VITAMIN
VITAMIN
Mục tiêu
Trình bày được vai trò quan trọng của vitamin đối với cơ thể.
Vận dụng được những kiến thức để sử dụng hợp lý và tránh lạm dụng vitamin trong cộng đồng .
I. ĐẠI CƯƠNG
1. Định nghĩa
Vitamin là những hợp chất hữu cơ, phân tử rất nhỏ, có trong thiên nhiên, cần thiết cho hoạt động sinh học bình thường của cơ thể mà cơ thể không tự tổng hợp được, phải đưa từ ngoài vào với một lượng rất ít.
2. Cơ chế tác dụng chung
- Tham gia vào hệ thống enzym , làm xúc tác các phản ứng chuyển hóa với tính cách như một coenzym .
- Vitamin có ảnh hưởng đến thầìn kinh rất rõ ràng :
- Có tác dụng bảo vệ thần kinh như : vitamin A, B6, PP, B12 .
- Có tác dụng kích thích như : Vitamin B1, vitamin E .
- Có sự liên quan giữa vitamin và hormon :
- Tác dụng hiệp đồng như vitamin C và tuyến thượng thận , vitamin E và tuyến sinh dục .
- Tác dụng đối lập như vitamin A và Thyroxin .
3. Nhu cầu
Nhu cầu vitamin thay đổi tùy theo tuổi (trẻ em, người già....), tùy theo tính chất đặc thù của khí hậu từng vùng, tùy theo chế độ làm việc,có thai, cho con bú..v..v...
Sự thiếu vitamin : là tình trạng bệnh lý của cơ thể do nhiều nguyên nhân như:
- Thức ăn cung cấp không đủ lượng vitamin cần thiết.
- Cơ thể không hấp thu được do tình trạng bệnh lý của ống tiêu hóa, do tổn thương gan.
- Sau khi dùng thuốc kháng sinh do diệt các vi khuẩn có vai trò tổng hợp một số vitamin .
- Yêu cầu cao : Lao động nhiều, bệnh v..v.
- Dùng chất kháng vitamin
Cần phân biệt sự thiếu vitamin và sự giảm vitamin : là tình trạng cơ thể khi phải lao động chân tay hoặc trí óc căng thẳng hoặc do những yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, môi trường .v.v.., biểu hiện bằng triệu chứng chung như mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, dễ bị kích thích, dễ mất bình tĩnh.
Vitamin bài tiết nhanh ra khỏi cơ thể nên ít khi xảy ra tình trạng thừa vitamin, ngoại trừ trường hợp vitamin tan trong dầu như vitamin A, D có thể gây những biến chứng đáng kể.
5. Phối hợp tác động qua lại của vitamin
5.1. Tác dụng hợp đồng
Khi phối hợp với nhau sẽ tăng tác dụng
Ví dụ : Acid ascorbic và Rutin ( vitamin C2 ) trong tác dụng bảo vệ thành mạch, chống chảy máu; Vitamin B12 và acid folic trong tác dụng tạo hồng cầu.
5.2. Tác dụng đối lập
Khi phối hợp sẽ làm giảm tác dụng của nhau
Ví dụ : Vitamin C và vitamin B12. Phenobarbital hoặc Phenyltoin và vitamin D : Do các chất này có tính cảm ứng enzym làm rối loạn chuyển hóa vitamin D, gây còi xương. Vitamin B6 và Leva-dopa : Vitamin B6 làm tăng chuyển hóa ngoại biên thuốc Leva-dopa thành dopamin, không qua được hàng rào máu-não, giảm tác dụng trong điều trị Parkinson.
6. Các chất kháng vitamin
Là các chất gần giống vitamin, có thể thay chổ vitamin trong các hệ enzym, làm ngừng chuyển hóa ở một giai đoạn nhất định
Ví dụ:
Gây tê phù chuột bằng Pyrithiamin (Kháng vitamin B1 )
Gây bệnh scorbut chuột bằng gluco-ascorbic ( Kháng vitamin C)
3- acetyl -pyridin , acid pyridin-3 sulfonic (kháng vitamin PP ) gây được bệnh pellagre ở chó, khỉ .
Desoxypyridoxine là chất kháng vitamin B6 .
II. CÁC LOẠI VITAMIN
1. Vitamin tan trong dầu
Nhóm này gồm các vitamin A, D, E, K, U, F là những vitamin được hấp thu cùng với dầu mỡ qua dạ dày- ruột. Hấp thu dễ dàng do muối mật, do đó trong các bệnh về gan mật không hấp thu được, gây triệu chứng thiếu vitamin. Vitamin tan trong dầu thải trừ chậm, do đó khi ăn thừa sẽ tích lũy trong cơ thể gây triệu chứng thừa vitamin .
1.1. Retinol (Vitamin A, Axerophtol)
1.1.1. Nguồn gốc: Có nhiều trong các quả có màu (gấc, cà rốt , rau ngót v..v) dưới dạng b caroten ,trong mỡ động vật như dầu gan cá , bơ, sữa, lòng đỏ trứng.
Lịch sử : Quan sát đơn giản của Steenbeck (1919) cho biết lượng vitamin A chứa trong thực vật thay đổi do mức độ sắc tố cấu tạo và cấu trúc hóa học của chúng. Tiếp theo Euler và cộng sự (1929) và Moore tìm thấy b caroten trong cà rốt là tiền vitamin A. Được chiết xuất đầu tiên năm 1915 từ dầu gan cá và bơ. Karrer đã xác định cấu trúc của vitamin A năm 1931, năm 1949 Isler tổng hợp được vitamin A .
1.1.2. Tính chất lý hóa
Acetat retinol không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ, dễ oxy hóa thành aldehyd và acid , dễ bị hỏng bởi ánh sáng
1.1.3. Dược động học
- Vitamin A và những caroten được hấp thu cùng với dầu mỡ trong thức ăn, qua đường dạ dày - ruột . Sự hấp thu này được dễ dàng do những muối mật.
- Vào trong cơ thể phân phối nhiều nơi, 90 % dự trữ ở gan dưới dạng este retinol; 10 % còn lại thì 95 % vào mô, 5 % còn lại vào máu kết hợp với protein huyết tương. Nồng độ retinol trong huyết tương 30- 70 mg/dl. Nếu dùng nhiều vitamin A quá có thể bị bệnh thừa vitamin A.
- Thải trừ phần lớn qua thận và mật dưới dạng glucuronit.
1.1.4. Tác dụng
- Có tác dụng trong sự nhìn, giữ gìn chức phận biểu mô trụ. Tham gia vào sự cấu tạo rhodopsin, giúp mắt cảm thụ tốt với ánh sáng, rất cần cho võng mạc, nhìn vào lúc chiều tối.
- Cần thiết cho hoạt động bình thường của da, giữ gìn da khỏi bị nhiễm khuẩn
- Tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể
- Điều hòa chức năng tuyến giáp . Đối lập với thyroxin.
Thức ăn
Retinol b caroten
hydroxylase dëch tuûy
Retinol Palmitat
Retinol R.B.P.
Retinol R.B.P.+ Prealbumin
Biểu mô Võng mạc
Hình 1 : Sơ đồ chuyển hóa Vitamin A trong cơ thể
1.1.5. Biểu hiện khi thiếu vitamin A
- Tổn thương đến sớm nhất là bệnh quáng gà ( không nhìn rõ mọi vật khi trời nhá nhem tối), dẫn đến khô mắt, sau cùng nhiễm khuẩn có thể gây mù lòa.
- Tổn thương các niêm mạc hô hấp, tiêu hóa.
- Sức chống đỡ của da với các bệnh nhiễm khuẩn bị giảm sút.
- Trẻ em chậm lớn, trí nhớ chậm phát triển
- Da và tóc khô ,vết thương lâu lành.
1.1.6. Biểu hiện khi thừa vitamin A
- Buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu .
- Ngứa, rụng tóc, đau xương .
1.1.7. Điều trị
- Điều trị khô mắt, quáng gà.
- Làm tăng sức đề kháng của cơ thể, nhất là những bệnh qua đường hô hấp.
- Trẻ em chậm lớn.
- Dùng ngoài làm vết thương chóng kết sẹo.
1.2. Calciferol (Vitamin D)
1.2.1. Lịch sử
- Bretonneau và Trousseau nghiên cứu tác dụng chống còi xương của dầu gan cá thu. Sau đó nhận thấy tác dụng đề phòng còi xương của ánh sáng mặt trời. Năm 1925 tìm được là thành phần steroid tự do của dầu gan cá sau tác động của ánh sáng mặt trời sẽ trở thành vitamin D .
- Vitamin D được phân lập năm 1936, sau đó tổng hợp được.
- Năm 1967 biết được dạng chuyển hoá có tác dụng là 1,25 dihydroxy cholecalciferol [1- 25 (OH)2D3].
1.2.2. Dược động học
- Vitamin D được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa hoặc tổng hợp từ da, vào máu gắn với protein huyết tương. Được chuyển hóa tại gan và thận để trở thành dạng có hoạt tính là 1-25 (OH)2D3.
- Vitamin D và các chất chuyển hóa tồn trữ trong tế bào mỡ ở gan
1.2.3. Tác dụng
- Tham gia vào chuyển hóa calci: Hấp thu calci từ ruột vào máu, huy động calci từ xương vào máu khi nồng độ calci trong máu giảm, với vai trò duy trì nồng độ calci/ huyết tương .
1.2.4. Biểu hiện khi thiếu vitamin D
- Trẻ em : Còi xương, xương bị mềm, biến dạng, thóp lâu liền, răng hỏng.
- Người lớn: Loãng xương, kèm theo rối loạn Calci/máu
1.2.5.Thừa vitamin D
- Buồn nôn, nhức đầu, chán ăn, cơ yếu, đau khớp xương.
- Có triệu chứng ngộ độc : Nồng độ Calci/máu tăng, Phospho/máu giảm, nước tiểu nhiều calci.
1.2.6. Aïp dụng điều trị
- Phòng và điều trị còi xương
- Điều trị các vết thương lâu lành.
- Điều trị nhuyễn xương.
Vitamin D
Thức ăn Tổng hợp ở da.
Hydroxylase gan
25 OH D3
Hydroxylase thận
1-25 (OH) D3
Hấp thu Ca/ruột Huy động Ca/ xương
Ca/ huyết tương
Hình 2 : Sơ đồ chuyển hóa vitamin D trong cơ thể
1.3.Tocopherol ( Vitamin E)
1.3.1. Nguồn gốc: Có trong hạt lúa mì ,ngô, lạc, lá rau xanh, bơ, mỡ ,trứng.
1.3.2. Dược động học
- Vitamin E hấp thu cùng với dầu mỡ qua đường tiêu hóa, muối mật làm dễ hấp thu - Rất khó qua nhau thai.
- Nồng độ vitamin E cao ở gan, mô mỡ, tuyến yên, thượng thận, tử cung, tinh hoàn
- Thải trừ qua phân.
1.3.3. Tác dụng
- Vitamin E là chất chống oxy hóa, bảo vệ cho một số chất thiết yếu trong quá trình chuyển hóa tế bào khỏi bị oxy hóa ( Vitamin A, C, acid béo không no )
- Bảo vệ màng hồng cầu được ổn định.
- Ngăn chặn sự hình thành những peroxyd mà những chất này ức chế nhiều enzym hô hấp.
- Kích thích dinh dưỡng và chống xơ cứng mô liên kết.
- Giảm xơ cứng động mạch.
- Chống lão hóa (do ức chế chất Lipofuxin, lắng đọng trong tế bào ,gây lão hóa )
- Bảo vệ tế bào sinh dục.
1.3.4. Biểu hiện khi thiếu vitamin E
- Một trong những biểu hiện chung nhất là teo cơ.
- Ở phụ nữ, gây rối loạn sự làm tổ, gây sẩy thai.
- Ở nam giới gây vô sinh do thoái hóa biểu mô sinh tinh.
- Biểu hiện thường gặp ở trẻ thiếu tháng: thiếu máu tan huyết.
1.3.5. Điều trị
- Suy yếu thần kinh và teo cơ.
- Vô sinh: Sẩy thai luôn, không có tinh trùng.
- Chống lão hóa.
1.4. Vitamin K
1.4.1. Nguồn gốc
- Thực vật : có nhiều trong lá xanh như cỏ linh lăng, bắp cải, rau má, cà chua,..
- Động vật : bột cá, thịt lên men, mỡ, gan, heo gà,..
- Tổng hợp : từ vi khuẩn ruột, vi khuẩn Gram (+) tổng hợp được vitamin K2; tổng hợp hóa học vitamin K3,..
1.4.2. Tính chất lý hóa
- Vitamin K1 là chất lỏng, vàng, nhạy cảm với ánh sáng, vì vậy cần bảo trong tối; không bền khi đun nóng trong môi trường kiềm.
- Vitamin K2 là tinh thể vàng, kém bền hơn và có hoạt tính thấp hơn hẳn vitamin K1.
- Vitamin K3 (menadion) bị biến tính bởi tia cực tím
1.4.3. Dược động học
- Hấp thu ở ống tiêu hóa nhờ muối mật, vitamin K3 và các dẫn xuất tan trong nước của nó (menadion sodium diphosphat, menadion sodium bisulfid) có thể hấp thu mà không cần muối mật.
- Tích trữ ở gan, bài tiết qua mật và nước tiểu dạng glucuro hợp và sulfo hợp.
1.4.4. Tác dụng
- Kích thích gan tổng hợp các yếu tố đông máu : yếu tố II (prothrombin), VII, X,.. protein C. Nếu không được carboxyl hóa các yếu tố đông máu này không có hoạt tính.
- Ngoài ra vitamin K còn tham gia vận chuyển điện tử trong quá trình phosphoryl hóa ở quang hợp cây xanh và oxy hóa- phosphoryl hóa ở động vật.
1.4.5. Biểu hiện thiếu vitamin K
- Nguyên nhân :
+ Cung cấp thiếu ở thức ăn
+ Uống nhiều kháng sinh : diệt vi khuẩn tổng hợp vitamin K2 ở ruột (E. coli, staphylococcus)
+ Do thiếu hấp thu : thiếu hay tắc nghẽn đường mật,..
+ Do dùng thuốc chống đông : heparin, nhóm kháng vitamin K (dicoumarol, salicylat,..)
+ Do tuần hoàn kém không đưa vitamin K tới gan được : cường lách, xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa,..
- Triệu chứng kéo dài thời gian prothrombin
1.4.6. Chỉ định
- Để phòng và điều trị chảy máu trong các trường hợp thiếu vitamin K do các nguyên trên và khi chuẩn bị phẫu thuật.
- Để phòng ngừa thiếu vitamin K dùng vitamin K1 hoặc vitamin K3 : 10 mg uống hoặc tiêm dưới da tuần 3 lần.
- Thiếu vitamin K nhẹ : dùng vitamin K1 hoặc K3 : 10- 15 mg/ngày tiêm dưới da hay tĩnh mạch trong 1- 3 ngày.
- Thiếu vitamin K nặng (do quá liều warfarin hoặc các thuốc chống đông khác) : chích vitamin K1 2,5- 10 mg dưới da.
2. Vitamin tan trong nước
2.1. Thiamin (Vitamin B1, Aneurine )
Là vitamin tan trong nước được tìm ra đầu tiên qua khám phá của Funk năm 1910, tổng hợp năm 1936.
Nhu cầu vitamin B1 tỉ lệ với chế độ ăn giàu glucid:chế độ ăn càng nhiều glucid càng cần nhiều vitamin B1.
2.1.1. Tác dụng
Là coenzym của enzym Decarboxylase có tác dụng:
- Phân hủy acid pyruvic thành acetyl coenzym A.
- Tham gia truyền xung tác thần kinh do tổng hợp acetylcholin và ức chế men cholinesterase,làm vững bền acetylcholin ở đầu ngọn dây thần kinh.
2.1.2. Thiếu vitamin B1
- Gây ứ đọng acid pyruvic, gây phù (beri- beri ẩm ).
- Gây tê do chậm dẫn truyền thần kinh, nặng hơn gây liệt .
2.1.3. Điều trị
- Điều trị tê phù.
- Điều trị đa thần kinh viêm, Zona .
- Điều trị triệu chứng thần kinh do thiếu Vitamin B1 ở người nghiện rượu.
2.1.4. Thận trọng- chống chỉ định
Không dùng vitamin B1 khi bị ngộ độc thuốc trừ sâu gốc phospho hữu cơ vì sẽ làm tăng độc tính của thuốc trừ sâu do ức chế cholinesterase không hồi phục, gây ứ đọng acetylcholin trong cơ thể
2.2. Riboflavin (Vitamin B2)
2.2.1. Nguồn gốc
Có trong ngũ cốc, quả, rau xanh, men bia, sữa bơ, gan, cơ, lòng trắng trứng, thượng thận.
2.2.2. Tính chất
Không mùi, vị đắng, ít tan trong nước, dễ bị hỏng khi gặp ánh sáng hoặc trong môi trường kiềm
2.2.3. Dược động học
- Hấp thu nhanh ở ruột non, sau 90 phút có nồng độ đỉnh trong máu
- Riboflavin phân phối vào mọi mô
- Ít tích lũy
- Thải trừ chủ yếu qua phân, thải trừ ít qua nước tiểu (nước tiểu có màu vàng) dưới dạng chưa chuyển hóa.
2.2.4. Cơ chế tác dụng
- Vitamin B2 tham gia tạo coenzym riboflavin phosphat, còn gọi là flavin mononucleotid (FMN) và flavin adenindinucleotid (FAD), đóng vai trò quan trọng
trong giáng hóa nhiều chất trong cơ thể.
- Vitamin này còn tham gia vào các quá trình chuyển hóa lipid, acid amin.
2.2.5. Thiếu vitamin
Hiếm gặp thiếu vitamin này, chỉ thấy ở trẻ em nuôi theo chế độ ăn nhân tạo. Thiếu nặng sẽ gây những rối loạn về mắt (viêm kết mạc, rối loạn nhìn lúc chiều tối, viêm giác mạc đỏ), tổn thương da và niêm mạc (viêm miệng, viêm lưỡi, viêm da tăng tiết bã nhờn, nứt và loét da ở kẽ mắt và vành tai), suy nhược cơ thể (nhức đầu, yếu mệt, chậm lớn, sụt cân, yếu cơ, rụng tóc, gãy móng tay chân,..).
2.2.6. Chỉ định
Dùng trong bệnh thiếu vitamin B2 hoặc do rối loạn hấp thu, rối loạn thị giác, chuột rút, trẻ em chậm lớn, viêm loét da và niêm mạc, thiếu máu; liều dùng đường uống 5- 10 mg/ngày.
2.3. Niacin (Vitamin PP, Vitamin B3 , Nicotinamit)
- Là thành phần chủ yếu của coenzym NAD+ và NADP+, tham gia vào các phản ứng oxy- khử trong chuyển hóa trung gian.
- Có tác dụng phòng và điều trị bệnh pellagre.
- Làm giảm cholesterol/máu, chống xơ vữa động mạch.
Acid nicotinic làm giãn mạch ở mặt và nửa trên cơ thể (xếp acid nicotinic vào loại thuốc giãn mạch).Tác dụng phụ này xuất hiện 7 - 10 phút sau khi uống thuốc, mất đi sau 30 -40 phút .
2.4.Acid Panthothenic (Vitamin B5 )
2.4.1. Nguồn gốc: Có nhiều trong lòng đỏ trứng, thận gan, thịt bò, có nhiều trong nấm men bia, nấm ngô, lạc, rau, sữa mẹ.
2.4.2. Tính chất : Là chất lỏng nhớt, màu vàng, dùng chủ yếu dạng muối canxi, dễ phân hủy bởi nhiệt và kiềm.
2.4.3. Dược động học: Hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa, có trong tất cả các mô, không bị phân hủy trong cơ thể, đào thải qua nước tiểu 70 %.
2.4.4. Tác dụng
-Nhu cầu 10- 15 mg/ngày, không có đơn vị quốc tế
- Là thành phần cấu tạo quan trọng của coenzym A, coenzym A là đồng yếu tố cho những sản phẩm chuyển hóa nhóm acetyl; phản ứng này quan trọng trong phản ứng oxid hóa glucid, tân tạo glucose, phân hủy acid béo, tổng hợp sterol, hóc môn steroid và prophyrin.
2.4.5. Biểu hiện thiếu
Triệu chứng thần kinh cơ và suy vỏ thượng thận : mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn ngôn ngữ, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, khó tiêu, dị cảm chi, co thắt cơ.
2.4.6. Điều trị
Không có chỉ định rõ ràng, trước đây điều trị chống bạc tóc, rụng tóc,..; liều 10- 50 mg/ngày.
2.5. Pyridoxine (Vitamin B6 )
Được ly trích đầu tiên năm 1938.
2.5.1. Tác dụng
Dưới dạng Pyridoxal 5 phosphat, có vai trò trong quá trình:
- Trao đổi amin, chuyển carboxyl của acid amin .
- Chuyển tryptophan thành vitamin PP .
- Chuyển acid glutamic thành G.A.B.A., chất có vai trò điều hòa hoạt động thần kinh.
2.5.2. Biểu hiện khi thiếu vitamin B6
- Chuyển hóa các acid amin không toàn vẹn, gây tích lũy acid amin, biểu hiện bằng những triệu chứng thần kinh như : co giật, rối loạn tiêu hóa, một số triệu chứng ngoài da.
- Khi dùng INH, ức chế enzym glutamo - decarboxylase, đưa đến thiếu G.A.B.A. (gama amino butyric acid ), biểu hiện bằng những triệu chứng thần kinh.
2.5.3.Điều trị
- Rối loạn thần kinh do dùng INH.
- Parkinson.
- Thiếu máu và giảm bạch cầu hạt do dùng thuốc (phenylbutazon, sulfamid v..v )
2.5.4. Tương tác thuốc
Vitamin B6 làm tăng chuyển hóa Leva dopa ngoại biên thành dopamin , không qua được hàng rào máu- não, làm giảm tác dụng của leva-dopa .
2.6. Biotin (Vitamin B8, Vitamin H)
2.6.1. Dược động học
- Hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa
- Đào thải qua nước tiểu chủ yếu dạng không biến đổi và 1 số lượng kém hơn chất chuyển hóa bis- norbiotin và biotin sulfoxid.
2.6.2. Tác dụng
- Nhu cầu bình thường 150- 300 mcg/ngày
-Đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa hydrat carbon, lipid; rất ít khi thiếu vitamin này
- Còn là coenzym của carbamyl phosphat synthetase tham gia vào quá trình tổng hợp urê
2.6.3. Chỉ định
- Dùng trong uống kháng sinh dài ngày, khi viêm ruột, đi lỏng dài ngày; ngoài ra có thể dùng trong các trường hợp rụng tóc, viêm da, trứng cá
- Liều dùng : uống 0,015 g/ngày, dùng trong 2- 3 tháng.
2.7. Acid folic (Vitamin B9)
2.7.1. Dược động học
Hấp thu phần trên của ruột non, sau khi hấp thu (ở đây có enzym metyl hóa và khử acid folic) đi vào mô để phát huy tác dụng và tích trữ ở đó. Một phần gắn với protein huyết tương. Gan có khả năng khử và metil hóa acid folic, sau đó theo mật đổ vào ruột rồi tái hấp thu về gan (chu kỳ ruột gan).
Tổng lượng dự trữ trong cơ thể 5000 mg đủ dùng 2- 3 tháng
2.7.2. Triệu chứng thiếu
- Nhu cầu bình thường 50 mg/ngày
- Thiếu máu hồng cầu to 1- 3 triệu/mm3, da xanh, tim đập nhanh, lách hơi to; viêm môi lưỡi, tiêu chảy thường xảy ra; khác với vitamin B12 là không có triệu chứng về thần kinh.
