Chap 44: Bản tổng kết tin tức thời sự cuối tháng 5 của tiểu Diếp
Ngày 31 tháng 5 năm 2020, 13 giờ chiều, GMT + 9, giờ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Jaehwan lại xuất hiện trên livestream. Có vẻ như cả ngày hôm nay cậu chẳng làm gì hơn là sáng giảng thuyết, chiều dạy đạo, tối truyền bá tư tưởng thánh hiền. Nhàn cư vi bất thiện là một điều quá sai nếu nói về Jaehwan, nhưng đúng hơn thì là nhàn cư vi thánh thiện. Jaehwan có phát hành hàng triệu podcast theo kiểu copy-paste, phát hành rất nhiều đến mức sự bão hòa thị trường podcast càng thêm bão hòa. Cứ mỗi bài livestream được sao chép và bán ra, cậu thu một bộn tiền khá khiêm tốn từ các khoản donate online của fan. Nhưng khiêm tốn chính là thu vài trăm yên, chỉ là chưa nói tới một hàng số không ở phía sau con số vài trăm đó.
"Cuộc sống của bạn chỉ thật sự có ý nghĩa, khi bạn giúp đỡ một ai đómà không cần nhận lại. Cuộc sống vốn bon chen, có đi có lại vốn không sai, nhưng sự rộng lượng là điều quan trọng nhất để làm nên hạnh phúc và sự giàu có của bạn. Nghĩ đơn giản một chút, cho đi lòng tốt một cách thật vô tư, cuộc đời bạn sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Mọi mất mát trong đời, sẽ được ông trời bù đắp dưới một hình thức nào đó. Sau mỗi tổn thương, ta sẽ học được cách trân trọng. Mất mát là dịp để ta trưởng thành thật sự. Khoảnh khắc cánh cửa này đóng lại sẽ có cánh cửa khác mở ra. Nhiệm vụ của chúng ta chính là đi tìm chúng." Jaehwan giảng livestream.
"Trách nhiệm khác nghĩa vụ. Nghĩa vụ là nấu một bữa cơm. Trách nhiệm là cả nhà sẽ ăn ngon. Nghĩa vụ là một cái áo vừa vặn. Trách nhiệm là cái áo đó rất phù hợp với người mặc. Nghĩa vụ là để ý. Trách nhiệm là để tâm. Một người phụ nữ có trách nhiệm là một người phụ nữ để tâm đến chính bản thân mình, đến những người mình thương yêu... Như vậy, cha mẹ chưa hiểu đúng về trách nhiệm, sao muốn con mình sống có trách nhiệm? Thậm chí, nhiều cha mẹ tôi biết, khi nói về trách nhiệm, luôn nghĩ 'trẻ con thì biết cái gì'. Nhiều cha mẹ còn dạy con: Thẳng thắn thật thà thường thua thiệt. Phải khôn hơn chúng bạn mới giỏi. Muốn con mình hơn con người khác nên nhiều cha mẹ lót tay thầy cô: Nhờ thầy cô để mắt đến con. Cháu nó còn nhỏ dại chưa biết gì... Dạy con sống có trách nhiệm không phải dạy ngày một ngày hai, hay 9 điều, 10 ý. Mà là một thái độ sống mà chúng ta cần phải tuân thủ. Như đi học muộn bị phạt thì ta phải chịu trách nhiệm về điều đó bằng cách chịu phạt như quy định đã đưa ra. Làm chưa đúng việc gì thì dũng cảm nhận trách nhiệm về mình chứ không đổ lỗi cho ai và cũng không để ai chịu trách nhiệm thay mình. Chúng ta hãy cho trẻ biết cuộc đời của con, bố mẹ chỉ là người định hướng, trợ giúp chứ không sống thay con được. Dù có thể, trong đôi lần con vấp ngã, trong trách nhiệm của mình, các con sẽ tự đứng dậy, tự sửa chữa, dù cha mẹ có thể thắt lòng thương con." Jaehwan giảng livestream.
