chap 5

Chương 5

Ba năm trôi qua tôi làm đủ công việc của một người làm vườn, từ trồng rau, trồng hoa cho đến việc tưới cây cho các luống lan trong vườn nhà. Ba mẹ tôi đã dành số tiền bán căn nhà tại Sài Gòn để mua lại mảnh vườn này, ông bà không cho tôi ở căn nhà trọ thuê trên sườn đồi nữa vì cho rằng ở đó rất nguy hiểm và hoang vắng, không thích hợp với một cô gái như tôi.

Ba năm trôi qua là điều diệu kỳ, tôi không còn là Ngọc Thư cứ chúi mũi vào các công trình xây dựng khô khan, hay các bản thiết kế lạnh lẽo cứng nhắc như ngày nào nữa. Tôi hòa mình vào thiên nhiên và yêu cây cỏ, luôn trầm ngâm nhìn những luống rau mà tôi tự trồng ngày càng xanh tươi, và ngồi thật lâu trong vườn Lan để theo dõi chúng xòe những nụ hoa đầu tiên.

Chắc chiu dành giụm tôi tự mở cho mình cửa hàng hoa mang tên “Định Mệnh”, không hiểu sao tôi lại đặt cái tên tiệm hoa sến lung linh như thế mà lòng lại thấy thích thú vô cùng. Tôi cắt đứt hết mọi thông tin cũng như không bao giờ liên hệ với bạn bè tại Sài Gòn vì trong lòng tôi vẫn còn sợ. Tôi sợ mình mềm lòng và hỏi về anh, về mẹ và cả đứa em trai mà nó chẳng hề biết đến sự tồn tại của một người chị như tôi nữa. Tôi sợ sự yếu đuối trong lòng mình biết bao nhiêu, dù tôi đã thề rằng sẽ không bao xuất hiện trong cuộc sống của họ.

Trước kia hai mươi chín tuổi tôi lo lắng mình không ai rướt, có nguy cơ trở thành “gái già”, giờ ba mươi hai mà tôi lại thấy mình còn rất trẻ và yêu đời. Tôi vẫn chưa đã động đến chuyện chồng con, dù ba má vẫn nhắc khéo mỗi khi thấy anh chàng nào tốt tính hiền lành. Hình bóng người xưa vẫn hiện diện trong tâm trí tôi, dù chính tôi đã phụ anh và làm anh mất mặt nhưng sâu thẫm trong lòng tôi luôn mong anh vẫn còn nhớ đến tôi.

Để làm gì cơ chứ? Mình thật ngốc nghếch – tôi thường nhủ thầm với mình như thế mỗi khi nghĩ về anh và tìm quên trong công việc. Cừa hàng hoa của tôi tuy nhỏ nhưng hút khách vô cùng vì giá cả phải chăng và nhân viên thì rất nhiệt tình, nói nhân viên cho sang chứ thật ra chỉ có tôi và một cô bé sinh viên vừa học vừa làm thêm. Những ngày cuối tuần tôi thường giao tiệm hoa cho cô bé, để ở nhà phụ ba má làm vườn vì tôi không muốn cả hai quá vất vả cùng tôi, thương họ tôi đâm ra nghiện chăm chỉ làm việc và trở thành người làm vườn giỏi giang lúc nào chẳng biết.

- Chị Thư! Có người đặt hai tá hoa hồng vàng vào lúc 9 giờ sáng đó chị.

Bé Hạnh vừa cắm hoa vào bình vừa thông báo với tôi khi tôi vừa bước vào tiệm hoa sáng hôm ấy.

- Em ghi lại địa chỉ chưa?

Bé Hạnh gật gật đầu rồi quay sang nhìn tôi:

- Rồi! Mà chị thư biết không, hôm nay em không có xe.

Ngạc nhiên quay sang nhìn nhỏ, tôi tròn mắt:

- Xe em đâu?

Giọng nó mếu máo:

- Hư rồi chị. Bị nghẹt xăng, hư vỏ, ruột lủng, thắng không ăn.

Tôi nhăn mặt kêu lên:

- Thôi.

Rồi quay sang nhìn khuôn mặt ỉu xìu của cô bé:

- Trời ơi! Xe gì mà hư tùm lum thứ hết trơn vậy nhỏ? Rồi xe đâu em đi học?

Bé Hạnh nhăn nhăn trong tội nghiệp hết sức, cha mất sớm chỉ còn mẹ lại hay ốm đau, riết rồi nhìn con nhỏ cũng tong teo theo thời gian vì bương chải, học hành. Tự nhiên tôi thấy thương cô bé thật nhiều và thường cho mượn lương trước để Hạnh trang trải cho mình. Chắc chính vì thế mà bé Hạnh rất hết lòng với công việc và hay đến trông cửa hàng cho tôi mỗi khi tôi có dịp đi đâu đó vài ngày, dù đó là ngày cô bé được nghỉ.

- Một lát nữa, em vào tủ rồi ký lấy năm trăm mà sữa xe đi. Tháng sau chị trừ vào lương cho.

Bé Hạnh nhìn tôi chớp chớp, giọng nhỏ cảm động thấy rõ:

- Em cám ơn chị.

Tôi xua xua tay rồi cầm một đóa tường vi lớn tỉa tót:

- Ơn nghĩa gì không biết. Hoa đó 9 giờ giao thì lấy xe chị mà đi.

Bé Hạnh nhỏ giọng nói tiếp:

- Nhưng mà 9 giờ em phải đi giao hàng cho công ty Tú Sương rồi mà. Chị không nhớ sao?

Tôi ngẫng người ra và à lên một tiếng thật lớn:

- Ừ hen. Hôm nay là ngày giao hoa cho họ mà chị quên mất.

Rồi tôi chậc lưỡi thì thầm:

- Chị quên mất hôm nay là thứ hai.

Rồi tôi nhìn lên đồng hồ và bắt đầu luýnh quýnh:

- Nhanh tay đi bé. Em đọc cho chị địa chỉ giao hai tá hoa hồng vàng đó đi.

Bé Hạnh nhìn tấm giấy trắng trên bàn rồi nói:

- Khách sạn RoYal, khách là cô Huỳnh Nga số phòng 102, dãy phía tây đó chị.

Cái tên Huỳnh Nga đập vào đầu tôi như một quả tạ. Lòng tôi chợt bâng khuâng và nỗi lo lắng bùng lên làm tôi run rẫy, có phải là Huỳnh Nga? Nhỏ lên Đà Lạt nghỉ dưỡng sao? Lâu lắm rồi tôi mới nghe lại cái tên thân thuộc của nhỏ, giờ thì Huỳnh Nga đang làm gì nhỉ? Có còn làm trong công ty củ không? Hay đã làm công việc mới mà nó yêu thích rồi?

- Chị Thư?

Bé Hạnh phải gọi tôi đến lần thứ tư thì tôi mới giật mình nhìn cô bé, đôi mắt của tôi nhướng lên như hỏi:

- Hả?

- Chị nghe kỷ địa chỉ chưa? Khách sạn đó nằm gần đây nè chị, ngay ngã tư luôn. Nó nằm ở…

Tôi kéo nhẹ chiếc tạp về bằng ni lông ra và chụp nhanh bó hoa, tôi bay ra khỏi cửa hàng bằng thái độ nôn nóng khiến cho bé Hạnh nhìn tôi kinh ngạc mà không kịp hiểu gì:

- Chị đi liền đây. Chị biết khách sạn đó rồi.

Tôi đến đó và đứng bên ngoài thật lâu, nữa muốn vào và nữa cũng muốn đi ra và không giao hoa luôn cho rồi. Sau cùng tôi quyết định đến khu vực của tiếp tân và nói nhỏ:

- Xin chào! Tôi là nhân viên của cửa hàng hoa Định Mệnh, tôi đến giao hoa cho cô Huỳnh Nga, phòng 102 dãy phía tây ạ.

Cô nhân viên tiếp tân mỉm cười chào tôi và cuối xuống nhìn vào màn hình như xác định xem có người khách nào tên là Huỳnh Nga hay không. Rồi quay sang tôi nói nhỏ:

- Tôi sẽ chuyển hoa cho cô ấy. Cô có cần đợi lấy hóa đơn không?

Tôi gật gật đầu và cười lịch sự, cô tiếp tân nhiệt tình chỉ cho tôi chổ ngồi đợi để lấy số tiền mà người khách hàng mua hoa chỉ mới thanh toán tiền đặt cọc cho tôi. Thật ra tôi ngồi đợi cốt yếu là muốn nhìn mặt cô Huỳnh Nga đó thì nhiều, còn việc ngồi đợi lấy lại tiền hoa của mình là thứ yếu vì tôi cũng có thể nhờ khách sạn chuyển khoảng giùm tôi được, tôi không cần phải ngồi chờ chầu trực như thế này đâu. Dù gì thì cửa hàng hoa của tôi cũng là chỗ quen biết với khách sạn này, hoa của tôi được quản lý ở đây rất thích và đặt hàng rất nhiều lần.

Khoảng hai phút sau tôi nghe giọng cô tiếp tân nói với người phụ nữ mặc áo hoa đang xoay lưng về phía tôi:

- Chị Nga ơi! Cửa hàng giao hoa cho chị nè.

Giọng thân thuộc của Huỳnh Nga vang lên làm tôi rụng rời hết tay chân, quay nhanh lại tôi điếng người khi nhận ra bên cạnh Huỳnh Nga là Thành Phan, anh chàng đang âu yếm đặt tay lên vai của cô nàng. Tôi quay nhanh mặt đi và cúi người xuống như che giấu mình, thật may họ đều xoay người về phía tôi và cũng chẳng ai trong hai người đó nhìn về phía tôi:

- Ồ. Nhanh vậy sao, tôi cứ nghĩ họ sẽ giao hoa đúng 9 giờ chứ. Cô chuyển cái tiền thanh toán còn lại đến cửa hàng giùm tôi nhé.

Cô tiếp tân cười rồi nói:

- Vâng. À! Hình như cô ấy còn ngồi ở đây đó.

Và mọi người quay lại chổ tôi vừa ngồi, hình dáng tôi biến mất như nước bốc hơi khiến cô tiếp tân kinh ngạc kêu lên:

- Ủa! Cô ấy đâu rồi nhỉ?

Cả ba đâu ngờ rằng tôi núp sau cây cột to đùng bên tay trái mình đâu. Tôi đưa tay với lấy cái nón của hãng quảng cáo kem đánh răng PS đặt gần đó, hình như hôm nay họ có làm chương trình gì đó tại khách sạn này thì phải. Tôi cũng chẳng quan tâm, tôi kéo mái tóc dài của mình lên và đội cái mũ vào như muốn che dấu khuôn mặt mình trong chiếc mũ màu xanh dương tươi sáng ấy. Nhưng tôi cũng không ngờ một điều là màu sắc của nó rất thu hút người khác, bằng chứng là có rất nhiều người nhìn tôi lạ lẫm.

Tôi quay đi và bước nhanh như thể Thành Phan và Huỳnh Nga sẽ thấy tôi mất, bất ngờ tôi va mạnh vào ai đó khiến tôi choáng váng suýt ngã, luýnh quýnh tôi nói nhỏ:

-Xin lỗi.

Anh ta cũng lầm bầm điều gì đó mà tôi không nghe rõ, tôi chỉ biết mái tóc dài của mình đổ xuống vai và cái nón rớt khỏi tóc tôi lúc nào không biết. Tôi luýnh quýnh bước đi vài bước và sựng lại khi nghe Huỳnh Nga đứng phía bên kia kêu lớn:

- Anh Thành! Tụi em ở đây.

Tôi đứng chết trân một chỗ và từ từ quay lại nhìn người đàn ông cũng đang sững sờ nhìn theo tôi, anh không tin vào mắt mình và khuôn mặt thể hiện sự đau khổ âm ỉ, dữ dội như tông thẳng vào tim tôi một cú đấm thật mạnh. Chỉ trong một khoảng khắc ánh mắt chúng tôi nhìn thấy nhau và cả bầu trời như đảo lộn, giờ thì tôi đã biết người đàn ông này vẫn là số một trong tim tôi, tôi vẫn yêu anh ấy như ngày nào.

- Anh Thành?

Cô gái xinh đẹp với chiếc váy màu hồng như điểm tô thêm làn da trắng noãn mượt mà của cô ấy. Cô gái thì thầm với anh điều gì đó và cùng lúc ấy tôi như bừng tỉnh, tâm trí tôi kêu gào phải thoát khỏi người đàn ông này ngay tức khắc.

Rồi bằng một sự quyết tâm tôi quay người, cố dứt ra khỏi cái nhìn dai dẳng đầy đớn đau đó rồi đi nhanh ra khỏi phòng như trốn chạy. Duy Thành không chút chần chờ liền bước nhanh theo tôi, khuôn mặt anh dính chặt lấy hình dáng thanh mảnh của tôi không rời dù chỉ một giây.

Anh đã nhận ra và sẽ bắt kịp tôi đến cùng, khuôn mặt rắn lại và đôi mắt nâu sáng thẫm màu của anh nói lên điều đó. Tôi cứ đi nhanh như thể nếu tôi cứ chừng chờ thêm một nhịp đập của con tim thôi, thì tôi sẽ rời khỏi thế giới này và không bao giờ được nhìn thấy người mình yêu nữa. Nhưng Duy Thành còn quyết tâm hơn tôi, anh đi nhanh và đuổi theo tôi một cách kiên quyết. Mặc dù tôi đi như chạy nhưng đồng thời cũng tò mò quay đầu nhìn lại phía sau mình xem anh đã đuổi theo tôi đến đâu rồi. Tất nhiên lần nào cũng vậy, tôi luôn bắt gặp ánh mắt của anh dính lấy tôi.

- Ui da!

Giọng người phụ nữ đi hướng ngược chiều với tôi vang lên làm tôi giật mình cúi xuống xin lỗi ríu rít, tôi đã va phải chị ấy lúc nào không biết. Tâm trí tôi giờ đây chỉ còn nỗi lo lắng sợ hãi bị Duy Thành bắt kịp đến nỗi tôi không để ý thấy mình đang chạy trên đường phố đông đúc như thế này, chị ta định quay lên nói điều gì đó gay gắt với tôi nhưng bắt gặp khuôn mặt xanh mét của tôi, chị ta sựng lại hỏi giọng đầy quant tâm:

- Cô không sao chứ? Mặt cô tái quá.

Tôi chưa kịp nói gì thì một bàn tay của Duy Thành nắm lấy eo tôi, giữ tôi sát vào người anh rồi lạnh lùng nói:

- Cô ấy không sao đâu. Cám ơn cô, tôi sẽ đưa vợ tôi về.

Anh thản nhiên thông báo với người phụ nữ đó rồi mang tôi đi trước ánh mắt ngưỡng mộ của chị ấy dành cho anh. Tim tôi đập thình thịch, máu như ngừng chảy và mọi tế bào như ngừng hoạt động vì cảm nhận được hơi thở của anh, làn da ấm áp và giọng nói ngọt ngào. Đã bao nhiêu lâu tôi vắng bóng người đàn ông này rồi nhỉ? Tôi cũng không biết nữa, giờ tôi chỉ biết lòng tôi vụn vỡ không một mảnh giáp phòng ngự vì nhung nhớ và yêu anh.

- Sao lại bỏ chạy khi thấy anh?

Duy Thành hỏi khi hai tay anh vẫn ôm lấy đầu tôi, giữ chặt khuôn mặt tôi nhìn thẳng vào khuôn mặt hung dữ của anh. Phải, anh đang giận dữ và đang đau khổ, chúng tôi đã xa nhau ba năm nhưng ngay lúc này đây tôi cứ nghĩ cả hai chỉ mới xa nhau mới ngày hôm qua mà tôi.

Mọi cảm xúc của cả hai đều mới mẻ, đều nồng cháy và đầy khổ sở như nhau:

- Chúng ta chẳng còn gì để nói với nhau hết. Kết thúc rồi anh à, kết thúc từ cái ngày em bỏ khỏi lễ cưới của chúng mình kìa.

Giọng tôi nhẹ nhàng đáp trả, tôi vô cùng ngạc nhiên vì giọng nói của mình quá bình thản, nếu không muốn nói là lạnh lùng.

- Kết thúc?

Duy Thành nghiến răng đáp lại, bàn tay anh siết chặt cả hai quai hàm tôi làm tôi đua điếng:

- Ồ! Không đâu. Chuyện chúng ta chưa kết thúc, em là người hiểu rõ điều đó hơn ai hết mà.

Tôi nhăn mặt rên lên:

- Đau. Anh làm em đau quá.

Nhưng giọng của Duy Thành vẫn không một chút khoang nhượng và bàn tay của anh vẫn không rời khỏi khuôn mặt tôi. Nếu tôi đoán không lầm thì anh giữ lấy khuôn mặt tôi chỉ để giữ tay mình không bóp nát người tôi ra, toàn thân anh căng thẳng và đầy giận dữ, bất giác tôi thấy sợ trong lòng. Duy Thành không còn như xưa nữa, anh hoang dại và cuồng nộ hơn xưa rất nhiều:

- Nếu em không nói rõ cho anh biết sao em có thể bỏ đi không một lời từ biệt suốt gần ấy thời gian thì em đừng hòng anh buông tay. Anh thề sẽ moi tim em ra xem trong đó chứa những gì mà em lại nhẫn tâm làm anh điên đảo như thế.

Tôi lắp bắp:

- Em không yêu anh. Em đã nói lý do tại sao em bỏ lễ cưới và không làm vợ anh rồi mà, giờ thì lý do cũng như thế nó chẳng khác gì so với ba năm về trước đâu.

Duy Thành giận dữ bỏ khuôn mặt tôi ra, thay vào đó là chụp lấy em tôi và mang tôi vào trong xe anh vừa được nhân viên khách sạn đưa đến lúc nào tôi cũng chẳng rõ. Tôi hết hồn nhìn quanh như tìm kiếm, nhưng chẳng có ai ngoài những người đi đường đang tò mò nhìn hai chúng tôi.

- Lên đi!

Tôi mím môi định phản đối nhưng nhìn đôi mắt u ám đó, tôi bậm môi bước lên xe vì hiểu rằng ngay giây phút này đây không ai có thể ngăn nỗi Duy Thành làm điều anh muốn.

Tôi bị đưa đến khu công viên cao cấp ở ngoại ô thành phố Đà Lạt, ở đây có không khí trong lành và yên tĩnh rất thích hợp cho việc nói chuyện và thậm chí là đánh nhau. Có lẽ hai từ “đánh nhau” đó rất thích hợp với tôi và Duy Thành lúc này.

- Em làm nhân viên quảng cáo sao?

Duy Thành hỏi tôi khi đưa mắt nhìn vào cái nón tôi đang đội, câu hỏi chẳng ăn nhập gì đến chuyện cần nói giữa tôi và anh.

- Không. Chỉ “mượn” tạm thôi, có dịp sẽ trả lại.

Duy Thành bước đến đứng trước mặt tôi rồi nói:

- Anh đưa em về nhà. Em thu xếp quần áo theo anh về Sài Gòn gặp ba mẹ.