2.7.3. Điều trị
- Thiếu máu hồng cầu to 0,5- 1 mg/ngày, uống hay tiêm bắp trong vòng 2 tháng; trường hợp nặng dùng 5 mg/ngày (lưu ý cần phân biệt thiếu máu do vitamin B12
hay acid folic)
- Phòng : có thai 400- 500 mg/ngày; thiếu máu tiêu huyết 1- 2mg/ngày.
2.8. Cyannocobalamin (Vitamin B12)
2.8.1. Dược động học
- Hấp thu vitamin B12 ở hồìi tràng nhờ HCl tách vitamin B12 ra khỏi thức ăn rồi gắn với yếu tố nội là 1 glycoprotein có trong thành dạ dày để vận chuyển qua thành ruột.
- Vào máu gắn với transcobalamin II rồi tích trữ ở gan, chỉ có transcobalamin II có khả năng vận chuyển vitamin B12 vào mô.
- Nguồn dự trữ bị tiêu hao chậm (3- 5 mg/ngày) nên thiếu máu chỉ xảy ra sau 3- 4 năm cắt phần lớn dạ dày; thời gian bán hủy ở gan 400 ngày.
2.8.2. Tác dụng
- Nhu cầu bình thường 1- 5 mg/ngày
- Tác dụng chuyển thymin thành thymidin cần cho cấu tạo nucleoprotid và trưởng thành hồng cầu, vì vậy thiếu vitamin B12 dẫn đến thiếu máu Biermer hồng cầu to ưu sắc do hồng cầu không trưởng thành được và gây ra triệu chứng thần kinh.
- Giúp phân chia và tái tạo tế bào : mô thần kinh phát triển mạnh thì chịu ảnh hưởng trước tiên
2.8.3. Điều trị
- Thiếu máu ác tính (do dạ dày không có yếu tố nội di truyền) : đường tiêm bắp 200 mg/ngày tuần đầu, 200 mg/tuần tháng đầu, 200 mg/tháng suốt đời.
- Thiếu máu do kém hấp thu : 5- 15 mg + yếu tố nội uống
- Thiếu máu nặng : 100 mg tiêm bắp + 1,5 mg acid folic/ ngày
- Viêm đau dây thần kinh : liều cao 500- 1000 mg/ngày, dùng trong 20- 30 ngày, tránh dùng đương tiêm tĩnh mạch dễ gây sốc phản vệ.
2.9. Acid ascorbic (Vitamin C)
Bắt đầu biết từ thế kỷ 18 ở những người đi biển lâu ngày, bị bệnh scorbut vì không dùng thức ăn tươi
Năm 1928 szent Gyorgyi trích được acid ascorbic từ chanh.
2.9.1. Tác dụng
- Tham gia vào các phản ứng oxy hóa- khử, vận chuyển H2 , chuyển hóa glucid
protid, lipid.
- Giúp tổng hợp hormon steroid.
- Chuyển hóa collagen, giúp tạo sẹo vết thương
- Làm vững bền mao mạch, chống chảy máu
- Là yếu tố chống nhiễm trùng, tăng sức đề kháng của cơ thể.
2.9.2. Thiếu vitamin C
- Gây bệnh scorbut.
- Rối loạn thẩm thấu thành mạch, dễ chảy máu.
- Mệt mỏi, kém đề kháng.
2.9.3. Điều trị
- Scorbut và các bệnh chảy máu.
- Tăng sức đề kháng của cơ thể, chống nhiễm trùng.
- Tình trạng mệt mỏi, có thai, cho con bú.
- Kiềm máu .
2.10. Rutin (Vitamin C2 ,Vitamin P)
- Được Szent và Gyorgyi tách được cùng với vitamin C.
- Có tác dụng làm bền mao mạch, nâng cao sức chống đỡ, duy trì độ mềm dẽo của mao mạch.
- Tác dụng hợp đồng với vitamin C.
***
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top