vu nguyen hung

Câu 1 : Nội dung đường lối CNH, HĐH thời kỳ đổi mới:

+ Mục tiêu :

-Mục tiêu lâu dài: CNH, HĐH là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp trình độ sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Đến năm 2020 cơ bản hoàn thành mục tiêu này.

-Đại hội X đề ra mục tiêu trước mắt: đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.

+ Quan điểm:

-Để thực hiện mục tiêu nêu trên qua các ĐH đã đưa ra những quan điểm cần quán triệt:

CNH gắn HĐH, CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.

•CNH gắn với HĐH, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của Công nghiệp, tác động đến phát triển của lực lượng sản xuất tác động đến toàn cẩu hóa. Thực tế đó đòi hỏi ta phải gắn CNH với HĐH để khắc phục nguy cơ tụt hậu so với các nước.

•CNH, HĐH phải gắn với phát triển kinh tế tri thức, vì chúng ta tiến hành CNH khi trên thế giới và trên nhiều nước đang đi vào phát triển kinh tế tri thức. Chúng ta phải tận dụng ưu thế của các nước đi sau, học hỏi, tiếp thu qua trình công nghiệp hóa của các nước đi trước. Phải CNH, HĐH với phát triển kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất.

-CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường, Hội nhập kinh tế quốc tế.

•CNH, HĐH gắn với phát triển thị trường để phát triển mặt tích cực của kinh tế thị trường, dung đòn bẩy kinh tế để thúc đẩy công nghiệp hóa, HĐH vì đi vào kinh tế thị trường đòi hỏi người đấu tư sản xuất phải tính toán đầu tư vào đâu, quy mô như thế nào... để đảm bảo hiệu quả kinh tế.

•CNH, HĐH gắn với hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện tranh thủ vốn, tranh thủ được khoa học công nghệ, học hỏi được kinh nghiệm quản lý. Tạo điều kiện tìm đầu ra cho sản phẩm sản xuất trong nước.

-Lấy viêc phát triển nguồn nhân lực con người là nguồn lực cơ bản trong sự phát triển nhanh, bền vững.

•Vì để phát triển sản xuất cần có 3 yếu tố cơ bản, vốn, khoa học công nghệ, cơ chế quản lý, thể chế chính trị, con người.

-CN và khoa học là nền tảng, là động lực của CNH, HĐH.

-Tăng trưởng kinh tế gắn liền với phát triển kinh tế, công bằng, tiến bộ xã hội.

=> Kết luận

Nắm vững các quan điểm trên là một trong những yếu tố cơ bản đảm bảo thực hiện CNH, HĐH.

+ Định hướng:

-Đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

-Phát triển nhanh hơn công nghiệp và dịch vụ.

-Phát triển kinh tế vùng.

-Phát triển kinh tế biển.

-Chuyển biến dịch vụ cơ cấu lao động, công nghệ trong quá trình CNH, HĐH.

-Bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia.

Câu 2 : Vai trò của sinh viên đối với sự nghiệp CNH, HĐH:

- Đảng và Nhà nước ta khẳng định vai trò làm chủ và tiềm năng to lớn của thanh niên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 (khoá VII) chỉ rõ: "Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ 21 có vị trí xứng đáng trên cộng đồng thế giới hay không, phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên; vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng".

Thanh niên là lực lượng xã hội hùng hậu, có sức khoẻ, có trình độ học vấn, có tiềm năng sáng tạo, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học hiện đại. Trong giai đoạn cách mạng mới, với bối cảnh thế giới biến động phức tạp, trước những thách thức to lớn của xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, sự phát triển của kinh tế tri thức, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: Thanh niên là lực lượng xung kích cách mạng, là nguồn nhân lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hiện nay, thanh niên nước ta đang đứng trước những thời cơ, thách thức là:

* Thời cơ:

- Sự nghiệp đổi mới của Đảng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và xã hội mở ra cho thanh niên nhiều cơ hội để phát huy tài năng, cống hiến và trưởng thành.

- Các chính sách của Nhà nước như: Phát triển giáo dục, dạy nghề, nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển kinh tế nhiều thành phần v.v... là cơ hội để thanh niên vươn lên xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

- Sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp, xây dựng, khai thác và các khu công nghệ cao là cơ hội để cho hàng vạn thanh niên trở thành người lao động có chuyên môn, đứng vào hàng ngũ của giai cấp công nhân.

- Sự phát triển nhanh của khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức là cơ hội để tuổi trẻ thể hiện tài năng, cống hiến trí tuệ cho đất nước. Việc mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế tạo điều kiện cho tuổi trẻ tiếp cận nhiều và nhanh hơn kinh nghiệm, tri thức quốc tế, tinh hoa văn hoá nhân loại.

- Bước trưởng thành của thanh niên và tổ chức Đoàn, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào "Thanh niên tình nguyện", cùng với tính tích cực chính trị - xã hội của đông đảo thanh niên được khơi dậy và phát huy là thời cơ để đẩy mạnh công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vào tổ chức.

* Thách thức:

- Tình hình thế giới đang diễn biến phức tạp mau lẹ, khó lường, những nguy cơ chung của đất nước mà Đảng ta chỉ ra là những thách thức lớn đối với tuổi trẻ.

- Đất nước ta còn nghèo, chưa đủ khả năng, điều kiện để đáp ứng tốt các nhu cầu học tập, việc làm, nhà ở, lập nghiệp v.v... của nhân dân nói chung, thanh niên nói riêng.

- Yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập quốc tế là những thách thức đối với số đông thanh niên có trình độ học vấn thấp, không có chuyên môn, nghề nghiệp và thiếu năng lực sáng tạo. Tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội tác động mạnh mẽ vào giới trẻ, là những thách thức lớn đến giá trị đạo đức và lối sống của thanh niên nước ta.

Câu 3 : Đánh giá thực hiện đường lối CNH, HĐH thời kỳ đổi mới:

1. Thành tựu:

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể, khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế được nâng cao. Từ một nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất yếu kém đi lên, đến nay cả nước đã có hơn 100 khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung, nhiều khu hoạt động có hiệu quả, tỉ lệ ngành công nghiệp chế tác, cơ khí chế tạo và nội địa hoá sản phẩm ngày càng tăng. Các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí, vật liệu xây dựng, hoá dầu... đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã đạt được những kết quả quan trọng: tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng, tỉ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm (giai đoạn 2001 - 2005, tỉ trọng công nghiệp và xây dựng tăng từ 36,7% lên 41%, còn tỷ trọng nông lâm thuỷ sản giảm từ 24,5% xuống còn 20,9%). Trong từng ngành kinh tế còn có sự chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn với sản xuất, với thị trường.

+ Cơ cấu kinh tế vùng đã có sự điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Các vùng kinh tế trọng điểm phát triển khá nhanh chóng đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và là đầu tàu của nền kinh tế

+ Cơ cấu thành phần kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu + Cơ cấu lao động đã có sự chuyển đổi tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ năm 2000 đến 2005, tỉ trọng lao động trong công nghiệp và xây dựng tăng từ 12,1% lên 17,9%, trong nông lâm ngư nghiệp giảm từ 68,2% xuống còn 56,8%, lao động qua đào tạo tăng từ 20% lên 25%.

a. Những thành tựu của CNH - HDH đã góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân từ năm 2000 đến 2005 đạt trên 7.51%/năm, các năm 2006 - 2007 đạt 8%/năm, thu nhập đầu người tăng lên đáng kể: năm 2005 đạt 640USD/người thì năm 2007 đạt trên 800USD/người, góp phần quan trọng vào công tác xoá đói, giảm nghèo, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện.

2. Ý nghĩa:

Những thành tựu trên có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở phấn đấu để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Câu 4: Nội dung đường lối xây dựng kinh tế thị trường định hướng XHCN thời ký đổi mới :

I. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường trong thời kỳ đổi mới.

a.Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ đại hội VI đến đại hội VIII.

- Đây là giai đoạn hình thành và phát triển tư duy kinh tế thị trường.

Thứ nhất: KTTT không phải cái riêng có của CNTB mà là thành tựu chung của nhân loại:

- KTHH ra đời từ KTTN, KTTT là giai đoạn phát triển cao của KTHH - KTHH là hình thức tổ chức kinh tế xã hội mà sản phẩm của quá trình dùng để thoả mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi, mua bán - KTTT là phương thức tổ chức,vận hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế lấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người

- KTHH và KTTT giống nhau về bản chất (đều chịu sự điều tiết của cơ chế thị trường) và nguồn gốc (xuất phát từ KTTN và sự phân công lao động xã hội) - KTHH và KTTT khác nhau về trình độ phát triển: KTTT phát triển sau nên với trình độ cao hơn, KTHH có đầu ra thông qua thị trường nhưng đầu vào thì chưa chắc, trong khi KTTT có cả đầu ra và đầu vào thông qua thị trường

-> Tóm lại: KTTT tồn tại và phát triển là tất yếu khách quan, nó không phải là sản phẩm riêng của CNTB mà là thành tựu chung của nhân loại nhưng hiện nay có nhiều mô hình KTTT khác nhau (KTTT tự do, KTTT xã hội)

Thứ hai: KTTT còn tồn tại khách quan trong thời kì quá độ lên CNXH - Tính tất yếu khách quan phải phát triển KTTT trong thời kì quá độ lên CNXH

+ KTTT là 1 kiểu tổ chức kinh tế, là trình độ phát triển cao của KTHH

+ KTTT đối lập với KTTN, chứ không phải là đặc trưng bản chất của 1 chế độ kinh tế cơ bản của xã hội

+ KTTT tồn tại ở nhiều phương thức sản xuất khác nhau

+ Trong thời kì quá độ có những cơ sở kinh tế là điều kiện tồn tại và phát triển của KTTT và phát triển KTTT là cần thiết cho quá trình xây dựng CNXH -> Vì vậy mô hình phát triển tổng quát của nước ta là: "phát triển KTHH nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước"

- Đặc trưng của mô hình: + Các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, cạnh tranh và hợp tác với nhau

+ Các đơn vị kinh tế lựa chọn lĩnh vực kinh doanh và phương án tổ chức sản xuất theo sự hướng dẫn của thị trường

+ Nhà nước quản lí nền kinh tế để định hướng, dẫn dắt các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội

Thứ ba: Sự cần thiết phải sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng XH ở nước ta Kinh tế thị trường có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế xã hội vì đặc trưng chung của KTTT: - Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh - Giá cả do thị trường quyết định, hệ thống thị trường phát triển đầy đủ và có tác dụng là cơ sở cho việc phân phối các nguồn lực kinh tế - Nền kinh tế có tính mở cao và vận động theo quy luật vốn có của nền kinh tế thị trường - Nền kinh tế thị trường hiện đại còn có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước

2. Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội IX đến Đại hội X Đại hội IX: - Mô hình tổng quát: KTTT định hướng XHCN

+ Khái niệm nền KTTT định hướng XHCN theo dh IX : 1 kiểu tổ chức kt vừa tuân theo quy luật của kt3 vừa dựa trên cơ sở và chịu sự dẫn dắt chi phối bới các nguyên tắc và bản chất của CNXH

Điểm phát triển: quan niệm trước đây chỉ coi KTTT là phương tiện, thì hiện nay coi KTTT vừa là phương tiện vừa là mục đích

+ Thế mạnh của thị trường là để phát triển LLSX + Tính định hướng XHCN: thể hiện ở QHSX

- Bản chất của KTTT định hướng XHCN: không phải là kinh tế kế hoạch hóa tập trung, cũng không phải là KTT T TBCN và cũng chưa hoàn toàn là KTTT XHCN vì nó chưa có đầy đủ các yếu tố XHCN

Đại hội X:Tính định hướng XHCN trong phát triển KTTT ở nước ta thể hiện qua 4 tiêu chí:

- Về mục tiêu phát triển: nhằm thực hiện"dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh". Thể hiện mục tiêu phát triển kt vì con người gp llsx pt kt để nâng cao đời sống cho mọi người

- Phương hướng phát triển: phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo , là công cụ chủ yếu điều tiết nền kt

Đại hội X tiếp tục hoàn thiện nhận thức về sở hữu và các thành phần kinh tế:

+ Khẳng định có 3 chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể và tư nhân), hình thành 5 thành phần kinh tế

+ KTNN giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất để nhà nước điều tiết và định hướng nền kinh tế

+ KTNN và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân, kinh tế tư nhân là một trong các động lực của nền kinh tế

- Về định hướng xã hội và phân phối

+ Lĩnh vực xã hội: kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội

+ Lĩnh vực phân phối: nhiều hình thức phân phối trong đó phân phối theo kết quả lao động,hiệu quả kinh tế và phúc lợi xã hội là chủ yếu

+ Về quản lí: phát huy vai trò làm chủ của nhân dân,bảo đảm vai trò quản lí của nhà nước pháp quyền XHCN, dưới sự lãnh đạo của Đảng

1. Mục tiêu và điểm cơ bản

a. Thể chế kinh tế và thể chế KTTT

Thể chế kinh tế : là một hệ thống các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế * Nội dung của thể chế kinh tế :

- Các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về kinh tế

- Các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lí nhà nước về kinh tế và cơ chế vận hành nền kinh tế

Thể chế KTTT : là một tổng thể bao gồm các quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh các hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường

* Nội dung của thể chế KTTT : Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường

- Cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mong muốn

- Các thị trường - nơi các hàng hóa được giao dịch, trao đổi

Thể chế KTTT định hướng XHCN :

- Cách hiểu thứ nhất : là thể chế KTTT trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển LLSX, cải thiện đời sống nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh

- Cách hiểu thứ hai : thể chế KTTT định hướng XHCN là công cụ hướng dẫn cho các chủ thể trong nền kinh tế vận động theo đuổi mục tiêu kinh tế xã hội tối đa, chứ không đơn thuần là mục tiêu lợi nhuận tối đa

b. Mục tiêu hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN Mục tiêu cơ bản (dài hạn)

- Làm cho thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của thể chế KTTT, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng XHCN, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN

- Mục tiêu này hoàn thành cơ bản vào năm 2020 Mục tiêu trong những năm trước mắt

- Từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật,đảm bảo cho nền kinh tế phát triển thuận lợi - Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công - Phát triển đồng bộ, đa dạng các loại hình thị trường cơ bản thống nhất trong cả nước, từng bước hội nhập với thị trường khu vực và thế giới - Giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội và bảo vệ môi trường - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lí nhà nước và phát huy tốt vai trò của các tổ chức mặt trận, đoàn thể trong tổ chức kinh tế xã hội c. Quan điểm về hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN - Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng các quy luật khách quan của KTTT, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam, đảm bảo tính định hướng XHCN

- Đảm bảo tính đồng bộ của các bộ phận cấu thành thể chế,các yếu tố thị trường và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, xã hội; giữa nhà nước, thị trường và xã hội

- Kế thừa những thành tựu trong phát triển KTTT và kinh nghiệm tổng kết thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập chủ quyền quốc gia

- Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, có bước đi vững chắc,vừa làm vừa tổng kết kinh nghiệm

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lí của nhà nước, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN

Câu 4: Nội dung xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới:

•Mục tiêu:

- Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt hơn dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

- Bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân

•Quan điểm:

- Kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

- Đổi mới hệ thống chính trị nhằm làm cho từng thành tố và cả hệ thống hoạt động năng động hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với đường lối đổi mới toàn diện, đồng bộ

- Đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, với bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

- Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành trong hệ thống chính trị với nhau và với xã hội nhằm đạt được mục tiêu đổi mới toàn diện

♦ Chủ trương xây dựng hệ thống chính trị

• Trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị là đổi mới tổ chức và đổi mới cách thức, phương thức hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống

* XD Đảng trong HTCT

- Nhận thức rõ hơn Đảng là của ai? đại biểu cho lợi ích của ai?

+ Theo quan niệm trước ĐH X đảng CSVN là đội quân tiên phong của g/c CN, đại biểu trung thành cho lợi ích của g/c CN, nhân dân lao động và cả dân tộc

+ Quan niệm của ĐH X: "Đảng CSVN là đội quân tiên phong của nhân dan lao động và của dân tộc VN, đại biểu trung thành lợi ích của g/c CN, nhân dân lao động và của dân tộc"

- Nhận thức rõ hơn và đổi mới có hiệu quả hơn phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, khắc phục cả 2 khuynh hướng thường xảy ra là Đảng bao biện làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng

* Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trong HTCT

- Nhà nước pháp quyền là 1 tất yếu của lịch sử, là sp của nền văn minh nhân loại mà VN cần tiếp thu.

- Chế định Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, một chế độ nhà nước. Trong lịch sử loài người chỉ có 4 kiểu nhà nước

- Nhà nước pháp quyền là cách thức tổ chức phân công quyền lực nhà nước để thực hiện quyền lực nhà nước

Câu 5: Nội dung đường lối xây dựng nền văn hóa thời kỳ đổi mới:

Một là, văn hoá là nền tảng tinh thần của XH, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế XH

- Văn hoá là nền tảng tinh thần của XH Văn hoá được tạo thành bởi một hệ các giá trị tạo nên bản sắc của mỗi dân tộc, các giá trị này thấm nhuần trong mỗi con người và cả cộng đồng, được tiếp nối qua các thế hệ, được vật chất hoá bền vững trong cấu trúc kinh tế XH. Nó tác động hàng ngày đến cuộc sống vật chất tinh thần của mọi thành viên bằng môi trường văn hoá XH

- Văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển

+ Văn hoá là kết quả của sự sáng tạo con người thể hiện tiềm năng sáng tạo của dân tộc .Vì vậy nó là nguồn lực nội sinh cho sự phát triển của dân tộc đó

+ Kinh nghiệm đổi mới thành công chứng minh luận điểm trên

+ Trong nền kinh tế tri thức thì tri thức, kỹ năng trở thành nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển

+ Vai trò động lực và điều tiết của văn hoá trong kinh tế thị trường

+ Vai trò động lực của văn hoá trong hội nhập và bảo vệ môi trường

+ Văn hoá có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người và xây dựng XH mới

- Văn hoá là một mục tiêu của phát triển

+ Mục tiêu: dân giàu nước mạnh, XH công bằng dân chủ văn minh là mục tiêu văn hoá

+ Chiến lược phát triển kinh tế XH xác định: mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Đó là chiến lược phát triển bền vững

+ Trong thực tế nhận thức và hành động, mục tiêu kinh tế vẫn thường lấn át mục tiêu XH. Văn hoá vẫn thường bị xem là đứng ngoài kinh tế. Hệ qủa là kinh tế có thể tăng trưởng nhưng văn hoá bị suy giảm

Hai là, nền văn hoá mà ta xây dựng là nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

-tiên tiến là yêu nước là tiến bộ

-tiên tiến không chỉ về nội dung tư tưởng mà cả trong hình thức biểu hiện, trong phương tiện chuyển tải nội dung

-bản sắc dân tộc bao gồm cả những giá trị văn hoá truyền thống bền vững của dân tộc VN; thể hiện sức sống bên trong của dân tộc -bản sắc dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo -bản sắc dân tộc cũng phát triển

 Ba là, nền văn hoá VN là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc VN

- Hơn 50 dân tộc tren đất nước VN đều có những giá trị và bản sắc văn hoá riêng, bổ sung cho nhau

- Cả cộng đồng các dân tộc VN có nền văn hoá chung thống nhất

- Thống nhất cả bao hàm tính đa dạng, đa dạng trong sự thống nhất

Bốn là, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, do đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng

- Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng thì xây dựng văn hoá là công việc do mọi người cùng thực hiện

- Văn hoá là thẩm thấu trong mọi lĩnh vực của đời sống XH do đó thực hành văn hoá là hoạt động hàng ngày của mỗi người dân

- Quần chúng là người hưởng thụ, tiêu dùng phổ biến sáng tạo và lưu giữ các tài sản văn hoá

- Các thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng phát triển văn hóa

- Các lực lượng văn hoá luôn giữ vai trò nòng cốt

Năm là, văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng

- Văn hoá là một mặt trận của cách mạng VN,quan trọng và gian khổ không kém mặt trận kinh tế, mặt trận chính trị

- Hoạt động xây và chống trong văn hoá là quá trình cách mạng lâu dài khó khăn phức tạp và cần có ý chí cách mạng có tính chiến đấu tính kiên trì thận trọng

