tìm cảm hứng
Hôm nay khi cha hỏi sao lâu không thấy con viết gì, con đáp: "Vì không có cảm hứng". Câu trả lời thoải mái khiến cha bất ngờ, bởi cha nhận thấy con mắc một chứng bệnh không nặng nhưng rất tệ hại, thứ bệnh khiến bao người có tiềm năng viết lách mà cuối cùng cũng chẳng nên cơm cháo gì.
Cái gọi là "không có cảm hứng" thực chất là gì? Đó chỉ là câu chống chế của rất nhiều người không sáng tác. Người Hồi giáo có câu:
"Nếu anh gọi núi
mà núi không lại
anh phải tiến về phía núi!"
Cũng như vậy, khi không có cảm hứng, tại sao con không đi tìm nó?
"Ngày suy nghĩ, đêm mộng mị" - con sẽ thấy cảm hứng giống như vậy: Con càng chị khó đi tìm, cảm hứng càng dễ xuất hiện. Vẻ như cảm hứng thường xuyên xuất hiện đột ngột, nhưng thực tế nó là kết quả của quá trình tìm kiếm không ngừng của con. Và sau khi xuất hiện, nó sẽ làm con ngỡ ngàng!
"Ngỡ ngàng" - đúng vậy! Ta có thể nói cảm hứng như một cô gái đẹp bỗng nhiên xuất hiện. Nhưng con phải biết, muốn tìm một cô gái đẹp, tốt nhất là giao tiếp nhiều, tới những nơi hay có các cô gái đẹp xuất hiện. Còn suốt ngày ở nhà hoặc chỉ tới những nơi toàn đàn ông làm sao có thể "ngỡ ngàng" được?
Vì thế "ngỡ ngàng là cơ duyên, nhưng duyên cũng có thể tạo ra. Cảm hứng dù có từ "trên trời rơi xuống", thì cũng dễ dàng gặp hơn nếu kiếm tìm.
Có người ôm máy ảnh ngồi nhàn tản ở công viên cả ngày, chợt thấy một đám trẻ đáng yêu chạy lại, cảm hứng nổi lên liền giơ máy ảnh chụp. Bức ảnh sao đó được giải thưởng lớn.
Một người khác cứ sáng dậy là vác máy đi khỏi nhà. Ông chợt nảy ra ý sao không đi chụp ảnh trẻ con, rồi tiếp tục nảy ra ý sao không tìm một nhà thật nghèo khó để chụp đứa trẻ hồn nhiên ở đó. Thế là ông ta chuẩn bị máy móc đầy đủ, tìm tới một nhà ổ chuột, ở đó chụp cả ngày, rồi từ trên trăm bức chọn ra một bức ưng ý nhất để dự thi. Bức đó cũng giành được giải thưởng lớn.
Hai người đều có kết quả giống nhau: đều chụp được ảnh đẹp, đều giành giải thưởng nhưng quá trình lại hoàn toàn khác nhau.
Có có thể thích làm người thứ nhất, bởi không cần mất sức mà chỉ cần cảm hứng đúng lúc, "tách" một tiếng là thành công. Vấn đề là: cơ hội đó có hay xuất hiện không? Trong khi đó người thứ hai dễ dàng nắm lấy cơ hội, bảo đảm được thành công. Người "ôm cây đợi thỏ" dù không tốn sức mà bắt được một chú thỏ đâm vào gốc cây cũng không sánh được với người đi săn, tuy vất vả nhưng giành được nhiều hơn.
Câu thở lưu truyền muôn thuở "Thiên nhược hữu tình thiên diệc lão" (Trời mà có tình thì cũng phải già) chắc con biết rồi, nhưng con có biết nhà thơ Lý Hạ tìm hứng thơ thế nào không? Ngày nào ông cũng cỡi ngựa đi khỏi nhà từ sớm, đến đâu thấy có hứng thì ghi lại cảm xúc và bỏ vào túi gấm, tối mịt mới về. Sau đó ông chỉnh lí, sắp xếp chúng lại để làm nên tác phẩm hoàn mỹ. Khi không có cảm hứng, sao con không học tập Lý Hạ, ra ngoài để tìm cảm hứng?
Tất nhiên, cũng phải nói ngay là không cứ ra ngoài mới tìm được cảm hứng. Trải nghiệm phong phú cũng đem đến cho ta cảm húng, cả tác phẩm người xưa cũng cho ta đều đó. Người xưa nói: "Suốt ngày nghĩ ngợi, chẳng thà lục lọi sách xưa". Khi một suối nguồn cảm hứng khô kiệt, một suối nguồn cảm hứng khác lại được khơi lên ngay cạnh. Con có thể nhờ học hành chỉn chu, suy nghĩ kĩ càng mà gặp cảm hứng.
Ảnh thưa in nghiêng dòng nước cạn
Hương mờ lay động trăng hoàng hôn
(Sơ ảnh hoàng tà thủy thanh tiện
Ám hương phù động nguyệt hoàng hôn)
Khi ngâm ngợi hai câu thơ của Lâm Bô đời Bắc Tống, ai có thể ngờ được nó xuất phát từ hai câu thơ đời Ngũ đại "Bóng trúc in xuống dòng nước cạn. Hương quế lay động trăng hoàng hôn" (Trúc ảnh hoàn tà thủy thanh tiện). Quế hương phù động nguyệt hoàng hôn)?
Khi xem kịch Othello của Shakespeare, ai có thể ngời nó bắt nguồn từ truyện "Chồng và vợ không chung thủy" của Ý Cinthio *(Cinthio: Bút hiệu nhà văn, nhà thơ Ý Giovanni Battista Giraldi (1504-1573)?
Cũng như ăn uống, sau khi tiêu hóa đồ bên ngoài, chúng sẽ thành máu thịt của ta; khi đọc tác phẩm của người đời trước, ta cũng có thể có cảm hứng mà viết nên tác phẩm của mình.
Chàng trai! Cảm hứng như bầy chim nhỏ ngoài song nhà ta, chúng kéo đến hàng đàn, cha đã bày bồn khóc; cha có thể quan sát bầy chim vì đã treo mành để sáo; còn đưa được bầy chim vào trong tranh là nhờ cha đã chuẩn bị giấy bút đầy đủ, đợi thời cơ là "vẽ sống".
Con nói đi! Có phải vì lúc nào cũng có hứng nên cha làm việc không ngừng, hay là cha không ngừng đi tìm cảm hứng nên lúc nào cũng có thể sáng tác?
Ngay từ hôm nay, cha hy vọng con không nói câu "không có cảm hứng" nữa!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top