Xã hội học
1.Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.
Tiền đề ra đời của XHH
a. Tiền đề về kinh tế - xã hội
- Khởi nguồn bằng 1 cuộc CMCN ở các nước Tây Âu
- Sau đó là cuộc CMCN nổ ra ở nước Anh
- Từ đây tạo tiền đề cho sự nảy sinh, biến đổi của những vấn đề trong đời sống xã hội.
-> Xuất hiện các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa -> cực hút cực lớn -> tạo các luồng di dân ồ ạt tiến về đô thị -> đẩy mật độ dân cư đô thị tăng lên -> tạo các vđ xã hội mới mẻ.
b. Tiền đề về chính trị
Xuất hiện thuật ngữ mới “thất nghiệp”, xuất hiện cách mạng tư sản -> đại cách mạng tư sản Pháp làm biến đổi chế độ pk tồn tại ngàn năm -> sụp đổ -> nhà nước tư sản ra đời -> nêu cao khẩu hiệu bình đẳng, tự do bác ái -> không có trong xh phong kiến trước đó.
Dần dần cũng bộc lộ bản chất của nó -> bóc lột -> khủng hoảng chính trị -> hỗn loạn mất phương hướng.
c. Tiền đề về tư tưởng – khoa học
Dưới ảnh hưởng của giáo hội thiên chúa -> chú trọng phát triễn thần học -> kìm hãm sự phát triễn khoa học -> tất cả những gì giáo hội nói đúng là chân lý -> ai nói khác -> gọi là tà thần -> kẻ thù của nhà khoa học.
Cách mạng tư sản mở ra bầu không khí cởi mở -> tạo điều kiện chính mùi của các tư duy khoa học -> sự phân rạch rạch ròi giữa các ngành khoa học -> như khoa học tư nhiên và khoa học xã hội,…
3. Tóm tắt các bước đi của nghiên cứu Xã hội học :
Các nhà kinh tế học cho rằng đối tượng nghiên cứu của kinh tế học chủ yếu là các hoạt động sản xuất, những trao đổi của cải và dịch vụ cần thiết cho sự tồn tại vật chất của con người và xã hội. Mác cho rằng đối tượng nghiên cứu của xã hội học thường phong phú và đa dạng hơn, nhiều khi nó đòi hỏi một cách nhìn tổng thể về các quan hệ xã hội, về sự thay đổi xã hội, dựa trên những biến đổi của những điều kiện sản xuất ra những của cải và dịch vụ trong một xã hội. Cách nhìn tổng thể của Mác, không những không bỏ qua những khía cạnh kinh tế của các sự kiện xã hội mà còn coi chúng là nguồn gốc, thậm chí là yếu tố quyết định đối với sự nảy sinh, tồn tại và biến đổi của chính những sự kiện xã hội. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở tính quyết định của các yếu tố kinh tế để phân tích và lý giải các sự kiện xã hội thì rõ ràng là chúng ta chưa thấy hết tầm quan trọng về mặt phương pháp luận trong cách nhìn tổng thể của Mác. Bởi vì việc nghiên cứu các hiện tượng xã hội trong tính tổng thể của nó buộc người ta phải đồng thời đi tìm những cơ sở cho sự cố kết của chính cái tổng thể xã hội đó. Vậy là từ cấp độ của sự sản xuất ra những của cải và dịch vụ, Mác đã tìm ra nguồn gốc của những tác động qua lại và những đứt đoạn, vốn không chỉ tạo ra những hình thái xã hội khác nhau mà cả những bước quá độ hay cách mạng giữa các hình thái xã hội đó.
Để xây dựng cách nhìn tổng thể này, Mác phân ra ba cấp độ phân tích cho bất cứ xã hội nào. Trước hết là cấp độ kinh tế hay còn được gọi là cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm toàn bộ những thiết chế cho phép tổ chức các lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất. Trong chủ nghĩa tư bản, nó được đặc trưng bởi hình thức tổ chức của các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa. ở cấp độ tư tưởng, vấn đề đối với người nghiên cứu là cần tìm hiểu xem những con người ở đó tự hình dung về họ ra sao với tư cách là những thành viên của một nhóm xã hội như : gia đình, nhóm lao động hay công dân... Cũng từ quan điểm này, Mác gợi ra cho chúng ta cách hình dung những liên hệ lô gích giữa trình độ phát triển các lực lượng sản xuất của một xã hội đối với những hình thái ý thức và mô hình tổ chức của xã hội đó. Đó cũng là mối liên hệ lô gích giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của những lực lượng sản xuất. Và chính ở những giai đoạn nhất định của sự phát triển các lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất, xã hội con người mới có thể chứng kiến sự ra đời của Nhà nước, một hình thái phát triển đặc thù của cấp độ chính trị.
4. Xã hội hóa là gì ?
Xã hội hóa là một quá trình mà cá nhân gia nhập vào nhóm xã hội vào cộng đồng xã hội và được xã hội tiếp nhận cá nhân như một thành viên chính thức của mình, là quá trình cá nhân tiếp nhận nền văn hóa xã hội, là quá trình cá nhân học tập bắt chước lẫn nhau và là quá trình học cách đóng vai trò xã hội theo đúng khuôn mẫu hành vi nhằm đáp ứng sự mong đợi của toàn xã hội. Điều quan trọng trong quá trình cá nhân cá nhân gia nhập, hòa hợp với cộng đồng xã hội là cá nhân đó phải có đủ tiêu chuẩn, phải mài mòn những góc cạnh của mình, của cái tôi dể tìm được tiếng nói chung của cộng đồng.
