Ngày tàn của tiệc khắc-Áo Sáp nhập Đức
Áo sáp nhập vào Đức
Trong buổi hội kiến với Thủ tướng Áo Kurt Schuschnigg, Hitler đưa tối hậu thư với các điều kiện: Áo phải bãi bỏ lệnh cấm Đảng Quốc xã Áo, ân xá mọi đảng viên Quốc xã đang ngồi tù, cử luật gia thân Quốc xã, Tiến sĩ Arthur Seyss-Inquart, làm Bộ trưởng Nội vụ với quyền hành chỉ huy các lực lượng cảnh sát và an ninh, cử hai người thân Quốc xã khác làm Bộ trưởng Chiến tranh và Bộ trưởng Tài chính. Cộng thêm sự đe dọa của Đức sẽ tấn công bằng quân sự, Schuschnigg từ chức, Seyss-Inquart lên thay. Đức ngụy tạo một bức điện tín của Seyss-Inquart kêu gọi Hitler đưa quân vào Áo để lập lại trật tự.
Ngày 12 tháng 3 năm 1938, quân Đức tiến vào Áo trong khi Bộ Ngoại giao Đức cho rằng phát biểu của Schuschnigg về tối hậu thư của Đức là "hoàn toàn bịa đặt".
Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 10 tháng 4 năm 1938, đa số người Áo bỏ phiếu thuận theo Hitler để sáp nhập Áo vào Đức. Không cần bắn một phát súng và không có sự can thiệp của Anh, Pháp và Liên Xô vốn có lực lượng quân sự áp đảo, Đức Quốc xã chiếm được một vị trí chiến lược có giá trị cực kỳ lớn lao cho những kế hoạch trong tương lai. Quân đội của Đức chế ngự Tiệp Khắc ở ba mặt, và Áo là cửa ngõ mở ra vùng Đông-Nam châu Âu.
Cũng vào giữa năm 1938, khi Đức ngấp nghé thôn tính tiếp Tiệp Khắc, nổi lên bước khởi đầu của phong trào chống Hitler, kéo dài cho đến gần cuối cuộc chiến.
Đức thôn tính Tiệp Khắc
Đức lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người Đức thiểu số ở Tiệp Khắc làm cái cớ để quấy động nước này, trong khi Anh và Pháp vẫn chưa nhận ra mưu đồ ấy. Hitler chỉ thị cho Đảng người Đức Sudeten thân Quốc xã là "phải ra những đòi hỏi mà chính phủ Tiệp Khắc không thể chấp nhận", tức "phải luôn đòi hỏi nhiều để ta không bao giờ được thỏa mãn". Vì muốn xoa dịu Hitler, Thủ tướng AnhNeville Chamberlain gây áp lực bắt Tiệp Khắc phải nhượng bộ.
Kết quả là Tiệp Khắc nhường cho Đức gần 30.000 kilômét vuông lãnh thổ. Trên lãnh thổ này là một hệ thống lô cốt mà từ trước đến giờ tạo nên tuyến phòng thủ vững chắc nhất châu Âu, có lẽ chỉ kém Phòng tuyến Maginot của Pháp. Cả hệ thống đường sắt, đường bộ, điện thoại và điện tín của Tiệp Khắc đều bị xáo trộn. Theo số liệu của Đức, Tiệp Khắc mất trên dưới 80% than non, hóa chất, xi măng; trên dưới 70% than đá, sắt, thép, điện năng; và 40% gỗ. Một đất nước công nghiệp phồn thịnh trong phút chốc bị tan rã và phá sản.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top