vubaodai su lanh dao cua dang doi voi cao trao cach mang 1930-1935

Câu 5: Sự lãnh đạo của Đảng đối với cao trao cách mạng 1930-1935

Ngay từ khi mới ra đời ĐCSVN đã lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành một cao trào cách mạng,làm cuộc tập dượt đầu tiên cho CMT8 1945. Đường lối lãnh đạo cao trào được vạch ra trong 2 cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng:

- Phương hướng chiến lược của CMVN là làm CMTS dân quyền và CM thổ địa dể đi tới XHCS

- Nhiệm vụ cụ thể của CM gồm 2 nhiệm vụ chính chống ĐQ và chống PK trong đó nhiệm vụ chống ĐQ được đua lên hàng đầu.

+ về CT: đánh đổ ĐQCN Pháp và bọn PK, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập, dựng ra chính phủ công nông binh và tổ chức quân đội công nông.

+ Kinh tế: tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọn ĐQ giao cho chính phủ công nông binh, tịch thu ruộng đất của bọn ĐQ làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở mang CN và NN,miễn thúe cho dân cày nghèo, thi hành luật ngày làm 8 giờ

+ VHXH: dân chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hoá.

- Lực lượng cách mạng:

+Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do đ/c NAQ soạn thảo đã chỉ rõ Đảng chủ trương tập hợp đại bộ phận gccn, nông dân và phải dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo nông dân làm CMRĐ, lôi kéo TTS, trí thức, trung nông, …đi vào phe VS giai cấp; đói với phú nông, trung-tiểu đia chủ, TB An Nam mà chưa lộ rõ bản chất phản CMthì phải lợi dụng ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập, bộ phạn nào đã ra mặt phản CM thì phải loại bỏ.

+ Trong luận cương chính trị do đ/c Trần Phú soạn thảo, do không nhận thức đươc đầy đủ các mâu thuẫn ở VN và do chưa đánh giá đúng mức vai trò CM của TS, TTS nên không lôi kéo họ vào cuộc đấu tranh.

- Lãnh đạo CM là gccn thông qua ĐCS

- Phương pháp cách mạng: là con đường võ trang bạo động.

- Vị  trí: CMVN là 1 bộ phận của CMTG, liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng VS trên TG, đặc biệt là với quần chúng VS Pháp.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong traof đấu tranhanh của qc trên đà phát triển từ năm 1929 đã bùng lên mạnh mẽ khắp 3miền.

- Từ 1-4/1930, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra liên tiếp ở khắp nơi trên cả nc: Đấu tranh của các nhà máy xi măng Hải phòng, dệt Nam Định, diêm cưa Bến Thuỷ…, phong trào đấu tranh của nông dân Hà Nam, Thái Bình, Nghệ Tĩnh…

- Đến 5/1930 phong trào phát triển thành cao trào. Từ thành thị đế nông thôn, ở đâu cũng thấy cờ đỏ búa liềm, truyền đơn, mit tinh, tuần hành. Chỉ tính riêng tháng 5 dã có 16 cuộc đấu tranh của cn, 34 của nd và 4 của hssv. Từ 6-8/1930 dã có tới 121 cuộc đấu tranh, tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của nd huyện Nam Đàn và Thanh Chương.

- Đến 9/1930 phong trào phát triển dến đỉnh cao với những hình thức đấu tranh quyết liệt làm cho chính quyền địch ở nhiều nơi bị tan rã. Chính quyền của nhân dân theo hthức các uỷ ban tự quản kiểu XV dc hthành và thực hiện 1 số chính sách về KT, CTrị, VHoá. Tuy mới được thành lập ở 1 số xã và chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn nhưng các UBTQ kiểu XV này đã tỏ rõ bản chất và tính ưu việt của nó. Đây thực sự là 1 chính quyền của dân, do dân và vì dân.

- Từ khi chính quyền XV ra đời cuộc đấu tranh của nhân dân ta ngày càng trở nên gay go quyết liệt hơn. Tuy nhiên khi phát triển lên tơi đỉnh cao thì xhiện khuynh hưóng tả, nhấn mạnh đấu tranh gc làm cho cuộc đấu tranh mang đậm màu sắc gc hơn màu sắc dtộc.

-từ đầu năm 1931, khủng bố của kẻ thù ngày càng dữ dội, thêm vào đó nạn đói xảy ra rất nghiêm trọng, phong trào đấu tranh của quần chúng gặp nhiều khó khăn và giảm sút dần.

- gđ từ 1931 đến 1935 là gđ đấu tranh cực kì gian khổ nhằm chống khủng bố trắng, khôi phục lại ht tổ chức Đảng và phong trào CM của quần chúng.

-Nhờ sự cố gắng phi thường của Đảng ta và đc sự chỉ đạo của QTCS, đến cuối năm 1934, đầu năm 1935 ht tổ chức của Đảng đc khôi phục, phong trào quần chúng tiếp tục vươn lên. Sau giai đoạn này CMVN đã trưởng thành hơn rất nhiều cả về lãnh đạo và phong trào đấu tranh của quần chúng. 

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: