VT 1 TLV

Nói về tp VTNSCG, có ý kiến cho rằng đó là: " Một bức tượng đài nghệ thuật sừng sững hiên ngang". Bằng việc phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài VTNSCG, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên .

Bài làm

Nói đến Nguyễn Đình Chiểu, người ta nhớ đến một thi sĩ mù, có tài thơ văn nhưng cuộc sống gặp nhiều bất hạnh. Tuy ông không trực tiếp ra trận nhưng chiến đấu với thực dân Pháp bằng chính ngòi bút của mình. Ông đã để lại khá nhiều tác phẩm văn học giá trị nổi bật là bài "VTNSCG" - một tác phẩm bất hủ . Bài tế được NĐC sáng tác để tưởng nhớ những chiến sĩ, những người nông dân đã hi sinh trong phong trào Cần Vương khi thực dân Pháp tấn công Gia Định, Sài Gòn.

Trước NĐC, con người bình thường cũng xuất hiện trong văn chương Việt Nam. Tuy nhiên, đó chỉ là những ngư phủ, tiều phu hình bóng thấp thoáng, khi xa khi gần trong thơ Bà Huyện Thanh Quan. Nhưng người nông dân xuất hiện trong tác phẩm NĐC thì hoàn toàn khác hẳn. Họ là những người thật sự bình thường, là "dân áp , dân lân" , "ngoài cật có một manh áo vải". Bản tính hiền lành, chất phác, cần cù lao động quanh năm suốt tháng "cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó". Cả đời họ chỉ biết một việc "bán mặt cho đất. bán lưng cho trời", chưa bao giờ ra khỏi luỹ tre làng nên chẳng dc ai biết đến, chăm sóc và coi mình bị bóc lột là bổn phận. Họ "chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ" , thành thục với việc đồng áng: cuốc, cày, bừa, cấy thì làm rất thành thạo "quen". Còn chuyện chiến trận thì "mắt chưa từng ngó". Nhưng tấm lòng của họ rất đẹp: yêu nước cao độ, không đội trời chung với bọn giặc ngoại xâm và đã cầm gậy, cầm dao đứng lên chiến đấu trong thời đại "vĩ đại và khổ nhục" của dân tộc.

Khi nghe tin giặc đến, dù là dân thường nhưng những người nông dân lòng đầy sốt ruột, lo lắng. Trong xã hội xưa, chuyện quốc gia đại sực trước hết là việc của quan. Dân nghe theo quan mà làm, nhìn thấy quan mà theo. Vì tế họ "trông tin quan như trời hạn trông mưa", mắt còn trông đợi nhưng lòng thì đã rõ:

"Bữa thấy bòng bong che trắng lốp ,muốn tới ăn gan;ngày xem ống khói chạy đen sì,muốn ra cắn cổ."

Lòng yêu nước không độc quyền của riêng ai. Huống chi, người nông dân chân chất, khi "mùi tinh chiên vây vá đã ba năm" thì họ "ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ". Vì thế dù là dân ấp, dân lân trong tay chỉ còn một ngọn tầm vông, họ sẵn sàng xả thân vì nghĩa, xông tới để "ăn gan, cắn cổ".

Nhưng nếu vì tức giận quân giặc mà bộc phát đứng lên chống giặc, hẳn những nghĩa quân Cần Giuộc chưa đánh động mãnh liệt đến niềm cảm kích của Nguyễn Đình Chiểu. Điều quan trọng hơn là những hành động của nghĩa quân. Họ vốn là người nông dân, những người bình dị nhưng nghĩa khí trong từng con người ấy đã khiến cho Cụ Đồ Chiểu phải đặt bút viết rằng :

"Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình. Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ." hay

"Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố."

Tâm trạng của người nông dân bị dồn nén, bị ức chế bấy lâu nay. Chuyển từ ý thức tự phát sang ý thức tự giác. Họ không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi lệnh triều đình. Họ không còn "ai đòi ai bắt" . Họ không thèm "trốn ngược trốn xuôi". Họ tự nguyện "ra tay bộ hổ". Vì họ không phải là lính triều đình, không phải là quân cơ quân vệ, họ không được tập luyện. Họ chỉ là những người "ngoài cật có một manh áo vải" "trong tay có một ngọn tầm vông". Nhưng họ dám đánh trả hỏa mai, súng Tây, đạn nhỏ, đạn to. Hành động ấy, nhân cách ấy đáng trọng lắm chứ.

"Hoả mai đánh bằng rơm con cúi , cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay,cũng chém rớt đầu quan hai nọ.

Chi nhọc nhằn quan quản gióng trống kỳ ,trống giục , đạp rào lướt tới ,coi giặc như không;nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ , đạn to ,xô cửa xông vào ,liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang ,người chém ngựơc ,làm cho mã tà ,ma ní hồn kinh;bọn hè trước ,lũ ó sau ,trối kệ tàu thiếc ,tàu đồng đung nổ."

Ba cặp câu văn biền ngẫu trên, Cụ Đồ Chiểu đã rất kiệm lời để taí hiện lại quanh cảnh cuộc chiến của những nghĩa sĩ, kết qủa, sự hy sinh, tác động nhất định của cuộc khởi nghĩa bộc phát này với lực lượng quân xâm lược hùng mạnh lúc đó. Đâu phải dễ dàng làm cho " mã tà , ma ní hồn kinh" Cũng đâu phải chỉ những thứ vũ khí thô sơ kia mà chém quan hai, xem thường tàu thiếc tàu đồng. Họ thất thế ngay khi xông trận, song chí căm thù lòng yêu nước đã khiến người nông dân "liều mình như chẳng có". Ai cũng biết cái gia cuối cùng của hành động ấy. Nhưng nghĩa sĩ nông dân càng biết rõ điều đó:

"Một giấc sa trường rằng chữ hạnh ,nào hay da ngựa bọc thây;trăm năm âm phủ ấy chữ quy,nào đợi gươm hùm trao mộ."

Những người nghĩa sĩ nông dân trở thành "những anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang" (Phạm Văn Đồng). Hình tượng người nghĩa sĩ chân đất lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam đã mang hình dáng đầy bi tráng. Một hình ảnh đẹp đẽ biết dường nào. Từ chỗ chỉ là anh nông dân hiền lành nhờ lòng căm thù và quyết tâm đánh giặc, phút chốc họ trở thành người nghĩa sĩ, người chiến sĩ. Sự hy sinh làm ta liên tưởng đến bốn câu thơ của Tố Hữu:

"Lòng khỏe nhẹ, anh dân quê sung sướng

Ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành

Và trong mơ thơm ngát lúa đồng xanh

Vui nhẹ đến trên môi cười hy vọng."

Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là nhà chép sử thuần túy mà ông còn suy tư lịch sử. Và qua tác phẩm của ông, lịch sử hiện lên, không phải từ đáy lọ mực của các sử gia mà từ chính máu và nước mắt của cuộc đời.

"Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là khúc ca bi tráng về những người anh hùng thất trận, là một tác phẩm lớn trong lịch sử văn học Việt Nam. Tự hào thay những con người bé nhỏ nhưng vẫn hiên ngang trước thế lực tàn bạo. Tự hào thay những người dân, người lính, nghĩa sĩ vô danh trùng trùng điệp điệp ngã xuống để bảo vệ sự vẹn toàn cho non sông. Họ là bức tượng đài bất tử, lưu mãi tới muôn đời .

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: