wordpress cho moi nguoi

Sử dụng tên miền riêng cho Blog WordPress.com

Phamenđãtừnggiớithiệuvớicácbạncách Tạo blog với tên miền riêng sửdụng blog platform của Wordpress.org và Sử dụng tên miền riêng cho blog Blogger.com của Google. Bâygiờ, PhamentiếptụcgiớithiệuvớicácbạncáchTạocho blog tại Wordpress.com mộttênmiềnriêng, hay nóicáchkháclàSửdụngtênmiềnriêngcho blog củabạn ở Wordpress.com.

Nhưcácbạnđãbiết, Wordpress.com chophépngườidùngđăngkývàsửdụngmiễnphídịchvụcủahọ. Nhữngtiệníchmàdịchvụnàymanglạilàkhôngthểphủnhận. Tuyvậy, do làmột Hosted blog platform nênkhôngtránhkhỏicáchạnchếcốhữucủanónhư: bịhạnchếvềquyềnthayđổigiaodiện, thiếtkếvàsángtạo, v.v.; vàhơnthếnữalà URL của blog luônmangtheomộtcáiđuôicủanhàcungcấpnhư: phamen.wordpress.com.

Tuyvậy, Wordpress.com lạicungcấpchochúngtamộttiệníchlàcóthểtạo blog trên Wordpress.com vàsửdụngtênmiềnriêngcủamình. Thayvìbạnphảisửdụngtênmiềndàitheokiểumặcđịnhcủanhàcungcấpnhư: phamen.wordpress.com thìbâygiờbạncóthểsửdụngmộttênmiềnriêngcho blog củamình, giúpnódễnhớvàchuyênnghiệphơnnhư: http://www.phamen.com.

Nóiđếnđâychắcbạnđãhiểuvấnđềtôimuốnnóiđếnbàiviếtnàylàgì. ĐólàThaytênmiềnmiễnphícho blog Wordpress.com bằngtênmiềncủamình:

http://phamen.wordpress.com >> http://www.phamen.com

Đểlàmđượcđiềunày, trướctiênbạnphảichuẩnbịcácbướcsau:

1. Muamộttênmiền

Việc mua một tên miền bâygiờlàđiềuquáđơngiản. Vớidưới $10/năm, bạndễdàngcómộttênmiềntrong top domain như: .com, .net, .info, .org,…

HoặccácbạncũngcóthểmuacáctênmiềncủaViệtnamcódạng domain.vn, domain.com.vn, domain.net.vn, … ngaytạiViệtnam.

Bạncũngcóthểdùngmộttênmiềnmiễnphí, miễnlànócóCpanelđểgiúpbạnchỉ (poitn) tênmiềnđótới Wordpress.com.

2. Chỉ (point) tênmiềncủabạn sang Wordpress.com

Khitạomộttàikhoản blog ở Wordpress.com, bạnsẽđượcnhàcungcấpcho “10 credits miễnphí”. Bạncóthểdùng “10 credits” nàyđểdùngvàocácviệckhácnhaunhưtăngthêm dung lượnglưutrũ, thêmngườidùng, tùybiến CSS của theme theo ý mình; trongcócóviệc add domain củabạnvào blog Wordpress.com.

Bạnphải point domain củabạntới Wordpress.com trướckhi add domain củabạnvào Wordpress.com bởivìkhibạn add domain vào Wordpress.com, nósẽdòtìmxemtênmiềnđóđãđượcchỉ sang host của Wordpress.com hay chưa, nếuchưatìmđượcthìnósẽbáolỗi. Vànếusau 3 lầndòtìmkhôngthấy domain thìbạnsẽhết “10 credits miếnphí”. Nếumuốn add tiếp domain thìbạnphảimua “10 credits” khácvớigiá 10$.

CácthôngsốNameservercủa Wordpress.com

Ns1.wordpress.com

Ns2.wordpress.com

Ns3.wordpress.com

Saukhiđãchỉ domain củabạnđến Wordpress.com, hãychờtừ 30 phútđếnvàitiếngđểđảmbảocho domain đãđược point xongxuôi. Sauđóchúngtasẽ sang bướctiếptheo.

3. Add domain vào blog Wordpress.com

Đâylàviệccuốicùngtrongcôngđoạnnàyvàđâycũnglàbướcdễdàngnhất.

Hãy login vào Dashboard củabạntại Wordpress.com.

Tiếptheobạn click vào Tab Upgrades > Domains.

Ở đây, bạnsẽthấy URL miễnphímànhàcungcấpchobạn ở phíadưới, và ở phíatrênsẽcómột ô ghi: Add a domain.

Đâychínhlàcáibạncần, chỉcầnđiền domain củabạnvàođâyvà click “Add domain to blog”. Chờmộtlúcđể domain và host của Wordpress.com kếtnốivớinhaulàbạnđãthànhcôngrồiđấy. Saukhithànhcôngthì domain củabạnsẽhiểnthịngayphíadưới.

Bâygiờthìbạncóthểthoảimáidùng blog miễnphítại Wordpress.com vớitênmiềnriêngcủamình, vàcóthểgiớithiệuvớibạnbèvềtênmiềnmớicủamình.

Chúccácbạnthànhcông!

Chú ý:

Bạncũngcóthểmuatênmiềnngaytại Wordpress.com, chi phíchotênmiềnmuatại Wordpress.com là $10/năm. Wordpress.com sẽquảnlýhộcả Domain và host chobạn. Tuyvậyhạnchếcủaviệcmuatênmiềnngaytại Wordpress.com lànóchỉcóthểchạytrên host của Wordpress.com màkhôngthểdùng ở đâukhác do vậyPhamenkhuyênbạnkhôngnênmua domain tại Wordpress.com

Admin Panel của WordPress (free members)

Sau khi đăng ký cho mình được một blog tại WordPress.com, bạn sẽ nhận được một email chứa thông tin về tài khoản của mình. Bạn có thể đăng nhập với mật khẩu được ghi trong email và bắt đầu làm quen ngay với các tính năng trong Admin Panel của blog.

Như bạn có thể thấy trong hình: Trên cùng của Admin Panel là tên blog của bạn, kèm với một link View site » để bạn có thể xem blog của mình. Ngay dưới là thanh menu, bao gồm các mục Dashboard, Write, Manage, Blogroll, Presentation, Users, Options và Upgrades. Mặc định khi đăng nhập bạn ở trang Dashboard. Do đó, submenu bên dưới sẽ hiển thị các mục Dashboard, Tag Surfer, My Comments, Blog Stats và Feed Stats. Bạn có thể dễ dàng chuyển đến các menu khác cùng với các submenu của nó bằng cách bấm vào liên kết tương ứng trong Admin Panel của mình.

Sau đây sẽ là giới thiệu sơ qua chức năng của menu và các submenu:

1. Dashboard:

* Dashboard: Xem tin tức của WordPress.com, danh sách các blog nổi nhất trong ngày, các bài viết mới nhất, thông tin về các phản hồi nhận được…

* Tag Surfer: Thông qua các tag đặt cho nội dung trong blog, bạn có thể tìm thấy những bài viết hay hợp sở thích của mình.

* My Comments: Danh sách các phản hồi bạn đã gửi, ở blog của bạn và các blog khác.

* Blog Stats: Số liệu liên quan đến khách thăm blog.

* Feed Stats: Số liệu liên quan đến người đọc RSS feed của blog.

2. Write:

* Write Post: Nơi soạn thảo các bài viết sẽ đăng trên blog của bạn.

* Write Page: Nơi soạn thảo các trang tĩnh như About, Contact me. Whatever.

3. Manage:

* Posts: Quản lý các bài viết đã lưu.

* Pages: Quản lý các trang tĩnh đã tạo.

* Comments: Quản lý các phản hồi đã đăng trên blog.

* Awaiting Comments: Quản lý các phản hồi đang đợi kiểm duyệt.

* Import: Nhập nội dung từ blog khác vào blog hiện tại.

* Export: Xuất nội dung từ blog hiện tại ra blog khác.

* Askimet Spam: Các phản hồi linh tinh bị nghi là rác.

4. Blogroll:

* Manage Blogroll: Quản lý các link bạn yêu thích.

* Add Link: Bổ sung thêm các link vào danh sách.

* Import Links: Nhập link từ nơi khác vào danh sách.

5. Presentation:

* Themes: Danh sách các theme bạn có thể chọn cho blog của mình.

* Sidebar Widgets: Quản lý các widget bạn có thể đặt trên sidebar của blog.

* Edit CSS: Thay đổi CSS của theme.

6. Users:

* Authors and Users: Danh sách các tác giả và người đăng ký account tại blog của bạn.

* Your Profile: Thay đổi hồ sơ cá nhân của bạn.

* Invites: Mời bạn bè của bạn sử dụng WordPress.com.

7. Options:

* General: Các tùy chọn chung nhất về tên blog, tagline, ngày tháng…

* Writing: Tùy chọn về cách thức bạn viết blog.

* Reading: Tùy chọn về cách thức người khác đọc blog của bạn.

* Discussing: Tùy chọn về cách thức mọi người thảo luận trong blog của bạn.

* Privacy: Tùy chọn về độ bí mật của blog.

* Delete Blog: Xóa blog của bạn. Vĩnh viễn.

Quyền hạn trong Blog

Khi bạn tạo một blog tại WordPress.com, bạn được trao quyền Administrator. Như bạn có thể đoán, là một Admin, bạn được phép làm bất cứ những gì mình muốn, trong phạm vi blog của bạn. Tạo mới, sửa đổi các bài viết, đổi theme của blog, chỉnh các thiết đặt hay sao lưu và khôi phục dữ liệu - tất cả đều nằm trong tầm tay của một Admin.

Nếu bạn vào Admin CP > Users, bạn có thể thấy mục Add User From Community, cho phép bạn thêm user vào blog của mình.

Mặc định, có 5 loại user khác nhau:

Quote:

Administrator

Editor

Author

Contributor

Subscriber.

Hãy thử xem xem, mỗi loại user đó khác nhau như thế nào …

Trước hết, ta nói đến quyền Subscriber. Đây là quyền thấp nhất, chỉ những người có khả năng đọc blog - nhưng không thể thay đổi cũng như tạo thêm nội dung cho blog.

Cao hơn một chút là quyền Contributor. Là một contributor, người dùng có thể tham gia viết bài, sửa chữa bài của chính mình, tuy nhiên không thể xuất bản bài viết đó. Nghĩa là, bài viết do họ soạn thảo sẽ không hiện lên trên blog cho đến khi có người dùng cấp cao hơn cho phép.

Tiếp đến là Author - những người có thể tạo mới, chỉnh sửa, xuất bản cũng như xóa bỏ bài viết của chính mình.

Nếu như trong forum có Moderator, thì ở blog có Editor. Họ có thể xuất bản, sửa chữa, xóa bỏ bất cứ bài viết nào. Họ cũng có quyền thông qua các phản hồi nhận được, quản lý các thể loại trong blog cũng như sắp xếp các liên kết trong Blogroll.

Cuối cùng, là Administrator. Là bạn, người có quyền lực tối cao trong blog của mình.

Ngoài những điều trên, bạn hãy chú ý thêm 2 điểm quan trọng:

1. Hãy thật thận trọng khi cấp quyền cho người dùng, đặc biệt là quyền Editor hay Administrator.

2. Nếu vì một lý do nào đó, bạn nhỡ tay xóa bỏ quyền Administrator của mình, hãy gửi Feedback tới bộ phận hỗ trợ của WordPress.com. Đó là cách duy nhất để bạn lấy lại quyền hạn của mình.

Viết bài trong blog

Một blog mà không có các bài viết thì nó không được coi là blog.

Bài viết này sẽ nói đến vấn đề viết bài trong blog tại WordPress.com

Trước hết, để viết bài, bạn cần vào Admin Panel > Write > Write Post. Nếu bạn muốn tạo 1 trang tĩnh, hãy vào Write Page thay vì Write Post.

Ví dụ bạn đang ở trang Write Post. Bạn sẽ thấy trước mặt mình là một vài ô textbox để viết bài, bao gồm ô Title và ô Post. Title hiển nhiên là nơi đặt tiêu đề cho bài viết, còn Post chứa nội dung bài viết.

Nếu bạn đang dùng trình soạn thảo mặc định của WordPress.com - WYSIWYG - bạn sẽ thấy việc viết bài đơn giản như gõ WinWord. Mọi thứ như chữ đậm, chữ hoa, chữ nghiêng… đều có thể được lựa chọn một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Còn nếu bạn dùng trình soạn thảo dạng raw - nghĩa là HTML “thô” - thì bạn sẽ thấy một số nút như b, i, link, b-quote,… Đây chính là các tag sẽ được thêm vào để định dạng nội dung trong bài viết của bạn. Nói chung, nếu coi WYSIWYG là một bộ phim hoàn chỉnh thì raw HTML chính là phần “Behind the scene”

Việc chuyển đổi 2 loại trình soạn thảo hết sức dễ dàng, bạn chỉ việc bấm vào link My Profile nằm ở góc phải trên màn hình, sau đó chọn / bỏ chọn ở ô Use the visual rich editor when writing tùy theo nhu cầu của mình.

Cũng cần nói thêm, trong bài viết bạn có thể sử dụng các smiley như , , :mrgreen:… Danh sách các smiley như thế có thể tìm thấy ở trang web: What smilies can I use?

Bên dưới ô Post là 3 nút: Save and Continue Editing, SavePublish.

Save nhằm mục đích lưu lại bài viết đang gõ như một bản nháp, và bạn có thể chuyển qua làm việc khác. Ngược lại, Save and Continue Editing vừa lưu, vừa cho phép bạn gõ tiếp bài viết. Tuy nhiên, với một nâng cấp gần đây, WordPress.com đã trang bị thêm tính năng AutoSave tương tự WinWord, cho phép bạn tự do gõ bài mà không cần lo đến việc lưu lại thủ công. Bài viết của bạn được tự động lưu lại mỗi 1 phút. Cuối cùng, tính năng Publish giúp bạn đưa bài viết của mình xuất hiện trên blog. Có thể coi đây là công đoạn dọn thức ăn ra đĩa sau khi đã nấu nướng chán chê

Tiếp tục cuộn trang Write Post xuống, bạn sẽ thấy một khu vực dùng để upload ảnh hay chèn video vào blog. Cách sử dụng các công cụ này khá đơn giản, tuy nhiên đó sẽ là nội dung của một bài viết khác

Nằm dưới khu vực Upload, cũng như bên phải ô Post là các docking box, các “hộp” có tiêu đề màu xanh mà bạn có thể dễ dàng kéo thả tới vị trí mà mình muốn, cũng như mở ra / thu gọn tùy ý.

Các “hộp” này có tính năng cụ thể như sau:

Categories: Bài viết của bạn thuộc mục nào thì hãy tích vào mục tương ứng.

Discussion: Chọn xem bạn có muốn người đọc gửi phản hồi và blog khác ping đến bài viết không.

Post Password: Nếu là một bài viết “nhạy cảm” :shock:, không có lý gì mà bạn không bảo vệ nó bằng mật khẩu

Post Slug: URL bài viết của bạn.

Post Status: Chọn xem bài viết bạn đang gõ nằm ở dạng Đã xuất hiện trên blog, Bản nháp, hay Nội dung riêng tư cá nhân mỗi mình bạn đọc

Post Timestamp: Thời gian bài viết xuất hiện trên blog.

Post Author: Tác giả bài viết, trong trường hợp blog có nhiều người tham gia đóng góp bài viết.

Optional Excerpt: Hãy coi đây như phần tóm tắt bài viết của bạn.

Trackbacks: Những trackback bạn muốn gửi đến các blog khác.

Cuối cùng, đó là nút Delete this post, cho phép bạn ném bài viết mình đang gõ vào thùng rác, và phần Post Preview để bạn xem trước bài viết của mình. Phần Post Preview được cập nhật mỗi khi bạn bấm Save and Continue Editing.

Trên đây là những gì cơ bản nhất mà bạn cần nắm khi viết bài ở một blog WordPress.com. Những điều nâng cao hơn một chút, như cách upload ảnh, tính năng cụ thể của các tag trong bài viết… sẽ được đề cập đến sau.

Cách phòng tránh Comment Spam

Nói đến email, người ta không thể không nhắc tới spam - những email quảng cáo vô bổ, quấy rầy và làm phiền người sử dụng.

Nói đến SMS, người ta cũng nhắc đến spim - một hình thức của spam, nhưng lan truyền thông qua những tin nhắn.

Thế còn với blog?

Nếu blog của bạn nổi tiếng, bạn có thể dính phải không dưới hàng chục, thậm chí hàng trăm comment spam một ngày. Comment spam - đó là từ dùng để chỉ những ý kiến, những phản hồi hoàn toàn vô giá trị, chứa đầy link tới các trang web khác nhằm mục đích quảng cáo, và, hiển nhiên, khiến blogger cảm thấy cực kỳ khó chịu.

Với một blog ở WordPress.com, bạn có thể chống lại comment spam bằng nhiều phương pháp khác nhau. Các phương pháp này được sử dụng song song với nhau, bởi lẽ không có một cách thức nào chống comment spam với hiệu quả 100%.

Phương pháp đầu tiên có thể kể đến, đó là sử dụng các tùy chọn trong mục Options > Discussion thuộc Admin Panel. Tại đây, bạn có thể thiết lập việc kiểm duyệt các phản hồi, ý kiến được gửi trên blog của mình. Mỗi khi một phản hồi được viết, chúng sẽ được xếp vào hàng đợi để chờ kiểm duyệt. Đến khi được chính bạn cho phép, các phản hồi này mới xuất hiện trên blog của bạn.

Nếu có nhiều phản hồi, bạn có thể sẽ không đủ thời gian kiểm duyệt từng cái trong số chúng. Để khắc phục tình huống này, bạn có thể tận dụng sức mạnh của Comment Blacklist - danh sách đen chứa các từ khóa, địa chỉ IP, email… bị cấm.

Hoặc, bạn có thể đặt ra số link tối đa được phép có trong một phản hồi. Nếu số link trong phản hồi vượt quá con số đó, phản hồi sẽ bị giữ lại tại hàng đợi để chờ kiểm duyệt.

