vtro dang cs
1. Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, của chính đảng của giai cấp vô sản, Hồ Chí Minh khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản bắt đầu từ khi giai cấp vô sản mới ra đời, trải qua các giai đoạn từ thấp đến cao, từ tự phát đến tự giác, có lý luận soi đường. Muốn thực hiện được điều đó, giai cấp vô sản cần được tổ chức lại, lúc đầu là những hội đồng minh, đến những đoàn thể có tính chất thường trực để sẵn sàng đối phó với những bất thần xảy ra và cuối cùng phải có đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo. Có như vậy mới tập hợp được đông đảo khối quần chúng, đánh vào kẻ thù của giai cấp - tức giai cấp tư sản. Sự ra đời của chính đảng của giai cấp vô sản là do sự cần thiết khách quan và sự trưởng thành của phong trào vô sản đòi hỏi.
Vận dụng vào cách mạng Việt Nam, muốn phát huy được vai trò của quần chúng nhân dân (QCND) trong sự nghiệp cách mạng, để thực hiện thắng lợi đường lối cách mạng của Đảng, theo quan điểm của Hồ Chí Minh và của Đảng ta, trước hết, phải có một Đảng cách mạng để tổ chức, tập hợp, hướng dẫn QCND làm cách mạng.
2.Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là người lãnh đạo cách mạng Việt Nam vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân
Hai mặt lãnh đạo và đầy tớ không tách rời nhau, không đối lập nhau, lãnh đạo cũng có nghĩa là đầy tớ. Dù “là người lãnh đạo” hay “người đầy tớ”, theo quan điểm Hồ Chí Minh, đều cùng chung một mục đích: vì dân. Làm tốt chức năng lãnh đạo và làm tròn nhiệm vụ đầy tớ cho nhân dân là cơ sở vững chắc nhất bảo đảm uy tín và năng lực lãnh đạo của Đảng. Uy tín và năng lực ấy không những được ăn sâu, bám chắc trong lòng giai cấp công nhân, mà còn trong cả các tầng lớp quần chúng nhân dân và trong toàn thể dân tộc Việt Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top