Vũ khí sinh học

Vũ khí sinh học

hotinhtam biên soạn

I - KHÁI NIỆM CHUNG

1/ Vũ khí sinh học là gì?

Vũ khí sinh học là vũ khí gây tác hại dựa trên cơ sở sử dụng các loại sinh vật khác nhau để gây bệnh cho người, động vật, mùa màng cũng như các loài cây cỏ khác.

Vũ khí sinh học có tác dụng làm mất sức chiến đấu của đối phương ở ngay mặt trận và ở hậu phương.

Các phương tiện sử dụng vũ khí sinh học là: bom, đạn, pháo, tên lửa, các thiết bị phun rải đặc biệt; ngoài ra cũng có thể dùng biệt kích, thám báo, gián điệp để mang những bao, gói đựng côn trùng, lá cây bị nhiễm nấm để gieo rắc vào các khu dân cư, các nguồn nước, lương thực, thực phẩm, nhà ở...

A ROSA DE HIROSHIMA

2/ Một số tình huống đối phương có thể sử dụng vũ khí sinh học.

- Sau khi đã sử dụng vũ khí hạt nhân: lúc đó phần lớn người đã bị nhiễm xạ, bị bỏng, do đó sức đề kháng của cơ thể những nạn nhân này đối với mầm bệnh bị giảm sút, tử vng gây nên do vũ khí sinh học sẽ rất lớn.

- Có thể dùng cả vũ khí sinh học và vũ khí hóa học đồng thời trên một mục tiêu. Vì vậy, việc phân loại và tổ chức cấp cứu điều trị khó khăn, thiệt hại về người sẽ nhiều hơn.

II - ĐẶC TÍNH CỦA VŨ KHÍ SINH HỌC VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

1 - Đặc tính sát thương của vũ khí sinh học

- Chỉ gây bệnh cho người, động vật và phá hoại mùa màng, không phá hoại các công trình các trang bị kỹ thuật.

- Gây tác hại trước mắt cũng như lâu dài.

(ung thư, gây tác hại cho thai nhi)

- Làm xuất hiện các ổ bệnh lớn có thể chưa từng có trong nuớc.

(các loại dịch như dịch hạch do bọ chét mang mầm bệnh dịch hạch, dịch tả do chuột mang mầm bệnh dịch tả)

- Gây mất cân bằng sinh thái, phá hoại mùa màng, xáo trộn tình hình các động vật nuôi cũng như động vật trong thiên nhiên.

Gây tác hại cho gia súc, mùa màng, gây khó khăn trong đời sống nhân dân, đói kém theo dịch bệnh là hậu qủa của chiến tranh sinh học.

- Dùng công khai trong chiến đấu hoặc dùng bí mật bằng gián điệp, biệt kích để đầu độc các nguồn nước, cũng như gieo rắc các mầm bệnh khác... mà không để lại dấu vế gì..

2 - Những mầm bệnh thường được dùng trong chiến tranh sinh học.

- Mầm bệnh độc hại cực mạnh, gây tỉ lệ tử vong cao chỉ với một lượng rất ít xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh nặng làm chết người nhanh chóng.

- Mầm bệnh có khả năng gây ra những ổ dịch lớn như dịch tả, dịch hạch, sốt vàng, viêm não... làm cho số đông người bị dịch, tổ chức phòng chống rất phức tạp.

-Mầm bệnh lạ, khó chẩn đoán, khó điều trị...

- Mầm bệnh có khả năng tồn tại lâu dài như vi khuẩn hoại thư, uốn ván, than...

- Mầm bệnh mới lạ hoàn toàn không có trong tự nhiên nhờ những tiến bộ về sinh học phân tử, kỹ thuật ghép gen, tái tổ hợp, biến nạp...

Các mầm bệnh đối phương đã sử dụng trong chiến tranh Triều Tiên:

- Vi khuẩn: tả, dịch hạch, than, sốt làn sóng...

- Vi rút: sốt vàng, viêm não tủy ngựa ở miền đông và miền tây Vênêzuêla, đậu mùa, sốt rét.

- Rickêtsia: sốt phát ban, chấy rận, sốt Q.

- Độc tố: độc tố thịt.

-Bệnh nấm: gây bệnh cho người, phá hoại mùa màng.

Đặc tính một số bệnh chính và cách phòng tránh

Tên bệnh

Triệu chứng chính

Thời gian ủ bệnh

Cách phòng chống

Dịch hạch

Nhức đầu, đau mình, sốt cao, buồn nôn, mắt đỏ, mặt đỏ, mạch nhanh, hạch nổi ở bẹn, cổ và đau ở hạch

3 - 5 ngày

Đề phòng lây lan qua hô hấp. Tiêm phòng, diệt chuột, tiêm kh1ng sinh.

Dịch tả

Ỉa chảy, nôn mửa nhiều lần, người gầy, mắt sâu, thân nhiệt hạ thấp 30 - 320C, tim đập yếu, nhanh, huyết áp thấp.

2 - 3 ngày

Vệ sinh ăn uống, tiêm phòng tả, diệt ruồi, uống kháng sinh, truyền thêm nước

Dậu mùa

Sốt cao 39 - 420C, rùng mình, đau lưng, nhức đầu, nôn mửa, nổi mẩn ở mặt và khắp người, dần dần thành nốt phỏng rồi thành mụn mủ, sau vở mủ thành vẩy, cuối cùng vẩy bong để lại vết sẹo rỗ.

12 - 13 ngày

Chủng đậu, cách ly bệnh nhân để điều trị.

Sốt phát ban chấy rận

Sốt cao trên 390C, nhức đầu dữ dội, mặt đỏ, đau nhức bắp thịt, nổi mẩn và sốt xuất huyết đỏ ở ngực, cánh tay.

10 - 13 ngày

Diệt chấy rận, giữ vệ sinh thân thể, tiêm phòng, dùng kháng sinh

Bệnh sốt Q

Sốt cao, ho, tức ngực, khỏi sau 2 - 3 tuần, ít tử vong

20 ngày

Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh, chồng ve đốt, diệt chuột, ve, dùng kháng sinh

3 - Đường truyền bệnh.

Theo 3 đường chính cho người: hô hấp, tiêu hóa, vết thương.

- Hít thở phải không khí bị nhiễm trùng.

- Ăn uống phải lương thực, thực phẩm, nước uống bị nhiễm trùng.

- Các mầm bệnh rơi trên niêm mạc và những chỗ bị sây xát.

- Bị ve, ruồi, chấy rận... đã bị nhiễm trung đốt.

- Tiếp xúc với các đồ vật, súc vật đã bị nhiễm trùng.

- Bị thương do mãnh đạn đã bi nhiễm trùng.

- Bị lây lan từ người khác.

II - BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH

1 - Đề phòng vũ khí sinh học.

- Tổ chức tốt các lực lượng chuyên môn để giải quyết các yêu cầu phòng tránh chiến tranh sinh học; kịp thời phát hiện và thông báo các hiện tượng nghi ngờ đối phương sử dụng vũ khí sinh học.

- Tổ chức hệ thống phòng chống dịch, dự trữ trang bị, phương tiện, thuốc kháng sinh phòng bệnh, thuốc điều trị, các thứ thuốc khử trùng, diệt côn trùng...

- Tiến hành tiêu hủy định kỳ cho moọi người. Thực hiện nếp sống vệ sinh sâu rộng và thường xuyên ở mọi nơi.

- Chú ý canh phòng bảo vệ các nguồn nước, các kho lương thực, thực phẩm.

2 - Phòng tránh khi đối phương sử dụng vũ khí sinh học và khắc phục hậu qủa.

- Kịp thời đeo mặt nạ, khẩu trang để bảo vệ cơ quan hô hấp, hoặc sử dụng các khí tài phòng bị.

- Thu gom các vật liệu, diệt côn trùng mà đối phương thả xuống; tiến hành xét nghiệm để kiểm tra, xác định mầm bệnh.

- Khoanh vùng đã bị tập kích vũ khí sinh học không cho lây lan san vùng khác.

- Tổ chức cấp cứu, điều trị cho nạn nhân và tiến hành các biện pháp phòng bệnh khẩn cấp như sử dụng thuốc kháng sinh, tiêm phòng, giữ vệ sinh ăn uống, sinh hoạt.

- Tiến hành làm sạch các khu vực bị nhiễm trùng, dập tắt các ổ dịch, khử trùng quân trang, tư trang, đồ dùng...

HTT

Giáo dục QP-AN | Sau | Trước | góp ý (4) | Trackbacks (0) | Edit | Bản in

góp ý

Re: vũ khí sinh học- bài giảng của hotinhtam

Bích Thủy | 07/03/2011, 23:22

Chú ơi! Làm học trò của chú thật là sướng vì có sẵn bài giảng trên mạng luôn, tha hồ mà đọc.

Chúc chú ngủ thật ngon!

gởi Bích Thủy

hotinhtam | 08/03/2011, 00:01

Bích Thủy ơi, sao đêm nào Bích Thủy cũng thức khuya quá vậy? Phải lo mà ngủ chứ. Ngủ là một hình thức bôi trơn cho bộ óc, để tăng cường trí nhớ và năng lực tư duy đấy.

Bài vở Bích Thủy làm tới đâu rồi? Có gì thông tin cho chú biết nhen!

Và nhớ đừng có mà hay thức khuya quá đấy!

Đã hết đau bụng chưa?(coi chừng bị tấn công sinh học đường hô hấp và đường thực quản đó nha!)

Vũ khí sinh học

hotinhtam | 08/03/2011, 00:04

Vũ khí sinh học là một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng, đưa đến những hậu quả không thể lường trước được, tùy thuộc vào khả năng lan truyền của chúng trong cơ thể động vật hay cây trồng.

Vũ khí sinh học đã được sử dụng từ hàng nghìn năm lịch sử.

Thời cổ

Thời cổ đại người ta đã biết sử dụng các vi sinh vật gây độc hại cho đối phương. Ném xác chết của những người nhiễm vi trùng vào công sự của đối phương là một biện pháp làm hao mòn sinh lực địch. Khoảng thế kỷ thứ 6 Trước Công Nguyên, người ta dùng các nấm có chất gây ra ảo giác với kẻ địch. Trong những năm 184 Trước CN, người ta sử dụng các lọ có rắn độc ném vào thuyền của đối phương.

Trung cổ

Thời Trung cổ, những nạn nhân bị chết do bệnh dịch hạch được sử dụng làm vũ khí sinh học tấn công đối phương bằng cách ném các xác chết này vào thành của địch. Vào những năm 1346, thân thể của những người lính đã chết vì bệnh dịch được ném qua các tường của thành phố Kaffa. Đó là những thứ đã được lưu trữ, nghiên cứu làm tiền đề cho việc tạo ra bệnh than ở Châu Âu.

Thế kỷ 20

Năm 1940-1941 quân đội Nhật đã rải ở 11 tỉnh của Trung Quốc những trái bom chứa vi sinh vật gây bệnh dịch hạch. Họ còn thả những con rận nhiễm dịch hạch, những hạt gạo nhiễm trùng dịch hạch để thu hút những con chuột ăn vào sau đó truyền bệnh khắp nơi ở Trung Quốc.

Năm 1950-1953, trong chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã sử dụng vũ khí sinh học bằng cách thả côn trùng gây bệnh cho người và lúa ở vùng quân đội Bắc Triều Tiên kiểm soát.

Đặc điểm của vũ khí sinh học

Những đặc điểm lý tưởng của các vũ khí sinh học là dễ lây nhiễm, hiệu lực cao, dễ phát tán bằng các bình xịt.

Hậu quả

Trong chiến tranh sinh học những bệnh tật đáng sợ nhất là do những tác nhân lan truyền qua nước, bụi hay động vật, có khả năng gây bệnh cao. Đó là dịch hạch, dịch tả, những bệnh do virus gây ra như sốt vàng da, bệnh virus vẹt, cúm, những bệnh do trùng rận gây ra như sốt chấy rận, những bệnh do độc tố trong thức ăn, nước uống gây ra ngộ độc hàng loạt.

Tuy vậy kết quả của những biện pháp chiến tranh sinh học không chắc chắn: những mầm gây bệnh đó có thể biến mất rất nhanh hoặc gây nên những bệnh dịch không thể kiểm soát được hoặc tác động ngược chiều. Không những người của đối phương mà của cả bên thực hiện biện pháp chiến tranh sinh học cũng trở thành nạn nhân. Thời gian phát huy tác dụng của mầm bệnh ít ra là vài ngày không thích ứng với yêu cầu chiến thuật quân sự.

lịch sử ra đời của vũ khí sinh học

hotinhtam | 08/03/2011, 00:09

Hiện nay, một trong những loại công cụ giết người hàng loạt mà Mỹ cáo buộc Iraq đang có trong tay là vũ khí sinh học. Loại vũ khí gieo rắc bệnh tật này đã ra đời từ mấy thế kỷ trước và đặc biệt phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Năm 1992, một cựu điệp viên KGB đào ngũ sang phương Tây đã tiết lộ về một chương trình phát triển vũ khí sinh học phát tán bệnh đậu mùa của Liên Xô (cũ). Anh và Mỹ tuyên bố thực sự bị sốc bởi tiết lộ này, nhưng thực ra chính họ là những người đi tiên phong trong việc sản xuất và sử dụng vũ khí sinh học. Anh có thể được coi là quốc gia đầu tiên sử dụng vi khuẩn gây bệnh đậu mùa để tiêu diệt đối phương.

Năm 1763, người da đỏ ở Pontiac, Canada nổi dậy chống quân Anh. Ngài Jeffrey Amherst (1717-1797), Tổng tư lệnh quân đội Anh ở Bắc Mỹ lúc đó, đã viết thư cho đại tá Henry Bouquet, người chỉ huy trực tiếp tại Pontiac, trong đó có đoạn: "Ông không thể gieo rắc bệnh đậu mùa cho bọn thổ dân bất trị này hay sao? Chúng ta phải dùng mọi cách có thể để giảm số lượng bọn chúng càng nhiều càng tốt!".

Đại tá Bouquet đã ra lệnh dùng những cái chăn mang đầy vi khuẩn gây bệnh được bố trí "ngẫu nhiên" để rơi vào tay người da đỏ. Hậu quả là người da đỏ ở Bắc Mỹ đã bị thiệt hại 1/10 dân số vì bệnh đậu mùa sau âm mưu của Bouquet.

Trong chiến tranh giành độc lập của Mỹ (1775-1783), phương thức gieo rắc bệnh đậu mùa cũng được sử dụng như một loại vũ khí. Mùa đông năm 1775, quân Mỹ mở những cuộc tấn công lớn nhằm giải phóng Quebec khỏi sự đô hộ của Anh quốc. Sau khi chiếm được Montreal, có vẻ như họ đã gần đến thành công. Nhưng tháng 12/1775, chỉ huy quân Anh tại Quebec đã tiến hành các biện pháp miễn dịch đối với binh lính, sau đó dùng vi khuẩn gây bệnh để tấn công quân Mỹ.

Vài tuần sau đó, dịch đậu mùa lớn lan rộng, khiến một nửa trong số 10.000 lính Mỹ bị mắc. Họ đã phải vội vã rút lui trong hỗn loạn sau khi chôn cất hàng nghìn binh lính xấu số trong những ngôi mộ tập thể. Lịch sử ra đời của loại vũ khí sinh học đã đánh dấu bằng những trang mở đầu như vậy.

Vũ khí sinh học trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nhà khoa học Anh và Mỹ tiếp tục tập trung nghiên cứu cách phát tán bệnh đậu mùa.

Sang thập kỷ 60, người Mỹ đã nhận thức được mức độ khủng khiếp của vũ khí hóa học trong chiến tranh Việt Nam và gây sức ép, buộc chính phủ Mỹ phải từ bỏ việc nghiên cứu loại vũ khí này cùng với vũ khí sinh học. Tháng 11/1969, Tổng thống Richard Nixon tuyên bố đình chỉ chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học của quân đội Mỹ.

Sau tuyên bố của Nhà Trắng, các nước lớn đã thảo luận về một hiệp ước quốc tế cấm phát triển và sản xuất các loại vũ khí sinh học. Năm 1972, Mỹ, Anh và Liên Xô cùng ký Hiệp ước về vũ khí sinh học, trong đó nghiêm cấm tất cả các nước trên thế giới sản xuất loại vũ khí huỷ diệt này.

Những tiết lộ về vũ khí sinh học của Liên Xô

Lich su ra doi cua vu khi sinh hoc

Tiến sĩ Ken Alibek.

Do hiệp ước trên, vấn đề vũ khí sinh học đã tạm lắng xuống trên trường quốc tế. Nhưng năm 1989, một nhà khoa học cao cấp về vũ khí sinh học của Liên Xô là Vladimir Pasechnik (qua đời năm 2001 ở tuổi 64) đã đào ngũ sang Anh. Theo lời tiết lộ của Pasechnik, một công ty sản xuất y tế dân sự có tên gọi Biopreparat xây dựng năm 1973 chính là cơ sở bí mật lớn nhất trong chương trình sản xuất vũ khí sinh học của Liên Xô.

Tháng 10/1992, thêm tiến sĩ Ken Alibek (còn gọi là Kanatjan Alibekov), nguyên là trưởng nhóm các nhà khoa học tại Biopreparat cũng chạy sang Mỹ. Alibek đã khai với CIA về việc quân đội Liên Xô sử dụng các bác sĩ để biến bệnh đậu mùa trở thành một thứ vũ khí như thế nào.

Không có bằng chứng rõ ràng nhưng các cơ quan tình báo phương Tây vẫn tuyên bố rằng có ít nhất ba nước hiện vẫn triển khai nghiên cứu vũ khí sinh học là CHDCND Triều Tiên, Iraq và Nga. Một số nước khác cũng bị họ nghi ngờ là Trung Quốc, Cuba, Ấn Độ, Pakistan và Iran.

Kể từ khi nổ ra sự kiện 11/9/2001, dư luận trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ tỏ ra lo ngại về việc công nghệ vũ khí sinh học đã rơi vào tay quân khủng bố.

Phân loại vũ khí sinh học

Thành phần chính của vũ khí sinh học gồm các vi sinh vật (như virus và vi khuẩn) gây ra bệnh tật. Vũ khí sinh học có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau, thông thường dựa trên mục tiêu của nó là gây mầm bệnh cho con người, vật nuôi hay cây trồng.

Trong đó vũ khí sinh học gây bệnh cho con người được đánh giá là nguy hiểm nhất. Loại này gồm các tác nhân chính:

- Vi khuẩn: Là những sinh vật đơn bào có thể gây ra bệnh tật, ví dụ như khuẩn hình que anthracis (gây bệnh than), khuẩn gây bệnh dịch hạch ...

- Trùng rận (Riketsi): Là những nhóm vi khuẩn sống ký sinh như Coxiella burnetii, Rickettsia prowazekii và Rickettsia rickettsii.

- Virus: Là loại vi sinh vật có trong tất cả các cơ thể sống từ vi khuẩn, nấm cho đến các loài động vật và cây cối. Virus thực chất là loại vi trùng nhỏ nhất thế giới với nhiều hình dáng khác nhau. Một số loại virus nguy hiểm cho con người tiêu biểu như virus Ebola, virus Marburg, virus bệnh đậu mùa và virus bệnh viêm não Venezuelan equine.

- Độc tố: Là những chất độc do sinh vật sống tạo ra (như động vật, vi khuẩn, nấm, cây cối ...). Ví dụ có độc tố Aflatoxin, độc tố saxitoxin và trichothecene mycotoxin (do nấm tạo ra), độc tố Botulinus (Clostridium botulinum), độc tố ricin (do loài hải ly tạo ra).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top