Các giai đoạn :
+Về gia đình :-Giai đoạn ấu thơ :sau khi sinh không lâu trẻ bắt đầu hướng tới thế giới xung quanh và bắt đầu học hỏi. Cùng với việc tập luyện thói quen trẻ tập chơi những trò giống như người lớn như bán hàng, làm cô giáo, bác sĩ…điều này giúp trẻ hình dung về tương lai hiểu biết về các ngành nghề và cách cư xử.Khi trẻ bắt đầu đến trường bên cạnh những mối quan hệ thầy cô bạn bè , trẻ còn chịu tác động của tivi phim ảnh nhưng gia đình vẫn luôn dạy trẻ chào hỏi cái đúng cái sai. àgiai đoạn thiếu niên : ở giai đoạn này gia đình giúp đỡ và cung cấp cho các em những kinh nghiệm xã hội trong quan hệ ứng xử với những người xung quanh , luôn động viên thông cảm nâng đỡ các em khi thất bại, nản trí ,giúp các em có những kiến thức , hiểu biết cần thiết để tự chủ ở giai đoạn dậy thì khi cơ thể có những thay đổi lớn. àgiai đoạn trưởng thành : ở giai đoạn này xã hội sơ cấp gần như đã hoàn thành nhân cách về cơ bản đã hình thành. Gia đình giúp các nhân định hướng về nghề nghiệp , cách sống , hôn nhân. à giai chuẩn bị kết hôn và làm cha mẹ : gia đình tạo cho các nhân động lực và mong muốn đi tới kết hôn và giúp cho các nhân biết được cách ứng xử khi họ kết hôn. à giai đoạn bước sang tuổi già.
+ Về nhà trường :
+ Về bạn bè :
+ Phương tiện truyền thông đại chúng :
+ Các tác nhân khác :
5. Lệch lạc xã hội là gì :
Trong bất kì một xã hội nào cũng có những người không tôn trọng hoặc làm trái các chuẩn mực. dó là hiện tượng mà xã hội học gọi là “sự lệch lạc”.
Hành vi lệch lạc là hành vi mà vào một lúc nào đó con người làm trái hoặc làm khác so với chuẩn mực. còn kẻ lệch lạc là người thường xuyên có những hành vi lệch lạc.
Đặc điểm :
v Theo quan niệm thường thì hành vi lệch lạc là xấu đáng phê phán. Nhưng trong xã hội học quan niêm hành vi lệch lạc là hành vi lệch so với chuẩn, không phản ánh tốt – xấu.
Ví dụ: một số bạn tuổi teen nguộm tóc nhiều màu, ăn mặc kì quặc.
v Hành vi lệch lạc trong xã hội học là tốt khi hệ thống chuẩn mực không phù hợp do đó buộc cá nhân phải thực hiện lệch so với chuẩn. hệ thống chuẩn mực không chỉ là pháp luật mà còn là phong tục tập quán. Do đó hành vi lệch lạc trong xã hội không hẳn là hành vi phạm pháp.
Ví dụ: trong xã hội phong kiến phụ nữ đúng với chuẩn mực là chăm lo việc gia đình không đươc đi học, nhưng có một số ngươi đã cải trang thành nam giới để được đi học.
v Trong xã hội hầu như không có tổ chức nào ép buộc các thành viên phải phục tùng tuyệt đối mọi quy tắc và chuẩn mực của mình. Múc độ nương nhẹ, dễ dãi đối với chuẩn mực đến mức độ nào là tùy theo từng nhóm xã hội hoặc tổ chức xã hội. mức độ
Ví dụ: theo quy định chung của nhà trường thì giáo viên lên lớp vào buổi sáng đúng 7h, nhưng nhiều giáo viên lên lớp muộn hơn 5 đến 10 phút để sinh viên ổn định tổ chức, điều này lệch so với chuẩn nhưng không đến mức bị xử phạt.
v Trong thực tế bất kỳ hệ thống xã hội hoặc một tổ chức xã hội nào đó cùng đều có những “vùng tối”trong đó con người ta có thể tự cho phép mình vi phạm quy tắt mà không sợ bị trừng phạt.
Ví dụ: một số người khi qua đường có thể gặp một cụ già hoặc một em nhỏ không qua đường được nhưng họ vẩn làm ngơ mà không giúp đở,mặc dù biết hành động đó vi phạm chuẩn mực đạo đức nhưng họ vẩn thực hiện.
6. Định chế - thiết chế là gì ?
Định chế là một hệ thống các quan hệ xã hội đã được xác lập ổn định trong xã hội. Nó được định hình theo thời gian, khi mà, trong các mối quan hệ tương tác giữa các vai trò, một số ứng xử nào đó của con người được lặp đi lặp lại, rồi dần dần biến thành tập quán, và cuối cùng trở thành những chuẩn mực mà mọi thành viên đều thừa nhận và tuân thủ
Thiết chế xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top