một máy tính trên mạng gặp sự cố, mọi máy tính trên mạng bị ảnh hưởng do trục trặc.

• Luôn dùng cáp đồng trục.

Mạng Vòng

Tinh năng Mạng Vòng là chiều dài dây cáp đơn chạy dọc giữa các máy tính, cấu hình thành một vòng. Ngày nay các mạng vòng ít thông dụng hơn trước. Hìn 5-5 minh họa một hình học Tô-pô mạng vòng.

Hình 5-5:

Hình học Tô-pô MạngVòng

Các mạng vòng, trước kia đuợc dùng rộng rãi, ngày nay kém thông dụng hơn do một số hạn chế về hình học Tô-pô của nó. Thông tin chỉ đi theo một hướng, vì thế khi em gửi thông tin đến một máy tính cụ thể, thông tin đầu tiên phải đi qua từng máy tính. Máy tính sẽ kiểm tra để xem thông tin nào được gửi đến máy tính đó. Nếu không, sẽ gửi tiếp lên đường truyền đến máy tính tiếp theo, và cứ thế. Điều này có thể làm chậm thời gian truyền. Các tính năng của hình học Tô-pô mạng vòng là:

• Các máy tính được đặt gần nhau.

• Không có bộ kết nối trung tâm.

• Không có điểm bắt đầu và kết thúc mạng, loại trừ sự cần thiết thiết bị ngắt cuối (terminators).

• Khó sửa chữa.

• Hỏng hóc mạng ở bất kỳ đâu trên vòng đều ảnh hưởng đến toàn bộ vòng.

• Khó thêm máy tính mới vào mạng vòng. Cần có thêm dây mạng để thêm máy tính và mọi thứ sẽ bị gián tuyến cho đến khi cài đặt hệ thống mới và chạy lại.

Mạng lưới lai

Có nhiều biến thể khác trên các hình học Tô-pô cơ bản này. Vì các em có thể tổ hợp các hình học Tô-pô khác trong cùng một mạng, mạng lưới lai xảy ra khi tổ hợp ít nhất hai kiểu hình học Tô-pô khác nhau.

Cho ví dụ, các em có thể nối nhiều mạng hình sao dùng một dây mạng đơn. Sau đó tạo ra một mạng theo tuyến với phân nhánh là nhiều mạng theo tuyến hình sao từ đó. Hình 5-6 thể hiện mạng lưới lai điển hình.

Hình 5-6:

Mạng Lưới Lai

Các tính năng của mạng lưới lai gồm:

• Các mạng giữa các cơ quan ở những địa điểm khác nhau thường là mạng lai. Công ty có thể dùng mạng theo tuyến hình sao trong cơ quan ở Seattle, và mạng theo tuyến trong cơ quan ở Atlanta.

• Các em cói thể nối các kiểu mạng khác nhua qua mô-đem. Ví dụ, nếu em có mạng theo tuyến ở nhà, em có thể qua mô-đem nối đến mạng ở trường dùng hình học Tô-pô hình sao.

• Xây dựng mạng lai là khó vì cấu hình có thể phức tạp khi cố gắng làm cho các hình học Tô-pô khác nhau tương tác với nhau.

• Các mạng lai, theo định nghĩa của chúng, là lớn, làm cho chúng đắt hơn các mạng nhỏ hơn và cục bộ.

• Có nhiều đường liên lạc, do đó sẽ giúp ích nếu có hỏng hóc trên một đường.

Các xem xét khác

Khi em lập kế hoạch cho một mạng, cần xem xét các yếu tố khác trước khi quyết định kiểu mạng cụ thể. Ví dụ, nên xem xét:

• Bất kỳ trang bị nào hiện có; nếu gia đình, nhà trường hay cơ quan của em có sẵn một mạng và em muốn nâng cấp nó, hay em có sẵn máy tính cụ thể, em cần hiểu khả năng trang bị có sẵn là cái gì.

• Kích thước mạng; nếu em chỉ có một cặp máy tính, một mạng ngang hàng là có thể, còn nếu có hơn mười máy tính, em cần xét đến mạng máy khách/máy phục vụ.

• Lượng thông tin muốn chia sẻ; loại và lượng thông tin em muốn chia sẻ có thể ảnh hưởng tới loại mạng em cần có. Nếu em truyền các tệp lớn, như âm nhạc, video, hay các tệp đồ họa, em cần có một mạng có thể để em chia sẻ lượng thông tin lớn với tốc độ nhanh hơn.

• Vị trí vật lý; trong đó em định đặt máy tính là quan trọng. Nếu em có các máy tính trên các tầng khác nhau trong một nhà, em sẽ cần tìm xem cấu hình tốt nhất cho các máy tính và hình học Tô-pô mạng tốt nhất cho không gian.

Ta cần phần cứng nào?

Một khi đã xem xét các nhu cầu và biết kiểu mạng nào muốn cài đặt, em đã sẵn sàng xem xét đến loại phần cứng cần thiết. Phần cứng là trang bị vật lý tạo ra mạng của em, như máy tính, màn hình, máy in, và các thiết bị kết nối.

Các máy phục vụ mạng

Nếu em đã quyết định dùng mạng ngang hàng, em không cần tới một máy phục vụ. Một máy phục vụ là một cấu phần sống còn, tuy nhiên chỉ cho mạng máy khách/máy phục vụ. Một máy phục vụ là một máy tính mạnh có đủ các chức năng riêng biệt trên mạng. Em có thể có một máy phục vụ chuyên lưu giữ tệp, chứa các trang web, điều khiển e-mail, và sao lưu các tệp của mình. Hình 5-7 thể hiện một máy phục vụ mạng điển hình.

Hình 5-7:

Máy phục vụ Mạng

Khi các em chọn một máy phục vụ, cần xem xét những điều sau:

• Khả năng mở rộng, khả năng để phát triển khi em cần thay đổi và mở rộng.

• Tốc độ; hiệu suất của máy phục vụ thắt chặt với số lượng bộ nhớ và tốc độ của bộ vi xử lý, hay Bộ xử lý trung tâm (CPUs).

• Bộ nhớ; máy phục vụ đòi hỏi nhiều bộ nhớ hơn máy tính thông thường. Em có thể thêm bộ nhớ khi nhu cầu phát triển, tuy nhiên, một ý tưởng tốt là nên thêm bộ nhớ nhiều như có thể tùy theo ngân sách lúc bắt đầu. Máy phục vụ có nhiều bộ nhớ hơn sẽ có hiệu quả tốt hơn khi chạy.

• Các thiết bị nhớ; hầu hết máy phục vụ chạy các chương trình lớn và xử lý khối lượng lớn dữ liệu, vì thế em nên có đủ dung tích nhớ.

• Không gian; máy phục vụ mạng nói chung là những máy rất lớn và cần được đặt trong những vùng không quá nóng, không dễ xảy ra những hỏng hóc đột xuất, và không quá ẩm.

Các thiết bị nhớ

Một mạng lớn luôn có các máy phục vụ tệp để lưu giữ thông tin. máy phục vụ tệp đòi hỏi các thiết bị nhớ đủ lớn và đáng tin cậy để giữ thông tin an toàn.

Các thiết bị nhớ gồm:

• Ổ đĩa cứng; là các thiết bị nhớ chủ yếu có trên các máy phục vụ tệp và hầu hết các máy tính khác

• Ổ băng từ

• Ổ CD-ROM và DVD-ROM

• Ổ quang (Optical drives)

• Nhớ trên mạng (Network storage)

Máy in mạng

Các mạng đưa lại thuận lợi cho việc chia sẻ máy in. Tốt hơn là cách dùng một máy in cho một máy tính, nên dùng nhìều máy tính chia sẻ một máy in. Kiểu của máy in mạng phụ thuộc vào kích cỡ mạng. Đối với hệ thống gia đình, một máy in la-de nhỏ với một hộp mực có lẽ là hiệu quả. Trên các mạng lớn, có thể có nhiều máy in và luôn có một máy phục vụ in. Máy phục vụ in là máy tính quản trị và lưu giữ mọi công việc in ấn từ mọi máy tính trên mạng. Máy phục vụ in nhận công việc in ấn, xếp thứ tự ưu tiên, và sau đó gửi đầu ra đến đúng máy in cần thiết.

Thẻ giao tiếp mạng (NICs)

Một thẻ giao tiếp mạng (NIC) được cài đặt bên trong mỗi máy tính và nối máy tính vào dây cáp mạng. NIC, như được thể hiện trong hình 5-8, điều khiển thông tin đi qua giữa từng máy tính và mạng.

Hình 5-8:

Thẻ giao tiếp mạng

Mỗi thẻ NIC đã cài đặt được cho một tên duy nhất, gọi là địa chỉ. Địa chỉ đó dùng để định danh từng máy tính trên mạng.

Thiết bị kết nối

Khi em đã biết về hình học Tô-pô mạng, em có thể lưu ý rằng hầu hết các hình học Tô-pô dùng các thiết bị kết nối mạng. Các phần khác nhau của trang bị này nối các máy tính trên mạng với nhau hay nối các mạng với mạng và thiết bị khác. Có nhiều loại thiết bị kết nối khác nhau, mỗi cái phục vụ cho mục đích riêng. Dưới đây là một số các thiết bị kết nối thông dụng nhất.

Trung tâm nối mạng (Hubs)

Một trung tâm nối mạng là thiết bị kết nối trung tâm nối đến tất cả các dây cáp trên mạng. Mặc dù chỉ được dùng theo truyền thống với mạng hình sao, giờ đây trung tâm nối mạng được dùng hầu hết trong cấu hình mạng. Hình 5-9 thể hiện một trung tâm nối mạng điển hình.

Hình 5-9:

Trung tâm nối mạng

Các trung tâm nối mạng nhận tín hiệu từ một địa điểm và sau đó gửi trở lại qua phần còn lại của mạng.

Một trung tâm nối mạng có hàng dãy lỗ cắm, gọi là cổng, tại đó các em cắm dây mạng vào từ các thiết bị máy tính khác. Mỗi trung tâm nối mạng có thể nối đến số lượng máy tính khác nhau, luôn luôn là 4, 8, 16, hay 24. Nếu có một mạng lớn, các em có thể nối các trung tâm nối mạng để mở rộng mạng. Việc nối nhiều trung tâm nối mạng gọi là chuỗi cánh hoa (daisy chaining).

Bộ kết chuyển mạng (Switches)

Bộ kết chuyển mạng tương tự theo nhiều cách như trung tâm nối mạng. Ở trung tâm nối mạng, nhận tín hiệu từ một máy tính, sau đó gửi qua mạng, còn ở bộ kết chuyển mạng nhận thông tin từ mạng và gửi thông tin đến nơi nhận cụ thể trên mạng. Các em có thể dùng các bộ kết chuyển mạng trên các mạng Ethernet. Hình 5-10 thể hiện bộ kết chuyển mạng điển hình.

Hình 5-10:

Bộ kết chuyển mạng

Bộ định tuyến (Routers)

Bộ định tuyến là thiết bị kết nối nhận dữ liệu đi vào, mở các mẩu dữ liệu riêng biệt, kiểm tra địa chỉ để biết nơi đến, và xác định tuyến tốt nhất đối với thông tin để đạt tới nơi đến dự định. Hình 5-11 hiển thị một bộ định tuyến.

Hình 5-11:

Bộ định tuyến

Bộ định tuyến kiểm tra mạng và có thể phát hiện xem một phần mạng có đang chạy chậm không, hay có vấn đề hỏng hóc ở đâu đó không. Nếu bộ định tuyến tìm ra hỏng hóc, nó sẽ gửi một lần nữa thông tin sao cho thông tin tới nơi nhanh chóng.

Cổng nối (Gateways)

Một cổng nối là một thiết bị kết nối cho phép nối hai loại mạng khác nhau. Cổng nối nhận thông tin, dịch sao cho mạng nơi đến có thể hiểu, và sau đó gửi bản dịch đến nơi đến.

Một cổng nối, trong hình 5-12, thông thường là phần cứng kết nối vào mạng và truyền thông tin giứa các mạng. Tuy nhiên, nó cũng có thể là phần mềm dịch thông tin gửi đi sử dụng giao thức khác qua cùng một mạng.

Hình 5-12:

Cổng nối

Mô-đem

Các Mô-đem cho phép các máy tính trên mạng có thể kết nối để trao đổi thông tin. Mô-đem thực sự được viết tắt từ Bộ điều bíến-Giải điều biến (Modulator-Demodulator). Các mô-đem dùng đường điện thoại để trao đổi thông tin. Nó chuyển đổi từ thông tin trên một đầu dây của mạng thành thông tin tương tự mà đường điện thoại có thể hiểu được, sau đó dịch và gửi lại thông tin đã số hóa cho mạng khác.

Hình 5-13 thể hiện cấu hình mạng điển hình với các cấu phần phần cứng khác nhau.

Hình 5-13:

Cấu hình Mạng

Có cần phần mềm đặc biệt không?

Một hệ điều hành mạng (NOS) là một phần mềm điều khiển, tổ chức, và quản trị mọi hoạt động trên mạng. Loại phần mềm cần thiết phụ thuộc vào tổ chức mạng ngang hàng hay mạng máy khách/máy phục vụ.

Hệ điều hành của mạng ngang hàng

Các mạng ngang hàng là mạng nhỏ, nối ít máy tính. Mỗi máy tính lưu giữ thông tin riêng và sau đó chia sẻ thông tin với các máy tính khác trên mạng. Thậm chí mặc dù nhỏ, vẫn cần có phần mềm tổ chức mạng. Có nhiều loại phần mềm khác nhau của hệ điều hành mạng ngang hàng.

Windows 95/98/Me/XP

Microsoft Windows được phát triển dùng cho một máy tính đơn, mỗi phiên bản đều xây dựng sẵn khả năng cho mạng ngang hàng. Khi các em dùng phiên bản mới nhất của Windows, Windows XP, để tạo ra kết nối mạng, một quá trình tự động sẽ cùng với các em tạo ra mạng.

Hệ điều hành mạng máy khách/máy phục vụ

Các mạng lớn hơn, với hơn mười máy tính và một máy phục vụ trung tâm, là các mạng máy khách/máy phục vụ. Các hệ điều hành cho các mạng này là mạnh mẽ và phức tạp hơn các hệ điều hành mạng ngang hàng.

Hệ điều hành máy khách/máy phục vụ điều khiển nững điều như đa máy phục vụ, tài nguyên, bảo mật, và điều khiển các chức năng quản trị như tên người dùng và mật khẩu truy nhập mạng.

Windows Server 2003

Hệ điều hành mạng máy khách/máy phục vụ của Microsoft như Windows NT Server và Windows Server 2000, đã có nhiều năm. Các phiên bản mới nhất, Windows Server 2003, cung cấp một bộ công cụ đầy đủ để giúp các em quản trị mạng. Phần mềm bao gồm tính năng bảo mật xây dựng sẵn, hỗ trợ đầy đủ cho chia sẻ tệp và dịch vụ; kết nối Internet an toàn; và dễ quản trị, cho các mạng lớn và nhỏ.

Các em học được điều gì về Lập kế hoạch xây dựng mạng

Trong bài học này, các em bắt đầu lập kế hoạch xây dựng mạng. Trước khi có thể thực sự bắt đầu lắp ráp mọi thứ về mặt vật lý, các em phải hiểu cái gì mình cần thực hiện, nhiệm vụ em muốn mạng có thể thực hiện,và sau đó phát triển một kế hoạch em muốn cấu trúc mạng của mình như thế nào.

Tiếp theo là cái gì?

Trong chương tiếp theo, học sinh sẽ tổng hợp mọi thứ đã học lại với nhau để tạo ra mạng riêng của mình. Các em sẽ nối các máy tính, và sau đó sử dụng mạng trực tuyến.

Các thuật ngữ cần biết

Xem lại các thuật ngữ sau:

10BaseT

100BaseT

AppleTalk Architecture Kiến trúc AppleTalk

Architecture Kiến trúc

ARCNet architecture Kiến trúc ARCNet

Bus network mạng theo tuyến hình sao

Central Processing Unit (CPU) Bộ xử lý trung tâm

Daisy chaining Chuỗi cánh hoa

Ethernet architecture Kiến trúc Ethernet

Fast Ethernet Kiến trúc Ethernet Nhanh

Gateway Cổng nối

Gigabit Ethernet Ethernet Gigabit

Hardware phần cứng

Hub Trung tâm nối mạng

Hybrid mesh network Mạng lưới lai

Internet Service Provider (ISP) Nhà cung cấp dịch vụ Internet

Modem Mô-đem

Network Interface Card (NIC) Thẻ giao tiếp mạng

Network Operating System Hệ điều hành mạng (NOS)

Port Cổng

Print server Máy phục vụ In

Ring network Mạng vòng

Router bộ định tuyến

Server Máy phục vụ

Sneaker net Mạng vụng trộm

Star bus network mạng theo tuyến hình sao

Storage device thiết bị Nhớ

Switch bộ kết chuyển mạng

Terminator Thiết bị ngắt cuối

Token-ring architecture kiến trúc Thông báo-vòng

Topology

Hình học Tô-pô

Các Web Sites Tham khảo

Cơ bản về mạng Networking Basics: http://www.lantronix.com/learning/tutorials/etntba.html

HomeNetHelp: http://www.homenethelp.com/web/explain/about-hubs-and-switches.asp

Hình học Tô-pô Topology: http://fcit.usf.edu/network/chap5/chap5.htm

Wikipedia: Hình học Tô-pô mạng Network Topology: http://en.wikipedia.org/wiki/Network_topology

Hình học Tô-pô Mạng Network Topologies: http://www.webopedia.com/quick_ref/topologies.asp

Thiết kế một mạng Designing a Network Topology: http://staff.rit.tafensw.edu.au/mfinemore/NW%20Theory%20HTML%20pages/network_topology.htm

1. Kiểm tra hai Web site ở trên và theo sau các câu hỏi về từng cái:

a. Em đã xem Web site nào?

b. Đây là loại Web site gì? Họ có bán thứ gì không? Nếu có, họ muốn bán cái gì?

c. Em tìm thấy gì hữu ích nhất trên site này? Nếu site đang bán một số thứ, họ có thông tin em có thể sử dụng không?

d. Ai phát hành site này? Hãy giải thích một chút về tổ chức hay công ty làm chủ site. Thông tin trên site này có đáng tin cậy không? Hãy giảng giải.

e. Em có học được điều gì về mạng giúp em nghĩ về các kiểu mạng khác nhau và tại sao em có thể đưa ra một thiết kế khác? Hãy giải thích.

f. Site này có dẫn em đến site khác không? Nếu có, chỉ ra một site mà em thấy là có ích em đã tìm được từ site này.

g. Ấn tượng chung về site này là cái gì?

Các Câu hỏi ôn tập

1. Em có thể làm những gì qua một mạng?

2. Hãy thảo luận sự khác nhau giữa mạng theo tuyến hình sao, mạng vòng và mạng theo tuyến đối với mạng nhỏ ở gia đình. Điều gì là có lợi và bất lợi trong từng trường hợp?

3. Miêu tả sự khác nhau và giống nhau giữa trung tâm nối mạng (hub), bộ kết chuyển mạng, bộ định tuyến, và cổng nối.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top