giơ đầu chịu tội

Mẹ nói với cha, gần đây, lúc ngồi trên xe con cứ càu nhàu oán thán phải đi học xa quá. Mẹ nói nếu không bận lái xe thì đã cho con cái tát.

Gần đây, bà cũng thường bảo, rất khó đánh thức con, phải lay gọi năm lần bảy lượt con mới chịu dậy.

Khi đó cha nghĩ, lúc con càu nhàu, sao mẹ không lập tức dừng xe, bảo con xuống, cho con quyết định về nhà hay đi học, sau đó tính tiếp. Chỉ một lần như vậy là con không thể càu nhàu trên xe nữa, bởi có chịu phạt, con mới hiểu được mẹ đưa ra ga tàu điện ngầm là may mắn lắm rồi.

Còn bà, hôm nào đó sẽ chỉ gọi một lần, không lay con dậy; mẹ cũng không đợi con nữa, để con muộn học vài lần là lập tức khỏi căn bệnh lay mãi không dậy.

Cha tưởng tượng, khi phải đứng ven đường cao tốc, đột nhiên tỉnh mộng, thấy chung quanh không có ai giúp đỡ, thì con sẽ hoảng loạn như thế nào. Nhưng cha tin con sẽ suốt đời không quên trải nghiệm đó.

Vấn đề là, bà và mẹ không thể nhẫn tâm làm như vậy, còn con không nhận được bài học nên không biết sửa đổi, không "giơ đầu chịu tội"* (Nguyên văn: "Đương đầu bổng hát", câu của nhà Phật chỉ việc chịu phạt.) nên không "giác ngộ" được.

Hai tuần đầu năm học, lẽ ra không còn ai nhập học nữa, nhưng đó lại chính là thời điểm bộ môn nhập học của các trường đại học ỡ Mỹ bận rộn nhất, bởi nhiều sinh viên vỡ mộng học đại học xa nhà, quệt nước mắt nước mũi quay về, lại được bố mẹ dắt đi xin nhập học một trường ở gần. Nguyên nhân thật đơn giản: họ không chịu nổi cảnh xa nhà.

Đến kỳ nghỉ đông, bộ môn nhập học của các trường học ở Mỹ lại một phen khổ sở vì sinh viên chuyển trường, bởi một số cô cậu vốn học rất giỏi ở cấp ba đã không trụ nổi ngay ở học kỳ đầu của đại học.

Nguyên nhân cũng đơn giản: Ở nhà, họ quen bị áp chế. Ngày ngày vừa đi học về, cha mẹ đã hởi hôm nay có bao nhiêu bài tập, sau đó giám sát làm từng bài một. Thời gian của họ, lẽ ra họ phải tự sắp xếp, cuối cùng lại để cha mẹ làm thay. Đến ngày phải một thân học xa nhà, không còn ai áp chế, mọi việc đều rối tung tự nhiên sẽ xuống dốc không phanh.

Cha hay nghĩ, những cô cậu học đại học gần nhà, được cha mẹ bao bọc, vẫn nằm trong quỹ đạo của cha mẹ thì sau này tốt nghiệp sẽ làm gì? Vì thế cha có thể nói: Những học sinh có thành tích tốt không phải do tự giác học tập, thì ai dám bảo đảm khi ra đời họ sẽ đứng hàng đầu.

Bởi vậy, hôm nay cha quyết định sẽ không ép con làm bài tập, không giục con tập đàn, không gọi con dậy. Cha cũng giữ niềm tin rằng: để con đi học ở Manhattan là quyết định chính xác.

Cha mẹ không thể giúp con mãi trên đường đời

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: