tiếp

Thứ hai, cây xà nu có đặc tính ham ánh sáng, đặc tính ấy tượng trưng cho niềm khát khao tự do của người dân Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết "ít có loài cây nào ham ánh sáng mặt trời đến thế..." Con người Tây Nguyên cũng vậy luôn khao khát tự do, mặc dù bon giặc đã giết bà Nhan, anh Xút vầ cả anh cán bộ Quyết nhưng Tnu và Mai vẫn kiên trì nuôi giấu cán bộ. Thứ ba, khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu và sự rộng lớn của rừng xà nu giúp ta gợi liên tưởng dến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người Tây Nguyên. Nguyễn Trung Thành viết "Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy , cạnh một cây xà nu mới ngã đã có bốn, năm cây con mọc lên xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Làng Xô man cũng có hững thế hệ tiếp nối như vậy: cụ Mết là cây xà nu lớn. Tnu, Mai và Dít là những cây xà nu trưởng thành và bé Heng là cây xà nu con rắn rỏi. Thứ Tư, sự tồn tại của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt của kẻ thù tượng trưng cho sức sống bất diệt và khả năng vươn lên mạnh mẽ của con người Tây Nguyên trong chiến đấu.

Những cây xà nu trưởng thành nhanh chóng liền vết thương, vượt lên cao hơn đầu người thay thế cho những cây xà nu đã ngã. Vì thế bon hủy diệt không thể nào hủy diệt được rừng xà nu. Người Tây Nguyên cũng vậy, các thế hệ thay nhau che chắn bảo vệ cho cách mạng.

Hình tượng rừng xà nu có quan hệ mật thiết với hình tượng nhân vật Tnu. Hai hình tượng này không tách rời nhau mà gắn bó khăng khít với nhau. Rừng xà nu sẽ không thể trải mãi tới chân trời trong màu xanh bất diệt khi con người chưa thấm thía bài học "chúng nó đã càm súng mình phải cầm giáo".

Tác giả đã kết hợp miêu tả bao quát lẫn cụ thể, phối hợp cảm nhận của nhiều giác quan khi miêu tả cây xà nu tạo nên hình ảnh cây xà nu đầy sức lực, tràn trề sưc sống. Tác giả luôn miêu tả hình tượng cây xà nu với con người, các hình thức nhân hóa, ẩn dụ, tượng trưng đều được vận dụng nhằm thể hiện sống động vẻ hung vĩ của thiên nhiên và gợi ra những lien tưởng về con người. Nhờ thế những đoạn văn miêu tả rừng xà nu giống như một bài thơ trữ tình với giọng văn đầy biểu cảm.

Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt suốt tác phẩm tượng trưng cho vẻ đẹp hào hung đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Qua đó chất thơ và chất sử thi hòa làm một thể hiện rõ phong cách văn xuôi Nguyễn Trung Thành: vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình vừa giàu tính khái quát.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top