Viêm gan virus

VIÊM GAN VIRUS
( HOÀNG ĐẢN )
[​IMG]​

Viêm gan virut là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp do các virut viêm gan (HAV, HBV, HCV, HDV, HEV, ...) gây ra. Bệnh có đặc điểm lâm sàng chung là tình trạng nhiễm độc nặng làm bệnh nhân mệt nhiều, gan to, vàng da và niêm mạc, hoại tử tế bào gan dẫn đến tăng các enzym GOT và GPT (hay AST và ALT) trong huyết thanh...

Bệnh viêm gan virus được miêu tả trong phạm vi chứng hoàng đản, hiếp thống của YHCT. Trên lâm sàng viêm gan được chia làm 2 thể cấp tính và mãn tính. Thể cấp tính thường do thấp nhiệt độc gây ra thuộc phạm vi chứng dương hoàng (Nếu có hòang đản). Thể mãn tính do sự giảm sát công năng của các tạnh Can, Tỳ thuộc phạm vi chứng âm hoàng (nếu có vàng da kéo dài)
Nhưng dương hoàng và âm hoàng đều có thể chuyển hóa. Chứng dương hoàng mà trị không khỏi, bệnh kéo dài cũng chuyển thành âm hoàng. Chứng âm hoàng nhưng do cảm nhiễm thời tà trở lại, thấp nhiệt uất trệ gây can đởm, mạch lạc không thông lợi mà mật tràn ra phát sinh triệu chứng của dương hoàng. Bệnh chứng có thể lẫn lộn: trong hư có thực, khi biện chứng cần chú ý.
+ Dương hoàng thuộc loại thực nhiệt không được dùng loại thuốc ôn nhiệt. Âm hoàng thuộc loại hư hàn, cấm dùng loại thuốc hàn lương.
+ Sách 'Đan Khê Tâm Pháp' viết: "Hoàng đản do Tỳ Vị có nhiệt mà sinh ra, xét về nguyên nhân của nó, trước hết phải dùng phép phân lợi sau đó mới dùng phép giải độc"... Và "Bệnh ngũ đản... trước hết chỉ nên thông lợi tiểu tiện, hễ tiểu tiện thông lợi, nước tiểu trong thì chứng hoàng đản sẽ tự khỏi".
+ Sách 'Y Học Nhập Môn' viết: "Phép trị bệnh hoàng đản giống như phép trị bệnh thấp, nhẹ thì dùng thuốc có tính thẩm lợi, hòa giải, nặng thì phải thông lợi mạnh, hễ thông lợi được thủy độc thì bệnh hoàng đản tự khắc lui".
+ Chương 'Hoàng Đản' (Kim Quỹ Yếu Lược) viết: "Các loại bệnh hoàng đản, chỉ cần thông lợi tiểu tiện. Nhưng nếu mạch Phù, phải dùng phép hãn giải, nên dùng bài Quế Chi Gia Hoàng Kỳ Thang".

Qua các y văn cổ xưa có thể thấy: Hoàng đản đa số do ảnh hưởng của thấp tà làm cho cơ năng của Tỳ Thận bị trở ngại, vì vậy phép trị phải lấy trừ hoàng, lợi thủy làm chính.
Tuy nhiên, còn phải dựa vào chứng trạng, diễn biến bệnh trên lâm sàng mà biện chứng điều trị cho phù hợp. Thí dụ, chứng hoàng đản mà bắt mạch thấy Phù là dấu hiệu bệnh độc còn tập trung ở phần biểu, chính khí có dấu hiệu đang kháng lại tà độc cho nên phải dùng phương pháp hãn giải, tức là dùng bài Quế Chi Gia Hoàng Kỳ Thang để trị.

Hoặc nhiều khi gặp hội chứng không đơn thuần, phải biện chứng cho thích hợp. Thí dụ, điều 5 thiên Hoàng đản sách 'Kim Quỹ Yếu Lược' nêu lên trường hợp: "Bệnh tửu đản, không nóng, nói năng như thường, bụng đầy, muốn nôn, mũi khô, mạch Phù. Trước hết dùng phép Thổ. Mạch trầm Huyền, trước hết dùng phép Hạ"...

Điều trị hoàng đản, dùng phép trừ hoàng lợi thủy làm chính. Trừ hoàng lợi thủy là thông lợi thủy độc cho sắc tố mật tiết ra ngoài. Tuy nhiên, nên hiểu theo nghĩa rộng, không nên thu hẹp trong phạm vi thông lợi tiểu tiện mà phải lấy sự khôi phục công năng bài tiết thủy dịch làm chính. Thí dụ: Khi thấy mạch và chứng thuốc biểu, dùng phép phát hãn cho ra mồ hôi để giải, mồ hôi ra thì đởm sắc tố cũng theo ra, đây cũng là một cách trừ hoàng lợi thủy.

Nguyên Nhân
1. Cảm Thụ Thời Tà Trực Trúng Can Đởm làm cho can mất sơ tiết, đởm dịch tràn ra ngoài ứ đọng tại bì phu sinh vàng da, tràn xuống bàng quang sinh ra nước tiểu vàng, can khí uất nghịch dẫn mật lên mắt gây nên mắt vàng.
Thiên 'Ngọc Cơ Chân Tạng Luận' (Tố Vấn 19) viết: "Phong hàn phạm vào người ta... phát bệnh đản".
Sách 'Ôn Dịch Luận' viết: "Dịch tà truyền vào phần lý, dẫn nhiệt đến hạ tiêu, tiểu tiện không lợi... thành bệnh đản. Thân minh và mắt vàng như mầu vàng kim loại thuộc".

2. Ăn Uống Không Vệ Sinh, no đói thất thường hoặc uống rượu vô độ làm tổn thương tỳ vị sinh ra chức năng vận hóa rối loạn, thấp trọc nội sinh, thấp trệ hóa nhiệt, thấp nhiệt nung nấu can đởm, đởm, dịch tràn ra mà phát bệnh.
Thiên 'Thông Bình Hư Thực Luận' (Tố Vấn 28) viết: "Hoàng đản sở dĩ sinh ra là do trái ngược với bình thường đã lâu".

3. Tỳ Vị Hư Hàn : Do bệnh lâu ngày, chức năng tỳ vị suy giảm sinh hàn thấp ứ trệ làm tắc đởm lạc nên nước mật tràn ra gây chứng hoàng đản.

I - THỂ CẤP TÍNH​

1/ Thể vàng da ( Dương hoàng )
a/ Triệu chứng: Toàn thân vàng, sắc vàng sáng, đau hạ sườn phải, lợm giong, buồn nôn, ăn kém, đầy bung, nước tiểu vàng sẫm, tiểu tiện ít, hơi sợ lạnh, miệng đắng, rêu dày dính, mạch nhu sác.
b/ Pháp: Thanh nhiệt táo thấp, thoái hoàng lợi niệu và nhuận tràng (nếu có táo bón). Hết giai đoạn sốt, chỉ còn hoàng đản với các triệu chứng về tiêu hóa ( ăn kém,chán ăn chậm tiêu ) nước tiểu ít
c/ Phương:
Bài 1: Siro nhuận gan.
Chè vằng 12g Chi tử 12g
Nhân trần 20g Lá mua 12g
Vỏ núc nác 12g Thanh bì 08g
Rau má 12g Lá bồ cu vẽ 12g
Vỏ đại 12g Cam thảo 04g.

Bài 2: Nhân trần cao thang phối hợp với Tứ linh tán gia giảm.
Nhân trần 12g Chi tử 12g
Bạch linh 16g Trư linh 12g
Sa tiền tử 12g Trạch tả 12g
Cam thảo 04g Hạ khô thảo 08g
Sài hồ 12g Bạch Thược 16g
Thanh bì 10g Hoàng cầm 08g
Trần bì 08g Diệp hạ châu 10g.
Nếu sốt nhiều miệng khô, rêu vàng, mạch sác thêm Hoàng bá 12g, liên kiều 12g, hoạt thạch 20g, Lô căn 20g.
Nếu thấp nhiệt: người mệt mỏi, bụng đầy chướng, rêu trắng dính, mạch nhu thêm: Mộc hương, hậu phác, bán hạ mỗi thứ 6 - 8 g
2/ Thể nặng ( YHCT gọi là cấp hoàng )
Do teo gan vàng cấp.
a/ Triệu chứng: hoàng đản ngày càng nặng, sốt cao, trằn trọc, vật vã, có thể hôn mê, co giật, có thể chảy máu, bụng đầy trướng có khi cổ chướng, lưỡi đỏ sẫm, mạch huyền sác.
b/ Pháp: Thanh nhiệt lương huyết, giải độc, thoái hoàng.
c/ Phương:
Bài 1: Đối pháp
Hoàng cầm 08g Chi tử 12g
Uất kim 12g Rễ cỏ tranh 20g
Nhân trần 12g Đại hoàng sao 06g
Bồ công anh 20g Cam thảo 04g.

Bài 2: Tê giác tán (Dùng sừng trâu thay thế tê giác)
Sừng trâu 16g Chi tử 10g
Hoàng cầm 08g Đan sâm 12g
Nhân trần 20g Huyền sâm 12g
Thăng ma 12g Sinh địa 12g
Thạch hộc 12g

Bài 3: Hoàng liên giải độc thang gia giảm
Hoàng cầm 08g Hoàng bá 08g Hoàng liên 06g
Chi tử 12g Nhân trần 12g Khổ qua 10g
Diệp hạ châu 10g Nhân sâm. 06g Sài hồ 12g
Thanh bì 08g Bạch Thược 12g Huyền sâm 12g
Sinh khương 05g Cam thảo 04g
Sốt cao thêm Sừng trâu 40g , chảy máu thêm Sinh địa 10g, Rễ cỏ tranh 40g, Tam thất 8g.
3/ Thể không vàng da ( Can vị bất hòa )
a/ Triệu chứng: Người mệt mỏi vô lực, ăn kém, chậm tiêu, chán ăn , tiểu tiện vàng, đại tiện táo hay nát, rêu trắng dính, mạch huyền sác hay hoạt sác.
b/ Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng.
c/ Phương:
Bài 1: Ngũ linh tán gia giảm
Bạch linh 12g Trư linh 08g Bạch truật 12g
Trạch tả 08g Sa tiền 16g Nhân sâm 12g
Chi tử 12g Diệp hạ châu 12g Trần bì 08g
Thanh bì 08g Cam thảo 04g Sinh khương 05g

Bài 2: Đối pháp
Lá đại thanh 20g Chi tử 08g
Nhân trần 12g Hương phụ 08g
Ý dĩ 16g Sa tiền 16g
Đại phúc bì 12g Cam thảo 04g.

II - THỂ MÃN TÍNH​

Viêm gan mãn tính thường xảy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp ( Viêm gan VR,viêm gan do nhiễm độc ) hoặc tình trạng suy dinh dưỡn kéo dài. Biểu hiện lâm sàng thường thấy nhất là các biểu hiện về rối loạn tiêu hóa như đau tức vùng hạ sườn phải, ăn kém sợ mỡ... Trong các đợt tiến triển có thể thấy sốt ,vàng da,vàng mắt, đau tức hạ sườn phải tăng lên.
Nguyên nhân do công năng của Can, tỳ, vị bị rối loạn ảnh hưởng tới sự hoạt động của cơ thể về các mặt âm dương, khí, huyết, tân dịch v.v...

1/ Can nhiệt tỳ thấp:
Do viêm gan cấp kéo dài trở thành viêm gan mãn, trên lâm sàng biểu hiện vàng da kéo dài còn gọi là âm hoàng
a/ Triệu chứng: Miệng đắng không muốn ăn, bụng đầy chướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô, nhạt, nóng đau nhiều ở vùng gan, da vàng xạm, tiểu tiện vàng, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch huyền.
b/ Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng kiện tỳ.
c/ Phương:
Bài 1: Đối pháp
Nhân trần 12g Chi tử 12g Uất kim 08g
Nghệ 08g Ngưu tất 08g Đinh lăng 12g
Hoài sơn 12g Ý dĩ 16g Hoàng cầm 08g
Rễ cỏ tranh 12g Sa tiền tử 12g Diệp hạ châu 08g.

Bài 2: Nhân trần ngũ linh tán gia giảm:
Nhân trần 20g Bạch truật 12g Bạch linh 12g
Trư linh 08g Trạch tả 12g Sa tiền 12g
Cam thảo 04g Trần bì 08g Hoàng cầm 10g
Đẳng sâm. 16g Ý dĩ 16g Diệp hạ châu 10g
Khổ qua 12g Sinh khương 05g .

Bài 3: Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm
Hoàng cầm 08g Hoạt thạch 20g Đại phúc bì 12g
Bạch linh 16g Trư linh 08g Nhân trần 12g
Chi tử 12g Diệp hạ châu 08g Khổ qua 12g
Mộc thông 12g Đẳng sâm 12g Bạch truật 12g
Bạch Thược 16g Cam thảo 04g .

2/ Can uất tỳ hư khí trệ:
Thường gặp viêm gan mạn tính do hậu quả của viêm gan virus.
a/ Triệu chứng: Đau tức nặng vùng hạ vị, ngực sườn đầy tức, miệng đắng ăn kém, người mệt mỏi, đại tiện nát, lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng, mạch huyền.
b/ Pháp: Sơ can, kiện tỳ , lý khí.
c/ Phương :
Bài 1: Sài hồ sơ can thang gia giảm
Sài hồ 12g Bạch Thược 16g Chỉ thực 08g
Xuyên khung 08g Uất kim 08g Nhân trần 12g
Trần bì 08g Bạch linh 12g Bạch truật 12g
Hoàng cầm 10g chi tử 08g Cam thảo 04g .

Bài 2: Sài thược lục quân thang gia giảm
Đẳng sâm. 12g Bạch linh 16g Bạch truật 12g
Trần bì 08g Bán hạ chế 10g Sài hồ 12g
Bạch Thược 12g Nhân trần 12g Chi tử 08g
Hoàng cầm 10g Thanh bì 10g Huyền hồ 12g
Cam thảo 06g Sinh khương 05g .

Bài 3: Tiêu giao tán gia giảm
Bạch linh 16g Bạch truật 12g Bạch Thược 12g
Sài hồ 12g Đương Quy 12g Cam thảo 04g
Nhân trần 12g Chi tử 08g Uất kim 08g
Thanh bì 08g Chỉ thực 08g Sinh khương 05g .
Sắc uông mỗi ngày 1thang hoặc Tán bột uông mỗi ngày 20g
Nếu đau vùng gan nhiều thêm: Khổ luyện tử 8g , Diên hồ sách 8g.
3/ Can âm bị tổn thương
a/ Triệu chứng: đầu choáng, hồi hộp, ngủ ít hay mê, lòng bàn chân,bàn tay nóng khát nước, miệng khô, họng khô hay tức giận, táo bón, nước tiểu đỏ, lưỡi đỏ, mạch tế sác.
b/ Pháp: Bổ can âm (tư dưỡng can âm)
c/ Phương:
Bài 1: Đối pháp
Sa Sâm 12g Thục địa 12g Mạch môn 12g
Thiên môn 08g Kỷ tử 12g Huyết dụ 16g
Hoài sơn 16g Ý dĩ 16g Hà thủ ô 12g
Tang thầm 08g.

Bài 2: Nhất quán tiễn gia giảm:
Sa Sâm 12g Sinh địa 12g Nữ trinh tử 12g
Mạch môn 12g Bạch Thược 12g Kỷ tử 12g
Hà thủ ô 12g.
Mất ngủ gia: Táo nhân 10g. Sốt hâm hấp : Địa cốt bì 12g ,Thanh hao 8g.
4/ Khí trệ huyết ứ ( Can huyết,can khí ứ trệ )
Thường gặp trong viêm gan mãn tính tiến triển.
a/ Triệu chứng: Sắc mặt tối xạm, môi thâm, lưỡi tím, lách to người gầy, ăn kém, đại tiện táo hay nát, nước tiểu vàng, ít , lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu vàng dính, mạch huyền sáp.
b/ Pháp: Sơ can,lý khí,hoạt huyết.
c/ Phương:
Bài 1: Đối pháp
Kê huyết đằng 12g Cỏ nhọ nồi 12g
Uất kim 08g Tam lăng 08g
Nga truật 08g Chỉ xác 08g
Sinh địa 12g Mẫu lệ 16g
Quy bản 10g.

Bài 2: Tứ vật đào hông gia giảm:
Xuyên khung 08g Đương Quy 12g Thục địa. 10g
Bạch Thược 12g Đào nhân 10g Hồng hoa 06g
Diên hồ sách 10g Nhân trần 12g Chi tử 08g
Sài hồ 12g Diệp hạ châu 10g Thanh bì 08g
Chỉ thực 08g Hoàng cầm 08g.
Nếu lách to gia: Tam lăng 12g , Nga truật 12g , Mẫu lệ 12g , Mai ba ba 20g.
d/ Châm Cứu: ít áp dụng Châm Cứu để chữa bệnh viêm gan mãn tính,có thể dùng để chữa một số chứng trạng toàn thân,nhưng phải triệt để chế độ tiệt trùng trước và sau khi châm cứu.

5/ Tỳ hư thấp trệ
a/ Triệu chứng: Săc mặt vàng, cơ thể mệt mỏi, ăn kém, ngực sườn đầy chướng, hoặc lâm râm đau, phân nát, tiêu vàng ít đỏ. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi nhớt, mạch nhu hoãn.
b/ Pháp : Kiện tỳ hóa thấp.
c/ Phương
Bài 1: Hương sa lục quân gia giảm:
Đảng sâm 16g Phục linh 16g
Bạch truật 12g Cam thảo 06g
Trần bì 08g Bán hạ 12g
Mộc hương 08g Sa nhân 06g
Hoài sơn 06g Mạch nha 16g
Can thục 12g Mễ nhân 20g .

Bài 2. Đối pháp:
Sinh hoàng kỳ 20g Diệp hạ châu 20g
Ngũ vị tử 16g Hậu phác 12g
Vỏ bưởi 12g Gừng 4g
Đinh lăng 12g Trạch tả 12g
Phục linh 12g Ý dĩ 12g
Tỳ giải 12g Bạch thược 12g
Đan sâm 12g

III - PHÒNG BỆNH​

- Giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống, quản lý khử trùng phân của bệnh nhân đê tránh lây lan.

- Cần phải khử trùng tốt các dụng cụ tiêm truyền, phẫu thuật, sử dụng máu và các chế phẩm của máu cần được kiểm tra chặt chẽ để loại trừ các virus viêm gan, quan hệ tình dục lành mạnh.

- Có chế độ nghỉ ngơi sau khi ra viện và miên lao động nặng trong vòng 6 đến12 tháng tuỳ theo mức độ bệnh.

- Tiêm phòng vacxin

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #gắn#viêm