"Có một số người, lấy tiền bạc là mục tiêu cố gắng của mình. Đối với họ, tiền là quyền lực tối cao và gia đình, tình yêu chỉ là phần hỗ trợ. Họ trở thành nô lệ của tiền bạc cả đời. Có một số người thì lại mong muốn thành công đến điên rồ để chứng tỏ bản thân. Nhưng không ai trên thế giới này có thể khiến tất cả mọi người thích mình. Bởi mỗi người, luôn có những tiêu chí đánh giá của riêng mình. Theo đuổi sự giàu có hay danh tiếng, vốn không phải là mục đích cuối cùng. Bởi sau tất cả, điều cuối cùng mọi người muốn trong đời không gì khác ngoài 3 từ: tự hài lòng. Như người xưa vẫn nói, những người biết hài lòng với cuộc sống của mình là những người luôn vui vẻ. Bất kể bạn theo đuổi điều gì, thì mục tiêu cuối cùng của bạn, vẫn là sự hạnh phúc và thỏa mãn từ bên trong tinh thần. Có rất nhiều định nghĩa về thành công. Cho dù bạn đang theo đuổi điều gì, rất khó để đạt được nếu không có một ý chí mạnh mẽ. Chỉ khi bạn buông bỏ ba điều này, bạn mới có thể thành công, và có một cuộc sống vô ưu. Đó là: ánh nhìn của người khác, sự lười biếng, cảm xúc của chính mình." Jaehwan giảng livestream.
Jaehwan giảng livestream: "Theo các nguồn thông tin chính thống của Nhật Bản vào ngày 30/05/2020, khi đại dịch COVID-19 xuất hiện từ đầu năm 2020, giới chức Nhật Bản lo ngại, cú sốc kinh tế từ dịch bệnh sẽ khiến vấn nạn tự tử tại nước này bùng phát trở lại. Ở phía bên này của đường dây nóng tự sát ở Tokyo, điện thoại không ngừng đổ chuông kể từ lúc các nhân viên bắt đầu ca trực đêm. Họ làm việc liên tục cho đến khi ca trực kết thúc vào sáng hôm sau. Dù số nhân viên tư vấn đã được cắt giảm do dịch COVID-19, nhu cầu được tư vấn của người dân lại tăng cao hơn bao giờ hết. Các nhân viên phòng chống tự tử, phần lớn trong số họ là người lớn tuổi, bị ám ảnh bởi những ký ức từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998, khiến hàng chục nghìn người Nhật Bản tự tử mỗi năm. Họ lo sợ điều đó sắp quay trở lại. Tình trạng cắt giảm lao động do dịch COVID-19 khiến nhiều người bị mất việc, họ trở nên căng thẳng và vô vọng. Vấn nạn tự tử từng là một vấn đề xã hội lớn tại Nhật Bản. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, tình trạng tự tử tại Nhật Bản đã giảm dần nhờ các biện pháp và chính sách của chính phủ. Cụ thể, năm 2019, quốc gia này đã ghi nhận số ca tự tử thấp nhất trong vòng 40 năm qua. Các chuyên gia Nhật Bản lo ngại, số trường hợp tự tử do COVID-19 có thể lên tới 39.000 vụ/năm nếu tình hình khó khăn do đại dịch tiếp tục kéo dài trong 2 năm tới. Đây là một cuộc chiến dài hơi của xã hội Nhật Bản."
Jaehwan giảng livestream: "Theo các nguồn thông tin chính thống của Australia vào ngày 07/05/2020, các chuyên gia Australia cảnh báo 1.500 người có thể tự tử mỗi năm vì căng thẳng tài chính và tâm lý do khủng hoảng thời Covid-19. Mô hình nghiên cứu của Trung tâm Trí não và Tư duy tại Đại học Sydney, Australia, dự đoán sẽ có thêm 750-1.500 ca tự tử mỗi năm ở nước này trong vòng 5 năm tới do hậu quả của Covid-19 và những biện pháp hạn chế kinh tế để ngăn chặn dịch. Đây là mức tăng 25-50% so với trung bình khoảng 3.000 vụ tự tử mỗi năm được ghi nhận ở Australia. Những người trẻ, bị ảnh hưởng nhiều nhất do đóng cửa trường học và ngành dịch vụ, được cho là sẽ chiếm khoảng 30% số vụ tự tử gia tăng."
