vttlddd

Y võ

Chân khí vận hành pháp (Phần 1)

Được gửi vào 26/04/2008

Sau khi đọc và tìm hiểu một số lớn sách vở về

khí công, người viết nhận thấy đây là phương

pháp giản dị và dễ tập nhất phù hợp với cổ thư

Trung Hoa. Điểm đáng lưu ý và cũng khác với các

sách dạy Khí Công thông thường là phương pháp

này dựa trên căn bản "hậu thăng, tiền giáng".

Khi hít vào, chân khí chạy từ dưới lên trên theo

mạch Đốc (từ đốt xương cùng theo xương sống chạy

lên đầu) còn khi thở ra chân khí chạy theo mạch

Nhâm (từ mặt chạy xuống Đan Điền ở phía trước

mặt). Nguyên lý quan trọng này ngược lại với

những sách dạy Khí Công không phân biệt khí trời

và chân khí nên thường là hít vào thì phình bụng

ra (thực ra không khí không thể nào đi xuống

khỏi hoành cách mạc được), thở ra thì tóp bụng

lại. Người tập chỉ cần nhớ là không khí (vào

phổi) và chân khí chạy ngược chiều nhau, không

khí vào ra không phải cùng theo chân khí (chân

khí không ra ngoài chỉ chạy vòng quanh cơ thể).

Tập sách này được viết dựa theo phương pháp của

ông Lý Thiếu Ba do nhà xuất bản Cam Túc (Trung

Hoa) ấn hành năm 1979.

Ngay từ nghìn xưa, người ta đã quan tâm đến việc

phòng bệnh và trị bệnh, cách sống sao cho phù

hợp với thiên nhiên, và qui luật phát triển của

trời đất.Trong Hoàng Đế Nội Kinh, cuốn sách vẫn

được coi là một loại kinh điển của Đông y, những

thiên viết về Nhiếp Sinh, Âm Dương, Tạng Tượng,

Kinh Mạch đều có đưa ra những phương pháp dưỡng

sinh. Theo cổ nhân, khí được coi như sức mạnh

tiềm tàng của trời, còn huyết là tinh hoa của

đất và để khí huyết được sung thịnh, con người

phải biết cách hấp thu khí dương (của trời) và

bồi dưỡng khí âm (của đất)(1). Ngoài ra, theo

những điều kiện chủ quan và hoàn cảnh của mỗi

người, cổ nhân cũng khuyên nên ăn uống chừng

mực, làm việc, nghỉ ngơi điều độ,tránh gió độc,

tùy theo thời tiết mà giữ gìn, trị bệnh từ khi

bệnh chưa phát (tiết ẩm thực , thích lao dật, hư

tà tặc phong tị chi hữu thời, bất trị dĩ bệnh,

trị vị bệnh -Tứ Thời Điều Thần Luận). Như thế,

tựu trung con người cần phải chú trong đến cả

hai mặt, thích ứng với ngoại cảnh để có thể sinh

tồn, và tự mình làm cho cơ thể khỏe mạnh để đề

kháng với bệnh tật. Đó là những vấn đề cần chú

trọng trong đời sống hàng ngày.

Về phương diện chẩn đoán bệnh, người xưa lưu tâm

đến sự liên quan giữa các cơ quan và hệ thống

trong cơ thể, sự ảnh hưởng hỗ tương giữa tinh

thần và vật chất, giữa ngoại vật và nội tâm ngõ

hầu có cái nhìn thống nhất giữa con người với vũ

trụ. Con người còn phải tuân theo những qui tắc

của âm dương, hợp với những nguyên lý của trời

đất, đồng thời quan tâm đến bảy điều nên tránh,

và tám điều nên theo (thất tổn, bát ích) để

thuận theo bốn mùa mà điều nhiếp cơ thể. Khi đã

hòa hợp được với tự nhiên, chúng ta mới đạt được

tình trạng âm dương quân bình và đầy đủ. Phép

vận hành chân khí chính là để đạt tới những mục

đích đó.

Trước đây, khi đề cập đến tĩnh tọa dưỡng sinh,

phần lớn các tác giả chỉ đề cập đến phép thở lấy

bốn tiêu chuẩn sâu, nhẹ, đều và dài (thâm, tế,

quân, trường) để điều tức nhưng lại không phân

biệt nội khí và ngoại khí. Có người lại cho rằng

phép vận hành chân khí cũng tương tự như phép

vận khí trong võ thuật. Thực tế, hai bên có hai

mục tiêu khác nhau và phép vận hành chân khí của

đạo gia thuần túy chú trọng đến dưỡng sinh,

nghĩa là làm sao cho cơ thể khỏe mạnh và hợp

thiên nhiên chứ không nhằm mục tiêu tăng gia thể

lực, vốn được dùng để chiến đấu.Theo Đông

phương, chân khí là năng lượng cần thiết để cơ

thể có thể hoạt động, là động lực chủ yếu để đề

kháng bệnh tật, bảo tồn sức khỏe và giúp con

người sinh tồn. Nói giản dị, chân khí sung túc

thì thân thể khỏe mạnh, trái lại nếu không đầy

đủ sẽ suy nhược, và khi khô kiệt thì chết.Theo

sinh lý học hiện đại, tiềm lực uẩn tàng trong cơ

thể chúng ta rất nhiều, nếu chúng ta biết cách

điều động và vận dụng, thân thể sẽ kiện khang và

có thể sống tới 150 hay 200 tuổi. Nội Kinh,

thiên Nhiếp sinh có viết: Theo đúng phép âm

dương, điều hòa theo thuật số, ăn uống chừng

mực, sinh sống đúng cách, không làm việc quá độ,

cho nên hình và thần đều đầy đủ, sống đến già

ngoài trăm tuổi mới chết(2).Não bộ chúng ta có

từ 100 đến 150 tỉ tế bào thần kinh (neuron),

nhưng chỉ có độ 10 tỉ hoạt động, còn 80-90% ở

trong trạng thái đứng yên. Trên mỗi phân vuông

vủa biểu bì chúng ta, cũng có chừng 2000 vi ti

huyết quản và trong tình trạng bình thường, chỉ

có khoảng 5 huyết quản có máu lưu thông mà thôi.

Khi hoạt động thì cũng chỉ có chừng 200 huyết

quản có máu chảy đến, 90% còn lại không hề sử

dụng đến. Về phổi thì mặt tiếp xúc với không khí

của các phế nang cả thảy chừng 130 m2 nhưng

chúng ta chỉ sử dụng một phần nhỏ. Theo thời

gian, những tế bào đó teo lại và vì thế khi chỉ

vận động một chút chúng ta đã thở hổn hển vì cơ

thể không đủ dưỡng khí. Nếu có biết phép vận

hành

chân khí, người ta chỉ cần thở hút vài lần là

năng lượng trở lại sung vượng vì đã sử dụng một

số lớn tế bào để làm việc.Một trong những nguyên

nhân chính của sự lão suy là chúng ta đã bỏ phế

một số lớn tiềm năng không sử dụng. Ngay từ năm

25 tuổi trở đi, cơ thể đã bắt đầu lão hóa và mỗi

năm lại suy giảm một ít nhất là hệ thống huyết

quản và thần kinh. Để làm chậm lại sự tiêu hao

và suy thoái,chúng ta phải tìm được phương thức

phát huy các năng lực tiềm ẩn trong cơ thể.

Cơ thể chúng ta là một tập hợp khoảng 75 triệu

triệu (75 trillion) tế bào, kết cấu thành những

cơ quan khác nhau. Việc sinh trưởng, phát dục,

suy lão, tử vong chẳng qua là hiện tượng cộng

hợp của những tế bào mà thành. Muốn thân thể

khỏe mạnh thì ngay từ căn bản những tế bào trong

cơ thể chúng ta phải khỏe mạnh. Theo quan niệm

của Đông phương, năng lực làm cho các đơn vị nhỏ

bé đó sinh tồn và hoạt động chính là chân khí.

Linh Khu Thích Tiết Chân Tà Luận có viết: Chân

khí là do thụ bẩm từ trời, cùng với cốc khí (khí

do ăn uống mà sinh ra) mà làm cho cơ thể được

sung mãn .(3)Ý nói sức khỏe chúng ta bao gồm khí

trời và đồ ăn được tiêu hóa để thành chất bổ

nuôi cơ thể. Theo lý thuyết Đông Y, chân khí lưu

hành trong theo một lộ trình rõ rệt, đi khắp

thân thể để đến tận mọi tế bào trên một mạng

lưới bao gồm 12 kinh, 15 lạc và kỳ kinh bát

mạch. Thai nhi còn trong bụng mẹ không trực tiếp

hấp thụ được dưỡng khí thì chân khí do người mẹ

truyền theo đường rốn, và khí tiên thiên của bào

thai sẽ vận động, thúc đẩy để sinh hóa hình

thành các bộ phận trong cơ thể.Tiên thiên chân

khí vận chuyển chính yếu trong hai mạch Nhâm và

Đốc, được coi như hai lộ tuyến chính của con

người, vận chuyển theo một vòng tròn đi từ sau

lưng đi lên, vòng qua đầu, mặt trở xuống bụng

rồi quay lại ra sau lưng (hậu thăng tiền giáng).

Trong lộ trình ấy có ba điểm quan trọng mà cổ

nhân gọi là Đan Điền (Thượng, Trung và Hạ Đan

Điền).Sau khi ra đời, ngoại hô hấp thay thế khí

tiên thiên để đưa chân khí đến mọi nơi trong cơ

thể. Chân khí tiên thiên không còn được nuôi

dưỡng sẽ mất dần mòn nhưng khí hậu thiên ngày

càng mạnh do ăn uống, sinh hoạt tinh thần và vật

chất. Do đó phép vận hành chân khí là phương

pháp làm gia tăng khí hậu thiên, bồi bổ khí tiên

thiên và nhất là sử dụng các nguồn chân khí của

con người đạt mức tối đa để thân thể khỏe mạnh

và làm chậm lại sự lão hóa.

Theo Đông y, tinh, tân, huyết, dịch (bốn thể

lỏng trong con người bao gồm tinh khí, nước dãi,

máu, và dịch trấp) cùng với thần và chân khí

(thể vô hình) là cơ sở của sinh mệnh. Ba dạng đó

được mệnh danh là tinh, khí và thần vẫn được cổ

nhân coi là "nhân thân tam bảo". Linh Khu Bản

Tạng Thiên có viết: Khí, huyết, tinh, thần chạy

quanh cơ thể để nuôi sống con người(4).

Chính vì thế trong thuật dưỡng sinh, người xưa

rất coi trọng việc làm thế nào để chủ động trong

việc điều hòa ba loại là căn bản của sinh mệnh.

Tố Vấn Thượng CổThiên Chân Luận viết là con

người phải biết hút khí trong lành và giữ cho

thần được vững mạnh (hô hấp tinh khí, độc lập

thủ thần) hay súc tích tinh khí, giữ thần cho

đầy đủ (tích tinh toàn thần) để được khỏe mạnh

và sống lâu. Tinh khí thần ba loại có tính năng

khác nhau nhưng lại không thể tách rời. Tinh là

nơi cưtrú của thần, có tinh là có thần, nên súc

tích tinh sẽ làm cho thần thêm toàn vẹn, nếu

tinh kiệt thì thần không có chỗ nương tựa. Phần

lớn chúng ta nghĩ đến tinh là tinh dịch nhưng

thực tế tinh dịch chỉ là một dạng vật chất của

sinh lý con người, có cơ năng nhất định. Súc

tinh không có nghĩa là giữ không để xuất tinh,

mặc dầu phòng sự quá độ sẽ làm cho con người bị

suy nhược. Tuy nhiên vì tinh khí có trực tiếp

liên hệ đến sức khỏe của người đàn ông nên

thường thì cổ

nhân khuyên không nên dâm dục, trác táng, việc

chăn gối nên điều độ. Tinh là mẹ của khí, tinh

hư thì không có khí và con người không sống nổi.

Tinh thoát, khí hư, thất thần đều là một dạng

của suy kiệt toàn diện để đưa đến cái chết.

Vậy tinh là gì?

Tinh bắt đầu có từ khi sinh mệnh có, nghĩa là

gắn liền với khí tiên thiên, như một cái mầm

trong một hạt từ đó tiến hóa để thành một thân

cây. Ý niệm đó khá mơ hồ nên tuy nhiều người đã

cố gắng giải thích nhưng không mấy ai đưa ra

được một câu trả lời thích đáng.

Linh Khu Bản Thần Thiên viết: Từ khi sinh ra là

có tinh, vạn vật muốn sống được đều do tinh làm

đầu (5).Thần tức thần thái, tri giác chủ động và

điều khiển mọi vận động của con người. Thần làm

chủ các sinh hoạt, công năng và phản ứng nội

tạng hình thành từ tiên thiên khí, được hậu

thiên khí bổ sung qua ăn uống, xuống chứa vào

đan điền và liên tục được bổ xung. Thành ra chân

khí bao gồm cả tinh, khí và thần là nguyên động

lực khiến cho ngũ tạng, lục phủ hoạt động. Chân

khí cũng tái tục các chu trình sinh lý, nếu

không tinh không tái sinh, thần sẽ suy kiệt đưa

đến cái chết. Để hậu thiên chân khí được dễ dàng

biến hóa, thân thể kiện khang, việc bồi dưỡng

chân khí là quan trọng hơn hết.

Do đó, ngày xưa người ta đưa ra quan niệm "luyện

tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần

hoàn hư" chính là nhằm mục đích kiện khang thân

thể. Tuy về sau, một số đạo gia coi việc luyện

tinh khí thần là một phương tiện để đạt những

cảnh giới siêu nhiên, hay trường sinh bất tử

nhưng mục tiêu đó không phải là mục tiêu đích

thực của phép vận hành chân khí.

Còn tiếp

www.vothuat.net.vn

Bài mới

Nhật siết chặt hoạt động của võ sĩ Sumo

26/04/2008

Hồ Cẩm Ngạc (1923-1965) 26/04/2008

Khí công Trung Hoa 26/04/2008

Thiếu Lâm-Bát Đoạn Cẩm 26/04/2008

Môn võ NINJITSU 26/04/2008

Bài đã đăng

Nghệ thuật dưỡng sinh 26/04/2008

Thanh gươm Samurai - Biểu tượng của tinh

thần thượng võ 26/04/2008

Thiền và Kiếm 26/04/2008

Võ nước ngoài vào Việt Nam như thế nào?

26/04/2008

La Hán Thập Bát Thủ và Dịch Cân Pháp Tẩy Tủy

Kinh 26/04/2008

Giới thiệu | Gửi thư cho chúng tôi | Font

Unicode

Tin tức

Nhật siết chặt hoạt động của võ sĩ Sumo

Quần tụ anh tài võ thuật

Lê Cung-võ sĩ Việt kiều vô địch võ tự do

Bóng hồng trên sới vật

Nửa tấm vé đã xuất hiện

Vovinam Việt Nam tham dự Liên hoan Võ thuật

quốc tế tại Pháp

Quyền Anh tích cực chuẩn bị cho vòng tuyển

chọn thứ 2 của Olympic 2008

Judo hy vọng lớn tới Olympic Bắc Kinh

Vovinam những bước đi vững chắc về xã hội hoá

TDTT

Karate VN lập kế hoạch dự giải quốc tế trong

năm 2008

Chi tiết

Quảng cáo

Thái Cực Quyền

Hình Ý Quyền

Ý quyền

Thái cực đường lang

Vật cổ điển TQ

Quyền thuật Nam phái

Nội-Khí công

Triệt Quyền Đạo

Nam quyền Hoàng Phi Hồng

Võ Đang quyền thuật

Quyền thuật khác

Thuốc võ

Bạch Hạc Quyền

Tra Quyền

© Copyright 2004-2008 by vothuat.net.vn & thieulamthaicuc.com-

All rights reserved

® Ghi rõ nguồn "vothuat.net.vn" khi phát hành lại thông tin từ

website này

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #bfhda