XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM

3.1. Xác định địa điểm

3.1.1. Tầm quan trọng của việc xác định địa điểm

Khi thành lập doanh nghiệp mới cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh ta

thường phải giải quyết vấn đề chọn địa điểm xây dựng sao cho hợp lý, kinh tế. Địa

điểm nói ở đây có thể là vị trí các nhà máy, xí nghiệp, các kho hàng, đại lý…

Địa điểm của doanh nghiệp có tác động lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh

nghiệp. Đồng thời nó cũng có ảnh hưởng lâu dài đến cư dân quanh vùng.

Xác định địa điểm của doanh nghiệp hợp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc

với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị

trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận.

Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lý còn tạo ra một trong những nguồn lực mũi

nhọn của doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp xác định, lựa chọn những khu vực

có điều kiện tài nguyên và môi trường kinh doanh thuận lợi, khai thác các lợi thế của

môi trường nhằm tận dụng, phát huy tốt nhất tiềm năng bên trong.

Quyết định về địa điểm của doanh nghiệp là một loại quyết định có tính chiến lược.

Nó ảnh hưởng lớn nhất đến định phí và biến phí của sản phẩm cũng như các hoạt

động, giao dịch khác của doanh nghiệp. Xác định địa điểm doanh nghiệp là biện pháp

quan trọng giảm giá thành sản phẩm. Quyết định xác định địa điểm doanh nghiệp ảnh

hưởng mạnh mẽ đến chi phí tác nghiệp, đặc biệt là chi phí vận chuyển nguyên liệu và

sản phẩm.

Vì vậy khi chọn địa điểm của doanh nghiệp ta cần tiến hành cẩn thận, có tầm nhìn

xa, xem xét một cách toàn diện có kể đến khả năng phát triển, mở rộng doanh nghiệp

trong tương lai. Cần nêu lên ít nhất hai phương án để tính toán so sánh về mặt kinh tế,

kỹ thuật…

Trong mọi trường hợp, địa điểm được chọn cần có sự nhất trí của các cơ quan quy

hoạch và chính quyền địa phương.

3.1.2. Các bước tiến hành chọn địa điểm

Việc quyết định địa điểm doanh nghiệp thường gắn bó chặt chẽ với bản chất của các

lĩnh vực kinh doanh và qui mô doanh nghiệp. Chẳng hạn, các doanh nghiệp qui mô

nhỏ thường phân bố tự do hơn, nhưng các doanh nghiệp lớn cần phải xác định vùng

nguyên liệu, năng lượng và bố trí thành nhiều địa điểm khác nhau.

Việc lựa chọn địa điểm doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp lớn thường tiến

hành theo 2 bước:

- Xác định khu vực địa điểm.

- Xác định địa điểm cụ thể.

Tuy nhiên, để có thể quyết định địa điểm đúng đắn, hợp lý cần thực hiện các bước

chủ yếu sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án xác định

địa điểm doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng là cùng với việc xác định chỉ tiêu cần

phải xác định rõ các tiêu chuẩn được dùng làm cơ sở đánh giá các phương án xác

định địa điểm. Sau đây là một số chỉ tiêu dùng làm cơ sở để đánh giá, tuy nhiên các

chỉ tiêu này có thể thay đổi tùy thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp:

- Đối với doanh nghiệp công nghiệp: giảm tối thiểu các chi phí.

- Đối với doanh nghiệp dịch vụ: tối đa hoá thu nhập.

- Kho hàng, kho phân phối: giảm thiểu chi phí và tối đa tốc độ giao hàng.

Đạt được các mục tiêu cụ thể nói trên sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là tối đa hoá

lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm doanh nghiệp.

Việc bố trí doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau như điều

kiện tự nhiên, vị trí địa lý của vùng, các yếu tố kinh tế, xã hội và văn hoá…

Bước 3: Xây dựng những phương án định vị khác nhau, đây là một trong những yêu

cầu chung của quản lý kinh tế, đối với địa điểm doanh nghiệp lại càng quan trọng

hơn. Trong thực tế có rất nhiều phương án để xác định địa điểm doanh nghiệp, mỗi

phương án chính sách đều có mặt tích cực và hạn chế khác nhau. Vì vậy việc xây

dựng nhiều phương án là cơ sở cho việc đánh giá, lựa chọn phương án hợp lý nhất

với những mục tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra.

Bước 4: Sau khi xây dựng các phương án xác định địa điểm doanh nghiệp, bước tiếp

theo là tính toán các chỉ tiêu về mặt kinh tế. Lượng hoá các yếu tố có thể, trên cơ sở

đó so sánh hệ thống các chỉ tiêu của từng phương án, tìm ra những phương án có lợi

nhất tính theo các chỉ tiêu đó. Ngoài ra, cần phải đánh giá đầy đủ về mặt định tính

các yếu tố khác dựa trên những chuẩn mực đã đề ra. Trong nhiều trường hợp

phương án được lựa chọn không phải là phương án có chỉ tiêu kinh tế đã lượng hoá

cao nhất, mà là những phương án khả thi và hợp lý có thể thoả mãn được những

mục tiêu chính của doanh nghiệp đề ra.

3.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn địa điểm

a) Các điều kiện tự nhiên

- Địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài nguyên, sinh thái.

- Đảm bảo yêu cầu xây dựng công trình bền vững, ổn định, đảm bảo doanh

nghiệp hoạt động bình thường quanh năm.

b) Các điều kiện xã hội

- Tình hình dân số, phong tục tập quán, các chính sách phát triển kinh tế, khả

năng cung cấp lao động và năng suất lao động.

- Các hoạt động kinh tế của địa phương về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

- Cấu trúc hạ tầng kỹ thuật của địa phương: điện, nước, giao thông vận tải, thông

tin liên lạc, giáo dục…

c) Các nhân tố kinh tế

 Gần thị trường tiêu thụ

- Doanh nghiệp dịch vụ: cửa hàng, khách sạn, bệnh viện, trung tâm thông tin.

- Doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển như dễ vỡ, đông lạnh,

hoa tươi…

Trong điều kiện phát triển như hiện nay, thị trường tiêu thụ trở thành một nhân tố

quan trọng nhất tác động đến quyết định địa điểm doanh nghiệp. Các doanh nghiệp

thường coi việc bố trí gần nơi tiêu thụ là một bộ phận trong chiến lược cạnh tranh của

mình. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh lực dịch vụ, doanh nghiệp gần thị trường có lợi thế cạnh tranh. Để xác định

địa điểm đặt doanh nghiệp, cần thu thập, phân tích, xử lý các thông tin thị trường như:

Dung lượng thị trường; cơ cấu và tính chất của nhu cầu; xu hướng phát triển của thị

trường; tính chất và tình hình cạnh tranh; đặc điểm sản phẩm và loại hình kinh doanh...

 Gần nguồn nguyên liệu

Nguyên liệu có ảnh hưởng lớn đến quyết định địa điểm doanh nghiệp như:

- Chủng loại, số lượng và qui mô nguồn nguyên liệu. Đối với nhiều loại hình sản

xuất kinh doanh, việc phân bố doanh nghiệp gần nguồn nguyên liệu là đòi hỏi

tất yếu do tính chất của ngành. Chẳng hạn, các ngành khai khoáng luôn chịu sự

ràng buộc chặt chẽ vào địa điểm và qui mô nguồn nguyên liệu sẵn có.

- Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất kinh

doanh. Một số doanh nghiệp để hoạt động có hiệu quả cần phải đặt gần vùng

nguồn nguyên liệu; một số khác do yêu cầu về phương tiện, khối lượng vận

chuyển và tính chất cồng kềnh, dễ vở, khó vận chuyển, khó bảo quản của

nguyên liệu, đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt gần nguồn nguyên liệu như: doanh

nghiệp chế biến nông sản, sản xuất xi măng,...Ngoài ra, các doanh nghiệp sử

dụng nguồn nguyên liệu tươi sống như chế biến lương thực, thực phẩm, mía

đường, dâu tằm tơ…cũng cần bố trí gần nguồn nguyên liệu.

 Nhân tố vận chuyển: Chi phí vận chuyển có thể chiếm 25% giá bán.

 Gần nguồn nhân công

Thường doanh nghiệp đặt ở đâu thì sử dụng nguồn lao động tại đó là chủ yếu. đặc

điểm của nguồn lao động như khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng lao động,

trình độ chuyên môn, tay nghề ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động và kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau này.

Nguồn lao động dồi dào, được đào tạo, có trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề

cao là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp. Có nhiều ngành

cần lao động phổ thông phải được phân bố gần nguồn lao động như những khu dân cư;

nhưng cũng có ngành cần lao động có tay nghề cao, đòi hỏi gần thành phố lớn, gần

trung tâm đào tạo nghiên cứu khoa học.

Chi phí lao động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quyết định địa điểm doanh

nghiệp. Chi phí lao động rẻ rất hấp dẫn các doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường

muốn đặt doanh nghiệp mình ở những nơi có chi phí lao động thấp. Tuy nhiên, khi

phân tích ảnh hưởng của chi phí lao động cần phải đi đôi với mức năng suất lao động

trung bình của vùng.

Thái độ lao động đối với thời gian, với vấn đề nghỉ việc và di chuyển lao động cũng

tác động rất lớn đến việc chọn vùng và địa điểm phân bố doanh nghiệp. Ở mỗi vùng,

dân cư có thái độ khác nhau về lao động, dựa trên những nền tảng văn hoá khác nhau.

Việc chọn phương án xác định địa điểm doanh nghiệp cần phân tích đầy đủ, thận trọng

sự khác biệt về văn hoá của cộng đồng dân cư mỗi vùng.

3.1.4. Các phương pháp xác định địa điểm

Để ra quyết định lựa chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp có thể dùng rất nhiều

phương pháp khác nhau, các phương pháp bao gồm cả phân tích định tính và định

lượng. Trong việc quyết định lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp có nhiều yếu

tố mang tính tổng hợp rất khó xác định. Việc lựa chọn cần cân nhắc dựa trên nhiều yếu

tố định tính tổng hợp. Tuy nhiên, một yếu tố cơ bản trong lựa chọn quyết định địa

điểm doanh nghiệp là tạo điều kiện giảm thiểu được chi phí vận hành sản xuất và tiêu

thụ. Những chi phí này có thể định lượng được, do đó phần lớn các kỹ thuật và phương

pháp giới thiệu sau đây được dùng để tính toán và lượng hoá một số chỉ tiêu kinh tế

chủ yếu là chỉ tiêu chi phí của các phương án xác định định điểm doanh nghiệp. Trên

cơ sở đó lựa chọn phương án định vị có tổng chi phí nhỏ nhất.

a) Phương pháp cho điểm có trọng số

Một phương pháp xác định địa điểm doanh nghiệp được lựa chọn tốt nhất khi tính

đến đầy đủ cả hai khía cạnh là phân tích về mặt định lượng và định tính. Trong từng

trường hợp cụ thể có thể ưu tiên định lượng hoặc định tính tuỳ thuộc vào mục tiêu tổng

quát của doanh nghiệp. Phương pháp cho điểm có trọng số vừa cho phép đánh giá

được các phương án về định tính, vừa có khả năng so sánh giữa các phương án về định

lượng. Phương pháp này cho phép kết hợp những đánh giá định tính của các chuyên

gia với lượng hóa một số chỉ tiêu. Tuy nhiên, phương pháp dùng trọng số giản đơn có

phần nghiêng về định tính nhiều hơn. Tiến trình thực hiện phương pháp này bao gồm

các bước cơ bản sau:

(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến địa điểm doanh nghiệp;

(2) Cho trọng số từng nhân tố căn cứ vào mức độ quan trọng của nó;

(3) Cho điểm từng nhân tố theo địa điểm bố trí doanh nghiệp;

(4) Nhân số điểm với trọng số của từng nhân tố;

(5) Tính tổng số điểm cho từng địa điểm;

(6) Lựa chọn địa điểm có tổng số điểm cao nhất.

Ba bước đầu chủ yếu do các chuyên gia thực hiện, kết quả phụ thuộc rất lớn vào

việc xác định, lựa chọn các nhân tố, khả năng đánh giá, cho điểm và trọng số của các

chuyên gia. Vì vậy, đây có thể coi là phương pháp chuyên gia. Phương pháp này rất

nhạy cảm với những ý kiến chủ quan.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: