vsmt đất

Câu 29 Khái quát,VỆ SINH  MÔI TRƯỜNG  ĐẤT

Đất là đối tượng chịu sự tác động của quá trình vật lý, hoá học và sinh học. Đất là thành phần quan trọng của các chu trình hoá học của môi trường. Đất nói chung có kết cấu xốp, bao gồm các chất hữu cơ, các chất vô cơ, chỗ trống, nước và không khí.

Năm 1879 Dacutraep đã đưa ra khái niệm về đất như sau: “ đất là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời do kết quả của quá trình hoạt động độc lập của 5 yếu tố hình thành đất gồm : đá mẹ, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình và thời gian”. Dưới tác động của khí hậu, sinh vật và địa hình các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái đất dần bị vụn nát rồi sinh ra đất. Đá là nền móng của đất. Nhờ có vòng tuần hoàn sinh học đá vụn mới biến thành đất. Sau này quá trình hình thành đất còn có thêm nhiều yếu tố khác đặc biệt là vai trò của con người.

Đất là lớp vỏ rắn của trái đất, có độ dày 50-100km. Hiện con người đang sử dụng và khai thác lớp đất có độ dày khoảng 16km. Đất là tư liệu sản xuất, là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người và sinh vật. Đất cung cấp các chất dinh dưỡng cho sinh vật, đồng thời đất cũng là nơi chứa các mầm bệnh độc hại cho sinh vật.

Động, thực vật muốn sống và phát triển nhất thiết phải sống trên một nền đất nhất định. Trong quá trình sống chúng sẽ làm cho thành phần và tính chất của đất biến đổi.

Ngược lại thông qua tính chất của mình đất có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến động thực vật.

+ Gián tiếp:

- Ảnh hưởng đến khí hậu, tiếu khí hậu chuồng nuôi

- Ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng cây thức ăn

- Ảnh hưởng đến chất lượng nước

Đất thế nào thì chất lượng không khí, nước và cây thức ăn như vậy từ đó ảnh hưởng chất lượng và sản lượng các động vật sinh sống trên vùng đất gây ra bệnh địa phương.

+ Trực tiếp: Qua một số cơ quan trong cơ thể

- Tiêu hoá: Thức ăn lẫn đất do khâu canh tác, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến, sử dụng không đúng cách.

- Hô hấp: hít phải bụi nhiễm vi sinh vật hoặc các chất hoá học.

- Tuần hoàn: theo vết thương vết loét. Qua côn trùng, ruồi, muỗi, ve… đưa mầm bệnh vào cơ thể.

Phân biệt một số khái niệm:

+ Sinh vật thổ nhưỡng: động vật, thực vật, vi sinh vật sống trong đất

+ Sinh vật truyền  nhiễm thổ nhưỡng: nhiệt thán, ung khí thán, thuỷ thũng ác tính…

+ Bệnh thổ nhưỡng: các bệnh do nguyên nhân từ đất: do các chất hoá học có trong đất gây nên, do vi sinh vật cư trú trong đất như đóng dấu lợn, phó thương hàn, tụ huyết trùng lợn, trâu bò, thương hàn gà.., các vi sinh vật truyền nhiễm thổ nhưỡng.

Trong chăn nuôi sử dụng đất với 2 mục đích chính: xây dựng chuồng trại và trồng cây thức ăn. Tuỳ theo tính chất của đất mà chọn và sử dụng đất cho phù hợp.

Câu 30 Thành phần cơ giới và tính chất vật lý của đất

1 Thành phần cơ giới

+ Trong quá trình hình thành đất bị phong hoá dần, tạo nên các hạt rời rạc, có kích thước không đều nhau gọi là các phần tử cơ học của đất (hạt đất hay phần tử rắn).

+ Các hạt có kích thước gần giống nhau được xếp vào cùng một cấp hạt. Có 2 cấp hạt cơ bản là

          Cát vật lý Ǿ  >0,01mm

          Sét vật lý Ǿ <0,01mm

+ Các hạt đất liên kết với nhau dưới tác dụng của các hạt keo vô cơ và hữu cơ hoặc các ion có khả năng kết dính (Ca, Mg, Fe…) tạo cho đất có kết cấu.

+ Tuỳ thuộc vào tỷ lệ % các hạt cấp đất mà phân chia thành các loại đất: Cát nhẹ,Cát pha,Đất thịt trung bình,Đất sét trung bình

Giữa các phần tử rắn là các khe hở (lỗ hổng) chứa không khí hoặc nước tuỳ thuộc vào tình trạng đất.

Kích thước của 1 lỗ hổng và tổng các lỗ hổng (độ khe hở = độ xốp) phụ thuộc vào kích thước của hạt đất. Kích thước hạt đất càng lớn thì kích thước 1 lỗ hổng lớn.

Thành phần cơ giới của đất là nhân tố quyết định chế độ nước, nhiệt, chế độ khí thể trong đất (tính chất vật lý của đất) và tính chất hoá học, vi sinh vật học của đất.

2.2. Thành phần hoá học của đất

Đất có chứa không khí, nước và chất rắn. Thành phần chủ yếu của chất rắn là các chất vô cơ và hữu cơ.

Các chất vô cơ của đất được tạo thành từ đá mẹ bởi quá trình phong hoá, trong khi đó các chất hữu cơ được hình thành từ các sinh khối thực vật bị mục nát qua các thời kỳ cũng như sự tác động của các loại vi sinh vật, nấm, giun đất và các loài động vật.

Loại đất dùng để sản xuất bao gồm 5% là chất hữu cơ còn 95% là chất vô cơ. Hàm lượng chủ yếu của các chất vô cơ trong đất là khoáng silicat chiếm 74,3% bao gồm silic và oxy.

Hàm lượng các nguyên tố hoá học trong đất như sau:

Oxy46,6%Silic27,7%Nhôm8,1% Sắt5%Can xi3,6%Natri2,8%

Kali2,6%Magie2,1%

Tám nguyên tố này đã chiếm 98,5% khối lượng vỏ trái đất. Tất cả các nguyên tố hoá học còn lại chiếm khoảng 1,5%

Trong đất trồng trọt quan tâm nhiều đến chất hữu cơ.

Nguồn gốc: xác động, thực vật, vi sinh vật. Chất thải của động vật. Phân bón hữu cơ, rác thải…

Tính chất vi sinh vật của đất

+ Có thể tìm thấy phần lớn các nhóm vi sinh vật. Chúng thuộc các đại diện khác nhau như: virus, vi khuẩn, nấm mốc, tảo…

+ Các vi khuẩn chỉ điểm vệ sinh

Coliform và E.coli

Clostridium perfringens

4. Sự ô nhiễm đất

Đất là nơi tiếp nhận lại một số lượng lớn cá sản phẩm phế thải của sinh hoạt, các sản phẩm phế thải của con người, của động vật, của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và giao thông vận tải.

Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh có thể phân loại như sau:

Ô nhiễm môi trường đất do chất thải sinh hoạt

Ô nhiễm môi trường đất do chất thải công nghiệp

Ô nhiễm môi trường đất do chất thải nông nghiệp

Ô nhiễm môi trường đất do giao thông vận tải

Ô nhiễm môi trường đất do các khu công nghiệp

Trong lĩnh vực nông nghiệp ta quan tâm đến ô nhiễm đất do phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, ô nhiễm do chất thải chăn nuôi.

4.1 Ô nhiễm đất do phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật

Trong nông nhiệp do sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích tố thực vật.

Sử dụn phân bón hoá học quá liều làm cho đất bị chua. Đất chua ảnh hưởng tới trạng thái sinh lý cây trồng và hiệu quả sử dụng phân hoá học.

Thuốc bảo vệ thực vật: ở nước ta thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng khá bừa bãi và ngày càng tăng. Tác hại của thuốc bảo vệ thực vật đối với con người và vật nuôi đã được trình bày kỹ trong chương vệ sinh môi trường nước.

4.2 Ô nhiễm đất do hoạt động chăn nuôi, giết mổ

Trong chăn nuôi chất thải chăn nuôi nếu không được quản lý và xử lý thì sẽ là nguồn gây ô nhiễm đất. Các mầm bệnh trong chất thải chăn nuôi, phế phụ phẩm quả quá trình giết mổ chế biến sẽ phát tán vào môi trường. Gây ô nhiễm đất, nước và không khí.

Câu31 VỆ SINHCHUỒNG TRẠI

Vai trò

Tạo điều kiện sống thích hợp nhất đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý của vật nuôi.

Dễ đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, dễ cơ khí hóa, điện khí hóa, tự động hóa.

Dễ quản lý được vật nuôi và khống chế được dịch bệnh.

Chuồng nuôi càng có ý nghĩa trong chăn nuôi thâm canh, công nghiệp với các vật nuôi sống chủ yếu trong chuồng như chim cút, gà công nghiệp, bò sữa…

2. Những nguyên tắc chủ yếu trong xây dựng chuồng trại

2.1 Phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và chức năng sản xuất của từng loại vật nuôi

+ Lợn đực giống nuôi để khai thác tinh. Để có số lượng tinh lớn và chất lượng cao, cần tạo điều kiện cho con vật vận động, tăng tính linh hoạt, tăng tính hăng. Chuồng nuôi cần rộng, thoáng, có sân vận động, lượng ánh sáng cao, diện tích cửa sổ lớn, chắc chắn. 1 con/ 1 ô chuồng, 5-7m2/con, tường cao 1.3-1.5m

+ Lợn vỗ béo: cần yên tĩnh, ít vận động để tập trung năng lượng sản xuất thịt mỡ. Chuồng cần thoáng 0.7m2/con, 5-15 con/ô.

2.2 Đảm bảo vệ sinh phòng bệnh phòng dịch

Dịch bệnh xảy ra gây thiệt hại về kinh tế có khi xóa sổ cả trải và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chăn nuôi của cả khu vực.

Nguồn bệnh: từ ngoài đi vào trang trại hoặc từ các lứa tuổi lây sang nhau. Để phòng chống sự lây lan của mầm bệnh cần tạo ra hai loại hàng rào

- Hàng rào không gian: ngăn cản mầu bệnh theo không gian từ nơi này đến nơi khác nhờ các nhân tố trung gian truyền bệnh như không khí, đất, nước, người, xe cộ, động vật…Cần đảm bảo một số yêu cầu:

Cơ sở giống cấp 1

+ Vành đai an toàn bệnh: bán kính 3-5km, thực hiện tiêm phòng nghiêm ngặt.

+ Vành đai trắng, bán kính 0.5-1km không nuôi động vật.

+ Có hàng rào bảo vệ trại với các rãnh, hố và máy phun sát khuẩn ở cổng ra vào trại.

+ Có phòng thay quần áo, ủng và sát khuẩn cho người trước, sau khi ra vào trại.

+ Bố trí các khu vực trong trại dựa theo luồng gió chính, những nơi có nguy cơ chứa mầm bệnh sắp xếp cuối luồng gió.

+ Khoảng cách: nhà hành chính cách khu chăn nuôi 1km, các khu cách nhau 300m, các dãy cách nhau 2 lần chiều cao chuồng

+ Trước các dãy, các ô phải có hố sát khuẩn.

+ Có khu cách ly giành cho gia súc ốm, gia súc mới nhập, gia súc điều trị, nhà chứa phân ở cuối hướng gió cách chuồng nuôi >50m

+ Thực hiện nguyên tắc cùng nhập, cùng xuất, thời gian chống chuồng.

- Hàng rào thời gian: ngăn mầm bệnh theo thời gian lây từ lứa nuôi trước sang lứa nuôi sau. Thực hiện đầy đủ vệ sinh và khử trùng trước và sau mỗi đợt nuôi.

Để vệ sinh và khử trùng có kết quả, nền chuồng, tường, hệ thống cống rãnh cần có độ trơn, nhẵn và độ dốc nhất định, có kích thước phù hợp.

Khử trùng:

Dùng bức xạ mặt trời: chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi

Nhiệt: dung đốt phân rác, dụng cụ rẻ tiền, mau hỏng dễ cháy. Nước sôi dung để khử trùng d/cụ thú y.

Hóa chất: Bằng các loại thuốc tiêu diệt ký sinh trùng, trứng, ấu trùng ký sinh trùng. Tiêu diệt các vi khuẩn và vi rút gây bệnh.

Các loài thuốc tẩy rửa thường dung;

Focmol 2%, Vikons 0.5%, Merial 0.5% phun không khí, trần, tường, rèm cửa, chất độn chuồng hoặc ngâm dụng cụ chăn nuôi.

Crezin, cresol 2-3%, longlife 1% + 10ml dầu diesel vào hố sát khuẩn và rãnh thoát nước.

Focmol 3%, cloramin 0.5-1% phun vào xác hoặc các bao đựng xác

- Thời gian trống chuồng > 15 ngày để mầm bệnh bị suy yếu hoặc bị chết do không có ký chủ.

2.3 Có hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi

+ Chất thải vật nuôi  là nguồn gây ô nhiễm tiểu khí hậu về lý hóa và vi sinh vật.

+ Là nguồn phân hữu cơ quý giá đối với đất. Đồng thời quản lý và xử lý chất thải gia súc hợp lý có thể là nguồn để tạo ra năng lượng: điện, nhiệt.

+ Giảm chi phí cho việc nhập phân hóa học

2.4 Bố trí hợp lý để tăng năng suất lao động và hiệu suất chăn nuôi

+ Chi phí xây dựng chuồng là rất lớn¸ phải khấu hao nhiều năm mới thu lại được vốn.

+ Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng phát triển, khi xây chuồng cần tính đến việc đưa các thiết bị vào, tránh lạc hậu, phá bỏ gây lãng phí, tốn kém.

2.5 Đảm bảo đơn giản và bền vững

+ Tránh cầu kỳ gây tốn kém, khó vận hành.

+ Tránh nhanh xuống cấp dễ gây tai nạn cho người và vật nuôi

Câu 32 Những điều cần chú ý khi xây dựng chuồng

3.1 Địa điểm

+ Chọn  những khu đất kém giá trị về mặt xử dụng ruộng đất trong nông nghiệp.

+ Diện tích phải phù hợp với phương hướng sản xuất và quy mô phát triển của trại

+ Đất khô, thoáng khí, thoát nước, mực nước ngầm sâu 2.5-3m.

+ Xa các nguồn ô nhiễm và các nơi công cộng: trường học, khu dân cư, bãi rác

+ Có nguồn nước sạch, có điện và tiện đường giao thông

3.2 Kiểu chuồng và hướng chuồng

+ Hướng đông nam hoặc nam

+ Kiểu chuồng: (xem và down một số kiểu chuồng hiện đại)

Kiểu chuồng hai dãy hay một dãy tùy theo số lượng và đối tượng vật nuôi.

3.3 Khoảng cách

Nhà hành chính cách khu chăn nuôi 1km, các khu cách nhau 300m, các dãy cách nhau 2 lần chiều cao chuồng

3.4 Sân vận động, sân chơi

Có thể bố trí xen kẽ giữa các dãy, giữa các khu.

Diện tích sân vận động phải phù hợp. Đặc biệt lưu ý với các vật nuôi bắt buộc phải có sân vận động như lợn đực giống

4. Vật liệu xây dựng chuồng

Tùy thuộc vào từng bộ phận, đặc điểm sinh học của vật nuôi và đặc điểm chăn nuôi ,à lựa chọn vật liệu hợp lý

Yêu cầu chung về tiêu chuẩn vật liệu phải có

- Sức dẫn nhiệt thấp       - Không hút ẩm

- Thoáng khí,Vững chắc

5. Cấu trúc chuồng trại

-Hàng rào, tường

-Cổng ra vào với hố sát trùng

-Khu hành chính và khu chăn nuôi riêng biệt

-Có khu vực thay quần áo và tắm cho công nhân trước và sau khi vào trại

-Có khu nuôi cách ly

-Khu xử lý chất thải

-Khu xử lý động vật ốm chết

-Khu nhà kho

-Khu vệ sinh

6. Ánh sáng chuồng nuôi

6.1.  Vai trò

-Cung cấp ánh sáng cho người chăn nuôi làm việc chính xác, nâng cao năng xuất, đảm bảo tính an toàn

-Tác động đến vật nuôi

-Cải thiện tiểu khí hậu chuồng nuôi: sát khuẩn, thông thoáng chuồng nuôi

6.2. Nguồn ánh sáng

Tự nhiên: ánh sáng vào chuồng chủ yếu qua cửa sổ. Tùy thuộc vào hướng chuồng, độ cao, kích thước, vật liệu, số lượng cửa sổ, độ sâu, kích thước chuồng, độ lớn của các vật liệu che chắn ánh sáng vào chuồng.

Chỉ tiêu đánh giá:

-Hệ số chiếu sáng q= Tổng điện tích cửa số/  tổng diện tích nền chuồng

-Với mỗi loài gia súc khác nhau đòi hỏi hệ số chiếu sáng khác nhau

Bò đực giống 0,1 Bò sữa: 0,08Lợn con: 0,15-0,17Lợn vỗ béo: 0,06-0,08Lợn đực giống: 0,2-0,22

-Góc nhập xạ α: góc chiếu sáng lý thuyết ước tính lượng ánh sáng đi vào chuồng, giá trị này thay đổi phụ thuộc vào độ sâu của chuồng và độ cao của cạnh trên cửa sổ. Đây là góc được tạo bởi  1 cạnh nối điểm giữa nền chuồng với gờ trên cửa sổ và cạnh góc vuông

α>270C

-Góc thấu quang (β): Góc chiếu sáng thực tế. Đây là góc tạo bởi điểm giữa nền chuồng với gờ trên và gờ dưới của cửa sổ

-Lưu ý cần có lượng ánh sáng trực tiếp vào chuồng 3 giờ/ngày. Tận dụng ánh sáng từ 9 giờ đến 14 giờ.

-Khi lượng ánh sáng tự nhiên không đảm bảo, cần bổ sung ánh sáng nhân tạo

7. Thông thoáng chuồng nuôi

-Là quá trình không khí đã bị nhiễm bẩn trong chuồng nuôi được thay bằng không khí sạch từ bên ngoài vào.

-Yêu cầu của hệ thống thông thoáng

-Loại bỏ được hơi ẩm, khí, mùi, bụi và vi sinh vật gây bệnh.

-Cung cấp không khí sạch, phân phối đồng đều, không tạo gió lùa.

-Kiểm soát được chế độ nhiệt ẩm theo mùa

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: