virusvrrrrr
Câu 16: Trình bày được các thành phần cấu trúc của virus và các chức năng chính của chúng
Cấu trúc cơ bản là cấu trúc bắt buộc của virus bao gồm 2 thành phần:
Acid nucleic
-Mỗi loại virus đều phải có 1 trong 2 acid nucleid: hoặc ARN hoặc ADN. ADN thường sợi kép còn ARN thường sợi đơn.
-Các acid nucleic chỉ chiếm 1-2% trọng lượng của hạt virus nhưng có chức năng quan trọng
+Mang mọi mật mã di truyền đặc trưng cho từng virus
+Quyết định khả năng gây nhiễm của virus trong tế bào cảm nhụ
+Quyết định chu kỳ nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ
+Mang tính bán KN đặc hiệu của virus
Capsid
-Bao quanh acid nucleic, bản chất là protein
-Cấu tạo bởi nhiều đơn vị cấu trúc: capsomer
-Capsomer luôn sắp xếp trật tự, đối xứng. Căn cứ vào sự sắp xếp có thể chia thành 2 loại:
+Đối xứng hình khối
+Đối xứng hình xoắn
+Ngoài ra còn có cấu trúc hỗn hợp ở phage
-Chức năng:
+Bảo vệ cho acid nucleic không bị enzym nuclease và các yếu tố khác phá hủy
+tham gia vào sự bám của virus trên tế bào cảm thụ (với các virus không có bao envelop)
+Mang tính KN đặc hiệu của virus
+Giữ cho hình thái và kích thước của virus luôn ổn định
Cấu trúc riêng: chỉ có ở 1 số loài virus
Bao ngoài (envelop)
-Bao phủ ngoài capsid
-Bản chất là phức hợp lipoprotein hoặc glycoprotein
-Chức năng của envelop
+Tham gia vào sự bám của virus trên tế bào cảm thụ
+Tham gia vào giai đoạn lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào sau chu kỳ nhân lên
+Tham gia ổn định kích thước và hình thái virus
+Tạo ra KN đặc hiệu trên bề mặt virus
Ngưng kết tố hồng cầu: những núm lồi lên trên envelop mang những chức năng riêng biệt
Enzym:
-Là enzym cấu trúc, hay gặp: ADN/ARN polymerase, neuraminidase, enzym sao chép ngược
-Mỗi enzym có chức năng riêng trong chu kỳ nhân lên
-Mang tính KN đặc hiệu của virus
Câu 17: Trình bày 5 giai đoạn trong quá trình nhân lên của virus
Hấp phụ của virus lên bề mặt tế bào:
-Nhờ sự vận chuyển của virus trong các dịch gian bào giúp virus tìm tới tế bào cảm thụ
-Các receptor đặc hiệu trên bề mặt tế bào cho các cấu trúc đặc hiệu trên bề mặt hạt virus gắn vào (VD gp120 hấp phụ vào CD4)
Xâm nhập vào bên trong tế bào:
-Acid nucleic xâm nhập vào tế bào theo các cơ chế:
+Enzym cởi vỏ của tế bào giúp virus cởi vỏ, giải phóng acid nucleic nhờ decapsidase
+Virus qua màng tế bào nhờ cơ chế ẩm bào hoặc nhờ vỏ capsid bơm acid nucleic vào tế bào
Tổng hợp các thành phần cấu trúc
-Đây là giai đoạn phức tạp nhất, phụ thuộc loại acid nucleic của virus. Nhưng kết quả cuối cùng là để tổng hợp nên acid nucleic và thành phần khác của virus nhờ hoạt động của tế bào.
-Với virus có acid nucleic là ADN 2 sợi:
+Từ khuôn mẫu ADN của virus tổng hợp nên mARN→tổng hợp ADN polymerase→tổng hợp ADN mới
+Từ ADN mới→tổng hợp mARN→tạo capsid và các thành phần khác
-Với virus có acid nucleic là ARN 1 sợi dương: ARN đồng thời là mARN để tổng hợp nên ARN polymerase và ARN mới của virus, vừa dùng để tổng hợp capsid
-Với virus có acid nucleic là ARN 1 sợi âm: tổng hợp sợi bổ sung làm mARN để tổng hợp các thành phần cấu trúc
-Với virus có acid nucleic là ARN nhưng có enzym sao chéo ngược:
+Tổng hợp ADN trung gian từ ARN, tích hợp ADN này vào NST của tế nào chủ
+ADN trung gian là khuôn mẫu tổng hợp ARN và thành phần khác của virus hoặc có thể nằm im ở dạng provirus
Lắp ráp
-Nhờ enzym cấu trúc của virus hoặc enzym của tế bào giúp cho các thành phần cấu trúc của virus được lắp ráp tạo thành các hạt virus mới
Giải phóng virus ra khỏi tế bào
-Virus có thể phá vỡ tế bào để giải phóng hàng loạt virus ra khỏi tế bào
-Virus cũng có thể nảy chồi từng hạt virus ra khỏi tế bào
Câu 18: Trình bày 7 hậu quả tương tác khi virus xâm nhập vào tế bào
Hủy hoại tế bào chủ
-Sau khi virus xâm nhập và nhân lên trong TB thì hầu hết các TB bị phá hủy, gây ra những biểu hiện của bệnh NT cấp và mạn tính
-Có thể đánh giá sự phá hủy TB bằng hiệu quả gây bệnh cho TB (CPE) hoặc các ổ TB bị hoại tử{}
Làm sai lạc NST của tế bào chủ
-Sau khi virus nhân lên trong tế bào, NST của tế bào có thể bị gẫy, bị phân mảnh hoặc sắp xếp lại, gây ra:
+Dị tật bẩm sinh, thai chết lưu: khi nhiễm virus trong những tháng đầu
+Sinh khối u và ung thư: do virus làm thay đổi KN bề mặt của tế bào, làm mất khả năng ức chế do tiếp xúc khi tế bào sinh sản hoặc kích hoạt gen ung thư
Tạo hạt virus không hoàn chỉnh (DIP)
-Là những hạt virus không có hoặc có không hoàn chỉnh acid nucleic, chỉ có capsid, nên không có khả năng gây nhiễm cho tế bào
-Các hạt DIP có thể giao thoa chiếm acid nucleic của virus tương ứng để trở nên gây bệnh
-Các hạt DIP vẫn mang tính KN đặc trưng của capsid
Tạo ra các tiểu thể nội bào
-Là những hạt nhỏ trong nhân hoặc bào tương, bản chất là các hạt virus, hoặc các thành phần cấu trúc của virus chưa được lắp ráp, hoặc các hạt phản ứng của tế bào khi nhiễm virus
-Có thể thấy được dưới KVH quang học, nên có thể chẩn đoán nhiễm virus (áp dụng với virus dại, TB thần kinh)
Chuyển thể tế bào
-Do gen của virus tích hợp vào gen của tế bào làm tế bào làm tế bào thể hiện các tính trạng mới: thay đổi KN bề mặt, sinh sản thái quá (tạo khối u), sinh ngoại độc tố...
Biến tế bào thành tế bào tiềm tan
-Gen của virus ôn hòa tích hợp vào NST của tế bào, phân chia với tế bào
-Khi gặp kích thích sinh học/hóa học/lý học thì gen của virus ôn hòa trở thành virus độc lực gây ly giải tế bào
Tạo interferon
-Bản chất: protein do tế bào sản xuất ra khi cảm thụ với virus, ức chế hoạt động của mARN→ức chế không đặc hiệu sự nhân lên của virus
Câu 19: Nêu được các phương pháp xét nghiệm virus
Chẩn đoán trực tiếp
-Bệnh phẩm:
+Tùy bệnh mà lấy bệnh phẩm: phân, dịch họng mũi, máu, nước não tủy; tử thi: đoạn ruột, mảnh não...
+Lấy càng sớm càng tốt
+Bảo quản lạnh, đưa ngay đến phòng xét nghiệm
-Phân lập virus:
+Các bệnh phẩm có thể bội nhiễm vi khuẩn (nước họng mũi, phân...) cần phải xử lý kháng sinh
+Gây nhiễm vào tế bào nuôi:
.)TB nguyên phát: có nguồn gốc từ mô động thực vật, côn trùng chỉ được sử dụng 1 lần, không chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác được, VD: TB thận khỉ, TB thai người, lợn, chó, gà
.)TB thường trực: nguồn gốc cũng mô động thực vật, côn trùng nhưng được cấy truyền qua nhiều thế hệ trong phòng thí nghiệm, VD: Vero, Hep 2, C6/26, Hela
+Gây bệnh thực nghiệm trên động vật: cho chuột nhắt mới sinh, khỉ, bào thai gà, muỗi...
-Xác định virus: sau khi nuôi cấy tế bào hoặc gây bệnh thực nghiệm, dùng các kỹ thuật miễn dịch thích hợp, dựa vào KT mẫu để xác định virus
Chẩn đoán gián tiếp
-Bệnh phẩm:
+Lấy máu 2 lần, để đông tự nhiên, chắt lấy huyết thanh
+Lấy lần 1 khi bệnh nhân mới vào viện, lần 2 sau lần 1 7 ngày
+Bảo quản ở -20°C, tiến hành làm phản ứng trong cùng điều kiện
-Các phản ứng huyết thanh tìm KT
+Mac-ELISA tìm KT IgM
+Gac-ELISA tìm KT IgG
+Phản ứng trung hòa
+Phản ứng kết hợp bổ thể
+Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu
+Phản ứng Western blot
-Nhận định kết quả:
+Mac-ELISA, Western blot: không cần xác định động lực KT
+Các phản ứng khác chỉ khi nào hiệu giá KT máu 2 gấp 4 lần trở lên so với máu 1 mới kết luận dương tính
Các phương pháp phát hiện virus khác
-Quan sát dưới kính hiển vi điện tử
-Các kỹ thuật di truyền (PCR), miễn dịch (huỳnh quang trực tiếp, ELISA, ngưng kết gián tiếp)
-Cắt cúp để tìm mô bệnh học đặc hiệu
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top