Vo Tac Thien
Võ Tắc Thiên
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
Thông tin trong bài (hay đoạn) này không thể kiểm chứng được do không được chú giải từ bất kỳ nguồn tham khảo nào.
Xin bạn hãy cải thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn uy tín. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì hãy chuyển nguồn tham khảo từ phiên bản đó cho bài này. Nếu không, những câu hay đoạn văn không có chú giải nguồn gốc có thể bị thay thế hoặc xóa đi bất cứ lúc nào.
Thánh Thần Hoàng Đế
Nữ hoàng duy nhất của Trung Hoa (chi tiết...)
Tại vị 19 tháng 10, 690[1] - 22 tháng 2, 705[2]
Tiền nhiệm Đường Duệ Tông
Kế nhiệm Đường Trung Tông
Chồng Đường Thái Tông
Đường Cao Tông
Tên đầy đủ
Mị; (媚;), sau này Chiếu[3] (曌)
Thụy hiệu Võ Tắc Thiên Đại Thánh Hoàng Hậu[4]
則天順聖皇后
Miếu hiệu không có[5]
Hoàng tộc Chu (周)
Thân phụ Võ Sĩ Hoạch
Thân mẫu Dương Thị
Sinh 625[6]
Mất 16 tháng 12, 705
Trung Quốc
Võ Tắc Thiên (chữ Hán: 武則天; tên riêng Võ Chiếu 武曌; 625 - 16 tháng 12 năm 705). Tên của bà ban đầu là cái tên không may mắn nên được Đường Thái Tông đổi tên thành Võ Mỵ Nương (武媚娘)) khi bà còn làm Tài Nhân trong cung. Khi lên ngôi Hoàng đế bà đổi tên thành Võ Chiếu (武曌), chữ "Chiếu" trong tên bà vốn là chữ "chiếu" (照) nhưng để may mắn bà đã tự tạo chữ mới (日月当空 nhật nguyệt đương không) và là một trong những chữ trong Võ Hậu Tân tự. Bà là nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc đã lập ra triều đại của riêng mình, nhà Võ Chu (周), và cai trị dưới cái tên Thánh Thần Hoàng Đế ((聖神皇帝) từ 690 đến 705. Việc bà nổi lên nắm quyền cai trị bị các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích mạnh mẽ nhưng các nhà sử học từ sau thập kỷ 1950 đã có cái nhìn khác về bà.
Mục lục [ẩn]
1 Xuất thân
2 Con đường quyền lực
3 Một nhà Chu xen giữa triều đại nhà Đường
4 Những ngày cuối đời
5 Nhà Chu (690 - 705)
6 Ghi chú
7 Xem thêm
8 Liên kết ngoài
[sửa] Xuất thân
Gia đình bà có nguồn gốc ở huyện Văn Thuỷ (文水), thuộc quận Tinh Châu (幷州; hiện nay là thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây). Văn Thủy hiện là một huyện thuộc Lữ Lương Địa Khu (吕梁地區) nằm cách Thái Nguyên 80 km về phía tây nam. Cha bà là Võ Sĩ Hoạch (武士彠) (577-635), một thành viên thuộc một gia đình quý tộc danh tiếng ở Sơn Tây, và là một thành viên liên minh của Lý Uyên, người sáng lập ra nhà Đường, khi ông tiến hành chiến tranh giành quyền Lực (chính Lý Uyên cũng thuộc một gia đình quý tộc nổi tiếng ở Sơn Tây). Mẹ bà là Dương Thị (楊氏) (579-670), một phụ nữ thuộc gia đình quý tộc hoàng gia nhà Tuỳ. Võ Tắc Thiên không phải sinh ở Văn Thuỷ, bởi cha bà đảm nhận nhiều chức trách ở nhiều nơi trong suốt cuộc đời. Bà được cho là sinh ở Lợi Châu (利州) hiện là thành phố Quảng Nguyên (廣元市), phía bắc tỉnh Tứ Xuyên, cách Văn Thủy khoảng 800 km về phía tây nam, nhưng một số nơi khác cũng được cho là nơi sinh của bà gồm cả thủ đô Trường An.
Bà được đưa vào hậu cung vua Thái Tông nhà Đường vào khoảng năm 638 (một thời điểm khác có thể là: 636) và là một Tài Nhân (才人), tức là một trong chín người thiếp cấp thứ năm. Vua Thái Tông đặt tên cho bà là Mị (媚), có nghĩa là "duyên dáng, xinh đẹp", và vị nữ hoàng trẻ thường được người Trung Quốc gọi là Võ Mị Nương (武媚娘).
[sửa] Con đường quyền lực
Năm 649, Đường Thái Tông chết, và theo thói thường đối với những người thiếp, Võ Mị Nương phải rời cung để vào một ngôi chùa Phật giáo, nơi bà sẽ phải xuống tóc.
Không lâu sau, có lẽ là vào năm 651, bà lại được vua Cao Tông, con của Thái Tông, đưa trở lại hoàng cung bởi vì ông đã sửng sốt trước sắc đẹp của bà khi đi cúng tế cho cha. Vợ vua Cao Tông, hoàng hậu họ Vương (王), đóng vai trò quan trọng trong việc đưa Võ Mị Nương hòa nhập lại vào cung đình. Nhà vua lúc ấy đang rất sủng ái một phi tần họ Tiêu (蕭) và hoàng hậu hy vọng rằng khi có một người thiếp đẹp mới nhà vua sẽ thôi chú ý tới người phi kia. Các nhà sử học hiện nay đang tranh cãi về câu chuyện lịch sử này, và một số nghĩ rằng Võ Tắc Thiên trên thực tế chưa hề rời khỏi hoàng cung, và rằng có thể bà đã có tình ái với vị thế tử (người sau này là vua Cao Tông) từ trước, khi vua Thái Tông còn đang sống. Dù sự thực thế nào chăng nữa, vẫn chắc chắn rằng tới đầu những năm 650 Võ Tắc Thiên đã là thiếp của vua Cao Tông và bà được gọi là Chiêu Nghi (昭儀), mức cao nhất trong chín cấp bậc của những phi tần thuộc hàng thứ hai. Việc vị hoàng đế lấy một trong những người thiếp của cha mình, và lại từng là một sư nữ như các nhà sử học truyền thống tin tưởng là một cú sốc đối với những nhà đạo đức Khổng giáo.
Võ Tắc Thiên nhanh chóng bộc lộ tài năng của mình trong việc vận động và lập mưu mẹo. Đầu tiên bà tống Tiêu phi cho khỏi bị ngáng đường, mục tiêu tiếp sau chính là hoàng hậu. Năm 654, con gái của Võ Tắc Thiên bị giết. Vương Hoàng hậu bị nghi ngờ là ở gần phòng của đứa trẻ. Bà bị nghi là đã giết nó vì ghen tuông và sau đó bị hành hình. Truyền thuyết kể rằng Võ Tắc Thiên đã giết chính con của mình, nhưng có lẽ điều này là do các đối thủ của bà và các nhà sử học Khổng giáo bịa ra. Ngay sau đó, bà được hoàng đế phong làm Thần Phi (宸妃), ở thứ bậc cao hơn bốn phi tần cao nhất và chỉ kém hoàng hậu. Cuối cùng, tháng 11 năm 655, Vương hoàng hậu bị giáng phong và Võ Tắc Thiên được đưa lên làm hoàng hậu. Sau đó Võ hậu giết Vương hậu cùng Tiêu phi một cách tàn bạo - họ bị đập nát chân tay và sau đó tống vào những thùng rượu to để họ còn sống khổ cực thêm ít ngày nữa.
[sửa] Một nhà Chu xen giữa triều đại nhà Đường
Sau khi Cao Tông bắt đầu bị giảm sút sức khỏe vì đột quỵ, từ tháng 11 năm 660, bà bắt đầu cai trị Trung Quốc từ phía sau. Thậm chí sau này bà còn có được quyền lực tuyệt đối khi hành quyết Thượng Quan Nghi (上官儀) và Lý Trung (李忠) vào tháng 1 năm 665, và từ đó bà ngồi sau vị hoàng đế lúc ấy đã câm lặng để coi chầu (có lẽ bà ngồi sau một bức màn phía sau ngai vàng) và đưa ra các quyết định. Bà cai trị dưới tên chồng và sau khi ông chết thì dưới tên của các vị vua bù nhìn tiếp theo (con bà Hoàng đế Trung Tông và sau đó là đứa con khác Hoàng đế Duệ Tông), chỉ thực sự chiếm hẳn quyền lực vào tháng 10 năm 690, khi bà tuyên bố lập ra nhà Chu, lấy tên theo tên thái ấp của cha bà và muốn sánh ngang với triều đại rực rỡ nhà Chu trước đó thời cổ Trung Quốc mà bà coi gia đình họ Võ có nguồn gốc từ đó. Tháng 12 năm 689, mười tháng trước khi bà chính thức lên ngôi, bà bắt triều đình đưa ra chữ mới Chiếu (曌), cùng với 11 chữ khác để trưng ra quyền lực tuyệt đối của bà và chọn chữ mới này làm tên thánh của mình, sau đó nó trở thành chữ húy khi bà lên ngôi mười tháng sau. Chữ này được tạo ra từ hai chữ có từ trước là chữ "minh" (明) ở bên trên, có nghĩa là "ánh sáng" hay "sự sáng suốt", và chữ "không" (空) ở dưới, có nghĩa là "bầu trời". Ý nghĩa của nó ám chỉ rằng bà giống như ánh sáng chiếu xuống từ bầu trời. Thậm chí cách đánh vần của chữ mới này cũng giống hệt như chữ "chiếu" trong tiếng Trung Quốc. Khi lên ngôi, bà tuyên bố mình là Hoàng đế Thánh Thần, người phụ nữ đầu tiên nắm chức "hoàng đế" (皇帝) vốn đã được phát minh ra từ 900 năm trước bởi hoàng đế đầu tiên là Tần Thủy Hoàng. Thêm nữa, bà là người phụ nữ duy nhất trong lịch sử 2100 năm của triều đình Trung Quốc được ngồi lên ngôi rồng, và điều này một lần nữa lại gây sốc cho những nhà nho đạo Khổng.
Lý thuyết chính trị Trung Quốc truyền thống không cho phép một phụ nữ được lên ngôi, Vũ hậu quyết định dẹp yên chống đối và đưa các quan lại trung thành vào triều. Thời cai trị của bà để dấu ấn về sự xảo quyệt tài tình và chuyên quyền hung bạo. Dưới thời cai trị, bà lập ra Cảnh sát mật để đối phó với bất kỳ chống đối nào có thể nổi lên. Bà được hai người sủng thần là anh em Trương Dịch Chi (張易之) và Trương Xương Tông (張昌宗) ủng hộ. Bà lấy lòng dân bằng cách tán thành Phật giáo nhưng trừng trị nghiêm khắc các đối thủ bên trong gia đình hoàng gia và quý tộc. Tháng 10 năm 695, sau nhiều lần thêm chữ, tên của bà được đổi thành Thiên Sách Kim Luân Thánh Thần Hoàng Đế (天冊金輪聖神皇帝), một cái tên đã không bị thay đổi cho tới tận cuối thời cai trị của bà, bà lấy luôn danh nghĩa Hoàng đế Đế quốc Đại Châu tổ chức phong thần ở Tung Sơn.
Khi Lý Hiển chính thức trở thành thái tử, bà bắt đầu lo sợ con cháu Võ thị sau này sẽ bị tiêu diệt khi mình qua đời nên đã gọi Lý Hiển, Vương Đán và Thái Bình Công Chúa đến và buộc thề độc rằng không được làm hại Võ thị sau khi bà mất mặc dù bà biết sau này Lý Hiển lên ngôi thì việc làm này cũng vô nghĩa, bà cũng nhận ra rằng Đại Châu chỉ có mỗi mình bà và bắt đầu lơi lỏng chính trị từ tuổi 70 trở đi.
[sửa] Những ngày cuối đời
Ngày 20 tháng 2 năm 705, lúc này bà đã hơn 80 tuổi và ốm yếu, Võ hậu không thể ngăn chặn một cuộc đảo chính giết hại hai anh em họ Trương. Quyền lực của bà cũng kết thúc ngày hôm đó, bà buộc phải lùi bước, hoàng đế Trung Tông được tái lập, nhà Đường lại tiếp tục từ ngày 3 tháng 3 năm 705.
Võ hậu chết chín tháng sau đó, có lẽ bà cũng được an ủi rằng cháu trai của mình Võ Tam Tư (武三思), con người em họ, cũng tham vọng và hấp dẫn như bà, đã gắng sức nhằm trở thành người chủ thực sự của triều đình, kiểm soát vị hoàng đế Đường Trung Tông vừa được tái lập thông qua hoàng hậu họ Vi của ông ta, người mà Tam Tư đã có tình ý từ trước.
Mặc dù chỉ tồn tại một thời gian ngắn, theo một số nhà sử học, nhà Võ Chu đã có được một hệ thống bình đẳng xã hội về giới tốt hơn so với nhà Đường giai đoạn tiếp sau nó.
Nhìn vào các sự kiện trong cuộc đời bà theo ám chỉ trong văn chương có thể mang lại nhiều ý nghĩa: một phụ nữ đã vượt qua những giới hạn của mình một cách không thích hợp, thái độ đạo đức giả khi thuyết giáo về lòng trắc ẩn trong khi cùng lúc ấy lại tiến hành mô hình tham nhũng và hành xử một cách xấu xa, và cai trị bằng cách điều khiển từ phía hậu trường.
Một tác giả nổi tiếng người Pháp là Shan Sa (tức Sơn Táp), sinh tại Bắc Kinh, đã viết một cuốn tiểu thuyết mang tính tiểu sử tên là Impératrice (tên tiếng Việt là Nữ hoàng, do nữ dịch giả Lê Hồng Sâm dịch, sách được xuất bản tại Việt Nam vào tháng 2 năm 2007) dựa trên cuộc đời của Võ hậu.
[sửa] Nhà Chu (690 - 705)
Quy ước: Sử dụng tên riêng
Miếu hiệu Họ và Tên Giai đoạn cai trị Niên hiệu và khoảng thời gian sử dụng
Không có Võ Chiếu(武曌) 690-705 Thiên Thụ (天授): 16, tháng 11, 690 - 21 tháng 4, 692 (18 tháng)
Như Ý (如意): 22 tháng 4- 22 tháng 10, 692 (6 tháng)
Trường Thọ (長壽): 23 tháng 10, 692 - 8 tháng 6, 694 (19 ½ tháng)
Duyên Tái (延載): 9 tháng 6, 694 - 21 tháng 1, 695 (7 ½ tháng)
Chứng Thánh (證聖): 22 tháng 1 - 21 tháng 10, 695 (9 tháng)
Thiên Sách Vạn Tuế (天冊萬歲): 22 tháng 10, 695 - 19 tháng 1, 696 (3 tháng)
Vạn Tuế Đăng Phong (萬歲登封): 20 tháng 1 - 21 tháng 4, 696 (3 tháng)
Vạn Tuế Thông Thiên (萬歲通天): 22 tháng 4, 696 - 28 tháng 9, 697 (17 tháng)
Thần Công (神功): 29 tháng 9 - 19 tháng 12, 697 (2 ½ tháng)
Thánh Lịch (聖曆): 20 tháng 12, 697 - 26 tháng 5, 700 (29 tháng)
Cửu Thị (久視): 27 tháng 5, 700 - 14 tháng 2, 701 (8 ½ tháng)
Đại Túc (大足): 15 tháng 2 - 25 tháng 11, 701 (9½ tháng)
Trường An (長安): 26 tháng 11, 701 - 29 tháng 1, 705 (38 tháng)
Thần Long (神龍): 30 tháng 1 - 3 tháng 3, 705 (Nhà Chu bị bãi bỏ vào ngày 3 tháng 3 năm 705 và nhà Đường được tái lập ngay ngày hôm đó, nhưng giai đoạn Thần Long kéo dài tới tận năm 707)
[sửa] Ghi chú
Ghi chú chung: ngày tháng ở đây được lấy theo lịch Julius, không theo lịch Gregory đón trước.
^ Năm được suy ra từ tuổi khi chết được ghi trong Tân Đường thư (新唐書), biên soạn vào năm 1045-1060, là năm được các nhà sử học hiện đại lựa chọn. Năm sinh được tính từ Cựu Đường thư (舊唐書), soạn vào năm 941-945, là 623. Năm sinh được tính ra từ Tư trị thông giám được soạn vào năm 1065-1084, là 624. Được Đường Thái Tông đặt tên vào cuối những năm 630 sau khi bà đã vào hoàng cung (xem trong bài).
^ Đã phát minh ra ký tự Trung Quốc này vào tháng 12, 689 và lấy đó làm tên. Trở thành tên húy của bà khi bà lên ngôi vào năm sau. Một số nguồn xác nhận rằng từ này được viết trên thực tế Chiếu 瞾 . Một số nguồn cũng cho rằng tên gốc bà được đặt là Chiếu (照) , và rằng năm 689 bà chỉ đổi những phần cấu thành tên bà, nhưng nhưng điều này không được xác nhận trong Cựu Đường thư và trong Tân Đường thư, cả hai đều ghi tên gốc của bà, nếu bà có.
^ Bà đã nắm một phần quyền lực vào năm 660, và nắm hoàn toàn quyền lực từ tháng 1, 665 (xem bài bên trong). Nhà Chu được tuyên bố thành lập vào 16 tháng 10, 690, và bà tự tuyên bố mình làm Hoàng đế vào 19 tháng 10, giáng con bà Đường Duệ Tông làm người thừa tự.
^ Mất quyền lực sau cuộc đảo chính trong hoàng cung 10 tháng 2, 705. Sau đó vào 22 tháng 2 bị bắt buộc phải trao lại chức vị cho con trai lớn, được lập làm Đường Trung Tông vào 23 tháng 2
^ Nhà Chu bị bãi bỏ trước khi bà chết, và bà bị giáng xuống cấp hoàng hậu vợ vua khi chết, vì thế bà không có miếu hiệu. Ở Trung Quốc, hoàng hậu vợ vua, không giống như các hoàng đế cai trị, không được trao miếu hiệu.
^ Tắc Thiên là người đầu tiên được trao huy hiệu (徽號) vào tháng 2, 705 bởi người con trai được tái lập làm vua là Trung Tông. Huy hiệu đã được sử dụng làm thụy hiệu của bà tên khi bà chết mười tháng sau đó.
^ Tên thụy cuối cùng của bà được đặt vào tháng 7, 749.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top