TÁC GIẢ TÁC PHẨM

A. TÁC GIẢ: TÔ HOÀI

----- Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông viết về hai mảng chính: chuyện về loài vật, chuyện về những người dân nghèo, thợ thủ công ở vùng quê ven thành

----- Là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, các tác phẩm của ông đa dạng về thể loại: truyện, tiểu thuyết, bút kí, hồi kí, tự truyện,...

----- Các tác phẩm tiêu biểu: "Truyện Tây Bắc" (tập truyện, 1953), "Dế Mèn phiêu lưu ký" (đồng thoại, 1941), "Quê người" (tiểu thuyết, 1942),...

----- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam. Các sang tác của ông thể hiện vốn hiểu biết phong phú trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về phong tục và sinh hoạt đời thường.

----- Nghệ thuật kể chuyện của ông có nhiều nét đặc sắc, nổi bật là lối kể chuyện tự nhiên, sinh động, cách miêu tả giàu chất tạo hình, ngôn ngữ phong phú, đậm tính khẩu ngữ.

(Nguồn:lame1128)

B. TÁC PHẨM

1. Hoàn cảnh sáng tác:

----- Năm 1953, Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc.

----- Trong thời gian ở đây, ông đã sống với đồng bào dân tộc vùng núi từ khu căn cứ du kích trên núi cao đến các bản làng mới giải phóng.

----- Nhờ đó, ông hiểu biết sâu hơn về cuộc sống và con người miền núi, có nhiều kỉ niệm sâu sắc và cảnh vật nơi đây.

2. Tập truyện:

----- "Truyện Tây Bắc" là kết quả của chuyến đi ấy

----- Tác phẩm tiêu biểu của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp

----- Nhận được Giải Nhất Giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955

3. Tác phẩm

----- "Vợ chồng A Phủ" là truyện ngắn đặc sắc hơn cả trong 3 tác phẩm trong "Truyện Tây Bắc"

----- Gồm 2 phần viết về 2 giai đoạn cuộc đời Mị và A Phủ: gia đoạn ở Hồng Ngài; giai đoạn ở Phiềng Sa

----- Đoạn trích trong sgk là phần đầu - phần thành công hơn của tác phẩm

(Nguồn: lame1128)

4. Đặc sắc về nghệ thuật:

----- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ được miêu tả chủ yếu qua hành động; Mị chủ yếu khắc họa tâm tư)

----- Trần thuật uyển chuyển linh hoạt, cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo.

----- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục tập quán của người dân miền núi.

----- Ngôn ngữ sinh động chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ,

(Nguồn: https://www.facebook.com/notes/h%E1%BB%99i-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-thi-kh%E1%BB%91i-d-n%C4%83m-2014/chuy%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%81-%C3%B4n-thi-v%E1%BB%A3-ch%E1%BB%93ng-a-ph%E1%BB%A7/204406799755039/)

5. Giá trị hiện thực:

----- Tác phẩm cho thấy cuộc sống cơ cự bị đè nén áp bức nặng nề của người dân miền núi vùng Tây Bắc dưới ách thống trị hà khắc của bọn địa chủ và phong kiến cấu kết với thực dân Pháp.

Tiêu biểu cho số phận những con người khốn khổ bị vùi dập chẳng khác nào con sâu, con kiến, bị coi không bằng trâu ngựa ở nhà thống lí ấy là Mị và A Phủ ( dẫn ra một số chi tiết để thấy cuộc sống nô lệ ở Hồng Ngài tối tăm của hai nhân vật)

----- Gía trị hiện thực của thiên truyện còn thể hiện ở chỗ người đọc thấy hiện lên ở đây rất sinh động bộ mặt tàn bạo và những hũ tục thối nát của chế độ phong kiến ở miền núi trước cách mạng. Điều này thể hiện tập trung ở cha con thống lí:

Cảnh ăn vạ và xử kiện

Cảnh hút thuốc phiện

Cảnh hành hạ A Phủ

Cảnh đánh đập Mị của bố con thống lí

----- Phần sau của chuyện hé mở cho người đọc thấy sự đổi đời của "vợ chồng A Phủ". Dưới ánh sáng của cách mạng, A Phủ và Mị đã tham gia du kích, chuẩn bị cùng dân làng đánh Pháp sống cuộc sống của những con người tự do.

(Nguồn: https://www.facebook.com/notes/h%E1%BB%99i-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-thi-kh%E1%BB%91i-d-n%C4%83m-2014/chuy%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%81-%C3%B4n-thi-v%E1%BB%A3-ch%E1%BB%93ng-a-ph%E1%BB%A7/204406799755039/)

6. Giá trị nhân đạo:

----- Cảm thông sâu sắc đối với người dân, thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước cách mạng.

----- Tố cáo lên án, phơi bày bản chất xấu xa tàn bạo của thế lực phong kiến ở miền núi chà đạp lên quyền sống của con người, hiểu được ước mơ nguyện vọng của họ, trân trọng đề cao những khát vọng chính đáng của con người.

----- Ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc.

----- Thấy được người nông dân miền núi mặc dầu bị đè nén, áp bức nặng nề nhưng họ vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt , khao khát tình yêu, hạnh phúc, tự do. Đặc biệt cũng như nhiều tác phẩm ở giai đoạn này, truyện " Vợ chồng A Phủ đề cao tình hữu ái giai cấp, sự đồng cảm của những con người nhèo khổ cùng cảnh ngộ.

----- Giải phóng con người khỏi sự chà đạp, cho họ một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Nhà văn đã tin tưởng vào sức mạnh quật khởi , tinh thần đấu tranh để tự giải phóng của họ.

(Nguồn: https://www.facebook.com/notes/h%E1%BB%99i-nh%E1%BB%AFng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-thi-kh%E1%BB%91i-d-n%C4%83m-2014/chuy%C3%AAn-%C4%91%E1%BB%81-%C3%B4n-thi-v%E1%BB%A3-ch%E1%BB%93ng-a-ph%E1%BB%A7/204406799755039/)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top