co giật do sốt
Tiêu chuẩn chẩn đoán co giật do sốt bao gồm :
(Sổ tay lâm sàng)
1. sốt cao : trên 38oC
2. Tuổi : dưới 6 tuổi ( một số tài liệu là 5 tuổi )
3. Không viêm nhiễm thần kinh trung ương
4. Không có các rối loạn chuyển hóacv
5. Không có tiền sử co giật không do sốt
Đặc điểm co giật do sốt :(theo Nelson 21th )
1.Co giật khi sốt
2.Không có tiền sử co giật không do sốt
3.không có nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương
4.Thường xảy ra trẻ từ 3 tháng đên 5 tuổi
5.Co giật cục bộ hoặc toàn thể
6.Một hoặc nhiều cơn trong ngày
7.Thường ngắn nhưng cũng có thể kéo dài trên 15 phút
8.Tiền sử gia đình có thể có co giật do sốt hoặc không do sốt
A.Co giật do sốt đơn thuần
1. Nhiệt độ thân nhiệt thường cao trên 39°c
2. Kiểu co giật : co giật toàn thể
3. Số cơn co giật : 1 cơn /24h (number during one illness )
4. Thời gian một cơn co giật : ngắn (brief) nhỏ hơn 15 phút.
B. Co giật do sốt phức tạp :
1. Nhiệt độ khoảng 38oC
2. Kiểu co giật có thể cục bộ hoặc toàn thể
3. Số cơn co giật : > 1 cơn/24hThời gian mỗi cơn co giật : kéo dài (prolonged) trên 15 phút
4. Có tiền sử về thần kinh hay chậm phát triển tinh thần
Co giật do sốt phức tạp có khả năng chuyển qua động kinh cao 20-30%.
Tỉ lệ tái phất co giật do sốt phụ thuộc vào tuổi :

Hậu quả của co giật do sốt : ( theo bài giảng lâm sàng nhi khoa YDH 2016 )
1. Giảm IQ
2. Tăng nguy cơ động kinh
3. Nguy cơ tái phát co giật do sốt
4.Tử vong
Những yếu tố nguy cơ dẫn đên động kinh : ( theo Nelson 21th)
1. Bất thương về thần kinh hay phát triển tinh thần trước đây
2. Tiền sử co giật không do sốt ở cha mẹ , anh chị em ruột ( sibling)
3. Thuộc nhóm co giật do sốt phức tạp
” Có yếu tố nguy cơ quan trọng hơn là số lần tái phát do sốt trong việc dẫn đến động kinh.”
Chỉ định và chống chỉ định chọc dịch não tủy (nói chung )
A. Chỉ định :
1. Nghi ngờ nhiễm trùng thần kinh trung ương
2. Nghi ngờ chảy máu dưới nhện
3. Khác : chẩn đoán phân biệt một số bệnh như giữa hội chứng Guilain -Barré và viêm tủy cắt ngang , điều trị bệnh tăng áp lực nội sọ đơn thuần/vô căn (idiopathic intracranial hypertension)
B. Chống chỉ định :
1. Tăng áp lực nội sọ : nguy cơ tụt não gây ngừng tim ngừng thở
2. Có bệnh lý rối loạn đông cầm máu
3. Có bệnh lý tim phổi khiên cho trẻ không thể giữ tư thế để chọc
4. Nhiễm trùng mô mềm vùng để chọc dịch
Vấn đề chỉ định chọc dịch não tủy ở trẻ co giật do sốt : thường được chỉ định ở trẻ dưới 12 tháng tuổi ; cân nhắc ở trẻ 12-18 tháng; ít khi ở trẻ trên 18 tháng.
Xử trí co giật do sốt
Nguyên tắc chung
1.Hỗ trợ hô hấp, phòng ngừa thiếu Oxy não
2.Cắt cơn co giật
3.Điều trị theo nguyên nhân
4.Tham vấn gia đình về cách chăm sóc trẻ
xử trí khi co giật
•Để trẻ nằm yên, tránh kích thích.
•Đặt vật mềm hay đè lưỡi giữa hai hàm răng để trẻ khỏi cắn vào lưỡi.
•Đặt đầu nằm nghiêng phải, cởi khăn hoặc nút khuy áo để trẻ dễ thở. ’
•Thở oxy, đếm mạch, nhịp thở.
Hỗ trợ hô hấp
Tư thế: Nằm nghiêng, đầu ngửa nhằm tránh sặc
Khai thông đường thở: Hút đàm, chất nôn
Thở Oxy qua Cannula hay mặt nạ với FiO2 cao nhất để cung cấp Oxy tối ưu cho trẻ sau đó giảm dần FiO2
Đặt NKQ giúp thở nếu trẻ ngưng thở hay không cải thiện tình trạng Oxy hóa máu với các biện pháp khác
Cắt cơn giật
Cắt cơn giật cần được tiến hành song song với việc hỗ trợ hô hấp nhằm cung cấp Oxy một cách hiệu quả
Chỉ định khi co giật do sốt kéo dài trên 5 phút (thông thường các cơn giật kéo dài 2-3 phút và tự hết không đòi hỏi thuốc chống co giật)
Các thuốc nhóm Benzodiazepine được sử dụng do có thời gian khởi phát tác dụng nhanh
Diazepam
Có thể dùng đường hậu môn hay tĩnh mạch chậm. Không tiêm bắp do thời gian khởi phát tác dụng lâu, thời gian bán hủy lâu
Đường hậu môn: 0,5 mg/kg/liều
Đường TM: 0,2-0,3 mg/kg/liều (TMC)
Nếu không hiệu quả sau liều đầu có thể lặp lại liều thứ hai sau 10 phút, tối đa là 3 liều
Midazolam
Tiêm TM: 0,1-0,2 mg/kg/liều; có thể lặp lại sau 10 phút, tối đa không quá 5mg
Bơm hậu môn: 0,5 mg/kg/liều
Xử trí sốt
Cởi bỏ quần áo trẻ
Lau mát bằng cách đắp khăn ướt với nước ấm lên hai nách, hai bẹn và trán
Kết hợp dùng thuốc hạ nhiệt đường hậu môn: Paracetamol 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại sau 4-6 giờ
Điều trị nguyên nhân gây sốt
Cách chăm sóc trẻ khi co giật do sốt
Khi trẻ co giật cha mẹ cần giữ bình tĩnh
Kêu gọi người giúp đỡ
Cho trẻ nằm nghiêng, không nhỏ bất kỳ dung dịch hay chất gì vào miệng cháu do dễ gây sặc vào phổi gây viêm phổi
Nhét thuốc hạ sốt qua hậu môn nếu trẻ sốt
Đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế gần nhất
Phát hiện và xử trí sốt thường ngày
Sử dụng nhiệt kế khi nghi ngờ trẻ sốt
Lau mát, dùng thuốc nếu nhiệt độ >38,5oC (Paracetamol)
Không nên dùng cồn 90o lau mát do có thể gây ngộ độc khi thấm qua da với số lượng lớn
Không nên dùng nước đá lau mát do sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn sẽ gây khó chịu cho trẻ, gây run tăng sản nhiệt, có thể gây co giật.
Điều trị co giật do số đơn thuần
Khi sốt trên 38°, hạ sốt paracetamol 15mg/kg/l lần, uống hoăc đặt hậu môn, nhắc lại sau 5-6 giờ, không quá 60mg/kg/ngày.
Khi đang co giật seduxen 0,2 – 0,3mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc diazepam 0,5mg/kg đặt hậu môn.
Depakin 20mg/kg/uống chia 2 lần, hoặc gardenal (Phenobarbital) 5mg/kg/ngày trong những ngày sốt.
Ngoài điều trị chống co giật, cần chú ý tìm căn nguyên, đặc biệt các tổn thương ở não – màng não, để điều trị triệt để.
Điều trị sốt giật phức tạp
Hạ sốt như trên.
Chống co giật seduxen 0,2 – 0,3mg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc diazepam 0,5mg/kg đặt hậu môn.
Depakin 20mg/kg chia 2 lần uống duy trì trong những ngày sốt hoặc gardenal 5mg/kg/ngày.
Điều trị nguyên nhân
Phòng sốt giật tái phát ở nhà
Sốt giật đơn thuần: uống hạ sốt, chống giật như trên ngay khi bắt đầu sốt và trong những ngày sốt.
Sốt giật phức hợp: ngoài uống hạ sốt, chống giật trong những ngày sốt, depakin 10mg/kg/l lần, uống buổi sáng trong những ngày không sốt cho trẻ dưới 2 tuổi, đề phòng phát triển thành bệnh động kinh. Uống phòng bệnh trong 1-2 năm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top