dùng thời gian như dùng tiền
Con hỏi cha "cách sử dụng thời gian", câu trả lời của cha là: sử dụng thời gian cũng như sử dụng tiền bạc, nếu con biết cách sử dụng tiền bạc thì cũng nên biết cách sử dụng thời gian.
Tiền bạc và thời gian, ở trong tay người "biết dùng" và "không biết dùng" khác xa nhau một trời một vực. Với một khoản tiền có hạn, người giỏi chi tiêu sẽ mua được thứ mình cần, thậm chí dùng tiền đẻ ra tiền. Còn người vụng chi tiêu thì không có kế hoạch gì, chỗ này mua một thứ, chỗ kia mua một thứ, cuối cùng mua bao nhiêu mà thứ cần vẫn không có, thứ có lại không để làm gì.
Cũng như vậy, người biết sử dụng thời gian sẽ biết sắp xếp, việc nhanh làm nhanh, việc chậm làm chậm, cuối cùng không những làm xong việc cần làm mà còn dư giả được bao nhiêu thời gian. Còn người không biết dùng thời gian, lúc này lần mò, lúc kia rờ rẫm, từng giây từng phút qua đi, thời gian lãng phí nhiều hơn thời gian sử dụng, thời gian do dự nhiều hơn thời gian quyết định, thời gian vĩnh viễn không đủ dùng, công việc vĩnh viễn không hoàn thành.
Nói vậy có lẽ con vẫn chưa hiểu. Vậy để cha lấy một ví dụ nhé!
Giả sử hôm nay cha cho con mấy ngàn đô-la và bảo con sống một mình thì con sẽ dùng số tiền đó thế nào? Con không thể mua trò chơi điện tử, cũng không thể mua vé đi xem kịch ở Broadway mà phải lo ăn, mặc, ở và học hành, sau đó mới tính đến chi cho ti-vi và các trò giải trí, đúng không?
Bây giờ, khi làm bảng thống kê những khoản cần chi, con sẽ thấy có những khoản chi lớn và những khoản chi nhỏ, cũng có những khoản bắt buộc và những khoản không bắt buộc phải chi.
Cũng như vậy, hôm nay trời cho con một khoảng thời gian, con không thể dùng ngay nó để chơi điện tử hay soạn album ảnh, xem tiểu thuyết hay nghĩ ngợi vẫn vơ, mà trước tiên phải sắp xếp cho việc ngủ, việc học, việc đi lại, làm bài tập và học ngoại khóa. Ngủ không đủ, tinh thần và sức khỏe của con không tốt; không tốn thời gian đi xe, con không thể tới trường; thậm chí, đối với con, việc đi học, làm bài tập còn là những việc quan trong nhất trong giai đoạn hiện nay. Tât nhiên, ngoài những việc đó, con còn phải ăn uống, giao tiếp, giải trí và làm những việc lặt vặt khác. Sắp xếp toàn bộ thời khóa biểu, những việc chiếm phần lớn thời gian, những việc sau chiếm it hơn.
Vì sao cha lại đặc biệt nêu vấn đề tỉ lệ thời gian? Rất đơn giản, khi có một khoản tiền lớn, con có thể tính việc mua đồ quý; ngược lại, khi chỉ có một khoản tiền nhỏ thì con chỉ mua được đồ rẻ. Một người chỉ chuyên mua đồ rẻ, lúc có nhiều tiền không tính mua nhà, mua xe thì không thể gọi là người biết tiêu tiền. Cũng như vậy, nếu các khoản thời gian của con đều chỉ để dùng để làm việc vặt thì cũng không thể gọi là biết dùng thời gian. Phải dùng thời gian dài để làm những việc tương đối lớn, đồng thời biết tranh thủ những khoảng thời gian ngắn để làm việc nhỏ Ví như có hai tháng nghỉ hè, con có thể đặt kế hoạch nghiên cứu khoa học giải Westing House *(Westing house Science Talent Search: Giải thi khoa học, chủ yếu cho học sinh cấp 3, rất có uy tín ở Mỹ. Từ năm 1998, giải do Intel tài trợ nên lấy tên là Intel Science Talent Search (Intel STS).); nếu được nghỉ một tuần, con có thể đi phỏng vấn cho tờ báo của nhà trường; còn khi chỉ có hai ngày nghỉ cuối tuần con chỉ có thể làm bài tập, đi xem phim hay mời bạn bè đến nhà chơi. Ngược lại, nếu dùng khoảng "thời gian lớn" của kì nghỉ hè để suốt ngày tán gẫu, xem phim; trong khi định dùng hai ngày nghỉ cuối tuàn để viết báo cáo nghiên cứu, là không biết phân chia thời gian lớn, nhỏ.
Có một người luôn gấp gáp làm việc, bạn bè nói việc gì phải khổ vậy, sao không thong thả, anh ta đáp: "Tôi làm nhanh chính là để thong thả, Các anh chỉ nhìn thấy tôi bận rộn, kì thực khi về nhà, tôi nhàn nhã hơn các anh nhiều, lại còn dành thời gian để theo đuổi những công việc khác".
Người đó lấy tốc độ để giành thời gian, gom các khoảng "thời gian nhỏ" lại thành khoảng "thời gian lớn", để có thể dùng nó làm việc lớn. So với người làm đâu bỏ đó và không bao giờ có được một khoảng thời gian nhàn rỗi lâu dài, có thể gọi anh ta là người biết dùng thời gian.
Chúng ta thường thấy các bà nội trợ vừa tán gẫu, vừa xem ti-vi, vừa đan áo, bởi những việc nhẹ nhàng, không đòi hỏi tập trung tinh thần cao độ thì có thể "một công đôi, ba việc".
Nhưng cha còn biết một nhà văn nữ tên tuổi, hồi trẻ bà có thể vừa viết văn vừa nấu nướng. Họa sĩ nổi tiếng Hoàng Quân Bích lại thường vừa trò chuyện với bạn bè tới thăm, vừa sáng tác. Được như thế có phải tài năng hơn người, bởi trời chỉ chom mỗi người một khoảng thời gian nhất định, những người thành công hơn người thường phải biết cách một lúc làm hai việc.
Ngày nghĩ, cứ mỗi khi ngủ dậy, con lại ngồi đần ra, nói là đang suy nghĩ xem hôm nay sẽ làm gì - như thế cũng đã mất thời gian. Vì sao con không nhân lúc đánh răng, rửa mặt, ăn sáng để nghĩ việc đó?
Trước kia, vẽ đến khuya, cha phải rửa bảng phối màu và nghiên mực xong xuôi mới yên tâm đi ngủ. Nhưng sau này cha đổi lại sáng ra mới làm những việc đó, bởi đêm trước đã mệt mỏi, lúc rửa nghiên mực thì đầu óc lơ mơ, không nghĩ được gì. Chẳng thà tiết kiệm thời gian, đi ngủ ngay, sáng hôm sau đầu óc tỉnh táo, vừa rửa nghiên mực vừa nghĩ ngợi, rất nhiều cảm hứng viết và vẽ vụt lên khi đó có thể nói: làm việc cần chuyên tam, mỗi lúc chỉ nên làm một việc. Cha nghĩ, với việc học tập hay những việc cần tập trung cao độ thì rất đúng, còn nếu nói không thể vừa đi xe bus vừa đọc báo thì vô lí! Con cần tự mình quyết định tình huống nào thì chuyên tâm, tình huống nào thì một công đôi việc. Nhưng cha nhấn mạnh: trong thời đại tốc độ cao, người một lúc chỉ làm được một việc rất có thể sẽ bị đào thải.
Tóm lại, nguyên tắc làm chủ thời gian là:
1. Xác định các việc nhanh hay chậm, quan trọng hay không quan trọng để sắp xếp thời gian ưu tiên, tránh để cuối cùng việc cần làm lại chưa làm.
2. Dùng khoảng thời gian dài để làm việc lớn, thời gian ngắn để làm việc nhỏ, tuyệt đối đừng "băm vụn" thời gian dài để chỉ làm những việc vặt.
3. Lấy tốc độ tranh thử thời gian, tranh thủ góp những thời gian ngắn thành một khoảng thời gian dài.
4. Nếu có thể, trong một khoảng thời gian hãy làm nhiều việc, "đa nguyên hóa" thời gian.
Con nghĩ kĩ mà xem, sử dụng thời gian và sử dụng tiền bạc đâu có khác gì nhau?
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top