Phương pháp thứ hai để phòng tránh comment spam là dùng plugin Askimet - được cài sẵn tại tất cả các blog ở WordPress.com. Plugin này tự động nhận diện comment spam thông qua cơ sở dữ liệu của mình, đồng thời chuyển các phản hồi bị nghi ngờ này vào mục Askimet Spam. Nếu bạn không có ý kiến gì với các comment spam được Askimet nhận diện, chúng sẽ bị xóa một cách tự động sau 30 ngày.

Phương pháp này được coi là khá hiệu quả, có thể diệt được tới 90% comment spam.

Lựa chọn webhost cho blog Wordpress

Sau khi đã chọn được một blog platform phù hợp nhất, bây giờ chúng ta tiếp tục lựa chọn một dịch vụ hosting để có thể tiến hành đưa blog của bạn lên mạng.

Để có thể cài đặt được hosted blog platform của Wordpress. org thì hosting mà bạn chọn phải hỗ trợ PHP4 trở lên và MySQL.

Điều này cũng hết sức đơn giản vì hiện nay hầu hết các hosting hiện nay đều hỗ trợ PHP4 và MySQL cho nên bạn không phải quá lo lắng về điều này. Vấn đề còn lại là bạn chọn nhà cung cấp nào và gói dịch vụ mà bạn chọn mất bao nhiêu tiền một tháng thôi. Và tương ứng với điều này là họ cho phép bạn bao nhiêu dung lượng (webspace) để lưu trữ và bao nhiêu bandwith (lưu lượng truy cập) mà thôi. Và điều đáng quan tâm nữa khi mua hosting đó là: khả năng bảo mật của host, thời gian trực tuyến (uptime), dịch vụ hỗ trợ trực tuyến của nhà cung cấp, tính dễ sử dụng của Cpnel của host.

Nếu như bạn muốn blog của mình thật sự chuyên nghiệp kèm với các dịch vụ chuyên nghiệp thì bạn có thể mua hosting tại các nhà cung cấp chuyên nghiệp, như tôi được biết thì có: bluehost.com, dreamhost, godaddy.com, yahoo.com, hostmonster.com, hostgator.com, 1and1.com,… nói chung là rất nhiều, rất nhiều. Đây là những hosting service chuyên nghiệp mà bạn hoàn toàn có thể tin tưởng về tính chuyên nghiệp và các dịch vụ cao cấp của họ. Tất nhiên rồi, mất tiền bao giờ chẳng tốt hơn không mất tiền.

Tuy vậy, với một blog mới lập có số lượng ít bài viết và ít người truy cập ít thì dùng dịch vụ hosting mất tiền heo mình quả là hơi lãng phí. Vì vậy mình có một cách hay hơn đó là: trong giai đoạn đầu mới thành lập blog mình sẽ dùng các free hosting, nếu sau này lượng người truy cập đông quá mà free hosting không đáp ứng được thì mình sẽ chuyển sang dùng các gói dịch vụ hosting phải trả tiền.

Mình sẽ giới thiệu với các bạn một số dịch vụ free có hỗ trợ PHP4 trở lên và MySQL để bạn có thể cài đặt blog của mình.

Nói là free hosting nhưng không có nghĩa là không tốt. Những free webhost sau đây đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của bạn, ngoài ra chúng còn cung cấp các tính năng cao cấp khác giống như một webhost chuyên nghiệp.

Bạn có thể tham khảo các free webhost sau: http://www.free-webhosts.com

Đây là các freehost có thể nói là tốt nhất hiện nay, được rất nhiều người sử dụng và bình chọn. Do nhu cầu của mọi người khác nhau nên tiêu chí để bình chọn của họ là khác nhau, còn chúng ta, nhu cầu của chúng ta là cài blog có hỗ trợ PHP4 trở lên và MySQL nên ta cần chọn webserver nào hỗ trợ đáp ứng thời gian sử lý nhanh nhất cho PHP và MySQL, sau đó mới đến các tính năng khác như webspace, bandwith, phpAdmin, FTP, Mình có thể đưa ra các thứ tự ưu tiên khi bạn lựa chọn host để đưa blog của bạn lên mạng như sau:

Độ ổn định: bạn sẽ chẳng làm gì được với một hosting sáng nắng chiều mưa, lúc vào được lúc không vào được, không những bạn chán mà những người khách ghé thăm cũng sẽ chán nản bỏ đi.

Tốc độ (trong đó có cả khả năng sử lý scripting PHP và MySQL database): nếu như webhost của bạn ổn đinh, nhưng nó chạy như rùa bò thì chắc chắn không chỉ riêng bạn mà ai cũng phải chán nản bỏ đi, không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn chờ cho blog của bạn load hết. Nói chung lại thì thời gian load mỗi page nên từ 0 - 3 giây là tốt nhất, còn nếu ở mức 4-8 là có thể chấp nhận được, còn nếu đã lớn hơn 8 giây thì có thể coi là rất chậm.

Hỗ trợ adon domain, FTP: cho phép bạn add thêm domain (add domain của bạn) và upload các file lên host dễ dàng hơn.  Nguồn: www.phamen.com

Đăng ký host và các bước chuẩn bị để cài blog Wordpress

Vậy là chúng ta đã lựa chọn được một free webhost phù hợp cho blog của mình, đó là byethost.com.Xin nói thêm về byethost.com một chút. Đây tuy là một free webhost nhưng rất tốt. Hỗ trợ rất nhiều tính năng như:

Disk space 250 Mega Bytes: với 250 MB thì bạn thoải mái mà post bài trên blog của mình.

Monthly bandwidth 6 Giga Bytes: với 6GB bandwith giúp blog của bạn thoải mái tiếp đón khoảng 100 nghìn lượt khách ghé thăm một tháng.

POP Email accounts Unlimited Web mail:cho phép bạn tạo email với chính domain của bạn, có thể nhận email bằng các Mail client như Outlook, Thunderbird, Lotus,….

Yes Automatic script installer 29 full scripts: các script có sẵn giúp bạn cài Joomla, forum VBB hay myPHP, … với chỉ mấy cú click chuột.

5 Extra sub-domains 5 Addon domains: cho phép bạn add thêm 5 domain trên Control panel của bạn, và bạn cũng có thể tạo thêm 5 subdomain (tên miền phụ) trên chính domain của bạn hoặc free domain mà Byethost cung cấp sẵn. Bạn có thể sử dụng chính domain của mình hoặc là các free domain mà Byethost cung cấp.

FTP và File Manager: cho phép bạn quản lý việc download hay upload các file trên host của bạn bằng FTP client hoặc trên chính website.

Yes MySQL databases 3 Php flags manager: cho phép bạn tạo 3 MySQL database và có thể quản lý cũng như cập nhật các database này.

Free website statitics: giúp bạn quản lý và theo dõi các thông tin về dung lượng diskspace và bandwith mà bạn đã sử dụng.

File size limit 10MB: cho phép upload lên các file có dung lượng tối đa là 10MB. Quá thoải mái.

Instant activation: kích hoạt ngay lập tức sau khi đăng kí.

Và một điều rất tốt mà Byethost offer cho chúng ta là không hề có một quảng cáo nào (no force ads hay bannerless) của host xuất hiện trên website hay blog của chúng ta. Với nhiều free host khác thì họ bắt chúng ta phải cho hiện quảng cáo của họ trên website hay blog của chúng ta, nhưng với Byethost thì không hề có quảng cáo nào. Điều này giúp website hay blog của chúng ta “thông thoáng” hơn và đỡ bị phản cảm bởi các quảng cáo hiên ra không mong muốn.

Giới thiệu qua như thế là đủ rồi, các bạn tiến hành đăng ký một account đi nhé. Các bạn hãy vào địa chỉ: BYETHOST.COM để đăng ký một account.

Mình không giới thiệu phải đăng kí như thế nào nữa vì việc đăng ký quá đơn giản, chẳng khác gì việc bạn đăng ký một email hay bất kì một dịch vụ trực tuyến nào. Chỉ việc điền các thông tin cần thiết vào và submit thế là xong. Byethost sẽ gửi một email đến địa chỉ email mà bạn đã cung cấp lúc đăng kí, trong đó sẽ có các thông tin chi tiết để bạn login vào account hosting của mình như: Cpanel URL, username, password (dưới đây là mình ví dụ thôi nhé, còn của bạn sẽ khác của mình)

Cpanel URL: http://cpanel.byethost16.com

Username: b16_799133

Password: dy18jj15uhy

FTP Username: b16_799133

FTP Password: dy18jj15uhy

FTP HostName: ftp.byethost16.com

MySQL Host Name: sql4.byethost16.com

MySQL Password: dy18jj13uv

MySQL UserName: b16_799133

Bạn hãy mở email đó ra, lấy các thông tin cần thiết và login vào account của bạn nhé. Để bước tiếp theo chúng ta sẽ add domain của chúng ta vào host và tạo database để cài đặt blog.

Sau khi đã đăng nhập vào Cpanel của Byethost bạn sẽ thây giao diện của nó thế này.

Bước 1: Bấm vào Domain Manager, hãy điền domain của bạn vào đó và bấm Create. Sau khi bạn create thì domain của bạn sẽ hiện ra ngay bên dưới “Current domains”. Ở dưới cùng có hiển thị các thông tin về name server giúp bạn point domain của bạn đến host này.

Name Servers to use :

ns1.byet.org

ns2.byet.org

ns3.byet.org

ns4.byet.org

ns5.byet.org

Tạo Blog WordPress trên Host riêng

Lần trước đã có bài hướng dẫn cách đăng ký và sử dụng 1 blog miễn phí của Wordpress. Nay tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo 1 blog Wordpress trên host riêng của mình. Ưu điểm là bạn có thể tùy chỉnh, thay đổi blog hoàn toàn theo ý mình mà không có bất kỳ hạn chế nào như khi dùng miễn phí của Wordpress.

1/ Đăng ký host:

Trước tiên bạn cần có 1 host để đặt blog của mình. Ở đây tôi dùng host free của summerhost.info. Cách đăng ký như sau:

Vào địa chỉ http://summerhost.info/signup.php, điền các thông tin cần thiết:

1.             Username.summerhost.info: username sẽ là tên miền của host bạn.

2.             Site Category: chọn 1 chủ để cho trang web

3.             Site language: chọn Non-English nếu bạn định làm trang web không phải bằng tiếng Anh

4.             Gõ Security code vào ô Enter Security code

5.             Nhấn Register.

Sau đó vào mail đã đăng ký để kiểm tra thông tin đăng nhập.

2/ Tạo cơ sở dữ liệu (CSDL):

Vào http://cpanel.summerhost.info/, đăng nhập vào Cpanel (nơi quản lý host) với username và pass được cung cấp trong mail.

1.             Phần Databases chọn MySQL Databases

2.             Điền tên CSDL vào ô Make a new database rồi nhấn nút Create Database

3/ Download mã nguồn:

Download bằng link sau, bạn sẽ được 1 file nén tên là wordpress-2.3.2. Giải nén nó ra ta sẽ được thư mục wordpress. (Link này dùng để tải WordPress phiên bản mới nhất – Viettut.info)

4/ Cấu hình file config.php:

Trong thư mục wordpress vừa giải nén, bạn tìm file wp-config-sample.php và đổi tên thành wp-config.php. Sau đó mở nó ra bằng Notepad (nhấp phải vào nó ~> chọn Open With ~> Notepad)

Bạn sửa những giá trị sau:

1.             define(’DB_NAME’, ‘sum_1207759_blog‘) ~> Thay phần màu đỏ bằng tên của CSDL (có dạng sum_1207759_tenbantao) mà bạn đã tạo ở bước 2

2.             Trong Cpanel, bên tay phải, phần Account Informations, bạn copy thông tin của mục MySQL username (hoặc xem trong mail) sau đó dán vào thay cho phần màu đỏ ở dòng bên dưới

define(’DB_USER’, ‘sum_1207759‘) ~> Thay phần màu đỏ bằng thông tin của bạn

3.             Vào mail và xem thông tin phần MySQL password rồi thay vào phần màu đỏ ở dòng bên dưới

define(’DB_PASSWORD’, ‘**********‘) ~> Thay phần màu đỏ bằng MySQL password được cung cấp trong mail.

4.             Trong Cpanel, phần MySQL host name, copy thông tin rồi dán vào dòng bên dưới.

define(’DB_HOST’, ‘sql3.summerhost.infoà‘);  Thay phần màu đỏ bằng thông tin của bạn

Sau đó Save lại.

5/ Upload file lên host:

Để up file lên host bạn cần có 1 chương trình FTP Client. Ở đây tôi dùng File Zilla, các chương trình khác thì cách làm cũng tương tự.

Bạn down bằng link sau:

Sau khi down xong, bạn chạy nó để cài đặt chương trình.

Sau khi cài xong, bạn chạy chương trình, tại cửa sổ chính của chương trình, bạn vào Menu Edit ~> Settings, bên khung tay trái chọn mục File Transfer Settings. Bên tay phải, đánh dấu chọn vào mục Use multiple connections to transfer files, rồi gõ vào ô bên dưới là số 10 rồi nhấn OK. (Tùy chọn này có tác dụng upload 10 file cùng 1 lúc, tuy nhiên, do host free này chỉ cho phép tạo 2 kết nối nên bạn có thể bỏ qua bước này).

Tạo kết nối đến host để tiến hành up file:

1.             Vào menu File ~> Site Manager ~> Nhấn nút New Site bên dưới, sau đó đặt tên cho site này.

2.             Bên tay phải, bạn điền các thông tin sau:

3.             Host: bạn mở mail ra và xem thông tin ở phần FTP Server

4.             Port: giữ nguyên 21

5.             Phần Logon Style: chọn Normal

6.             User, Password: được cung cấp trong mail, phần FTP LoginFTP Password

7.             Cuối cùng nhấn Connect.

Giao diện của chương trình như sau, nếu kết nối thành công thì phần dữ liệu trên host sẽ được liệt kê như hình dưới:

Tại khung bên trái (dữ liệu trên ổ máy), bạn dẫn đến thư mục wordpress lúc đầu đã giải nén.

Bên khung tay phải bạn vào thư mục tenmiencuaban.summerhost.info/htdocs/, bạn hãy xóa hoặc đổi tên file index.htm

Sau đó, bên khung tay trái, bạn bấm CTRL + A để chọn tất cả dữ liệu ~> nhấp phải vào đó và chọn Upload.

Việc còn lại là ngồi chờ cho chương trình upload toàn bộ dữ liệu lên host.

6/ Cài đặt:

Sau khi dữ liệu được up hết lên host, bạn chạy file cài đặt bằng cách vào địa chỉ : http://www.pc4viet.summerhost.info/wp-admin/install.php (Thay pc4viet bằng username mà bạn đăng ký.)

Nếu mọi thiết lập trong file config.php được cấu hình đúng thì bạn sẽ được thấy màn hình chào mừng như hình:

Đặt tiêu đề cho blog và nhập địa chỉ mail vào, rồi nhấn nút Install Wordpress.

Nếu cài đặt thành công thì trên màn hình sẽ hiện ra usernamepassword cho bạn đăng nhập lần đầu tiên. (Vào mục User ~> Profile trong Wordpress để đổi pass)

Sau đó nhấn vào link Login để đăng nhập và bạn sẽ thấy được giao diện quen thuộc của Wordpress. Chúc bạn tạo được blog như ý ! - http://www.pc4viet.com/

Cài đặt blog Wordpress trên webhost

Ở các bước trước, chúng ta đã tiến hành đăng ký tên miền cho blog, lựa chọn blog platform, đăng ký host cho blog. Và đây là bước cuối cùng bạn phải làm để có thể có một blog của riêng mình đưa lên mạng cho mọi người cùng thưởng thức. Ở bước cuối cùng này chúng ta sẽ tiến hành cài đặt blog trên host.

Bước 1: Down load Wordpress blog platfrom.

Bạn hãy click vào đây để download: Wordpress

Hãy dùng một chương trình giải nén như WinZip hay WinRar để giải nén toàn bộ folder này trên máy tính của bạn.

Mở file wp-config-sample.php ra, đổi lại tên thành wp-config.php và ghi lại các thông số sau:

- Tìm chữ putyourdbnamehere và thay bằng database name mà bạn đã tạo ra trên host ở bước trước

- Tìm chữ usernamehere và thay bằng username của bạn trên host

- Tìm chữ yourpasswordhere và thay bằng password của bạn trên host

- Tìm chữ localhost và thay bằng localhost mà khi đăng ký host người ta đã cung cấp cho bạn.

Những cái bên dưới còn lại bạn không cần phải quan tâm đến.

<?php

// ** MySQL settings ** //

define(’DB_NAME’, ‘putyourdbnamehere‘); // The name of the database

define(’DB_USER’, ‘usernamehere‘); // Your MySQL username

define(’DB_PASSWORD’, ‘yourpasswordhere‘); // …and password

define(’DB_HOST’, ‘localhost‘); // 99% chance you won’t need to change this value

define(’DB_CHARSET’, ‘utf8′);

define(’DB_COLLATE’, ”);

// You can have multiple installations in one database if you give each a unique prefix

$table_prefix = ‘wp_’; // Only numbers, letters, and underscores please!

// Change this to localize WordPress. A corresponding MO file for the

// chosen language must be installed to wp-content/languages.

// For example, install de.mo to wp-content/languages and set WPLANG to ‘de’

// to enable German language support.

define (’WPLANG’, ”);

/* That’s all, stop editing! Happy blogging. */

define(’ABSPATH’, dirname(__FILE__).’/');

require_once(ABSPATH.’wp-settings.php’);

?>

Sau khi đã điền tất cả các thông số cần thiết nêu trên, bạn hãy save file này lại. Nếu bạn chưa chắc đã điền đúng hay chưa thì có thể xem ví dụ của mình dưới đây:

define(’DB_NAME’, ‘ b16_799133_blog‘); // The name of the database

define(’DB_USER’, ‘b16_799133‘); // Your MySQL username

define(’DB_PASSWORD’, ‘dy18jj13uv‘); // …and password

define(’DB_HOST’, ‘ sql4.byethost16.com‘); // 99% chance you won’t need to change this value

define(’DB_CHARSET’, ‘utf8′);

define(’DB_COLLATE’, ”);

Ok, như vậy là đã xong giai đoạn thiết lập các thông số cho wordpress để có thể cài đặt. Bây giờ ta sang bước 2 là upload wordpress lên host.

Bước 2: Upload toàn bộ các file và folder lên host của bạn.

Byethost có cung cấp cho ta File manager để chúng ta có thể upload các file hay folder lên host của mình, mặc dù vậy mình vẫn khuyên bạn nên dùng một FTP client để upload wordpress lên host thì vẫn hay hơn.

Các FTP client các bạn có thể dùng đó là CuteFTP, SmartFTP hay FireFTP (cái này là một addon của FireFox, có thể chạy trên chính trình duyệt FireFox)

Ở đây mình dùng FireFTP, các bạn có thể download và xem hướng dẫn dùng FireFTP ở đây. Sau khi cài đặt thì FireFTP sẽ nằm trong Menu Tools của FireFox.

Bây giờ chúng ta tiến hành upload Wordpress lên host.

Trước tiên, các bạn hãy mở một FTP client để truy cập vào host của Byethost.

Khi bạn truy cập được vào host của mình, bạn sẽ thấy có một folder mang tên đúng với tên domain của bạn. Ví dụ như tên domain của mình là phamen.com thì cũng sẽ có một thư mục là phamen.com.

Mở thư mục phamen.com ra bạn sẽ thấy có một folder con là htdocs, đây là Root directory nên bạn không được xóa folder này mà hãy upload tất cả các file và folder trong thư mục wordpress (mà bạn đã download về máy và chỉnh các thông số trên file wp-config.php) lên thư mục htdocs này. Dưới đây là hình minh họa sau khi bạn đã upload tất cả các file và folder của wordpres lên byethost.

Sau khi upload xong, các bạn nhớ kiểm tra lại xem các file và folder đã upload lên host đầy đủ chưa. Vì trong quá trình upload, có thể do lỗi đường truyền nên một số file chưa được upload, do vậy hãy kiểm tra kĩ càng, nếu file nào chưa upload thì bạn hãy upload tất cả chúng lên.

Bước 3: Tiến hành cài đặt Blog Wordpress

Mở trình duyệt ra, bạn hãy gõ lên thanh address của trình duyệt địa chỉ sau:

http://www.yourdomainname.com/wp-admin/install.php với yourdomainname là domain của bạn.

Ví dụ domain của mình là phamen.com thì địa chỉ mà mình sẽ gõ vào trình duyệt là http://www.phamen.com/wp-admin/install.php

Sau khi gõ đầy đủ địa chỉ trên vào trình duyệt và ấn enter, màn hình sau đây sẽ xuất hiện.

Hãy click vào First Step, màn hình sẽ hiện ra như sau:

Bạn hãy điền blog title vào mà bạn muốn, ví dụ Phamen hay bất cứ tên gì mà bạn muốn cho blog của bạn. Sau đó ấn tiếp Continue to second step. Sau khi click xong thì sẽ xuất hiện một màn hình, ở đó sẽ hiển thị username và password cho bạn.

Mặc định thì username của bạn sẽ là admin và password thì sẽ do wordpress tạo ra ngẫu nhiên để bạn đăng nhập vào dashboard của bạn. Sau khi đăng nhập vào thì bạn có thể thay đổi password của bạn.

Hãy ghi lại cẩn thận password mà wordpress cung cấp cho bạn nhé.

Tiếp theo, các bạn hãy click vào wp-login.php để login vào dashboard của blog của bạn. Hãy dùng username và password đã được cung cấp.

Sau khi login vào Dashbard thì bạn có thể chọn theme, hay thay đổi một số thiết lập mặc định để phù hợp với bạn hơn.

Xong rồi, vậy là bạn đã tạo được cho mình một blog với tên miền của riêng bạn rồi đấy. Công việc còn lại của bạn là post bài lên blog và giới thiệu với bạn bè thôi. 

Nguồn: http://www.phamen.com/cai-dat-blog-wordpress-tren-host/

Các plugin tốt nhất cho WordPress

Nếu như bạn đã hoặc đang sử dụng Blog Platform của WordPress, thì một thứ rất hữu ích mà bạn không thể thiếu, đó là các plugins. WordPress là lựa chọn số một không chỉ vì nó nhẹ, chạy nhanh, tính tương thích và đồng bộ cao, nhiều theme, v.v. mà còn có một phần hết sức quan trọng giúp cho nó đứng vững ở vị trí số 1, đó chính là các plugin.

Các Plugin giúp Blog WordPress mở rộng khả năng, mềm dẻo hơn, nhiều tính năng hơn. Những người sử dụng WordPress hầu như có thể làm mọi điều họ thích, có mọi tính năng mà họ cần nhờ vào khối lượng rất đồ sộ các plugin do các nhà phát triển đã và đang xây dựng.

mình xin giới thiệu bộ sưu tập 50 Plugin vào Widget tốt nhất dành cho WordPress do Quickonlinetips lựa chọn, biên soạn và giới thiệu.

Tất cả các plugin này được phân chia theo công dụng. Theo như mình được biết thì tất cả các plugin này vẫn tương thích với WordPress phiên bản mới nhất. Nếu bạn có plugin nào hay hơn, xin vui vòng để lại comment để mình có thể thêm vào danh sách.

Các Plugin giúp quản lý comment trên WordPress

Subscribe To Comments - cho phép người dùng nhận thông báo về những comment mới trên mỗi bài viết.

WP AJAX Edit Comments - cho phép người đọc và admin chỉnh sửa các comment ngay tại chỗ sử dụng bằng việc sử dụng AJAX.

Get Recent Comments - hiển thị một đoạn trích của các comment mới nhất hoặc của các trackback được post trên các bài viết trên blog của bạn.

Close Old Posts - đóng các comment ở các bài viết cũ mà không cần truy vấn cơ sở dữ liệu

WP Grins - cho phép hiển thị các biểu tượng mặt cười để người dùng click vào và chèn vào bài viết hoặc comment

WordPress Paged Comments - cho phép viết comment trên các trang. Rất hữu ích cho các blog có nhiều comment.

Live Comment Preview - cho phép xem qua comment trên.

Show Top Commentators - khuyến khích thêm thảo luận trên blog của bạn bằng việc hiển thị tên và số comment mà họ đã viết gần đây ở trên sidebar

WordPress Gravatar Plugin - hiển thị Gravatar bằng chính email của người viết.

MyAvatars - hiển thị avatar của Mybloglog trên comment.

Comment Relish - gửi email cảm ơn tới những người lần đầu tiên viết comment trên blog.

Favatars - hiển thị favicon có liên quan đến website của người viết comment

Brian’s Threaded Comments - thêm một link “trả lời cho comment này” vào bên dưới mỗi comment. Nó giúp mọi người dễ dàng trả lời và theo dõi các câu hỏi của họ.

Dofollow - cho phép bạn bỏ các câu lệnh nofollow để hạn chế các bộ máy tìm kiếm đọc nội dung comment.

OpenID Comments for WordPress - cho phép tất cả người dùng viết comment bằng cách sử dụng OpenID.

Extended Comment Options - cho phép bạn chuyển qua lại giữa các comment và tắt hoặc bật ping cho các bài viết

Các Plugin giúp chặn spam trên blog trên WordPress

Akismet - đây là plugin chặn các comment spam rất thông minh.

Spam Karma 2 (SK2) - là một anti-spam plugin cho WordPress, có tác dụng chặn tất cả các hình thức spam tự động.

Bad Behavior - là một bộ PHP scripts giúp bảo vệ spambots không truy cập blog của bạn bằng cách phân tích các truy vấn HTTP và so sánh chúng với profile của những spambot đã tồn tại.

Math comment spam protection - thêm các câu hỏi toán học vào các mẫu comment để chặn các spambot.

WP-Contact Form with Spam Protection - tạo một contact form trên blog của bạn, qua đó, người đọc có thể dễ dàng liên hệ với bạn.

Các Plugin chuyên về SEO cho WordPress

Google XML Sitemaps Generator - tạo một sitemap cho tất cả các bài viết trên blog WordPress của bạn. Giúp Google và các bộ máy tìm kiếm khác đánh chỉ mục cho từng viết.

Permalink Redirect - trả lời cho lệnh chuyển tiếp 301 nếu như URI được yêu cầu khác với parmalink của bài viết. Nó giúp đảm bảo rằng mỗi bài viết chỉ có một URL duy nhất.

All in One SEO Pack - giúp tối ưu hóa blog WordPress của bạn cho các bộ máy tìm kiếm.

Head META Description - chèn thẻ HTML META description bằng việc sử dụng một đoạn trích của bài viết.

SEO Title Tag - tối ưu hóa thẻ tiêu đề của WordPress cho các bộ máy tìm kiếm. Chỉnh sửa toàn bộ thẻ tiêu đề của bài viết, của trang, của category và tag của các trang, v.v..

Enforce www. Preference - giúp bảo bệ parmentlink của bạn có www hoặc không có www, và đồng thời chuyển index.php phía sau của URL.

Optimal Title - cho phép bạn chuyển tên của blog ra phía sau tiêu đề của trang và các bài viết thay vì hiển thị ở đầu như mặc định.

Quick META Keywords - tự động chèn các thẻ META Keywords vào từng bài viết trên các categories.

Các Plugin giúp dễ dàng điều hướng bài viết.

Related Posts - tạo một danh sách các bài viết có liên quan hoặc có cùng chủ đề với bạn bạn đang viết. Plugin này giúp tăng lượng pageview vì nó đưa các thông tin có liên quan đến bài hiện tại.

WP-PageNavi - chèn thêm một thanh điều hướng trang cho WordPress. Plugin này rất hữu ích để di chuyển quan lại giữa các trang và các category.

Evermore - làm ngắn lại các bài viết khi xem ở chế độ nhiều trang. Nó hữu ích trong việc tạo một bảng tóm tắt các bài viết.

Random Redirect - cho phép bạn tạo một liên kết đến một bài viết bất kì trên blog.

Lightbox JS Plugin - thường dùng để tạo một popup cho các ảnh trong bài viết giúp ảnh hiển thị chi tiết và rõ hơn.

WordPress Mobile Edition - hiển thị một giao diện được thiết cho dành riêng cho các thiết bị di động nếu như người dùng đọc blog của họ trên các thiết bị di động.

Popularity Contest - Đếm số lượng view của các bài viết, các category, comment và sử dụng số liệu đó để quyết định bài viết nào được xem nhiều nhất.

Extended Live Archive - bổ xung cách viết bài động bằng AJAXified trên digg vào các bài viết.

Landing Sites - khi các bộ máy tìm kiếm đưa khách xem đến với blog của bạn, nó sẽ hiển thị các bài mà người này đã xem trên blog của bạn.

Clean Archives - được thiết kế để hiện thị danh sách các bài viết cũ theo một cách sáng sủa dễ nhìn. Nó liệt kê các bài viết theo ngày, theo tháng, theo năm,…và số lượng các comment hiện có trên các bài viết đó.

Custom Query String - chỉnh số bài viết sẽ hiển thị trên mỗi trang.

Feed List - rất hữu ích khi thêm các RSS feed vào blog của bạn.

Sidebar Widgets - nó cho phép bạn di chuyển các widget trong sideabar.

KB Advanced RSS Widget - một WordPress widget cho phép bạn toàn quyền điều khiển các RSS feed theo từng chủ đề trên sidebar.

Category Cloud Widget - thêm một sidebar widget để hiển thị các category dưới dạng các tag.

Adhesive - cho phép bạn đặt một hoặc các bài viết mà bạn muốn luôn hiển thị ở trên cùng dù có bài viết mới được đăng

Các Plugin giúp tăng tính tương tác cho các bài viết trên WordPress

Share This - cho phép người đọc thêm bài viết của bạn vào các site bookmark xã hội của họ, hoặc là gửi link đó cho bạn của họ qua email.

Digg this - phát hiện các liên kết đến bài viết của bạn từ Digg.com và tự động hiển thị một link ngược trở lại bài viết trên digg để mọi người có thể digg bài viết của bạn. Delicious Cached++ - tạo một danh sách các bookmark mới nhất ở tài khoản Del.icio.us từ các feed và lưu feed trong database.

WP-Notable - hiển thị một loạt các biểu tượng bên dưới mỗi bài viết, cho phép người đọc dễ dàng đăng kí vào nhiều dịch vụ mạng và bookmark xã hội khác.

WP-Email - cho phép mọi người gửi bài viết trên blog của bạn tới bạn bè của họ.

WP-PostRatings - thêm một hệ thống đánh giá sử dụng AJAX vào các bài viết hoặc các trang trên blog của bạn

EasyTube - cho phép bạn dễ dàng chèn Youtube và Google Video vào bài viết bằng một tag đơn giản.

Twitter Updater - tự động gửi một thông báo về trang thái của bài viết đến những người đã đang ký khi bạn chỉnh sửa, viết hay đăng bài viết trên blog WordPress.

Các Plugin giúp tăng chức năng quản lý Admin WordPress

WordPress Database Backup - giúp sao lưu cơ sở dữ liệu cho blog WordPress của bạn theo nhu cầu.

WP-cache - một module có cache rất nhanh.

WP-Supercache - là một plugin được sửa đổi từ WP-Cache để tạocác file HTML.

Batch Categories - giúp dễ dàng quản lý toàn bộ các chủ đề của các bài viết theo một yêu cầu nào đó.

podPress - thêm rất nhiều các chức năng được thiết để làm cho WordPress trở nên thành một platform lý tưởng cho việc lưu trữ các postcast.

TinyMCE Advanced - đây là bộ soản thảo WYSIWYS của WordPress, so với bộ TinyMCE thì bộ này có thêm 16 plugin, có thêm 40 nút mới vào thanh công cụ.

Exec-PHP - cho phép thực thi PHP trong nội dung hoặc đoạn trích của các bài viết. Khi đó, các bài viết hoặc các trang trên blog của bạn giống như các file PHP thông thường.

WordPress Reporter - cho phép bạn dễ dàng hiển thị thống kê báo cáo về Google Analytics và Feedburner trong khu vực quản lý WordPress của bạn.

WordPress.com Stats - theo dõi các trang hoặc các bài viết được xem. Cần phải có API key của WordPress.

WP Tiger Administration - Sử sức mạng của CSS2 để thay đổi lại giao diện khu vực Admin của WordPress.

Admin Drop Down Menu - bỏ việc phải click đúp vào các menu để xuất hiện các menu con trong đó. Chỉ cần di chuột qua menu là menu con sẽ tự động xuất hiện.

InstantUpgrade - giúp bạn nâng cấp WordPress một cách đơn giản, an toàn và tự động với chỉ một cú click chuột.

Các Plugin giúp đặt quảng cáo trên blog WordPress

Ad Rotator - tự động luân chuyển các quảng cáo xuất hiện một cách ngẫu nhiên theo từng bài viết.

AdSense-Deluxe - là một plugin cung cấp các tính năng cao cấp cho việc quản lý việc chèn quảng cáo vào bài viết.

Buy Me a Beer - cho phép người đọc quyên góp tiền cho bạn thông qua PayPal.

WordPress BankRoll - giúp các nhà quảng cáo bỏ qua người trung gian để trực tiếp mua quảng cáo trên blog của bạn.

Các Plugin giúp dịch thuật blog của bạn ra các ngôn ngữ khác nhau.

Global Translator - giúp dịch blog của bạn sang nhiều ngôn ngữ khác theo cách rất thân thiện với các bộ máy tìm kiếm.

Angsuman’s Translator Plugin Pro - cung cấp một công cụ dịch thuật tự động cho blog của bạn ra hơn 13 ngôn ngữ khác. Bạn phải chi $30 để có plugin này.

Các Plugin giúp tăng cường tính năng RSS feed của WordPress

Feedburner Feedsmith - chuyển tất cả traffic từ feed sang Feedburner.

Simple Feed Copyright - thêm một dòng copyright vào feed của WordPress.

Full Text Feed - bảo vệ không cho WordPress phiên bản 2.1x không thêm liên kết vào feed trên blog của bạn.

Add Related Posts to Your Feed - thêm một danh sách các bài viết có liên quan vào feed của bạn. Plugin này yêu cầu phải có UTW hoặc Related post plugin cài đặt trước và đang hoạt động.

RSS Signature - cho phép thêm vào một dòng chữ kí hoặc copywright vào RSS feeds.

Các Plugin giúp tăng tính năng ngẫu nhiên cho WordPress

Democracy - thêm chức năng bình chọn đánh giá sử dụng công nghệ AJAX vào blog WordPress của bạn.

flickrRSS - cho phép dễ dàng hiển thị các bức ảnh ở Flickr trên blog của bạn.

Chắc chắn rằng còn rất nhiều các Plugin rất tuyệt vời khác dành cho WordPress mà tôi chưa biết đến. Nếu bạn biết, xin hãy thêm chúng vào danh sách này bằng cách viết trên comment của mình. Tôi sẽ thêm chúng vào danh sách trên giúp nó luôn được cập nhật.

Nguồn:http://www.phamen.com/cac-plugin-tot-nhat-cho-WordPress/

Tham khảo thêm:

http://viettut.info/cac-plugin-ho-tro-viec-quan-ly-wordpress

http://blog.nanowings.de/2008/01/07/the-best-of-and-most-useful-wp-plugins/

Bạn phải có các Plugin của Wordpress

Wordpress là phần mềm blog được hàng triệu blogger lựa chọn. Dưới đây là các Plugins tôi sử dụng để làm cho phần mền blog tốt nhất thế giới này tốt hơn.

Aksimet Comment Spam Killer

Plugin ngày đã được cài đặt trước cùng với Wordpress và bạn luôn nên bật. Tôi nhận được hơn 500 spam comment mỗi ngày, và nếu như không có Aksimet thì tôi đến phát điên mất. Để bật Aksimet, hãy vào phần Plugins trong Control Panel của Wordpress và Active nó. Phần mềm này cần phải có API key. Bạn có thể có API key miễn phí bằng cách đăng ký một tài khoản tại Wordpress.

Subscribe to Comments 2.0

Subscribe to Comment 2.0 có thêm một check box “Notify me followup comments via e-mail” ở dưới nút submit comment để người dùng có thể theo dõi các comment. Khi có một comment viết cho một bài viết nào đó, một email sẽ gửi đến người đọc để thông báo. Bạn có thể download Plugin này tại đây. Để có thêm chi tiết về Plugin này, xem tại đây.

Show Top Commentators

Kể từ khi cài đặt Plugin này, comment trên blog của tôi đã tăng rất nhiều. Hiển thị những người có nhiều comment nhất khuyến khích họ cho biết ý kiến và thảo luận cũng như là sự đền đáp cho các comment mà họ viết. Không giống với các liên kết trên comment, các liên kết trên Top Commentators là những liên kết đầy đủ không có tag kèm theo. Vì thế nó thực sự khuyến khích mọi người viết comment trên blog. Để có thêm thông tin về Plugin này, các bạn xem tại đây.

Brian’s Thread Comments

Brian’s Thread Comments thêm vào một liên kết “Reply to this comment” vào mọi comment trên blog. Khi bạn click vào link để trả lời, comment của bạn sẽ được đặt ngay dưới comment được trả lời. Tiện ích này rất tốt nếu như người đọc muốn hỏi điều gì đó, thay vì phải kéo bài viết xuống để xem có ai trả lời không thì người đọc có thể nhìn ngay vào comment của mình. Để có thêm thông tin về Plugin này, các bạn xem tại đây.

Sidebar Widget

Sidebar Widget là một trong số các Plugin hữu dụng nhất cho Wordpress. Widget này cho phép bạn cá nhân hóa giao diện của sidebar mà không phải chỉnh sửa lại bất kì file PHP nào. Bạn chỉ cần kéo và thả những mục mà bạn muốn vào sidebar và Widget sẽ làm phần việc còn lại giúp bạn. Nhưng theme Wordpress của bạn phải có sẵn Widget thì bạn mới sử dụng được Plugin này.

Executable PHP Widget

Plugin này giúp bạn chạy các code PHP trong Sidebar Widget của bạn. Tôi phải cài Plugin này bởi vì Feature Site cho Text Link Ads yêu cầu hỗ trợ PHP. Hãy xem thêm ở đây.

Recent Comments

Plugin này có sẵn trong Wordpress. Nó hiển thị danh sách các comment mới nhất. Cũng giống như Related Posts, Recent Comment giúp tăng lượng page view cho blog.

Related Posts

Plug in này sẽ tìm các bài viết khác trên blog có liên quan đến bài viết hiện tại. Đây là một cách tốt để thu hút thêm nhiều page view và giữ người đọc ở lại blog của bạn. Plugin này cho phép bạn thiết lập số lượng bài viết liên quan đến nhau được hiển thị và cho bạn lựa chọn có hiển thị chúng không. Có nhiều lựa chọn khác nưa như: bỏ các trích dẫn hay password bảo vệ các trang.

RunPHP

Plugin này cho phép bạn thực thi các mã PHP trong bài viết trên blog của bạn. Download Plugin này ở đây.

Adsense Deluxe

Đây là Plugin để chèn các quảng cáo của Google trên bài viết. Điểm hay của AdSense Deluxe là nó theo dõi số lượng quảng cáo của Google xuất hiện và giới hạn con số này là ba (số lượng tối đa các quảng cáo của Google được phép xuất hiện trên một trang). Chính vì thế bạn sẽ thấy một khung quảng cáo xuất hiện trong các bài viết nhưng quảng cáo đó sẽ biến mất khi bài viết được xem ở trang chủ. Download tại đây.

FeedBurner Feed Replacement

Cách dễ nhất cài đặt FeedBurner trên blog Wordpress của bạn là sử dụng Plugin của FeedBurner. Plugin này chuyển hướng tất cả traffic qua feed của bạn thông qua FeedBurner, đảm bảo thống kê về người đọc rất chính xác. Điều thú vị của Plugin này là nó tự động chuyển tất cả những người đã đăng ký đọc Feed của bạn từ feed cũ sang feed của FeedBurner.

Optimal Title

Optimal Title thực thi chức năng của câu lệnh wp_title(), nhưng nó chuyển vị trí của tiêu đề ra sau. Điều này cho phép tên blog của bạn hiện thị cuối thay vì xuất hiện trước tiên. Nói cách khác, thay vì hiển thị: Phamen >> tiêu đề của bài viết trên blog, nó sẽ hiển thị: Tiêu đề của bài viết trên blog >> Phamen. Việc chuyển Tiêu đề theo kiểu này sẽ giúp bạn tăng ranking trên các bộ máy tìm kiếm.

Google Sitemap Generator

Cách dễ nhất để tạo ra một Google Sitemap cho Wordpress là sử dụng Plugin này. Cứ khi nào bạn cập nhật, hoặc thêm nội dung mới vào blog thì Plugin này sẽ tạo ra một sitemap mới để Google sử dụng. Hơn nữa để tiết kiệm thời gian, Plugin này sẽ giúp Google index blog của bạn nhanh hơn.

Wordpress Database Backup

Plugin này được cài đặt theo mặc định cùng Wordpress. Nó giúp dễ dàng backup cơ sở dữ liệu cho blog Wordpress của bạn. Bạn có thể download file sao lưu (backup file) hoặc là email file đó tới địa chỉ mà bạn chọn. Plugin này rất dễ sử dụng - chỉ cần active và sau đó chọn “Backup” ở phần “Manager” trong control panel của Wordpress. Để bảo mật, bạn nên tắt Plugin này đi sau khi đã backup xong database.

Text Link Ads

Đây là Plugin được TLA cung cấp để hiển thị các quảng cáo của TLA trên blog của bạn. Để có Plugin này, bạn cần phải đăng ký và được TLA chấp nhận cho làm publisher thì mới có thể sử dụng được Plugin này. Khi đã được chấp nhận, Plugin này sẽ cung cấp tất cả các quảng cáo dạng văn bản và giúp bạn kiếm tiền. Đây cũng là một Plugin mà tôi yêu thích.

Nguồn: http://www.phamen.com/ban-phai-co-cac-plugin-cua-wordpress/

Theme cho blog Wordpress

Nếu như khi bạn vừa mới cài đặt xong blog Wordpress, chắc hẳn các bạn sẽ rất chán nản vì chỉ thấy có 2 themes mặc định có sẵn của Wordpress.org đó là theme Classic và Defaul.

Nhưng bạn đừng lo, cộng đồng blog Wordpress đã thiết kế và phát triển hàng nghìn themes cho Wordpress.org. Các bạn có thể thoải mái lựa chọn themes mà mình thích, download về. Sau khi download về thì các bạn có thể thoải mái tùy biến giao diện và chức năng của từng themes, rồi sau đó upload lên host của bạn. Vậy là bạn sẽ có một themes mới phù hợp với sở thích của bạn.

Các bạn có thể download các themes cho Wordpress.org tại địa chỉ sau: htt:p://themes.wordpress.net

Sau khi truy cập vào địa chỉ trên, bạn sẽ thấy danh sách các themes xuất hiện với một hình nhỏ mô tả về theme đó. Có rất nhiều loại themes: loại một cột, hai cột, ba cột, bốn cột với rất nhiều kiểu thiết kế khác nhau.

Hãy click vào “Test run” để xem qua toàn bộ giao diện của theme đó, nếu thấy thích thì các bạn hãy download về bằng việc click vào “Download”.

Sau khi download về, các bạn hãy giải nén folder của theme đó ra. Nếu các bạn biết một chút về PHP thì các bạn có thể thay đổi lại giao diện và layout của theme đó cho hợp với ý của bạn. Sau đó hãy upload folder của theme đó lên thư mục: wp-content/themes trên host của bạn. Sau khi upload xong thì bạn sẽ thấy theme đó xuất hiện trong phần Presentation trong WP Admin của bạn. Bạn chỉ việc click chọn vào theme đó là bạn đã hoàn tất việc cài theme mới cho blog của bạn.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: http://www.phamen.com/theme-cho-blog-wordpress/

Tìm hiểu về việc thay theme cho Wordpress

Trong số các loại mã nguồn Blog PHP mà viettut đã sử dụng qua (bo-blog, nucleaus, F2Blog, Wordpress …) thì có thể nói Wordpress là Blog phổ biến nhất, nhiều plugins nhất (nên mặc dù Wordpress nguyên thủy chưa chắc nhiều tính năng hơn các loại Blog khác nhưng vẫn ăn đứt các Blog khác nhờ  số lượng Plugins phong phú, luôn được cập nhật) , Wordpress cũng có rất nhiều theme (giao diện) và hầu hết đều miễn phí, việc thay giao diện cho Wordpress rất dễ dàng, bạn chỉ việc Upload lên thư mục Wp-content>themes và vào SiteAdmin>Themes và Active giao diện muốn sử dụng làm mặc định. Nói qua thì thấy đơn giản như vậy nhưng không hẳn thế, qua Bài viết này, Viettut sẽ trình bày những lưu ý để chọn cho mình một theme phù hợp, những việc cần làm sau khi thay theme cho Wordpress. (Bạn có thể ghé qua đọc các bài viết sau của Viettut: http://viettut.info/wordpress-christmas-themes/ ; http://viettut.info/theme-new-year-cho-wordpress/ ; http://viettut.info/mot-so-theme-dep-cho-wordpress/ hy vọng bạn sẽ tìm được một theme mình thích.)

Cách để chọn cho mình một Theme phù hợp:

Giao diện là thứ đập vào mắt khách đầu tiên khi truy cập vào Blog của bạn, Bạn không muốn bị mất điểm ngay cái nhìn đầu tiên chứ? Thế nền việc chọn giao diện cho Blog khá quan trọng, bạn cần phải có cho mình một giao diện phù hợp, ấn tượng.

