Văn Việt Bắc

Giữa tháng 7, khí trời oi bức khó chịu. Tôi đang chạy trên con đường có những vệt nắng chiếu sáng trên những tán cây tạo ra những tia nắng màu nhạt đầy thanh tịnh. Những chú chim khẽ kêu ríu rít tìm nơi trú ẩn giữa những khung trời gây gắt. Tôi tình cờ nghe được một cụ lão bên đường đọc bài " Tố Hữu và chúng tôi " "Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ" giọng ông đầy trữ tình khiến tôi cuốn thúc theo nhịp đọc của ông . Sau một chuyến đi dài dẳng tôi đã được ông lão ban nãy tặng tập thơ Việt Bắc. Bản thân tôi khá thích thơ văn khi vừa chuẩn bị hành lí xong tôi bắt đầu đọc tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Khi đọc xong bào thơ tôi tìm tòi về nguồn gốc bài thơ trên những trang wed vì đây là lần đầu tiên tôi yêu thích một bài thơ nhiều đến vậy. Bài thơ Việt Bắc được sáng tác vào 10-1954. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi, tháng 7-1954, Hiệp định Genever về Đông Dương được kí kết. Hoà bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra. Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ cân cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thơ có hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến, phần sau gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.Cách mạng tháng Tám thắng lợi, Tố Hữu đã tham gia, chứng kiến với tư cách là một người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi, một nhà thơ mang hồn thơ thời đại, bởi thế, thơ ông kết tinh, quy tụ được giá trị nhân văn, sức mạnh tinh thần của dân tộc.Tiếng nói của người nghệ sĩ hoà nhập với cuộc đời chung. Rất khó phân biệt ở thơ Tố Hữu cái riêng, cái chung. Cái chung dược miêu tả như những tiếng reo vui của tác giả trước những niềm vui lớn của dân tộc. Tố Hữu là nhà thơ nói được những vui buồn của lịch sử qua những chặng lịch sử dài.Bài thơ là khúc hát ân tình của người miền ngược miền xuôi là bài ca ca ngợi chiến thắng dân tộc, là bài thơ nói lên sự gian lao của chiến tranh, sự nhớ nhung của người Việt Bắc, khung cảnh chia tay đầy lưu luyến vấn vương. Sau khi biết được cội nguồn bài thơ tôi bắt đầu ngồi ngẫn nghĩ cuộc chia ly đó như thế nào. Tại sao làm tôi chỉ vừa mới đọc thơ đã khiến tôi có tâm trạng buồn theo những nét chữ tôi đọc.
Mình về mình có nhớ ta
Mười lắm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ người.
Tôi ở lại còn vương chút tình, dù người ra đi vẫn còn lưu luyến. Sự buồn bã của cuộc chia ly không thể nói hết bằng hành động hay lời nói chỉ là giữ trong một sự lưu luyến của người đồng chí 15 năm đây thiết tha. Vẫn luôn nhắc nhở những kỷ niệm bên nhau, nhìn những cội nguồn mà nhớ tình nghĩa.
Kẻ ở lại mang nỗi nhớ ươm đậm mượn nhìn cây cỏ để nhớ người ra đi. " nhớ " sự hồi tưởng làm sống dậy nghĩa tình. Những dòng thơ bao gồm bức tranh hiện thực hòa nhập gần gũi mà bình dị không thể tách rời "nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ người " , hình ảnh nỗi nhớ con người Việt Bắc , cội nguồn với cuộc sống và những kỷ niệm gắn liền với con người Việt Bắt nơi đây.
Đây là cây núi rừng còn là nơi nuôi dưỡng các chiến sĩ đồng chí trong chiến tranh đẫm máu đầy loạn lạc.
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
Tôi không thể làm gì ngoài lời nói da diết, chân thành dành cho các chiến, khung cảnh buồn bã chỉ có tôi với các người dân Việt Bắc ngồi cùng nhau nhâm nhi chén rượu bên những tản đá
Chúng tôi Khoát lên chiếc áo dân tộc màu áo của người Việt Bắc không phai, đậm đà bền vững như lòng thuỷ chung sắt son của chúng tôi của con người Bắc chào tạm biệt các anh em người Nam trong sự chia ly đây buồn bả, một khoảng không im lặng nghẹn ngào.
Tôi Chỉ biết cầm tay chiến sĩ đầy nghĩa tình chẳng thể biết nói gì ngoài từ bảo trọng, tạm biệt các đồng chí anh em.
Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
Sự lo lắng trong tôi không biết "Cán Bộ về xuôi, Cán Bộ có còn nhớ chiến khu Việt Bắc nữa không?", mình về có nhớ chiến khu nơi chúng ta cùng nhau kháng chiến, nhớ những ngày gian khổ đẫm máu trong kháng chiến, nhớ những cơn mưa tạo thành suối lũ, nhớ những đám mây u ám che đi sự ấm áp của mặt trời, có lẽ mẹ thiên nhiên đã quá khó khăn tạo ra những thử thách thời tiết khắc nghiệp cho các cán bộ chiến sĩ nhân dân.
Dù thế nào chúng ta vẫn luôn đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cho những ngày gian khó đó. Mình về có nhớ những ngày gian lao, thiếu thốn miếng ăn cái mặt, chỉ có hạt cơm với muối mặn chưa làm cho các anh em lót dạ đấu tranh kháng chiến.
Nhớ những ngày đối mặt với những mặt trận vượt đèo lội suối mang trên mình những bộ đồ ẩm ướt đến phát lạnh đến sốt nhưng phải gắng dậy đấu tranh mang trên mình trách nhiệm của chiến sĩ, những mối thù phải trả còn đè nặng trên những đội vai đầy vết xước. Nhớ những ngày ăn đói bụng phải ăn những cây măng, trám bùi ngọt lịm thơm mát do núi rừng Việt Bắc ban cho, nay mình về khung cảnh u buồn da diết, không còn lời đùa nói của các chiến sĩ chỉ còn sự im lặng đáng sợ, trám bùi đã rụng, măng già không ai ăn.
Tôi chỉ biết nói rằng "Cán Bộ về xuôi có nhớ cảnh vật Việt Bắc, con người Việt Bắc, nhớ những năm tháng cùng nhau kháng chiến hay không?". Hỡi"Cán bộ có nhớ những người dân Việt Bắc hay không? Chứ nhân dân Việt Bắc nhớ cán bộ nhiều lắm,nhớ đến nỗi hắt hiu , khung cảnh không có mình đầy hoang sơ, im ắng. Tôi hỏi rằng "Cán bộ về xuôi có nhớ núi non, nhớ thiên nhiên Việt Bắc hùng vĩ hay không? Có nhớ khoảng thời gian cùng nhau kháng Nhật, thuở còn Việt Minh hay không ?
"Nhớ thiên nhiên đã cho ta cái ăn nuôi dưỡng cán bộ trong những ngày kháng chiến gian khổ, cùng nhau giữ gìn cách mạng, cùng nhau gắn bó tương trợ trong sự âm mưu đối đầu với giặc. Người đi rồi tình còn ở lại mình về Hà Nội liệu có nhớ người Việt Bắc chúng tôi không, có nhớ đến tôi ở lại không ?
Dù mối thù trên vai đã vơi đi phần nào đến lúc người cán bộ phải đi về người đi có nhớ kháng chiến đầy hào hùng, cuộc chiến cân sức đầy đẫm máu, những người hy sinh đầy hào hùng anh dũng, có nhớ chính mình đã giành được độc lập dân chủ cho nhân dân chúng ta không ?. Sợ mình đã quên chiến thắng thắng ngủ quên trên chiến trường bỏ quên đi tư tưởng độc lập chiến thắng và "liệu mình có nhớ... ". Cây đa là Cây Đa Tân Trào là nơi tuyên truyền giải phóng quân làm lễ xuất phát (12/1944) nhân dân ta đã trở thành lực lượng quân đội chủ chốt từ chỉ có mấy chục thành viên quân đội nhân dân.
Liệu rằng mình về có nhớ Đình Hồng Thái chủ trì cuộc họp (8/1945) quyết định làm cuộc Cách mạng tháng Tám; chính nhờ quyết định sáng suốt này của Bác mà cuộc kháng chiến chống Pháp đã giành được chiến thắng vang dội, giành lại được độc lập tự do hạnh phúc cho nước nhà.
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Tôi với anh, anh với tôi hai chúng ta như hòa quyện với nhau trước sự chia ly đầy buồn bã chúng ta tỏa trong từng tế bào cảm xúc. Nỗi nhớ anh nỗi nhớ tôi như nhớ người yêu người thương người gắn kết với ta trong những kỷ niệm khó quên. Nó là nỗi nhớ tôi không thể nào nói hết chúng ví như một cung bậc cảm xúc thiêng liêng đầy thi vị của một con người từng có.
Nỗi nhớ đầy đau buồn nhắc tôi nhớ lại những cảnh vật cuộc sống hằng ngày mà chúng tôi từng trải qua: Từng lên dầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, sớm khuya bếp lửa. Nhớ người đến những dòng sông, ngọn suối.
Dù người đi người có nhớ những ngày bên nhau, tôi đây người ở đó cùng nhau san sẻ đắng cay ngọt bùi.
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
Tôi nhớ những ngày bên người chia sẻ từng củ sắn, nồi khoai, từng miếng cơm ,manh áo đến tấm chăn làm vỏ cây. Dù vật chất thật ít ỏi, đơn sơ mà ngĩa tình nghĩa chúng ta thật sâu sắc, thiêng liêng , tình cảm ấy như một thành viên trong gia đình tôi. Sự đồng cảm trong lòng của tôi dành cho các chiến sĩ anh em đông bài.
Nhớ những ngày nắng oi bức cháy da tạo ra những giọt mồ hôi trên nhưng tất da của người mẹ Việt Bắc vẫn phải cõng những đứa trẻ non nớt trên tấm lưng nhỏ bé cần mẫn lên nương, lên rẫy miệt mài bẻ từng bắp ngô.
Dù chúng tôi là dân vùng núi không biết chữ chỉ dùng những lời nói ân cần để giao lưu với người. Cảm ơn những chiến sĩ đã dành cho chúng tôi những nét chữ quý giá đã xóa mù chữ cho chúng tôi. Cuộc chinh phục tri thức của chúng tôi còn dài nhưng vẫn thấy hạnh phúc với những niềm vui bên chiến sĩ trên những trận liên hoan bên ngọn lửa bùng cháy.
Chúng ta đã gắn bó thân thiết với nhau với ngày tháng trên cơ quân. Dù cho cuộc sống cơ cực cỡ nào chúng ta vẫn hát vang câu ca "Tiếng hát ái tiếng bom" đã để lại một vết ấn trong trái tim tôi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #tho#vanhoc