wander 1
wander 1
1. Khái niệm luật hành chính Việt Nam.
Trả lời:
Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong hoạt động chấp hành và điều hành nhà nước.
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành Chính Việt Nam.
Trả lời:
Luật Hành chính Việt Nam là hệ thống thống nhất các QPPL điều chỉnh những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh, phát triển trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động hành chính nhà nước. Các QHXH thuộc phạm vi điều chỉnh của LHC được chia thành 3 nhóm sau:
(1) Những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước – đây là nhóm lớn nhất, cơ bản nhất và do đó quan trọng nhất.
(2) Những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ phục vụ cho hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Kiểm toán nhà nước.
(3) Những quan hệ hành chính phát sinh trong hoạt động của các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Hội đồng nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp và Viện kiểm sát nhân dân các cấp hoặc tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền thực hiện nhiệm vụ, chức năng hành chính nhà nước.
(1) Những QH loại này rất phong phú chủ yếu là:
· Giữa cơ quan hành chính nhà nước cấp trên với cơ quan hành chính nhà nước cấp dưới theo hệ thống dọc hoặc với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
· Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn cùng cấp( Chính phủ với Bộ CA) hoặc với cơ quan chuyên môn trực thuộc nó( như với YBND tỉnh với Sở Tư pháp tỉnh).
· Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở TW với cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở cấp tỉnh thực hiện chức năng theo pháp luật (Bộ Tài nguyên và môi trường với UBND tỉnh BD).
· Giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chuyên môn ở TW, cơ quan này có một số quyền hạn đối vs cơ quan kia trong lĩnh vực quản lý chức năng nhất định, song các cơ quan đó không có sự lệ thuộc về mặt tổ chức.
· Giữa cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương vs các đơn vị TW đóng tại địa phương đó.
· Giữa các cơ quan hành chính nhà nước vs các đơn vị cơ sở trực thuộc.
· Giữa các cơ quan hành chính nhà nước vs các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh.
· Giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức chính trị, XH, nghề nghiệp.
· Giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch.
(2) Những hoạt động này có liên quan đến hoạt động hành chính nội bộ của Quốc hội, Chủ tịch nước, Hội đông nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán nhà nước.
(3) Cơ quan hành chính nhà nước không chỉ thực hiện hoạt động chấp hành điều hành mà còn được ủy quyền lập pháp và thực hiện những hoạt động tài phán trong những trường hợp nhất định.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top