Nhân vật người vợ nhặt
1. Lai lịch
- Không rõ ràng:
+ không có tên gọi cụ thể: nhà văn gọi là "thị", là danh từ chung gọi tên cho bao nhiêu kiếp người phụ nữ
+ không nhà cửa, quê quán
+ không anh em họ hàng thân thích
-> So với nhân vật anh Tràng, chị vợ nhặt bất hạnh hơn khi luôn một mình cô đơn lạc lõng giữa cuộc đời.
2. Môi trường, hoàn cảnh sống
- Sống trong hoàn cảnh nạn đói khủng khiếp 1945 "người chết như ngả dạ... hôm nào cũng thấy ba bốn cái thây nằm còng queo ngoài đường"
-> Chị sống ngay trên bờ vực của cái đói và cái chết hàng ngày hàng giờ đe doạ. Trong hoàn cảnh này, người ta muốn tìm một nơi để nương tựa, để dựa vào, để nuôi dưỡng niềm tin và hy vọng.
- Cuộc sống của chị là hàng ngày ngồi trước của nhà khi nhặt hạt vơi, hạt vãi hay có ai mướn thì làm. Một cuộc sống lay lắt "tối đâu là nhà ngã đâu là giường".
3. Ngoại hình
- Trong lần thứ 2 anh Tràng gặp chị trên tỉnh, nhìn chị:
+ "gầy sọp hẳn đi"
+ "quần áo rác tả tơi như tổ đỉa"
+ "khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt"
-> Cái đói không chỉ cướp đi nhan sắc mà còn cướp đi những người thân yêu, khiến chị bơ vơ, lưa lạc một thân một mình.
-> Thị là hiện thân của hàng triệu những con người bần cùng, tha phương cầu thực* kiếm ăn trong nạn đói kinh hoàng năm ấy
4. Duyên cớ gặp anh Tràng
- Trong 2 lần gặp gỡ trên tỉnh:
+ lần 1: chị nghe tấy anh Tràng hò vu vơ:
"Muốn ăn cơm trắng mấy giò
Lại đây mà đẩy xe bò với anh"
-> nghe tiếng hò, các cô gái cứ đẩy thị ra gắn ghép cho anh Tràng
+ lần 2: chị được anh Tràng mời ăn bốn bát bánh đúc mà trước khi về còn nói đùa với chị: "Muốn về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về". Thế là thị theo anh Tràng về thật
=> Câu chuyện nên vợ nên chồng của hai người đùa mà thành thật, vừa éo le nghiệt ngã, vừa dí dỏm hạnh phúc xưa nay hiếm thấy. Thế mới thấy, cái đói, cái nghèo khiến cho thân phận con người trở nên bèo bọt như cọng rơm, cái rác, như một đồ vật đánh rơi ngoài đường có thể dễ dàng nhặt được. Đây cũng chính là hiện thân của hiện thực đầy xót xa mà nhà văn đã phản ánh trogn thiên truyện. Kim Lân đã làm tròn thiên chức là "người thư kí trung thành của thời đại". Nhà văn đã đem đến cho thế hệ bạn đọc hôm nay những trang đời đâu khổ bất hạnh khi phải sống trong hoàn cảnh đất nước có giặc ngoại xâm.
* tha phương cầu thực: được dùng để nhấn mạnh về sự phiêu bạt của những cuộc đời, những số phận con người lênh đênh chìm nổi
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top