viem phoi
VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN
I. ĐỊNH NGHĨA:
Viêm phổi là bệnh khá phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao đứng hàng thứ 6 và là
nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh nhiễm trùng.
Viêm phổi được định nghĩa là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở nhu mô phổi,
nguyên nhân có thể do dị ứng, do tác nhân vật lý, do tác nhân hóa học và do nhiễm
trùng.
Viêm phổi do nhiễm trùng bao gồm nhiều tác nhân gây bệnh như: vi trùng, virus,
nấm, kí sinh trùng.
Viêm phổi do vi trùng được chia thành:
o Viêm phổi trong cộng đồng: là các trường hợp viêm phổi xảy ra ở ngoài bệnh
viện, tỷ lệ mắc bệnh hàng năm khoảng từ 10%-12% dân số, chủ yếu ở người
trẻ và người lớn tuổi.
o Viêm phổi trong bệnh viện: là các trường hợp viêm phổi xuất hiện sau 48 giờ
nằm viện mà phổi trước đó bình thường. Viêm phổi thở máy. Viêm phổi trên
người suy giảm miễn dịch. Viêm phổi hít. Viêm phổi trong các đơn vị y tế
(sống nhà dưỡng lão, lọc máu định kì, vừa sử dụng kháng sinh đường tĩnh
mạch…)
Trên lâm sàng chia viêm phổi thành
o Viêm phổi điển hình.
o Viêm phổi không điển hình.
o Viêm phổi hít.
o Viêm phổi trên bệnh nhân có rối loạn miễn dịch.
II. YẾU TỐ THUẬN LỢI:
Nhiễm lạnh đột ngột
Sau nhiễm virus như: virus cúm, sởi, thủy đậu…
Hít các chất có chứa vi trùn, dịch dạ dày, dị vật… đặc biệt bệnh nhân có rối loạn tri
giác, say rượu, rối loạn nuốt…
Hít các chất khí làm tổn thương phổi.
Hít lâu dài không khí khô, không khí lạnh.
Sức đề kháng cơ thể giảm, suy giảm miễn dịch: Ung thư, nhiễm HIV, dùng thuốc độc tế bào, Corticoid…
Bệnh mãn tính: Tiểu đường, Suy tim, Viêm phế quản mãn, Dãn phế quản…
Bệnh nhân nghiện rượu, rối loạn thần kinh trung ương.
III. TÁC NHÂN GÂY BỆNH:
Viêm phổi trong cộng đồng:
o Streptococcus Pneumoniea ( phế cầu)
o Hemophillus Influenzae
o Moxarella Catarrhalis
o Vi khuẩn gram (-) như Klebsiellla Pneumoniea…
o Mycoplasma Pneumoniea
o Chlamydia Pneumoniae
o Legionella Pneumoniae
o Virus
Viêm phổi trong bệnh viện:
o Vi khuẩn gram (+): Staphylococcus aureus, Streptococcus Pneumoniea
o Vi khuẩn gram (- ): Pseudomonas aeruginosa, Klebsiella Pneumoniea, Acinetobacter,
Proteus, E. Coli…
IV. ĐƯỜNG VÀO CỦA VI TRÙNG: 2 đường chính là
Đường hô hấp: vi khuẩn từ vùng mũi xoang, hầu họng hoặc từ không khí vào phổi
Đường máu: Nhọt da, nhiễm trùng tiêu hóa…; thuyên tắc do một huyết khối nhiễm trùng (
viêm tắc tĩnh mạch, đặt Catheter lâu dài…)
V. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG:
Triệu chứng cơ năng:
o Sốt cao có thể kèm lạnh run.
o Ho khan, khạc đàm mủ.
o Đau ngực kiểu màng phổi. (tổn thương nhu mô, kích thích đau)
o Khó thở.
o Nhức đầu, mệt mỏi, uể oải.
Triệu chứng thực thể:
o Bóng nước ở môi.
o Thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ.
o Nhịp tim nhanh.
o Tím tái môi đầu chi.
o Có thể có ran nổ, âm thổi ống.
VI. CÁC XÉT NGHIỆM CHUẨN ĐOÁN:
XN đàm: Nhuộm soi và cấy kháng sinh đồ.
XN máu: Công thức máu, cấy máu, tốc độ lắng máu, huyết thanh chuẩn đoán đối
với các tác nhân: Mycoplasma Pneumoniae, Chlamydia Pneumoniae, Legionella
Pneumophilla, Virus.
XN nước tiểu tìm kháng nguyên đối với Legionella và phế cấu.
X-Quang phổi:
o Nốt mờ rải rác một hoặc hai bên phổi (viêm phế quản phổi).
o Đám mờ đồng nhất, giới hạn rõ hình tam giác hoặc hình thang đáy ra ngoài
(Viêm phổi thùy).
Đối với những trường hợp cần chuẩn đoán phân biệt, bệnh nặng hoặc không đám
ứng với điều trị, cần làm:
o CT Scan ngực.
o Nội soi phế quản hút đàm.
VII. BỆNH NHÂN CẦN NHẬP VIỆN KHI:
Lâm sàng:
tuổi >65
có sẵn các bệnh: bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, dãn phế quản, tiểu đường, suy tim, suy
gan,ung thư, tai biến mạch máu não, sau mổ cắt lách.
nghiện rượu, suy dinh dưỡng
đã có lần nhập viện trong năm vừa qua
khám:
o thở nhanh trên 30 lần/phút
o nhiệt độ≥ 40C hay ≤35C
o huyết áp min≤ 60mmHg, Huyết áp max≤90mmHg
o rối loạn tri giác
o nhiễm trùng ngoài phổi
Xét nghiệm:
bạch cầu >20000 hay < 4000
khí máu động mạch: PH máu<7.35, PaO2 < 60mmHg , PaCO2 >50mmHg
chức năng thận: creatinin máu>1,2mg%
x-quang phổi: tổn thương lớn hơn 1 thùy phổi, hoại tử nhu mô phổi có tràn màng dịch
Hct<30%
__________bằng chứng nhiễm trùng hay rối loạn chức năng cơ quan
VIII. YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NẶNG:
tuổi >65
rối loạn tri giác
suy hô hấp
trụy mạch
biến chứng nhiễm trùng ngoài phổi
XQuang: viêm trên một thùy, tràn dịch màng phổi, áp xe phổi
Tiên lượng theo Hiệp hội lổng ngực anh quốc (BTS)
Nhịp thở trên 30 lần/ phút
HAmin≤ 60mmHg
BUN>20mg/%
Rối loạn thị giác.
IX. NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ:
Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, ăn uống đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng.
Điều trị triệu chứng:
o Thuốc ho khi bệnh nhân ho khan nhiều
o Thuốc giảm đau hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao, nhức đầu nhiều.
Cân bằng nước điện giải.
Tập vật lý trị liệu giúp bệnh nhân khạc đàm dễ dàng, đặc biệt bệnh nhân tăng tiết nhiều
đàm hoặc rối loạn phản xạ ho.
Thở oxy khi có giảm oxy máu và cho bệnh nhân thở máy sớm khi có dấu hiệu suy hô hấp.
Chọn kháng sinh thích hợp, điều trị sớm, đủ liều, đủ thời gian.
X. PHÒNG NGỪA:
Đối với bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân có các bệnh lý mãn tính, cần tiêm chủng để ngừa
viêm phổi. Ở Việt Nam, hiện tại có thể tiêm chủng phòng ngừa viêm phổi do Streptococcus
Pneumoniea (phế cầu), Hemophillus Influenza, một số chủng Virus cúm A, Virus cúm B.
CTRL + Q to Enable/Disable GoPhoto.it
CTRL + Q to Enable/Disable GoPhoto.it
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top