Đề tham khảo

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

“Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

Mình về có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai ?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi đê rụng, măng mai để già.

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, có nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

(Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 – tập 1 – NXB Giáo dục)

Bài làm
I.  KHÁI QUÁT: 

- Giới thiệu tác giả Tố Hữu và bài thơ  Việt Bắc (0,5 điểm)

- Cảm nhận chung về đoạn thơ: (0,5 điểm)

+ Đoạn thơ gợi lại những kỉ niệm sâu nặng về những ngày xây dựng chiến khu gian khổ và thắm thiết nghĩa tình, qua đó bày tỏ tình cảm tha thiết, lòng biết ơn sâu nặng đối với quê hương cách mạng, với nhân dân, với đất nước.

+ Đọan thơ là sự tiếp nối cảm xúc chia ly  "Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay " thật bồn chồn, da diết ở những câu thơ đầu. Trong hoàn cảnh chia ly, nỗi buồn của kẻ ở, người đi đều dâng trào nhưng người ở lại bao giờ cũng nhạy cảm hơn với hoàn cảnh đổi thay cho nên nhà thơ đã để cho người ở lại gợi nhắc kỉ niệm về những ngày xây dựng chiến khu gian khổ mà thắm thiết nghĩa tình.

II.  CỤ THỂ: (3,5 điểm) Mỗi ý 0,5 điểm

- Âm điệu ngọt ngào của lời thơ giống như câu ca dao giao duyên ý nhị mà tình tứ của đôi trai gái yêu nhau:

Mình nhớ ta như cà nhớ muối

Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng

- Sử dụng cặp đại từ nhân xưng mình-ta mà ca dao hay dùng để nói đến những tình cảm riêng tư, đôi lứa. Tố Hữu đã đem đến cho nó một giá trị mới, vẫn là mình – ta  nhưng lại thể hiện tình cảm biết ơn sâu nặng với kháng chiến, với đồng bào chiến khu, sự thủy chung son sắt của nhân dân Việt Bắc với cách mạng. Sự lặp lại những từ ngữ mình đi – mình về ở đoạn thơ này còn tạo nên nhạc điệu quyến luyến, quấn quýt của kẻ ở người đi với biết bao kỉ niệm nhớ thương chất chồng.

- Từ nhớ  được lặp lại cũng góp phần tạo nên giai điệu đặc biệt cho đoạn thơ so với toàn bài. Trong đoạn thơ này từ nhớ xuất hiện với mức độ đậm đặc (7/12 câu thơ) gợi nên một trời nhớ thương, hoài niệm. Nỗi nhớ ấy không hề đơn điệu và được nhân lên ở nhiều cung bậc khác nhau theo sự tiến triển của dòng cảm xúc.

+ Nếu như ở những câu đầu nỗi nhớ còn dàn trải theo thời gian (nhớ những ngày), lan tỏa trong không gian (nhớ chiến khu), thì đến những câu cuối của đoạn thơ nỗi nhớ đã trở nên thân thiết, bình dị, gần gũi (nhớ những nhà) và lắng lại trong tâm hồn (mình lại nhớ mình)

+ Trong nỗi nhớ ấy nhà thơ đã giúp ta sống lại những ngày đầu xây dựng chiến khu với biết bao khó khăn, gian khổ.

- Những thành ngữ: mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù được Tố Hữu sử dụng đã làm sống dậy những ngày đầu gian khổ, cùng nhau chịu đựng, vượt qua bao thử thách của thiên nhiên khắc nghiệt. Trong cái dữ dội của gió núi, mưa ngàn nghĩa tình của con người càng thêm bền chặt.

- Những hình ảnh: miếng cơm chấm muối mối thù nặng mai, trám bùi để rụng măng mai để già... gợi những chi tiết thực về sự thiếu thốn, gian khổ của con người trong kháng chiến, trong khó khăn. Núi rừng Việt Bắc, con người Việt bắc đã cưu mang cán bộ kháng chiến bằng trám bùi, măng mai, cơm chấm muối – những hình ảnh gợi bao nghĩa tình trong lòng người kháng chiến.

Hình ảnh: Hắt hiu lau xám đâm đà lòng son gợi nhớ tới những mái tranh nghèo của đồng bào Việt Bắc – nơi cách mạng đã từng bước trưởng thành trong những năm tháng không bao giờ quên. Nó còn gợi nhớ những con người đã cưu mang, nuôi giấu, che chở cho cách mạng.

- Nghệ thuật tiểu đối kết hợp với cách ngắt nhịp 4/4:

Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai

Hắt hiu lau xám đâm đà lòng son

Những câu thơ nhấn vào vế trước để làm nổi bật vế sau. Cuộc sống càng khó khăn thì mối thù càng trĩu nặng, sự hiểm nguy càng tăng thì niềm tin vào cách mạng càng đậm đà hơn bao giờ hết. Rõ ràng, nhà thơ không bao giờ nói gian khổ chỉ để thấy gian khổ, cái đích xa hơn là từ hiện thực màu xám làm nổi bật lên cái chí nghĩa, chí tình.

- Những địa danh: Tân Trào, Hồng Thái được gợi nhắc khiến lòng người xúc động bởi nó chính là những gì thiêng liêng nhất. Mái đình Hồng Thái – nơi họp quốc dân Đại hội, cây đa Tân Trào – nơi chứng kiến sự ra đời của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của lực lượng vũ trang sau này. Thế mới biết, khi đã thực sự gán bó máu thịt, khi đã hòa nhập cảm xúc lòng mình với đất nước, với nhân dân, tố Hữu đã thật sự đưa thơ chính trị lên trình đọ là thơ rất đỗi trữ tình (Xuân Diệu)

III. ĐÁNH GIÁ (0,5 điểm)

- Đoạn thơ đã thể hiện được những nét phẩm chất rất tiêu biểu của hồn thơ Tố Hữu: Nói chính trị bằng thơ trữ tình đậm đà,giọng tâm tình ngọt ngào, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top