VIBASO

@ Viba số là một trong các loại của thiết bị truyền dẫn khác nhau có thể được sử dụng trong các khối có tên “điều chế số” và “giải điều chế” số. Hai khối này đại diện cho máy phát và máy thu vô tuyến cùng các thiết bị kết hợp. Kênh thông tin đối với viba số là không trung. Các dạng kênh khác của kênh thông tin có thể là cáp đồng trục, cáp đối xứng và cáp sợi quang. Thông thường các mạng viba số được nối với các trạm chuyển mạch, là một bộ phận của mạng trung kế quốc gia hoặc trung kế riêng.

@ các hệ thống thông tin (HTTT) bao gồm các loại hệ thống chủ yếu sau:

-HTTT dùng cáp đồng trục, trong đó môi trường truyền dẫn là cáp đồng trục

(coaxial cable). Các hệ thống sử dụng cáp đồng trục có dung lượng không cao, cự ly khoảng lặp ngắn và khả năng cơ động kém. Các hệ thống loại này đang dần được thay thế và được sử dụng chỉ trong những tình huống cụ thể nhất định.

-HTTT siêu cao tần ( microwave) với môi trường truyền dẫn vô tuyến trên giải

sóng cực ngắn, bao gồm các loại hệ thống thông tin vệ tinh, thông tin vô tuyến tiếp sức (radio-relay) và thông tin di động. Các hệ thống thông tin vệ tinh có dung lượng trung bình sóng bù lại có cự ly liên lạc từ lớn đến rất lớn. Các hệ thống này được sử dụng làm trục xuyên lục địa hoặc phục vụ cho các tuyến khó triển khai các loại hình liên lạc khác ( như tuyến liên lạc đất liền-hải đảo, đất liền-các giàn khoan dầu, đất liền-các tàu viễn dương…).

-HTTT quang sợi (fiber-optic) với môi trường truyền dẫn là cáp sợi quang học (gọi

tắt là cáp quang). Hệ thống cáp quang có dung lượng lớn nhất, giả rẻ (theo chi phí tính trên kênh thoại) do đó thường được sử dụng làm đường trục quốc gia, xuyên quốc gia, xuyên lục địa. Nhược điểm cơ bản của HTTT cáp quang là khả năng cơ động hệ thống kém, chi phí lắp đặt ban đầu khá cao, vì vậy trong một số trường hợp cụ thể thì việc triển khai được xem là rất khó khăn.

@các bước thiết kế vibaso

B1: nghiên cứu dung lượng yêu cầu

B2: chọn thiết bị,băng tần vô tuyến và các kênh RF

B3: tìm trạm trên bản đồ

B4: Dựng mặt cắt đường truyền cho từng 

B5: xác định độ cao anten

B6: tình toán độ  lưu trữ FAding

B7 :lắp đặt và kiểm thử

B8 : đánh giá chất lượng tuyến

@hệ vi ba số đơn giản bao gồm 2 trạm đầu cuối thu phát trực tiếp với nhau,khi khoảng cách 2 trạm tăng lên ( >60km) thì cần có trạm trung gian để khuếch đại tín hiệu gọi là trạm chuyển tiếp

Viba số là một trong các loại của thiết bị truyền dẫn khác nhau có thể được sử dụng trong các khối có tên “điều chế số” và “giải điều chế” số. Hai khối này đại diện cho máy phát và máy thu vô tuyến cùng các thiết bị kết hợp. Kênh thông tin đối với viba số là không trung. Các dạng kênh khác của kênh thông tin có thể là cáp đồng trục, cáp đối xứng và cáp sợi quang. Thông thường các mạng viba số được nối với các trạm chuyển mạch, là một bộ phận của mạng trung kế quốc gia hoặc trung kế riêng.

Đặc điểm hệ thống vi ba số

- Do làm việc ở dải sóng siêu cao tần nên đảm bảo việc truyền những tín hiệu dải rộng.

- Độ rộng dải tần siêu cao khoảng 30GHz do đó nhiều đài có thể làm việc đồng thời.

- Hầu như không bị can nhiễu khí quyển và công nghiệp

- Trong dải sóng SCT dễ dàng tạo ra các hệ thống antenna có tính định hướng cao, búp sóng hẹp nhờ vậy máy phát có thể giảm công suất và trên cùng một phạm vi ta có thể triển khai nhiều hệ thống cùng làm việc mà không gây nhiễu lẫn nhau.

- Triển khai nhanh và giá thành rẻ hơn so với các hệ thống thông tin dùng cáp ( cáp quang hoặc cáp trục đồng) vì việc triển khai hệ thống cáp là rất tốn kém và trong khu vực đông dân cư có nhiều công trình xây dựng thì việc triển khai một hệ thống cáp là rất khó khăn.

- Dễ dàng quản lý vì hệ thống vi ba chỉ giới hạn quản lý trong phạm vi của trạm vô tuyến dọc theo trục (trong khi đó hệ thống cáp phải quản lý toàn bộ tuyến cáp và đặc biệt phải đối đầu với nguy cơ đứt cáp).

- Dải sóng SCT có nhược điểm là chỉ truyền được chắc chắn trong tầm nhìn thẳng cự ly không quá 50km. Vì vậy khi muốn thông tin đi xa cần thực hiện chuyển tiếp nhiều lần.

- Có tốc độ nhỏ hơn nhiều so với hệ thống cáp quang và hiện nay ở đường trục chỉ còn sử dụng ở những khu vực chưa kéo được cáp quang do địa hình phức tạp.

- Chịu tác động của đường truyền: hấp thụ do hơi nước và ôxi, suy hao do mưa và hiện tượng pha đinh đặc biệt đối với hệ thống băng rộng phải chịu tác động của pha đinh đa đường và pha đinh chọn lọc tần số.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: