vjetanh_tn_Chuong 7

CHƯƠNG 7 : VĂN HÓA – ĐẠO ĐỨC – CON NGƯỜI.

1.    Định nghĩa về văn hóa ? Khái niệm văn hóa có nội hàm phong phú và ngoại diên rất rộng. Chính vì vậy đã có hàng trăm định nghĩa về văn hóa. Theo HCM  “ vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sang tạo và phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,tôn giáo,văn học,nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,ăn ,ở và các phương thức sử dụng.Toàn bộ những sang tạo và phát minh đó tức là văn hóa.Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” à khắc phục được những khái niệm phiến diện về văn hóa trong lịch sử và hiện tại.Trên thực tế, văn hóa bao gồm những giá trị vật chất và những giá trị tinh thần mà loài người đã sang tạo ra nhằm đáp ứng sự sinh tồn và cũng là mục đích sống của loài người.

2.    TTHCM về xây dựng 1 nền văn hóa mới ?

5 điểm lớn cho việc xây dựng nền văn hóa

-         Xây dựng tâm lý : tinh thần độc lập tự cường.

-         Xây dưng luân lý : biết hy sinh mình,làm lợi cho quần chúng

-         Xây dựng xã hội : mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.

-         Xây dựng chính trị : dân quyền

-         Xây dựng kinh tế

à Ngay từ rất sớm, HCM đã quan tâm đến văn hóa, đã thấy rõ vai trò vị trí của nền văn hóa trong đời sống xã hội. Ngay sau khi giành được độc lập, HCM đã bắt tay vào việc xây dựng 1 nền văn hóa mới ở Việt Nam trên mọi lĩnh vực,từ kinh tế, chính trị,xã hội, đạo đức đến tâm lý con người à đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước.

3.    Vai trò và vị trí của nền văn hóa mới theo TTHCM?

à 2 vai trò

·        Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội , thuộc kiến trúc thượng tầng:

-         HCM đặt văn hóa ngang bằng với chính trị ,kinh tế, xã hội.

-         Trong quan hệ với chính trị xã hội : HCM cho rằng chính trị,xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng.Chính trị giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển.

-         Trong quan hệ với kinh tế : HCM chỉ rõ kinh tế là thuộc cơ sở hạ tầng,là nền tảng của việc xây dựng văn hóa à phải chú trọng xây dựng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để có điều kiện xây dựng và phát triển văn hóa. “ văn hóa là 1 kiến trúc thượng tầng,nhưg cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi,văn hóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được”

-         Muốn tiến lên CNXH thì phải phát triển kinh tế và văn hóa.

·        Văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế

-         Văn hóa phải ở trong chính trị có nghĩa là văn hóa phải tham gia thực hiện những nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế.

-         “văn hóa cũng là một mặt trận”

-         “kháng chiến hóa văn hóa , văn hóa hóa kháng chiến”

-         văn hóa phải ở trong kinh tế là chính trị nghĩa là kinh tế và chính trị cũng phải có tính văn hóa, điều mà CNXH và thời đại đang đòi hỏi

Ngày nay trog công cuộc xây dựng CNXH dưới ánh sáng TTHCM ĐẢng ta chủ trường gắn văn hóa với phát triển, đưa các giá trị văn hóa thấm sâu vào kinh tế,chính trị, làm cho văn hóa thực sự vừa là mục tiêu cừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

4.    Tính chất của nền văn hóa theo TTHCM?

à 3 tính chất:

·        Tính dân tộc

-         Là cái cốt, cái tinh túy bên trong rất đặc trưng của nền văn hóa dân tộc.

-         “ nếu dân tộc hóa mà phát triển đến cực điểm thì tức là đến chỗ thế giới hóa ra nó, vì lúc bấy giờ văn hóa thế giới sẽ phải chú ý đến văn hóa của mình và văn hóa của mình sẽ chiếm được vị trí ngang với các nền văn hóa thế giới”

·        Tính khoa học:

-         Tính hiện đại ,tiên tiến, thuận với với trào lưu tiến hóa của thời đại

-         Đòi hỏi đấu tranh chống lại những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, chống lại chủ nhĩa duy tâm, mê tín dị đoan

-         Kế thừa phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại

·        Tính đại chúng

-         Phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng

-         “ văn hóa phục vụ ai ? Cố nhiên, chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh,tức là phục vụ đại đa số nhân dân”

-         Quần chúng không chỉ là người sang tạo ra những của cải vật chất của xã hội mà quần chúng còn là người sang tác nữa.

5.    Chức năng của nền văn hóa ? Vận dụng để phân tích quan điểm của Đảng ta : xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ?

à 3 chức năng

·        Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp:

-         Tư tưởng và tình cảm là 2 vấn đề chủ yếu nhất trong đời sống tinh thần của con người

-         Người thường xuyên quan tâm đến việc bồi dưỡng lý tưởng cho cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dânà đó là chức năng cao quý của văn hóa

·        Mở rộng hiểu biết , nâng cao dân trí

-         Nói đến văn hóa là phải nói đến dân trí : đó là trình độ hiểu biết,vốn kiến thức của người dân.

-         Nâng cao dân trí từ chỗ biết đọc biết viết để có thể hiểu các vấn đề lĩnh vực đời sống xã hội

-         Mục tiêu của nâng cao dân trái là độc lập dân tộc và CNXH.Đó cũng là mục tiêu “ dân giàu nước mạnh,xã hội côg bằng, dân chủ, văn minh”

·        Bồi dưỡng những phẩm chất,phong cách và lối sống tốt đẹp,lành mạnh; hướng con người đến chân,thiện ,mỹ để hoàn thiện bản thân.

à Vận dụng của Đảng ta xây dựng1 nền văn hóa tiên tiến đạm đà bản sắc :

·        Sự vận dụng TTHCM với vấn đề xây dựng một nền văn hóa:

-         Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH (1991) của Đảng ta nêu rõ rằng xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một trong những nội dung dung cơ bản của việc xây dựng CNXH ở VN.Nghị quyết đại hội VIII của Đảng yêu cầu : đưa các nhân tố văn hóa, tinh thần thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội.Nghị quyết trugn ương 5 khóa VIII ghi rõ “ để đảm bảo sự lãnh đạo cảu Đảng về văn hóa, phải xây dựng văn hóa từ trong đảng, trong bộ máy nhà nước…” và khẳng định rằng “ đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sng và đời sống lành mạnh trong xã hội .Trước hết là trong các tổ chức Đảng và Nhà nước, trong các đoàn thể quần chúng và trong từng gia đình”. Nghị quyết IX của đảng một lần nữa yêu cầu “Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế chính trị ,xã hội và sinh hoạt của nhân dân…”.Kết luận của hội nghị TW 10 khóa IX nhấn mạnh “ Tiếp tục đặt lên hang đầu nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức,lối sống và đời sống lành mạnh trong xã hội trước hết là trong các tổ chức đảng và nhà nước…”

-         Trong diễn văn đọc tại lễ kỉ niệm 75 năm thành lập của Đảng.Tổng bí thư Nông Đức Mạnh cũng yêu cầu phải phấn đấu để mỗi tổ chức đảng và đoàn thể mỗi cơ quan nhà nước đều là một “ tấm gương văn hóa trong xã hội”.

-         Nhắc lại các nghị quyết trên để thấy rõ tính bức bách của nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong đảng ta hiện nay. Cũng là để thấy rõ rằng muốn xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và đời sống lành mạnh trong xã hội trước hết phải xây dựng được các phẩm chất đó trong các tổ chức đảng và bộ máy của nhà nước…

-         Đối chiếu với TTHCM ta thấy rõ được vai trò quan trọng đến nhường nào của đạo đức cách mạng trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói chung và xây dựng văn hóa trong Đảng nói riêng.Không phải ngẫu nhiên trong Di Chúc Người nói về đảng và nhấn mạnh vấn đề đạo đức “ Đảng ta là 1 đảng cầm quyền.Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần ,kiệm,liêm,chính, chí công vô tư.Phải giữ đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo,người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”

-         Những lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng đối với đảng ta, đối với mỗi cán bộ, đảng viên nay vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi nhất là những phẩm chất trung với đảng, trung với nước, hiếu với dân, và cần kiệm liêm chính chí công vô tư,về nâg cao đạo đức cách mạng,quét sạch chủ nghĩa cá nhân..không bao giờ cũ. Nếu có cái gọi là cũ thì chính là nhận thức của chúng ta về lời dạy của Bác chưa đến nơi đến chốn, chúng ta nói mà không đi đôi với làm, khiến cho đời sống đạo đức tỏng Đảng suy thoái trầm trọng.Cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn đảng theo tinh thần hội nghị trung ương 6 (lần 2) khóa VIII đòi hỏi phải khắc phục được tình trạng suy thoái về tư tưởng đạo đức và lối sống trong cán bộ đảng viên đặc biệt là tình trạng tham nhũng lãng phí ,quan lieu, một căn bệnh nguy hiểm đang đục khoét cơ thể của đảng ta.Trong cuộc đấu tranh này,mỗi cán bộ đảng viên có trách nhiệm đề cao tu dưỡng tt đạo đức HCM.

6.    Văn hóa –giáo dục theo TTHCM?

·        Mục tiêu của văn hóa- giáo dục là thực hiện 3 chức năng của văn hóa

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục có vai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới. Người nói: "Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáo dục mà nên".

Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Người kêu gọi:

"Quốc dân Việt Nam!

Muốn giữ vững nền độc lập,

Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,

·        Mọi người Việt Nam... phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ".

·        Cải cách giáo dục là xây dựng một hệ thống trường lớp với nội dung chương trình học phù hợp khoa học,hợp lý

·        Phương châm : học phải đi đôi với hành, kết hợp với lao động sản xuất. Giáo dục phải định hướng rõ rang, đúng đắn. Phối hợp giữa nhà trường gia đình xã hội.

·        Xây dựng 1 nền giáo dục là nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược cơ bản lâu dài. Nền giáo dục sẽ làm cho dân tộc chúng ra trở thành 1 dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước VIệt Nam độc lập.

7.    Vai trò và sức mạnh của đạo đức theo TTHCM?

·        Cơ sở hình thành :

-         Truyền thống tư tưởng đạo đức của dân tộc Việt Nam

-         Tinh hoa đạo đức của văn hóa phương Đông và phương Tây

-         Tư tưởng đạo đức của chủ nghĩa Mác-Lênin.

·        Vai trò:

-         Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

+ Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người (như gốc của cây, ngọn nguồn của song suối). HCM “ Cũng như sông thì có nguồn mới có nước,không có nguồn thì sông cạn.Cây phải có gốc,không có gốc thì cây héo.Người cách mạng phai có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”

+ Đảng phải là đạo đức , là văn minh. Đảng CS là tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc. HCM “ Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm lien chính, chí côg vô tư.Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phả xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”

+ Đạo đức cảu người đảng viên “ đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực”

-         Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH:

+ phẩm chất cao đẹp của những con người cộng sản

+ sức hấp dẫn của CNXH chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng mà trước hết là ơ những giá trị đạo đức tốt đẹp.

8.    Phân tích nội dung đạo đức “trung với nước, hiếu với dân”?

-         Đây là phẩm chất bao trùm và quan trọng nhất. Về quan hệ đạo đức, thì mối quan hệ của mỗi con người đối với đất nước,nhân dân,dân tộc mình là lớn nhất

-         Chữ “trung” dưới thời phong kiến chỉ là “trung quân” ,trung với vua. Chữ “hiếu” chỉ thu hẹp trong phạm vi gia đình là hiếu với cha mẹ

-         HCM đã mượn khái niệm “ trung,hiếu” trong tư tưởng đạo đức truyền thống dân tộc và đưa vào đó 1 nội dung mới “ trung với nước,hiếu với dân” à tạo nên 1 cuộc cách mạng trong quan niệm về đạo đức.

-         3 nội dung chính của câu nói

       + Đặt lợi ích cách mạng tổ quốc lên trên hết

       + Thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà Nước

       + Lấy dân làm gốc

-         HCM cho rằng “trung với nước” phải gắn liền với “hiếu với dân” vì nước là nước của dân ,còn dân là chủ nhân của nước; bao nhiều quyền hạn và lực lượng đều nằm ở nơi dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, cán bộ là đầy tớ của nhân dân chứ không phải là “quan cách mạng”.

-         Trug với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước, là suốt đời phấn đấu cho Đảng và cho cách mạng.

-         Hiếu với dân thể hiện ở chỗ yêu thương, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng, nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí.

9.    Quan điểm HCM về phẩm chất “ cần kiệm liêm chính chí công vô tư”?

-         Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của Người, là đại cương đạo đức HCM.

-         Đây cũng là một biểu hiện cụ thể một nội dung của phẩm chất “ trung với nước ,hiếu với dân”

-         Đây là khái niệm cũ trog truyền thống dân tộc đã được HCM lọc bỏ nội dung không phù hợp và đưa những nội dung mới vào đáp ứng nhu cầu của cách mạng

   + Cần : là siêng năng, chăm chỉ ; lao động có kế hoạch,có hiệu quả, có năng suất cao với tinh thần tự lực cánh sinh.

  + Kiệm : là tiết kiệm ( thời gian,công sức, của cải..) của nước của dân; không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương hình thức, không lien hoan chè chén lu bù

à cần và kiệm đi đôi với nhau như “hai chân của con người”

+ Liêm : là luôn tôn trọng của công và của dân . Phải trong sạch, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng

+ Chính : là thẳng thắn, đứng đắn, trước hết là với bản thần và sau đó là đối với người khác.

à 4 đức tính trên có quan hệ chặt chẽ với nhau, cán bộ đảng viên phải là người thực hành trước để gương mẫu cho dân. Nếu không giữ được CKLC thì dễ trở nên hủ bại, làm sâu mọt của dân. Đối với 1 quốc gia thì CKLC là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần, thể hiện sự văn minh tiến bộ.CKLC còn là nền tảng của đời sống mới và các phong trào yêu nước.

+ Chí công vô tư : là công bằng, công tâm, không thiên tư,thiên vi; làm việc gì cũng không được nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì dân tộc “ lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” à nêu cao chủ nghĩa tập thể, trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân..Chủ nghĩa ca nhân theo HCM là 1 thứ vi trùng rất độc , có thể tạo hang trăm thứ bệnh nguy hiểm : quan lieu, tham ô,lãnh phí, coi thường tập thể, tự cao tự đại……à CNXH không thể thắng lợi nếu không loại trừ chủ nghĩa cá nhân.

10.   Nguyên tắc xây dựng đạo đức mới?(1đ)

·        Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức

-         Đây là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong việc xây dựng đạo đức mới

-         Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của TTHCM- đạo đức cách mạng

-         Nêu gương đạo đức là 1 nét đẹp của truyền thống văn hóa phương Đông ( tt nho giáo)

“ lấy gương người tốt việc tốt để hằng ngày giáo dục lẫn nhau là 1 trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mơi”

·        Xây đi đôi với chống

-         Xây dựng đạo đức cách mạng bằng việc giáo dụ những phẩm chất những chuẩn mực đạo đức mới.Việc giáo dục đạo đức phải phù hợp với từng giai đoạn cách mạng.Mỗi con người đều có csai thiện và ác ở trong long, ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân.

-         Xây phải đi đôi với chống, với việc loại bỏ cái sai,cái xấu,cái vô đạo đức trong đời sống hằng ngày.

·        Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời:

-         Đạo đức cách mạng đòi hỏi mỗi người phải tự giác rèn luyện thông qua các hoạt động thực tiễn, trong công việc, trong các mối quan hệ của mình.

-         Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống.Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển cà củng cố.Cũng như ngọc càng mài càng sang, vàng càng luyện càng trong.

11.   Quan điểm HCM về con người ?(2đ)

·        Quan điểm của chủ nghĩa MLN về con người : con người là một thực thể thống nhất giữa 2 mặt sinh vật và xã hội. Sự tồn tại của con người luôn luôn chịu tác động bởi 3 quy luật : quy luật sinh học, quy luật tâm lý ý thức, quy luật xã hội

·        Quan điểm của HCM về con người: 3 ý chính

-         Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể

+ Con người  như 1 chỉnh thể thống nhất về tâm lực ,thể lực và các hoạt động của nó

+ Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân-Thiện-Mỹ

+ Con người có tốt,có xấu nhưng “dù là xấu,tốt, văn minh hay dã man đều có tình”

-         Con người cụ thể, lịch sử

+ HCM dung khái niệm con người theo nghĩa rộng hơn ( phẩm giá con người, giải phóng con người, người ta, ai..) nhưg đặt trong một bối cảnh cụ thể và một tư duy chung

+ Người xem xét con người trong các mối quan hệ xã hội, giai cấp, giới tính, theo lưa tuổi, nghề nghiệp..hay trong quan hệ quốc tế

à đó là con người hiện thực ,cụ thể, khách quan

-         Bản chất của con người mang tính xã hội

+ Để sinh tồn con người phải lao động sản xuất.Trong quá trình lao động sx con người dần nhận thức được các hiện tượng quy luật của tự nhiên, xã hội, hiểu biết lẫn nhau.

+ Con người là sản phẩm của xã hội.Theo HCM con người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, bao gồm các quan hệ an hem, họ hang,bầu bạn, đồng bào,loài người

12.   TTHCM về sự nghiệp trồng người của cách mạng? Trong thời đại nay Đảng ta đã vận dụng ntn? ( pt vì lơi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ich trăm trồng người)(3đ)

·        Sự nghiệp trồng người

-         Trồng người là yêu cầu khách quan,vừa cấp bách,vừa lâu dài của cách mạng.

+ HCM rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục ,đào tạo, rèn luyện con người. Người nói đến lợi ích trăm năm và mục tiêu xây dựng CNXH là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược,cơ bản lâu dài nhưg cũng rất cấp bách.

+ Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội cũng như phát triển giáo dục đào tạo

-         Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN.

+ Con người XHCN theo quan điểm của HCM là

       * có tinh thần và năng lực làm chủ

      * Có đạo đức, cần kiệm liêm chính , chí công vô tư

      * Có kiến thức khoa học kĩ thuật, nhạy bén với cái mới

       * Có tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm

     à đó là nguồn lực quan trọng nhất để xây dựng CNXH thành công

-         Chiến lược trồng người là 1 trọng tâm ,một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội

+ để trồng người thì có nhiều biện pháp nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng nhất.

+ Nội dung và phương pháp giáo dục phải phù hơp. Hai mặt đức và tài phải thống nhất với nhau “có tài mà không có đức là người vô dụng.có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”

+ HCM khẳng định “vì lơi ích 10 năm trồng cây,vì lợi ích trăm năm trồng người” à đó là con người phải được giáo dục rèn luyện về cả phẩm chất và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng giao cho .” CNXH gắn liền với sự nghiệp giáo dục đào tao con người”

·        Vận dụng:Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu bật ý nghĩa của chiến lược xây dựng con người mới. Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, Bác rất quan tâm tới sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện con người. Người nói tới "lợi ích trăm năm"và mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội là những quan điểm mang tầm vóc chiến lược, cơ bản lâu dài, nhưng cũng rất cấp bách. Nó liên quan đến nhiệm vụ “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”“trồng người”. Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan trọng có tính quyết định của nhân tố con người; tất cả vì con người, do con người.  Như vậy, con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển. Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục - đào tạo theo nghĩa hẹp.Người khẳng định: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa .

à cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH của Đảng ta đã khẳng định: "Phương hướng lớn của chính sách xã hội là: phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi công dân, kết hợp tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội, giữa đời sống vật chất và đới sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội"

àNghị quyết đại hội VIII và nghị quyết đại hội IX của Đảng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

          "Phát triển con người Việt Nam - đó chính là động lực, là mục tiêu nhân văn, là nền tảng, là cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội mà Đảng ta đang lãnh đạo nhân dân ta từng bước thực hiện”.

à Trong chiến lược xây dựng con người của Đảng ta, mà Giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng ta đã giải quyết một số vấn đề mà tại Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ường khoá IX Đảng ta đã khẳng định: Qua 5 năm thực hiện nghị quyết, nền giáo dục nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở ở một số tỉnh, thành phố trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực con người được nâng lên, chất lượng giáo dục toàn diện có chuyển biến bước đầu. Sự nghiệp giáo dục ngày càng được đề cao và được toàn xã hội quan tâm.

à Song bên cạnh những thành tựu đạt được, nền giáo dục nước ta còn đứng trước nhiền khó khăn, yếu kém, nhất là về chất lượng và quản lý nhà nước về giáo dục. Cơ cấu giáo dục còn bất hợp lý, mất cân đối, nhiều nhu cầu nhân lực của nền kinh tế chưa được đáp ứng (kết luận của hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện nghị quyết Trung ương khoá VIII...).

13.   Vai trò của con người theo TTHCM?( 2 đ)

·        Con người là vốn quý nhất,nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng

-         Nhân dân là người sang tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần

“ trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”

-         Dân ta là tài năng ,trí tuệ và sáng tạo.

-         Nhân dân ta là yếu tố quyết định thành công của cách mạng.Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng  nổi.

·        Con người vừa là mục tiêu,vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng ,chăm sóc, phát huy nhân tố con người.

-         Con người là mục tiêu giải phóng cách mạng: có thể nói điểm xuất phát và mục tiêu cuối cùng của sự nghiệp cách mạng HCM là con người, cho con người, vì sự ấm no, tự do, hạnh phúc của con người.

-         Con người là động lực của cách mạng: Theo HCM lực lượng của cách mạng là nhân dân, chính là con người.Đó là động lực phát triển của lịch sử, động lực của cách mạng.Trong khi xác định mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, HCM cũng đồng thời khẳng định sự nghiệp giải phóng con người là do chính bản thân con người thực hiện.Con người là sức mạnh đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của cách mạng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: