[1]

Sơ đồ phác họa lữ quán Kairotei

Tôi là một bà lão. Một bà lão sắp bước sang tuổi 70.

          Đưa vé bước qua cửa soát, cảm giác căng thẳng trong tôi vơi đi được phần nào. Dù tự tin là trông mình rất ổn, nhưng để cho chắc không bị nhìn thấu tâm can, tôi cứ thế cúi gằm mặt trong tàu điện. Đám học sinh ngồi ở hàng ghế đối diện mải mê đọc tạp chí truyện tranh như chẳng thèm đếm xỉa gì đến bà lão này.

          Không được căng thẳng như thế này. Phải tự tin lên. Cứ đường đường chính chính là ổn. Làm được như thế sẽ không bị ai nghi ngờ.

          Bên cạnh quầy bán vé có một chiếc gương. Làm bộ thản nhiên, tôi đứng ra trước đó. "Coi này, nhìn ở góc độ nào cũng chỉ thấy một bà cụ cực phẩm là đây."

          Không được mất tự tin. Bí quyết chỉ có vậy. 

          Nói rồi, tôi nhìn xung quanh phía trước nhà ga. Không phải một nhà ga to lớn gì. Đại khái cũng có một cái trông giống bùng binh phía trước nhưng không đến mức có đường riêng cho các tuyến xe buýt chạy qua. "Chỗ này mà thuận tiện hơn thì có lẽ khách du lịch sẽ đông lên đấy" tôi đã nói suốt với ông Takaaki như thế, nhưng ông chỉ cười rồi bảo "nhưng chính cái kiểu dị thường ấy lại ghi điểm cho nơi này."

          Tấm biển đề điểm chờ xe tãi gỉ sét khiến tôi lo lắng không biết liệu có xe nào chạy qua đây không. Nhưng chờ đọ mười phút thì cũng có một xe taxi tư nhân từ phía bùng binh chạy lại. Lái xe là một người đàn ông đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt có vẻ phúc hậu.

          "Xin cho tôi đến lữ quán Ichiharatei." Tôi nói.

          "Lữ quán Ichiharatei...  À vâng." Bác tài vừa khởi động đồng hồ tính tiền vừa hơi ngoái lại phía tôi.

          "Lữ quán đó giờ không còn kinh doanh nữa. Quý khachs có biết không ạ?"

          "Vâng, tôi có biết. Từ sau vụ tai nạn đó phải không ạ?"

          "Là vụ hỏa hoạn đấy. Cũng được nửa năm rồi thì phải. Tôi cũng không rõ cụ thể thế nào nhưng đối với lữ quán mà nói thì quả là vận đen hết mức."

          Đúng là một ông già nhiều chuyện, cả chuyện đó cũng nói ra được. Qua gương chiếu hậu, bác tài ngó nhìn phản ứng của tôi rồi dò hỏi:
          "Quý khách chắc không phải là người của lữ quán đâu nhỉ?"

          " Tôi chỉ là người quen biết với chủ lữ quán thôi." Tôi đáp.

          "Ra vậy. Biết thế tôi đã không cần giải thích cặn kẽ rồi".

          "À, nhưng đây là lần đầu tiên tôi đến Ichiharatei."

          "Chắc vậy rồi. Vì khách quen của lữ quán sẽ không gọi là Ichiharatei mà gọi là Kairotei."

          "Kairotei?"

          "Vì lữ quán được chia thành các khu khác nhau, nối liền bằng một dãy hành lang nên được đặt tên như vậy."

          "À, ra là thế."

          "Lữ quán ấy nổi tiếng lắm đấy, quý khách. Nghe nói tuy không rộng đến mức cho nhiều khách đến nghỉ nhưng trước đây một nhà văn nổi tiếng nọ đã trọ ở đó trong một thời gian dài. Tôi cũng mong được một lần đến đấy nghỉ mà vẫn chưa có cơ hội." Nói thế xong bác ta nở một nụ cười tươi rói.

          "Dạo đó chắc vụ hỏa hoạn cũng trở thành đề tài bàn tán của vùng này bác nhỉ?"

          "Cũng có đấy. Vì kể ra cũng là vụ việc kỳ lạ mà."

          Nói đến đây, ông ta đột nhiên thay đổi giọng điệu. "À mà thật tình, cụ thể thế nào thì tôi cũng không rõ. Nhưng nghe nói là đã được tu sửa lại như cũ rồi nên chắc không có gì phải lo lắng đâu."

          Ông ta phải vội vàng chữa lời như vậy hẳn là vì đã buột miệng nói về lời đồn kỳ quái đó, sợ sau này bị phía lữ quán Kairotei để mắt đến đây mà/

          Chẳng mấy chốc, chiếc xeddi vào đoạn đường núi. Những con đường mấp mô nối tiếp nhau. Dân cư thì thưa thớt còn cây cối lại rậm rạp, um tùm.

          Đi thêm một đoạn nữa, các ngã rẽ nhỏ dần hiện ra. Đầu mỗi ngã rẽ đều dựng biển hiệu của các lữ quán. Đi qua hết dãy biển hiệu, gần đến cuối đường thì mới thấy một tấm biển mới coong đề chữ  "Kairotei" . Ở góc biển hiệu còn ghi một dòng chữ nhỏ "Ichiharatei"

          Tôi xuống xe trước lữ quán, nhưng không thấy có người ra đón. Tôi liền bước vào sảnh trong nhà kiểu Nhật, hai lần cất tiếng gọi. Được một lát thì nghe thấy tiếng chân vọng lại, rồi từ phía sau bên tay phải, bà quản lý lữ quán đi ra.

          Tôi đột nhiên cảm thấy thân thể mình cứng đờ. Đây là cửa ải đầu tiên. Nếu không công phá được nó thì đừng mơ làm gì tiếp.

          Bà quản lý quỳ gối, nền nã khép hai tay lại rồi hỏi: "Có phải quý bà Honma không ạ?" Bà ấy quãng gần 50 nhưng nhờ lớp trang điểm kỳ công mà mang về vẻ nhu mì trông chỉ như ngoài 30. Nhìn vậy tôi cũng có đôi chút ghen tị trong lòng.

          "Vâng, tôi là Honma Kikuyo."

          Phải vừa giữ nguyên tư thế điềm đạm, vừa toát ra một sự thiếu sức sống đúng với cái tuổi này. Chẳng phải vì giây phút này mà mình đã luyện tập trước gương không biết bao nhiêu lần rồi sao. Cho dù đến giờ vẫn không làm được cho hoàn hảo.

          Một khoảng lặng trôi qua, sau đó bà quản lý nở một nụ cười tươi tắn.

          "Hân hạnh được đón tiếp quý khách. Quý khách đường xa đến đây chắc mệt lắm rồi đúng không ạ."

          Nhìn gương mặt này, tôi chắc mẩm là mình đã thắng. Bà ta không một chút nghi ngờ.

          Tôi cởi giày bước lên bậc thềm, bà quản lý vẫn giữ nét mặt hồn hậu rồi đứng lên.

          "Vậy tôi xin phép dẫn quý khách về phòng luôn. Chúng tôi đã nhận được yêu cầu chuẩn bị phòng cao cấp cho quý khách."

          "Cảm phiền bà quá." Nói đoạn tôi cúi đầu xuống, vừa tủm tỉm cười vừa nói tiếp: "Về phòng nghỉ, tôi xin mạn phép có yêu cầu vô lối này."

          "Sao cơ ạ?" Mặt bà quản lý lộ rõ vẻ bất ngờ. "Quý khách có yêu cầu gì ạ?"

          "Cũng chẳng phải yêu cầu gì to tát."

          Tôi vẫn cúi mặt cười mỉm, rồi ra vẻ quan trọng, tôi ngẩng đầu lên. "Thật ra tôi có nghe ông nhà tôi kể đã từng nghỉ ở đây. Nghe nói quang cảnh từ phòng ông ấy nghỉ khi đó đẹp tuyệt vời, nên nhân dịp này tôi cũng muốn được ở phòng đó."

          "À, ra là vậy ạ. Tôi cũng mong sẽ đáp ứng được yêu cầu của quý khách. Phòng đó là phòng nào vậy ạ?" Ánh mắt thoáng hiện lên sự bất an, bà quản lý hỏi.

          "Ông nhà tôi nói là phòng Inoichi. "Nghe tôi trả lời xong, bà ấy bối rối thấy rõ.

          "Phòng Inoichi ạ? Đã là yêu cầu của quý khách, chúng tôi xin hết lòng đáp ứng, chỉ có điều..." Lúc này trong đầu bà chủ chắc hẳn rất nhiều suy nghĩ như những xoáy nước đang cuồn cuộn trào dâng. Im lặng lằm theo yêu cầu của khách, hay để tránh rắc rối về sau thì bây giờ cứ giải thích ngọn ngành cho xong? "Inoichi" - chỉ cái tên thôi cũng đủ đau đầu rồi.

          Tôi quyết định xoa dịu nỗi khổ sở của bà ấy.

          "Chắc bà vẫn còn ái ngại về vụ tai nạn trước đây. Nhưng bà cứ yên tâm. Tôi biết cả việc đó nhưng vẫn đề nghị chọn phòng này. Thêm nữa, theo những gì tôi nghe được tù bác tài xế taxi thì phòng đó bây giờ đã được tu sửa lại rồi mà nhỉ?"

          Chiếc thuyền cứu hộ giữa dòng nước xiết hình như có tác dụng . Bà quản lý khẽ thở phào.

          "Vậy ra quý khách đã biết hết cả rồi. Nhưng như thế có được không ạ? Từ khi tu sửa đến vẫn chưa có khách nào đến nghỉ ở phòng đó đâu ạ."

          "Ôi, nếu bận tâm những điều như vậy thì tôi đã không sống đến từng này tuổi rồi. Xin cứ đưa tôi đến phòng đó đi."

          Nghe tôi nói đến đây, cuối cùng bà quản lý cũng gật đầu.

          "Vâng. Vậy xin theo lời quý khách ạ. Còn đương nhiên phòng Inoichi lúc nào cũng sẵn sàng để phục vụ quý khách."

          "Thật làm phiền quá!"

          Tôi khẽ cúi đầu.

          Được bà quản lý dẫn lối, tôi đi về phía căn phòng. Nói thế thôi, chứ dù không được ai chỉ lối tôi vẫn nằm lòng khú nhà này. Một tòa nhà được xây theo hình lưỡi liềm với khu vườn ở giữa, bốn khu phụ và một khu chính bao theo thứ tự từ xa đến gần khu chính. phòng ở các khu phụ "Hanosan" - phòng số 3 khu Ha.

          Phòng Inoichi mà tôi yêu cầu ở khu ngoài rìa nhất. 

          Từ khu chính đến các khuu phụ phải đi qua một hành lang dài. Một bên của hành lang có gắn các cửa sổ để có thể nhìn thấy toàn cảnh xung quanh. Bởi vậy, đi từ khu chính đến phòng Inoichi ở ngoài cùng, ta có thể thưởng thức lãm khu vườn nằm ở phía bên tay trái trong khi đi hết dãy hành lang này theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Trong vườn có một hồ nước lớn và một phần của hành lang còn kiêm luôn vai trò như cây cầu bắc qua mặt hồ này.

           Đi qua vài khu nhà, chúng tôi đên khu I ở phía ngoài cùng. Ở đây có hai phòng. Phòng hướng mặt ra vườn là phòng Inoichi. Theo hướng dẫn của bà quản lý, tôi bước vào phòng. Ngay lập tức, mùi chiếu mới xộc vào mũi.

          "Hay để tôi mở cửa cho không khí lưu thông ạ?"

          Bà quản lý có vẻ cũng khó chịu với mùi này, bền đề nghị nhưng tôi từ chối. khí trời tháng Ba vẫn còn lạnh lắm. Với lại, tối cũng muốn nhanh chóng được ở một mình trong "căn phòng đã bị phong ấn" này sớm chừng nào hay chừng ấy.

          Bà quản lý giưới thiệu qua về trang thiết bị trong phòng, cách sử dụng điện thoại, bồn tắm thì lúc nào cũng dùng được, sau đó bảo tôi nghỉ ngơi rồi xin phép đi ra. Tôi gật gù cho có rồi gọi với lại:
          "Nhà Ichihagara vẫn chưa ai đến phải không bà nhỉ?"

          "Vâng, họ chưa đến đâu ạ. Nhưng chắc cũng sắp tới vì bữa tối bắt đầu lúc 6 rưỡi."

          Tôi nhìn đồng hồ thì đã hơn 5 giờ một chút.

          "Quý khách có muốn tắm suối nước nóng trước khi ăn tối không ạ? Giờ này phòng tắm lớn cũng không có ai, quý khách có thể thong thả tắm một mình đấy ạ."

          "Thế à. Vâng, vậy lát nữa nếu có nhã hứng tôi sẽ qua ạ."

          Tôi đáp lời. Nhưng tiếc là lần này thì không thể tắm ở phòng tắm lớn được.

          Bà quản lý lại bảo tôi thong thả nghỉ ngơi rồi rời đi. Sau khi chắc chắn không còn nghe thấy tiếng bước chân của bà ta nữa, tôi khóa cửa ra vào.

          Mở cửa shoji bước ra phía hiên, tôi ngắm nhìn cảnh sắc xung quanh qua khung cửa kính. Ngoại trừ sắc màu của cây cối đã chuyển từ thu sang xuân, quang cảnh cũng gần giống ngày hôm đó. Cái ngày mà tôi đã sống trong hạnh phúc tuyệt trần. Thế nhưng cảm xúc của tôi bây giờ thì sao? Cứ như một cái khăn lau đen cáu bẩn mà nếu vắt thì những giọt hôi tanh sẽ chực nhỏ ra.

*shoji: Cửa trượt làm bằng giấy truyền thống của Nhật

          Tôi quay lại phòng, đóng chặt cửa shoji. Như thế này thì không ai có thể nhìn thấy tôi được nữa. Chỉ vừa nghĩ như thế, sức lực toàn thân như bị hút hết, tôi lảo đảo ngồi sụp xuống. Dù sao đi nữa cũng đã lèo lái được đến đây rồi. Muốn hoàn thành được những việc tiếp theo thì không được phép mệt mỏi rã rời như thế này. Nhưng để tiếp tục diễn mà không bị lộ chút sơ hở quả là cần tôi luyện thần kinh.

          Tôi kéo túi sách lại gần , rồi lấy từ trong ra chiếc gương nhỏ. Tôi lo lắng nhìn sát vào, trên mặt gương tròn phản chiếu khuôn mặt của một bà lão tóc bạc trắng. Má chảy xệ, đuôi mắt hằn vô số nếp nhăn. Nhind kiểu gì cũng không dưới 60 tuổi. Sự thật khách quan này một lần nữa đem lại dũng khí cho tôi, nhưng không thể phủ nhận nó cũng khiến tôi có chút cô dơn.

          Bà quản lý nói bữa tối sẽ bắt đầu từ lúc 6 rưỡi. Khi đó tôi sẽ chạm mặt nhà Ichigahara. Tôi đã gặp họ với bộ dạng này tại đám tang ông Takaaki, nhưng khi đó mọi thứ hỗn độn nên nhà Ichigahara cũng không để ý. Còn hôm nay thì khác. 

          Trước bữa ăn, chắc tôi phải hóa trang lại một lần nữa. Rồi có lẽ cũng nên tắm bồn luôn. Để về sau có bị ai rủ đi tắm thì còn có cớ mà từ chối.

          Tôi bước vào nhà tắm, xả nước nóng vào bồn rồi ra tẩy trang tại chậu rửa mặt. Bộ mặt của bà lão được gột rửa, lộ ra bên dưới một làn da trẻ trung. Làn da của tuổi 32.

          Thế nhưng khi tẩy đi hết lớp trang điểm, tôi lại rơi vào một cảm giác u uất khác. Dây không còn là khuôn mặt của tôi. Làn da khỏe mạnh này chỉ chiếm một phần nhỏ, còn lại đã bị chôn vùi dưới lớp sẹo phẫu thuật xấu xí. Bác sẽ của một trường đại học nào đấy đã nói trên TV rằng sự tiến bộ của khoa học chỉnh hình thật đáng kinh ngạc. Giả dụ có không mấy hóa trang đi nữa thì có lẽ cũng chẳng mấy người nhận ra được tôi. 

          Tiếp theo, tôi thận trọng gỡ bộ tóc giả. Bộ tóc giả đẹp tuyệt vời có màu trắng như sữa. Hiện giờ cấc công ty sản xuất tóc giả cho phụ nữ ngày một nhiều hơn, chỉ cần bỏ tiền ra, họ sẽ đáp ứng bất kể yêu cầu nào. Tôi mang theo ảnh của phu nhân Honma Kikuyo, bày tỏ là muốn có mái tóc giống như thế. Người phụ trách dù nghi ngờ nhưng vẫn nhận là. Có lẽ là người ấy đã tự cho là tôi dùng để quay phim hay gì đó.

         Thật ra tôi đã muốn nhuộm tóc. Vì đội tóc giả ai biết sẽ bị lộ ra lúc nào. Tôi có hỏi thăm thợ làm  tóc, họ bảo cũng không hẳn là không làm được. Nếu bôi thật nhiều thuốc tẩy và bôi hai lần thì tóc sẽ ra màu như màu ánh kim nhạt. Sau đó, nhuộm màu xanh phủ lên thì dù không được trắng hẳn thì vẫn nhìn ra tóc màu bạc. Tôi đã dốc hết quyết tâm mà làm theo lời người thợ làm tóc. Tuy nhiên, kết quả thật thảm hại. Rõ ràng là màu đã bị tẩy đi nhưng tóc lại trở nên loang lổ. Da đầu thì bong tróc đỏ lên. Dù có nhuộm xanh thì cũng khó mà ra được màu tóc trắng tự nhiên. Tôi đã phải cắt bỏ toàn bộ chỗ tóc ấy.

          Bởi vậy kết cục tôi đành an phận với bộ tóc giả này. Nhưng vì tay nghề của họ quả thượng thừa nên nếu không biết thì sẽ không thể nhận ra. Từ đầu mà làm luôn thế này có phải tốt rồi không.

          Nước nóng trong bồn tắm đã đầy nên tôi cởi kimono. Mình trần như nhộng đứng trước gương, trong khi nhìn ngắm cơ thể gầy gò của người phụ nữ 32 tuổi, tôi hơi xoay người để soi phần lưng. Nhưng vết sẹo bỏng gớm ghiếc nằm đó trông chẳng khác nào mấy hòn đảo được vẽ trên bản đồ. Không được quên sự tồn tại của những vết sẹo này. Không được để sự căm ghét này vơi đi.

          Ngâm mình trong bồn tắm, tôi duỗi căng tay chân. Giờ phải tranh thủ thư giãn. Bởi chẳng biết đến bao giờ mới lại có tâm trạng này.

          Tôi cẩn thận dùng hai tay vuốt vẻ khắp cơ thể. Khi những ngón tay chặm vào bộ ngực lép xẹp, một điều gì đó chạy khắp lồng ngực tôi. Chỉ có một người đàn ông duy nhất đã nhẹ nhàng cắn núm vú này.

          Là JIRO, JIRO của tôi!

          Tôi sẽ mãi mãi không quên những ngày tháng bên anh ấy. Đó là khoảng thời gian đẹp nhất trong đời tôi. Thế nhưng, tôi lắc đầu. Những kỷ niệm đẹp tuyệt vời đó đòng thời cũng gắn liền với những ký ức đen tối nhất. 

          Ký ức của cái ngày địa ngục ấy!

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top