Phân tích 16 câu giữa Vội Vàng

Mở bài

Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới với hồn thơ tiêu biểu cho tiếng nói thiết tha , tình yêu cuộc sống, con người và rạo rực khát khao giao cảm với đời. Thơ Xuân Diệu tinh tế, gợi cảm, độc đáo trong chất liệu cũng như trong bút pháp thi ca. " Vội vàng" không chỉ là thi phẩm đặc sắc nhất trong tập thơ Thơ – bài thơ đầu tay Xuân Diệu dàng tặng cho thế gian mà còn là bài thơ hay nhất cả cuộc sống sáng tác của ông. Bài thơ vừa như một nguồn cảm xúc trào dâng vừa là tuyên ngôn sống của một nhà thơ khao khát yêu đời. Đặc biệt đoạn thơ sau đây trong bài thơ là đoạn thơ hay nhất thể hiện quan niện nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian và tuổi trẻ.

(trích thơ)

Giới thiệu chung

Với "Vội vàng" nhà thơ đã xây lầu thơ giữa vẻ đẹp cuộc đời. Bài thơ hấp dẫn người đọc không chỉ bởi sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc dồi dào và mạch luận lý sâu sắc trong một giọng điệu sôi nổi, đắm say mà còn mang đến sự trải ngiệm mới mẻ về sự cách tân nghệ thuật độc đáo của một hồn thơ mới Xuân Diệu. Đoạn thơ mà ta cảm nhận nằm giữa bài Vội Vàng. Nếu ở 13 câu đầu thi sĩ đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – cuộc sống tha thiết đắm say thì ở đạon thơ này, thi sĩ đã tập trung thể hiện quan niệm mới mẻ về thời gian.

Thân bài

" Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất"

Thời gian trong thơ ca trung đại là thời gian "tuần hoàn" nghĩa là thời gian được hình dung như 1 vòng tròn liên tục tái diễn, hết 1 vòng lại quay về vị trí xuất phát, cử trở đi rồi trở lại mãi mãi, chẳng hạn như Hồ Xuân Hương nói: " Ngặt nỗi, xuân đi, xuân lại lại". Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn "tĩnh", lấy cả sinh mệnh vũ trụ để làm thước đo cho thời gian. Còn đối với Xuân Diệu, ông nhìn đời bằng cái nhìn "động", với ông, thời gian là tuyến tính, nghĩa là thời gian như 1 vòng chảy xuôi chiều, mỗi khoảnh khắc trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Đoạn thơ sử dụng cặp từ đối lập "tới – qua" , "Non – già", và từ "xuân" lặp lại 5 lần đã cho người đọc thấy được sự cảm nhận rất đỗi tinh tế của thi sĩ về bước đi của thời gian. Thời gian như 1 dòng chảy không nghừng nghĩ, cái ta đang có cũng chính là cái ta đang mất. Ở hiện tại đã có quá khứ và hé mở tương lai và thi sĩ luôn lo sợ, ám ảnh về thời gian bởi: " tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới" . Điệp ngữ " nghĩa là" 3 lần đã làm cho mạch thơ trở nên chặt chẽ, sâu sắc hơn thể hiện 1 quan niệm nhân sinh tích cực của Xuân Diệu về cuộc sống. Nếu các nhà thơ xưa lấy sinh mệnh của vũ trụ làm thước đo cho cuộc đời thì Xuân Diệu lại lấy sinh mệnh cá thể mình làm thước đo cho thời gian. Vì vậy: "Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất". Thậm chí Xuân Diệu còn lấy quãng đời ngắn nhất trong sinh mệnh con người là tuổi trẻ để làm thước đo nên giọng thơ càng trở nên chua chát hơn. Từ "xuân" vừa là xuân của đất trời, vừa là xuân của tuổi trẻ. Mùa xuân của thiên nhiên còn mãi mà mùa xuân của đời người đã hết thì "tôi cũng mất". Vì vậy mà 6 câu thơ tiếp hteo mang giọng thơ dỗi hờn, trách móc.

" Lòng tôi trộng nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn

Nếu tuổi trể chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời."

Dù tình yêu cuộc sống có "rộng" đến bao nhiêu thì "lượng trời vẫn cứ chật" nên tuổi trẻ nhân gian không kéo dài thêm mãi. Ở đây, đoạn thơ đã sử dụng 1 hệ thống từ ngữ hình ảnh được đặt trong thế tương phẩn đối lập cao độ (rộng – chật, xuân tuần hoàn – tuổi trẻ chẳng hai lần, còn – chẳng còn) đễ làm nổi bật tâm trạng tiếc nuối thời gian, cuộc đời. Vũ trụ có thể vĩnh viễn, mùa xuân của con người chỉ có một lần. Rõ ràng Xuân Diệu đã lấy sinh mệnh cá thể để làm thước đo cho thời gian. Vì vậy khi nghĩ về tính hạn chế của kiếp người, Xuân Diệu đã đem đến 1 nỗi ngậm ngùi thật mới mẻ.

" Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi

Nên bâng khâng tôi tiếc cả đất trời"

Đọc hai câu thơ ta như nghe rất rõ tiếng thở dài bất lực của thi nhân. Và ta cũng nghe rất rõ cái bâng khuâng nuối tiếc của nhà thơ phả vào đất trời. Dường như trước mắt người đọc giờ đây cả một trời tiếc nuối.

" Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi

Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt"

Đây là hai câu thơ thể hiện rõ nhất cách cảm nhận ấy không chỉ bằng thị giác mà còn bằng cả khứu giác "mùi tháng năm" và vị giác "vị chia phôi". Mỗi khoảnh khắc giờ đây như đang vội bỏ hiện tại để trở thành quá khứ và hé mở tương lai là một chân trời chia li mất mát. Thời gian thấm đậm hương vị của sự chia lìa và trải trộng ra khắp sông núi, len lỏi đến từng cá thể.

" Con gió sinh thì thào trong lá biếc

Phải chăng hờn vì nỗi phải ra đi

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa"

Gió luà trong lá giờ đây không còn là những âm thanh tươi vui của thiên nhiên mà là lời thì thào về nỗi hờn giận, buồn thương vì gió phải chia tay với cây lá để bay đi. Chim chóc trên cây đang ca hát rộn ràng để chào xuân thì bỗng " đứt tiếng reo thi" vì phải lo sợ cho mùa xuân sắp sửa trôi qua. Biện pháp nhân hóa trong câu thơ khắc họa rõ nét hơn nỗi buồn thương nuối tiếc không của riêng gì Xuân Diệu mà của cả vạn vật trong thiên nhiên. Vì đã nhận thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian 1 đi không trở lại. Phải chăng vì vậy mà Xuân Diệu đã đưa ra 1 quy định hợp lý cho mình và cả mọi người " Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân" .

Và đoạn thơ kết thúc là 1 tiếng thốt thể hiện niềm nuối tiếc tột cùng.

"Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa..."

Đây là 1 lời than vãn đầy nuối tiếc về sự ra đi của thời gian. Câu thơ cảm thán với cách ngắt nhịp biến hóa làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng bâng khuâng, vừa luống cuống, tiếc rẽ của thi nhân. Không thể "buộc gió, tắt nắng" cũng không thể cầm, giữa được thời gian thì chỉ còn có cách thực tế nhất là chạy đua với thời gian, là phải tranh thủ sống. Vì vậy mà đoạn thơ cuối bắt đầu bằng lời giục giả sống vội vàng và những câu thơ cuối bài thơ đã thể hiện một phong cách sống vội vàng của Xuân Diệu, thể hiện 1 cái tôi luôn khao khát sống hết mình với mùa xuân tuổi trẻ, cuộc đời.

Đoạn thơ sử dụng nhiều điệp từ điệp ngữ, giọng thơ sôi nỗi nhưng không che giấu được niềm nuối tiếc xót xa vì thời gian qua đi, từ ngữ, hình ảnh thơ được đặt trong thế đối lập, tưởng phản cao độ. Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ đặc sắc, giàu ý nghĩa và mang đậm dấu ấn của Xuân Diệu. Tóm lại, đoạn thơ trên đã thể hiện tâm trạng nuối tiếc cuộc đời của Xuân Diệu xuất phát từ quan niệm nhân sinh mới mẻ.

Kết bài

Qua đoạn thơ, người đọc thêm trân trọng cái thông điệp mà Xuân Diệu muốn gửi tới thanh niên: Hãy sống hết mình, hãy biết trân trọng từng giây phút của cuộc đời mình vì thời gian là tuyến tính, một đi không bao giờ trở lại. Đây cũng là một tiếng lòng chân thành nhất của 1 tâm hồn nghệ sĩ luôn cháy bỏng với cuộc sống – Xuân Diệu.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #thơ-ca