vietphuong Nâng cấp" trí nhớ của bạn"
"Nâng cấp" trí nhớ của bạn (phần 1)
Tháng Năm 4, 2006 at 6:09 chiều (Học tập)
Myth: Người ta chỉ nhớ khoảng 10% tên của những người mà họ đã từng gặp.
Fact: Chúng ta thường rất ấn tượng bởi diện mạo, nhưng không bao giờ liên hệ nó với những cái tên.
Myth: Chúng ta quên khoảng 99% số điện thoại mà chúng ta được nhận.
Fact: Hầu hết mọi người không thực sự chủ động trong việc ghi nhớ những con số.
Myth: Đa số đều cho rằng bộ nhớ bị lão hóa theo thời gian.
Fact: Trí nhớ chỉ thực sự giảm sút khi chúng ta không sử dụng thường xuyên. Nếu có tập luyện, nó sẽ liên tục được nâng cao.
Myth: Rất nhiều người thú nhận rằng trí nhớ của họ rất tệ.
Fact: Chúng ta biện hộ rằng chúng ta chỉ là những "người trần mắt thịt", và việc "quên quên nhớ nhớ" là điều hết sức bình thường, vì chúng ta không hiểu rõ một sự thật: "Trí nhớ cũng có thể cải thiện được".
Trí nhớ của bạn tốt hơn bạn tưởng rất nhiều
•Hầu như ai cũng có những giấc mơ về gia đình, bạn bè, nơi chốn, về những kỉ niệm mà họ đã không còn để ý trong 10 hay 30 năm. Tất cả đều hiện về rõ ràng, từ màu sắc tới cảnh vật, hình ảnh, và chi tiết đến kì lạ.
•Mọi người trong số chúng ta đều có những lúc đột ngột hồi tưởng về quá khứ. Một mùi hương quen thuộc, một cảm giác ấm áp hay một âm thanh dịu dàng, êm ái, những thứ đó lại cuồn cuộn đổ về như dòng thác, làm ngập tràn tâm trí chúng ta.
•Nhà báo Nga Shereshevsky không bao giờ cần ghi chép khi phỏng vấn. Ông có thể nghe một giọng nói, và sau đó lặp lại từng câu, thậm chí từng từ những gì đã nghe được. Các nhà khoa học kết luận trí thông minh của ông chỉ ở mức trung bình. Ông cũng chẳng phải là "người ngoài hành tinh". Ông chỉ thực hiện các qui tắc nhớ rất thông thường hàng ngày.
•Theo nghiên cứu của giáo sư Rosenweigs vào những năm 70 thì trong một giây, trung bình bộ não sinh ra lượng nơ ron đủ để có thể tiếp nhận 10 đơn vị thông tin, và chúng ta cũng không bao giờ sử dụng quá được một nửa năng lực của nó.
•Trong một dự án, giáo sư nổi tiếng Penfield đã phát hiện ra rằng nếu dùng xung điện kích thích lên não bộ, các bệnh nhân của ông sẽ có thể kể vanh vách những gì đã xảy ra với họ, bao gồm cả màu sắc, mùi vị, tiếng ồn, hành động,... liên quan đến các sự kiện ấy.
•Giáo sư Anokhin đã chứng minh rằng trí nhớ được tạo thành bởi các thành phần điện rất nhỏ nằm giữa những tế bào chằng chịt của bộ não. Như chúng ta đã biết, bộ não bao gồm hơn một triệu triệu (1.000.000.000.000) tế bào. Do đó, khả năng kết hợp và liên hệ giữa chúng để tạo thành trí nhớ coi như là vô hạn.
•Trong khoảnh khắc cận kề giữa sự sống và cái chết, hầu hết mọi người đều nói rằng: "Cả cuộc đời như lóe lên trong mắt tôi". Chúng ta thường cười và cho rằng đó chỉ là một vài khoảnh khắc nhất thời. Nhưng những nghiên cứu lại chỉ ra là họ hoàn toàn nghiêm túc, và họ thậm chí đã hồi tưởng lại cả những kí ức đã bị lãng quên hàng chục năm trời.
•Theo một thí nghiệm thì nếu chúng ta xem cùng lúc 1000 bức tranh, mỗi bức trong vòng 1 giây. Tiếp theo, một người nào đó đặt vào 100 bức tranh mới, chúng ta vẫn có thể phát hiện được những bức tranh mới này, với độ chính xác lên tới 99%.
•Kĩ năng về trí nhớ không có gì là mới lạ. Người Hi Lạp cổ đã sử dụng chúng từ rất lâu rồi. Những nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, chỉ cần bạn thành thạo một trong số các kĩ năng này, và đạt điểm 9 / 10 trong bài kiểm tra chuẩn, bạn có thể nhớ được đến 900 / 1000 bức tranh. Những kĩ năng này được sử dụng rộng rãi tại rất nhiều nền văn hóa dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tại sao chúng ta không sử dụng hết năng lực của trí nhớ?
Đôi khi, do một tác động kì lạ (hay thậm chí rất "dở hơi") mà chúng ta nhớ rõ mồn một về thông tin hay sự kiện nào đó. Nhưng mặt khác, chúng ta tỏ ra bết bát khi bắt buộc phải ghi nhớ những gì chúng ta muốn nhập tâm, và có khi còn quên phắt đi chẳng biết đến bao giờ mới có thể khôi phục lại (biết đâu ngay trước khi die, bạn mới phát hiện ra rằng ngày ấy mình để cái chìa khóa trong toilet). Đó là thứ mà chúng ta vẫn thường gọi là "hội chứng GIGO" (Garbage In, Garbage Out), hay nói nôm na là "nếu một con chó ăn phải đồ ôi thiu thì nó sẽ tống ra toàn những thứ rác rưởi". Những sinh viên không biết cách ghi nhớ thông tin (hay tống vào trong đầu toàn những thứ lộn xộn, hổ lốn - Garbage In) sẽ quên hết mọi kiến thức và nhận được "Garbage Out" trong giờ kiểm tra.
Nếu bạn là người có thói quen đánh mất những thứ lặt vặt như cái kính hay chìa khóa xe máy, hay quên đi nội dung bài giảng, v.v...chắc chắn bạn sẽ rất bị động trong việc ghi nhớ những ý niệm về tinh thần. Những thói quen hàng ngày không được bộ não "đánh dấu" quan trọng. Những kí ức về chúng sẽ được lưu trong não như các FYI (online For Your Information) và bộ não sẽ thấy không cần thiết phải ghi nhớ chúng.
Liên tưởng (tagging) thông tin đưa vào dưới những hình thức khác nhau để dễ ghi nhớ không phải là vấn đề mới mẻ. Khái niệm "thuật nhớ" (tiếng Anh là Mnemonics) hay còn gọi là "phương pháp tăng cường trí nhớ" (memory enhancement techniques) đã được người La Mã và người Hi Lạp cổ nghiên cứu.
Trí nhớ của chúng ta như cánh rừng rậm
______________
"Nâng cấp" trí nhớ của bạn (phần 2)
Tháng Năm 5, 2006 at 8:37 sáng (Học tập)
Hệ thống liên tưởng (The Link System)
Hệ thống liên tưởng là cách nhanh nhất và cũng rất dễ học. Nó sẽ tạo cơ sở cho trí nhớ trong việc đơn giản hóa các vấn đề phức tạp. Hệ thống này đặc biệt có ích khi cần ghi nhớ thông tin kiểu như danh sách những mặt hàng cần mua sắm hay nội dung bài giảng trên lớp. Bằng cách sử dụng các nguyên lý như hình ảnh, biểu tượng, thị giác và xúc giác, chúng ta tổng hợp sức mạnh của hai bán cầu não. Khi bạn cần nhớ một danh sách nào đó, điểm mấu chốt ở đây là "cung cấp" cho các thành phần trong danh sách càng nhiều thông tin càng tốt. Hãy tạo một danh sách gồm toàn những thứ "càng kì quái càng tốt", nó sẽ giúp bạn dễ dàng "save" vào bộ não hơn và cũng khó quên hơn.
Ví dụ: Giả sử bạn cần đi mua một lô một lốc những đồ lặt vặt. Nói chung, chúng ta thường quên mang theo tờ giấy ghi nội dung mua sắm. Và trong trường hợp này, chúng ta bắt buộc phải ghi nhớ. Đây là những đồ cần mua:
•1 chiếc lược
•2 chiếc bình thủy tinh đựng trà
•Nho
•1 bánh xà phòng
•Trứng
•Xà bông giặt quần áo
•Một chiếc dây bằng tơ sồi để buộc vào hàm răng (dental floss)
•Bánh mì
Hệ thống liên tưởng: Nào, bây giờ thử tưởng tượng rằng bạn đang đi trên sàn nhà bóng loáng với một cái lược to đùng bằng kim loại ngậm trên miệng. Ha ha, hãy thưởng thức sự mượt mà và lạnh lùng của chiếc lược. Chễm chệ ngay trên nó là hai chiếc bình pha lê đựng trà cực lớn chập chờn dưới ánh hoàng hôn huyền ảo. Hãy lắng nghe tiếng lạch cạch của thủy tinh va vào nhau hòa theo nhịp chân sáo của bạn. Đột nhiên, một tiếng "smush" khiến bạn dừng bước. Bạn thấy một dòng sông đầy nước nho đang chảy cuồn cuộn dưới chân. Gấu quần của bạn thấm đỏ. Bạn phải quay lại. Ngay lập tức, bạn bắt gặp những bọt bong bóng trắng xóa phủ đầy chiếc ván trượt khổng lồ làm bằng một bánh xà phòng vĩ đại. Và bây giờ, tôi đang nhìn bạn lướt như bay trên biển nho, để lại trên mặt nước chiếc đuôi bằng bong bóng xà phòng lấp lánh. Bạn hét toáng lên vì thích thú. Những ngón chân mát rượi hòa với tiếng nổ lóp bóp của nho và xà phòng khiến bạn khoái chí vô cùng. Bạn ngửi thấy mùi nho ngọt ngào hòa lẫn với hương thơm của xà phòng trong sự ngất ngây và sảng khoái. Bất chợt, bạn mất thăng bằng và lăn tòm xuống nước. Quần áo của bạn thấm đẫm nước nho. Bạn lồm cồm bò lên bờ. Trời ơi, trông bạn lúc này ướt át và nhếch nhác như một con cóc trồi lên mặt đất sau cơn mưa vậy.
Lúc này bạn đang mệt lử. Bạn đã dành 8 giờ đồng hồ và 12 hộp xà bông để tống khứ cái đống chất bẩn ra khỏi chiếc quần jean ưa thích của bạn. Mệt mỏi! Và cả đói nữa. Bạn lại phải mò ra cửa hàng. Bạn đã thực sự là một chuyên viên giữ thăng bằng cừ khôi khi không làm rơi hai chiếc bình đựng trà to sụ trên chiếc lược. Sẽ còn tuyệt vời hơn nếu bạn chỉ dùng một sợi dây mà vẫn giữ được những chiếc bình. À mà sợi dây bạn đang ngậm trên miệng đó làm bằng gì ấy nhỉ? Bằng tơ sồi phải không? Bạn đúng rồi đó! Hãy cảm nhận hương vị của nó đi. Tuyệt vời chứ? Đó là cách mà hệ thống liên tưởng làm việc. Nào, bây giờ hãy kết thúc câu chuyện của mình bằng hai phần thưởng cho chiếc bụng lép kẹp đang réo ầm ầm. Món bánh mì nóng hổi và trứng gà thơm phức. Còn thực tế, bạn cũng rời siêu thị mà không bỏ sót một món đồ nào. Hãy để cho trí tưởng tượng của bạn bay bổng bằng cách thổi vào cái danh sách khô khan mà bạn cần phải ghi nhớ những hình ảnh, những biểu tượng hay những câu chuyện. Nếu bạn cho rằng thật khó để có thể nghĩ ra những thứ như vậy thì quả thật là do bạn chưa thử đó thôi. Chắc chắn bạn sẽ nghĩ ra được, vì không có gì ràng buộc ở đây cả. Hoàn toàn là một thế giới tự do. Chúng có thể rất đẹp, hoặc rất cổ quái, hoặc rất logic, hoặc rất dở hơi. Chẳng sao cả, miễn là bạn ghi nhớ nó. Đó chính là cái mẹo rất đơn giản, nhưng cũng hiệu quả giúp cho bạn rèn luyện trí nhớ. Nó được gọi là: "Hệ thống liên tưởng". Nói ra thì đúng là chẳng có gì. Nhưng mà không có mấy ai dùng đâu nhé. Và bạn sẽ thấy ngay nó sẽ giúp bạn ghi nhớ vô cùng hiệu quả. Đừng biện hộ rằng chỉ mỗi cái danh sách ngắn tí mà phải sáng tác cả một câu chuyện dài lê thê. Bạn nhầm rồi. Chúng ta nhớ những gì gây ấn tượng, nhớ những gì có nhiều thông tin, chúng ta không nhớ theo số lượng. Tức là, những thứ dài dòng đôi khi còn khó quên hơn là một mẩu bé tí. Vậy đó, hãy sống động lên, bộ nhớ của bạn cũng sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, tôi cam đoan với bạn.
Tôi đã từng chơi trò: "Short-term memory test" trong Microsoft Encarta (Nếu có phần mềm này, bạn chỉ cần gõ: "Test your short-term memory" vào thanh công cụ Search rồi tha hồ mà thử sức). Đó là một trò mà nhiều người cho rằng rất khó và bực tức khi chơi. Số là nó sinh ngẫu nhiên một dãy chữ cái, cho bạn xem trong khoảng thời gian ngắn, rồi tắt đi và bạn phải gõ lại đúng những chữ cái đó theo thứ tự ban đầu. Nếu bạn nhớ được 10 chữ cái một lúc, trí nhớ "short-term" của bạn quả thật "đáng nể" (remarkable) - bạn sẽ nhận được một lời khen. Những người thông thường chỉ nhớ được khoảng 7 ± 2 chữ mà thôi. Nghĩa là từ 5 đến 9 chữ cái là kịch kim. Bạn không tin cứ thử mà xem - khó phết đấy. Khi nhìn ông anh tôi đánh vật với 7, 8 chữ cái rồi than thở sao không nhớ nổi tôi cứ tủm tỉm cười. Bản thân tôi có thể nhớ được 10 chữ cái dễ ợt! Và lũ bạn tôi trố mắt ra khi nhìn tôi gõ bay bay 10 chữ một lúc trúng phóc. Bạn đừng cho là tôi giỏi. Thực ra, chẳng có gì cả. Chỉ là một chút "mánh mung, tiểu xảo" mà thôi. Tôi cứ đặt bừa những chữ cái của dãy với những từ cụ thể. Ví dụ ATWUXVTSCK thì thành câu (Anh Tôi Wa' Ư Xấu Và Thích Sờ Con Kiến). Câu này rất vô nghĩa, nhưng dễ nhớ vô cùng. Và 10 chữ cái đối với bạn chẳng là gì cả. Bí mật nằm ở đây - dùng hệ thống liên tưởng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top