Jaehwan giảng livestream: "Theo các nguồn thông tin chính thống của Mỹ vào ngày 31/05/2020, dịch bệnh, thất nghiệp cùng biểu tình bạo lực liên quan tới phân biệt chủng tộc biến nước Mỹ thành "thùng thuốc súng" có thể bắt lửa bất cứ lúc nào. Hai tháng rưỡi qua ở nước Mỹ như đoạn mở đầu trong một bộ phim đen tối về quốc gia này, và bộ phim vẫn chưa đi tới đoạn kết. Đầu tiên, đại dịch Covid-19 tấn công, khiến các bệnh viện trở nên quá tải và biến Mỹ trở thành vùng dịch lớn nhất toàn cầu. Nền kinh tế số một thế giới đóng băng và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Kể từ tháng ba, cứ 4 lao động ở Mỹ thì có một người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp. Dòng xe xếp hàng dài hàng km tại các ngân hàng thực phẩm. Biểu tình phản đối phong tỏa ngăn Covid-19 nổ ra trên khắp cả nước. Tại Michigan, cơ quan lập pháp phải hủy họp vì người biểu tình. Số ca tử vong trên toàn nước Mỹ vì một căn bệnh mà hầu như chưa ai nghe đến hồi năm ngoái đã vượt 100.000. Khủng hoảng chưa dừng lại ở đó khi tuần này, một sĩ quan cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota, bị quay video cảnh ghì gáy người đàn ông da màu George Floyd, 46 tuổi. Khi cận kề cái chết, Floyd kêu lên thảm thiết rằng anh không thể thở được, giống hệt lời cuối cùng của Eric Garner, người đã chết năm 2014 dưới tay cảnh sát New York và trở thành nguồn cơn của phong trào 'Người da màu đáng được sống' (Black Lives Matter). Floyd sau đó chết tại bệnh viện. Cái chết của Floyd diễn ra chỉ vài ngày sau khi ba người đàn ông ở bang Georgia bị bắt vì truy đuổi và giết chết một người da màu khác là Ahmaud Arbery, gây chấn động nước Mỹ. Công tố viên ban đầu từ chối buộc tội những người này với lý do rằng hành động của họ hợp pháp theo luật tự vệ của bang."
Jaehwan giảng livestream: "Theo các nguồn thông tin chính thống của Thái Lan vào ngày 12/05/2020, Thái Lan là một trong những nước có sự chệnh lệch giàu nghèo cao nhất thế giới và là một trong những quốc gia có tỷ lệ tự tử cao nhất ở Đông Nam Á. Trên thực tế, tự tử đứng thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong không tự nhiên ở nước này, sau tai nạn giao thông, và thậm chí còn phổ biến hơn cả các vụ giết người. Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới dựa trên dữ liệu năm 2016 cho thấy, Thái Lan có tỷ lệ tự tử hàng năm cao thứ 32 trên thế giới, với 14,4 vụ tự tử/100.000 dân, tương đương với 10.000 người chết vì tự tử mỗi năm. Thái Lan có nhiều vụ tự tử trên đầu người hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác. Đại dịch Covid-19 tàn phá kinh tế làm tình hình thêm tồi tệ. Hồi tháng 4, một nhóm các học giả đã kêu gọi chính phủ viện trợ tài chính bao quát hơn, cho rằng việc mất việc làm và đóng cửa các doanh nghiệp khiến nhiều người rơi vào tuyệt vọng. Các học giả gồm Atthajak Sattayanurak thuộc Khoa Nhân văn của Đại học Chiang Mai; Somchai Preechasilpakul, Phó giáo sư luật hiến pháp tại Đại học Chiang Mai; và Prapas Pintobtaeng, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn bắt đầu nghiên cứu các vụ tự tử ở Thái Lan, một vài tuần sau khi chính phủ áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch vào cuối tháng 3. Theo kết quả nghiên cứu, tính đến cuối tháng 4, đã có ít nhất 38 vụ tự tử liên quan đến mất việc làm do đại dịch, trong đó có 28 người chết. Các học giả cảnh báo rằng số trường hợp tự tử do khó khăn kinh tế thậm chí có thể vượt quá số ca tử vong do Covid-19 nếu chính phủ không phản ứng kịp thời. Kể từ ngày 30-4 đến nay, Thái Lan có 56 người tử vong do dịch Covid-19. Đến nay, dịch bệnh phần lớn đã được kiểm soát, tuy nhiên, hậu quả kinh tế vẫn sẽ tác động tiêu cực trong thời gian dài."
Jaehwan giảng livestream: "Khi nói về vấn nạn tự tử, người ta thường nghĩ ngay đến Nhật Bản, nhưng thực ra Hàn Quốc cũng là một trong những quốc gia có tỉ lệ tự tử cao nhất thế giới. Hàn Quốc được xem là cường quốc kinh tế ở châu Á, bên cạnh đó, văn hóa Hàn Quốc cũng phát triển rất mạnh mẽ. Những năm gần đây, làn sóng Hàn Quốc đã mang văn hóa Hallyu đi khắp thế giới. Dưới ảnh hưởng của phim ảnh, âm nhạc, người ta vẫn thường nghĩ về đất nước Hàn Quốc với sự thịnh vượng, phát triển, giàu đẹp. Nhưng sự thịnh vượng lại không đi liền với hạnh phúc. Tại sao sống ở một quốc gia thịnh vượng lại không khiến người ta hạnh phúc hơn? Đây cũng là câu hỏi khiến các nhà khoa học xã hội trăn trở nhiều năm để tìm kiếm câu trả lời. Khi xem những bộ phim Hàn Quốc lãng mạn với cuộc sống hào nhoáng do các tài tử, minh tinh thể hiện, ai cũng mơ ước được đến Hàn Quốc một lần. Nhưng Hàn Quốc có thật sự lãng mạn như trên phim? Ấn tượng ban đầu của du khách khi đến Hàn Quốc là Hàn Quốc thật sự đẹp, sạch sẽ, không khí trong lành, không ồn ào, bụi bặm. Ở ngoài đường họ rất ít bấm còi xe, vì thế nên dù đi giữa đường đông nườm nượp, ngồi trong xe vẫn thấy khá yên tĩnh. Nhưng ở Hàn Quốc, bạn sẽ thấy một hình ảnh phổ biến là người trẻ hầu như ai cũng cắm mặt vào chiếc smartphone và đeo tai nghe. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh này ở bất cứ nơi nào, trong tàu điện ngầm, ở những nơi công cộng. Theo lời của anh hướng dẫn viên du lịch, ở Hàn Quốc rất nhiều người trẻ mắc các chứng bệnh về tâm lý như tự kỷ, trầm cảm nên tỉ lệ tự tử ở đất nước này khá cao. Với tình hình Covid-19 tồi tệ hơn như hiện nay, rất có khả năng Hàn Quốc sẽ đối mặt với vấn nạn tự tử cao như Nhật Bản."
Ngày 31 tháng 5 năm 2020, 15 giờ chiều, GMT + 9, giờ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Bài giảng livestream kiêm luôn tổng kết tin tức thời sự của Jaehwan đã tạo nên một bản hit cực nóng vì đã đề cập đúng trọng tâm của mối quan ngại vè sức khỏe tâm lý thời đại dịch corona ở Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như các nước khác. Lượt view chỉ trong vài phút sau khi kết thúc đã thổi phồng lên đến hơn 160,000 lượt.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top