1. Chủ đề của Blog? (Blog nhật kí cá nhân, blog giải trí, blog tin học …)

Nếu Blog chỉ là một phần Website của bạn thì giao diện của Blog càng giống giao diện website càng tốt. Một Blog giải trí thì có thể chọn các Blog đầy màu sắc và thật ấn tượng, Một Blog với nhiều bài viết chuyên ngành thì nên càng đơn giản càng tốt và tốt nhất là giao diện có liên quan đến lĩnh vực mà Blog chuyên về.

2. Bạn có nghĩ đến việc kiếm tiền từ Blog? Nếu có, hãy chọn sử dụng những theme được tối ưu hóa cho việc đặt các loại quảng cáo như Google Adsense (-Tham khảo các bài viết trên Blog Viettut về chủ đề kiếm tiền trên Blog nếu bạn quan tâm - http://viettut.info/category/on-the-net/adsense-on-the-net/ ), tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là dùng các theme khác thì không thể đặt quảng cáo nhưng những Theme đã được tối ưu hóa cho việc đặt quảng cáo có khả năng giúp bạn thu nhập cao hơn bằng cách đặt quảng cáo lẫn vào bên trên, bên dưới và cả bên trong bài viết, ngoài ra các theme này còn làm cho blog trở nên thân thiện hơn với các bộ máy tìm kiếm (Tiêu đề trang sẽ được thay bằng tiêu đề bài viết, tiêu đề bài viết đặt trước tiêu đề Blog…).

Download các Theme được tối ưu hóa cho việc đặt Adsense: http://www.doshdosh.com/16-adsense-optimized-wordpress-themes-to-maximize-your-contextual-ad-earnings/

Hoặc Search trên Google (Có thể dùng thanh Google Search của Blog Viettut ^o^’) với từ khóa Adsense optiomized wordpress themes hoặc SEO Wordpress Themes …

- Khuyến nghị sử dụng các Theme có 3 cột vì như thế sẽ có nhiều đất trống hơn để đặt các quảng cáo khác: banner (eCPM), logo, text link ads …

3. Trình độ kỹ thuật của bạn: Một số Theme được thiết kế đơn giản chỉ đòi hỏi bạn biết sơ về HTML, PHP, một số khác thì cần kiến thức về CSS … khi bạn muốn tùy biến, vì thế, nếu bạn là người mới chưa biết gì (giống mình (Y_Y) ) thì nên để ý đến … Email/Website hỗ trợ của người thiết kế theme

4. Để ý đến phiên bản Wordpress mà Theme đó hỗ trợ: Những Theme cũ chỉ thích hợp với Wordpress 1.5 thì không thể sử dụng với Wordpress 2.0+.

5. Kiểm tra kỹ lưỡng: Không nên chỉ xem qua Demo, thấy đẹp thì quyết định dùng ngay, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng trên Site Demo (nếu có) hoặc Upload lên Host, thử ngay trên Blog của mình. Post vài bài viết với độ dài khác nhau, comment thử vài phát, truy cập lần lượt các trang, thử trên nhiều độ phân giải, trình duyêt khác nhau … để tìm ra Theme hoàn hảo nhất cho Blog của bạn.

6. Hầu hết mọi người khi sử dụng Wordpress đều cài đặt thêm nhiều Plugin hỗ trợ, trong hầu hết trường hợp thì các plugin sẽ tương thích tốt với mọi giao diện, nhưng không phải lúc nào cũng thế. Như trường hợp của Viettut, Viettut định chuyển sang xài Theme Sodelicious nhưng nó lại xung đột với Plugin Announcement, Mini Meta Widget, My Catagory Order mà Viettut đang sử dụng >.< nên đành… quên nó đi.

Khi đã chấm được một giao diện ưng ý, bạn nên kiểm tra lại xem nó có mắc các lỗi sau đây không (sẽ gây khó khăn cho bạn trong quá trình sử dụng, tùy biến), nếu có thì hãy cân nhắc lại:

- Mã được viết, trình bày không đúng chuẩn, rối rắm.

- Bị giới hạn, mã hóa.

- Có quá nhiều hoặc quá ít file.

- Không còn cập nhật / không có hỗ trợ.

Các trang web cung cấp nhiều theme cho Wordpress:

http://www.alexking.org/index.php?content=software/wordpress/themes.php

http://themes.wordpress.net/

http://www.emilyrobbins.com/how-to-blog/comprehensive-list-of-615-free-wordpress-15-and-20-themes-templates-available-for-download-266.htm

Hoặc Search Google ( *(^O^)*, Thanh Google Search trên đầu mỗi page đấy) với từ khóa Wordpress Themes là có một đống kết quả trả về (*-*).

Một số bước quan trọng cần làm sau khi đã active theme mới trong Dashboard, hoàn thành các bước này thì xem như việc thay giao diện đã hoàn tất.

1. Với các Theme không hỗ trợ Widget ready thì sau khi thay, bạn phải ngồi sửa lại sidebar bằng tay. (sửa lại file sidebar.php), nhưng trường hợp này ít khi gặp vì các theme mới làm trong thời gian gần đây đều hỗ trợ Sidebar cả. Tuy nhiên, nếu bạn chuyển từ Theme 2 cột sang theme 3 cột hay ngược lại thì phải cập nhật lại Sidebar bằng cách kéo thả trong Dashboard>Presentation>Widget.

2. Thêm vào mã nguồn theme mới các đoạn code theo dõi nếu bạn có sử dụng các dịch vụ theo dõi website như của Google Analytics, GoStats… Thường đoạn code này sẽ được chèn ở file header hoặc footer của theme nên khi thay theme mới, bạn phải lấy đoạn code từ theme cũ và chèn vào theme mới nhé.

À, nếu có sử dụng Google Webmaster Tools và chọn cách verify bằng Meta Tag thì khi thay theme mới, bạn lại phải Verify lần nữa ^^’ hoặc copy đoạn mã verified của theme cũ và dán vào header của theme mới.

3.Kiểm tra lại các Plugin bạn cần vì có thể khi thay giao diện mới, một số plugin cũ sẽ không còn cần thiết nữa. Như Blog của Viettut khi thay sang theme GlossyBlue thì do trong Theme đã có sẵn chức năng Recent Post, Recent Comment nên 2 plugin này hóa ra lại thừa >>> Deactive IT!

4. Kiểm tra các Plugin xem chúng tương thích như thế nào với Theme mới. Một số Plugin kém tương thích có thể làm phá vỡ cấu trúc của theme mới, làm giao diện trở nên kệch cỡm. Một số plugin thì đỏi hỏi phải sửa lại file .php trong theme như Blog Viettut thì có Wp-Related Post, Wp-PostViews, Wp-PostRating … phải thêm đoạn code nó yêu cầu thì mới hiển thị và sử dụng được.

5. Cập nhật là thiết kế và màu sắc của các bảng quảng cáo để nó phù hợp với giao diện mới của Blog.

6. Test thử các trang còn lại của Blog với giao diện mới, khi xem Demo thì bạn chỉ thấy trang Index thôi nên khi đã upload và active nó thì nên bỏ thêm chút thời gian dạo qua các page khác để xem theme này có hiển thị tốt không.

7. Test thử giao diện mới này ở các trình duyệt khác nhau, các độ phân giải khác nhau.

8. Thông báo cho mọi người biết về sự đổi mới này, đồng thời đề nghị họ phản hồi, góp ý về giao diện mới của Blog.

Nguồn:

http://viettut.info/thay-theme-cho-wordpress-1

http://viettut.info/thay-theme-cho-wordpress-2

Adman

Nếu như bạn muốn chèn các code quảng cáo (như của Google AdSense, Bidvertiser, AdBrite) vào các bài viết trên blog một cách tự động mà không phải chỉnh sửa lại template hoặc làm thủ công cho từng bài viết một thì Adman là một plugin rất hữu hiệu giúp thực hiện việc này.

Adman sẽ tự động chèn trực tiếp quảng cáo vào đầu, vào giữa hoặc bất cứ chỗ nào bạn muốn trên bài viết của mình. Nó cũng tự nhận biết được trên blog của bạn đã có bao nhiêu block quảng cáo, do vậy riêng với các quảng cáo của Google AdSense, nó sẽ tự động ẩn đi các quảng cáo vượt quá mức cho phép của Google để đảm bảo số quảng cáo trên blog của bạn lúc nào cũng tuân theo quy định của Google. Adman sẽ không cho hiển thị quảng cáo trong bài viết khi bài viết đó ở front page, chỉ khi nào người đọc click vào bài viết thì các quảng cáo đó mới hiện ra.

Download

Sau khi download về máy tính, hãy giải nén plugin để chuẩn bị upload lên blog.

Cài đặt

Upload toàn bộ lên thư mục wp-content/plugins trên blog

Active plugin này trong phần Plugins trong Wordpress

Sử dụng

Sau khi đã active Adman, bạn vào Option > Adman. Bạn có thể thấy 2 box để bạn chèn code quảng cáo vào đó.

Theo mặc định, hộp quảng cáo đầu sẽ hiển thị một quảng cáo ở đầu bài viết. Hộp quảng cáo thứ hai sẽ tính toán chiều dài của bài viết hiển thị một quảng cáo ở giữa bài viết, hoặc nếu bạn muốn quảng cáo này hiện ở những nơi bạn quy đinh, chỉ cần thêm dòng code <!–adman–> vào nơi bạn muốn.

Nguồn: http://www.phamen.com/adman/

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #lamxung