Sáu là, giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu

- Trong văn hoá theo nghĩa rộng thì giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là các lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức

- Nhận thức được điều này ngay từ hội nghị TW2, khoá VIII (tháng 12-1996) đảng ta đã xác định: cùng với giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu

- Trong thực tế điều hành chúng ta đã chưa làm đúng nhận thức này. Hai lĩnh vực này đang có nhiều lúng túng, bất cập

b. Chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hoá

Một là, phát triển văn hoá gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế XH

- Khi xác định mục tiêu phát triển văn hoá phải căn cứ và hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế XH, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế và ngược lại

- Phải xây dựng chính sách kinh tế trong văn hoá để gắn văn hoá với hoạt động kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế của văn hoá

- Phải xây dựng chính sách văn hoá trong kinh tế để chủ động đưa các yếu tố văn hoá thâm nhập vào các hoạt động kinh tế XH

Hai là, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống XH

- Đó là con đường để các giá trị văn hoá trở thành nền tảng tinh thần bền vững của XH trở thành động lực phát triển kinh tế XH

Ba là, bảo vệ bản sắc dân tộc mở rộng giao lưu tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại

- Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu lỗi thời trong phong tục tập quán và lề thói cũ

- Chủ động tham gia hội nhập và giao lưu văn hoá với các quốc gia,xây dựng những giá trị mới của văn hoá đương đại

Bốn là, đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao: đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý nội dung, phương pháp dạy và học thực hiện chuẩn hoá hiện đại hoá xã hội hoá chấn hưng nền giáo dục VN

Năm là, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ: phấn đấu đến năm 2010 năng lực khoa học và công nghệ nước ta đạt trình độ của các nước tiên tiến trong khu vực trên một số lĩnh vực quan trọng

Sáu là, xây dựng và hoàn thiện các giá trị mới và nhân cách con người VN trong thời kì công nghiệp hoá hiện đại hoá và hội nhập quốc tế

Câu 6: Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế, quốc tế, thời kỳ đổi mới:

+ Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng:

Cơ hội và thách thức có mối quan hệ, tác động qua lại, có thế chuyển hoá lẫn nhau.Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới vượt qua thách thức.

- Về cơ hội:

+ Xu thế hoà bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hoá kinh tế tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đói ngoại, hợp tác phát triển kinh tế.

+ Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế.

- Về thách thức:

+ Những vấn đề về toàn cầu hoá như phân hoá giàu nghèo, dịch bệnh...gây ra tác động tiêu cực đối với nước ta.

+ Sức ép cạnh tranh gay gắt trên cả ba cấp độ: Sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia cùng với đó những biến động thị trường quốc tế đang là thách thức to lớn đối với nền kinh tế VN.

+ Lợi dụng qúa trình toàn cầu hoá các thế lực thù địch sử dụng chiêu bài "dân chủ", "nhân quyền" chống phá chế độ chính trị và sử ổn định, phát triển của nước ta.

•Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại.

Nhiệm vụ.

+ Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định: tạo điều kịên thuận lợi cho công cuộc đổi mới phát triển kinh tế- xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ Quốc.

+ Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.Kết hợp nội lực và ngoại lực tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH.

- Mục tiêu.

+ Thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phát huy và nâng cao vị thế của VN trong quan hệ quốc tế, góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ xã hội.

•Tư tưởng chủ đạo.

- Bảo đảm lợi ích của dân tộc chân chính là xây dựng thành công và bảo vệ vững trắc Tổ quốc XHCN,thực hiện nghĩa vụ quốc tế theo khả năng của VN.

- Giữ vững độc lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại.

- Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế. Đấu tranh để hợp tác, tránh trực diện đối đầu,bị đẩy vào thế cô lập.

- Mở rông quan hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ ko phân biệt chế độ chính trị.

- Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại giao của Nhà nước và đối ngoại nhân dân.Hội nhập kinh tế quốc tế là công việc của toàn dân.

- Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế

- xã hội: giữ gìn bản sắc dân tộc bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình hội nhập.

- Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu ngoại lực: Vốn,KHCN...

+ Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

+ Tạo ra và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh cảu đất nước trong quá trình hội nhập.

- Cải thiện thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước và theo lộ trình cam kết hội nhập WTO.

- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân,tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dẩntong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Câu 7 :Đánh giá thực hiện đường lối đối ngoại, đối nội, hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới:

1. Thành tựu và ý nghĩa

Sau hơn 20 năm đổi mới đường lối mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đạt được những kết quả

• Một là,Phá thế bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

• Hai là, giải quyết hoà bình các vấn đề về biên giới, lãnh thổ biển đảo với các nước liên quan.

• Ba là,mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hoá.

• Bốn là,tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế

• Năm là,thu hút đàu tư nước ngoài, mở rộng thị trường tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý.

• Sáu là,từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh

Câu 8 : Đảng ta vận dụng tư tưởng đường lối đối ngoại vào giải quyết vấn đề biển đông

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA, NHÀ NƯỚC TA:

Kiên quyết khẳng định chủ quyền đối với HS-TS

Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ lâu dài, toàn diện, phức tạp. Đấu tranh cả ngoại giao và trên thực địa.

Giữ vững hòa bình để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân đến năm 2020 trở thành nước Công nghiệp, đi đôi với bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Nhanh chóng phát triển thực lực tổng hợp của đất nước.

Độc lập, tự chủ trong các vấn đề đối ngoại. Tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại hợp tác cùng có lợi với các nước , tạo sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau. Vừa bảo vệ được chủ quyền nhưng cũng vừa duy trì hữu nghị , hợp tác toàn diện với các nước có liên quan. Cành giác trước âm mưu lợi dụng bất đồng chia rẽ, cô lập VN với các nước có liên quan.

Giải quyết bất đồng thông qua thương lượng bình đẳng, tôn trọng luật pháp quốc tế, giữ vững nguyên trạng, không làm phức tạp thêm tình hình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Thu hẹp bất đồng, tìm kiếm giải pháp lâu dài mà các bên có liên quan đều chấp nhận được.

Đẩy mạnh phát triển KT - QP biển

Giáo dục ý thức chủ quyền dân tộc.

Hợp tác thăm dò khai thác dầu khí ở một số khu vực thực sự có chồng lấn.

NHỮNG HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN NƯỚC TA:

14/2/1975, Ngụy quyền Sài Gòn công bố "Sách trắng" về HS

Sau 30/4/1975, Nhà nước VN đã nhiều lần khẳng định chù quyền biển đảo bằng các văn bản pháp luật và tuyên bố quan trọng:

20/1/1974 Chính phủ CM lâm thời Miền Nam Việt Nam ra tuyên bố 3 điểm phản đối hành động dùng vũ lực của Trung Quốc ở HS.

Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (1977)

Năm 1979, Công bố "Sách trắng" về HS-TS

Năm 1981, Công bố "Sách trắng" về HS-TS

Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (1982)

Năm 1982, Quyết định thành lập Huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai.

Năm 1988, Công bố "Sách trắng" về HS-TS

14/3/1988, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra tuyên bố lên án hành động gây xung đột vũ trang và chiếm đoạt một số bãi đá ngầm tại TS.

Hiến pháp năm 1992

Nghị quyết Quốc hội khóa IX (1994) về phê chuẩn Công ước LHQ về Luật biển năm 1982

Luật Biên giới quốc gia năm 2003

Năm 2005 cơ quan dầu khí quốc gia VN - TQ - Philippin ký và triển khai thỏa thuận thăm dò địa chấn tại khu vực thỏa thuận trên Biển Đông.

Hải quân VN - Thái Lan tuần tra chung trên biển

Hải quân VN - Campuchia tuần tra chung trên biển

Hải quân VN - TQ tuần tra chung trên biển

Tham gia Hội thảo khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông do Indonesia chủ trì.

Hợp tác khoa học biển VN - Philippin

Ký các hợp đồng khai thác tìm kiếm dầu khí với các đối tác bất chấp phản đối của TQ.

Ngăn cản quyết liệt các hoạt động thăm dò của TQ

Bảo vệ hoạt động bình thường của ngư dân, Đòi bồi thường đối với các hành động thô bạo của TQ đối với ngư dân VN

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: