môn học lắng nghe

Trong cuộc chuyện trò, thường xuất hiện hiện tượng sau:
Một người đang say sưa nói bỗng nhận thấy những người khác thì thầm vào tai nhau một câu chuyện khác, hóa ra người nghe dường như đã quay sang chủ đề nào đó rồi.

Đúng khi người đó đang ngượng ngùng không biết nên làm gì, nếu như con là người lắng nghe duy nhất, thậm chí hỏi to:"Tiếp tục đi! Chuyện ra sau?" Nhất định người diễn thuyết sẽ như bắt được vàng, nở nang mặt mũi, khôi phục tinh thần để nói tiếp câu chuyện.

Ai cũng đều có thể lâm vào những cảnh như vậy: đang nói dở dang thì không biết nên phải làm gì; hoặc từng kịp thời "giải nguy" cho bạn; cũng có thể từng ngãng câu chuyện của người khác để nói sang chuyện của mình.

Nhưng cha tin rằng, điều làm con cảm kích nhất là có người bạn đã hỏi "Tiếp tục đi! Chuyện sau ra sao?"; còn điều làm con bực tức nhất là bị dội một gáo nước lạnh, mọi người chuyển sang chủ đề khác.

Nói chuyện khiến người nghe tập trung chú ý là một môn học.

Lúc nghe, tập trung chú ý vào người nói càng là một môn học.

Vế trước là tài năng, vế sau là đức tính.

Đức tính đó bao hàm sự tôn trọng, độ lượng và nhẫn nại - không phải ai cũng làm được.

Khi đi nghe nói chuyện hay biểu diễn nhạc, chúng ta phải biết đến đúng giờ, không rì rầm trò chuyện, cũng không nên rời ghế sớm, bởi đó là sự tôn trọng người trên sân khấu.

Dù người trên sân khấu thể hiện rất dở mà con vẫn lắng nghe một cách điềm tĩnh, đó chẳng phải là nhẫn nại sao?

Vấn đề là: con chỉ phải nhẫn nại nhất thời, còn nếu rời ghế giữa chừng, con có thể gây tổn thương cho người trên sân khấu vĩnh viễn.

Một diễn viên sân khấu nói với cha, cả đời ông không bao giờ quên lần đang biểu diễn độc thoại, đột nhiên nghe phía dưới có tiếng cắn hạt dưa. Chỉ một tiếng thôi, nhưng ông đã giận đến mức muốn nhảy xuống dưới bóp cổ người kia.

Vì sao ông ta giận giữ vậy?

Vì ông ta thấy mình không được tôn trọng. Chỉ một tiếng cắn hạt dưa thôi mà làm tổn thương lòng tự trọng của ông ta. Mà vết thương kiểu đó thường đau vĩnh viễn.

Còn vì sao cha nói lắng nghe cũng là một sự độ lượng?

"Việc không liên quan tới ta thì ta không quan tâm", con sẽ thấy nhiều chuyện, với người nói là rất quan trọng, nhưng với người nghe lại rất vô vị. Ví như một cô gặp vấn đề với người yêu, kể lể, dạo này rất ít nhận được thư, gọi mấy cuộc điện thoại rồi mà không gặp; bà mẹ đắc ý nói con được mấy điểm mười, mấy lần được xếp thứ nhất; thậm chí người say mê chó huyên thuyên về con chó của ông ta thông minh như thế nào... Nếu con không độ lượng, không hiểu tình cảm của người đang yêu, của bậc làm cha mẹ, cả của người nuôi con vật cưng, thì không thể nhẫn nại và tôn trọng, và càng không thể lắng nghe mãi được.

Trên chuyến xe đường dài, một người bạn của cha tâm đắc mấy tiếng liền về cách gập hoa giấy do ông ta mới nghĩ ra, dường như ông tự cho mình là nghệ sĩ gấp hoa giấy vĩ đại nhất trên đời, lại còn nghĩ cách mở thị trường khắp thế giới.

Mấy tháng sau, ông bạn lại đổi chủ đề, chỉ nói đến một bí pháp cổ tổ truyền, không những có thể sản xuất đại trà mà còn có thể đoạt giải Nobel. Bạn đồng hành trách cha sao cứ nghe mãi, lại còn tung hứng. Biết rõ ông ta chỉ dệt mộng, sao không "bóc mẽ" ngay, việc già phải làm người nghe duy nhất của ông ta để chịu khổ.

Cha nói: Bởi ông bạn đã bao lần gặp thất bại, giờ chỉ còn biết dệt mộng. Có những người ta nên làm họ tỉnh mộng, nhưng cũng có những người chỉ còn quyền mơ mộng, ta không nên tước bỏ.

Nhẫn nại để nghe được như vậy vì cha hiểu nỗi khổ của ông bạn, cũng có thể nói là vì độ lượng.

Từ một số chuyện trên, con sẽ thấy lắng nghe người khác nói là một môn học lớn! Con cần học tôn trọng, học khoan dung, học thấy hiểu, cũng nhờ thế mà khiến người khác cảm kích

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: