viêm thận bể thận cấp tinh,chăm sóc

Put your story text here..Câu 14: Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng và điều trị viêm thận bể thận cấp.

a) Nguyên nhân:

- Sỏi đường tiết niệu.

- Các thủ thuật tiến hành không đảm bảo vô khuẩn: Thông đái, soi bàng quang, can thiệp sản khoa.

- Viêm hoặc u tuyến tiền liệt ở nam.

- Nhiễm trùng máu có thể gây viêm thận bể thận cấp.

b) Triệu chứng:

* Lâm sàng:

- Sốt cao, rét run, sốt dao động.

- Môi khô, mắt trũng, thể trạng suy sụp nhanh.

- Đái buốt, đái dắt, nước tiểu đục có thể có lẫn máu.

- Đau tức vùng thắt lưng một bên hoặc cả hai bên.

- Khám thấy thận to, ấn đau tức, có dấu hiệu chạm thắt lưng.

- Có tiền sử sỏi đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

* Cận lâm sàng:

- Công thức máu: Số lượng bạch cầu tăng cao, đa nhân trung tính tăng.

- Nước tiểu:

+ Protein niệu ( 1g/24h.

+ Cấy nước tiểu: Để tìm vi khuẩn gây bệnh.

( Nếu có vi khuẩn mọc thì làm kháng sinh đồ. Đa số vi khuẩn là Gram âm )

- Xét nghiệm Urê máu, Creatinin máu: tăng nếu có biến chứng suy thận.

- Chụp X quang hệ tiết niệu: Tìm sỏi.

- Siêu âm thận tiết niệu có thể thấy sỏi hoặc thấy đài bể thận giãn.

c) Điều trị:

* Nguyên tắc điều trị:

- Điều trị kháng sinh (tốt nhất là theo kháng sinh đồ).

- Điều trị nguyên nhân.

* Điều trị cụ thể:

- Cho kháng sinh:

+ Tốt nhất là theo kháng sinh đồ.

+ Nếu không làm được kháng sinh đồ thì cho kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram âm như: Biseptol, Grentanixin, Ciprofloxacin.

Điều trị từ 10 ngày đến 15 ngày bằng kháng sinh liều cao.

Nếu có suy thận thì không được dùng kháng sinh độc cho thận.

- Giảm đau: Paverit, Papaverin Clohydrat, Visceralgin...

- Điều trị nguyên nhân: Nếu do sỏi hoặc u tuyến tiền liệt thì phẫu thuật loại bỏ.

- Dinh dưỡng: Cho ăn nhẹ, như súp, cháo, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước dưới dạng nước lọc. Nếu có vô niệu thì không ăn hoa quả có nhiều kali, hạn chế uống nước.

- Bù nước và điện giải: uống nhiều Orezol, truyền dịch nếu mất nước nhiều.

- Nếu có suy thận thì phải cho chế độ ăn giảm protit.

Câu 15: Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm thận- bể thận cấp tính

1. Nhận định chăm sóc:

- Hỏi chi tiết bệnh nhân:

+ Có sốt cao và có rét run không?

+ Có đái buốt, dái dắt không ?

+ Có đau vùng thắt lưng? xuất hiện đột ngột hay đau âm ỉ?

+ Màu sắc nước tiểu đục hay có máu không?

- Hỏi và quan sát để phát hiện các triệu chứng kèm theo:

+ Có tiền sử sỏi đường tiết niệu hoặc viêm đường tiết niệu?

+ Có bao giờ bị tăng huyết áp ?

+ Có phù ở mặt lần nào ?

+ Thực hiện các xét nghiệm:

. Công thức máu.

. Xét nghiệm nước tiểu.

. Urê máu, Creatinin máu.

. Cấy nước tiểu.

. Siêu âm thận.

2. Chẩn đoán chăm sóc:

- Tăng thân nhiệt do nhiễm khuẩn.

- Mất nước và điện giải do sốt cao.

- Bệnh nhân cảm giác khó chịu do rối loạn tiết niệu.

- Rối loạn dinh dưỡng do chán ăn, do thức ăn đưa vào không thoả đáng.

- Thiếu hiểu biết về bệnh tật.

6.3. Lập kế hoạch chăm sóc:

- Làm giảm sốt và làm hết sốt cho bệnh nhân.

- Bù nước và điện giải cho bệnh nhân.

- Giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân.

- Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân.

- Tăng cường sự hiểu biết về bệnh và phương pháp phòng và điều trị bệnh.

4. Thực hiện chăm sóc:

* Làm giảm và hết sốt cho bệnh nhân:

- Để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi chỗ thoáng, nới rộng quần áo.

- Chườm mát vùng trán, vùng bẹn...

- Uống thuốc hạ sốt: Paraxetamon.

- Theo dõi thân nhiệt 3 giờ/1lần.

* Bù nước và điện giải cho bệnh nhân:

- Hướng dẫn cho bệnh nhân cách pha gói orezol và uống trong ngày.

- Truyền dung dịch đường đẳng trương hoặc muối sinh lý nếu mất nước nhiều.

- Chú ý theo dõi huyết áp.

* Giảm cảm giác khó chịu cho bệnh nhân:

- Giải thích do cho bệnh nhân hiểu về tình trạng rối loạn tiết niệu.

- Từ đó hướng dẫn bệnh nhân hàng ngày ngâm vùng chậu hông vào chậu nước ấm khoảng 15 phút để làm giảm cảm giác đau hoặc chườm ấm vùng hạ vị.

- Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên và tự theo dõi khi đi tiểu tiện về màu sắc, số lượng nước tiểu và các biểu hiện khác.

- Thực hiện y lệnh kháng sinh: Biseptol, Gentamixin, Cliprofloxacin...

* Tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân:

- Khi chưa bị suy thận: khi cho ăn tăng cường chế độ ăn giầu protein và giầu calo. ăn lỏng để dễ tiêu dưới dạng súp cháo, ăn nhiều hoa quả tươi bảo đảm đủ vitamin cho cơ thể.

- Nếu có suy thận:

+ ăn giảm Protit.

+ Tăng cường ăn thức ăn giầu Calo.

+ Ăn nhạt, hạn chế uống nếu có tăng huyết áp.

+ Hạn chế ăn hoa quả có nhiều kali.

* Tăng cường sự hiểu biết cho bệnh nhân:

- Cung cấp thông tin về bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh.

- Từ đó hướng dẫn cho bệnh tăng cường vệ sinh cơ thể, vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên bằng nước sạch.

- Hàng ngày tập rèn luyện thân thể, tránh nằm và ngồi nhiều.

- Hàng ngày uống nước nhiều, ăn uống hợp vệ sinh.

- Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, phải điều trị kịp thời và điều trị đúng, đủ liều sẽ khỏi.

5. Đánh giá:

Những kết quả mong muốn ở bệnh nhân:

- Hết sốt.

- Hết khó chịu do rối loạn tiết niệu.

- Biết cách phòng và xử lý bệnh.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #huong#thu