vit babic dia ly asean
ASEAN
Sự ra đời và phát triển
1. Được thành lập năm 1967 tại Băng Cốc với 5 nước thành viên đầu tiên là Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin và Sin-ga-po.
2. Các nước lần lượt gia nhập thêm là:
- Bru-nây: năm 1984
- Việt Nam: năm 1995
- Mi-an-ma và Lào: năm 1997
- Cam-pu-chia: năm 1999
Mục tiêu
1. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nứơc thành viên.
2. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hộ phát triển.
3. giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nứơc hoặc các tổ chức kinh tế khác.
mục tiêu tổng quát: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển.
Cơ chế hợp tác của các nước trong ASEAN
- Thông qua các diễn đàn, hiệp ước, tổ chức các hội nghị.
- Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
- Xây dựng " khu vực thương mại tự do ASEAN ".
- Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao khu vực
các thành tựu của ASEAN
- Qua hơn 40 năm tồn tại và phát triển , thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được đó là có 10/11 quốc gia trở thành thành vieen cuả ASEAN
- Năm 2004:
+ GDP của ASEAN đạt 799,9 tỉ USD
+ Gía trị xuất khẩu đạt gần 552,5 tỉ USD
+ Gía trị nhập khẩu đạt gần 492 tỉ USD
+Cán cân xuất khẩu của toàn khối luôn dương
- Tốc độ tăng trưởng KT của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc .
- Đời sống nhân dân được cải thiện, cơ sở hạ tầng được nâng cao
- Tạo dựng được một moi trường hòa bình, ổn định trong khu vực
10. Những thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
- Thời cơ: Tạo điều kiên cho Việt Nam hòa nhập vào công đồng khu vực, vào thị trường các nước Đông Nam Á. Thu hút được vốn đầu tư, mở ra cơ hội giao lưu, học hỏi, tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ... để phát triển.
- Thách thức: Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế. Hòa nhập nếu không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tế và bị hòa tan về chính trị, văn hóa, xã hội.
13.Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấm mạnh đến sự ổn định?
- Kinh nghiệm thế giới cho thấy, khu vực nào thường xuyên căng thẳng do tranh chấp xung đột... thì tốc độ phát triển kinh tế bị suy giảm.Khu vực ASEAN còn nhiều tranh chấp về lãnh thổ, về quyền lợi chưa được giải quyết thỏa đáng.
- Mõi nước trong khu vực, ở mức độ khác nhau và tùy từng thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau đều đã chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định mà nguyên nhân là do vấn đề sắc tộc, tôn giáo và các thế lực thù địch nước ngoài gây ra nên đều đã nhận thức đầy đủ, thống nhất cao về sự cần thiết phải ổn định để đối thoại,đàm phán giải quyết một cách hòa bình.
- Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định của khu vực sẽ không tạo cớ để các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng thông qua sử dụng vũ lực.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top