Trịnh Công Sơn người nhạc sĩ của hơn hai thế hệ người Việt

Viết về Trịnh Công Sơn

NỘI DUNG :

Lặng Lẽ Nơi Này. 2

Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn. 4

Về Những Ca Khúc Phản Chiến Của TCS.. 4

Cảm Nghĩ Về Ca Khúc Trịnh Công Sơn. 10

Buồn Bã Với Những Môi Hôn. 13

Đời Và Nhạc Trịnh Công Sơn. 17

Trịnh Công Sơn Tiếng Hát Hòa Bình. 25

Tình Bạn, Hồi Sinh Cơn Hôn Mê. 37

Cảm Nhận Trịnh Công Sơn. 43

Bốn năm ngày mất của Trịnh: Để gió cuốn đi44

Cám Ơn Định Mệnh Đã Cho Tôi Gặp Anh. 45

Bên Đời Hiu Quạnh. 47

Bài Tình Ca Nhỏ. 49

Nỗi Buồn Nhớ Quê Hương. 51

Hôm Nay Thức Dậy. 52

Khánh Ly nói chuyện với Trường Kỳ. 54

Đài BBC phỏng vấn Khánh Ly. 57

Khánh Ly - Một Đời Việt Nam... 62

Như Cánh Vạc Bay. 64

Trịnh Công Sơn : Giòng Nhạc Của Nhân Bản, Tiếng Nói Của Tình Thương. 67

Nhạc Trịnh Công Sơn trên xứ Phù Tang. 72

Trịnh Công Sơn với cao nguyên bụi đỏsương mù. 73

Tạ ơn giai nhân, tạ ơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và...76

Một thoáng Trịnh Công Sơn. 78

Về Một Quảng Đời Của Trịnh Công Sơn. 82

Người con gái của đường phượng bay. 90

Khánh Ly Người Bạn Đặc Biệt91

Trời Cao Đất Rộng Một Mình Tôi Đi92

Rút từ Hồi Ký III : Thời Phân Chia Quốc. 92

Trịnh Công Sơn, Nơi Vùng Ưu Tư Thành Tiếng Du Ca. 95

Anh sẽ làm như thế phải không, anh Sơn….104

Thơ về Trịnh Công Sơn. 106

Người Du Ca Chính Hiệu. 113

40 năm hành trình âm nhạc Trịnh Công Sơn, Thái Hòa và tôi114

Cảm Nghĩ Về Ca Khúc Vườn Xưa. 125

Bi Kịch Trịnh Công Sơn. 126

Một Cõi Đi Về. 129

Trịnh Công Sơn - Người Thơ Ca. 131

TRỊNH CÔNG SƠN : CÁI ĐIỀU CHƯA NÓI131

Ừ Thôi, Anh Về. 139

Trịnh Công Sơn, Đóa Hoa Vô Thường. 141

Trịnh Công Sơn - Một Nhà Thơ Lớn. 146

Những tháng ngày thăng hoa trong sáng tác tình khúc của TCS.. 147

THÁNG TƯ RỒI, NHỚ TRỊNH CÔNG SƠN -  Trần Đăng Khoa. 149

Những dòng sông nhỏ. 152

Con người minh triết trong nhạc Trịnh Công Sơn. 154

Có một Trịnh Công Sơn của Huế. 160

Trịnh Công Sơn với sự hồi sinh của một cố đô rêu phong. 161

Di sản nghệ thuật của Trịnh Công Sơn với Huế - thành phố Festival165

Trịnh Công Sơn và những con đường. 168

Cái tôi của người nghệ sĩ - nhìn từ một số biểu thức so sánh trong ca từ Trịnh Công Sơn. 170

Ca sĩ Mỹ nhớ 9 năm ngày mất Trịnh Công Sơn. 173

Trịnh Công Sơn ơi, có về thăm Huế không?. 173

“Bóng núi” Trịnh Công Sơn. 175

Trịnh Công Sơn với “quê hương thần thoại”175

Kỷ niệm 10 năm ngày mất nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. 178

Trịnh Công Sơn - Người ca thơ.. 180

Trịnh Công Sơn và một “nhạc cảnh” thời đại181

Thư tình gửi một người, cuốn sách giải mã ca từ và soi chiếu con người Trịnh Công Sơn. 182

Trịnh Công Sơn không là Bob Dylan. 187

Trịnh Công Sơn - Tư liệu và cảm nhận. 188

Lặng Lẽ Nơi Này

Trịnh Công Sơn người nhạc sĩ của hơn hai thế hệ người Việt vừa tạ thế tại Việt Nam hưởng thọ 62 tuổi, một người rất gần gũi mà cũng rất xa chúng ta. Ông là người mà ai cũng biết nhưng cũng không ai biết ông bao nhiêu ngoài gia đình và một vài người bạn rất thân.

Sinh ngày 28 tháng Hai năm 1939, qua đời ngày 1 tháng Tư năm 2001 tại bệnh viện Chợ Rẫy. Trịnh Công Sơn quê ở Huế nhưng ra đời ở Đác Lắc. Tiểu sử, ông chỉ ghi như thế.

Lặng lẽ nơi này, như tựa của một bài hát ông viết, có lẽ là một tóm gọn khá đúng về cách sống của ông:

Trời cao đất rộng, một mình tôi đi

Đời như vô tận, một mình tôi về

Một mình tôi về với tôi...

Từ căn nhà cũ ở Phú Cam, Huế, Trịnh Công Sơn lớn lên, bỏ vào Sài Gòn, theo bạn bè, âm nhạc. Ông không ồn ào những bước đưa nhạc của mình vào với người nghe.

Năm 1965, ở trụ sở sinh viên đại học góc đường Duy Tân Hồng Thập Tự, người thanh niên có cái vẻ rất thư sinh, gầy gò ấy cầm chiếc Tây Ban Cầm bước lên bục, sau đôi lời giới thiệu rất ngắn và giản dị của một người trong ban tổ chức, cất lên tiếng hát chưa mấy ai biết ở Sài Gòn thời ấy, và từ đó, nhạc Việt Nam không bao giờ còn như cũ nữa.

Trong số những ca khúc ông hát hôm ấy, có bài Gọi Tên Bốn Mùa. Sài Gòn hôm ấy vừa xong một cơn mưa. Cơn mưa vào hạ, những giọt thì thầm, cành khô bơ vơ, buổi chiều xao xác, tuổi thơ, tin buồn... Không khí ấy, cứ nghe lại vài ba đoạn trong ca khúc Gọi Tên Bốn Mùa, lại trở về, như mùa thu cũ, một thời, một đời...

Trịnh Công Sơn tới với người thưởng ngoạn bằng nhạc, nhưng căn bản, ông là một thi sĩ.

Ông như người nhạc sĩ mù trong một bức vẽ của Picasso, thời kỳ xanh. Người nhạc sĩ cầm cây đàn, cây đàn không có dây, dạo lên những âm thanh mà chỉ ông nghe thấy, vì nó đi ra thẳng từ quả tim của ông.

Trịnh Công Sơn cũng thế. Ông viết rất dễ dàng. Trong trí, trên một mảnh giấy lau tay trong một tiệm nước, bất cứ chỗ nào. Như một thi sĩ, vì ông chính là một thi sĩ.

Có những bản nhạc của ông, phần lời ca đúng là những bài thơ. Ông dùng nhạc để nâng đỡ những đoạn thơ đó. Và ông cũng dùng thơ để dẫn những đoạn nhạc đi. Nhạc của ông không khúc mắc là vì thế.

Ngôn ngữ thơ trong phần lời ca của ông đưa người nghe vào một thế giới với những hình ảnh hoàn toàn mới. Hình ảnh lãng mạn mà ông tạo ra không còn dấu tích của dòng nhạc bước đi từ thời tiền chiến. Nó đưa tới sự chấm dứt những ảnh hưởng cũ đã ở trong nhạc Việt từ hơn 30 năm. Đến Trịnh Công Sơn, nhạc Việt mới đi hẳn về một chiều mới.

Ngôn ngữ tình yêu của ông không là những ngôn ngữ của thi ca lãng mạn Việt Nam trước đó. Đó là một thứ ngôn ngữ để nói về tình yêu trong một nỗi bất an, một không gian bất ổn, của chung quanh đầy xao động.

Có thể nói Trịnh Công Sơn làm thơ bằng âm nhạc. Âm nhạc chỉ là một phương tiện để chuyên chở thơ của ông. Trong những chuỗi âm thanh mà nhạc dẫn dắt chúng ta đi theo ông, người nghe, vẫn thấy lấp ló đâu đó con người thi sĩ của ông. Chữ nghĩa thi ca của ông không cầu kỳ, cũng không khuôn sáo. Những chữ đã rất cũ, qua tay ông, được mặc cho những bộ áo mới. Thì đây, chữ nghĩa đã cũ, nhưng nghe qua Trịnh Công Sơn thì lại rất mới:

Tôi ru em ngủ

Một sớm mùa đông

Em ra ngoài ruộng đồng

Hỏi thăm cành lúa mới

Tôi ru em ngủ

Một sớm mùa thu

Em đi trong sương mù

Gọi cây lá vào mùa...

Trịnh Công Sơn là một tài hoa hết sức đa dạng. Ông viết về nhiều thứ nhạc khác nhau. Từ những tình ca xót xa, nghe tê dại, đau đớn, những tình khúc bất hạnh đến những bài ngợi ca quê hương đất nước, một ước mơ hòa bình hiền lành của dân tộc. Ông nói hộ cho một hai thế hệ những điều đó. Nhưng nhạc tình của ông, bằng những hình ảnh rất mới, của thơ, đã trở thành dấu ấn của Trịnh Công Sơn.

Ông quan niệm như thế này về nhạc tình: "Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi, đừng e ngại, dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi."

Và bởi thế, những tình khúc mà ông viết, đã trở thành những tình ca chung của tất cả. Tính chất riêng tư không còn nữa.

Diễm trở thành không thực. Chỉ còn nhớ mãi trong cơn đau vùi, buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua như trong ca khúc Diễm Xưa, nghe một lần rồi mãi mãi không bao giờ quên được.

Trịnh Công Sơn ra đi là một mất mát vô cùng lớn của những người yêu nhạc Việt. Ông để lại một thế giới đẹp hơn.

Và nói như Kiều Chinh sáng hôm nghe tin ông mất, được sống cùng thời với Trịnh Công Sơn, là một vinh hạnh.

Bùi Bảo Trúc

Full link :

http://tuanart0.blogspot.com/2014/12/nhung-bai-viet-ve-tcs-1.html

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #thơ-ca