Tôi ngẫng lên nhìn anh rồi mệt mỏi nói:

- Hình như em đang nói thứ tiếng gì đó mà anh không hiểu sao? Chuyện của chúng ta đã kết thúc rồi, gia đình em cũng chẳng còn ai ở Sài Gòn cả. Ba mẹ em cũng đã chuyển ra sống với em luôn rồi, anh đừng phí công như thế nữa.

Duy Thành nheo mắt nhìn tôi rồi nói:

- Em vẫn còn mẹ ruột của mình mà?

Câu hỏi như khẳng định của anh khiến tôi giật thoát mình, tôi nhìn anh và quay nhanh đi:

- Anh đang nói gì vậy. Thì em đang sống với ba má ruột của mình, chứ ba mẹ nào ở Sài Gòn nữa mà anh nói thế.

Duy Thành kéo tôi lại, bắt tôi nhìn thẳng anh và tiếp lời:

- Nhìn thẳng anh nè. Sao em có cái tật mỗi khi nói dối là chớp chớp mắt và nhìn hướng khác, nếu có tài nói dối thì ít ra cũng phải có cái tài nhìn vào đối phương chứ. Như vậy thì lời nói dối của mình sẽ được người ta tin tưởng phần nào hơn.

Tôi đờ người ra nhìn anh và lắp bắp:

- Anh đang nói gì vậy? Anh làm em không hiểu gì cả?

- Em không hiểu hay em giã vờ không hiểu. Mẹ cần em ngay lúc này lắm, em không biết là anh tìm em gian nan như thế nào đâu.

Tôi nuốt nghẹn vào lòng, giấu đi giọt nước mắt đang chực trào ra khóe mắt và bướng bỉnh nói:

- Anh điên rồi.

Đến lúc này thì Duy Thành như không còn đủ kiên nhẫn với tôi nữa. Anh nói lớn giọng đầy thịnh nộ:

- Em là con gái ruột của mẹ anh. Chuyện lớn như thế mà em cũng giấu anh và tự ý hành động một mình để rồi cả hai chúng ta cùng khổ suốt bao năm, em không biết rằng vì những suy nghĩ nông cạn, điên khùng của em mà anh như một thằng điên, thằng mù oán với những suy nghĩ chết người. Em bỏ đi khi công bố với mọi người em chỉ xem anh như trò đùa và không còn cảm thấy thích thú nữa rồi biến mất khỏi Sài Gòn như một bóng ma. Lúc ấy, anh hận em vô cùng, hận em đến mức thề với lòng rằng sẽ không bao giờ tìm lại em nữa.

Duy Thành thả tay tôi ra rồi nói tiếp, khuôn mặt anh đầy khổ đau và chìm trong u uất, và chính tôi đã mang niềm u uất đó đến cho anh:

- Anh sa vào rượu chè, làm việc, gái và vũ trường thâu đêm. Anh muốn tự tay mình xóa bỏ hình bóng em, nhưng chẳng có kết quả gì mấy, vì khi cố quên thì sẽ chẳng bao giờ quên được. Rồi một đêm sau khi đi nhậu say về, anh nghe tiếng mẹ khóc và than thở bên bức hình của em. Bà ân hận và muốn em trở về bên cạnh anh, muốn em về lại nơi mà em đã rũ bỏ. Thế là anh đã hiểu tất cả, lúc ấy anh như tỉnh cơn mê và gặp mẹ hỏi chuyện cho ra lẻ, anh đã nóng giận, đã quở trách bà và bỏ nhà ra đi. Anh thật ân hận khi nghĩ đến việc ấy, anh quá đau đớn khi nghĩ đến em, nghĩ đến nỗi đau mà em đã chịu trong suốt thời gian bên cạnh anh.

Vuốt nhẹ mái tóc vì gió của mình Duy Thành thở dài:

- Anh tìm em. Đó là việc đầu tiên anh làm, anh bắt đầu chiến dịch lùng sục em khắp nơi và không bao giờ tìm thấy tin tức nào về em. Rồi anh nghe tin mẹ bị bệnh và phải ngồi xe lăn suốt đời, bác sĩ chuẩn đoán bà bị bán thân bất toại từ sau ngày ấy.

Tôi thản thốt kêu lên, nước mắt lăn dài trên má:

- Trời ơi!

Duy Thành quỳ một chân xuống trước mặt tôi, anh nhìn vào đôi mắt đẫm lệ của tôi rồi tiếp:

- Tâm nguyện của bà là gặp lại em, đứa con gái mà bà đã yêu thương thầm kín suốt nhiều năm mà chẳng dám nói. Mọi người luôn mong em quay về. Anh, em trai em, ba và mẹ, hãy quay về kết nối những gì mà suốt ba năm em bỏ phế nó. Tình yêu này, hạnh phúc này và cả tình mẫu từ nữa. Anh xin em hãy quay về.

Tôi bật khóc, khuôn mặt đẫm nước mắt của tôi chìm trong nỗi đau đớn tận cùng. Trong đầu tôi giờ trống rỗng và lòng thì tràn ngập những cảm giác trái ngược đầy mâu thuẫn, khiến tôi chỉ biết khóc trong lúc này mà thôi.

- Đừng khóc! Anh xin em đừng khóc.

Duy Thành cũng rơi lệ, lần đầu tiên tôi thấy anh rơi nước mắt. Người đàn ông như anh tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện anh đau khổ, chứ đừng nói gì đến chuyện rơi nước mặt như thế này.

- Không. Em không về nơi đó đâu, giờ thì dù anh có biết sự thật hay không thì mọi chuyện cũng đã qua rồi. Em không muốn gặp mẹ và cũng chẳng muốn về lại với anh.

Hít một hơi dài tôi nén lòng nói nhỏ:

- Em muốn bình yên sống một cuộc sống không đau buồn. Từ lâu em đã tha thứ cho mẹ, nếu không tha thứ thì em đã không rời bỏ lễ cưới của mình. Em không muốn làm bà thêm đau khổ, hãy để bà xem em như đứa con gái lấy chồng xa rồi.

- Em đâu có lấy chồng. Mẹ kiếp!

Duy Thành bật dậy nóng nãy độp lại lời tôi:

- Em phải làm vợ anh. Nếu anh chưa kết hôn với em, thì làm sao mà mẹ nghĩ em lấy chồng xa được kia chứ?

Tôi ngồi thừ ra im lặng một lúc rồi yếu ớt nói:

- Chúng ta là anh em. Mẹ em hiện là mẹ anh kia mà, Thành Phan là em trai ruột em và cũng là em tai ruột anh.

Duy Thành rít lên:

- Điên khùng. Thì ra cái mà em rời khỏi anh không phải là hy sinh cho mẹ, mà là cái mặc cảm tự ti sai lầm ngốc nghếch của em. Chúng ta không phải là anh em, mặc dù hai chúng ta có cùng một đứa em, nhưng anh và em chẳng hề có dòng huyết thống nào chung cả.

Rồi thở ra anh nói nhỏ:

- Em không biết rằng trước kia em sai lầm vì không chia sẽ với anh những điều này và đến bây giờ em vẫn còn tiếp tục sai lầm sao?

Tôi bực bội nạt lớn, sự bướng bỉnh và ngang ngạnh của tôi ở đâu dâng lên đột ngột khiến tôi cũng bất ngờ:

- Em không sai lầm và em sẽ không trở về với anh.

- Em phải trở về. Mẹ không còn nhiều thời gian để đợi sự tự ái và ngu ngốc của em qua đi đâu.

Tôi quay quắt lại nhìn Duy Thành, khuôn mặt vô cùng sững sốt:

- Anh nói cái gì?

***

- Mẹ! Đây là cỏ mai mắn, con vừa trồng được đó. Mẹ thấy có đẹp không?

Tôi vừa cười vừa hỏi mẹ, rồi đưa tay vuốt mái tóc bà đang bay lòa xòa trước trán. Bà nhìn tôi nhưng đôi mắt vô hồn và không nói lời nào, tôi vẫn chưa quen với hình dáng này của bà, căn bệnh của bà cũng khá hơn lúc tôi mới về gặp lại mẹ. Nhưng bà không nói được cũng chẳng thể tự mình chủ động di chuyển như trước. Mọi sinh hoạt bà cũng cần có người giúp đỡ và chăm sóc, tôi về chăm sóc mẹ và thường trò chuyện cùng mẹ để bà hiểu rằng tôi yêu mẹ nhiều như thế nào. Tôi muốn dành hết tình cảm còn lại của mình để chăm lo cho mẹ, tôi muốn bà cảm thấy được tha thứ và cả tôi cũng muốn được bà tha thứ nữa.

- Mẹ đã ăn gì chưa chị Hai?

Giọng của Thành Phan vang lên sau lưng làm tôi ngẫng lên và gật đầu. Không những tình cảm mẹ con của chúng tôi được cải thiện mà tình cảm chị em cũng thắm thiết không kém, Thành Phan giờ thì cũng hiểu ra tại sao khi xưa cậu ấy yêu mến và có cảm giác thân thuộc với tôi như thế.

- Chị cho mẹ ăn cháo rồi. Nhưng hôm nay chị thấy mẹ hơi buồn hơn hôm qua.

Ngồi xuống bên cạnh tôi, Thành Phan nói nhỏ:

- Thôi mà chị. Em thấy mẹ khá hơn đó chứ, đừng mất niềm tin như thế. Mẹ sẽ cố gắng vì hai chị em mình mà.

Tự nhiên mắt tôi đỏ hoe, tôi sợ điều mình không dám nghĩ trong đầu. Tôi sợ mình mất bà một lần nữa trong đời, tôi đã bỏ phí thời gian được sống bên cạnh bà, giờ tôi sẽ không chịu nổi nếu mẹ lại rời xa tôi lần nữa.

- Thôi mà. Bà chị ngốc.

Thành Phan ôm tôi vào lòng và mắt cậu ấy chớp chớp để ngăn sự xúc động cũng đang dâng lên trong đôi mắt cậu. Hai chúng tôi ngồi bên cạnh mẹ thật lâu, nói chuyện với bà thật nhiều, chúng tôi muốn mẹ biết, điều mẹ ước ao đã thành hiện thực. Giờ đây cả hai chị em tôi đang sống bên nhau như một gia đình mà mẹ từng ao ước.

Tôi phần nào cũng hiểu được tình cảm của mẹ dành cho mình, qua cuốn nhật ký mẹ viết trong suốt nhiều năm mà tôi tình cờ đọc được, tôi nghĩ trong việc này không ai đau khổ hơn bà. Vốn yếu đuối, hay lo sợ lại là thân gái bà đã khổ sở thật nhiều khi sinh ra tôi và đau đớn thế nào khi vứt bỏ tôi.

Tôi hiểu được bà thì bà chẳng thể nói chuyện với tôi, chỉ hay nhìn tôi đau đáu mỗi khi tôi trò chuyện với bà. Những lúc như thế khiến tôi thêm tự trách mình, tôi càng tự trách mình thì tôi càng trốn tránh tình cảm của riêng mình. Từ khi về lại Sài Gòn chăm sóc mẹ, tôi tránh mặt Duy Thành bất cứ lúc nào có thể, anh đến thăm mẹ thì tôi viện cớ đi nấu gì đó cho bà, anh xuống bếp thì tôi viện cớ đi chợ. Anh đi cửa trước thì tôi đi cửa sau, anh đứng chờ tôi trước cửa phòng thì tôi đứng mãi ngoài vườn không chịu vào vì sợ gặp anh.

Tôi không biết tình trạng lấp lửng của hai chúng tôi chừng nào mới kết thúc, nhưng tôi thấy Duy Thành gần như mất hết kiên nhẫn với thái độ gàng bướng của tôi. Và thay vì bắt tôi đối diện với tình cảm của mình như anh vẫn thường làm, thì lần này anh cũng tỏ ra phớt lờ và lãnh đạm tôi. Anh không hề nhìn tôi mỗi khi nói chuyện, cũng chẳng hỏi han gì tôi khi tình cờ gặp. Cứ thế tình cảm của chúng tôi cứ lạnh lùng trôi qua, một tháng, hai tháng rồi đến ba và cứ thế khiến tôi thêm bực bội rồi cáo gắt với anh.

Tất nhiên, Duy Thành đáp trả lại tôi bằng chính thái độ mà tôi đối xử với anh, khiến chúng tôi y như những kẻ thù mỗi khi đụng mặt nhau. Sáng nay khi tôi đang ngồi với mẹ sau khi đi Đà Lạt thăm ba má tôi ít hôm, thì Duy Thành lái xe về nhà. Chúng tôi đã không gặp nhau suốt một tuần và lần này anh không về nhà một mình, đi chung với anh là cô gái xinh đẹp lần trước tôi gặp tại khách sạn RoYal.

- Em chào chị! Bác gái hôm nay khỏe hả chị?

Tôi nhíu mày nhìn cô gái trước mặt mình, và Duy Thành bước đến nhìn tôi hắng giọng giải thích:

- Đây là Hạnh Quyên. Những ngày em về Đà Lạt cô ấy đã đến chăm sóc mẹ đấy.

Tôi cười rồi quay sang nhìn Duy Thành như hỏi, tôi cảm thấy không vui và thấy căng thẳng trong người, mà đâu biết đây chính là cảm giác ghen tuông đang thấm vào máu tôi. Anh nhìn lại tôi và khuôn mặt không để lộ một chút cảm xúc gì, anh chỉ yên lặng ngấm nhìn Hạnh Quyên đang trò chuyện với mẹ, thái độ bàng quang như không có lỗi gì hết.

- Anh làm thế là ý gì?

Tôi nghiến răng hỏi khi vào lấy nước cho Hạnh Quyên, Duy Thành cũng bước vào theo tôi để lấy cái gì đó cho cô nàng. Tôi vẫn chưa quen được cái giọng ngọt lịm đến chết người đó của cô ta:

- Anh chẳng hiểu em nói gì?

Duy Thành lạnh nhạt, tôi liền bùng nổ:

- Anh chẳng hiểu hay cố tình anh không hiểu? Sao anh nhờ cô ấy chăm sóc mẹ, anh có thể nhờ Huỳnh Nga mà, con bé là vợ sắp cưới của Thành Phan và cũng là con dâu tương lai của mẹ.

Duy Thành liền quay sang nhìn tôi, đôi mắt anh đầy tức giận:

- Sao em dám chắc Hạ Quyên không phải là con dâu tương lai của mẹ chứ. Cô ấy sẽ là con dâu tương lai của mẹ.

Tôi chấn động cả người, cảm thấy tim mình bị ai đó bóp nghẹn lại. Tôi trốn tránh tình cảm của mình đấy, không muốn nói đến chuyện tình cảm của hai chúng tôi trong lúc này đấy, nhưng cũng không có nghĩa là tôi chịu thấy anh thay đổi nhanh chóng như thế và tôi dễ dàng chấp nhận điều này.

Đừng hòng – tôi nhăn mặt nghĩ – Sao anh ta có thể chứ? Tôi cố dằn lòng rồi nói nhỏ:

- Tôi hiểu rồi. Chúc mừng anh.

Tôi giận dữ bước qua người anh nhưng bị Duy Thành nắm tay kéo lại:

- Em hiểu gì? Nói tôi nghe em hiểu gì nào? Tôi dám chắc rằng em chẳng hiểu được gì trong cái đầu nhỏ bé xinh xắn của em hết.

Tôi vùng thoát và gần như hét lớn, quên mất cha anh ở trên lầu và Hạ Quyên đang ở trước phòng khách:

- Chuyện đó là của tôi. Chẳng liên quan gì anh hết, nhưng từ đây nghe tôi nói này, mẹ tôi sẽ tự mình chăm sóc mẹ và anh muốn đưa ai đến chăm sóc bà cũng phải hỏi ý tôi.

Thật đúng là vô lý hết sức, nhưng tôi vẫn nói ra những lời đó trong lúc giận dữ. Tôi nhìn Duy Thành một cái đầy căm ghét rồi quay đầu bỏ đi, tôi vẫn không kịp nhìn thấy đôi mắt đầy khổ sỡ của anh.

Trước kia tôi trốn tránh Duy Thành và cảm thấy có lỗi, nhưng qua ngày hôm ấy tôi cư xử như một con điên trước mặt anh. Đại loại như buổi trưa hai ngày sau đó Duy Thành mời Hạ Quyên đến dùng cơm, tôi cũng tỏ ra bình thường thậm chí là vui vẻ với cô nàng rất nhiều, nhưng với anh thì khác.

- Chị Thư này! Chị có người yêu chưa?

Tôi suýt mắc nghẹn khi nghe Hạ Quyên hỏi, Huỳnh Nga và Thành Phan đưa mắt nhìn tôi. Bầu không khí vốn đã căng thẳng nay lại càng căng thẳng hơn, tôi nuốt vội miếng cơm xuống rồi tỉnh bơ nói:

- Chị sắp cưới.

Căn phòng ai cũng ngạc nhiên nhìn tôi, chỉ có Hạ Quyên là vỗ tay cười trong cô nàng vui vẻ chưa kìa.

- Thật hả chị? Hạnh phúc quá hà, không biết khi nào đến lượt em nữa.

Rồi cô nàng nũng nịu quay sang Duy Thành đang nhìn tôi bằng ánh mắt “giết người”.

- Em mong được kết hôn với người như anh Thành lắm, đẹp trai, ga lăng và yêu thương phụ nữ nữa.

Máu hoạn thư của tôi liền nổi lên, tôi cười nhạt:

- Đúng. Anh ấy là mẫu người lý tưởng lắm, nhưng cũng phải coi chừng thói tăng hoa của anh ấy sẽ có ngày khiến em rơi lệ đó.

Duy Thành trừng mắt nhìn tôi, còn Hạ Quyên thì nói nhỏ giọng đầy tin tưởng:

- Em không nghĩ anh ấy là người như thế đâu. Em rất tin anh Thành.

Hạ Quyên liền quay sang hỏi tôi:

- Chị và người ấy quen lâu chưa?

Tôi trả lời bâng quơ:

- Khoảng hai năm, anh ấy ở Đà Lạt còn chị ở đây chăm sóc mẹ một thời gian rồi chị mới dự định chuyện cưới xin.

Cộp.

Duy Thành dằn đôi đũa xuống rồi quay người đi, anh chỉ lạnh lùng buông ra một câu:

- Anh no rồi.

Rồi anh bỏ ra ngoài vườn. Huỳnh Nga thường ngày lanh lẹ, giờ im re lùa lùa cơm như thể nếu không ăn nhanh thế gian này sụp đổ mất. Còn Thành Phan cười gượng:

- Ăn thôi, cơm ngon quá.

Hạ Quyên vẫn dõi mắt theo Duy Thành rồi cô nàng cũng bỏ đũa chạy ra ngoài theo anh:

- Em xin lỗi. Mọi người anh cơm đi, em ra ngoài với anh ấy một chút.

Tôi nhìn chén cơm mà hết muốn ăn khi nhìn thấy Hạ Quyên đang bịp mắt anh từ phía sau, cử chỉ quá thân thiết đã khẳng định thái độ của hai người. Cũng đúng thôi, tôi giờ trên ba mươi còn Hạ Quyên chỉ là cô bé hai mươi mấy tuổi, nếu tôi là anh tôi cũng sẽ suy nghĩ kỷ về sự lựa chọn này. Bất giác tôi thở dài…

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: