VI SINH Y HOC
VI SINH Y HỌC
PHẦN I
ĐẠI CƯƠNG VI SINH Y HỌC
PHẦN II
CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP
CÁC CẦU KHUẨN GÂY BỆNH
PHẦN III
CÁC VIRUS GÂY BỆNH
PHẦN I
ĐẠI CƯƠNG VI SINH Y HỌC
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT HỌC
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được đối tượng nghiên cứu của vi sinh vật học.
2. Trình bày được lịch sử phát triển của vi sinh vật học và hướng giải quyết bệnh nhiễm trùng
hiện nay.
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA VI SINH VẬT HỌC
Vi sinh vật học (Microbiology) là khoa học khảo sát hoạt động của các vi sinh vật (từ
Hylạp micros là nhỏ bé, bios là sự sống và logos là khoa học).
Vi sinh vật là các sinh vật nhỏ bé mắt trần không thấy và chỉ được phát hiện bằng kính hiển
vi.
Muốn đo kích thước của vi sinh vật, người ta sử dụng các đơn vị sau:
Micromet (µm, micrometre) = 10-6
m
Nanomet (nm, nanometre) = 10-9
m
Angstrom = 10-10
m
Vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, nấm men, nấm mốc, tảo, nguyên sinh động vật và virus.
Trước khi khám phá vi sinh vật người ta chia sinh vật làm 2 giới: giới động vật và giới thực
vật. Sau khi khám phá vi sinh vật người ta nhận thấy vi sinh vật kết hợp những đặc tính của
thực vật và động vật với tất cả những tổ hợp có thể có, cho nên việc phân loại sinh vật thành
hai giới làm phát sinh một số điều không hợp lý. Ví dụ như nấm men được phân loại là thực
vật vì phần lớn không di động mặc dù chúng ít có những tính chất của thực vật và cho thấy
những liên hệ sinh tiến hóa đậm nét với nguyên sinh động vật.
Năm 1866 nhà khoa học Đức E. Haeckel đề nghị xếp vi sinh vật vào một giới riêng,
giới Protista. Giới này phân biệt với thực vật và động vật ở sự tổ chức đơn giản của chúng: dù
đơn bào hoặc đa bào, tế bào của chúng không biệt hóa thành mô. Protista được phân loại như
sau :
Protista lớp trên, cấu trúc tế bào giống như tế bào động vật và thực vật bao gồm:
- Tảo (trừ tảo xanh lục).
- Nguyên sinh động vật.
- Nấm men.
- Nấm mốc.
Protista lớp dưới, cấu trúc tế bào đơn giản hơn nhiều và bao gồm:
1- Vi khuẩn.
- Tảo xanh lục.
Protista lớp trên có tế bào nhân thật, Protista lớp dưới có tế bào nhân nguyên thuỷ.
Theo kiến nghị của nhà sinh vật học Trung Quốc Trần Thế Tương năm 1979 thì vi
khuẩn nằm trong nhóm giới sinh vật có nhân nguyên thuỷ, còn virus thuộc về nhóm giới sinh
vật chưa có tế bào.
Tế bào nhân thật có nhân chứa một số đôi nhiễm sắc thể, màng nhân nối liền với lưới
nội chất nguyên sinh. Nguyên tương của tế bào nhân thật có lưới nội chất nguyên sinh, không
bào và những plastit tự sao chép. Những plastit chứa ADN riêng và nhân lên bằng phân liệt.
Những plastit bao gồm ti lạp thể chứa hệ thống chuyên chở điện tử của sự phosphoryl hóa và
lục lạp ở những sinh vật quang hợp chứa lục diệp tố và những thành phần quang hợp khác.
Nguyên tương bản chất lipoprotein nằm bên trong màng tế bào. Nhiều vi sinh vật tế bào nhân
thật có vách tế bào tạo nên bởi celluloza, chitin hoặc oxyt silic.Tế bào nhân thật có thể di
động nhờ những lông. Những lông này gồm một bó 9 sợi nhỏ bao quanh 2 sợi nhỏ trung tâm.
Tế bào nhân nguyên thuỷ có cấu trúc tế bào đơn giản. Nhân chỉ gồm có một nhiễm sắc
thể không màng nhân, nhưng vách tế bào lại phức tạp hơn. Tế bào nhân nguyên thuỷ không
có plastit tự sao chép như ti lạp thể và lục lạp. Enzyme cytochrom được tìm thấy ở màng tế
bào; ở những cơ thể quang hợp, những sắc tố quang hợp được tìm thấy ở những phiến mỏng
nằm dưới màng tế bào. Vi khuẩn thường tích tụ vật liệu dữ trữ dưới hình thức những hạt nhỏ
không hòa tan, dạng polyme, trung tính, trơ thẩm thấu. Vật liệu cacbon được biến đổi bởi một
số vi khuẩn thành polyme polyaxit-β- hydrobutyric và bởi những vi khuẩn khác thành polyme
glucoza tương tự như glycogen gọi là granuloza. Những hạt nhỏ dự trữ được sử dụng như
nguồn C lúc sự tổng hợp protein và axit nucleic được thực hiện trở lại. Một cách tương tự một
vài vi khuẩn oxy hóa sulfua biến đổi lượng thừa H2S ở môi trường bên ngoài thành những hạt
sulfua nội bào. Nhiều vi khuẩn tích trữ phốt phát hữu cơ thành những hạt nhỏ
polymemetaphosphate gọi là volutin.
Virus khác với tất cả các cơ thể có tế bào kể cả vi khuẩn và Rickettsia. Virion hay là
hạt virus gồm một phân tử ADN hoặc ARN nằm bên trong một vỏ protein gọi là capsid. Vào
bên trong tế bào vật chủ, axit nucleic của virus sử dụng bộ máy tổng hợp của tế bào để hình
thành axit nucleic và những thành phần khác của virus. Axit nucleic và những thành phần
protein đặc hiệu kết hợp thành hạt virus xâm nhiễm hòan chỉnh gọi là virion. Virion được
phóng thích vào môi trường bên ngoài và bắt đầu quá trình xâm nhiễm tế bào vật chủ.
II. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT HỌC
1. Sự phát hiện vi sinh vật
Sự phát hiện vi sinh vật gắn liền với sự phát minh kính hiển vi. Anton van
Leeuwenhoek (1632 - 1723), người Hà lan, là người đầu tiên ở thế kỷ 17 nhìn thấy vi sinh vật
nhờ những kính hiển vi độ phóng đại 270 - 300 lần mà ông đã chế tạo (1676). Trước đó người
ta đã chế tạo những kính hiển vi dùng để quan sát hồng cầu, phấn hoa, mao mạch phổi nhưng
chưa đủ nhạy để phát hiện vi sinh vật.
2. Sự trưởng thành của vi sinh vật học
Trong thế kỷ 17 và suốt thế kỷ 18 vi sinh vật học chỉ chú trọng về phần mô tả, tuy
nhiên cũng có một số công trình xuất sắc như Spallanzani sử dụng môi trường nuôi cấy khử
khuẩn bằng nhiệt, Edward Jenner phát minh vaccine đậu mùa, Zinke phát hiện tác nhân của
bệnh dại ở trong nước bọt của chó bị dại.
2Thế kỷ 19 mới cho thấy những bước phát triển lớn về vi sinh vật học nhờ công lao của
Louis Pasteur và Robert Koch.
L.Pasteur (1822 - 1895) hoàn chỉnh việc nghiên cứu vi sinh vật. Vi sinh vật không
những được mô tả chính xác mà còn được khảo sát đầy đủ về những tính chất sinh lý.
L.Pasteur là nhà vi sinh vật học vĩ đại đã có công:
- Chấm dứt tranh luận về thuyết tự sinh bằng các thí nghiệm xuất sắc với bình cổ
ngỗng.
- Phát hiện tác nhân của sự lên men như lên men rượu, lên men thối là vi sinh vât: các
vi sinh vật phát triển đã tạo thành các enzyme chịu trách nhiệm về hiện tượng lên men.
- Xác định vai trò tác nhân gây bệnh của các vi sinh vật trong bệnh nhiễm trùng
- Khái quát hóa vấn đề vaccine và tìm ra phương pháp điều chế một số vaccine phòng
bệnh như vaccine bệnh than, vaccine bệnh tả gà... và phát minh vaccine dại.
R.Koch (1843 - 1910) cùng đóng góp lớn lao cho vi sinh vật học nhờ những công
trình:
- Phát triển những kỹ thuật cố định và nhuộm vi khuẩn.
- Sử dụng môi trường đặc để phân lập vi khuẩn ròng.
- Nêu tiêu chuẩn xác định bệnh nhiễm trùng.
- Khám phá vi khuẩn lao, vi khuẩn tả.
Nhờ công lao của L.Pasteur, R.Koch và nhiều nhà bác học khác, phần lớn các vi
khuẩn gây bệnh ở người và động vật đều được khám phá ở đầu thế kỷ 20. Lúc bấy giờ vi sinh
học đã trở thành một khoa học ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực y học, nông nghiệp và
công nghiệp.
Trong lâm sàng, khoa lây đã thành lập để tiếp nhận bệnh nhân nhiêm trùng, khoa
ngoại đã sử dụng phương pháp phẩu thuật sát trùng, tiền đề của phương pháp phẩu thuật vô
trùng ngày nay.
3. Những thành tựu hiện đại
Trong những thập kỷ gần đây từ một khoa học ứng dụng, vi sinh vật học đã trở thành
một khoa học cơ bản làm phát sinh một ngành khoa học mới: sinh học phân tử và dưới phân
tử và cùng với các ngành khoa học khác tạo nên một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện
đại.
Nhờ những hiểu biết về di truyền học hiện đại mà mô hình nghiên cứu là E.coli,
Watson và Crick đã phát hiện mẫu cấu trúc của ADN và cơ chế sao chép bán bảo tồn làm cơ
sở cho sự hình thành sinh học phân tử và dưới phân tử. Những phát hiện kỳ diệu về cơ cấu
của mã di truyền và các cấu trúc khác của tế bào sống được sử dụng làm cơ sở cho sự phát
triển công nghiệp sinh học, ngành công nghiệp cho phép con người can thiệp vào quá trình
hình thành và phát triển của sinh vật để phục vụ lợi ích của con người .
Gần đây những kỹ thuật tổng hợp gen, tháo ghép gen làm cho công nghệ sinh học trở
thành một lực lượng sản xuất mũi nhọn của nền kinh tế thế giới. Trong lĩnh vực y học những
kỹ thuật trên có nhiều triển vọng giải quyết các bệnh di truyền, phòng chống các bệnh nhiễm
trùng, bệnh ung thư .
3III. NHỮNG VẤN ĐỀ HIỆN NAY CỦA VI SINH VẬT Y HỌC
Trong y học, vi sinh vật là căn nguyên của các bệnh nhiễm trùng. Vì vậy khi xét về
tầm quan trọng hiện nay của vi sinh vật y học phải đề cập tới tình hình các bệnh nhiễm trùng.
Từ ngàn xưa bệnh nhiễm trùng là một tai họa cho nhân loại. Bệnh đậu mùa, bệmh dịch
hạch, bệnh dịch tả ... đã giết chết hàng triệu người, tàn phá nhiều làng mạc, thành phố.
Từ khi vi sinh vật học trưởng thành cho đến nay con người đã có khả năng dần dần
chế ngự được bệnh nhiễm trùng. Nhưng con đường chế ngự để tiến tới xóa bỏ bệnh nhiễm
trùng là con đường khó khăn và lâu dài.
Thành tựu vang dội đầu tiên xảy ra vào năm 1891 lúc Von Behring đã cứu sống một
em bé nhờ huyết thanh kháng bạch hầu, mở đầu thời kỳ huyết thanh liệu pháp. Thực tế cho
thấy huyết thanh liệu pháp có những mặt hạn chế và chỉ hữu hiệu đối với những bệnh nhiễm
độc tố vi khuẩn như bạch hầu, uốn ván, hoại thư sinh hơi .v.v...
Thành tựu vang dội thứ hai là công lao của Domagk phát minh sulfonamit năm 1935.
Nhưng dần dần vũ khí sulfonamit tỏ ra yếu kém không đủ khả năng điều trị phần lớn các bệnh
nhiễm trùng thường gặp.
Năm 1940 Fleming, Florey và Chain phát minh penicillin và đưa vào điều trị mở đầu
thời đại kháng sinh. Trong suốt hai thập kỷ, nhiều kháng sinh hữu hiệu đã được phát minh và
người ta có thể chế ngự một cách hữu hiệu các bệnh nhiễm trùng. Nhưng thời gian cho thấy
bệnh nhiễm trùng vẫn còn lâu mới giải quyết xong vì các vi khuẩn kháng thuốc đã được quan
sát trong các loài vi khuẩn. May mắn là các kháng sinh hữu hiệu mới khám phá đã giữ không
cho các vi khuẩn kháng thuốc phát triển ở quy mô quá lớn không chế ngự được. Đầu thập kỷ
80, thực tế cho thấy các vi khuẩn kháng thuốc xuất hiện ngày càng nhiều nhưng các kháng
sinh hữu hiệu mới khám phá trở nên hiếm dần. Trừ những kháng sinh thuộc nhóm quinolon,
những kháng sinh được gọi là mới chỉ là sự xắp xếp lại hay là sự thay đổi cấu trúc phân tử của
những kháng sinh đã khám phá từ trước bằng kỹ thuật bán tổng hợp hoặc tổng hợp.
Hiện nay, phần lớn các bệnh nhiễm trùng đã được chế ngự một cách hữu hiệu, các vụ
dịch được dập tắt nhanh chóng nhưng vẫn cần nghiên cứu nhiều để chế ngự các vi khuẩn
kháng thuốc và tìm các thuốc hữu hiệu để điều trị các bệnh virus.
Hướng giải quyết bệnh nhiễm trùng hiện nay có thể là sử dụng đồng thời ba biện pháp
sau:
- Thực hiện một chiến lược kháng sinh để hạn chế các vi khuẩn kháng thuốc.
- Tiếp tục tìm kiếm các kháng sinh hữu hiệu mới để điều trị bệnh vi khuẩn và phát
minh các thuốc kháng virus hữu hiệu.
- Điều chế các vaccine hữu hiệu bằng các kỹ thuật hiện đại để phòng ngừa các bệnh
nhiễm trùng, dần dần tiến đến xóa bỏ chúng như trường hợp bệnh đậu mùa trên phạm vi toàn
thế giới.
4HÌNH THỂ , CẤU TẠO VÀ SINH LÝ
CỦA VI KHUẨN
Mục tiêu học tập:
1.Mô tả được các loại hình thể của vi khuẩn
2. Mô tả được cấu trúc của tế bào vi khuẩn
3. Trình bày được các nét cơ bản của sinh lý vi khuẩn
I. HÌNH THỂ CỦA VI KHUẨN
Vi khuẩn thông thường có hình thể nhất định do vách tế bào xác định. Một số không
vách ( hình thức L) như Mycoplasma không có hình thể nhất định. Đường kính trung bình của
vi khuẩn khỏang 1µm . Những đại diện nhỏ nhất như Mycoplasma có đường kính khỏang 0,1
µm và những đại diện lớn hơn có kích thước hàng chục µm như Spirilium volutans 20µm.
Các vi khuẩn gây bệnh có kích thước từ 0,2µm đến 10µm
Về hình thể người ta có thể chia vi khuẩn thành cầu khuẩn, trực khuẩn và vi khuẩn
hình xoắn.
1. Cầu khuẩn :
Là những vi khuẩn hình cầu, hình trứng hay hình hạt cà phê
1.1. Micrococci (Đơn cầu)
Đây là những cầu khuẩn xếp hàng đều hoặc không đều, đó là những tạp khuẩn tìm
thấy trong không khí và nước.
1.2. Diplococci (Song cầu)
Là những cầu khuẩn xếp từng đôi phân chia trong một mặt phẳng. Một số gây bệnh
cho người như phế cầu, lậu cầu, cầu khuẩn màng não.
1.3. Stretococci (Liên cầu):
Là những cầu khuẩn xếp thành chuỗi ngắn hoặc dài. Một số lọai gây bệnh cho người
như Streptococcus pyogenes thuộc nhóm A của Lancefield.
1.4. Tetracocci (Tứ cầu)
Các cầu khuẩn hợp thành 4, phân chia theo hai mặt phẳng, rất ít khi gây bệnh.
1.5. Sarcina (Bát cầu)
Các cầu khuẩn xếp thành 8-16 con, phân chia theo ba mặt phẳng, thường tìm thấy
trong không khí.
1.6. Staphylococci (Tụ cầu)
Các cầu khuẩn hợp thành đám như chùm nho, phân chia theo mặt phẳng, một số loại
gây bệnh cho người và thường phát triển nhanh chóng tính đề kháng với nhiều kháng sinh.
2. Trực khuẩn
Là những vi khuẩn có hình que thẳng.
2.1.Bacteria
Là những trực khuẩn hiếu khí, không tạo nha bào như vi khuẩn đường mật, vi khuẩn
bạch cầu, vi khuẩn lao...
2.2. Bacilli
Là những trực khuẩn hiếu khí tuyệt đối tạo nha bào ví dụ trực khuẩn bệnh than.
2.3.Clostridia
Là những trực khuẩn kỵ khí Gram dương tạo nha bào, ví dụ trực khuẩn uốn ván, trực
khuẩn ngộ độc thịt.
3. Vi khuẩn hình xoắn
3.1. Phẩy khuẩn
Chỉ có một phần của hình xoắn nên có hình dấu phẩy, ví dụ phẩy khuẩn tả.
53.2.Xoắn khuẩn
Có nhiều vòng xoắn, ví dụ xoắn khuẩn giang mai, Leptospira, Borrelia.
II. CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO VI KHUẨN
Khác với các thành viên của protista lớp trên có nhân thật như tế bào động vật và thực
vật, vi khuẩn có tế bào nhân sơ, nhân chỉ có một nhiễm sắc thể, không có màng nhân, không
có ti lạp thể, không có bộ máy phân bào nhưng các tế bào lại phức tạp hơn.
1. Vách tế bào
Sự hiện diện của vách tế bào ở vi khuẩn được phát hiện bằng hiện tuợng ly tương,
bằng cách nhuộm và bằng phân lập trực tiếp.
Tác dụng cơ học như siêu âm phối hợp với ly tâm cho phép thu hoạch vách tế bào ròng, tách
rời khỏi nguyên tương.
1.1.Vách tế bào vi khuẩn gram dương
Kính hiển vi điện tử cho thấy vách tế bào dày từ 15 đến 50 nm. Thành phần chủ yếu
là mucopeptit gọi là murein, một chất trùng hợp mà những đơn vị hoá học là những đường
amin. N-acetyl glucosamin và axít N-acetyl muramic và những chuỗi peptit ngắn chứa alanin,
axít glutamic và axít diaminopimelic hoặc lysin. Ngoài ra vách tế bào của một số vi khuẩn
gram dương còn chứa axít teichoic. Ở một vài lọai vi khuẩn, axít teichoic chiếm tới 30% trọng
lượng khô của vách tế bào.
1.2. Vách tế bào vi khuẩn Gram âm gồm ba lớp
Lớp mucopeptit mỏng hơn khỏang 10nm và hai lớp lipoprotein và lipopoly-sacharit ở
bên ngoài, lớp lipoprotein chứa tất cả những axít amin thông thường. Không có axít teichoic,
vách tế bào vi khuẩn gram âm chứa một lượng lipit đáng kể, khoảng 20 % trọng lượng khô
của vách tế bào.
1.3.Chức năng của vách tế bào
Vách tế bào vi khuẩn có nhiều chức năng:
- Duy trì hình thể của vi khuẩn: Vách cứng tạo nên bộ khung, làm cho vi khuẩn có
hình thể nhất định .
- Quyết định tính bắt màu gram của vi khuẩn: Sự bắt màu gram khác nhau ở vi khuẩn
gram dương và gram âm là do tính thẩm thấu khác nhau đối với cồn của hai nhóm vi khuẩn
đó. Nếu dùng lysozym biến đổi vi khuẩn gram dương thành protoplast không có vách thì
protoplast lại bắt màu gram âm.
- Tạo nên kháng nguyên thân O của vi khuẩn đường ruột: Để điều chế kháng nguyên
0 của vi khuẩn đường ruột xử lý vi khuẩn không di động bằng nhiệt và cồn.
- Tạo nên nội độc tố của vi khuẩn đường ruột. Nội độc tố chỉ được giải tỏa lúc vi
khuẩn bị li giải. Ở vi khuẩn đường ruột, nội độc tố là những phức hợp lipopoly-saccarit dẫn
xuất từ vách tế bào.
2. Màng nguyên tương
Là màng bán thấm dày khoảng 10nm nằm sát vách tế bào. Người ta có thể chứng minh
sự hiện diện của nó bằng hiện tượng ly tương hoặc nhuộm với xanh Victoria 4R. Nó chứa 60-
70% lipit, 20-30% protein và một lượng nhỏ hydrat cacbon. Màng nguyên tương có chức
năng rào cản thẩm thấu của tế bào, ngăn cản không cho nhiều phẩm vật vào bên trong tế bào
nhưng lại xúc tác việc chuyên chở họat động của nhiều phẩm vật khác vào bên trong tế bào.
Hơn nữa màng tế bào chứa nhiều hệ thống enzyme và vì vậy có chức năng giống như ti lạp
thể của động vật và thực vật. Màng nguyên tương cho thấy những chỗ lõm vào gọi là mạc thể.
Ở vi khuẩn Gram dương mạc thể khá phát triển cho thấy hình ảnh nhiều lá đồng tâm. Ở vi
khuẩn Gram âm mạc thể chỉ là vết nhăn đơn giản.
3. Nguyên tương
Là cấu trúc được bao bọc bên ngoài bởi màng nguyên tương, ở trạng tháí gel, cấu trúc
này gồm 80% nước, các protein có tính chất enzyme, cacbohydrat, lipid và các ion vô cơ ở
6nồng độ cao, và các hợp chát có trọng lượng phân tử thấp. Nguyên tương chứa dày đặc những
hạt hình cầu đường kính 18nm gọi là ribôsôm. Ngoài ra còn có thể tìm thấy những hạt dự trữ
glycogen, granulosa hoặc polymetaphotphat.
4. Nhân tế bào
Có thể thấy với kính hiển vi ánh sáng sau khi nhuộm hoặc soi trực tiếp ở kính hiển vi
pha tương phản. Nhân có thể hình cầu, hình que, hình quả tạ hoặc hình chữ V. Khảo sát ở
kính hiển vi điện tử nhân không có màng nhân và bộ máy phân bào. Nó là một sợi DNA trọng
lượng phân tử 3x109
dallon và chứa một nhiễm sắc thể duy nhất dài khoảng 1mm nếu không
xoắn. Nhân nối liền ở một đầu với thể mạc. Sự nối liền này giữ một vai trò chủ yếu trong sự
tách rời 2 nhiễm sắc thể con sau khi sợi nhiễm sắc thể mẹ tách đôi. Trong sự phân chia nhân
hai mạc thể qua chổ nối liền với màng nguyên tương di chuyển theo những hướng đối nghịch
theo hai nhóm con nối liền với chúng. Như thế màng nguyên tương tự động như một bộ máy
thô sơ của sự gián phân với mạc thể đảm nhận vai trò thai vô sắc.
5. Lông của vi khuẩn
Lông chịu trách nhiệm về tính di động của vi khuẩn. Người ta quan sát sự di động của
vi khuẩn ở kính hiển vi nhìn ơ giọt treo hoặc đặt một giọt vi khuẩn ở lam kính và phủ một lá
kính mỏng. Lông dài 3-12 µm hình sợi gợn sóng, mảnh 10- 20nm ) nên phải nhuộm với axít
tannic đê tạo thành một lớp kết tủa làm dày lông dễ phát hiện. Lông phát xuất từ thể đáy ngay
bên dưới màng nguyên tương và có chuyển động xoay tròn. Bản chất protein nó tạo nên do sự
tập hợp những đơn vị phụ gọi là flagellin tạo thành một cấu trúc hình trụ rỗng. Cách thức mọc
lông là một đặc tính di truyền. Ở một số loại nhiều lông mọc quanh thân, ở một số lọai một
lông mọc ở cực và ở một số loại khác một chùm lông ở một cực. Nếu lông bị làm mất đi bằng
cơ học thì lông mới được tạo thành nhanh chóng. Lông đóng vai trò kháng nguyên như kháng
nguyên H ở vi khuẩn đường ruột.
6. Pili
Là những phụ bộ hình sợi, mềm mại hơn lông, mảnh hơn nhiều và có xu hướng thẳng
đường kính 2-3 nm và dài từ 0,3-1nm, tìm thấy từ một đến hằng trăm ở mặt ngoài vi khuẩn,
bản chất protein. Pili phát xuất ở trong màng nguyên tương và xuyên qua vách tế bào. Pili
được tìm thấy ở vi khuẩn gram âm nhưng cũng có thể tìm thấy ở một số vi khuẩn gram
dương. Pili F có nhiệm vụ trong sự giao phối. Những pili khác giúp cho vi khuẩn bám vào
niêm mạc hoặc bề mặt khác của tế bào.
7. Vỏ của vi khuẩn
Vỏ là một cấu trúc nhầy bọc quanh vách tế bào của một số vi khuẩn, thường là
Polysaccarit, chỉ có vỏ của B.anthracis là một polypepit acid D-glutamic. Vỏ có thể phát hiện
dê dàng ở huyền dịch mực tàu ở đó nó hiện ra như một vùng sáng giữa môi trường mờ đục và
tế bào vi khuẩn trông rõ hơn. Cũng có thể phát hiện bằng phản ứng phình vỏ hoặc bằng kỹ
thuật nhuộm đặc biệt. Sự đột biến tạo thành vỏ rất dể nhận biết vì tế bào có vỏ tạo nên khuẩn
lạc bóng láng hoặc nhầy M trong khi tế bào không vỏ tạo nên khuẩn lạc xù xì R. Nhiệm vụ
duy nhất được biết của vỏ là bảo vệ vi khuẩn chống thực bào và chống virut muốn gắn vào
vách tế bào .
8. Nha bào
7Những thành viên của Bacillus, Clostridium và Sporosarcina tạo thành nội nha bào
dưới ảnh hưởng của môi trường bên ngoài không thuận lợi, mỗi tế bào làm phát sinh một nha
bào. Nha bào có thể nằm ở giữa, ở đầu nút hoặc gần đầu nút tùy theo loài, vách nha bào chứa
những thành phần mucopeptit và axít dipicolinic. Sự dề kháng của nha bào với hóa chất độc là
do tính không thẩm thấu của vách nha bào, sự đề kháng với nhiệt liên hệ đến trạng thái mất
nước cao. Vì chịu đựng với điều kiện không thụân lợi bên ngoài nha bào góp phần quan trọng
trong khả năng lây bệnh của trực khuẩn hiếu khí tạo nha bào như trực khuẩn than hoặc trực
khuẩn kỵ khí tạo nha bào như Clostridia, nhất là trực khuẩn uốn ván, hoại thư, sinh hơi, ngộ
độc thịt.
III. SINH LÝ VI KHUẨN
Như các sinh vật khác vi khuẩn cũng dinh dưỡng, chuyển hoa và phát triển.
1. Sự dinh dưỡng
Để phát triển vi khuẩn đòi hỏi môi trường nuôi cấy chứa đầy đủ những yếu tố dinh
dưỡng bao gồm những hợp chất cần thiết để cung cấp năng lượng và những hợp chất được
dùng làm nguyên liệu để tổng hợp những vật liệu mới của tế bào. Về nguyên liệu tổng hợp, vi
khuẩn đòi hỏi những nhu cầu về muối khoáng như PO4
3-
, K+
, Mg2+
với lượng đáng kể, một số
ion ( nguyên tố vi lượng ) chỉ cần ở một nồng độ rất thấp như Fe2+
, Zn2+
, Mo2+
, Ca2+
, các ion
này thường tìm thấy trong nước và trong các muối khoáng không tinh khiết. Nguồn C do thức
ăn năng lượng cung cấp. Nguồn N thông thưòng là protein hoặc một muối amoni.
Phần lớn vi khuẩn nếu được cung cấp đầy đủ những yếu tố trên thì có khả năng tổng
hợp các chất cấu tạo của tế bào. Nhưng một số vi khuẩn mất khả năng tổng hợp một vài hợp
chất và đòi hỏi đưọc cung cấp ở trong môi trường nuôi cấy. Đó là những yếu tố phát triển;
chúng được chia thành hai loại, một loại cần được cung cấp từng lượng nhỏ và đảm nhận
chức vụ xúc tác như một thành phần của một enzyme ví dụ vitamin B, một loại cần được cung
cấp từng lượng lớn và được dùng làm nguyên liệu cấu tạo tế bào như axit amin, purin,
pyrimidin.
Ngoài ra những điều kiện vật lý như nhiệt độ pH, áp suất oxy cùng ảnh hưởng đến sự
phát triển cân được điều chỉnh thích hợp.
2. Sự chuyển hóa
Bao gồm tất cả những phản ứng hóa học xảy ra ở những tế bào sống. Nhờ những phản
ứng đó năng lượng được chiết từ môi trường và được sử dụng cho sinh tổng hợp và phát triển.
Trong chuyển hóa quan trọng nhất là sự oxy hóa sinh học.
2.1. Sự oxy hóa sinh học
Sự oxy hóa được định nghĩa như là sự loại bỏ điện tử từ một cơ chất kèm theo sự loại
bỏ ion hydrô tức là sự loại bỏ nguyên tử hydrô. Vì vậy sự oxy hóa được xem như là sự vận
chuyển nguyên tử hydrô. Cơ chất bị oxy hóa được gọi là chất cho hydrô và phẩm vật bị khử
được gọi là chất nhận hydro. Phần lớn hợp chất hữu cơ mất ion hydrô do loại bỏ điện tử. Điện
tử không thể ở trạng thái tự do trong dung dịch và không thể loại bỏ khỏi một cơ chất nếu
không có một chất thích hợp để nhận nó. Sự vận chuyển điện tử là cốt lõi của sự oxy hóa và
sự khử.
Tùy theo bản chất của chất nhận hydro cuối cùng người ta chia sự oxy hóa sinh học
thành ba hình thức : Hô hấp hiếu khí, hô hấp kỵ khí và lên men. Chất nhận hydrô cuối cùng là
oxy phân tử (O2) trong sự hô hấp hiếu khí, là một hợp chất vô cơ (nitrat, sulfat, cacbonat )
trong sự hô hấp kỵ khí, là một hợp chất hữu cơ trong sự lên men.
Về nhu cầu oxy người ta chia thành :
- Vi khuẩn hiếu khí bắt buộc như vi khuẩn lao và một vài trực khuẩn tạo nha bào,
những vi khuẩn này đói hỏi oxy vì thiếu khả năng lên men.
- Vi khuẩn kỵ khí bắt buộc như Clostridia, Propionibactrium, chúng chỉ phát triển khi
không có oxy.
8- Vi khuẩn tùy ý như nấm men, vi khuẩn đường ruột. Những vi khuẩn này có thể sống
không có oxy nhưng đổi thành chuyển hóa hô hấp lúc có oxy.
2.2. Sự hô hấp hiếu khí
Chất nhận hydrô cuối cùng là oxy phân tử. Cơ chất thông thường là đường nhưng
cũng có thể là axít béo, axít amin. Điện tử được chuyển từ chất cho hydrô đến chất nhận
hydrô qua nhiều bước. Điện tử lấy từ chất cho hydro có thể đầu tiên chuyển đến một
coenzyme thứ nhất A, A do đó bị khử thành AH2. Một enzyme khác lại xúc tác sự chuyển
điện tử từ AH2 đến một coenzyme thứ hai B. AH2 do đó được oxy hóa trở lại thành A và B
trở nên trở thành BH. Quá trình này có thể tiếp diễn qua nhiều bước tạo nên dây chuyền hô
hấp điện tử từ chât cho hydrô đến oxy
Hình 1: minh hoạ về dây chuyền điện tử
Kết quả cuối cùng là sự hình thành một sản phẩm oxy hóa, một sản phẩm khử và năng
lượng. Năng lượng phát sinh hoặc được dự trữ trong các dây nối sẵn năng lượng hoặc tỏa
thành nhiệt.
2.3. Sự hô hấp kỵ khí
Cơ chất có thể là hợp chất hữu cơ nhưng cũng có thể là chất vô cơ. Chất nhận điện tử
ở đây không phải oxy không khí mà là nitrat, sulfat, cacbonat....
2.4. Sự lên men
Cơ chất là hợp chất hữu cơ nhưng chât nhân điện tử cũng là hợp chất hữu cơ. Ở đây,
trong dây chuyền điện tử thông thường chỉ có NAD là chất mang điện tử trung gian.
Hình 2: Sự chuyển điện tử trong sự lên men
So với sự hô hấp, sự lên men kém hiệu quả hơn nhiều, nó cung cấp ATP 19 lần ít hơn
đối với 1 mol glucoza chuyển hóa. Một vi khuẩn phát triển với một lượng giới hạn glucoza
cho thấy hiệu suất phát triển (trọng lượng khô vi khuẩn / trọng lượng cơ chất chuyển hóa) lớn
hơn trong điều kiện hiếu khí so với điều kiện kỵ khí.
3. Sự phát triển của vi khuẩn
Tế bào nhân lên trong sự phát triển. Ở vi khuẩn đơn bào, sự phát triển làm gia tăng số
lượng vi khuẩn ở một sản phẩm cấy. Vi khuẩn nhân lên bằng phân liệt. Một thế hệ được định
nghĩa như là sự tăng đôi tế bào. Thời gian thế hệ là khỏan thời gian cần thiết dể tăng đôi số tế
bào. Thời gian thế hệ thay đổi tùy lọai vi khuẩn, 20 phút ở E.coli, 20 - 24 giờ ở vi khuẩn lao.
3.1. Sự phát triển lũy thừa :
9Vì hai tế bào con có thể phát triển cùng một tốc độ như tế bào mẹ nên số tế bào trong
ruột sản phẩm cấy tăng lên với thời gian như một cấp số nhân 20
, 21
, 22
, 23
.....Nghĩa là sự phát
triển lũy thừa.
Tốc độ phát triển của một sản phẩm cấy ở một thời gian xác định tỷ lệ với số tế bào
hiện diện ở thời gian đó. Sự liên hệ này có thể biểu thị dưới dạng phương trình sau
dN
= kN (1)
dT
Phân tích phương trình trên ta có :
N = N0 e kt
(2)
Trong đó N0 là số tế bào ở thời gian 0 và N là số tế bào ở bất kỳ thời gian t sau đó. Trong
phương trình (2), k là hằng số phát triển :
Giải phương trình theo k ta có :
Ln N - Ln N0
k = (3)
t
Chuyển sang logarit thập phân
log N - log N0
k = 2,302
t2 - t1
Như vậy k biểu thị tốc độ ở đó logarit tự nhiên của số tế bào tăng lên với thời gian và
có thể xác định bằng đồ thị.
Hình 3. Tốc độ ở đó logarit tự nhiên của số tế bào tăng lên với thời gian.
3.2. Đường biểu diễn phát triển :
Cấy vào một môi trường lỏng những vi khuẩn lấy từ một sản phẩm cấy trước đó đã
phát triển đên bão hòa, lần lượt xác định số tế bào trong một 1ml và biểu diển logarit của
nồng độ tế bào theo thời gian thì thu được đường biểu diễn phát triển.
Đường biểu diển gồm 4 pha:
10 Hình 4. Đường biểu diễn phát triển
A :Pha tiềm ẩn B: pha lũy thừa C: pha dừng D: pha chết.
- Pha tiềm ẩn: Biểu thị giai đọan ở đó tế bào bắt đầu thích nghi với môi trường mới.
Enzyme và chất chuyển hóa trung gian đưọc tạo thành và tích lũy cho đến khi đạt đến một
nồng độ mà sự phát triển có thể bắt đầu trở lại.
- Pha lũy thừa: Trong pha này tốc độ phát triển không đổi. Tất cả các vi khuẩn điều
nhân lên với một tốt độ không đổi và kích thước trung bình của tế bào cũng không đổi.
Hiện tượng này được tiếp tục duy trì cho đến khi một trong hai sự kiện sau này xảy ra. Một
hay nhiều thức ăn trong môi trường bị thiếu hụt hoặc sản phẩm chuyển hóa độc tích tụ nhiều.
Đối với vi khuẩn hiếu khí thức ăn đầu tiên trở nên giới hạn là oxy. Lúc nồng độ tế bào khoảng
107
/ml trong trường hợp vi khuẩn hiếu khí, tốc độ vi khuẩn giảm xuống nếu oxy không được
cho vào môi trường bằng cách khuấy hoặc bơm không khí. Lúc nồng độ tế bào đạt đến 4-5 x
10
9
/ml tốc độ khuếch tán của oxy không thể thoả mãn nhu cầu ngay cả ở môi trường thoáng
khí và sự phát triển dần dần giảm tốc độ.
- Pha dừng: ở giai đoạn này sự thiếu hụt thức ăn và sự tích lũy vật phẩm độc làm cho
số lượng tế bào dừng lại hoàn toàn. Các vi khuẩn sinh sản ít dần và sự phát triển về khối
lượng cũng giảm dần, có một số tế bào chết nhưng được bù lại nhờ sự tạo thành một số tế bào
mới.
- Pha chết: Bắt đầu sau một thời gian ở pha đừng, thời gian này thay đổi theo từng loài
vi khuẩn và điều kiện nuôi cấy. Vi khuẩn chết càng ngày càng nhiều. Thông thường sau khi tế
bào chết, một số tế bào tiếp tục sống nhờ thức ăn phóng thích từ những tế bào bị ly giải.
11DI TRUYỀN VI KHUẨN
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các cơ chế vận chuyển di truyền ở vi khuẩn.
2. Trình bày được các cơ chế di truyền tính kháng thuốc ở vi khuẩn.
Di truyền là sự duy trì các đặc điểm qua nhiều thế hệ. Cơ sở vật chất của di truyền là
nhiễm sắc thể. Nhiễm sắc thể của vi khuẩn ví dụ như của E.coli gồm 5x106
đôi nucleotide
chia thành nhiều đoạn gọi là gen, mỗi gen quyết định sự tổng hợp một protein đặc hiệu.
Những protein đặc hiệu như enzyme và những cấu tạo khác của tế bào xác định tất cả các tính
trạng của một cá thể.
Nhiễm sắc thể chịu sự nhân đôi trước khi phân bào. Do đó mỗi tế bào con nhận một bộ
gen tương đương với tế bào mẹ. Sự nhân đôi của nhiễm sắc thể là một quá trình chính xác, tuy
nhiên mỗi gen có một xác xuất nhỏ về sai sót trong sao chép, do đó làm phát sinh đột biến.
Đột biến xảy ra ngẫu nhiên không cần sự can thiệp của môi trường bên ngoài với một tần suất
rất nhỏ từ 10-5
đến 10-9
.
I. SỰ VẬN CHUYỂN DI TRUYỀN Ở VI SINH VẬT
Sự tiến hóa của vi sinh vật phụ thuộc vào sự biến dị và sự chọn lọc. Nó diễn ra chậm
chạp, lúc sự biến dị xảy ra do tích lũy những biến dị liên tiếp ở một chủng sinh vật. Quá trình
này trở nên nhanh chóng ở vi sinh vật nhờ các vi sinh vật phát triển những cơ chế vận chuyển
di truyền giữa các cá thể.
Vi khuẩn vận chuyển những yếu tố di truyền qua ba cơ chế: biến nạp, tải nạp và tiếp
hợp.
Trong biến nạp, một đoạn ADN được vận chuyển vào tế bào nhận. Đây là một cơ chế
thô sơ của sự vận chuyển gen.
Trong tải nạp và tiếp hợp, những plasmid được vận chuyển qua trung gian của phage
hoặc qua tiếp xúc.
Plasmid là những phân tử ADN dạng vòng tròn nằm ngoài nhiễm sắc thể và có khả
năng tự sao chép. Plasmid có trọng khối nhỏ so với nhiễm sắc thể. Hai plasmid gọi là không
phù hợp nếu chúng không thể tồn tại bền vững trong cùng một tế bào. Những plasmid F mang
nhân tố sinh sản F. Những plasmid cùng tồn tại trong một vi khuẩn với nhân tố F gọi là Fi
+
nếu chúng ngăn cản sự tiếp hợp của F, gọi là Fi
-
trong trường hợp ngược lại.
1. Biến nạp (Transformation)
Biến nạp là sự vận chuyển ADN hòa tan của nhiễm sắc thể từ vi khuẩn cho sang vi
khuẩn nhận. Khi tế bào vi khuẩn bị vỡ do làm tan (lysis), ADN dạng vòng tròn của chúng
thoát ra môi trường thành các đoạn thẳng với chiều dài khác nhau, có khả năng gây biến nạp
cho các tế bào nhận khác.
Griffith năm 1928 đã khám phá sự biến nạp ở phế cầu bằng thí nghiệm sau ở chuột
nhắt :
- Tiêm vào chuột phế cầu sống S1 có vỏ thì chuột chết vì nhiễm khuẩn huyết.
- Tiêm vào chuột phế cầu R1 sống không vỏ thì chuột không chết.
12- Tiêm vào chuột phế cầu S1 chết thì chuột không chết.
- Tiêm vào chuột hỗn hợp phế cầu S1 chết với R1 sống thì chuột chết vì nhiễm khuẩn
huyết. Từ máu chuột phân lập được S1 sống có vỏ.
Griffith cũng như các nhà khoa học thời bấy giờ chưa hiểu ý nghĩa sâu xa của sự kiện.
Alloway năm 1933 thực hiện thí nghiệm ở ống nghiệm và phân lập được phế cầu S1 ở
hỗn hợp phế cầu S1 chết và phế cầu R1 sống.
Avery, Mac-Leod, Mac-Carthy năm 1944 đã phân lập được nhân tố biến nạp và xác
định là ADN. Nhưng lúc bấy giờ giới khoa học chưa chấp nhận ADN là chất liệu di truyền.
Đến năm 1952 lúc Hershey và Chase chứng minh ADN của Phage đi vào bên trong vi khuẩn
trong khi vỏ Protein bị giữ ở bên ngoài thì ADN mới được công nhận là nhân tố biến nạp.
Sự biến nạp được khám phá thêm ở nhiều vi khuẩn khác: Hemophilus, Neisseria,
Streptococcus, Bacillus, Acinetobacter...
Trong biến nạp, tế bào nhận phải ở trạng thái sinh lý đặc biệt được gọi là khả nạp
(competence) mới có khả năng tiếp nhận ADN hòa tan của tế bào cho. Trạng thái khả nạp
xuất hiện trong một giai đoạn nhất định của quá trình phát triển của tế bào vào lúc tê bào đang
tổng hợp vách.
Sau khi xâm nhập, phân tử ADN sợi kép bị một endonuclease cắt ở màng tế bào thành
đoạn ngắn sợi đơn và đi vào nguyên tương . Đoạn ADN sợi đơn kết đôi với ADN của tế bào
nhận ở đoạn tương đồng rồi tái tổ hợp; bằng cách đó ADN biến nạp kết hợp vào nhiễm sắc thể
của tế bào nhận. Nhiễm sắc thể tái tổ hợp là phân tử ADN sợi kép của tế bào nhận trong đó
một đoạn ngắn của một sợi được thay thế bằng một đoạn ADN của tế bào cho.
Đối với vi khuẩn đường ruột, sự tiếp nhận đòi hỏi sự biến đổi bề mặt của tế bào bằng
cách xử lý với CaCl2 .
Ý nghĩa của sự biến nạp:
Sự biến nạp cho phép kết hợp vào nhiễm sắc thể vi khuẩn ADN tổng hợp hoặc ADN
biến đổi invitro.
Biến nạp cũng được sử dụng để xác định những vùng rất nhỏ trên bản đồ di truyền của
vi khuẩn.
Biến nạp có thể xảy ra ở trong thiên nhiên. Người ta đã chọn lọc vi khuẩn tái tổ hợp
độc lực tăng lúc tiêm 2 chủng phế cầu vào phúc mạc chuột nhắt. Như thế sự biến nạp có một ý
nghĩa dịch tễ học, tuy nhiên sự vận chuyển di truyền bằng biến nạp không hữu hiệu bằng sự
vận chuyển di truyền bằng plasmid.
2. Tải nạp (Transduction)
Tải nạp là sự vận chuyển ADN từ vi khuẩn cho đến vi khuẩn nhận nhờ phage. Trong
tải nạp chung, phage có thể mang bất kỳ gen nào của vi khuẩn cho sang vi khuẩn nhận. Trong
tải nạp đặc hiệu, một phage nhất định chỉ mang được một số gen nhất định của vi khuẩn cho
sang vi khuẩn nhận.
2.1. Sự tải nạp chung
Kiểu tải nạp này được Zinder và Lederberg khám phá năm 1951 lúc khảo sát sự tiếp
hợp ở Salmonella. Lúc lai giống chủng L22 và chủng L2, mỗi chủng mang một cặp tính trạng
đột biến khác nhau thì thu được với một tỷ lệ nhỏ một số tế bào tái tổ hợp mang một cặp tính
trạng đột biến như tế bào hoang dại gốc, phage P22 được tìm thấy trong nước lọc canh khuẩn
của 2 chủng vi khuẩn trên. Phage P22 độc lực với chủng L2 nhưng ôn hòa với chủng L22.
13Lúc cho P22 vào canh khuẩn L2 thì tất cả tế bào của L2 bị dung giải và phóng thích
phage P22 trong đó có một ít phage chứa một mảnh ADN của L2. Lúc cho chủng L22 vào
dung dịch phage P22 nói trên thì một số phage vận chuyển những gen của L2 vào L22 và vi
khuẩn tự dưỡng như type hoang dại được phát sinh qua tái tổ hợp.
2.2 Sự tải nạp đặc hiệu
Năm 1954 Mores nhận thấy phage ôn hòa có thể thực hiện một kiểu tải nạp khác gọi là
tải nạp đặc hiệu. Nó chỉ vận chuyển một nhóm giới hạn gen, nhóm gen được chuyển nằm sát
chổ prophage gắn vào ở nhiễm sắc thể. Sự tải nạp đặc hiệu vận chuyển những gen đặc hiệu ở
nhiễm sắc thể và đòi hỏi sự tích hợp của phage. Hơn nữa khác với tải nạp chung, phage tải
nạp đặc hiệu chỉ được phóng thích lúc chiếu tia cực tím chứ không bao giờ tự tách rời khỏi
nhiễm sắc thể.
Lúc chiếu tia cực tím vào một canh khuẩn E.coli K12 Gal+ sinh tan với phage λ thì
trong những phage được phóng thích có khoảng 10-6
λ d Gal. λ dGal là phage λ mang gen Gal
nhưng thiếu một dọan ADN mà nó để lại trên nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Đó là phage không
hoàn chỉnh không thể nhân lên nếu không bổ sung đọan ADN bị thiếu nhưng có thể vận
chuyển gen Gal. Lúc cho dịch dung giải nói trên vào canh khuẩn E.coli K12 Gal
-
thì thu được
khỏang 10-6
vi khuẩn tải nạp galactoza dương tính. Đó là hiện tượng tải nạp tần số thấp LTF
(Low Frequency Tranduction). Một số ít tế bào trong canh khuẩn E.coli K12 Gal
-
nhiễm dịch
LTF trở nên hai lần sinh tan với phage λ bình thường và phage λ dGal. Những tế bào này
hình thành clon tế bào hai lần sinh tan. Lúc chiếu tia cực tím vào những tế bào nói trên thì thu
dược một dịch phage trong đó những phage λ và phage λ dGal bằng nhau. Đó là sự tải nạp tần
số cao (High frequency transduction).
Ý nghĩa của sự tải nạp:
Sự tải nạp có thể cho phép xác định những gen rất gần nhau ở nhiễm sắc thể, do đó
được sử dụng đê thiết lập bản đồ di truyền. Dựa vào tân số tải nạp hai gen cùng một lúc người
ta có thể xác định khỏang cách giữa các gen và nhờ thế xác định vị trí của chúng.
Trong thiên nhiên sự tải nạp giữ một vai trò có ý nghĩa trong lây lan các Plasmid
kháng thuốc ở vi khuẩn gram dương như plasmid penicillinase ở tụ cầu. Ngòai ra prophage có
thể đem lại cho vi khuẩn một số tính chất đặc biệt quan trọng ví dụ prophage β ở trực khuẩn
bạch hầu.
3. Tiếp hợp (Conjugation)
Tiếp hợp là hiện tượng vận chuyển những yếu tố di truyền từ vi khuẩn cho (đực) sang
vi khuẩn nhận (cái) khi hai vi khuẩn tiếp xúc với nhau.
Lederberg và Tatum lần đầu tiên năm 1946 phát hiện ra sự tiếp hợp ở vi khuẩn. Hỗn
hợp hai biến chủng E.coli K12 với nhau. Chủng 1 khuyết dưỡng với Biotin và Methionin
nhưng có khả năng tổng hợp Threonin và Leucin ký hiệu B-
M-
T+
L+
. Chủng 2 khuyết dưỡng
với Threonin và Leucin nhưng tổng hợp được Biotin và Methionin, ký hiệu B+
M+
T-
L-
.
Cả hai biến chủng này không mọc được trong môi trường tổng hợp tối thiểu không
chứa bốn chất trên nên không tạo thành khuẩn lạc.
Nếu trộn hai biến chủng trên với nhau rồi cấy vào môi trường tối thiểu thì thấy mọc
các khuẩn lạc với tần số 10-6
. Điều này cho thấy hai chủng lọai vi khuấn qua trao đổi gen đã
tạo thành các tế bào tái tổ hợp có khả năng tổng hợp bốn chất : Biotin, Methionin, Threonin,
Leucin, ký hiệu B+
, M+
, T+
, L+
.
Hiện tượng tiếp hợp liên quan đến nhân tố sinh sản F. Nhân tố F là một Plasmid. Tế
bào chứa F là tế bào đực hay tế bào F+
đóng vai trò tế bào cho. Tế bào không chứa F hay là tế
14bào cái F-
dóng vai trò tế bào nhận. Trong thí nghiệm tiếp hợp trên, chủng (1) đóng vai trò
chủng cho và chủng (2) đóng vai trò chủng nhận.
Từ các tế bào F+
, Cavalli đã phân lập được các tế bào Hfr (High frequency of
recombination) có khả năng vận chuyển gen với một tần số cao. Khi lai Hfr x F-
thì thu được
các tế bào tái tổ hợp 1000 lần nhiều hơn khi lai F+
x F-
.
Trong các tế bào F+
nhân tố F tạo nên một lực đặc biệt gọi là lực tiếp hợp. Chính nhờ
lực này mà xảy ra sự tiếp hợp giữa các vi khuẩn.
Trong các tế bào Hfr nhân tố F tích hợp vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn và chỉ có khả
năng sao chép cùng với nhiễm sắc thể. Ở tế bào Hfr nhân tố F cũng tạo nên một lực tiếp hợp,
nhưng trong quá trình tiếp hợp vì nằm cuối bộ gen, nó đẩy bộ gen vào tế bào nhận qua cầu
nguyên tương nối liền hai tế bào tiếp hợp.
Ở tế bào Hfr trong một số trường hợp F có thể tách rời khỏi nhiễm sắc thể và mang
theo một đoạn ADN của nhiễm sắc thể và được gọi là F’ . F’ có khả năng tự sao chép và có
thể vận chuyển vào tế bào nhận. F’ có thể vận chuyển một số tính trạng của một vi khuẩn này
sang một vi khuẩn khác. F’ được sử dụng để phân lập và vận chuyển một số gen chọn lọc.
Tiếp hợp thường xảy ra giữa những vi khuẩn cùng loài nhưng cũng có thể xảy ra giữa
những vi khuẩn khác loài như E.coli với Salmonella hoặc Shigella nhưng tần số tái tổ hợp
thấp.
Ý nghĩa của sự tiếp hợp:
Sự tiếp hợp là một công cụ khảo sát quan trọng trong nhiều lĩnh vực sinh lý và di
truyền vi khuẩn vì nó cho phép tạo nên những vi khuẩn phối hợp nhiều đột biến khác nhau.
Nhờ kỹ thuật tiếp hợp ngắt quãng người ta thiết lập bản đồ nhiễm sắc thể của vi
khuẩn. Ngoài ra chủng F’ được sử dụng để nghiên cứu hoạt động của một số gen.
Trong thiên nhiên sự tiếp hợp giữ một vai trò đáng kể trong biến dị của vi khuẩn đặc
biệt trong lây lan tính kháng thuốc giữa các vi khuẩn Gram âm.
II. DI TRUYỀN VỀ TÍNH KHÁNG THUỐC
Các vi khuẩn kháng thuốc được tìm thấy khắp nơi kể cả những nơi chưa bao giờ sử
dụng kháng sinh. Ngay khi phát minh penicilin năm 1941, vi khuẩn kháng penicilin đã được
báo cáo. Ngày nay vấn đề kháng thuốc trở thành mối bận tâm hàng đầu trong điều trị các bệnh
nhiễm trùng và kháng sinh đồ là một thử nghiệm hàng ngày ở các phòng xét nghiệm vi trùng.
Sự hình thành tính kháng thuốc ở vi sinh vật là do sự biến đổi gen ở nhiễm sắc thể
hoặc do tiếp nhận plasmid kháng thuốc.
Vi khuẩn trở nên kháng thuốc qua 4 cơ chế: đột biến, tái tổ hợp hoặc thu hoạch
plasmid kháng thuốc hoặc thu hoạch transposon .
1. Đột biến thành kháng thuốc
Nhiều thí nghiệm đã chứng minh tính kháng thuốc phát sinh do đột biến, như thế tính
kháng thuốc liên hệ đến sự biến đổi gen ở nhiễm sắc thể và có thể di truyền cho các thế hệ
sau. Sự đột biến xảy ra với tần suất 10-5
- 10
-9
.
Trong tính kháng thuốc, kháng sinh giữ vai trò chọn lọc chứ không phải vai trò chỉ
đạo. Việc sử dụng rộng rãi kháng sinh làm phát triển nhanh chóng các vi khuẩn kháng thuốc
bằng cách giết chết các vi khuẩn nhạy cảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc phát sinh
do đột biến chiếm ưu thế.
152. Sự tái tổ hợp
Lúc một đột biến kháng thuốc xuất hiện ở một quần thể vi khuẩn thì vi khuẩn kháng
thuốc có thể vận chuyển gen kháng thuốc đến các vi khuẩn nhạy cảm theo một trong 3 cơ chế
vận chuyển di truyền: biến nạp, tải nạp và tiếp hợp tùy theo loài vi khuẩn. Sự tái tổ hợp giữa 2
vi khuẩn, mỗi vi khuẩn kháng một kháng sinh làm xuất hiện những vi khuẩn kháng với cả 2
loại kháng sinh. Trong thiên nhiên, sự vận chuyển gen kháng thuốc trong tải nạp và tiếp hợp
xảy ra với một tần suất thấp khoảng 10-5
. Trong biến nạp tần suất chưa được biết, nhưng có
thể còn thấp hơn nữa.
3. Thu hoạch plasmid kháng thuốc
Hai cơ chế kháng thuốc trên liên quan đến gen kháng thuốc nằm ở trên nhiễm sắc thể.
Ở đây tính kháng thuốc liên hệ đến plasmid nằm ngoài nhiễm sắc thể. Plasmid kháng thuốc
được vận chuyển theo những cơ chế khác nhau tùy theo vi khuẩn Gram dương hoặc vi khuẩn
Gram âm.
3.1. Plasmid kháng thuốc ở vi khuẩn Gram âm
Năm 1946 lần đầu tiên ở Nhật Bản người ta phân lập nhiều chủng Shigella kháng với
nhiều kháng sinh : streptomycin, chloramphenicol, tetracyclin, sulfonamit. Nhân tố chịu trách
nhiệm về tính kháng nhiều thuốc là một plasmid kháng thuốc goi là nhân tố R. Nhân tố R điển
hình là một plasmid lớn với 2 phần, chức năng riêng biệt. Phần thứ nhất RTF gọi là nhân tố
vận chuyển đề kháng (Resistance transfer factor), khoảng 80 kb chứa những gen của sự tự sao
chép và của sự tiếp hợp. Phần kia nhỏ hơn là quyết định đề kháng (R determinant), kích thước
rất thay đổi và chứa gen kháng thuốc (R genes) RTF và quyết định đề kháng thông thường tạo
nên một đơn vị. Nhân tố R thường tái tổ hợp với nhau làm phát sinh những tổ hợp mới về
kháng thuốc.
Nhân tố R không những có thể lây truyền rộng rãi trong nhiều loài vi khuẩn đường
ruột mà còn có thể lây truyền cho nhiều vi khuẩn khác như vi khuẩn tả, vi khuẩn dịch hạch...
Nhân tố R lây truyền trong vi khuẩn qua tiếp xúc nên tính kháng thuốc lan tràn trong
một quần thể vi khuẩn nhạy cảm như một bệnh truyền nhiễm .
3.2. Plasmid kháng thuốc ở vi khuẩn Gram dương
Sự đề kháng của nhiều chủng tụ cầu vàng với penicillin, erythromycin và nhiều kháng
sinh cũng do plasmid gây nên. Plasmid ở vi khuẩn Gram dương không thể vận chuyển bằng
tiếp hợp mà bằng tải nạp qua trung gian của phage. Hiện nay phần lớn những chủng tụ cầu
kháng penicillin ở bệnh viện đều mang plasmid penicillinase.
4.Thu hoạch transposon
Transposon còn gọi là gen nhảy là những đoạn ADN, kích thước nhỏ chứa một hay
nhiều gen có 2 đầu tận cùng là những chuổi nucleotic giống nhau nhưng ngược chiều nhau
(inverted repeat). có thể nhảy từ plasmid vào nhiễm sắc thể hoặc từ nhiễm sắc thể vào plasmid
hoặc từ plasmid đến plasmid. Tất cả mọi gen trong đó có gen kháng thuốc có thể nằm trên
transposon. Những transposon chỉ đạo sự kháng kim loại nặng, sự tạo thành độc tố và khả
năng sử dụng một số chất chuyển hóa (lactose, raffinose, histidin, hợp chất lưu huỳnh) đã
được mô tả. Đặc biệt quan trọng trong vi sinh học là những transposon kháng kháng sinh như
Tn3 mang gen kháng ampicillin, Tn5 mang gen kháng kanamycin, Tn10 mang gen kháng
tetracyclin, Tn4 mang gen kháng ba kháng sinh ampicillin, streptomycin và sulfamit.
16ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH
ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VI SINH VẬT
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được tác động của một số nhân tố vật lý, hoá học và sinh học lên sự phát triển
của vi sinh vật.
2. Giải thích được cơ chế tác động của một vài yếu tố vật lý, hoá học và sinh học lên sự phát
triển của vi sinh vật.
Sự tồn tại và phát triển của vi sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố của môi
trường xung quanh như nhiệt độ, ánh sáng, hóa chất, các bức xạ, pH...Các nhân tố này có thể
chia làm 3 nhóm lớn : các nhân tố vật lý, các nhân tố hóa học và các nhân tố sinh học. Hiểu
được ảnh hưởng của các nhân tố này đối với sự phát triển của vi sinh vật để ứng dụng trong
công tác tiệt trùng, khử trùng các dụng cụ y tế, dược phẩm, tẩy uế môi trường, phòng mổ,
phòng bệnh nhân, nghiên cứu vi sinh vật...
I. NHÂN TỐ VẬT LÝ
1. Vận động cơ giới
Vi sinh vật chịu ảnh hưởng của các tần số rung động của môi trường, yếu tố này có thể
có tác dụng kích thích hay ức chế sự phát triển của vi sinh vật và tiêu diệt vi sinh vật.
- Khi lắc canh khuẩn với tần số vừa (1-60 lần / phút ) thì có tác động tốt đến sự phát
triển của vi khuẩn do tăng khả năng thông khí, thúc đẩy sự phân bào...
- Khi lắc mạnh thì lại ức chế sự phát triển của vi khuẩn, nếu lắc kéo dài thì có thể tiêu
diệt các vi sinh vật.
Vận động cơ giới thường được ứng dụng khi nuôi cấy vi sinh vật để làm tăng sinh khối
hoặc thu nhận số lượng lớn sản phẩm do vi khuẩn bài tiết ra...
2. Làm mất nước
Nước cần thiết cho hoạt động sống của vi sinh vật, làm mất nước thì vi sinh vật sẽ chết.
Tốc độ chết tùy thuộc vào môi trường vi khuẩn sống.
- Huyền dịch vi khuẩn ở trong nước nếu đem làm khô thì vi khuẩn chết rất nhanh.
- Huyền dịch vi khuẩn trong thể keo khi làm khô vi khuẩn chết chậm hơn.
- Huyền dịch vi khuẩn nếu làm đông băng nhanh trước rồi mới tiến hành làm mất nước
thì vi khuẩn chết rất ít. Phương pháp này được áp dụng để làm đông khô vi khuẩn nhằm bảo
quản vi khuẩn trong thời gian dài.
Trạng thái nha bào là trạng thái mất nước tự nhiên của vi khuẩn. Nha bào chịu được khô
hanh lâu dài.
3. Hấp phụ
Than họat, gel albumin, màng lọc sứ... có khả năng hấp phụ vi khuẩn và sự hấp phụ này
làm thay đổi khả năng sống của vi khuẩn. Được áp dụng để làm vô khuẩn các sản phẩm của
huyết thanh, các sản phẩm không chịu nhiệt...
174. pH
Độ pH của môi trường có ảnh hưởng đến họat động sống của vi khuẩn do làm thay đổi
sự cân bằng về trao đổi chất giữa môi trường và vi khuẩn có thể giết chết vi khuẩn. Mỗi loại
vi khuẩn chỉ thích hợp với một giới hạn pH nhất định (từ 5,5 đến 8,5), đa số là ở pH trung tính
(pH=7), bởi vì pH nội bào của tế bào sống là trung tính. Ở môi trường kiềm, Pseudomonas và
Vibrio phát triển tốt, đặc tính này rất hữu ích để phân lập chúng. Trong khi đó Lactobacillus
phát triển tốt hơn ở pH=6 hoặc thấp hơn. Trong quá trình điều chế các môi trường nuôi cấy
phải đảm bảo pH thích hợp thì vi khuẩn mới phát triển tốt. Trong tiệt khuẩn hoặc khử khuẩn
người ta có thể sử dụng các hóa chất có pH rất axit hoặc rất kiềm để loại trừ vi khuẩn.
5. Ap suất
5.1. Ap suất thủy tĩnh (áp suất cơ giới)
Vi khuẩn có khả năng chịu được áp suất cao của không khí, thường từ 2000-5000 atm
đối với virus, phage; từ 5000-6000 atm đối với các vi khuẩn không có nha bào; từ 17000-
20000 atm đối với các vi khuẩn có nha bào. Cơ chế tác động của áp suất cơ giới đối với vi
khuẩn chưa được rõ.
5.2. Áp suất thẫm thấu
Áp suất thẫm thấu của môi trường xung quanh có tác động mạnh đến tế bào vi khuẩn do
tính thẫm thấu của màng nguyên tương. Đa số các vi khuẩn phát triển thích hợp khi môi
trường có áp suất thẫm thấu bằng 7 atm (dung dịch NaCl 0,9%).
- Trong dung dịch nhược trương, do áp suất thẫm thấu bên trong tế bào cao hơn môi
trường nên nước bị hút vào tế bào vi khuẩn làm tế bào phình to lên và vỡ.
- Trong dung dịch ưu trương, áp suất thẫm thấu ở môi trường cao nên nước bị hút ra
môi trường làm tế bào bị teo lại.
6. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vi khuẩn. Mỗi loại vi sinh vật
phát triển trong một giới hạn nhiệt độ nhất định, dựa vào khoảng nhiệt độ phát triển tối ưu, vi
khuẩn có thể được chia làm 3 nhóm: nhóm ưa ấm có nhiệt độ tối ưu giữa 20o
C-45o
C, nhóm ưa
lạnh có nhiệt độ tối ưu dưới 20o
C và nhóm ưa nóng có nhiệt độ tối ưu trên 45o
C. Ở nhiệt độ
quá thấp vi khuẩn không phát triển được nhưng có thể còn sống; còn ở nhiệt độ cao hoặc rất
cao thì vi khuẩn bị tiêu diệt.
- Nhiệt độ thấp: Ở nhiệt độ thấp các phản ứng chuyển hóa của vi khuẩn bị giảm đi, có
thể bị ngừng lại. Một số vi sinh vật bị chết nhưng đa số vẫn sống trong thời gian dài. Lúc làm
đông băng vi sinh vật thì một số bị chết, nhưng nếu làm đông băng rất nhanh thì số vi sinh vật
sống sót nhiều hơn. Người ta sử dụng đặc điểm này để bảo quản các chủng vi khuẩn ở nhiệt
độ thấp.
- Nhiệt độ cao: Nhiệt độ cao có khả năng giết chết vi khuẩn. Sức đề kháng của vi khuẩn
với nhiệt độ cao tùy từng chủng loại và tùy theo ở trạng thái sinh trưởng hay ở trạng thái nha
bào. Đa số các vi khuẩn ở trạng thái sinh trưởng ở nhiệt độ 56-60o
C trong 30 phút là chết và ở
1000
C thì chết ngay. Thể nha bào chịu được nhiệt độ cao hơn và lâu hơn ở 1210
C trong 15-30
phút ở nồi hấp mới chết hoặc ở 1700
C trong 30 phút - 1 giờ ở nhiệt khô mới bị tiêu diệt.
- Cơ chế tác dụng của nhiệt độ cao đối với vi khuẩn:
+ Protein bị đông đặc
+ Enzyme bị phá hủy
18+ Tổn thương màng nguyên tương làm thay đổi tính thẫm thấu.
+ Phá hủy cân bằng lý - hóa trong tế bào do tăng tốc độ phản ứng sinh vật hóa học.
+ Giải phóng axit nucleic
7. Bức xạ
- Ánh sáng mặt trời: ánh sáng mặt trời do có tia cực tím có bước sóng từ 200-300 nm,
nhất là 253,7nm, có tác dụng sát khuẩn.
- Tia Rơnghen: có hiệu ứng diệt khuẩn và gây đột biến đối với vi sinh vật
- Nguyên tố phóng xạ: tạo ra các bức xạ α, β và γ trong đó tia α, β có tác dụng diệt
khuẩn hay ức chế vi khuẩn phát triển. Còn tia γ ít có tác dụng.
Cơ chế tác dụng của bức xạ: Do nguyên tương của vi khuẩn có thành phần cấu tạo bằng
các phân tử rất phức tạp, các phân tử này có khả năng hấp thụ một cách chọn lọc những tia
bức xạ có bước sóng khác nhau. Thí dụ như axit nucleic của vi khuẩn có khả năng hấp thụ tia
bức xạ dài 253,7nm, lúc đó quá trình sao chép của DNA bị biến đổi hoặc bị ức chế hoặc DNA
bị phá hủy không thuận nghịch làm vi khuẩn chết.
8. Siêu âm
Khi những tần số của chấn động vượt quá 20.000 lần/1 phút thì gọi là siêu âm (do tai ta
không nghe được nữa). Siêu âm có khả năng giết chết vi khuẩn do những chấn động có tần số
cao phát sinh ra áp suất co giãn cao làm cho tế bào vi khuẩn bị xé tan; cũng có thể nước trong
tế bào vi khuẩn dưới tác dụng của siêu âm phát sinh ra H2O2 có tác dụng giết chết vi khuẩn;
siêu âm cũng có thể phá hủy hệ thống keo làm cho chất keo đông lại.
9. Tia laser
Tia laser do năng lượng cao và tập trung nên trong một thời gian cực kỳ ngắn có thể làm
cho vật chất nóng chảy và bay hơi, có thể tăng nhiệt độ, áp suất tại chỗ lên rất cao nên cũng
có tác dụng giết chết vi khuẩn.
II. CÁC NHÂN TỐ HÓA HỌC
Các hóa chất ở trong môi trường có ảnh hưởng hoặc kích thích hoặc ức chế sự phát
triển của vi khuẩn. Các hóa chất có tác dụng kích thích sự phát triển vi khuẩn được ứng dụng
ở trong nuôi cấy vi khuẩn... Các hóa chất có tác dụng ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn được sử
dụng làm chất tẩy uế, chất khử khuẩn hoặc sát khuẩn tùy theo mục đích sử dụng và nồng độ
sử dụng.
1. Chất tẩy uế, chất khử khuẩn
- Chất tẩy uế là những hóa chất có khả năng giết chết các vi khuẩn gây bệnh và vi sinh
vật khác, còn đối với nha bào thì tác dụng giết khuẩn một phần. Chất tẩy uế sử dụng trên bề
mặt các đồ dùng, các dụng cụ y tế, các chất thải của bệnh viện...
- Chất khử khuẩn là những hóa chất có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn,
chất này chỉ có tác dụng giết chết vi khuẩn một phần nhưng có tác dụng ức chê vi khuẩn rất
mạnh. Chất khử khuẩn có thể dùng để vô khuẩn vết mổ, nơi tiêm chích...Thực ra chất tẩy uế
và khử khuẩn chỉ khác nhau về nồng độ khi sử dụng. Ví dụ: phênol ở nồng độ 2-5% thì dùng
để tẩy uế, còn khi ở nồng độ thấp hơn 100 -1000 lần thì dùng làm chất khử khuẩn.
- Chỉ số phenol là tỉ lệ giữa nồng độ tối thiểu của chất tẩy uế có tác dụng diệt khuẩn và
nồng độ tối thiểu của phenol khi sử dụng đối với một chủng vi khuẩn nhất định. Chỉ số này
được dùng làm đơn vị đánh giá tác dụng diệt khuẩn của một hóa chất.
192. Các nhân tố hóa học ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn
2.1. Axit và bazơ
Axit và bazơ có khả năng phân li thành ion H+
và OH-
rất mạnh, làm cho pH của môi
trường thay đổi và có tác dụng diệt khuẩn hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
2.2. Các muối kim loại
Khi hòa tan vào trong nước thì muối của nhiều kim loại nặng có khả năng phân li thành
ion và có tac dụng diệt khuẩn, khả năng diệt khuẩn của các muối kim loại nặng có thể do sự
kết hợp của các ion kim loại với những nhóm -SH của protein tế bào. Hoạt tính diệt khuẩn
theo thứ tự Hg, Ag, Cu, Zn. Ví dụ :
- Muối thủy ngân: được dùng nhiều nhất để tẩy uế như sublimê (HgCl2),...
- Muối bạc: có tác dụng sát khuẩn như nitrat bạc (dung dịch argyrol).
- Muối đồng: sunphát đồng dùng để chữa bệnh nấm ngoài da.
- Muối vàng: được dùng để điều trị các bệnh do vi khuẩn kháng cồn- axit dưới dạng
muối thiosunphát.
2.3. Nhóm Halogen
Tác dụng diệt khuẩn do phản ứng oxy hoá và halogen hoá các chất hữu cơ. Phản ứng
oxy hoá xảy ra nhanh và không thuận nghịch, còn halogen hoá thì chậm hơn và không mạnh
bằng. Những phản ứng này xảy ra với nhiều chất hữu cơ khác nhau, do đó sẽ làm giảm hoạt
tính diệt khuẩn trong những dung dịch có nhiều chất bẩn hữu cơ hay các chất oxy hoá và
halogen hoá khác, nhất là amoniac.
+ Iốt: Cồn iốt (7% I, 3% KI...) thường được sử dụng để sát trùng da, có chỉ số phenol
cao.
+ Clo: thường được dùng ở dạng khí nguyên chất và dạng hợp chất hữu cơ hay vô cơ.
Clo dùng để khử khuẩn nước sinh hoạt, nước bể bơi.
Cl2 + H2O HCl + HClO
2HClO 2HCl + O2
(HClO có hoạt tính giải phóng oxy, nhưng không diệt được các vi khuẩn lao và virus
đường ruột).
Chlorua vôi thường được sử dụng nhất để khử trùng chất nôn, chất thải và dụng cụ thô
hoặc rắc hố xí. Chloramin tinh khiết 1% trong nước có khả năng khử trùng bàn tay bằng cách
ngâm 5 phút trong dung dịch này và có thể khử khuẩn dụng cụ bằng cách ngâm 20 phút.
2.4. Phenol
Là một chất tẩy uế tốt được sử dụng từ rất sớm. Tuy nhiên phenol độc với da, niêm mạc
và gây độc thần kinh.
- Nồng độ: khoảng 1% có thể giết chết vi khuẩn ở trạng thái sinh trưởng
- Nồng độ 5% có thể giết chết vi khuẩn ở trạng thái nha bào.
2.5. Cồn
Rượu ethylic có tác dụng sát trùng da. Tác dụng diệt khuẩn tùy theo nồng độ, cao nhất
là dung dịch ethanol 70% và nồng độ thấp hơn thì tác dụng diệt khuẩn giảm. Cồn tuyệt đối thì
tác dụng diệt khuẩn kém. Ngoài dung dịch ethanol, dung dịch isopropanol 70% cũng thường
được sử dụng.
202.6. Andehyt (các tác nhân ankyl hóa)
Rất độc đối với tế bào vi khuẩn. Formol là chất diệt khuẩn mạnh nhất của nhóm này, nó
được sử dụng để phá huỷ hiệu lực của độc tố hoặc của virus mà không phá huỷ khả năng sinh
kháng, có thể sử dụng để tẩy uế các phòng bệnh, quần áo, chăn màn...
2.7. Các chất oxy hoá khác và các thuốc nhuộm:
H2O2, KMnO4, thuốc nhuộm thường pha thành dung dịch lỏng dùng làm chất sát khuẩn.
Thuốc nhuộm thường được dùng để ức chế sự phát triển của tạp khuẩn trong các môi trường
chọn lọc.
2.8. Các tác nhân có hoạt tính bề mặt
Những hợp chất này được gọi là thuốc tẩy tổng hợp. Diệt khuẩn mạnh mẽ nhất là những
thuốc tẩy cation trong đó hiệu quả hơn cả là những hợp chất amonium bậc 4 như
benzalkonium chlorua. Những hợp chất này được sử dụng rộng rãi để khử khuẩn. Chúng tác
động bằng cách làm tan màng tế bào vi khuẩn do hòa tan màng lipit che chở vi khuẩn và làm
biến thể protein.
3. Cơ chế tác động của các hóa chất đối với tế bào vi khuẩn.
- Phá hủy màng tế bào: do ion hóa, thay đổi sức căng bề mặt, làm tan màng lipit che chở
vi khuẩn...
- Biến đổi chức năng của protein và các axit nucleic...
- Tác động hóa học làm giải phóng oxy phân tử, clo... có tác dụng giết chết vi khuẩn.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tác dụng của các chất tẩy uế và sát khuẩn.
- Nồng độ của hóa chất: nồng độ càng cao thì tác dụng càng mạnh.
- Thời gian tiếp xúc: tiếp xúc càng lâu thì tác dụng càng mạnh.
- Nhiệt độ
- Thành phần của môi trường xung quanh: do các chất hữu cơ có tác dụng bảo vệ vi
khuẩn hoặc tác dụng với hóa chất làm giảm hiệu lực.
- Mật độ vi sinh vật tại nơi khử trùng
- Khả năng đề kháng của vi sinh vật (virus có lớp vỏ lipit sẽ nhạy cảm với chất hoà tan
lipit như cồn, phenol hơn là những virus không có vỏ).
III. NHÂN TỐ SINH VẬT
Trong quá trình tồn tại của vi sinh vật nếu chúng phải sống trong điều kiện có vi sinh
vật khác thì chúng có thể bị cạnh tranh sinh tồn, bị tiêu diệt hoặc song song tồn tại.
1. Chất đối kháng (Bacterioxin)
Nhiều loại vi khuẩn khi phát triển thì tổng hợp các chất đối kháng có tác dụng ức chế
các vi khuẩn cùng loài hoặc các loài lân cận. Ví dụ : Colixin của E.coli, Staphylococxin của
Tụ cầu...Chúng có bản chất protein hoặc phức hợp gluxit-lipit-protein, có tác động đặc hiệu
với các vi khuẩn nhạy cảm.
2. Phage
Là virus của vi khuẩn, phage xâm nhập các vi khuẩn đặc hiệu, nhân lên và phá vỡ tế bào
vi khuẩn. Phage cũng có thể cùng tồn tại và nhân lên với vi khuẩn ở trạng thái ôn hòa.
213. Interferon
Là chất do tế bào sản sinh ra khi bị virus xâm nhập, có bản chất glycoprotein, có tác
dụng ức chế sự nhân lên của virus.
4. Chất kích thích
Một số vi khuẩn khi phát triển sản sinh ra một chất làm thuận lợi cho vi khuẩn khác
phát triển. Ví dụ như Hemophilus mọc tốt xung quanh khuẩn lạc Tụ cầu (do Tụ cầu sinh ra
yếu tố V cần thiết cho Hemophilus phát triển) ...
22TIỆT TRÙNG - KHỬ TRÙNG
VÀ KHÁNG SINH
Mục tiêu học tập
1. Nêu được các phương pháp tiệt trùng và khử trùng trong phòng thí nghiệm.
2. Trình bày được định nghĩa kháng sinh, các cơ chế tác dụng của kháng sinh.
3. Kể được các nhóm thuôc kháng sinh và hiệu quả của chúng với các nhóm vi khuẩn chính.
4. Mô tả đươc các cơ chế đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh, nguồn gốc của sự đề kháng,
cách theo dõi sự đề kháng và mục đích của phối hợp kháng sinh trong điều trị bệnh nhiễm
trùng
I. TIỆT TRÙNG VÀ KHỬ TRÙNG
1. Tiệt trùng
Tiệt trùng là sự lọai bỏ tất cả vi sinh vật sống (gồm thể dinh dưỡng và nha bào của
chúng) bằng nhiệt độ, bằng tia bức xạ, bằng các hóa chất hoặc bằng các biện pháp cơ học.
Tiệt trùng là công việc cần thiết trong y học nhằm giết chết các vi sinh vật sinh bệnh khỏi
dụng cụ y tế, sinh vật phẩm, dược phẩm... Trong phòng thí nghiệm vi sinh vật, tiệt trùng là
biện pháp không thể thiếu được cho việc phân lập, nuôi cấy và lưu giữ các vi khuẩn thuần
khiết. Người ta dùng nhiều phương pháp tiệt trùng khác nhau trong phòng thí nghiệm vi sinh
học.
- Các phương pháp tiệt trùng bằng dùng nhiệt như đốt nóng trên ngọn lửa ,dùng lò sấy
khô 160-1700
C, dùng nhiệt ẩm trong nồi áp suất, hoặc chưng cách thủy ngắt quảng kiểu
Tyndal .
- Tiệt trùng bằng các tia bức xạ: các tia bức xạ cực tím , tia gamma, tia beta có tác
dụng giết chết vi sinh vật, được dùng để tiệt trùng dụng cụ, chế phẩm sinh học...
- Tiệt trùng bằng cơ học dùng các máy lọc, vi khuẩn sẽ bị giữ lại phía trên máy lọc.
Phương pháp này dùng để tiệt trùng các môi trường nuôi cấy vi khuẩn.
2. Khử trùng (hay khử khuẩn)
Thuật ngữ này dùng cho các tác nhân vật lý, và thường là hóa học có khả năng giết
chết vi sinh vật sống trên các đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm, phòng thí nghiệm, phòng bệnh ...
Tác nhân vật lý như tia cực tím được dùng để khử trùng phòng mổ, phòng nuôi cấy vi
khuẩn .
Nhiều hóa chất đặc biệt được dùng cho mục đích khử trùng phòng làm việc, phòng thí
nghiệm, khử trùng các đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm như xà phòng, phenol , các hợp chất
halogen, các muối kim loại, cồn...
Thuật ngữ sát khuẩn (antiseptic) được sử dụng cho các hóa chất dùng để giết chết vi
sinh vật trên bề mặt của cơ thể con người hoặc động vật mà không làm tổn thương tổ chức
của cơ thể. Các hóa chất này ít độc với cơ thể và thường ở nồng độ thấp. Như vậy một hóa
chất có thể sử dụng làm dung dịch khử khuẩn hoặc sử dụng để sát khuẩn phụ thuộc vào mục
đích sử dụng và nồng độ chất sử dụng ví dụ phenol khi ở nồng độ 2-5% được dùng như chất
khử trùng, còn khi ở nồng độ thấp hơn 100 đến 1000 lần được dùng làm chất sát khuẩn .
II. CÁC CHẤT KHÁNG SINH
1. Định nghĩa
Thuật ngữ kháng sinh theo định nghĩa ban đầu là những tác nhân kháng khuẩn có
nguồn gốc từ vi sinh vật, chúng có tác dụng chống vi khuẩn hữu hiệu ở nồng độ rất thấp. Lúc
đầu các kháng sinh đều chiết từ môi trường nuôi cấy nấm mốc hoặc vi khuẩn, sau đó nhiều
23kháng sinh được bán tổng hợp bằng cách biến đổi cấu trúc phân tử của kháng sinh để thu
được kháng sinh mới.
Hiện nay kháng sinh được xem như là những hợp chất hóa học có tác dụng cản khuẩn
hoặc diệt khuẩn với cơ chế tác động ở mức phân tử, hữu hiệu ở liều lượng thấp và có thể sử
dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng.
Các kháng sinh có tác dụng đặc hiệu đối với một loại vi khuẩn hoặc một nhóm vi
khuẩn nhất định. Các kháng sinh có hoạt tính khác nhau, có loại có phổ kháng khuẩn rộng, có
loại có phổ kháng khuẩn hẹp.
2. Cơ chế tác dụng của kháng sinh
2.1. Ưc chế tổng hợp vách tế bào
Khác với tế bào động vật, vi khuẩn có vách tế bào. Loại bỏ vách hoặc ngăn cản sự tạo
thành vách đều làm tan tế bào vi khuẩn. Vách tế bào vi khuẩn chứa mucopeptit còn gọi là
murein hay peptidoglycan. Các penicilline và cephalosporin tác động lên các phân tử protein
chọn lọc đặc hiệu nên ức chế sự liên kết ngang cuối cùng của cấu trúc mucopeptit của vách tế
bào, vi khuẩn dể dàng bị tan.
Các kháng sinh khác như bacitracin, vancomycin, novobiocin, D-cycloserin cũng ức
chế sự tạo vách của vi khuẩn bằng ức chế sự hình thành mucopeptit của vách .
2.2. Ưc chế chức năng của màng nguyên tương
Màng nguyên tương hoạt động như một màng bán thấm. Màng này thẩm thấu các chất
chọn lọc và nhờ vậy kiểm soát được các thành phần bên trong của các tế bào. Nếu sự toàn vẹn
của màng nguyên tương bị phá vỡ thì các thành phần nội bào thoát ra khỏi tế bào và tế bào
chết. Màng tế bào của một số vi khuẩn và nấm dễ bị phá vỡ bởi một số thuốc kháng sinh hơn
tế bào động vật do hoạt tính tác dụng chọn lọc của các kháng sinh này lên các nhóm cấu trúc
hóa học đặc biệt có ở màng của vi khuẩn hoặc của nấm mà không có ở tế bào động vật.
Polymycin có tác động ở màng nguyên tương của vi khuẩn gram âm, polyen có tác động ở
màng nguyên tương của nấm.
2.3. Ưc chế tổng hợp protein
Nhiều thuốc kháng sinh ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn:
2.3.1.Chloramphenicol: chloramphenicol và các dẫn chất thuộc nhóm này ngăn cản sự kết hợp
axit amin vào chuỗi peptit mới sinh ở đơn vị 50S của ribosome vi khuẩn qua việc cản trở tác
động của enzyme peptidyl-transferaza.
2.3.2. Các tetracyclin: tetracyclin và các thuốc kháng sinh nhóm này ức chế sự tổng hợp
protein của vi khuẩn bằng cách ngăn cản sự gắn liền của amino acyl-RNA vận chuyển vào
đơn vị 30S của ribosome .
2.3.3. Các macrolid và lincomycin: Các kháng sinh nhóm này ngăn cản sự tổng hợp protein
bằng cạnh tranh vị trí kết hợp của axit amin ở ribosome và bằng cách phong bế phản ứng dây
chuyển aminoacyl.
2.3.4. Các aminoglycoside: các thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside ức chế tổng hợp
protein bằng cách gắn vào protein tiếp nhận trên đơn vị 30S của ribosome làm đọc sai thông
tin của RNA thông tin làm hình thành các protein không có họat tính, ngoài ra còn làm tách
các ribosome ở trạng thái polymer thành monomer
2. 4. Tác dụng ức chế sự hình thành acid nucleic
2.4.1. Các sulfonamid và trimethoprim: Đối với nhiều vi sinh vật, axit para-aminobenzoic
(viết tắt là PABA) là một chất chuyển hóa cần thiết trong quá trình tổng hợp axit folic cần
thiết để tổng hợp purin và DNA. Sulfonamid do có cấu trúc tương tự như PABA nên có thể đi
vào phản ứng thay cho PABA, hậu quả là một chất tương tự như axit folic nhưng không có
họat tính được tạo thành và ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn.
Trimethoprim ức chế enzyme dihydro folic reductase, enzyme này biến đổi axit
dihydro folic thành axit tetrahydro folic, một giai đọan trong chuổi phản ứng tổng hợp purin
và DNA.
24Sự phối hợp một trong các sulfonamid với trimethoprim, hai chất tác động ở hai khâu
khác nhau của một quá trình tổng hợp làm tăng rõ họat tính của thuốc, cotrimoxazol
(sulfamethoxazol và trimethoprim) là chế phẩm phối hợp sử dụng hiệu quả trong điều trị các
bệnh nhiễm trùng
2.4.2. Rifampin: Rifampin và các dẫn chất kết hợp với RNA polymerase phụ thuộc DNA và
như thế ức chế sự tổng hợp RNA ở vi khuẩn.
2.4.3.Các quinolone: Các quinolon và cacboxy fluoroquinolon kết hợp vào DNA gyrase nên
ức chế tổng hợp DNA.
3. Các nhóm thuốc kháng sinh
3.1. Sulfonamid
Là những hợp chất thay thế nhóm amit (SO2NH2) hoặc nhóm amin (NH2) của axit
sulfanilamic.
Sulfonamid có tác dụng cản khuẩn đối với vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương.
Chúng ức chế nhiều vi khuẩn gram dương và vi khuẩn đường ruột bao gồm E.coli, Klebsiella
và Proteus.
Các sulfonamid đưọc sử dụng rộng rãi như sulfaguanidin, sulfadiazim, sulfisoxazol,
sulfamethoxazol, sulfadimethoxin....
Trở ngại chính của các thuốc nhóm sulfamid là vi khuẩn trở nên đề kháng với thuốc
nhanh chóng, thêm vào đó nhiều sulfamid có thể gây phản ứng phụ nghiêm trọng. Nên hiện
nay các thuốc nhóm sulfamid chỉ được dùng hạn chế.
Chế phẩm sulfamid đang được dùng rộng rãi hiện nay là cotrimoxazol là phối hợp của
sulfamethoxazol và trimethoprim. Thuốc này được dùng trong điều trị các nhiễm trùng đường
tiêu hóa, hô hấp và tiết niệu. Dạng phối hợp khác là fansidar bao gồm sulfadoxin và
pyrimethamin có hiệu quả trong điều trị sốt rét, ít hiệu quả đối với bệnh nhiễm trùng .
3. 2. Các beta- lactamin
Các thuốc này trong công thức hóa học có chứa vòng beta-lactam bao gồm các
penicillin và các cephalosporin.
3.2.1 Các penicillin
Các penicillin có nhân chung là axit 6 amino-penicillanic hợp bởi một vòng
thiazolidin và một vòng β-lactam các penicillin này khác với penicillin khác ở chổ gốc R gắn
vào nhân chung.
Các penicillin dùng trong điều trị thuộc 3 nhóm chính :
- Các penicillin có hoạt tính cao đối với vi khuẩn gram dương, bị phá hủy bởi enzyme
penicillinase: penicillin G, penicillin V (phenoxy methylpenicillin), benzathin penicillin.
- Các penicillin có hoạt tính đối với vi khuẩn gram dương, đề kháng đối với enzyme
penicillinase: methicillin, nafcillin, oxacillin, dicloxacillin .
- Các penicillin có hoạt tính rộng đối với cả vi khuẩn gram duơng và vi khuẩn gram
âm, bị phá hủy bởi enzyme penicillinase. Các penicillin nhóm này bao gồm:
+ Các aminopenicillin: ampicillin, amoxicillin, becampicillin, metampicillin.
+ Các carboxy penicillin: carbenicillin, ticarcillin.
+ Các ureidopenicillin: azlocillin, mezlocillin, piperacillin.
Ngoài 3 nhóm chính trên hiện nay người ta còn có các penicillin phối hợp trong đó
người ta kết hợp các penicillin khác nhau với những chất ức chế enzyme β lactamase dùng để
điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn đề kháng sản xuất enzyme β lactamase. Hai chất ức chế
enzyme này được dùng để phối hợp với các penicillin là axit clavulanic và sulbactam: các
thuốc của sự kết hợp này như: timentin gồm ticarcillin và axit lavulanic, augmentin
(amoxicillin và a.clavulanic), unasyn (ampicillin & sulbactam).
253.2.2 Các cephalosporin
Các cephalosporin có một nhân chung là axit faminocephalo-sporanic hình thành bởi
một vòng β lactam kết hợp với một vòng dihydrotiazin thay thế hydro cuả nhóm amin bằng
các gốc R khác nhau thì thu được các cephalosporin bán tổng hợp .
Các cephaloporin có hoạt tính với cả vi khuẩn gram dương và với cả vi khuẩn gram
âm .
Dựa vào tính kháng khuẩn các cephalosporin được chia các thế hệ:
- Các cephalosporin thế hệ thứ nhất:
Bao gồm cephalothin, cephazolin, cephalein, cefaclor. Các thuốc này có hoạt tính đối
với tụ cầu liên cầu A, phế cầu, E. coli, Klebsiella, Proteus..
- Cephalosporin thế hệ thứ hai:
Các thuốc nhóm này có hoạt tính tốt hơn các thuốc cephalosporin thế hệ thứ nhất
chống lại E. coli, Klebsiella, Proteus, Citrobacter, Enterobacter, H.influenzae, N.gonorrhoe,
N. meningitidis. Các thuốc nhóm này gồm: cefamandol, cefuroxime, cefonicid, cefoxitin...
- Cephalosporin thế hệ thứ ba:
Có phổ tác dụng kháng khuẩn bao trùm toàn bộ vi khuẩn đường tiêu hóa, tuy nhiên có tác
dụng kém với vi khuẩn gram dương, thuốc nhóm này có thể chia 02 nhóm, nhóm có tác dụng
chống Pseudononas aeruginosa gồm ceftazidime và cefoperazone, và các nhóm không có tác
dụng chống P. aeruginosa bao gồm cefotaxim, ceftazidime, ceftizoxime, moxalactam. Nhiều
thuốc nhóm này thấm vào màng não tốt nên được dùng để điều trị viêm màng não do vi khuẩn
gram âm.
3.2.3. Monobactam và Carbapenem:
Hai nhóm thuốc này khác với các beta-lactam về cấu tạo hóa học nhưng cơ chế tác
dụng là ức chế tổng hợp vách tương tự như cách tác dụng của các beta lactam, aztreonam là
thuốc thuộc nhóm monobactam có sẵn hiện nay, phổ kháng khuẩn giới hạn trên vi khuẩn
gram âm tương tự như các aminoglycoside.
Imipenem là kháng sinh carbapenem có sẵn hiện nay, phổ kháng khuẩn của thuốc này
được xem là rộng nhất trong các thuốc kháng sinh hiện nay bao trùm lên các vi khuẩn gram
dương gồm cả liên cầu D, có tác dụng chống lại hầu hết các vi khuẩn gram âm kể cả
P.aeruginosa, và có tác dụng chống lại vi khuẩn kỵ khí.
3.3. Các kháng sinh aminoglycoside
Gồm streptomycin, neomycin, gentamycin, tobramycin, amikacin, kanamycin
Các kháng sinh nhóm này có tác dụng diệt khuẩn bao gồm cả vi khuẩn gram dương và
nhiều vi khuẩn gram âm. gentamycin, tobramycin, neomycin có tác dụng chống
P.aeruginosa, trái lại streptomycin có tác dụng với vi khuẩn lao nên là thuốc dành riêng để
điều trị lao.
3. 4. Các thuốc tetracyclin
Có công thức hóa học tương tự nhau. Các thuốc khác nhau chỉ ở các gốc R khác nhau.
Các thuốc này bao gồm tetracyclin, chlotetracyclin, oxytetracyclin, doxycyclin,
minocyclin, thuốc nhóm này có tác dụng cản khuẩn với vi khuẩn gram dương và gram âm,
các tetracyclin có hiệu quả với Rickettsia, Chlamydia, Mycoplasma pneumoniae và
Leptospira.
3. 5. Chloramphenicol
Lúc đầu chiết xuất từ Streptomyces venezuelae nhưng hiện nay được tổng hợp. Thuốc
này có tác dụng cản khuẩn và phổ kháng khuẩn rộng. Nó có hiệu quả trong bệnh thương hàn
và các nhiễm trùng do Rickettsia.
3. 6. Macrolit và các thuốc tương tự
Các thuốc kháng sinh macrolit gồm erythromycin, oleandomycin, spiramycin. Các
kháng sinh thuộc nhóm này có tác dụng cản khuẩn, chúng tác dụng tốt trên vi khuẩn gram
dương, một số vi khuẩn gram âm như phẩy khuẩn tả. Erythromycin là thuốc an toàn nên đựơc
26dùng làm thuốc thay thế penicillin trong các nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương ở bệnh
nhân dị ứng với penicillin. Lincomycin và clindamycin có cơ chế tác dụng và họat phổ tương
tự như erythromycin.
3.7. Polypeptid
Kháng sinh nhóm polypeptit chủ yếu là polymycin, phổ tác dụng chủ yếu diệt khuẩn
với vi khuẩn gram âm kể cả Pseudomonas. Polymycin độc với thần kinh và thận, hiện nay ít
được dùng đường toàn thân để điều trị các nhiễm trùng gram âm. Cac thuốc có polymycin
thường được dùng để điều trị nhiễm trùng tại chỗ.
3.8.Rifamycin
Là kháng sinh chiết suất từ Streptomyces mediterranei, chất dẫn xuất bán tổng hợp là
rifampin, hai thuốc này có họat phổ đối với một số vi khuẩn gram âm và gram dương, vi
khuẩn đường ruột, vi khuẩn kháng acid cồn. Rifamycin do vậy là thuốc sử dụng chủ yếu để
điều trị bệnh lao hiện nay.
3.9. Các quinolon và cacboxy - fluoroquinolon
Hợp chất quinolon tổng hợp đầu tiên là axit nalidixic chủ yếu dùng để điều trị nhiễm
trùng đường tiết niệu. Các cacboxy-fluoroquinolon là các dẫn chất từ axit nalidixic, các thuốc
này có tác dụng diệt khuẩn đối nhiều vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm kể cả tụ cầu
đề kháng với methicillin và P.aeruginosa, chúng còn còn có tác dụng chống Mycoplasma và
Chlamydia. Các fluoroquinolon được sử dụng trong nhiều nhiễm trùng các cơ quan. Một số
fluoroquinolon thường dùng hiện nay gồm ciprofloxacin, enoxacin, norfloxacin, pefloxacin.
4. Sự đề kháng của vi khuẩn với thuốc kháng sinh
4.1. Cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn
Nhiều cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn đã được khảo sát. Ở những chủng
vi khuẩn khác nhau, sự đề kháng với một lọai kháng sinh có thể do một họăc nhiều cơ chế
khác nhau.
4.1.1.Tăng sự phá hủy thuốc do enzyme
Đây là cơ chế đề kháng thông thường qua trung gian của plasmid. Ví dụ điển hình là
enzyme beta lactamase gây nên sự đề kháng với các kháng sinh beta lactamin. Các vi khuẩn
sản xuất enzyme penicillinase thì đề kháng với các penicillin, các vi khuẩn tạo được enzyme
cephalosporinase thì đề kháng với các cephalosporin, các aminoglycoside bị bất họat bởi các
enzyme phosphorylase, adenylase, acetylase. Chloramphenizol bị bất họat bởi acetylase.
4.1.2. Sự biến đổi receptor của thuốc
Đây là cơ chế quan trọng. Sự biên đổi protein đặc hiệu với thuốc ở ribosome làm vi
khuẩn trở nên đề kháng đối với thuốc kháng sinh như sự đề kháng với các thuốc nhóm
aminoglycoside, erythromycin, đề kháng với rifampin trên cơ sở thay đổi một amino axit trên
tiểu đơn vị beta của enzyme RNA polymerarase phụ thuộc DNA làm thay đổi sự gắn vào
enzyme này của rifampin. Sự đề kháng của sulfonamid và trimethoprim cũng tương tự do sự
biến đổi của phân tử enzyme nên sulfamid không được nhận vào phản ứng để tổng hợp acid
folic.
4.1.3.Giảm tính thấm ở màng nguyên tương
Tính chất này do sự mất hoặc thay đổi hệ thống vận chuyển ở màng nguyên tương. Sự
đề kháng này gặp ở các kháng sinh như các beta lactamin, chloramphenicol, quinolon,
tetracyclin và trimethoprim. Ngoài ra rào cản thẩm thấu bình thường của màng nguyên tương
cũng chịu trách nhiệm cho sự đề kháng tự nhiên của nhiều thuốc.
4.1.4.Tăng sự tạo thành một enzyme
Cơ chế này có thể liên quan đến sự sản xuất gia tăng số lượng enzyme ức chế như đã
được thấy ở một số vi khuẩn mang plasmid kháng thuốc hoặc liên hệ đến sự tạo thành một
enzyme mới có ái lực mạnh hơn với một cơ chất khác so với thuốc như trong trường hợp đề
kháng với sulfonamid.
274.2. Nguồn gốc của tính kháng thuốc
Kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn chủ yếu do sự hình thành những gen kháng thuốc
ở nhiễm sắc thể hoặc ở plasmid tuy nhiên ở một vài trạng thái sinh lý đặc biệt vi khuân trở
thành đề kháng với thuốc kháng sinh. Các vi khuẩn ỏ trạng thái ngủ nghĩa là không nhân lên
có thể không chịu tác động của thuốc như vi khuẩn lao. hình thức mất vách của một số tế bào
vi khuẩn (dạng L) sẽ không bị ảnh hưởng bởi các thuốc ức chế tạo thành vách như penicillin
sau thời gian dùng thuốc các vi khuẩn này có thể lấy lại cấu trúc nguyên vẹn.
4.2.1. Kháng thuốc do đột biến nhiễm sắc thể
Một quần thể vi khuẩn có thể chứa những biến chủng ít nhạy cảm hơn với một thứ
thuốc. Sự hiện diện của thuốc kháng sinh như thế chỉ chọn lọc cho phép các chủng ít nhạy
cảm hơn sống sót. Như vậy vai trò của thuốc chỉ như một yếu tố chọn lọc chứ không có vai
trò gây nên sự đột biến kháng thuốc. Một khi có sự hiện diện của biến chủng vi khuẩn kháng
thuốc thì biến chủng này có thể truyền tính kháng thuốc này đến những vi khuẩn khác bằng
nhiều cơ chế khác nhau: Chuyển thể, chuyển nạp, giao phối.
4.2.2.Kháng thuốc qua plasmid
Plasmid là một phân tử DNA tự sao chép nhỏ hiện diện trong nguyên tương nhiều vi
khuẩn. Phân tử DNA nhỏ này thường mang các gen kháng thuốc (resistance) nên gọi là R
plasmid. Các plasmid của vi khuẩn thường còn mang trên nó các gen cho phép chúng gắn vào
bề mặt niêm mạc, tạo ra độc tố, và xâm nhập, các plasmid kháng thuốc này có thể truyền cho
nhau giữa các vi khuẩn làm lan nhanh sự đề kháng.
4.2.3.Các cơ chế làm lan truyền tính kháng thuốc
Như đã nêu ở trên một khi xuất hiện biến chủng mang gen đề kháng thuốc ở nhiễm sắc
thể hoặc ở plasmid, các biến chủng này có thể lan truyền nhanh tính đê kháng cho vi khuẩn
khác bằng 3 cơ chế trao đổi vật liệu di truyền sau :
- Biến nạp.
- Tải nạp do bacteriophage.
- Tiếp hợp.
Các phương tiện làm lây lan nhanh tính kháng thuốc:
- Plasmid: thêm vào các gen kháng thuốc, trên các plasmid còn mang các gen thúc đẩy
sự trao đổi gen giữa các vi khuẩn.
- Do transposon: đây là những gen có khả năng di chuyển. Các transposon có mang
những gen kháng kháng sinh có thể nhảy từ plasmid này đến một plasmid khác hoặc từ
plasmid qua nhiễm sắc thể. Một số transposon kháng thuốc tìm thấy ở vi khuẩn Gram âm còn
mang gen thúc đẩy sự lây truyền.
- Do các integron đây là vector có thể mang gen kháng kháng sinh, integron có thể
chèn vào các vị trí nhất định trên nhiễm sắc thể
4.2.4.Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh
Hiện nay nhiều vi khuẩn đề kháng với kháng sinh đã gây nên nhiều vụ dịch nhiêm
trùng nặng, điều này dẫn đến nhu cầu cần có những chương trình theo dõi tính kháng thuốc
của vi khuẩn trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Khảo sát về dịch tễ học tính kháng thuốc của
vi khuẩn giúp cho các thầy thuốc lâm sàng chọn thuốc kháng sinh thích hợp để điêu trị bệnh
nhiễm trùng. Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với thuốc kháng sinh bằng những phương
pháp phòng thí nghiệm tin cậy và thống nhất để có các dữ kiện có thể so sánh được. Thử
nghiệm độ nhạy cảm của vi khuẩn trong phòng thí nghiệm, còn gọi là kháng sinh đồ, có thể
được thực hiện bằng phương pháp hòa loãng hoặc bằng phương pháp khuếch tán trên môi
trường đặc. Khi thực hiện kháng sinh đồ vi khuẩn cần phải được nuôi cấy thuần khiết, đa số vi
khuẩn gây bệnh ở người khi phân lập cần 16-18 giờ mới phát triển, nếu bệnh phẩm chỉ thuần
một lọai vi khuẩn thì cần thêm 16-18 giờ nữa để làm kháng sinh đồ, như vậy kết quả kháng
sinh đồ sớm nhất cũng mất 36 - 48 giờ, trong trường hợp bệnh phẩm nhiều vi khuẩn, hoặc
nhiều vi khuẩn phát triển chậm cần thời gian lâu hơn. Đối với một số vi khuẩn mà tính kháng
28sinh ổn định và rõ ràng thì không cần thiết phải làm kháng sinh đồ như vi khuẩn bạch hầu,
liên cầu A tan máu β. Tính chất đề kháng kháng sinh của vi khuẩn có tính chất dịch tễ, do vậy
kết quả kháng sinh đồ của các vi khuẩn gây bệnh có thể khác nhau giữa bệnh viện này và
bệnh viện khác và những vùng khác nhau, ngay cả trong cùng một bệnh viện độ nhạy cảm của
vi khuẩn cũng thay đổi hàng ngày. Vì vậy các phòng thí nghiệm vi khuẩn ở bệnh viện cần làm
kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp trong điều trị bệnh nhiễm trùng .
4.2.5. Phối hợp kháng sinh
Phối hợp kháng sinh để điều trị bệnh nhiễm trùng nhằm một số mục tiêu sau :
- Giảm khả năng xuất hiện chủng vi khuẩn đề kháng. Đối với vi khuẩn đề kháng do
đột biến thì phải phối hợp kháng sinh làm giảm tần suất đột biến kép, ví dụ đột biến của vi
khuẩn lao kháng streptomycin là 10-7
, đột biến kháng rifamycin là 10-
-9
thì xác xuất đột biến
kháng được với cả hai thứ thuốc trên là 10-7
x10-9
= 10-16
. Đây chính là lý do phải phối hợp
kháng sinh để điều trị lao.
- Điều trị các nhiễm khuẩn hỗn hợp : Một lọai kháng sinh có phổ tác động trên một
nhóm vi khuẩn nhất định. Trong các nhiễm khuẩn do nhiều lọai vi khuẩn thủ phạm như viêm
phổi, viêm phúc mạc... thường do cả vi khuẩn ái khí và vi khuẩn kỵ khí. Phối hợp kháng sinh
thì sẽ diệt dược cả hai lọai vi khuẩn này.
- Để tăng khả năng diệt khuẩn: Ví dụ phối hợp sulfamethoxazol và trimethoprim làm
tăng khả năng diệt khuẩn đối với nhiều vi khuẩn so với khi dùng đơn độc một trong hai thuốc
trên. Mục đích này được dùng trong trường hợp điều trị các nhiễm trùng do Pseudomonas
aeruginosa thường người ta phối hợp carbenicllin và gentamicin...
29ĐẠI CƯƠNG VIRUS
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được những đặc điểm , kích thước, hình thể và cấu trúc của virus.
2. Trình bày được sự nhân lên của virus và hậu quả của sự nhân lên của virus trong tế bào.
3. Trình bày được các phương pháp nuôi cấy virus.
I. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VIRUS
Năm 1796 E.Jenner đã cho chủng đậu để phòng bệnh đậu mùa. L.Pasteur dã tìm ra
vaccine chống bệnh dại vào năm 1885, nhưng chưa chứng minh được tác nhân gây bệnh vì
chúng không trông thấy được ở kính hiển vi quang học và không mọc ở môi trường nuôi cấy
nhân tạo.
Năm 1892 D.I. Ivanovski chứng minh được rằng mầm bệnh gây bệnh khảm thuốc lá
có thể chui qua các lọc vi khuẩn bằng sứ . Ivanovski cho rằng đó là một chất độc tương tự như
độc tố do cây bị bệnh tiết ra.
Năm 1898 M.W.Beijerinck đã chứng minh rằng chính tác nhân gây bệnh khảm thuốc
lá chứ không phải chất độc của nó đã đi qua được lọc vi khuẩn và ông dùng tiếng Latin là
virus (mầm độc) để gọi mầm bệnh này.
Năm 1898 F.Loeffler và P.Frosch chứng minh được tính qua lọc sứ của tác nhân gây
bệnh lở mồm long móng ở bò .
Năm 1915 - 1917 F.W.Twort và F.H. d’Hérelle phát hiện ra virus của vi khuẩn và đặt
tên là Bacteriophage, sau này thường gọi tắt là phage.
Năm 1935, W.M. Stanley lần đầu tiên tách biệt và kết tinh được virus khảm thuốc lá.
Từ năm 1940 trở đi kính hiển vi điện tử được hoàn thiện dần cho phép quan sát được
hình dạng và các thành phần cấu trúc của virus.
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA VIRUS
Virus là tác nhân nhiễm trùng nhỏ nhất ( đường kính từ 20 - 300 nm ) có thể lọt qua
các lọc vi khuẩn, có cấu tạo rất đơn giản. Virus là một đại phân tử nucleoprotein có đặc tính
cơ bản của một sinh vật, nhưng không có khả năng tự sinh sản, không có cấu tạo tế bào,
không có quá trình trao đổi chất và có thể coi chúng là trung gian giữa các chất sống và chất
vô sinh.
Virus khác biệt với các vi sinh vật khác ở các đặc điểm sau đây:
- Virus chỉ chứa một loại axit nucleic duy nhất: hoặc là ADN hoặc là ARN, không
bao giờ chứa đồng thời cả 2 loại axit nhân.
- Virus sinh sản bằng cách sao chép từ vật liệu di truyền duy nhất của chúng, không
phân chia bằng cách phân đôi như các vi khuẩn.
- Virus ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, chúng dựa vào nguồn năng lượng và bộ
máy của tế bào (ví dụ các ribosome, ARN vận chuyển...) để tổng hợp protein.
- Virus tổng hợp các thành phần của chúng một cách riêng rẽ và sau đó tự lắp ráp với
nhau để tạo thành những hạt virus mới.
30- Virus không nhạy cảm với các kháng sinh thông thường.
III. KÍCH THƯỚC, HÌNH THỂ VÀ CẤU TRÚC CỦA VIRUS
1. Kích thước
Virus có kích thước rất nhỏ bé, có thể qua được các lọc vi khuẩn. Chính vì thế mà chỉ
có thể quan sát thấy virus qua kính hiển vi điện tử.
Đơn vị đo kích thước của virus là nanomet (nm)
1 nm =1/1000 micromet
Mỗi loại virus có một kích thước nhất định (từ 20-300 nm) và không thay đổi trong
suốt quá trình phát triển.
2. Hình thể
Phần lớn các virus có một hình thể nhất định, đặc trưng cho từng loài virus.
Một số loại hình thể virus thường gặp:
-Hình cầu : virus cúm, sởi, bại liệt.
-Hình khối đa diện : Adenovirus, Papovavirus.
-Hình que : virus khảm thuốc lá.
-Hình viên gạch : virus đậu mùa
-Hình dùi trống (đinh ghim): phage T2 của E.coli
3. Cấu trúc
Virus có cấu trúc rất đơn giản, không có cấu tạo tế bào. Tất cả các hạt virus đều có 2
thành phần cơ bản : axit nucleic là thành phần mang mật mã di truyền của virus và capsid là
vó protein bao quanh axit nucleic. Lõi axit nucleic và capsid hợp lại tạo thành nucleocapsid.
Đối với một số virus, nucleocapsid còn được bao quanh bởi một vó lipit hay lipoprotein gọi là
bao ngoài ( envelope hoặc peplos)
3.1. Axit nucleic của virus
Mỗi một hạt virus đều có một trong hai loại axit nucleic hoặc là ADN hoặc là ARN.
Axit nucleic nằm ở giữa hạt virus tạo thành lõi hay hệ gen của virus.
Phân tử ADN của virus phần lớn ở dạng ADN 2 sợi và có một số ít ở dạng ADN 1 sợi
như Parvoviridae. Phân tử ARN của virus đa số ở dạng ARN 1 sợi, trừ một số ít ở dạng ARN
2 sợi như Reoviridae.
Các axit nucleic chỉ chiếm 1-2% trọng lượng phân tử của hạt virus nhưng có chức
năng đặc biệt quan trọng :
- Axit nucleic mang toàn bộ mã thông tin di truyền đặc trưng cho từng virus.
- Axit nucleic quyết định khả năng gây nhiễm trùng của virus trong tế bào cảm thụ.
- Axit nucleic quyết định chu kỳ nhân lên của virus trong tế bào cảm thụ
- Axit nucleic mang tính kháng nguyên đặc hiệu của virus.
3.2. Capsid
Capsid là cấu trúc bao quanh lõi axit nucleic. Bản chất hóa học của capsid là protein.
Capsid được cấu tạo bởi các đơn vị hình thái gọi là capsomer bao gồm các phân tử protein có
sắp xếp đặc trưng cho từng loại virus. Các capsomer được sắp xếp theo một trật tự không gian
31xác định tạo nên các kiểu đối xứng của capsid : hoặc đối xứng xoắn hoặc đối xứng khối hoặc
đối xứng phức hợp.
Capsid của virus có các chức năng sau đây:
- Vó protein có tác dụng bảo vệ axit nucleic của virus.
- Protein capsid mang tính kháng nguyên đặc hiệu của virus.
- Capsid đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn bám và xâm nhập tế bào của virus.
- Capsid giữ cho hình thể và kích thước của virus luôn luôn được ổn định.
3.3. Vỏ ngoài (envelope)
Các virus như Herpesviridae, Flaviviridae, Orthomyxoviridae, Paramyxoviridae,...
còn có thêm một lớp vỏ bao bọc ngoài capsid gọi là envelope hoặc peplos. Bản chất hóa học
của vỏ ngoài là một phức hợp lipid, protein và gluxit. Vỏ ngoài có nguồn gốc từ màng bào
tương hoặc màng nhân cùa tế bào chủ nhưng đã bị virus cải tạo và mang tính kháng nguyên
đặc hiệu cho virus. Vỏ ngoài có thề bị các dung môi hòa tan lipid (như ether, muối mật , ...)
phá hùy.
Vỏ ngoài của virus có chức năng :
- Tham gia vào sự bám của virus vào tế bào cảm thụ
- Tham gia vào giai đoạn lắp ráp và giải phóng virus ra khỏi tế bào sau chu kỳ nhân
lên.
Những virus không có vỏ ngoài gọi là virus trần.
3.4. Gai protein
Trên vỏ ngoài của một số virus có những mấu gai protein lồi lên có thể có những chức
năng riêng biệt như ngưng kết hồng cầu tố hoặc enzyme neuraminidase hoạt động .
3.5. Một số enzyme
Virus không có một hệ enzyme chuyển hóa hoàn chỉnh như vi khuẩn, nhưng trong
thành phần cấu trúc của một số virus có một vài loại protein có hoạt tính enzyme. Phổ biến
nhất là các polymerase như ARN polymerase, ADN polymerase, ADN polymerase phụ
thuộc ARN (enzyme sao chép ngược)...
4. Virion
Hạt virus hoàn chỉnh có khả năng gây nhiễm trùng cho tế bào cảm thụ được gọi là
virion. Tùy theo từng loài virus, virion có thể có capsid trần hoặc capsid có vỏ ngoài.
5. Pseudovirion
Hạt virus đã nhận vật liệu di truyền của tế bào chủ trong quá trình sao chép thay cho
axit nucleic của virus được gọi là pseudovirion. Những hạt pseudovirion này khi quan sát
dưới kính hiển vi điện tử chúng giống hệt các virion bình thường, nhưng chúng không có hoạt
tính nhiễm trùng và không thể nhân lên được. Các hạt này có khả năng chuyển các gen của tế
bào từ một tế bào chủ này đến một tế bào chủ khác.
6. Viroid
Viroid là một tác nhân nhiễm trùng nhỏ bé gây bệnh ở thực vật và có thể ở một vài
nhiễm trùng virus chậm của động vật. Tác nhân này chỉ có axit nucleic (phân tử ARN dạng
vòng kín, trọng lượng phân tử 70.000-120.000) không có lớp protein cấu trúc.
32IV. PHÂN LOẠI VIRUS
Có nhiều cách để phân loại virus. Hiện nay việc phân loại virus dựa theo những tiêu
chuẩn cơ bản sau đây:
- Loại axit nucleic (ADN hoặc ARN) và cấu trúc của chúng (số sợi).
- Đối xứng của capsid.
- Có hoặc không có vỏ ngoài (envelope).
- Cấu trúc gen virus
- Đường kính và số lượng capsomer của virus
- Các enzyme
- Nhạy cảm với ether
- Tính kháng nguyên
- Triệu chứng học
Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên để chia virus ra thành các họ (...viridae), giống
(...virus), loài và type virus.
Theo sự phân loại hiện nay, các virus của người và động vật có xương sống được chia
thành 22 họ khác nhau: 8 họ virus chứa ADN và 14 họ virus chứa ARN.
Các họ virus chứa ADN gồm có:
- Parvoviridae - Iridoviridae
- Polyomaviridae - Poxviridae
- Papillomaviridae - Hepadnaviridae
- Adenoviridae - Herpesviridae
Các họ virus chứa ARN gồm có:
- Reoviridae - Paramyxoviridae
- Picornaviridae - Rhabdoviridae
- Astroviridae - Filoviridae
- Caliciviridae - Arenaviridae
- Togaviridae - Coronaviridae
- Flaviviridae - Bunyaviridae
- Orthomyxoviridae - Retroviridae
V. SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS
Virus không có quá trình trao đổi chất, không có khả năng tự nhân lên ngoài tế bào
sống. Vì vậy sự nhân lên của virus chỉ có thể được thực hiện ở trong tế bào sống nhờ vào sự
trao đổi chất của tế bào chủ. Điều này cho thấy tính ký sinh của virus trong tế bào sống là bắt
buộc.
Sự nhân lên của virus là một quá trình phức tạp, trong đó axit nucleic của virus giữ vai
trò chủ đạo truyền đạt các thông tin di truyền của chúng cho tế bào chủ. Virus hướng các quá
trình trao đổi chất của tế bào chủ sang việc tổng hợp các hạt virust mới.
33Nói chung quá trình nhân lên của virus trong tế bào được chia thành 5 giai đoạn :
Hấp phụ Xâm nhập Tổng hợp các thành phần cấu trúc Lắp ráp Giải phóng.
1. Sự hấp phụ của virus vào bề mặt tế bào
Sự hấp phụ xảy ra khi các cấu trúc đặc hiệu trên bề mặt hạt virus gắn được vào các thụ
thể (receptor ) đặc hiệu với virus nằm ở trên bề mặt của tế bào. Do tính đặc hiệu trên mà mỗi
loài virus chỉ có thể hấp phụ và gây nhiễm cho một loại tế bào nhất định gọi là các tế bào cảm
thụ với chúng. Ví dụ virus cúm chỉ gây nhiễm tế bào biểu mô của đường hô hấp trên, virus
HIV chỉ xâm nhập tế bào bạch huyết gọi là tế bào lympho CD4.
2. Sự xâm nhập của virus vào trong tế bào
Các virus động vật sau khi đã gắn vào các thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào cảm thụ
sẽ xâm nhập vào tế bào theo cơ chế ẩm bào. Khi đã lọt vào tế bào, capsid của virus sẽ được
enzyme cởi vỏ (decapsidase) của tế bào phân hủy, giải phóng ra axit nucleic của virus. Đó là
giai đoạn “cởi áo”.
Đối với phage, sau khi hấp phụ lên bề mặt tế bào thì bao đuôi co rút, lõi bên trong
chọc thủng màng tế bào và bơm axit nucleic vào tế bào còn casid nằm lại bên ngoài.
3. Sự tổng hợp các thành phần cấu trúc của virus
Ngay sau khi axit nucleic của virus được giải phóng, virus bị mất khả năng lây nhiễm
và đi vào giai đoạn tiềm ẩn, trong giai đoạn này không thấy virus trong tế bào nữa. Đây chính
là giai đoạn các virus truyền đạt những thông tin di truyền của mình cho tế bào chủ và bắt tế
bào chủ chuyển hướng hoạt động của mình sang việc tổng hợp các thành phần của virus.
Trước hết, các axit nucleic của virus được nhân lên, sau đó protein của virus được tổng hợp.
Các axit nucleic của virus xác định tính đặc hiệu của protein. Như vậy cấu trúc kháng nguyên
của virus không bị phụ thuộc vào tế bào chủ mà do các axit nucleic của virus quyết định. Cơ
chế nhân lên của các ADN và ARN của virus có khác nhau. Dưới đây là ví dụ về ba loại
virus có ba loại axít nucleic khác nhau:
- Ở các virus chứa ADN hai sợi: đầu tiên các thông tin di truyền của virus được sao
chép từ ADN sang ARN thông tin nhờ ARN polymerase phụ thuộc ADN. Các ARN thông
tin của virus sẽ đóng vai trò truyền tin để tạo ra các ADN và các protein của virus.
- Ở các virus chứa ARN một sợi dương: các thông tin di truyền của virus được mã
hóa trong phân tử ARN sẽ sao chép sang một ARN bổ sung nhờ có ARN polymerase phụ
thuộc ARN và từ đó chúng được làm khuôn mẫu để tạo ra các ARN của virus. Đồng thời các
ARN của virus cũng đóng vai trò của ARN thông tin để tổng hợp nên các protein của virus.
- Ở các virus chứa ARN có enzyme sao chép ngược: các thông tin di truyền được mã
hóa trong ARN của virus được sao chép ngược để tạo ra một ADN trung gian nhờ có enzyme
sao chép ngược (reverse transcriptase; ADN polymerase phụ thuộc ARN).Từ ADN trung gian
các mã thông tin di truyền của virus sẽ được sao chép sang ARN thông tin, từ đó chúng tiếp
tục được sao chép để tổng hợp ra các ARN virus và các protein virus.
4. Sự lắp ráp các thành phần của virus
Sau khi các thành phần cơ bản của virus đã được tổng hợp và đã được tích lũy phong
phú trong tế bào chủ thì sẽ bắt đầu quá trình lắp ráp. Hình như cơ chế lắp ráp các thành phần
của virion xảy ra tự phát do kết quả của sự tương tác phân tử đặc biệt của các cao phân tử
capsid với axit nucleic virus để tạo thành các virion.
Việc lắp ráp đúng sẽ tạo ra các virus hoàn chỉnh (các virion) và nếu lắp ráp sai sẽ tạo
ra các virus không hoàn chỉnh (hạt DIP) hoặc tạo ra các virus giả (Pseudovirion).
345. Sự giải phóng các hạt virus ra khỏi tế bào
Virus thoát ra khỏi tế bào chủ theo nhiều kiểu khác nhau tùy theo loài virus.
Nhiều virus được giải phóng theo kiểu phá vỡ màng tế bào làm hủy hoại tế bào và các
virus đồng loạt được phóng thích. Hoặc được giải phóng nhờ sự xuất bào (exocytosis) hoặc
qua các rãnh đặc biệt mà không làm hủy hoại tế bào chủ.
Các virus có vỏ ngoài được giải phóng theo kiểu nẩy chồi qua các chổ đặc biệt của
màng tế bào chủ và virus sẽ nhận được một phần của màng tế bào chủ.
Thời gian nhân lên của virus thường ngắn hơn rất nhiều so với vi khuẩn.Ví dụ từ virus
ban đầu, một tế bào bị nhiễm virus cúm có thể tạo ra hàng nghìn virus mới sau khoảng 5 - 6
giờ.
VI. HẬU QUẢ CỦA SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TẾ BÀO
Khi virus xâm nhập và nhân lên trong các tế bào để tạo ra các thế hệ virus mới thì có
thể gây nhiều hậu quả khác nhau tùy thuộc vào bàn chất sinh học của tế bào và của virus.
1.Tế bào bị hủy hoại
Sau khi virus xâm nhập và nhân lên trong tế bào thì hầu hết các tế bào bị phá hủy . Do
các hoạt động bình thường của tế bào bị ức chế , các chất cần thiết cho tế bào không được
tổng hợp mà chỉ tổng hợp ra các hạt virus mới vì vậy tế bào bị chết. Đây là trường hợp hay
gặp nhất .
Ở nuôi cấy tế bào in vitro có thể thấy các tế bào bị nhiễm virus biến dạng, dính lại với
nhau, ly giải .
2. Tế bào bị tổn thương nhiễm sắc thể
Virus có thể làm cho nhiễm sắc thể của tế bào chủ bị gãy, bị phân mảnh, bị đảo lộn về
trật tự sắp xếp và gây ra các hậu quả như:
2.1. Dị tật bẩm sinh, thai chết lưu
Ở phụ nữ có thai, đặc biệt trong ba tháng đầu của thời kỳ mang thai, mà bị nhiễm virus
thì sự làm sai lệch nhiễm sắc thể có thể dẫn tới một số thiếu hụt bẩm sinh trong quá trình hình
thành bào thai và gây ra trạng thái nhiễm virus cho bào thai .
2.2. Tế bào tăng sinh vô hạn tạo khối u
Các tế bào bị nhiễm một số loại virus (chủ yếu là các virus gây ra khối u) có hiện
tượng mất ức chế tiếp xúc khi tế bào sinh sản nên tạo ra những đám tế bào chồng chất lên
nhau .
3. Tạo ra các tiểu thể đặc trưng cho các virus khác nhau
Trong các tế bào nhiễm virus có thể xuất hiện các thể vùi ở trongnhân (Adenovirus ),
hoặc trong bào tương (tiểu thể Negri của virus dại ), hoặc ở cả hai nơi (virus sởi ). Bản chất
các tiểu thể có thể do tích tụ những virion hoặc những thành phần của virion hoặc có thể là
các hạt phản ứng của tế bào khi nhiễm virus .
Các tiểu thể này có thể nhuộm soi thấy dưới kính hiển vi quang học và dựa vào đó có
thể chẩn đoán gián tiếp sự nhiễm virus trong tế bào .
4. Tạo hạt virus không hoàn chỉnh (DIP: Defective interfering particles)
Hạt virus không hoàn chỉnh là virus chỉ có capsid, không có hoặc có không hoàn chỉnh
axit nucleic. Do vậy các hạt DIP không có khả năng nhân lên độc lập khi vào trong các tế bào,
35có nghĩa là hạt DIP không có khả năng gây nhiễm trùng cho tế bào. Những hạt DIP có thể
giao thoa đặc hiệu với những virus đồng chủng .
5. Các hậu quả của sự tích hợp genom virus vào ADN tế bào chủ
Axít nucleic của virus tích hợp vào ADN của tế bào chủ có thể dẫn tới các hậu quả
khác nhau:
- Chuyển thể tế bào (transformation) và gây nên các khối u hoặc ung thư.
- Làm thay đổi kháng nguyên bề mặt của tế bào.
- Làm thay đổi một số tính chất của tế bào.
- Tế bào trở thành tế bào sinh tan.
6 . Kích thích tế bào tổng hợp Interferon
Interferon là những glycoprotein có trọng lượng phân tử khoảng 17.000 - 25.000
Daltons do các tế bào tổng hợp ra sau khi bị kích thích bởi các chất cảm ứng sinh interferon
như các virus hoặc các chất cảm ứng khác.
Có 3 loại Interferon: Interferon-alpha, interferon-beta và interferon-gama. Các loại này
được phân biệt bởi các kháng thể đặc hiệu. Interferon-alpha thường do các tế bào bạch cầu
sinh ra. Interferon-beta được sản xuất bởi các nguyên bào sợi. Interferon-gama là một
lymphokin do các tế bào lympho T sinh ra.
Một số tính chất của interferon:
- Tính kháng nguyên yếu.
- Xuất hiện sớm (vài giờ ) sau kích thích của chất cảm ứng.
-Tính chất chống virus của interferon mang tính đặc hiệu loài nhưngkhông đặc hiệu
với virus: Interferon do các tế bào loài nào sinh ra thì chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của
virus ở tế bào của loài đó (ví dụ chỉ có interferon sản xuất từ các tế bào có nguồn gốc từ người
mới có tác dụng bảo vệ cho người). Trái lại, interferon có phổ tác dụng rộng ức chế sự nhân
lên của nhiều loại virus khác nhau chứ không phải chỉ với virus đã cảm ứng sinh interferon.
- Interferon không tác động trực tiếp lên virus như kháng thể mà phản ứng ức chế sự
nhân lên của virus xảy ra bên trong tế bào.
Cơ chế sinh interferon của tế bào:
Ở tế bào người có 15 gen khác nhau mã hóa cho interferon-alpha, chỉ có 1 gen mã hóa
cho interferon-beta và 1 gen mã hóa cho interferon-gama. Bình thưòng các gen này ở trạng
thái ức chế và không hoạt động. Các chất cảm ứng sinh interferon có tác dụng giải ức chế cho
các gen này làm cho chúng trở lại dạng hoạt động và do đó tế bào sẽ tổng hợp ra các
Interferon. Chất cảm ứng quan trọng nhất đối với các gen alpha và beta là các virus, nhưng
đối với gen gama là các chất hoạt hóa lympho bào T. Hai loại interferon-alpha và interferon-
beta có tác dụng chống virus mạnh hơn so với interferon-gama. Các interferon-gama có tác
dụng điều hòa miễn dịch và ức chế các tế bào ung thư mạnh hơn các interferon-alpha và
interferon-beta.
Cơ chế tác dụng chống virus của interferon:
Interferon gắn vào các thụ thể đặc hiệu dành cho interferon ở trên bề mặt màng tế bào,
gây ra giải ức chế một số gen mã hóa các protein ức chế virus. Dưới tác dụng kích thích của
interferon có ít nhất 2 gen của tế bào được hoạt hóa để tổng hợp ra 2 enzyme đó là: elF2
kinase và 2’
, 5’
-oligoadenylate synthetase. elF2 là yếu tố khởi động cần thiết cho việc gắn
36ARN thông tin vào ribosome; elF2 kinase phosphoryl hóa yếu tố elF2 và làm bất hoạt elF2 do
đó ngăn cản sự tổng hợp protein của virus. Oligoadenylate có tác dụng hoạt hóa ribonuclease
của tế bào để phân hủy ARN thông tin của virus, do đó ức chế sự tổng hợp protein virus.
Như vậy, interferon chỉ thể hiện tác dụng chống virus ở trong tế bào sống và thực chất
là kích thích tế bào dùng cơ chế enzyme để phân hủy ARN thông tin của virus và ức chế tổng
hợp protein của virus.
VII. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Virus có khả năng gây bệnh cho người. Một virus có thể gây ra nhiều hội chứng khác
nhau và ngược lại một hội chứng có thể do nhiều virus khác nhau gây ra.
Nhiễm trùng virus có thể chia làm hai loại chính tùy theo thời gian cư trú của virus
trong cơ thể:
1. Tác động của virus lên cơ thể xảy ra trong thời gian ngắn
Loại này bao gồm hai hình thái nhiễm virus sau đây:
- Nhiễm virus cấp tính: có đặc điểm là thời gian ủ bệnh ngắn( từ một vài ngày đến một
vài tuần lễ ) và tiếp theo sau đó các triệu chứng đặc trưng cho tác nhân gây bệnh phát triển.
Nhiễm virus cấp có thể kết thúc khỏi hoàn toàn, hoặc một phần, hoặc tử vong.Trong quá trinh
hồi phục virus bị thải trừ.
- Nhiễm virus không biểu lộ: nhiễm virus không có triệu chứng, virus ở trong cơ thể
một thời gian ngắn và thải trừ nhanh. Xác minh có virus trong cơ thể nhờ phát hiện hiệu giá
kháng thể trong huyết thanh.
2. Tác động kéo dài của virus trong cơ thể
Cả bốn hình thái nhiễm trùng của loại này đều có đặc điểm là trạng thái mang virus
kéo dài:
- Nhiễm virus tồn tại dai dẵng: virus tồn tại dai dẵng không có triệu chứng nhưng có
kèm theo thải virus ra môi trường chung quanh. Hình thái này có thể được hình thành sau khi
bình phục sức khỏe. Nó đóng vai trò quan trọng trong dịch tể vì là nguy cơ trực tiếp gây ô
nhiễm môi trường. Ví dụ bệnh viêm gan B.
- Nhiễm virus tiềm tàng: virus tồn tại dai dẵng, không có triệu chứng nhưng không
thải virus ra môi trường xung quanh. Trong nhiễm virus tiềm tàng virus có thể ở dưới dạng
tiền virus, axit nucleic của virus có thể tích hợp vào bộ gen của tế bào chủ. Trong một vài
trường hợp do ảnh hưởng của một hay nhiều tác nhân như chấn thương, stress, giảm miễn
dịch, v.v..., tiền virus có thể được hoạt hóa và chuyển sang trạng thái nhân lên, gây bệnh cấp
tính cho cơ thể. Ví dụ bệnh herpes.
- Nhiễm virus mạn tính: virus tồn tại dai dẵng có kèm theo một hoặc vài triệu chứng
lúc ban đầu, sau đó tổn thương bệnh lý tiếp tục phát triển trong một khỏang thời gian dài. Đặc
điểm trong tiến triển của nhiễm virus mạn tính là có những thời kỳ sức khỏe bệnh nhân khá
lên, bệnh thuyên giảm, xen kẽ với nhữnhg giai đoạn bệnh bùng phát, kéo dài một vài tháng có
khi hằng năm.
- Nhiễm virus chậm: đây là một hình thái tác động đặc biệt giữa virus với cơ thể và có
những đặc điểm là thời gian nung bệnh không có triệu chứng kéo dài nhiều tháng hoặc năm,
tiếp theo là sự phát triển chậm nhưng không ngừng tăng lên của các triệu chứng và kết thúc
bằng những tổn thương rất nặng hoặc tử vong.
37VIII. NUÔI CẤY VIRUS
Virus động vật có thể nuôi cấy được trên một hệ thống tế bào sống bao gồm động vật
cảm thụ, phôi gà và các tế bào nuôi trong ống nghiệm (in vitro)
1. Động vật thí nghiệm cảm thụ
Trước khi kỹ thuật phôi gà và nuôi cấy tế bào được phát minh thì tiêm nhiễm động vật
là phương pháp duy nhất để nuôi cấy virus. Mỗi loài virus có một vài động vật cảm thụ riêng.
Ví dụ đối với Arbovirus, động vật thí nghiệm cảm thụ thường được sử dụng là chuột nhắt
trắng mới đẻ.
Tùy theo loài virus có thể sử dụng những động vật cảm thụ khác nhau như chuột nhắt
còn bú, chuột nhắt, chuột lang, thỏ, khỉ... và những đường gây nhiễm khác nhau: tiêm, uống,
nhỏ mũi, mắt.
Hiện nay động vật được sử dụng để sản xuất vaccine và phân lập một số ít virus mà
động vật thí nghiệm là vật chủ nhạy cảm duy nhất hoặc vật chủ được chọn lưạ.
2.Phôi gà
Thường dùng trứng gà đã ấp 9-12 ngày, lúc đó phôi đã tạo thành, khoang ối và khoang
niệu phát triển đầy đủ.
Tùy theo mục đích : phân lập, thử nghiệm, sản xuất vaccine và tùy theo loài virus, có
thể tiêm nhiễm vào màng niệu đệm (virus đậu mùa, đậu vaccine, Herpesvirus),vào khoang ối
(virus cúm, quai bị), vào khoang niệu (virus cúm, quai bị , virus Newcastle).
3. Nuôi cấy tế bào
Xử lý mô bằng trypsin để tách rời tế bào rồi nuôi tế bào trong ống nghiệm có chứa các
môi trường nuôi đặc biệt. Tế bào phát triển thành một lớp tế bào đều đặn bám vào mặt trong
cuả ống nghiệm được gọi là nuôi cấy tế bào một lớp.
Các loại tế bào thường dùng trong nuôi cấy virus:
- Tế bào nguyên phát: là những tế bào có nguồn gốc từ mô động vật, thực vật hay côn
trùng được nuôi cấy thành một lớp tế bào trong ống nghiệm thường dùng để nuôi cấy phân lập
virus. Các tế bào nguyên phát có đặc điểm chỉ sử dụng một lần, không thể cấy truyền nhiều
lân được. Những mô thường dùng để sản xuất tế bào nguyên phát là thận khỉ, thận bào thai
người, thận chuột đồng, mô của phôi gà v.v...
- Tế bào thường trực: có nguồn gốc từ mô đông vật, thực vật hay côn trùng đã được
cấy truyền nhiều lần mà không bị thoái hoá. Các tế bào thường trực hiện nay thường dùng
như tế bào Hela, Hep-2, Vero, C6 / 36,...
- Tế bào lưỡng bội của người: là dòng tế bào bào thai người. Dòng tế bào này có hình
thái bình thường, nhiễm sắc thể lưỡng bội có hình thể bình thường , có thể cấy truyền được
nhiều lần (từ 40-100 lần), chúng không chứa các virus tiềm tàng như các loại tế bào nguyên
phát nuôi một lần, do đó thường được sử dụng trong sản xuất vaccine sống .
38BACTERIOPHAGE
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được hình thái và cấu trúc của phage.
2. Nêu được mối quan hệ giữa phage và vi khuẩn túc chủ.
Bacteriophage thường gọi tắt là phage được Twort phát hiện ở Tụ cầu năm 1915 và
sau đó d’Herelle cũng phát hiện được ở vi khuẩn lỵ. Phage là virus có khả năng xâm nhiễm vi
khuẩn. Mỗi vi khuẩn có thể là vật chủ của một hoặc nhiều phage. Phage được sử dụng để
khảo sát sự liên hệ giữa ký sinh và vật chủ, sự nhân lên của virus, vận chuyển các yếu tố di
truyền trong nghiên cứu sinh học phân tử.
I. HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC CỦA PHAGE
Những phage được khảo sát nhiều nhất là những phage xâm nhiễm E.coli. Hình thái
của những phage này dưới kính hiển vi điện tử trông giống như hình thái của tinh trùng gồm
có đầu và đuôi.
Đầu có cấu trúc đối xứng hình khối, capsid hợp bởi nhiều capsomer kết hợp thành một
cấu trúc hình lăng trụ, thông thường có thiết diện thẳng hình 6 cạnh. Bên trong đầu chứa axit
nucleic. Phần lớn phage chứa ADN 2 sợi, cũng có phage chứa ADN 1 sợi. Những phage chứa
ARN 1 sợi cũng được tìm thấy.
Đuôi có cấu trúc dạng hình xoắn. Ở phage T2 một đỉnh của đầu được kéo dài thành
đuôi dài 95 nm. Nó hợp bởi 2 phần lồng vào nhau: ống bên trong cứng đường kính 8 nm
thông với đầu, vỏ bên ngoài hình xoắn đường kính 20 nm co rút được theo chiều dọc như cái
lò xo. Tận cùng là một tấm 6 góc ở mỗi góc có một sợi đính vào. Phần tận cùng của đuôi tạo
nên một hệ thống của phage bám vào bề mặt vi khuẩn.
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA PHAGE VÀ VI KHUẨN TÚC CHỦ
1. Phage độc lực và phage ôn hòa
Lúc gặp vi khuẩn cảm thụ, phage hấp phụ lên bề mặt của vi khuẩn và axit nucleic
được bơm vào bên trong. Axit nucleic cung cấp mã di truyền để tế bào vi khuẩn cho tổng hợp
axit nucleic và các đơn vị protein capsid của phage. Các thành phần này tự lắp ráp để hình
thành những phage con. Vi khuẩn bị ly giải và phage tự do được phóng thích. Đó là phage độc
lực.
Nhiều phage được gọi là phage ôn hòa lúc xâm nhiễm vi khuẩn thì axit nucleic của
phage tích hợp vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Trong quá trình phân bào axit nucleic của
phage được sao chép đồng thời với nhiễm sắc thể của vi khuẩn. Ở dạng tích hợp axit nucleic
của phage được gọi là prophage. Vi khuẩn chứa prophage ở nhiễm sắc thể gọi là vi khuẩn sinh
tan. Sau một số lần phân bào prophage có thể tách rời khỏi nhiễm sắc thể và trở thành phage
độc lực. Nó cho tổng hợp những phage con, làm tan vi khuẩn và phóng thích những phage
độc lực.
Cũng có trường hợp vi khuẩn sinh tan mất prophage và trở thành vi khuẩn bình
thường.
392. Hệ thống sinh tan
Những phage ôn hòa không ly giải vi khuẩn mà chúng nhiễm và hình như sao chép
đồng thời với vi khuẩn trong nhiều thế hệ.
Ở vi khuẩn sinh tan axit nucleic của phage tích hợp vào nhiễm sắc thể của vi khuẩn và
được gọi là prophage.
Hệ thống sinh tan có những đặc điểm sau :
2.1. Miễn dịch
Lúc một vi khuẩn mang một prophage nó trở nên miễn dịch với phage tương ứng. Phage có
thể được hấp phụ nhưng rồi bị loại ra khỏi tế bào lúc phân bào. Những phage ôn hòa làm xuất
hiện ở tế bào chất trấn áp ức chế sự nhân lên của phage và phong tỏa sự tách rời của phage.
2.2. Sự cảm ứng
Những vi khuẩn sinh tan có thể cảm ứng bằng nhiều cách khác nhau để phóng thích
phage độc lực, ví dụ : dưới ảnh hưởng của tia cực tím phần lớn vi khuẩn sinh tan phóng thích
phage. Cũng có một số trường hợp prophage tự động tách rời nhiễm sắc thể và trở thành
phage sinh dưỡng.
2.3. Đột biến thành độc lực
Hậu quả của sự nhiễm phage ở một vi khuẩn hình như được xác định bởi sự cạnh
tranh giữa sự sao chép của phage và sự tạo thành chất trấn áp. Nếu quá trình sao chép đã tiến
xa trước khi xuất hiện chất trấn áp thì vi khuẩn bị ly giải. Nếu chất trấn áp xuất hiện sớm thì
vi khuẩn sóng sót và trở nên sinh tan.
Phage ôn hòa cũng có thể đột biến thành phage độc lực. Hai type biến chủng được
quan sát. Trong type thứ nhất sự đột biến làm cho phage đề kháng với chất trấn áp, trong type
thứ 2 phage mất khả năng tạo thành chất trấn áp.
3. Phương pháp khảo sát phage
Vì cũng như tất cả virus phage chỉ nhân lên ở tế bào sống. Vì kích thước không cho
phép quan sát trực tiếp nếu không có kính hiển vi điện tử nên cần thiết theo dõi hoạt động của
chúng bằng phương tiện gián tiếp. Trong mục đích này người ta sử dụng sự kiện một hạt
phage cho vào một lớp vi khuẩn đang phân chia ở trên thạch dinh dưỡng sẽ tạo nên một vùng
phân giải sáng trên film mờ đục của vi khuẩn đang phát triển. Vùng phân giải này gọi là một
“plaque”; nó được tạo thành do tế bào vi khuẩn bị nhiễm phage phân giải và phóng thích
nhiều hạt phage mới, những phage này liền xâm nhiễm những tế bào vi khuẩn kế cận. Qua
trình này tuần tự lặp lại cho đến khi sự phát triển của vi khuẩn ở trên dĩa thạch ngừng lại do
hết thức ăn và tích tụ phẩm vật độc. Lúc thao tác khéo léo, mỗi hạt phage tạo nên một plaque.
Mọi vật liệu chứa phage có thể định lượng như thế bằng cách pha loãng thích hợp và cho vào
dĩa thạch dinh dưỡng mọc dày đặc vi khuẩn nhạy cảm. Đếm plaque cũng tương tự như đếm
khuẩn lạc trong định lượng vi khuẩn.
Phân lập và tinh chế: Để khảo sát những tính chất vật lý và hóa học của phage cần
phải điều chế một lượng đầy đủ virus tinh chế không chứa vật liệu tế bào. Trong mục đích đó
môi trường lỏng nuôi cấy vi khuẩn vật chủ được tiếp chủng phage và ủ cho đến khi môi
trường nuôi cấy hoàn toàn ly giải. Lúc này dịch thủy phân chỉ chứa hạt phage và mảnh vụn vi
khuẩn, chúng được lấy riêng bằng li tâm phân biệt. Phần phage li tâm có thể làm dung dịch
treo và rửa rồi khảo sát những tính chất vật lý và hóa học hoặc soi kính hiển vi điện tử.
40III. ỨNG DỤNG CỦA BACTERIOPHAGE
1. Ưng dụng trong nghiên cứu sinh học phân tử
Phage được dùng làm phương tiện vận chuyển gen trong nghiên cứu sinh học phân tử,
rất nhiều phage được sử dụng để nghiên cứu di truyền vi khuẩn. Sự chuyển nạp là quá trình
vận chuyển gen ở vi khuẩn qua trung gian của phage. Một vài chủng phage ví dụ phage P22 có
thể vận chuyển bất cứ gen nào của vi khuẩn, đó là sự chuyển nạp tổng quát. Trong sự chuyển
nạp đặc hiệu, một số phage đặc hiệu ví dụ phage λ chỉ vận chuyển một số gen của vi khuẩn
cho sang vi khuẩn nhận.
2. Ưng dụng trong chẩn đoán vi khuẩn và dịch tễ học
Phage được sử dụng để định type phage ở vi khuẩn. Mỗi loài vi khuẩn có thể gồm
nhiều type phage khác nhau do bản chất của receptor ở vi khuẩn đối với các phage khác nhau.
Người ta đã chọn một số bộ phage. Trong mỗi bộ phage, mỗi phage chỉ làm li giải một type
phage của một loài vi khuẩn. Việc định type phage có giá trị về chẩn đoán vi khuẩn và nhất là
về dịch tễ học.
Phage ôn hòa β có thể tích hợp vào nhiễm sắc thể vi khuẩn bạch hầu; chỉ ở trạng thái
sinh tan vi khuẩn bạch hầu mới tạo thành độc tố.
3. Ứng dụng khác
Tuy có khả năng xâm nhiễm vi khuẩn, phage không được sử dụng để điều trị bệnh
nhiễm trùng vì những thử nghiệm điều trị không đem lại kết quả.
41PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIRUS
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được các biện pháp phòng ngừa sự tiếp xúc với tác nhân nhiễm trùng.
2. Trình bày được phương pháp phòng ngừa và điều trị bằng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu.
3.Trình bày được phương pháp phòng ngừa và điều trị bằng liệu pháp hoá học.
I. PHÒNG NGỪA SỰ TIẾP XÚC VỚI TÁC NHÂN NHIỄM TRÙNG
Các biện pháp phòng ngừa như: cải thiện vệ sinh, cải thiện nguồn nước sinh hoạt, cách
ly bệnh nhân, khử trùng tiệt trùng dụng cụ và môi trường, diệt tác nhân trung gian truyền
bệnh... được áp dụng thích hợp trong từng bệnh, từng vụ dịch.
Những biện pháp kể trên góp phần đáng kể để giải quyết bệnh virus, nhưng việc thực
hiện đòi hỏi nhiều công sức và tiền của. Biện pháp diệt tác nhân trung gian truyền bệnh là một
biện pháp phòng dịch hữu hiệu.
II. PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH ĐẶC HIỆU
Liệu pháp miễn dịch nhằm làm tăng cường miễn dịch bảo vệ đặc hiệu của cơ thể đối
với các thành phần của virus. Bao gồm liệu pháp miễn dịch chủ động là chủng ngừa các
vaccine chống virus và liệu pháp miễn dịch thụ động là tiêm các globulin miễn dịch.
1. Liệu pháp miễn dịch chủ động
Các vaccine chống virus, cũng như tất cả các loại vaccine, dưạ trên sự kích thích chủ
động hệ thống miễn dịch bằng cách đưa vào trong cơ thể kháng nguyên của tác nhân nhiễm
trùng đã được làm mất khả năng gây bệnh cho người, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn
dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Tình trạng miễn dịch mà cơ thể có được sau khi sử dụng
vaccine là kết quả của sự đáp ứng miễn dịch đối với các thành phần kháng nguyên có trong
vaccine.
Việc sử dụng vaccine để phòng bệnh là một phương thức chủ yếu để làm giảm tỷ lệ
mắc và tỷ lệ tử vong của các nhiễm trùng virus. Các vaccine virus được sử dụng hiện nay có
thể bao gồm virus sống đã được làm giảm độc lực, virus đã bị bất họat, hoặc các thành phần
cấu trúc của virus. Các thành phần cấu trúc của virus có thể được chế tạo nhờ kỹ thuật tái tổ
hợp ADN hoặc thu được từ virion.
1.1. Vaccine bất hoạt (còn được gọi là vaccine chết )
Loại vaccine này được sản xuất bằng cách làm bất hoạt virus bằng các tác nhân lý hóa
như nhiệt, formol, beta propiolacton hoặc tia cực tím. Như vậy, loại vaccine này bao gồm các
virion tinh khiết và đã bị giết chết, do đó mất khả năng gây nhiễm trùng, mất khả năng gây
bệnh.
Vaccine bất hoạt gây nên sự đáp ứng miễn dịch tốt lúc tiêm đủ liều lượng, đúng thời
gian. Nó có thể chủng ngừa cho những đối tượng bị suy giảm miễn dịch cũng như ở phụ nữ
có thai.
42Vaccine bất hoạt thường không gây được miễn dịch lâu bền so với vaccine sống giảm
độc lực và thưòng phải tiêm nhiều lần để duy trì miễn dịch. Loại vaccine này hầu như chỉ kích
thích cơ thể tiết ra các IgG và IgM kháng virus ở trong máu. Vì thế nó ngăn cản kém sự xâm
nhập của các virus hoang dại vào trong các niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp, nhưng nó
chống lại sự nhiễm trùng ở giai đoạn nhiễm virus máu nếu có một nhiễm trùng lan tỏa.
Các vaccine virus bất hoạt được sử dụng cho người là vaccine cúm, vaccine dại,
vaccine bại liệt (vaccine Salk ), vaccine viêm não Nhật bản, v. v....
Một dạng khác của vaccine bất hoạt (Subunit (Subvirion) vaccine) chỉ bao gồm thành
phần kháng nguyên quan trọng nhất về phương diện sinh miễn dịch của virion được tinh khiết
và làm bất hoạt. Ví dụ loại vaccine viêm gan B được điều chế từ HBsAg có trong huyết tương
những người nhiễm kháng nguyên này.
1.2. Vaccine sống giảm độc lực
Loại vaccine này chứa virus đột biến đã mất phần lớn độc lực của chúng đối với
người. Virus vaccine gây ra miễn dịch nhưng không gây bệnh ở người mặc dù chúng nhân lên
có giới hạn ở người được chủng vaccine.
Để sản xuất loại vaccine này cần phải sử dụng một chủng virus không có khả năng gây
bệnh ( khác với chủng virus độc lực hoang dại )nhưng đồng nhất kháng nguyên hoặc gần
giống với virus hoang dại gây bệnh về cấu trúc kháng nguyên.
Đặc trưng chủ yếu cúa vaccine sống giảm độc lực là tạo ra trong cơ thể một quá trình
giống như quá trình nhiễm trùng tự nhiên, kích thích cơ thể đáp ứng cả miễn dịch toàn thể và
miễn dịch tại chổ, cả miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Đặc biệt là sự kích thích ngay tại
đường vào của virus vaccine trong cơ thể tạo ra đáp ứng miễn dịch bảo vệ tại chổ mà chủ yếu
là tiết ra IgA chống virus. Ví dụ cho trẻ em uống vaccine bại liệt sống giảm độc lực (vaccine
Sabin) đã tạo ra được miễn dịch tại chổ ở niêm mạc đường tiêu hóa có tác dụng phòng ngừa
sự xâm nhập sau này của virus bại liệt hoang dại vào ống tiêu hóa.
Những vaccine này còn có ưu điểm là gây được miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại
trong một thời gian dài, thường chỉ tiêm chủng một lần và có thể dùng bằng đường uống.
Tuy nhiên điều cần lưu ý đặc biệt là tính an toàn của vaccine sống phải đảm bảo
không còn khả năng gây bệnh hoặc chỉ gây bệnh rất nhẹ và chủng virus vaccine phải có tính
di truyền ổn định không đột biến trở lại độc lực ban đầu.
Các vaccine virus sống giảm độc lực được cho phép sử dụng ở người gồm có vaccine
bại liệt (vaccine Sabin), vaccine sởi, vaccine quai bị, vaccine Rubella, vaccine thủy đậu,
vaccine sốt vàng, v.v...
1.3. Vaccine tái tổ hợp
Một loại vaccine tái tổ hợp gồm các thành phần của virus được sản xuất bằng kỹ thuật
tái tổ hợp ADN. Ví dụ như vaccine viêm gan B tái tổ hợp ADN được điều chế bằng công
nghệ sinh học phân tử và công nghệ di truyền.
Một loại vaccine tái tổ hợp khác gồm có chủng virus vaccine đã bị biến đổi. Nghĩa là
dùng kỹ thuật tái tổ hợp ADN để gắn thêm vào vật liệu di truyền của virus vaccine một gen
mã hóa cho thành phần sinh miễn dịch của một virus gây bệnh nào đó. Khi virus vaccine này
phát triển trong cơ thể vật chủ, sản phẩm gen” ngoại lai ” cũng được tạo thành và miễn dịch
chống lại cả hai loại virus trên đã được tạo ra. Các vaccine tái tổ hợp thuộc loại này như các
vaccine chống virus viêm gan B và virus gây suy giảm miễn dịch đang được kiểm định và
đánh giá về hiêụ lực và sự an toàn.
431.4. Một số vaccine phòng bệnh virus đang được dùng ở Việt Nam
1.4.1.Vaccine phòng bệnh bại liệt
Vaccine phòng bệnh bại liệt đang được dùng ở Việt Nam thuộc loại vaccine sống giảm
độc lực, dạng nước để uống, có tên vaccine Sabin gồm 3 týp virus Sabin: týp 1, týp 2, và týp
3, do Trung tâm khoa học - sản xuất vaccine Sabin của nước ta sản xuất. Vaccine Sabin tạo
miễn dịch cơ bản cho trẻ dưới 1 tuổi: uống 3 liều vào các tháng 2, 3, 4 sau khi sinh. Mỗi liều 2
giọt ( tương đương 0, 1 ml ). Tạo miễn dịch bổ sung cho trẻ em từ 0 - 5 tuổi bằng cách hằng
năm uống 2 liều cách nhau 1 tháng trong các chiến dịch uống vaccine phòng bại liêt.
1.4.2. Vaccine phòng bệnh sởi
Vaccine sởi đang dùng ở nước ta được nhập từ nước ngoài ( Pháp, Canada, Nhật, Ấn
độ...).Vaccine sởi là vaccine sống giảm độc lực, ở dạng đông khô. Khi dùng, vaccine đông
khô được pha với nước cất để tiêm dưới da vùng cánh tay với liều 0, 5 ml cho trẻ 9 tháng đến
11 tháng tuổi.
Hiện nay ở nhiều nước như Mỹ , Bỉ, Pháp, Ấn Độ,... vaccine phòng bệnh sởi được sản
xuất dưới dạng vaccine tam liên phòng 3 bệnh Sởi - Quai bị - Rubella, có biệt dược là M - M
-R. Đây là vaccine sống giảm độc lực, đông khô, tiêm dưới da hoặc bắp thịt với liều 0,5ml
cho trẻ em trong khoảng 12 tháng đến 15 tháng tuổi.
1.4.3. Vaccine phòng bệnh viêm gan B
Vaccine phòng bệnh viêm gan B đang dùng ở Việt Nam được sản xuất bởi Viện Vệ
sinh Dịch tể (Hà Nội) hoặc được nhập từ nước ngoài như Bỉ, Mỹ, Hàn Quốc,... Vaccine viêm
gan B hiện có 2 loại : loại thứ nhất (thế hệ 1) sản xuất từ kháng nguyên bề mặt (HBsAg) của
virút viêm gan B có trong huyết tương người lành. Loại thứ 2 (thế hệ 2) sản xuất từ HBsAg
được tạo ra nhờ công nghệ ADN tái tổ hợp thực hiện trên tế bào nấm men. Vaccine viêm gan
B dạng nước để tiêm phòng bệnh cho các đối tượng bao gồm trẻ sơ sinh, trẻ lớn, người khỏe
mạnh, người có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan B. Cách dùng vaccine viêm gan B theo chỉ
dẫn của nhà sản xuất vaccine ở mỗi nước.
1.4.4. Vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản
Vaccine phòng bệnh viêm não Nhật bản được sản xuất bởi Viện Vệ sinh Dịch tể (Hà
Nội) hoặc được nhập từ nước ngoài (Nhật bản, Hàn quốc,...). Đây là loại vaccine virus bất
hoạt, dạng nước, tiêm dưới da với liều 0,5ml đối với trẻ dưới 5 tuổi, với liều 1ml đối với trẻ từ
5 tuổi trở lên.
- Tạo miễm dịch cơ bản bằng cách tiêm 3 liều:
+ Liều thứ nhất: vào thời điểm chọn tiêm .
+ Liều thứ hai: Sau liều thứ nhất từ 1 - 2 tuần.
+ Liều thứ ba: Sau liều thứ nhất 1 năm.
Nên tiêm trước tháng có dịch.
- Tiêm nhắc lại :
+ Mỗi năm tiêm 1 liều ở vùng có dịch viêm não lưu hành . Nên tiêm vào tháng gần
trước tháng phát dịch .
+ Bốn năm tiêm một liều ở vùng không có dịch viêm não lưu hành .
1.4.5.Vaccine phòng bệnh dại cho người
Có 2 loại vaccine phòng bệnh dại cho người đang dùng ở nước ta:
44- Vaccine dại Fuenzalida do Việt Nam sản xuất, dạng đông khô và dạng nước, tiêm
trong da 6 mũi cách nhật :
Trên 15 tuổi: mỗi liều tiêm 0,2 ml
Dưới 15 tuổi: mỗi liều tiêm 0,1ml
Không dùng các thuốc ức chế miễn dịch như ACTH, corticoid trong thời gian 6 tháng
kể từ khi tiêm vaccine phòng dại.
- Vaccine dại Verorab của Pháp được sản xuất trên tế bào Vero, dạng đông khô, tiêm
dưới da hoặc bắp thịt 5 liều,mỗi liều 0,5ml vào các ngày: ngày 0 (thời điểm chọn tiêm), ngày
3, ngày 7, ngày 14, ngày 30. Tùy ý tiêm nhắc lại liều 0,5ml vào ngày 90.
Vaccine dại cần được tiêm sớm cho nạn nhân bị chó (hoặc mèo) cắn, sau khi đã xử lý
tại chổ vết cắn .
Các vaccine thường được sử dụng để phòng bệnh nhưng có thể tiêm vaccine trong thời
kỳ ủ bệnh để điều trị bệnh virus. Đối với những bệnh có thời kỳ ủ bệnh dài như bệnh dại thì
việc tiêm vaccine tỏ ra hữu hiệu nếu thực hiện ngay khi mới bị nhiễm virus.
2. Liệu pháp miễn dịch thụ động
Thường sử dụng globulin miễn dịch được bào chế từ huyết thanh người và được chia
ra làm 2 loại:
- Globulin miễn dịch bình thường hay còn được gọi là globulin miễn dịch huyết thanh
người được bào chế từ huyết thanh của tất cả những người khỏe mạnh, không có sự chọn lọc,
do đó nó chứa các kháng thể chống lại những virus phổ biến trong cộng đồng. Trên thực tế
loại huyết thanh này có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh sởi và viêm gan A.
- Globulin miễn dịch đặc hiệu được điều chế từ huyết thanh của những người đang ở
thời kỳ hồi phục sau khi mắc bệnh nhiễm trùng nào đó đã khỏi , hoặc của những người mới
được tiêm chủng vaccine. Nhờ có sự chọn lọc thích hợp người cho máu nên trong globulin
miễn dịch đặc hiệu nồng độ kháng thể chống lại virus là căn nguyên của bệnh nhiễm trùng mà
người cho đã mắc hoặc đã được tiêm chủng thường cao gấp hàng chục lần so với loại globulin
miễn dịch bình thường.
Ngoài globulin miễn dịch bào chế từ huyết thanh người, còn có globulin miễn dịch
bào chế từ huyết thanh động vật đã được tiêm vaccine để kích thích sản xuất kháng thể. Ngày
nay việc sử dụng huyết thanh động vật giảm đi nhiều vì tỷ lệ gây ra phản ứng cao hơn hẳn so
với kháng thể được sản xuất từ huyết thanh người.
Các kháng thể kết hợp với các protein virus nằm ở bề mặt bên ngoài của virion có thể
ngăn cản sự hấp phụ của virion vào các thụ thể (receptor) đặc hiệu với virus ở trên bề mặt tế
bào.
Có những bằng chứng cụ thể cho thấy khi tiêm globulin miễn dịch sớm trong thời kỳ ủ
bệnh có thể ngăn chặn hoặc làm giảm sự trầm trọng của nhiều bệnh virus như: sởi, thủy đậu,
viêm gan virus, dại, đậu mùa, đậu vaccine. Cần sử dụng lượng globulin miễn dịch đầy đủ và
tiêm sớm trước giai đoạn nhiễm virus máu. Kháng thể sẽ phát huy hiệu lực ngay sau khi được
tiêm vào cơ thể , nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn không quá 3 tuần lễ.
III. PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ BẰNG LIỆU PHÁP HÓA HỌC
Khác với vi khuẩn, các virus ký sinh bắt buộc bên trong tế bào sống, chúng không có
chuyển hóa và sự sao chép của virus hoàn toàn nằm trong tế bào chủ nên chúng không nhạy
cảm với các kháng sinh thường dùng. Do đó một thuốc điều trị đặc hiệu cho virus phải đạt
được những yêu cầu sau :
45-Thuốc phải xâm nhập được vào trong tế bào, đặc biệt là các tế bào bị nhiễm virus.
-Thuốc ngăn cản quá trình tổng hợp ra các virus nhưng không hoặc ít ảnh hưởng đến
hoạt động của tế bào .
1.Thuốc ức chế sự cởi áo của virus
Amantadine và rimantadine ngăn cản sự xâm nhập và/hoặc sự cởi áo của một vài virus
ARN có vỏ ngoài; nhưng trên lâm sàng nó chỉ có hiệu quả chống lại virus cúm type A ở
người. Thuốc này có tác dụng giảm được số lượng người mắc bệnh, giảm nhẹ biểu hiện lâm
sàng và rút ngắn thời gian bị bệnh. Cả 2 thuốc này đều ngăn cản sự nhân lên của virus thông
qua sự tương tác với protein M2 của virus cúm type A, do đó ngăn cản quá trình cởi áo.
Các chủng virus cúm A đột biến đề kháng amantadine đã được tìm thấy ở bệnh nhân
bị cúm. Sự đề kháng phụ thuộc vào sự đột biến gen mã hóa protein bao ngoài. Rimantadine là
một dẫn xuất của amantadine có tác dụng chống virus cúm A tương tự amantadine, nhưng có
ít tác dụng phụ hơn. Những biến chủng đề kháng amantadine thì cũng đề kháng với
rimantadine. Amantadine ức chế sự cởi áo của bộ gen (genome) virus, do đó sau khi xâm
nhiễm axit nucleic của virus không được phóng thích khỏi capsid để tiến hành quá trình sao
chép.
2.Thuốc ức chế giai đoạn tổng hợp các thành phần của virus
2.1. Các thuốc có cấu trúc tương tự nucleoside
Chỉ trừ các virus nhỏ chứa ADN (Polyomavirus, Papillomavirus và Parvovirus), còn
tất cả các virus đều mã hóa enzyme polymerase của riêng chúng để tổng hợp nên các axít
nucleic của virus. Các enzyme polymerase của virus là những cái đích lý tưởng của các thuốc
kháng virus loại tương tự nucleoside. Nói chung, những thuốc tương tự nucleoside kháng
virus được phosphoryl hóa thành nucleoside triphosphate nhờ các enzyme kinase của virus
hoặc của tế bào chủ. Sau đó triphosphate sẽ tác động như một chất ức chế cạnh tranh với
nucleoside triphosphate bình thường có trong tế baò và được tế bào sử dụng như một tiền chất
cho sự tổng hợp axit nucleic. Đối với một chất tương tự nucleoside để có được tác dụng
chống virus, nó phải có 3 đặc tính sau: có thể phosphoryl hóa thành triphosphate, có ái lực
với enzyme polymerase của virus cao hơn ái lực với enzyme polymerase của tế bào chủ và có
thể kết hợp vào chuỗi axit nucleic đang nối dài ra ở vị trí của chất tương đồng cạnh tranh của
nó.
Hai thuốc chống virus được sử dụng rộng rãi nhất trong thực hành lâm sàng là
aciclovir và zidovudine.
2.1.1. Aciclovir
Aciclovir có cấu tạo tương tự deoxyguanosine, một nucleoside cần thiết cho quá trình
tổng hợp nên các ADN. Nó có hiệu quả trong điều trị các nhiễm trùng do virus herpes simplex
và virus thủy đậu gây ra. Aciclovir được phosphoryl hóa để trở thành monophosphate nhờ
enzyme kinase của virus và sau đó thành ra triphosphate nhờ các enzyme của tế bào chủ.
Aciclovir triphosphate có ái lực với ADN polymerase của virus mạnh hơn nhiều ái lực với
ADN polymerase của tế bào. Vì thế, ở những nồng độ mà nó ức chế chức năng của ADN
polymerase virus thì hầu như không ức chế ADN polymerase của tế bào. Aciclovir
triphosphate cũng được sử dụng như là một tiền chất cho sự tổng hợp ADN. Khi đã kết hợp
vào chuỗi ADN đang nối dài ra ở vị trí của deoxyguanosine triphosphate thì làm cho sự nối
dài chuỗi ADN bị gián đoạn. Như vậy, cách thức tác động của aciclovir là ngăn cản quá trình
tổng hợp ADN của virus. Aciclovir ở nồng độ điều trị là thực sự không độc bởi vì sự
phosphoryl hóa cần phải có enzyme kinase của virus; cho nên, không có aciclovir
triphosphate ở trong các tế baò không bị nhiễm virus herpes simplex hoặc virus thủy đậu. Đã
46tìm thấy trong lâm sàng các chủng virus herpes simplex đột biến đề kháng aciclovir. Có lẽ sự
đột biến có ảnh hưởng đến gen kinase hoặc gen ADN polymerase.
2.1.2. Zidovudine (azidothymidine, AZT)
Zidovudine là một chất tương tự thymidine. Nó có tác dụng ức chế enzyme sao chép
ngược của virus (reverse transcriptase) do đó ngăn cản sự phát triển của HIV.
Zidovudine được phosphoryl hóa thành dẫn xuất triphosphate nhờ các enzyme kinase
của tế bào chủ. Triphosphate chỉ ức chế một mình enzyme sao chép ngược của HIV, cho nên
quá trình sao mã ngược từ sợi ARN bộ gen của virus thành sợi ADN bổ xung bị ức chế. Nó
cũng được kết hợp vào chuỗi ADN đang nối dài thay thế cho axit thymidylic, có thể làm cho
sự nối dài chuỗi ADN bị gián đoạn.
Như vậy, Zidovudine ức chế sự tổng hợp ADN virus từ ARN bộ gen virus.
Zidovudine có một số hạn chế là: chỉ ức chế enzyme sao chép ngược của HIV tại tế
bàoTCD4, không tác động được trên HIV nhân lên mạnh mẽ ở các đại thực bào hoặc một số tế
bào khác. Có độc tính cao như gây buồn nôn, nôn, đau đầu mất ngủ, đặc biệt gây thiếu máu,
giảm bạch cầu do ức chế tủy xương (gặp ở 50% bệnh nhân). Để khắc phục tình trạng đó, phải
luân phiên dùng một số thuốc cùng nhóm.
Hiện nay có hai dideoxynucleoside được đưa vào điều trị AIDS là: Zalcitidine
(dideoxycytidine hoặc ddC) và didanosine (dideoxyinosine hoặc ddI).Giống như Zidovudine,
cả ddC và ddI đều tác động như những chất ức chế enzyme sao chép ngược của HIV.
2.1.3. Ribavirin
Ribavirin là một loại nucleoside tổng hợp tương tự guanosine có tác dụng ức chế in
vitro sự phát triển của nhiều virus chứa ADN và virus chứa ARN. Nó khá độc đối với tế bào
chủ, gây ra quái thai ở động vật. Mặc dù gây độc tế bào, ribavirin đã được sử dụng có kết quả
trên lâm sàng trong hai trường hợp: bằng đường tỉnh mạch để điều trị bệnh sốt Lassa và bằng
đường khí dung để điều trị các nhiễm trùng đường hô hấp do virus hợp bào đường hô hấp
(R.S virus) gây ra ở trẻ nhỏ.
2.1.4 Vidarabine (Adenine arabinoside, ARA-A)
Đây là một nucleoside tổng hợp có cấu tạo tương tự adenosine. Nó biến thành dạng
triphosphate nhờ các enzyme của tế bào và khi đó trở thành chất ức chế ADN polymerase của
virus. Nó được dùng để điều trị nhiễm trùng herpes ở trẻ sơ sinh, bệnh thủy đậu ở những bệnh
nhân bị suy giảm miễn dịch.
2.1.5. Ganciclovir (Dihydroxy-propoxy-methyl-guanine, DHPG)
Ganciclovir là một nucleoside gần giống acyclovir, nó được hoạt hóa thành dạng
triphosphate nhờ các enzyme của tế bào và nhờ một enzyme protein kinase của virus. Nó là
một chất ức chế mạnh enzyme ADN polymerase của Cytomegalovirus.
Ganciclovir được dùnh để điều trị các nhiễm trùng nặng do Cytomegalovirus gây ra
như viêm phổi, viêm võng mạc, viêm đại tràng.
2.1.6. Idoxuridine và Trifluridine
Đây là những chất tương tự nucleoside có tác dụng kháng virus. Chúng rất độc. Do
vậy cấm dùng đường toàn thân, chỉ dùng tại chổ bên ngoài trong điều trị viêm giác mạc do
virus Herpes.
472.2. Foscarnet (trisodium phosphonoformate)
Foscarnet có cấu trúc tương tự pyrophosphate. Nó ức chế ADN polymerase của virus
herpes cũng như của virus viêm gan B và enzyme sao chép ngược của HIV. Trái với các
nucleoside kháng virus, để có hiệu lực foscarnet không cần có sự phosphoryl hóa trước đã.
Nó được dùng để điều trị viêm võng mạc do Cytomegalovirus ở những bệnh nhân AIDS.
Foscarnet và ganciclovir có tác dụng ức chế hiệp đồng lên sự sao chép của Cytomegalovirus
in vitro.
2.3. Methisazone (Marboran, IBT)
Methisazone là thiosemicarbazone có tác dụng ức chế sự nhân lên của Poxvirus bằng
cách phong tỏa các ARN thông tin muộn của virus (ức chế sự dịch mã của Poxvirus). Thuốc
này có tác dụng phòng ngừa bệnh đậu mùa và được sử dụng để điều trị các biến chứng của
bệnh đậu vaccine như chàm, đậu lan toàn thân.
2.4.Các thuốc ức chế protease của HIV
Có một số loại thuốc ức chế enzyme protease của HIV được sử dụng trong điều trị
HIV như saquinavir, ritonavir, indinavir, nelfinavir, amprénavir và lopinavir. Các thuốc ức
chế protease cạnh tranh với polyprotein để gắn vào vị trí hoạt động của protease, ngăn cản sự
cắt polyprotein của virus dẫn đến sự tạo thành các hạt virus không có khả năng gây nhiễm.
2.5. Interferon
Interferon (IFN) có tác dụng chống virus, điều hòa miễn dịch và chống lại các tế bào
ung thư. Hai loại IFN - alpha và IFN - beta có tác dụng kháng virus, IFN - gama có tác dụng
điều hòa miễn dịch và ức chế tế bào ung thư.
Những đặc tính chống virus quan trọng của IFN là có hiệu lực ở nồng độ nanogram,
có tác dụng chống lại tất cả các loài virus, và không có biến chủng đề kháng IFN. Nói chung,
tác dụng chống virus của IFN có tính đặc hiệu loài. Vì thế, IFN dùng điều trị cho các nhiễm
trùng ở người phải là IFN sản xuất từ các nuôi cấy tế bào người. Tác dụng chống virus chủ
yếu của IFN là ức chế sự dịch mã của ARN thông tin của virus.
3.Thuốc ức chế sự giải phóng virus ra khỏi tế bào
Trong quá trình nhân lên của virus cúm, các virion được giải phóng ra khỏi tế bào theo
kiểu nẩy chồi với sự tham gia của neuraminidase. Nếu enzyme này bị ức chế thì virion không
được giải phóng.
Các thuốc Zanamivir và Oseltamivir ngăn cản sự giải phóng các virion mới được hình
thành bằng cách ức chế enzyme neuraminidase của virus cúm A và B. Các thuốc này tác động
vào vị trí hoạt động của enzyme neuraminidase, làm bất hoạt enzyme này.
48NHIỄM TRÙNG VÀ ĐỘC LỰC
CỦA VI SINH VẬT
Mục tiêu học tập
1. Nắm được các khái niệm liên quan đến sự tương tác giữa vi sinh vật nhiễm trùng và cơ thể
vật chủ
2. Mô tả được vai trò gây bệnh của vi sinh vật gồm các yếu tố độc lực của vi sinh vật, số
lượng vi sinh vật và đường xâm nhập
3. Trình bày được cơ sở di truyền của độc lực vi khuẩn và các phương thức vi khuẩn tránh
được sự loại bỏ nó của cơ thể vật chủ
I . ĐẠI CƯƠNG
Đối với vi khuẩn, cơ thể con người là môi trường sống thích hợp cho nhiều vi sinh vật,
môi trường này có nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn thích hợp cho chúng phát triển được. Nhiều vi
khuẩn cư trú (colonization) trên bề mặt của cơ thể con người mà không gây hại cho cơ thể vật
chủ, chúng sống cộng sinh (commensal) bình thường với cơ thể vật chủ và tạo nên thành phần
khuẩn chí ( normal microflora) của cơ thể, tuy nhiên những vi khuẩn chí này sẽ trở thành tác
nhân gây bệnh khi vượt qua rào cản của cơ thể ( da, niêm mạc) xâm nhập vào trong cơ thể vật
chủ. Những vi khuẩn có độc lực như vi khuẩn bạch hầu, thương hàn, tả, vi khuẩn lỵ.. chúng
luôn có cơ chế làm dễ dàng cho chúng phát triển ở cơ thể vật chủ và gây tổn thương tố chức
hoặc cơ quan của cơ thể và gây nên bệnh nhiễm trùng.
Khi vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể vật chủ, trong những điều kiện tự nhiên
và xã hội nhất định và gây nên một quá trình phản ứng tương tác phức tạp gọi là nhiễm trùng.
Trong quá trình này vi sinh vật là nguyên nhân, cơ thể con người là đối tượng cảm thụ. Hoàn
cảnh khách quan ảnh hưởng trực tiếp họăc gián tiếp đến sự nhiễm trùng. Khi vi sinh vật chưa
xâm nhập vào cơ thể thì yêu tố hòan cảnh có ảnh hưởng trực tiếp đến con người và vi sinh vật
gây bệnh tạo điều kiện thuận lợi hoặc không thuận lợi cho quá trình nhiễm khuẩn. Khi vi sinh
vật đã xâm nhập vào cơ thể thì hòan cảnh chỉ tác động vào con người và có ảnh hưởng đến vi
sinh vật.
II. CÁC HÌNH THÁI CỦA SỰ NHIỄM TRÙNG
Quá trình nhiễm trùng đưa đến tổn thương tổ chức hoặc cơ quan của cơ thể vật chủ,
làm rối lọan cơ chế điều hòa thần kinh, miễn dịch và làm xuất hiện những triệu chứng rõ của
chứng bệnh. Đó là những bệnh nhiễm trùng thể lâm sàng. Độ trầm trọng của các triệu chứng
bệnh phụ thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng và mức độ tổn thương của cơ quan do sự nhiễm
trùng
Ở người khoẻ mạnh bình thường, đa số trường hợp nhiễm trùng chỉ gây nên tổn
thương tổ chức không đáng kể và về mặt lâm sàng không có những biểu hiện rõ ràng cua
chứng bệnh đó là nhiễm trùng thể ẩn. Nhiễm trùng không triệu chứng làm cho cơ thể vật chủ
có được tính miễn dịch với tác nhân nhiễm trùng, giúp cho cơ thể loại bỏ hiệu quả sự nhiễm
trùng do vi sinh vật đó vào lần sau.
Về phương tiện dịch tễ học, các nhiễm trùng thể ẩn rất nguy hiểm vì đó là nguồn lây
lan mầm bệnh mà không biết trong các vụ dịch như dịch tả, dich bại liệt, viên gan tỷ lệ bệnh
nhiễm trùng thể ẩn rất cao so với thể lâm sàng.
49Diển biến của một bệnh nhiễm trùng thường qua bốn giai đọan: Ủ bệnh, khởi phát,
tòan phát và hồi phục. Phần lớn bệnh nhiễm trùng sau khi hồi phục cơ thể được miễn dịch
trong một thời gian dài tùy theo từng bệnh.
Bệnh nhiễm trùng có thể biểu hiện tại chổ hoặc toàn thân, cấp tính hay mãn tính.
Lúc vi sinh vật gây bệnh trực tiếp truyền từ người này sang người khác, gây nên
những quá trình nhiễm trùng mới thì chúng làm phát sinh bệnh truyền nhiễm. Bệnh truyền
nhiễm có thể tản phát hay phát triển thành dịch địa phương hoặc thành đại dịch.
III. VI SINH VẬT GÂY BỆNH
Vi sinh vật gây bệnh là nguyên nhân của bệnh nhiễm trùng. Không có vi sinh vật gây
bệnh thì không có nhiễm trùng. Khả năng gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào độc lực, số
lượng vi sinh vật xâm nhập và đường xâm nhập.
1. Độc lực vi sinh vật
Là khả năng gây bệnh mạnh hay yếu của một loài vi sinh vật, vi khuẩn Salnonella
typhi và Salmonella paratyphi đều gây nên bệnh sốt thương hàn, nhưng bệnh sốt thương hàn
do Salmonella typhi biểu hiện với những triệu chứng bệnh trầm trọng hơn.
Để đánh giá độc lực của một chủng vi khuẩn, người ta dùng liều gây chết 50 (LD 50).
LD 50 là liều lượng vi sinh vật hoặc độc tố của chúng làm chết 50% quần thể súc vật thí
nghiệm trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay người ta có xu hướng dùng đơn vị
này hơn là liều gây chết tối thiểu (MLD). MLD là liều lượng nhỏ nhất của một chủng vi sinh
vật hoặc độc tố của nó giết chết một súc vật thí nghiệm có trọng lượng nhất định, trong một
khoảng thời gian thực nghiệm nhất định. MLD ít chính xác vì phụ thuộc vào trạng thái, chức
năng của hệ miễn dịch và thần kinh của mỗi con vật thí nghiệm.
Độc lực của một chủng vi sinh vật không phải là cố định. Khi mới phân lập được ở cơ
thể bệnh nhân vi sinh vật thường có độc lực cao nhưng qua quá trình cấy chuyền thì độc lực
giảm dần và có khi mất hẳn, do đã chọn lọc lại những biến chủng thích nghi trong điều kiện
mới. Trên cơ sở này nhiều loại vacxin vi sinh vật sống giảm độc đã được điều chế ví dụ như
vacxin bại liệt, vacxin BCG. Ở vacxin BCG vi khuẩn có nguồn gốc đầu tiên là chủng vi khuẩn
lao bò ( M. bovis) rất độc nhưng qua nuôi cấy trên môi trường mật bò nhiều năm và cấy
chuyền nhiều lần Calmette và Guerin đã tạo được một chủng vi khuẩn hoàn toàn không độc
gọi là vi khuẩn BCG dùng làm vacxin phòng lao (Bacille de Calmette et Guerin). Mặt khác
một chủng vi sinh vật giảm độc khi tiêm truyền vào cơ thể súc vật có thể làm gia tăng độc lực
của chúng.
Độc lực của vi sinh vật bao gồm độc tố, khả năng bám dính và khả năng xâm nhiễm
của chúng.
1.1 Khả năng bám dính
Bám dính là bước đầu tiên trong quá trình nhiễm trùng, nhiều vi khuẩn có trên bề mặt
của chúng những đại phân tử gọi là các yếu tố bám dính (adhesin) nó làm trung gian cho sự
bám dính của vi khuẩn vào các receptor đặc hiệu tìm thấy trên một số tế bào động vật nhưng
không tìm thấy ở những tế bào khác. Những thành phần bám dính ở vi khuẩn có thể do pili
đảm nhiệm, E.coli bám dính vào tế bào ruột hoặc tế bào biểu mô bàng quang hơn vào niêm
mạc miệng. Shigella gây bệnh bám dính vào biểu mô ruột. Tương tự như vậy Neisseria
gonorrhoae bám dính vào biểu mô niệu đạo.
50Kháng thể của thành phần bề mặt vi khuẩn không những có tác dụng opsonin hóa vi
khuẩn mà còn trung hòa kháng nguyên ngăn cản vi khuẩn bám dính vào biểu mô. Hơn nửa
glycoprotein trong chất tiết của cơ thể cạnh tranh với các recepor bám của vi khuẩn và ngăn
cản sự bám dính của vi khuẩn, sự bong tế bào biểu mô bề mặt cũng là một cơ chế bảo vệ khác
vì nó loại bỏ vi khuẩn bám dính vào tế bào
1.2 Khả năng xâm nhiễm
Là khả năng đi vào bên trong tổ chức của cơ thể vật chủ, nhân lên ở đó rồi lan tràn
sang các vùng khác.
1.2.1. Khả năng tạo vỏ: Vỏ của nhiều vi khuẩn giúp cho vi khuẩn đề kháng lại sự thực bào, ví
dụ rõ ràng nhất là phế cầu: so sánh một chủng phế cầu có vỏ (khuẩn lạc dạng S) và một chủng
phế cầu không có vỏ (khuẩn lạc dạng R), thì chủng phế cầu có vỏ (S) gây bệnh ở chuột nhắt
trong khi chủng không có vỏ (R) thì không bệnh. Ở Streptococcus pyogenes yếu tố kháng đại
thực bào nằm ở mặt ngoài của vách tế bào.
1.2.2. Các enzyme: Nhiều vi khuẩn gây bệnh tạo được nhiều enzyme góp phần vào khả năng
xâm nhiễm của chúng.
- Enzyme hyaluronidase do tụ cầu, liên cầu tiết ra làm thủy phân axit hyaluronic là
thành phần cơ bản của mô liên kết, làm cho vi khuẩn phân tán vào mô dễ dàng.
- Collagenase phân hủy collagen thành phần của mô cơ.
- Streptokinase làm tan cục máu đông.
- Leucocidin giết chết bạch cầu.
- Hemolysin làm tan hồng cầu.
- Mucinase được một số vi khuẩn đường tiêu hóa tiết ra, làm phá vỡ lớp niêm dịch bao
phủ niêm mạc ruột, tạo điều kiện vi khuẩn tiếp xúc trực tiếp với tế bào và xâm nhập vào bên
trong biểu mô.
1.3. Khả năng sinh độc tố
Độc tố được tạo thành trong quá trình chuyển hóa của vi khuẩn. Người ta chia độc tố
của vi khuẩn thành ngoại độc tố và nội độc tố.
1.3.1. Ngoại độc tố: Do một số vi khuẩn gram dương và vi khuẩn gram âm tạo thành và phân
tiết ra môi trường xung quanh, bản chất hóa học của nó là protein, có tính chất sinh kháng cao
và dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ (600
C). Nhiều ngoại độc tố của vi khuẩn như ngoại độc tố của
bạch hầu, uốn ván, ngộ độc thịt được chiết xuất dưới dạng tinh khiết. Ngoại độc tố có độc tính
mạnh,ví dụ chỉ cần 0,02mg ngoại độc tố bạch hầu có thể giết chết một người.
Ngoại độc tố khi được xử lý bằng focmol hoặc bằng nhiệt độ sau một thời gian thì mất
tính độc mà vân giữ hoàn toàn tính chất kháng nguyên, chế phẩm này được gọi là giải độc tố
dùng để làm vacxin phòng bệnh đặc hiệu.
1.3.2. Nội độc tố: Độc tố này liên hệ chặt chẽ với vách tế bào vi khuẩn gram âm, nó không
khuyếch tán ra môi trường bên ngoài, chỉ khi nào vi khuẩn chết, tế bào bị phá hủy thì nội độc
tố mới được phóng thích ra bên ngoài.
Cấu tạo hóa học vách của vi khuẩn gram âm là một hỗn hợp glucit, lipit và protein
trong đó thành phần có độc tính của nội độc tố chủ yếu là thành phần lipid A của lớp
lipopolysacarit của vách tế bào. Nội độc chịu nhiệt cao, độc tính yếu hơn so với ngoại độc tố.
Hiện nay người ta biết rõ ràng nội độc tố của vi khuẩn gram âm (-) có những tác động sinh
51học vừa có lợi cho cơ thể vật chủ kích thích đáp ứng miễn dịch mặt khác nó cũng tác động
độc gây choáng và chết.
Tính chất sinh miễn dịch của nội độc tố yếu, không có khả năng biến thành giải độc tố
khi xử lý với focmol.
2. Độc lực của virus
Khác với vi khuẩn, virus là tác nhân xâm nhập nội bào bắt buộc. Virus có cấu trúc đơn
giản, virus không chứa các enzyme và các bộ máy phân bào cần thiết để chuyển hóa và phát
triển. Virus chỉ nhân lên được khi xâm nhập vào trong tế bào của cơ thể vật chủ, chúng sử
dụng các vật liệu có sẵn của tế bào để tổng hợp và nhân lên trên cơ sở thông tin di truyền của
chúng. Các virus mới hình thành trong tế bào vật chủ sẽ phá vỡ tế bào để phóng thích các
virus mới ra môi trường và tiếp tục chu kỳ nhân lên ở các tế bào kế cận. Như vậy tính chất
gây bệnh của virus liên hệ đến.
- Phá vỡ quần thể tế bào bị xâm nhiễm
- Thay đổi hình thái, cấu trúc và làm cho tế bào mất chức năng.
3. Số lượng vi sinh vật
Cơ thể con người có những cơ chế bảo vệ hữu hiệu. Vi sinh vật chỉ gây bệnh lúc số
lượng xâm nhập đạt một mức nào đó. Nếu số lượng ít quá thì vi sinh vật đễ dàng bị cơ thể vật
chủ loại bỏ. Thí nghiệm ở những người tình nguyện cho thấy số lượng Salmonella typhi nuốt
vào ruột để có thể gây bệnh vào khoảng 106
hoặc để gây bệnh tả thực nghiệm, những người
tình nguyện phải uống các dung dịch natri bicarbonate để làm kiềm hóa dịch dạ dày đồng thời
uống một lượng khoảng 109
vi khuẩn tả.
4. Đường xâm nhập
Đường xâm nhập cũng ảnh hưởng đến khả năng gây bệnh nhiễm trùng. Nhiều vi sinh
vật có đặc tính hướng cơ quan, chúng chọn lọc bề mặt tổ chức mà chúng xâm nhiễm. Não mô
cầu và phế cầu thường tìm thấy ở vùng mũi hầu nhưng phế cầu thì xâm nhiễm đường hô hấp
dưới gây nên viêm phổi trong khi não mô cầu xâm nhiễm đường hô hấp trên và xâm nhập gây
viêm màng não. Vi sinh vật chỉ gây bệnh lúc chúng xâm nhập cơ thể qua đường thích hợp: Vi
khuẩn thương hàn qua đường miệng, lậu cầu qua đường sinh dục, trực khuẩn uốn ván qua
đường vết thương, viêm gan virus A, virus bại liệt qua đường miệng, virus viêm gan B qua
đường tiêm chuyền...
IV. CƠ SỞ DI TRUYỀN CỦA ĐỘC LỰC VI SINH VẬT
Các yếu tố độc lực của vi sinh vật có thể được mã hoá trên DNA nhiễm sắc thể, trên
DNA của bacteriophage, trên các plasmid hoặc trên các đoạn gen nhảy nằm trên plasmid hoặc
nằm trên nhiễm sắc thể.
Độc tố của nhiều vi khuẩn gây bệnh được mã bởi một đoạn gen trên nhiễm sắc thể của
vi khuẩn như độc tố ruột của vi khuẩn tả, độc tố ruột của các loài Shigella, hoặc ngoại độc tố
A của Pseudomonas aeruginose. Các yếu tố xâm nhiễm của E. coli, độc tố bong da của S.
aureus, độc tố của vi khuẩn than được mã hoá bởi một đoạn gen trên plasmid của vi khuẩn. Ở
nhiều vi khuẩn chúng có khả năng tạo độc tố khi chúng bị nhiễm bởi các bacteriophage đặc
hiệu, các bacteriophage tích hợp đoạn DNA của chúng vào DNA của vi khuẩn, ở trạng thái
này vi khuẩn sản xuất độc tố như độc tố của bạch hầu, độc tố sinh đỏ của Streptococcus
pyogenes.
52Với các kỹ thuật phân tử hiện nay người ta dễ dàng xác định các gen độc lực của các
vi khuẩn gây nhiễm trùng, điều này rất có ý nghĩa để tìm nguồn gốc dịch tễ học của chủng vi
khuẩn gây bệnh, và để chẩn đoán nguyên nhân các bệnh nhiễm trùng
V. SỰ TRÁNH NÉ VỚI ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA VI SINH VẬT
Về lý thuyết, vi khuẩn tồn tại trong cơ thể vật chủ càng lâu thì chúng càng có nhiều
thời gian để gây tổn thương cho cơ thể, vì vậy những vi sinh vật tránh né được sức đề kháng
của cơ thể vật chủ thì có khả năng hơn để gây bệnh
1. Sự lẩn tránh trong tổ chức hoặc tế bào
Nhiều vi sinh vật nằm bên trong tế bào tránh được tác dụng có hại cho chúng của
kháng thể và thuốc kháng sinh. Mycobacterium tuberculosis và M. leprae thoát khỏi cơ chế
miễn dịch tế bào do ngăn cản sự hòa nhập các lysozim của đại thực bào với các phagosom của
lưới nguyên tương có chứa vi khuẩn. Virus herpes simplex và virus zoster sau khi xâm nhập
vào tế bào biểu mô, các virus này đến vùng hạch rễ thần kinh lưng và chúng tồn tại ở trong đó
một thời gian dài, Epstein-Barr virus tồn tại được trong tế bào lympho B...
2. Các yếu tố hòa tan của vi sinh vật
Nhiều vi khuẩn có khả năng tạo ra các yếu tố hòa tan làm trở ngại đáp ứng miễn dịch
của cơ thể vật chủ chống lại nó. Ví dụ nhiều chủng tụ cầu sản sinh protein A kết hợp với vùng
Fc của phân tử kháng thể ảnh hưởng đến chức năng của kháng thể trong quá trình opsonin
hóa, lậu cầu và nhiều não mô cầu tạo ra enzyme protease phá hủy phân tử IgA miễn dịch
3. Thay đổi kháng nguyên
Sự thay đổi kháng nguyên vi sinh vật thấy rõ ràng nhất ở virus cúm. Virus này có hai
quyết định kháng nguyên chính: kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (H) và kháng nguyên
neuramidase (N). Những thay đổi nhỏ về đặc tính kháng nguyên làm xuất hiện typ virus mới.
typ mới này thoát khỏi sự bất hoạt của kháng thể có trong máu của người bênh đã bị nhiễm
trùng trước đây bởi typ virus bố mẹ.
53KHÁNG NGUYÊN VI SINH VẬT
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các kháng nguyên của vi khuẩn.
2. Trình bày được các kháng nguyên của virus.
Đối với cơ thể người và động vật thì vi sinh vật và những chất độc của chúng là những
kháng nguyên. Mỗi chủng vi sinh vật được cấu tạo bởi nhiều chất phức tạp và có tính kháng
nguyên khác nhau, cho nên mỗi chủng vi sinh vật đều có nhiều kháng nguyên.
I. KHÁNG NGUYÊN CỦA VI KHUẨN
Chia làm 2 loại :
1. Các kháng nguyên hòa tan
Đó là những kháng nguyên do vi khuẩn bài tiết ra môi trường xung quanh trong quá
trình phát triển. Chúng bao gồm các kháng nguyên ngoại tế bào có bản chất là protein như
các độc tố và các enzyme.
1.1. Kháng nguyên ngoại độc tố
Các vi khuẩn bạch hầu, uốn ván, ngộ độc thịt.v.v... Có ngoại độc tố là những kháng
nguyên mạnh và có khả năng biến đổi thành giải độc tố sau khi xử lý với formol ở 400
C trong
một thời gian. Giải độc tố không còn độc tính nhưng vẫn giữ được khả năng sinh miễn dịch,
được dùng để làm vaccine phòng bệnh rất tốt. Các vaccine phòng bệnh bạch hầu, bệnh uốn
ván đều là những giải độc tố.
Vi khuẩn tả và một số E.coli như ETEC gây bênh bằng cơ chế sinh ra độc tố ruột
(enterotoxin). Độc tố ruột có tính kháng nguyên cao, kích thích sự hình thành kháng thể IgA
tiết tại ruột, chủ yếu chống lại phần B của độc tố ruột.
1.2. Kháng nguyên enzyme
Trong các enzyme ngoại tế bào có tính kháng nguyên mạnh, đáng kể nhất là các dung
huyết tố. Ví dụ như dung huyết tố Streptolysin O của liên cầu là một kháng nguyên mạnh,
kích thích cơ thể hình thành antistreptolysin O (ASO) , phản ứng huyết thanh ASO thường
được dùng trong chẩn đoán bệnh liên cầu. Enzyme Streptokinase do nhiều chủng liên cầu tan
máu β tạo thành cũng là một kháng nguyên tốt khích động sự hình thành antistreptokinase
(ASK).
2. Các kháng nguyên tế bào
Tế bào vi khuẩn có bao nhiêu thành phần cấu tạo thì có bấy nhiêu loại kháng nguyên.
2.1. Kháng nguyên của vách tế bào vi khuẩn
- Vi khuẩn Gram dương: Cấu tạo chính của vách tế bào vi khuẩn Gram dương là
peptidoglycan gọi là murein. Nhiệm vụ chính của murein là làm sườn cơ bản của vách tế bào
còn vai trò sinh miễn dịch rất thứ yếu. Những thành phần cấu tạo khác của vách tế bào mặc dù
ở tỷ lệ thấp nhưng có tính kháng nguyên cao, đó là:
+ Các protein: thường là kháng nguyên gây ngưng kết đặc hiệu, căn cứ vào đó có thể
chia vi khuẩn thành nhiều nhóm, mỗi nhóm thành nhiều type, thí dụ như protein A của tụ cầu,
protein M của liên cầu A.
54+ Polysaccharide: thường là những hapten, chỉ khi nào gắn với một protein thì mới trở
thành có tính sinh miễn dịch, ví dụ như polysaccharide C của liên cầu, phế cầu.
- Vi khuẩn Gram âm : Ở vách tế bào vi khuẩn Gram âm, thành phần kháng nguyên
chủ yếu là phức hợp protein - lipid - polysaccharide trong đó thành phần protein làm cho phức
hợp có tính chất kháng nguyên, phần polysaccharide quy định tính đặc hiệu của kháng
nguyên, phần lipid có tính độc. Kháng nguyên vách tế bào vi khuẩn Gram âm thường được
gọi là kháng nguyên O có bản chất là lipopolysaccharide (LPS) . Kháng nguyên O (LPS) là
nội độc tố của vi khuẩn Gram âm.
2.2. Kháng nguyên vỏ của vi khuẩn
Một số vi khuẩn có vỏ bọc ngoài vách tế bào, che chở vi khuẩn chống hiện tượng
thực bào. Kháng nguyên vỏ bản chất thường là những polysaccharide đặc hiệu type như phế
cầu dạng S, E.coli..., nhưng cũng có thể là polypeptide như vỏ của trực khuẩn than, trực
khuẩn dịch hạch.
2.3. Kháng nguyên lông của vi khuẩn
Một số vi khuẩn Gram âm có kháng nguyên lông bản chất là protein mang tính đặc
hiệu type. Kháng nguyên lông không đóng vai trò quan trọng trong việc gây bệnh, nhưng có
tác dụng trong việc chẩn đoán và xếp loại vi khuẩn. Kháng nguyên lông thường được gọi là
kháng nguyên H.
2.4. Kháng nguyên bề mặt Vi
Một vài loài Salmonella có một lớp polysaccharide mỏng bao bọc bên ngoài vách tế
bào vi khuẩn, không nhìn thấy được ở kính hiển vi quang học. Ví dụ như kháng nguyên Vi
của Salmonella typhi.
II. KHÁNG NGUYÊN CỦA VIRUS
Các kháng nguyên của virus được chia ra làm 2 loại: các kháng nguyên hòa tan và các
kháng nguyên là thành phần cấu tạo hạt virus.
1. Các kháng nguyên hòa tan
Đó là những kháng nguyên thu được từ nuôi cấy tế bào nhiễm virus sau khi đã loại bỏ
virus và các thành phần của tế bào. Các kháng nguyên này có thể là các enzyme của virus,
những thành phần cấu tạo mà virus đã tổng hợp thừa trong quá trình nhân lên. Các kháng
nguyên này ít có ý nghĩa thực tế.
2. Các kháng nguyên hạt virus
Mọi virus đều có 2 thành phần cấu tạo cơ bản là axit nucleic và capsid. Một số virus
còn có vỏ ngoài (envelope).
2.1. Kháng nguyên nucleoprotein
Là phức hợp kháng nguyên tạo nên bởi axit nucleic và protein. Ở virus cúm,
ribonucleoprotein là kháng nguyên đặc hiệu type.
2.2. Kháng nguyên của capsid
Là kháng nguyên quan trọng và mạnh nhất của virus vì capsid chứa phần lớn protein
của virus . Nó có thể là kháng nguyên riêng biệt hoặc gắn với nucleoprotein thành một kháng
nguyên phức hợp. Vỏ protein gây nên trong cơ thể những kháng thể trung hòa đảm bảo miễn
dịch đặc hiệu chống lại virus. Kháng nguyên này đóng vai trò quan trọng trong phân loại các
virus không có vỏ ngoài (envelope).
552.3. Kháng nguyên của vỏ ngoài (envelope)
Bàn chất hoá học của vỏ ngoài thường là lipoprotein, ở một số virus là glycoprotein.
Trên vỏ thường chứa các kháng nguyên đặc hiệu như yếu tố gây ngưng kết hồng cầu hoặc
neuraminidase, kháng nguyên ngưng kết hồng cầu giúp ích nhiều cho việc phát hiện và chẩn
đoán virus.
56SỰ ĐỀ KHÁNG CỦA CƠ THỂ CHỐNG LẠI
CÁC VI SINH VẬT GÂY BỆNH
Mục tiêu học tập
Trình bày được các cơ chế bảo vệ không đặc hiệu và đặc hiệu của cơ thể chống lại
các vi sinh vật gây bệnh.
Cơ thể con người phải đối phó rất nhiều loài vi sinh vật. Chúng khác nhau về cấu trúc,
thành phần hóa học, cách xâm nhiễm cũng như hoạt động ở trong cơ thể con người. Cơ chế
bảo vệ không đặc hiệu được huy động đầu tiên để ngăn cản vi sinh vật xâm nhập cơ thể hoặc
giảm số lượng cũng như khả năng gây nhiễm của chúng. Trong quá trình chống vi sinh vật có
sự phối hợp chặt chẽ của cơ chế bảo vệ không đặc hiệu với cơ chế bảo vệ đặc hiệu cũng như
cơ chế miễn dịch thể dịch và cơ chế miễn dịch tế bào.
I. CƠ CHẾ BẢO VỆ KHÔNG ĐẶC HIỆU
Cơ chế này bao gồm nhiều hệ thống sẵn có của cơ thể nên nó hoạt động đầu tiên nhằm
mục đích ngăn cản sự xâm nhập của mọi loài vi sinh vật gây bệnh.
1. Da và niêm mạc
Da và niêm mạc là rào cản đầu tiên ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật vào cơ
thể bằng các cơ chế sau:
1.1. Cơ học
Các tế bào sừng hóa ở da, tế bào biểu mô có lông của niêm mạc đường hô hấp và tiêu
hóa là các vật cản và đẩy lùi các vi sinh vật lạ xâm nhập.
1.2. Vật lý và hóa học
Sự bài tiết các chất bả nhờn (axit béo), bài tiết mồ hôi (axit lactic) trên bề mặt da và độ
pH thấp (môi trường axit) của một số vị trí ở da và niêm mạc dạ dày hay đường tiết niệu sinh
dục... có tác dụng ức chế và diệt các vi sinh vật. Lysozym có trong nước bọt, nước mắt, dịch
nhầy mũi họng... có tác dụng diệt vi sinh vật.
1.3. Cạnh tranh sinh học
Xảy ra giữa các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào da và niêm mạc với quần thể vi
sinh vật bình thường cư trú trên bề mặt da, niêm mạc của cơ thể. Chính điều này đẫ tạo ra sự
bảo vệ tự nhiên cho cơ thể.
2. Phản ứng viêm
Khi vi sinh vật qua được da và niêm mạc, cơ thể chống lại bằng phản ứng viêm tại
chỗ nơi vi sinh vật vừa lọt vào. Viêm là một phản ứng tích cực của cơ thể với các biểu hiện
sưng, nóng, đỏ và đau. Tại chổ viêm có sự tập trung các tế bào như bạch cầu đa nhân trung
tính, các đại thực bào, các lympho bào... và các chất có hoạt tính sinh học như histamin,
serotonin, các men gây phân hủy tổ chức. Tại chổ viêm: tuần hoàn chậm, giãn mạch, các chất
diệt khuẩn có trong máu tràn vào ổ viêm, có sự thay đổi sinh hóa như tăng axit lactic, pH
giảm làm cho vi sinh vật phát triển không thuận lợi. Có hàng rào fibrin bao bọc ngăn cách ổ
viêm không cho vi sinh vật lan rộng.Quá trình viêm có thể lan tỏa, có thể khu trú trong các ổ
viêm, song đều nhằm một mục đích là ngăn cản sự xâm nhập và lan tỏa của các vi sinh vật
gây bệnh và các sản phẩm độc hại của chúng.
573. Bạch cầu trung tính
Xâm nhập vào bên trong cơ thể vi sinh vật bị các bạch cầu trung tính và tế bào mono
tấn công. Trên bề mặt bạch cầu trung tính có các thụ thể (receptor) dành riêng cho Fc của
IgG và thụ thể cho C3 của bổ thể nên dễ bám và bắt các vi khuẩn đã gắn với kháng thể và bổ
thể, đó là hiện tượng opsonin hóa. Hiện tượng này làm cho thực bào xảy ra nhanh chóng hơn,
nhất là vi khuẩn có vỏ polysaccarit như phế cầu. Với khả năng bắt và tiêu diệt vi khuẩn, bạch
cầu trung tính rất quan trọng trong các phản ứng viêm cấp tính.
4. Đại thực bào
Nếu vi sinh vật thoát khỏi bạch cầu trung tính thì chúng theo máu và bạch huyết đến
các tổ chức. Ở đây chúng bị các đại thực bào tấn công. Các tế bào đơn nhân thực bào bắt
nguồn từ một lọai tế bào tủy xương, phát triển thành tế bào chín tuần hoàn trong máu ngoại vi
rối đến các tổ chức khác nhau: Tế bào mono tìm thấy trong tủy xương và máu, các đại thực
bào trong các tổ chức. Chức năng quan trọng của đại thực bào là bắt giữ và xử lý các vật lạ.
Gọi là thực bào lúc vật lạ có kích thứơc lớn như tế bào, vi khuẩn, ký sinh trùng đơn bào...
hoặc ẩm bào nếu vật lạ là phân tử dưới dạng hòa tan. Thực bào phải qua các giai đoạn : bám,
nuốt và tiêu hóa. Phần lớn các vi sinh vật bị các lysosom tiêu diệt, chúng bị nhận chìm trong
các bọng nội bào liên kiết với các lysosom để hình thành các phagolysosom. Các đại thực bào
và tế bào mono tiêu diệt vi sinh vật theo một cơ chế giống như bạch cầu trung tính thông qua
các thụ thể (receptor) dành cho Fc và C3. Một số vi khuẩn độc lực như vi khuẩn lao, Listeria,
Brucella... không những không bị tiêu diệt mà còn có thể nhân lên trong đại thực bào và thóat
khỏi tác dụng của các chất trong huyết thanh có khả năng tiêu diệt chúng.
5. Kháng thể tự nhiên
Có một số protein trong huyết thanh bình thường với những đặc tính cấu trúc của
globulin miễn dịch. Chúng phản ứng đặc hiệu với một vài kháng nguyên mặc dù cá nhân
trong đó chúng được tìm thấy chưa hề tiếp xúc với những kháng nguyên đó. Chúng được tìm
thấy trong huyết thanh ở hiệu giá thấp và có thể có một vai trò có ý nghĩa trong sự đề kháng
với một vài nhiễm trùng. Sự thực bào đối với các vi khuẩn gây bệnh được tăng cường bởi các
kháng thể tự nhiên do tác dụng opsonin hóa. Kháng thể tự nhiên được hình thành do cơ thể
tiếp xúc với một vi sinh vật nào đó có chung thành phần kháng nguyên với vi sinh vật gây
bệnh hoặc do tiếp xúc không biết với kháng nguyên hiện diện trong thiên nhiên ví dụ nhiễm
trùng không biểu hiện hoặc ở trong thức ăn.
6. Bổ thể
Tìm thấy trong huyết thanh của động vật, không bền với nhiệt (560
/30 phút). Bổ thể
(C’
) gồm chín thành phần C1 - C9. Lúc thành phần thứ nhất bị khích động bởi một phức hợp
miễn dịch thì nó có khả năng khích động nhiều phân tử của thành phần thứ hai và như thế tạo
nên một hiệu ứng dây chuyền khuếch đại. Theo cách này sự khích động một phân tử của C1
làm khích động hàng nghìn phân tử của thành phần tiếp theo. Ở mỗi giai đọan, sự khích động
làm xuất hiện họat tính enzyme mới. Thành phần cuối làm thủng một lỗ trên màng tế bào và
làm cho tế bào chết. Như thế qua phản ứng khuếch đại dây chuyền, sự khích động thành phần
C1 có thể dẫn đên sự tiêu bào nhận biết bằng mắt.
Hoạt tính sinh học của bổ thể:
6.1.Làm tan tế bào
Mô hình phổ biến là phan ứng miễn dịch làm tan hồng cầu. Khái quát hơn phản ứng
kết hợp bổ thể gây tan vi khuẩn, tế bào ung thư. Bổ thể làm tan vi khuẩn lần đầu tiên được
Pfeiffer phát hiện lúc tiêm vi khuẩn tả vào phúc mạc chuột lang đã miễn dịch với phẩy khuẩn
tả.
586.2.Dự phần vào hiện tượng opsonin hóa
Bề mặt của bạch cầu trung tính có thụ thể dành cho Fc của IgG và thụ thể dành cho
C3b của bổ thể nên bạch cầu trung tính dễ bám và bắt các vi khuẩn đã gắn với kháng thể và bổ
thể. Đó là hiện tượng opsonin hóa.
6.3.Miễn dịch kết dính
Phản ứng miễn dịch kết dính xảy ra giữa các phức hợp đã được bao phủ bởi C3b với
một số tế bào như bạch cầu trung tính, đại thực bào, tế bào mono ở người.
Đối với tế bào, hiện tượng miễn dịch kết dính có tác dụng thúc đẩy hiện tượng thực
bào. Nó còn có tác dụng khởi động sự giải phóng các enzyme từ lysosom của bạch cầu trung
tính làm nhiệm vụ thực bào .
6.4.Họat tính hóa hướng động
Một số sản phẩm phân hóa được phóng thích trong phản ứng của chuỗi bổ thể như
C5a, Phức hợp C5, C6, C7 .... có họat tính hóa hướng động đối với bạch cầu máu ngoại vi của
người.
6.5. Họat tính phản vệ
C3a, và C5a là sản phâm phân hóa của C3 và C5.Các sản phẩm này gây nên co bóp cơ
trơn, gây nên hiện tượng giãn huyết quản và tăng tính thẩm thấu của mao mạch tương tự như
histamin.
7. Properdin
Thu được từ huyết thanh bình thường bằng cách hấp phụ lên Zymosan, một thành
phần của vách tê bào nấm men. Nó có thể giết chết nhiều vi khuẩn và virus với sự hiện diện
của Mg++
và bổ thể qua sự họat hóa theo con đường tắt.
8. Interferon (INF)
Khi cơ thể bị nhiễm virus, một chất có vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu để ức
chế và diệt virus đó là IFN. IFN là những glycoprotein do nhiều loại tế bào sản xuất ra sau
khi có tác dụng kích thích của virus. IFN xuất hiện sớm (vài giờ) sau nhiễm virus và tồn tại
ngắn khoảng vài ngày đến vài tuần. IFN có tính đặc hiệu loài, IFN do các tế bào loài nào sinh
ra thì chỉ bảo vệ được cho các tế bào của loài đó. Nó có tác động ngăn cản sự nhân lên của
nhiều loài virus khác nhau chứ không phải chỉ với virus đã kích thích sinh ra IFN. Như vậy
IFN không tác dụng đặc hiệu cho từng loại virus gây bệnh. IFN không tác động trực tiếp lên
virus như kháng thể. Chúng tác động đến tế bào, kích thích tế bào dùng cơ chế enzyme để
ngăn cản sự nhân lên của virus.
II. CƠ CHẾ BẢO VỆ ĐẶC HIỆU
Các cơ chế miễn dịch không đặc hiệu có thể họat động độc lập nhưng thường tác động
hợp đồng với cơ chế miễn dịch đặc hiệu, do đó làm tăng hiệu quả của cơ chế miễn dịch đặc
hiệu lên rất nhiều, nhất là đối với các vi sinh vật có độc lực cao. Các cơ chế bảo vệ đặc hiệu
chỉ có được khi cơ thể đã tiếp xúc với các kháng nguyên của một vi sinh vật gây bệnh nào đó
(do nhiễm trùng hoặc do dùng vacxin). Cơ chế bảo vệ đặc hiệu gồm có miễn dịch dịch thể bảo
vê và miễn dịch tế bào bảo vệ.
1. Cơ chế miễn dịch dịch thể bảo vệ
Sự hồi phục của cơ thể vật chủ trong nhiều trường hợp nhiễm vi sinh vật phụ thuộc
vào sự xuất hiện của kháng thể bảo vệ. Sự tồn tại của kháng thể này cũng giúp cho cơ thể đề
phòng tái nhiễm. Kháng thể có những tác dụng khác nhau đối với vi sinh vật .
591.1. Ngăn cản vi sinh vật bám
Đối với nhiều loài vi sinh vật gây bệnh, việc bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, tiết
niệu, hô hấp là bước quan trọng để chúng có thể gây bệnh như E.coli, lậu cầu, vi khuẩn tả,
Mycoplasma, các lọai virus. Các kháng thể thường là IgA tiết ( IgAs ) có khả năng ngăn cản
các vi sinh vật bám vào niêm mạc.
1.2 Trung hòa độc lực của virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzyme
Các kháng thể IgG, IgA và IgM khi kết hợp đặc hiệu với các kháng nguyên trên, đã
làm cho các virus, Rickettsia, ngoại độc tố và enzyme mất khả năng gây bệnh.
1.3. Làm tan các vi sinh vật trong trường hợp có bổ thể tham gia
Các kháng thể IgG, IgA và IgM khi kết hợp đặc hiệu với các kháng nguyên là các vi
sinh vật đã hoạt hóa bổ thể đẫn tới làm tan tế bào vi sinh vật (vi khuẩn Gram âm, virut ).
1.4.Ngưng kết vi sinh vật và kết tủa các sản phẩm hòa tan của vi sinh vật
Các kháng thể IgG, IgA và IgM khi kết hợp đặc hiệu với các vi sinh vật đã gây ngưng
kết các vi sinh vật này, khi kết hợp với các sản phẩm hòa tan của các vi sinh vật cũng gây nên
sự kết tủa của các sản phẩm này.
1.5. Opsonin hóa
Lúc opsonin hóa tức là kết hợp với kháng thể và bổ thể vi sinh vật dễ dàng bị bạch cầu
trung tính và đại thực bào thâu tóm vì trên bề mặt của bạch cầu trung tính và đại thực bào có
các thụ thể dành cho Fc của kháng thể và C3b của bổ thể và do đó bị tiêu diệt nhanh chóng
hơn. Qua opsonin hóa sự thực bào ngay cả với những vi sinh vật có độc lực cũng được thực
hiện mạnh mẽ.
1.6. Hiện tượng gây độc tế bào do tế bào phụ thuộc kháng thể (Antibody dependent cellular
cytotoxicity: ADCC)
Gọi tắt là hiệu quả ADCC. Các tê bào gây nên hiện tượng này là các lympho K còn
gọi là tế bào Null. Ngoài ra đại thực bào và tế bào mono cũng gây ra hiệu quả trên đây. Cho
đến nay chưa hiểu hết cơ chế làm tan tế bào do hiệu quả ADCC. Một số nghiên cưú cho rằng
hiện tượng tan tế bào do hiệu quả ADCC có điểm giống tan tế bào do lympho T gây độc, một
số khác lại cho rằng hiện tượng tan tế bào này dẫn đến vỡ màng tế bào giống như sự tác đụng
của kháng thể và bổ thể. Hiệu quả ADCC liên quan đến tế bào ung thư, nhưng các vi sinh vật
cũng bị tiêu diệt theo cơ chế này. Tuy in virto người ta đã chứng minh khả năng giết vi khuẩn
và tế bào nhiễm virus theo cơ chế của hiệu quả ADCC nhưng cho đến nay chưa hiểu hết tầm
quan trọng của hiệu quả này. Trong bệnh viên gan B có thể hiệu quả ADCC có vai trò quan
trọng trong việc tiêu diệt các tế bào gan nhiễm virus. Ở trẻ em bị sởi hiệu quả ADCC cũng có
tác dụng diệt tế bào nhiễm virus nhưng chưa rõ ý nghĩa lâm sàng của hiệu quả này.
2. Cơ chế miễn dịch qua trung gian tế bào bảo vệ
Một số vi khuẩn như vi khuẩn lao, vi khuẩn phong cũng như Listeria, Brucella và tất
cả các virus có khả năng sống và tiếp tục phát triển ở bên trong tế bào nên kháng thể không
thể tiếp cận với các vi sinh vật này. Chính cơ chế miên dịch qua trung gian tế bào gọi tắt là
đáp ứng miên dịch tế bào có vai trò quan trọng trong việc chống lại các vi sinh vật ký sinh bên
trong tế bào . Có hai hình thức đáp ứng miễn dịch tế bào : Một hình thức do lympho T gây
quá mẫn muộn (Delayed-typee hypersensitivity T lymphocyte: Lympho TDTH) và đại thực
bào phụ trách, một hình thức do lympho T gây độc (Cytotoxicity T lymphocyte: lympho Tc)
phụ trách.
602.1.Hình thức đáp ứng miễn dịch tế bào do lympho TDTH (lympho T gây quá mẫn muộn) và
đại thực bào phụ trách
Gồm hai giai đọan: Trong giai đọan đầu xảy ra sự tương tác gữa đại thực bào làm
nhiệm vụ trình diện kháng nguyên với các lympho TDTH để cho các lympho TDTH nhận diện
các quyết định kháng nguyên. Ngoài sự kích thích của kháng nguyên, lympho TDTH còn nhận
sự kích thích của Interleukin 2 do Lympho T cảm ứng tiết ra . Sau khi nhân hai kích thích ,
một của quyết định kháng nguyên, một của Interleukin 2, lympho TDTH trở thành dạng họat
hóa và phân chia để tăng sinh. Trong giai đọan 2, lympho TDTH họat hóa tiết ra các lymphokin,
đó là những chất hòa tan có tác dụng trên các hoạt động của các tế bào khác như đại thực bào,
bạch cầu trung tính...Sau khi được họat hóa bởi lymphokin, các đại thực bào trở nên có khả
năng tiêu diệt các vi sinh vật nội bào như vi khuẩn lao, Brucella, Listeria, Salmonella typehi.
2.2.Hình thức đáp ứng miễn dịch tế bào do lympho Tc (lympho T gây độc) phụ trách
Những nghiên cứu trên tế bào người cho thấy ở người cũng có hình thức đáp ứng
miễn dịch tế bào do lympho Tc đảm nhận. Lympho Tc của người bị sới có thể diệt các tế bào
đích nhiễm virus in vitro. Lúc lympho Tc và tế bào đích lấy từ một cơ thể thì khả năng tiêu
diệt tế bào đích đạt tối đa.
Lympho Tc có khả năng tiêu diệt các tế bào đích bị nhiễm virus (sởi, cúm, Epstein
Barr....) khi các lympho Tc nhận diện cả kháng nguyên virus lẫn kháng nguyên phù hợp tổ
chức trên bề mặt tế bào đích. Ngoài sự kích thích của kháng nguyên, lympho Tc còn nhận sự
kích thích của interleukin 2. Sau khi nhận hai kích thích, một của kháng nguyên, một của
Interleukin 2, tiền lympho Tc được họat hóa thành lympho Tc họat động có khả năng diệt tế
bào đích nhiễm virus. Cơ chế lympho Tc diệt các tế bào đích nhiễm virus hiện nay chưa được
sáng tỏ.
61KỸ THUẬT MIỄN DỊCH SỬ DỤNG
TRONG CHẨN ĐOÁN VI SINH VẬT
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được nguyên lý của một số kỹ thuật miễn dịch.
2.Biết áp dụng một số kỹ thuật huyết thanh học trong chẩn đoán bệnh nhiễm trùng.
I. BẢN CHẤT CỦA SỰ KẾT HỢP GIỮA KHÁNG NGUYÊN VÀ KHÁNG THỂ
Sự kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể phụ thuộc vào cấu trúc bề mặt của kháng
nguyên và kháng thể. Sự kết hợp này xảy ra giữa một phần rất giới hạn giữa phân tử kháng
nguyên (nhóm quyết định) và một phần rất giới hạn của phân tử kháng thể (trung tâm hoạt
động).
Theo Pauling, phân tử kháng thể thường hóa trị hai nghĩa là cùng một lúc có thể kết
hợp với hai phân tử kháng nguyên. Còn kháng nguyên đa hóa trị nên cùng một lúc có thể kết
hợp với nhiều phân tử kháng thể. Cho nên kháng nguyên và kháng thể kết hợp với nhau để tạo
thành một phức hợp hình mạng lưới trong không gian ba chiều. Vì kích thước quá lớn nên
phức hợp kết tủa hoặc ngưng kết.
Kháng nguyên và kháng thể có thể kết hợp với nhau theo bất cứ tỷ lệ nào nhưng phản
ứng yếu đi nếu thừa hoặc thiếu kháng nguyên hoặc kháng thể. Phản ứng rõ rệt nhất lúc số
phân tử kháng nguyên tương đương với số phân tử kháng thể.
Sự kết hợp giữa phân tử kháng nguyên và kháng thể xảy ra nhờ các lực như: lực liên
kết ion (lực tĩnh điện Coulomb) giữa các nguyên tử hoặc các nhóm hoá học mang điện trái
dấu, ví dụ giữa NH3
+
và COO-
, lực liên kết của các cầu nối hydro giữa các nguyên tử hydro
mang điện tích dương với các nguyên tử mang điện tích âm, lực Van der Walls (lực hấp dẫn
liên phân tử) giữa hai phân tử phụ thuộc vào tương tác giữa các lớp mây điện tử ở mặt ngoài
và lực ố thuỷ nếu ở diện tiếp xúc cả phía kháng nguyên và kháng thể đều có các axít amin ố
thuỷ thì khi kháng nguyên kháng thể kết hợp, nước sẽ bị đẩy ra tạo nên một lực gắn giữa các
axít amin ố thuỷ đó, sự kết hợp này không phải là một phản ứng hóa học.
Phản ứng kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể rất đặc hiệu. Một kháng nguyên chỉ
kết hợp với kháng thể do nó kích thích cơ thể tạo thành. Do đó phản ứng kết hợp kháng
nguyên - kháng thể được sử dụng để xác định kháng nguyên hoặc kháng thể nếu một trong hai
phân tử đã biết.
Hiệu giá của kháng thể ở trong huyết thanh người hoặc động vật có thể xác định nhờ
kháng nguyên đã biết và do đó cho biết sự tiếp xúc trước đó với kháng nguyên. Ngược lại nhờ
kháng thể đã biết những kháng nguyên khác nhau của một vi sinh vật có thể nhận mặt. Mặt
khác sự hiểu biết cấu tạo kháng nguyên cho phép chọn lựa thích đáng vi sinh vật dùng làm
vaccine phòng ngừa bệnh nhiễm trùng.
II. PHẢN ỨNG KẾT TỦA
1. Nguyên lý
Phản ứng kết tủa là sự kết hợp giữa kháng nguyên hòa tan lúc gặp kháng thể tương
ứng, tạo thành tủa có thể quan sát trực tiếp bằng mắt thường hoặc nhờ soi kính lúp.
62 Kháng nguyên đa hóa trị kết hợp với kháng thể hóa trị hai để tạo thành kết tủa hình
mạng lưới 3 chiều. Phản ứng có thể thực hiện ở môi trường lỏng hoặc môi trường gel.
2. Phản ứng kết tủa ở môi trường lỏng
2.1. Phản ứng định tính
Được thực hiện với kháng huyết thanh pha loãng hoặc không pha loãng. Kháng huyết
thanh và kháng nguyên được trộn với nhau và quan sát kết tủa tạo thành. Cũng có thể cho
kháng huyết thanh vào một ống nghiệm nhỏ rồi sau đó cho kháng nguyên dần dần vào theo
thành ống. Một vòng kết tủa được quan sát ở mặt phẳng phân cách.
2.2. Phản ứng định lượng
Cho phép xác định lượng kháng thể kết tủa với một lượng kháng nguyên đã biết. Cho
một lượng kháng nguyên tăng dần vào một lượng kháng huyết thanh không đổi,lấy kết tủa
bằng ly tâm và định lượng protein bằng những phương pháp thông thường để xác định lượng
kháng thể đã phản ứng.
3. Phản ứng kết tủa ở môi trường gel
2.1. Phản ứng khuếch tán đôi Ouchterlony
Kháng nguyên và kháng thể được đặt vào những lỗ đục ở trong thạch. Chúng khuếch
tán và tạo nên những đường kết tủa ở trên mặt thạch. Một phẩm vật chứa nhiều kháng nguyên
tạo thành nhiều đường kết tủa.
Những liên hệ miễn dịch giữa hai kháng nguyên có thể khảo sát bằng phản ứng khuếch tán
đôi. Những dải kết tủa tạo thành có thể cho biết sự tương đồng miễn dịch, sự đồng nhất từng
phần hoặc sự không liên hệ.
2.2. Phản ứng khuếch tán đơn
Có thể làm cho sự khuếch tán ở môi trường gel nhạy hơn bằng cách trộn kháng thể
vào thạch. Kháng nguyên được cho khuếch tán từ một lỗ đục ở trên môi trường thạch chứa
kháng thể. Lúc bắt đầu khuếch tán, kháng nguyên còn ở nồng độ cao nên tạo thành những
phức hợp hòa tan. Lúc khuếch tán xa hơn, nồng độ hạ dần cho đến khi đạt một trị số thích
nghi ở đó vòng kết tủa được tạo thành. Phương pháp này không những có thể ứng dụng để
nhận mặt kháng nguyên mà còn có thể cho phép định lượng IgG ở trong huyết thanh.
III. PHẢN ỨNG NGƯNG KẾT
1. Nguyên lý
Phản ứng ngưng kết là sự kết hợp giữa kháng nguyên hữu hình với kháng thể tương
ứng, tạo thành các hạt ngưng kết có thể quan sát được bằng mắt thường.
Kháng nguyên có thể là vi khuẩn, hồng cầu, bạch cầu, tinh trùng.v.v... Phản ứng
ngưng kết chi xảy ra nếu có chất điện giải, rõ nhất, nhanh nhất ở pH từ 7 đến 7,2 và ở nhiệt độ
370
C.
2. Phản ứng ngưng kết trực tiếp
Vi sinh vật sống và chết đều có khả năng ngưng kết với kháng thể. Với vi sinh vật
sống, thực hiện phản ứng trên một phiến kính. Phản ứng này thường được sử dụng để nhận
mặt vi khuẩn. Ngoài vi khuẩn, các tếbào như hồng cầu, tinh trùng... đều có khả năng ngưng
kết với kháng thể đối ứng.
Trường hợp kháng nguyên là vi sinh vật chết, thực hiện phản ứng trong ống nghiệm để
xác định hiệu giá kháng thể ở trong huyết thanh trong chẩn đoán bệnh như phản ứng Widal
trong chẩn đoán bệnh thương hàn.
633. Phản ứng ngưng kết gián tiếp
Ở đây kháng nguyên và kháng thể chỉ ngưng kết khi có sự hiện diện của một nhân tố
thứ 3. Phản ứng Coombs là một ví dụ. Người mẹ Rh- sinh đúa con Rh+ (kháng nguyên D).
Lúc sinh con, hồng cầu Rh+ lọt vào máu người mẹ và khích động sự tạo thành kháng thể D.
Kháng thể D có thể lọt qua nhau trong những lần mang thai sau. Phản ứng giữa kháng thể D
và kháng nguyên D có thể phá hủy hồng cầu và gây nên chứng tan máu ở trẻ sơ sinh.
Để phòng ngừa cho bà mẹ Rh- khỏi bị nhạy cảm hóa bởi kháng nguyên D của đứa con
Rh+, tiêm vào người mẹ ngay trước khi sinh đứa con thứ nhất một lượng nhỏ kháng thể D.
4. Phản ứng ngưng kết thụ động
Kháng nguyên hòa tan được hấp phụ lên bề mặt những nền mượn như hạt bentonit, hạt
latex nhưng thông dụng nhất là hồng cầu cừu. Những hạt này ngưng kết với kháng thể nhờ sự
hiện diện của kháng nguyên dính vào bề mặt chúng. Những hạt này khá lớn nên phản ứng
dương tính có thể khám phá bằng mắt thường. Trong trường hợp hồng cầu được sử dụng làm
giá mang kháng nguyên thì phản ứng được gọi là phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động.
Để phát hiện kháng nguyên, người ta gắn kháng thể lên nền mượn. Khi kháng thể gặp
kháng nguyên đặc hiệu, hiện tượng ngưng kết sẽ xuất hiện. Loại này được gọi là phản ứng
ngưng kết thụ động ngược.
Phản ứng ngưng kết thụ động nhạy hơn phản ứng ngưng kết trực tiếp nhờ hình thể
tương đối lớn của những hạt mang kháng nguyên và độ đặc hiệu cao hơn phản ứng ngưng kết
trực tiếp vì có thể tinh chế được các kháng nguyên hoặc kháng thể trước khi gắn lên nền
mượn. Loại phản ứng này được dùng trong chẩn đoán nhiều bệnh nhiễm trùng như dịch hạch,
Whitmore, viêm màng não mủ...
5. Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu
Có một số virus có khả năng ngưng kết hồng cầu của một số động vật và phản ứng đó
bị ức chế bởi kháng huyết thanh của virus. Đó là phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu. Phản
ứng ngăn ngưng kết hồng cầu được sử dụng để chẩn đoán nhiều chứng bệnh virus như cúm,
quai bị, sốt xuất huyết, đậu mùa.v.v...
IV. PHẢN ỨNG KẾT HỢP BỔ THỂ
1. Nguyên lý
Kháng thể đặc hiệu với sự tham gia của bổ thể sẽ gây ly giải tế bào vi khuẩn hoặc một
số tế bào động vật khác.
2. Các giai đoạn tiến hành phản ứng kết hợp bổ thể
Trong phòng thí nghiệm người ta thực hiện phản ứng kết hợp bổ thể bằng cách ghép 2
hệ thống phản ứng:
- Trong hệ thống 1, kháng nguyên được cho tác dụng với kháng thể (một yếu tố biết,
một yếu tố chưa biết). Nếu kháng nguyên và kháng thể phản ứng đặc hiệu thì tất cả lượng bổ
thể kết hợp vào phức hợp kháng nguyên - kháng thể (KN-KT)
- Hệ thống thứ hai được sử dụng để nhận mặt bổ thể tự do (không kết hợp). Thêm vào
hệ thống thứ nhất những hồng cầu cừu và huyết thanh kháng hồng cầu cừu (hệ thống tan
máu). Lúc bổ thể kết hợp vào phức hợp KN-KT của hệ thống 1 thì không còn bổ thể để ly giải
hồng cầu cừu đã nhạy cảm hóa. Nếu ở hệ thống 1, kháng nguyên và kháng thể không phản
ứng đặc hiệu với nhau thì bổ thể tự do kết hợp với phức hợp hồng cầu cừu - kháng hồng cầu
cừu và do đó làm tan hồng cầu cừu. Cho nên đọc kết quả phản ứng dương tính lúc không có
tan máu và âm tính lúc có tan máu.
64Phản ứng kết hợp bổ thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai, bệnh virus cũng
như để nhận mặt kháng nguyên và kháng thể.
V. CÁC PHẢN ỨNG TRUNG HÒA
1.Nguyên lý
Kháng thể đặc hiệu có khả năng trung hoà độc tố, độc lực của vi sinh vật, làm mất đi
một tính chất nào đó của vi sinh vật hoặc sản phẩm của nó.
2. Phản ứng trung hòa độc tố
Độc tố nói ở đây là ngoại độc tố. Nêú một liều chí mạng hay lớn hơn độc tố được hỗn
hợp với một lượng thích nghi kháng độc tố đối ứng rồi tiêm hỗn hợp vào một động vật nhạy
cảm thì con vật không bị nguy hiểm. Tính độc của độc tố đã bị kháng độc tố trung hòa. Cũng
như những phản ứng miễn dịch khác, phản ứng này rất đặc hiệu: một độc tố chỉ trung hòa với
kháng độc tố tương ứng.
Lượng kháng độc tố cần thiết để trung hòa một lượng độc tố phụ thuộc với cách thức
hỗn hợp 2 cấu trúc với nhau vì tùy theo điều kiện thí nghiệm độc tố có khả năng kết hợp với
kháng độc tố ở những tỷ lệ khác nhau. Nếu thay vì cho một lượng độc tố đã biết vào một
lượng kháng độc tố để trung hòa, người ta cho lượng độc tố làm hai lần vào lượng kháng độc
tố thì hỗn hợp không trung hòa đối với động vật thí nghiệm. Đó là hiện tượng Danysz. Người
ta cho rằng lúc cho nửa lượng độc tố vào kháng độc tố thì độc tố kết hợp với nhiều kháng độc
tố hơn và do đó số lượng phân tử kháng độc tố tự do còn lại ít không đủ để trung hòa lượng
độc tố còn lại.
3. Phản ứng trung hòa virus
Nhiều loài virus phát triển ở nuôi cấy tế bào thì phá hủy các tế bào (hiện tượng tế bào
bệnh lý) nhưng nếu cho kháng thể tương ứng của virus vào đồng thời với virus thì virus bị
trung hòa không nhân lên được và hiện tượng tế bào bệnh lý không xảy ra. Phản ứng này
được sử dụng để xác định hàm lượng kháng thể trong huyết thanh cũng như định type virus.
Mặt khác cũng có thể định lượng kháng thể của virus ở trong huyết thanh bằng cách
hỗn hợp kháng huyết thanh với virus rồi tiêm hỗn hợp vào một nhóm động vật nhạy cảm. Nếu
động vật thử nghiệm không cho thấy triệu chứng bệnh thì sự hiện diện của kháng thể trung
hòa đã được chứng minh.
4. Phản ứng trung hòa enzyme
Nhiều enzyme của vi khuẩn có tính chất sinh kháng tốt và kích thích sự tạo thành
kháng thể như streptolysin O, streptokinase của liên cầu khích động sự tạo thành kháng
streptolysin O (antistreptolysin O - ASO), kháng streptokinase (anti streptokinase - ASK).
Dựa trên nguyên tắc phản ứng trung hòa có thể định lượng kháng streptolysin O (ASO),
kháng streptokinase (ASK) có trong huyết thanh của bệnh nhân để chẩn đoán nhiễm liên cầu.
Đặc biệt phản ứng ASO phát hiện kháng thể kháng streptolysin O được sử dụng trong chẩn
đoán bệnh thấp tim và viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu nhóm A.
VI. PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH HUỲNH QUANG
1.Nguyên lý
Những thuốc nhuộm huỳnh quang như Fluorescein, Rhodamin có thể kết hợp với
kháng thể mà không phá hủy tính chất đặc hiệu của kháng thể. Kháng thể liên hợp ấy có khả
năng kết hợp với kháng nguyên và phức hợp KN-KT có thể quan sát ở kính hiển vi huỳnh
quang.
652. Phương pháp trực tiếp
Kháng thể được liên hợp với thuốc nhuộm huỳnh quang rồi cho tác dụng với kháng
nguyên. Ví dụ trong chẩn đoán vi khuẩn tả sau 6 - 8 giờ nuôi cấy ở nước pepton kiềm, làm
một phiến phết rồi nhuộm với kháng huyết thanh liên hợp với Fluorescein. Quan sát ở kính
hiển vi huỳnh quang, ta phát hiện thấy khuẩn tả phát huỳnh quang xanh lục nếu mầu phân
dương tính.
3. Phương pháp gián tiếp
Kháng thể được cho tác dụng trực tiếp với kháng nguyên rồi cho kết hợp với kháng
globulin người liên hợp với Fluorescein. Trước hết cho kháng nguyên cố định lên tiêu bản rồi
cho tác dụng với huyết thanh bệnh nhân, rửa để loại bỏ kháng thể thừa sau đó nhỏ một giọt
globulin người gắn Fluorescein rồi quan sát ở kính hiển vi huỳnh quang. Phương pháp này
được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai (phản ứng FTA - Abs), bệnh tự miễn... Phương
pháp gián tiếp có nhiều ưu điểm như: Sự phát huỳnh quang mạnh hơn, tiết kiệm được thời
gian nếu nhiều huyết thanh được thử nghiệm cùng một lúc.
VII. PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH ENZYME (Enzyme-linked immunosorbent assay:
ELISA)
Nguyên lý: Kỹ thuật này sử dụng kháng thể hoặc kháng nguyên cố định vào một tấm
polystyren. Sau đó nó được dùng để bắt kháng nguyên hoặc kháng thể đối ứng ở dung dịch
thử nghiệm và phức hợp được phát hiện nhờ enzyme gắn với kháng thể hoặc kháng nguyên
tác động lên cơ chất đặc hiệu. Cơ chất của enzyme thủy phân đo ở quang phổ kế, tỷ lệ với
nồng độ của kháng thể hoặc kháng nguyên không biết ở trong dung dịch thử nghiệm.
Kháng nguyên hoặc kháng thể liên hợp với enzyme vẫn giữ hoạt tính miễn dịch.
Enzyme được sử dụng có thể là photphatase kiễm hoặc peroxydase. Thử nghiệm cho kết quả
khách quan và rất nhạy. Thử nghiệm miễn dịch liên kết enzyme được áp dựng để chẩn đoán
những vi khuẩn như giang mai, Brucella, Salmonella, vi khuẩn tả..và các virus như virus viêm
gan, virus sởi, virus rota...
VIII. PHẢN ỨNG MIỄN DỊCH PHÓNG XẠ (Radioimmunoassay: RIA)
Nguyên lý: Dùng đồng vị phóng xạ như Thymidin H3 Cacbon 14, I125... đánh dấu
kháng nguyên hoặc kháng thể để theo dõi phản ứng kết hợp kháng nguyên kháng thể.
Có thể xác định vị trí của kháng nguyên (hoặc kháng thể) đã đánh dấu đồng vị phóng
xạ bằng cách cho nhũ tương ảnh lên trên tiêu bản tổ chức học, sau đó phát hiện bằng các
phương pháp chụp ảnh thông thường. Để phát hiện và đo lường đồng vị phóng xạ trong môi
trường lỏng, ví dụ các đồng vị phát xạ beta (như thymidin H3, Cacbon C14 ), cần dùng một
dung dịch nhấp nháy và đo trong máy đếm tự động. Phương pháp đồng vị phóng xạ không
những có thể khu trú vị trí kết hợp một cách chính xác mà còn làm tăng độ nhạy cảm phản
ứng lên hàng nghìn lần.
IX. KỸ THUẬT SẮC KÝ MIỄN DỊCH
Nguyên lý: Phức hợp kháng kháng thể (KKT) gắn chất màu được phân bố đều trên
bản giấy sắc ký. Kháng nguyên (KN) đặc thù của vi sinh vật được gắn cố định tại “vạch phản
ứng”. Khi nhỏ huyết thanh cần xác định kháng thể (KT) lên bản sắc ký, KT đặc hiệu (nếu có)
trong huyết thanh sẽ kết hợp với KKT gắn màu, phức hợp miễn dịch KT-KKT gắn màu này di
chuyển trên giấy sắc ký sẽ bị giữ lại tại “vạch phản ứng” do KT kết hợp với KN vi sinh vật,
kết quả “vạch phản ứng” hiện màu. Nếu trong huyết thanh không có KT đặc hiệu, ở “vạch
phản ứng” KN không thể giữ được KKT gắn màu, vì vậy không hiện màu.
66X. NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ CÁC PHẢN ỨNG KẾT HỢP KHÁNG NGUYÊN
KHÁNG THỂ
Trong nhận định kết quả của các phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể trước hết
phải lưu ý đến độ nhạy
1. Kết quả định tính
Kết quả định tính cho biết trong mẫu xét nghiệm có hay không có kháng thể hoặc
kháng nguyên. Thông thường kết quả các phản ứng được ký hiệu bằng các mức độ dương tính
(+, + +, + + +) , không rõ dương tính hay âm tính (+/-), âm tính (-). Các ký hiệu này tuy có
tiêu chuẩn quy định nhưng phụ thuộc vào chủ quan của người đọc kết quả.
2. Kết quả định lượng
Chẩn đoán gián tiếp các bệnh nhiễm trùng qua việc xác định kháng thể trong huyết
thanh được gọi là chẩn đoán huyết thanh học. Kết quả định lượng trong chẩn đoán huyết
thanh cho biết hiệu giá kháng thể. Nồng độ kháng thể trong huyết thanh cao hay thấp được
đánh giá qua hiệu giá kháng thể. Thông thường kháng thể người bệnh được pha loãng dần
theo cấp sô 2 hoặc 4. Đậm độ huyết thanh thấp nhất cho kết quả dương tính thì đậm độ đó là
hiệu giá.
Các phản ứng định lượng cần thiết để theo dõi động lực kháng thể của các huyết thanh
kép thường lấy cách nhau 7 ngày. Động lực kháng thể là đại lượng đặc trưng cho mức độ thay
đổi hiệu giá kháng thể theo thời gian. Trong nhận định, quan trọng là số thương chứ không
phải hiệu số giữa hai lần kết quả. Đối với bệnh virus hiệu giá kháng thể tăng lên 4 lần mới có
giá trị chắc chắn.
3. Ranh giới hiệu giá
Là ranh giới giữa hiệu giá kháng thể bình thường và hiệu giá bệnh lý. Liên cầu thường
cư trú ở hầu hết mọi người nên trong huyết thanh của hầu hết mọi người đều có kháng thể
kháng streptolysin O (ASO). Vì thế người ta xem 1/200 (200 đơn vị /ml), là hiệu giá ranh
giới. Chỉ khi nào trong huyết thanh có 400 đơn vị/ml trở lên mới là bệnh lý.
4. Kết quả dương tính giả
Hay gặp lúc làm phản ứng huyết thanh học vì kỹ thuật và trong một vài trạng thái sinh
lý bệnh lý của người bệnh.
Trong huyết thanh học cổ điển chẩn đoán giang mai với các kháng nguyên lipoit có
thể thấy nhiều kết quả dương tính giả (sốt rét, một số bệnh ký sinh trùng khác...). Trong thực
tế người ta thực hiện nhiều phản ứng huyết thanh học khác nhau cùng một lúc để kiểm tra
dương tính giả. Ví dụ Kolmer, Kaln, VDRL và nhất là dùng các kháng nguyên đặc hiệu để
tránh dương tính giả, ví dụ TPI, FTA-Abs...
5. Kết quả âm tính giả
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng âm tính giả như: các thành phần tham gia
phản ứng không được chuẩn độ, lượng kháng thể quá nhiều so với kháng nguyên và ngược
lại, kháng thể mẫu hoặc kháng nguyên mẫu bị hỏng...
Để khắc phục hiện tượng dương tính giả, âm tính giả phải chuẩn độ các thành
phần tham gia phản ứng, đảm bảo đúng các điều kiện của phản ứng (dung dịch đệm, nhiệt độ,
thời gian ủ...) và phải luôn luôn có chứng dương, chứng âm.
67VACCINE VÀ HUYẾT THANH
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được nguyên lý sử dụng và phân loại vaccine và huyết thanh.
2. Trình bày được nguyên tắc sử dụng vaccine và huyết thanh.
Vaccine và huyết thanh là những chế phẩm phòng ngừa bệnh nhiễm trùng bằng
phương tiện miễn dịch. Những phương tiện này biến đổi tính thụ cảm của vật chủ thành sự đề
kháng tạm thời hoặc vĩnh viễn. Chúng tạo nên tính miễn dịch hoạt động (vaccine) hoặc thụ
động (huyết thanh) thông thường rất đặc hiệu.
I. VACCINE
1. Nguyên lý sử dụng vaccine
Sử dụng vaccine là đưa vào cơ thể kháng nguyên có nguồn gốc từ vi sinh vật gây bệnh
hoặc vi sinh vật có cấu trúc kháng nguyên giống vi sinh vật gây bệnh, đã được bào chế đảm
bảo độ an toàn cần thiết, làm cho cơ thể tự tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại tác nhân gây
bệnh.
Sự bảo vệ hình thành nhờ sự đáp ứng miễn dịch vừa dịch thể (globulin miễn dịch đặc
hiệu nhất là IgG, có thể IgA và IgM), vừa trung gian tế bào (đại thực bào và tế bào lympho).
Cường độ và hiệu quả của sự đáp ứng miễn dịch biến thiên theo :
- Vaccine: Tính chất và nồng độ của kháng nguyên, những chất phụ gia miễn dịch,
thường sử dụng là những muối kim loại: Al hoặc Ca có thể tăng cường sự đáp ứng của một
vài vaccine bất hoạt.
- Vật chủ: Tuổi là một nhân tố quan trọng. Trẻ sơ sinh cần ít tháng để đạt sự trưởng
thành miễn dịch (dịch thể), ngoài ra kháng thể từ sữa mẹ có thể đóng vai trò ngăn ngừa bệnh
nhiễm trùng. Ngược lại sự đáp ứng miễn dịch giảm dần với tuổi nhưng không biến mất ở
người lớn tuổi. Những nhân tố di truyền, còn chưa biết rõ cũng ảnh hưởng đến cường độ của
sự đáp ứng miễn dịch. Cuối cùng là một vài nhân tố làm suy giảm sự đáp ứng miễn dịch,
chúng có thể do di truyền như không có γ globulin huyết, giảm sút tế bào miễn dịch hoặc do
mắc phải như trong bệnh u ác tính, điều trị giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng...
2. Các loại vaccine
2.1. Vaccine sống giảm độc lực
Là những tác nhân nhiễm trùng tự nhiên, được làm giảm độc một cách nhân tạo ở
phòng thí nghiệm. Vaccine đậu mùa, vaccine đầu tiên ở trong lịch sử, là một virus động vật
(đậu bò) có khả năng đem lại sự bảo vệ chéo chống lại virus đậu mùa mà nó rất gần gũi. Phần
lớn những vaccine sống hiện có là những vaccine virus: vaccine sốt vàng, vaccine bại liệt, sởi,
rubêon, quai bị. Một vaccine vi khuẩn sống thường sử dụng là BCG. Đối với vaccine sống, sự
chủng ngừa thường một lần, gây nên sự nhiễm trùng nhẹ hoặc không biểu hiện, sự nhân lên
của virus trong cơ thể gây nên miễn dịch thường lâu bền, tương đương với sự miễn dịch do
sự nhiễm trùng tự nhiên.
Những thuận lợi của vaccine sống là tiện lợi (tiêm 1 lần), giá thành thường rẻ. Điều
bất tiện là có thể đem lại nguy cơ nhiễm trùng (phản ứng và biến chứng).
682.2. Vaccine chết
Là những chế phẩm kháng nguyên đã mất khả năng nhiễm trùng nhưng còn bảo tồn
tính chất gây miễn dịch. Người ta phân biệt :
2.2.1. Những vaccine chết toàn thể
Loại vaccine này chứa tất cả các thành phần của tác nhân nhiễm trùng, giết chết bằng
nhiệt, formol hoặc β propiolacton, bao gồm vaccine vi khuẩn như ho gà, thương hàn TAB,
dịch tả hoặc vaccine virus như cúm, bại liệt, dại.
2.2.2. Những vaccine chết chỉ chứa kháng nguyên tinh chế
Loại vaccine này chỉ bao gồm thành phần kháng nguyên quan trọng nhất về phương
diện sinh miễn dịch của vi khuẩn hoặc virus được tinh khiết và làm bất hoạt. Ví dụ như
vaccine chứa giải độc tố vi khuẩn bản chất protein (vaccine uốn ván, vaccine bạch hầu),
vaccine chứa thành phần polysaccharide của vi khuẩn (vaccine não mô cầu, vaccine phế cầu),
vaccine chứa thành phần kháng nguyên virus (vaccine virus viêm gan B được điều chế từ
HBsAg có trong huyết tương những người nhiễm kháng nguyên này).
Những vaccine chết có ưu điểm không có nguy cơ nhiễm trùng. Những bất lợi bao
gồm: giá thành thường cao, nguy cơ mẫn cảm, một lịch chủng ngừa nhiều lần và lặp lại.
2.3. Vaccine tái tổ hợp
Là những vaccine được sản xuất dựa vào kỹ thuật di truyền và công nghệ gen, như
vaccine viêm gan B tái tổ hợp.
3. Nguyên tắc sử dụng vaccine
Việc sử dụng vaccine phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tiêm chủng trên phạm vi rộng, đạt tỷ lệ cao.
- Tiêm chủng đúng đối tượng.
- Bắt đầu tiêm chủng đúng lúc, bảo đảm đúng khoảng cách giữa các lần tiêm chủng,
tiêm chủng nhắc lại đúng thời gian.
- Tiêm chủng đúng đường và đúng liều lượng.
- Nắm vững phương pháp phòng và xử trí các phản ứng không mong muốn do tiêm
chủng.
- Bảo quản vaccine đúng quy định.
3.1. Phạm vi và tỷ lệ tiêm chủng
3.1.1. Phạm vi tiêm chủng
Phạm vi tiêm chủng được quy định tuỳ theo tình hình dịch tể của từng bệnh. Phạm vi
tiêm chủng đương nhiên không giống nhau giữa các nước. Ngay cả các khu vực trong một
nước cũng có thể có sự khác nhau. Những quy định này lại có thể thay đổi theo thời gian do
sự thay đổi về dịch tể học của bệnh nhiễm trùng. Về lý thuyết, người ta thường nói tiêm
chủng càng rộng càng tốt. Thực tế thì không thể thực hiện được điều đó vì nhưng lý do sau
đây: thứ nhất, sẽ rất tốn kém (chi phí cho việc mua hoặc sản xuất vaccine và cho việc tổ chức
tiêm chủng): thứ hai, tuy các phản ứng không mong muốn do vaccine gây ra rất it nhưng
không phải không có.
693.1.2. Tỷ lệ tiêm chủng
Những khu vực có lưu hành bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng phải đạt trên 80% đối
tượng chưa có miễn dịch mới có khả năng ngăn ngừa được dịch. Nếu tỷ lệ tiêm chủng chỉ đạt
trong khoảng 50 đến 80%, nguy cơ xảy ra dịch chỉ giảm bớt. Nếu tỷ lệ tiêm chủng dưới 50%
dịch vẫn dễ dàng xảy ra.
3.2. Đối tượng tiêm chủng
Đối tượng cần được tiêm chủng một loại vaccine nào đó là tất cả những người có nguy
cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh mà chưa có miễn dịch.
Trẻ em là đối tượng cần được đặc biệt quan tâm. Sau khi hết miễn dịch thụ động do
mẹ truyền (trong thời gian khoảng 6 tháng), nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng của trẻ rất lớn.
Mặt khác miễn dịch thụ động nhờ kháng thể truyền qua rau thai hoặc qua sữa chỉ có đối với
những bệnh mà cơ chế bảo vệ chủ yếu là do miễn dịch dịch thể. Đối với những bệnh nhiễm
trùng mà cơ chế bảo vệ là miễn dịch qua trung gian tế bào thì trẻ có thể bị bệnh ngay từ những
tháng đầu tiên sau khi sinh. Những hiểu biết này là cơ sở cho việc quy định thời điểm bắt đầu
tiêm chủng cho trẻ em. Trừ những đối tượng chống chỉ định, tất cả trẻ em đều phải được tiêm
chủng.
Đối với người lớn, đối tượng tiêm chủng thu hẹp hơn. Thường chỉ tiến hành tiêm
chủng cho những nhóm người có nguy cơ cao. Những người đi du lịch đến các vùng dịch tể
cần phải được tiêm chủng.
Trong những năm gần đây, để phòng bệnh uốn ván sơ sinh, phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ
được tiêm phòng uốn ván.
Diện chống chỉ định tiêm chủng có hướng dẫn riêng cho mỗi vaccine. Nói chung
không được tiêm chủng cho các đối tượng sau đây:
- Những người đang bị sốt cao. Những trường hợp đang bị nhiễm trùng nhẹ không sốt
hoặc chỉ sốt nhẹ thì không cần phải hoãn tiêm chủng.
- Những người đang ở trong tình trạng dị ứng. Những người có cơ địa dị ứng hoặc có
lịch sử gia đình bị dị ứng vẫn tiêm chủng được, nhưng cần phải theo dõi cẩn thận hơn.
- Vaccine sống giảm độc lực không được tiêm chủng cho những người bị thiếu hụt
miễn dịch, những người đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc những người mắc bệnh ác
tính.
- Tất cả các loại vaccine virus sống giảm độc lực không được tiêm cho phụ nữ đang
mang thai.
3.3. Thời gian tiêm chủng
Việc tiêm chủng được tiến hành thường xuyên hoặc tập trung tiêm chủng hàng loạt tuỳ
thuộc vào yêu cầu của mỗi loại vaccine và các điều kiện cụ thể khác.
3.3.1. Thời điểm tổ chức tiêm chủng
Khi đã xác định được quy luật xuất hiện dịch, cần phải tiến hành tiêm chủng đón trước
mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian hình thành miễn dịch. Đối với vaccine được tiêm chủng
lần đầu, thời gian tiềm tàng kéo dài từ 24 giờ (trung bình khoảng 1 tuần), tuỳ thuộc vào bản
chất vaccine và tính phản ứng của cơ thể. Hiệu giá kháng thể đạt được đỉnh cao nhất sau
khoảng 4 ngày đến 4 tuần (trung bình 2 tuần). Đó là kết quả của đáp ứng tiên phát. Khi tiêm
chủng nhắc lại, thời gian tiềm tàng sẽ rút ngắn, hiệu giá kháng thể đạt được đỉnh cao nhất chỉ
70sau một số ngày nhờ những tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch. Đó là kết quả của đáp ứng
miễn dịch thứ phát.
3.3.2. Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng
Đối với những vaccine phải tiêm chủng nhiều lần (khi tạo miễn dịch cơ bản), khoảng
cách hợp lý giữa các lần tiêm chủng là 1 tháng. Nếu khoảng cách này ngắn hơn, mặc dù tiêm
chủng lần sau nhưng kết quả đáp ứng của cơ thể vẫn chỉ như tiên phát, đáp ứng miễn dịch thứ
phát sẽ không có hoặc bị hạn chế. Ngược lại vì một lý do nào đó phải tiêm chủng lần tiếp theo
sau hơn 1 tháng, hiệu quả miễn dịch vẫn được đảm bảo, vì vậy lần tiêm chủng trước vẫn được
tính. Tuy nhiên không nên kéo dài việc tiêm chủng nếu không có những lý do bắt buộc, vì trẻ
có thể bị măc bệnh trước khi được tiêm chủng đầy đủ.
3.3.3. Thời gian tiêm chủng nhắc lại
Thời gian tiêm chủng nhắc lại tuỳ thuộc vào thời gian duy trì được tình trạng miễn
dịch có đủ hiệu lực bảo vệ của mỗi loại vaccine. Thời gian này khác nhau đối với các loại
vaccine khác nhau. Khi tiêm chủng nhắc lại thường chỉ cần 1 lần. Với lần tăng cường này, cơ
thể sẽ đáp ứng miễn dịch nhanh và mạnh hơn, cho dù kháng thể của lần tiêm chủng trước chỉ
còn lại rất ít.
3.4. Liều lượng và đường đưa vaccine vào cơ thể
3.4.1. Liều lượng
Liều lượng vaccine tuỳ thuộc vào loại vaccine và đường vào cơ thể. Liều lượng quá
thấp sẽ không đủ khả năng kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch. Ngược lại, liều lượng quá lớn
sẽ dẫn đến tình trạng dung nạp đặc hiệu đối với lần tiêm chủng tiếp theo.
3.4.2. Đường tiêm chủng
Mỗi loại vaccine đòi hỏi một cách thức chủng ngừa thích hợp. Người ta sử dụng nhiều
phương pháp chủng ngừa :
- Chủng (rạch da): đây là đường cổ điển nhất, được thực hiện ngay từ lúc Jenner sáng
chế ra vaccine phòng bệnh đậu mùa. Đối với vaccine này, đường chủng vẫn được dùng cho
đến khi bệnh đậu mùa bị tiêu diệt hoàn toàn trên hành tinh của chúng ta (1979), không cần
phải chủng đậu nữa. Ngày nay đường chủng vẫn còn được sử dụng cho một số ít vaccine
(BCG, dịch hạch).
- Đưòng tiêm: có thể tiêm trong da, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, không bao giờ tiêm
vaccine vào đường tĩnh mạch. Đa số các vaccine có thể tiêm dưới da, chỉ một số vaccine
không cho phép sử dụng cách chủng ngừa này, BCG phải tiêm trong da, tiêm dưới da thường
hay gây loét. Phương pháp tiêm trong da có nhiều ưu điểm : chỉ cần một lượng vaccin tương
đối nhỏ (0,1ml), ít gây phản ứng, hiệu ứng miễn dịch không kém gì phương pháp tiêm dưới
da. Tiêm trong da có thể được thực hiện bằng bơm kim tiêm hoặc bằng bơm nén áp lực không
kim, phương pháp này giúp việc tiêm chủng nhanh chóng dễ thực hiện với quy mô rộng rãi,
nhưng cần lưu ý đúng kỹ thuật.
- Đường uống: Đường uống là đường đưa vaccine vào cơ thể dễ thực hiện nhất. Tuy
nhiên chỉ thực hiện được đối với những vaccine không bị dịch đường tiêu hoá phá huỷ. Sự
hiểu biết tốt hơn về vai trò của miễn dịch tại chổ do IgA tiết, những vaccine phòng nhiễm
trùng đường tiêu hoá hoặc nhiếm trùng ở nơi khác nhưng vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể
theo đường tiêu hoá đã được sử dụng (như vaccin bại liệt) hoặc đang được nghiên cứu đưa
vào cơ thể bằng cách uống. Đường uống có lợi điểm là kích thích miễn dịch tại chỗ mạnh hơn
nhiều so với đường tiêm, nhưng đường uống không bảo đảm sự cố định của virut trong
71vaccine, cho nên uống ba lần liên tiếp vaccin bại liệt được xem như cần thiết đê tạo thành
miễn dịch.
- Ngậm dưới lưỡi: hiện nay đã có một số vaccine đường ruột điều chế dưới dạng viên
để ngậm dưới lưỡi. Cần phải có một liều lượng kháng nguyên cao mới bảo đảm tác dụng gây
miễn dịch.
- Nhỏ mũi: Được sử dụng rộng rãi cho vaccine cúm.
- Ngoài ra vaccine còn được đưa vào cơ thể theo một số đường khác như khí dung,
thụt đại tràng, những đường này ít được sử dụng.
3.5. Các phản ứng phụ do tiêm chủng
Về nguyên tắc, vaccine phải đảm bảo đủ độ an toàn. Song trên thực tế không thể đạt
được mức độ an toàn tuyệt đối. Tất cả các vaccine đều có thể gây ra phản ứng phụ ở một số
người.
- Phản ứng tại chỗ: Những phản ứng nhẹ thường gặp sau tiêm chủng là nơi tiêm có thể
hơi đau, mẩn đỏ, hơi sưng hoặc nổi cục nhỏ. Những phản ứng này sẽ mất đi nhanh chóng sau
một vài ngày, không cần phải can thiệp gì. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô trùng, thì nơi
tiêm chủng có thể bị viêm nhiễm, làm mủ.
- Phản ứng toàn thân: Trong các phản ứng toàn thân, sốt hay gặp hơn cả (10 - 20%).
Sốt thường hết nhanh sau một vài ngày. Co giật có thể gặp nhưng với tỷ lệ rất thấp (1/10.000),
hầu hết khỏi không để lại di chứng gì. Một số vaccine có thể gây ra phản ứng nguy hiểm hơn,
trong đó có sốc phản vệ, tuy nhiên tỷ lệ rất thấp.
Khi bàn đến những phản ứng do vaccine, rất cần thiết phải nhấn mạnh rằng mức độ
nguy hiểm do vaccine nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ nguy hiểm do bệnh nhiễm trùng tương
ứng gây ra. Thí dụ, tỷ lệ biến chứng nguy hiểm do bệnh ho gà gấp hàng trăm đến hàng nghìn
lần phản ứng nguy hiểm do vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván (vaccine DPT) gây ra.
3.6. Bảo quản vaccine
Vaccine rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản đúng. Chất lượng vaccine ảnh hưởng
trực tiếp đến hiệu lực tạo miễn dịch, vì vậy các vaccine cần phải được bảo quản tốt ngay từ
lúc nó được sản xuất cho tới khi được tiêm chủng vào cơ thể. Thường quy bảo quản các
vaccine không giống nhau, nhưng nói chung các vaccine đều cần được bảo quản trong điều
kiện khô, tối và lạnh.
Nhiệt và ánh sáng phá huỷ tất cả các loại vaccine, nhất là những vaccine sống như
vaccine sởi, bại liệt và vaccine BCG sống. Ngược lại, đông lạnh phá huỷ nhanh các vaccine
giải độc tố (như vaccine phòng uốn ván và bạch hầu). Trong quá trình sử dụng ở cộng đồng,
các vaccine cần được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng từ 20
C đến 80
C.
Một trong những công việc quan trọng nhất trong việc tổ chức tiêm chủng là tạo lập
được dây chuyền lạnh. Dây chuyền lạnh không đơn thuần là có các nhà lạnh, tủ lạnh, các
phích đá hoặc các hộp cách nhiệt mà còn phải lưu ý cả những khâu trung gian trong quá trình
vận chuyển vaccine và tiến hành tiêm chủng. Vaccine nếu đã bị phá huỷ dù có được bảo quản
lại ở điều kiện thích hợp cũng không thể có hiệu lực trở lại, cũng không có tác dụng nữa, phải
loại bỏ.
4. Tiêu chuẩn của vaccine
Hai tiêu chuẩn cơ bản nhất của vaccine là an toàn và hiệu lực.
4.1. An toàn
72Một vaccine lý tưởng khi sử dụng sẽ không gây bệnh, không gây độc và không gây
phản ứng. Sau khi sản xuất vaccine phải được cơ quan kiểm định nhà nước kiểm tra chặt chẽ
về mặt vô trùng, thuần khiết và không độc.
- Vô trùng: vaccine không được nhiễm các vi sinh vật khác, nhất là các vi sinh vật gây
bệnh.
- Thuần khiết: ngoài kháng nguyên đưa vào để kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch
chống vi sinh vật gây bệnh, không được lẫn các thành phần kháng nguyên khác có thể gây ra
các phản ứng phụ bất lợi.
- Không độc: liều sử dụng phải thấp hơn rất nhiều so với liều gây độc.
Tuy nhiên, không có vaccine nào đạt được độ an toàn tuyệt đối. Khi cân nhắc để quyết
định xem một vaccine nào đó có được đưa vào sử dụng hay không, cần phải so sánh giữa mức
độ phản ứng do vaccine và tính nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng tương ứng.
4.2. Hiệu lực
Vaccine có hiệu lực lớn là vaccine gây được miễn dịch ở mức độ cao và tồn tại trong
một thời gian dài.
Hiệu lực của những vaccine rất khác nhau. Người ta đánh giá bằng cách đo sự đáp ứng
miễn dịch. Sự đáp ứng dịch thể có thể khám phá rõ ràng và định lượng bằng những thử
nghiệm huyết thanh khác nhau, phản ảnh sự bảo vệ nhiều hoặc ít tùy theo lượng kháng thể ở
trong máu. Miễn dịch trung gian tế bào khó đánh giá hơn trừ trường hợp sử dụng những kỹ
thuật tìm sự mẫn cảm như thử nghiệm tuberculin. Nhưng nhờ đánh giá những kết quả dịch tễ
học người ta đo hiệu lực thực sự của sự chủng ngừa. Việc này đôi khi gặp khó khăn và có thể
làm phát sinh những mâu thuẫn.
Ngoài 2 tiêu chuẩn trên, để chọn một vaccine tiêm chủng, người ta còn quan tâm đến
giá thành và tính thuận lợi cho việc tiến hành tiêm chủng.
5. Phối hợp vaccine
Mục đích chính của việc phối hợp vaccine là giảm bớt số mũi tiêm chủng hoặc làm
giảm bớt số lần tổ chức tiêm chủng. Có hai loại phối hợp vaccine:
- Tiêm chủng vaccine phối hợp (trộn các vaccine với nhau, tiêm chủng cùng một lần,
cùng một đường).
- Tiêm chủng nhiều vaccine riêng biệt trong cùng một thời gian, có thể ở các vị trí
khác nhau hoặc theo những đường khác nhau.
Phối hợp vaccine phải đảm bảo giữ được hiệu lực tạo miễn dịch và không gây ra tác
hại gì. Hiệu lực tạo miễn dịch đối với mỗi thành phần vaccine ít nhất phải bằng khi chúng
được tiêm chủng riêng rẻ. Một số trường hợp khi phối hợp vaccine tạo ra được đáp ứng miễn
dịch mạnh hơn. Ngược lại có những trường hợp phối hợp không hợp lý làm giảm hiệu lực tạo
miễn dịch. Sự phối hợp vaccine hợp lý sẽ không làm tăng tỷ lệ phản ứng phụ, nghĩa là độ an
toàn vẫn được đảm bảo như khi chúng được tiêm chủng riêng rẽ ở những thời gian khác nhau.
6. Lịch tiêm chủng
Cơ sở xây dựng lịch tiêm chủng là những hiểu biết về dịch tể học của bệnh truyền
nhiễm và sự đáp ứng miễn dịch của đối tượng được tiêm chủng. Trước khi lập ra lịch tiêm
chủng cần phải xác định những vấn đề cơ bản sau đây: tuổi tốt nhất cho việc tiến hành tiêm
chủng đối với mỗi vaccine, thời gian nào trẻ có nguy cơ mắc bệnh lớn nhất, tính nguy hiểm
của bệnh ở các lứa tuổi khác nhau và khả năng đáp ứng của trẻ khi được tiêm chủng. Tuy
nhiên, dịch tể học của bệnh truyền nhiễm ở một thời gian nào đó có thể bị thay đổi do chính
73việc sử dụng vaccine, khi đó lịch tiêm chủng cần được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình
mới.
Căn cứ vào dịch tể học của các bệnh truyền nhiễm tại các nước đang phát triển và khả
năng cung cấp vaccine, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra chương trình tiêm chủng mở rộng với
mục tiêu là làm giảm tỷ lệ trẻ em mắc và tử vong do các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, sởi
và bại liệt bằng tiêm chủng vaccine. Lịch tiêm chủng các vaccine trong chương trình tiêm
chủng mở rộng được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo như sau:
Vaccine Liều lượng Đường tiêm chủng Tuổi tiêm chủng
BCG (phòng lao) 0,1 ml Trong da
(thường ở cánh tay trái)
Sơ sinh hoặc bất kỳ lúc
nào sau đó
Sabin (phòng bại liệt) 2 giọt Uống Sơ sinh và lúc 2,3,4
tháng tuổi
DPT (phòng bạch hầu, ho
gà, uốn ván)
0,5 ml Tiêm bắp (thường ở đùi) Lúc 2,3,4 tháng tuổi
Sởi 0,5 ml Dưới da
(thường ở cánh tay trái)
Lúc 9 tháng tuổi hoặc
sớm nhất sau đó
Lịch tiêm chủng thông dụng là một hướng dẫn mà người ta có thể áp dụng với một
mức độ tương đối uyển chuyển tùy theo hoàn cảnh cá nhân. Lúc có sự chậm trễ trong áp dụng
lịch, không cần bắt đầu lại cả chương trình, chỉ cần lấy lại ở giai đoạn bị gián đoạn. Trí nhớ
miễn dịch đặc biệt hiệu quả ngay trong thời gian dài.
Ngoài tiêm chủng mở rộng ở trẻ dưới 1 tuổi, tiêm chủng được chỉ định trong những
trường hợp sau:
- Hoàn cảnh cá nhân bị thương tích: vết thương, tiêm giải độc tố uốn ván; động vật dại
cắn, tiêm vaccine dại. Những tiêm chủng thực hiện sau khi bị thương tích hoặc bị cắn chỉ
hiệu quả nếu thời gian bảo vệ của vaccine lớn hơn thời gian ủ bệnh. Bệnh uốn ván nhờ thế có
thể tránh khỏi bằng một mũi tiêm nhắc lại. Trong bệnh dại, thời gian ủ bệnh thông thường khá
lâu nên có thê tiêm chủng sơ khởi.
- Nguy cơ nghề nghiệp: tiêm vaccine viêm gan B cho những cán bộ có nguy cơ ở bệnh
viện.
- Nguy cơ bệnh dịch: tiêm chủng nhanh cho tập thể có nguy cơ dẫn đến bệnh bại liệt,
sởi, đậu mùa, não mô cầu, tả.
II. HUYẾT THANH
1. Nguyên lý sử dụng huyết thanh
Dùng huyết thanh miễn dịch là đưa vào cơ thể kháng thể có nguồn gốc từ người hay
động vật, giúp cho cơ thể có ngay kháng thể đặc hiệu chống lại tác nhân gây bệnh Điều trị
huyết thanh đem lại tính miễn dịch thụ động tức thời nhưng thoáng qua, điều này trái ngược
với tính miễn dịch hoạt động và bền vững trong tiêm chủng.
2. Phân loại huyết thanh
Người ta sử dụng 2 loại huyết thanh:
- Huyết thanh khác loài cổ điển, nguồn gốc động vật chủ yếu là ngựa. Những huyết
thanh này đặc hiệu đối với một bệnh nhiễm trùng nhất định đặc biệt mà động vật cho đã được
miễn dịch hóa trước đó. Loại huyết thanh này có lợi điểm rẻ nhưng có những bất lợi là dung
74nạp kém, có thể gây quá mẫn tức thời như shock phản vệ hoặc quá mẫn chậm như bệnh huyết
thanh, hiệu lực lại ngắn hạn chỉ kéo dài đến 2 hay 3 tuần lễ sau lần tiêm thứ nhất, vài ngày sau
những lần tiêm tiếp theo. Sử dụng huyết thanh khác loài phải nên hạn chế và phải tránh tiêm
lại cùng một người.
- Huyết thanh đồng loài nguồn gốc người, mới được sử dụng gần đây. Đó là chế phẩm
globulin miễn dịch chủ yếu là γ globulin người tinh chế, loại tất cả nguy cơ nhiễm trùng như
virus viêm gan, HIV... Đối với huyết thanh đồng loài người ta phân biệt globulin miễn dịch đa
giá (bình thường) được lấy từ máu người khoẻ mạnh hoặc từ máu rau thai và globulin miễn
dịch đặc hiệu được bào chế từ máu những người đã có miễn dịch như người lành bệnh nhiễm
trùng hoặc mới được tiêm chủng. Trong globulin miễn dịch đặc hiệu, nồng độ kháng thể
chống lại vi sinh vật, là căn nguyên của bệnh nhiễm trùng, thường cao gấp hàng chục lần
trong globulin miễn dịch đa giá.
Globulin miễn dịch người rất đắt tiền, nhất là loại đặc hiệu và được sản xuất giới hạn
vì phụ thuộc vào người cho, nhưng có ưu điểm thường được dung nạp tốt, có thê tiêm lại cùng
một người và có khả năng bảo vệ lâu dài, nhiều tuần lễ cho đến 1 tháng.
3. Nguyên tắc sử dụng huyết thanh
Các nguyên tắc cơ bản phải thực hiện khi sử dụng huyết thanh là:
- Đúng đối tượng
- Đúng liều lượng
- Đúng đường
- Đề phòng phản ứng
- Phối hợp sử dụng vaccine
3.1. Đối tượng
Huyết thanh được sử dụng nhiều nhất để chữa và dự phòng các bệnh nhiễm trùng.
Ngoài ra nó còn được sử dụng cho một số mục đích khác như điều trị thiếu hụt miễn dịch, dị
ứng và dự phòng bệnh tan máu sơ sinh.
- Những huyết thanh chống nhiễm trùng chỉ có hiệu lực với những bệnh mà cơ chế
bảo vệ chủ yếu nhờ miễn dịch dịch thể. Kinh điển nhất là huyết thanh kháng uốn ván (SAT)
và huyết thanh kháng bạch hầu (SAD). Huyết thanh kháng ho gà, kháng sởi được tiêm cho trẻ
chưa được tiêm chủng có tiếp xuc với bệnh nhân. Huyết thanh kháng dại được tiêm cho
những người bị chó dại cắn hoặc nghi dại cắn với vết thương nặng hoặc gần đầu. Ngoài ra còn
có các huyết thanh kháng virus viêm gan, vius quai bị, rubêon. Globulin miễn dịch còn được
tiêm cho những bệnh nhân viêm đường hô hấp tái phát nhiều lần.
- Globulin miễn dịch người đa giá thường được sử dụng trong những trường hợp sau:
+ Điều trị suy giảm miễn dịch thể bẩm sinh hoặc thu hoạch.
+ Một vài hoàn cảnh bệnh lý có nguy cơ nhiễm trùng trầm trọng như bỏng.
+ Phòng ngừa một vài bệnh nhiễm trùng phổ biến như sởi, viêm gan A.
- Globulin miễn dịch kháng D được dùng cho người mẹ có nhóm máu Rh (-) mới sinh
con có Rh (+) có tác dụng ngăn cản sự hình thành kháng thể kháng Rh và do đó tránh được
nguy cơ tan máu sơ sinh cho đứa trẻ sau. Cơ chế của hiện tượng này là globulin miễn dịch
kháng D sẽ phá huỷ các hồng cầu Rh (+) của đứa trẻ xâm nhập vào dòng tuần hoàn của người
mẹ khi sinh. Do cơ chế này, việc tiêm globulin kháng D chỉ có hiệu quả trong thời gian 72 giờ
sau khi sinh.
75Globulin miễn dịch người có thể trung hòa hiệu lực của một vài vaccine sống, vì vậy
nên tránh tiêm vaccine sởi trong 3 tháng sau khi tiêm globulin miễn dịch người.
3.2. Liều lượng
Liều lượng huyết thanh sử dụng tuỳ thuộc vào tuổi và cân nặng của bệnh nhân, trung
bình từ 0,1 đến 1 ml/kg cân nặng tuỳ theo loại huyết thanh và mục đích sử dụng. Huyết thanh
kháng uốn ván được tính theo đơn vị, trung bình là 250 đơn vị cho một trường hợp. Nếu vết
thương quá bẩn hoặc tiêm chậm sau 24 giờ thì liều lượng phải tăng gấp đôi.
3.3. Đường đưa huyết thanh vào cơ thể
Huyết thanh thường được đưa vào cơ thể bằng đường tiêm bắp. Đối với những loại
huyết thanh đã được tinh chế đạt tiêu chuẩn cao, có thể tiêm tĩnh mạch nhưng cũng rất nên
hạn chế. Tuyệt đối không tiêm tĩnh mạch những huyết thanh có nguồn gốc từ động vật (dù đã
được tinh chế) hoặc huyết thanh người chưa đạt độ tinh chế cao.
3.4. Đề phòng phản ứng
Ở bênh nhân đã tiêm huyết thanh ngựa một lần thì lần tiêm thứ 2 có thể gây nên hiện
tượng quá mẫn, nên khi tiêm huyết thanh cần thực hiện tốt các việc sau đây để ngăn ngừa
phản ứng do huyết thanh gây ra:
- Trước hết phải hỏi xem bệnh nhân đã tiêm huyết thanh ngựa lần nào chưa? Trường
hợp bệnh nhân đã tiêm huyết thanh rồi thì cần phải cân nhắc cẩn thận. Nếu thấy thật cần thiết
mới tiêm lại lần thứ 2 vì tỷ lệ phản ứng cao hơn nhiều so với lần thứ nhất.
- Làm phản ứng giải mẫn cảm (phản ứng Besredka) trước khi tiêm: pha loãng huyết
thanh 10 lần với nước muối sinh lý 0,85 %, tiêm 0,1 ml trong da. Nếu không có mẫn đỏ sau
30 phút thì tiêm cả lượng huyết thanh cần thiết. Nếu có mẫn đỏ mà không có huyết thanh
đồng loài để tiêm và tình trạng bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng huyết thanh thì phải tiêm dần
dần từ liều nhỏ đến liều lớn cách nhau 20-40 phút và cứ như thế cho đến khi tiêm hết liều cần
thiết trong 2 giờ.
- Trong quá trình tiêm huyết thanh cần theo dõi bệnh nhân liên tục để kịp thời can
thiệp nếu có phản ứng xảy ra, đặc biệt là phải chuần bị đầy đủ các điều kiện để xử trí sốc phản
vệ.
3.5. Tiêm vaccine phối hợp
Kháng thể do tiêm huyết thanh sẽ phát huy hiệu lực ngay sau khi tiêm, nhưng chỉ tồn
tại một thời gian ngắn. Hiệu giá kháng thể này giảm nhanh trong mấy ngày đầu, sao đó giảm
chậm hơn nhưng cũng sẽ bị loại trừ hết sau khoảng 10 - 15 ngày, do phản ứng với các kháng
nguyên vi sinh vật và do bị cơ thể chuyển hoá giống như số phận các protein lạ khác. Việc
tiêm vaccine phối hợp nhằm kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động thay thế lúc miễn
dịch thụ động do tiêm huyết thanh hết hiệu lực.
4. Các phản ứng do tiêm huyết thanh
Nói chung loại globulin miễn dịch có nguồn gốc từ người đã được tinh chế cao và đưa
vào cơ thể bằng đường tiêm bắp ít gây ra các phản ứng nguy hiểm. Tuy nhiên cần phải lưu ý
rằng, tỷ lệ phản ứng do tiêm huyết thanh cao hơn nhiều so với phản ứng do tiêm chủng
vaccine. Những phản ứng khi tiêm huyết thanh do hai cơ chế chính:
- Do cơ thể phản ứng với các thành phần kháng nguyên lạ, nhất là đối với các huyết
thanh chưa được tinh chế cao.
- Do cơ thể sản xuất kháng thể chống lại chính globulin miễn dịch.
76Các phản ứng do tiêm huyết thanh có thể là tại chỗ hoặc toàn thân.
4.1. Phản ứng tại chỗ
Nơi tiêm có thể bị đau, mẩn đỏ. Những phản ứng này thường nhẹ, không gây nguy
hiểm và sẽ hết sau một ít ngày.
4.2. Phản ứng toàn thân
Bệnh nhân có thể bị sốt, rét run, khó thở, đau các khớp, một số trường hợp có thể bị
nhức đầu và nôn. Sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm nhất. Nếu tiêm huyết thanh lần đầu,
phản ứng thường xuất hiện sau 10 - 14 ngày. Nếu tiêm huyết thanh lần thứ hai, phản ứng có
thể xảy ra ngay sau khi tiêm đến sau một vài ngày, tuỳ thuộc vào lượng kháng thể ở lần tiêm
trước còn nhiều hay ít.
Các triệu chứng của sốc phản vệ như khó thở do phù nề đường hô hấp trên và co thắt
thanh quản; ngứa toàn thân; nổi mề đay và ban sẩn khắp người, sưng mắt. Bệnh nhân có thể
đau bụng và bí đái do các cơ trơn bị co thắt.
Ngoài ra còn gặp các triệu chứng do phức hợp kháng nguyên kháng thể đọng lại trong
các tiểu động mạch như viêm cầu thận, viêm cơ tim, van tim, viêm khớp...
77VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN
VÀ KÝ SINH Ở NGƯỜI
CÁC ĐƯỜNG TRUYỀN BỆNH
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được sự phân bố của vi khuẩn trong đất, trong nước và trong không khí và các
yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố đó
2. Trình bày được các vi khuẩn ký sinh ở trên cơ thể người và vai trò của chúng
3. Trình bày được các đường lây truyền bệnh
Vi sinh vật phân bố khắp nơi trong tự nhiên. Người ta thấy chúng ở trong đất, trong
nước, trong không khí, trên cây cỏ, trong thức ăn, trên nhiều dụng cụ khác nhau và trên cơ thể
người và động vật. Mối quan hệ giữa vi sinh vật và môi trường ngoại cảnh là rất chặt chẽ gọi
là sinh thái học. Đó là mối quan hệ thích ứng, có nghĩa là vi sinh vật có khả năng thích ứng để
tồn tại trong điều kiện ngoại cảnh nhất định. Nhiệm vụ quan trọng của vi sinh vật y học là
nghiên cứu vi sinh vật gây bệnh có ở ngoại cảnh để tìm các phương pháp phòng ngừa chúng,
đồng thời nghiên cứu sự phân bố của vi sinh vật trên cơ thể người để có biện pháp phòng
bệnh thích hợp.
I. VI SINH VẬT TRONG TỰ NHIÊN
1. Vi sinh vật trong đất
Đất chứa rất nhiều vi sinh vật và là môi trường thích hợp cho sự phát triển của vi sinh
vật, vì trong đất có nước, có không khí, có các chất vô cơ và các chất hữu cơ tạo thành một
môi trường thiên nhiên thích hợp cho vi sinh vật.
Tùy theo tính chất và thành phần của đất ở mỗi nơi có khác nhau và khí hậu có khác
nhau mà số lượng và chủng loại vi sinh vật cũng phân bố khác nhau. Ví dụ: Ở bề mặt của đất
do tác dụng của ánh sáng mặt trời và sự khô ráo, số lượng vi sinh vật ít. Ở độ sâu 10 - 20 cm
thì số lượng vi sinh vật nhiều, chủng loại đa dạng. Nhưng đến độ sâu một mét trở đi thì số
lượng và chủng loại vi sinh vật giảm dần và chỉ có một số ít vi sinh vật tồn tại mà thôi vì ở độ
sâu này, thiếu ôxy và các chất hữu cơ nên vi sinh vật hiếu khí không phát triển.
Đất còn bị ô nhiễm phân và các chất bài tiết của người và động vật với mức độ khác
nhau nên số lượng và thành phần vi sinh vật cũng khác nhau. Tuy rằng trong đất có nhiều vi
sinh vật khác nhau nhưng người ta phân chia thành 3 loại:
- Loại thứ nhất: vi sinh vật tự dưỡng: tự tổng hợp các chất cần thiết để sống.
- Loại thứ hai: vi sinh vật dị dưỡng là vi sinh vật làm thối rữa xác động vật, thực vật
trong đất.
- Loại thứ ba: vi sinh vật gây bệnh theo thi thể hoặc theo chất bài tiết của động vật và
của con người rơi vào trong đất. Loại vi sinh vật này đòi hỏi phải có nhiều chất dinh dưỡng và
một số điều kiện thích hợp, cho nên loại này rất dễ chết, chỉ có các vi khuẩn sinh nha bào thì
có khả năng tồn tại lâu trong đất. Từ đất, vi sinh vật gây bệnh có thể lây sang cơ thể người và
động vật. Đường lây chủ yếu là gián tiếp do sự ô nhiễm của đất bẩn vi dụ rau quả xanh bị
nhiễm vi sinh vật. Nghiên cứu vi sinh vật trong đất là một vấn đề luôn được đặt ra, nhất là
78những vùng có liên quan đến chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải từ các lò mổ,
bệnh viện...để đề ra những biện pháp diệt trừ và đề phòng các mầm bệnh có thể lây lan từ đất
sang người, nhất là khâu bảo vệ môi trường.
2. Vi sinh vật trong nước
Nước là một môi trường tự nhiên trong đó vi sinh vật có thể phát triển được, bởi vì vi
sinh vật chỉ sinh sản trong điều kiện ẩm ướt. Vi sinh vật vào nước từ đất, bụi, không khí và từ
chất thải bỏ của người và động vật. Số lượng và chủng loại vi sinh vật thay đổi tuỳ theo độ
bẩn của nước. Nước ở sông, hồ gần chỗ dân cư đông đúc có nhiều vi sinh vật, nước ở biển và
các hồ lớn thì ít vi sinh vật hơn.
Nước có khả năng tự làm sạch do tác dụng thanh khuẩn của ánh sáng mặt trời và do sự
cạnh tranh sinh tồn của các vi sinh vật trong nước.
Ngoài những vi sinh vật sống trong nước, còn có những vi sinh vật gây bệnh do người
và động vật làm ô nhiễm. Do vậy nước cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm nhất là các bệnh
đường ruột, như vi khuẩn Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae... Các vi sinh vật gây bệnh
này chỉ tồn tại trong nước một thời gian nhất định và gây bệnh cho người trong một thời kỳ
nhất định. Nếu một nguồn nước bị ô nhiễm phân thì thường thấy xuất hiện E.coli - vi khuẩn
này thường được dùng trong việc đánh giá sự ô nhiễm phân của nước. Ngoài ra trong một
nguồn nước có mặt vi khuẩn Clostridium perfringens chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm phân
từ trước.
3. Vi sinh vật trong không khí
Không khí không phải là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát triển vì không có
chất dinh dưỡng, thêm vào đó lại có ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên trong không khí vẫn có vi
khuẩn do cuốn theo bụi đất và do con người bài tiết ra khi ho, khi hắt hơi...
Vi sinh vật trong không khí có nhiều chủng loại, những loại nào có bào tử, có sắc tố và
nấm chịu được độ khô hanh và ánh sáng mặt trời mới tồn tại được. Số lượng vi sinh vật trong
không khí tùy thuộc từng vùng. Ở những vùng dân cư đông đúc thì trong không khí có nhiều
vi sinh vật, ở núi cao và ở trên các đại dương thì không khí có rất ít vi sinh vật. Ở thành thị
không khí chứa nhiều vi sinh vật hơn ở nông thôn.
Trong không khí, ngoài các tạp khuẩn, nấm, nấm mốc, người ta thường gặp các vi sinh
vật gây bệnh là: trực khuẩn lao, trực khuẩn bạch hầu, liên cầu tan máu, tụ cầu gây bệnh, trực
khuẩn ho gà, virus cúm, sởi... từ bệnh nhân hoặc từ người lành mang trùng bài tiết ra không
khí và làm lây lan từ người này sang người khác chủ yếu là hình thức gián tiếp thông qua
những hạt nước bọt nhỏ mang vi sinh vật. Trong không khí lưu thông, những hạt này tồn tại
không lâu nên khả năng nhiễm bệnh giảm xuống, do đó về mặt phòng bệnh cần lưu ý vấn đề
lưu thông không khí nơi buồng bệnh và nơi công cộng.
II. VI SINH VẬT TRÊN CƠ THỂ NGƯỜI
Da, niêm mạc và các ổ tự nhiên nuôi dưỡng nhiều chủng loại vi sinh vật, những vi sinh
vật đó được xếp vào 2 nhóm :
- Khuẩn chí bình thường: gồm những chủng lọai vi khuẩn tương đối cố định, tìm thấy
đều đặn ở một vùng nhất định, ở một lứa tuổi nhất định, nếu bị phá hủy thì tự thiết lập lại một
cách nhanh chóng.
- Khuẩn chí tạm thời: gồm những vi sinh vật có hoặc không có khả năng gây bệnh, cư
ngụ ở da, niêm mạc trong khoảng thời gian giới hạn, phát sinh từ môi trường xung quanh,
không phát sinh chứng bệnh, không tự định cư thường xuyên ở bề mặt cơ thể.
79Thành phần của khuẩn chí tạm thời thường không có ý nghĩa khi khuẩn chí binh thường
còn nguyên vẹn. Tuy nhiên nếu khuẩn chí bình thường bị phá hủy thì khuẩn chí tạm thời có
thể phát triển và phát sinh chứng bệnh.
1. Vai trò của khuẩn chí bình thường
Khuẩn chí bình thường ở mỗi vùng nhất định của cơ thể giữ một vai trò nhất định trong
việc duy trì sức khỏe và các chức năng bình thường.
- Khuẩn chí bình thường ở da và niêm mạc: là hàng rào ngăn cản đầu tiên cản trở quá
trình xâm nhiễm của các vi sinh vật theo cơ chế cạnh tranh sinh tồn hoặc giao hoán vi khuẩn.
- Thành phần khuẩn chí bình thường ở ruột giúp cơ thể tổng hợp một số vitamin như K,
B1, B6 ... và góp phần thuận lợi cho việc nuôi dưỡng cơ thể.
Tuy nhiên thành phần khuẩn chí bình thường có thể gây nên bệnh trong một số hoàn
cảnh vì những vi sinh vật này đã thích nghi với kiểu sống không xâm nhiễm, nếu bị bắt buộc
rời khỏi chỗ cư ngụ bình thường và đưa vào máu hoặc mô thì chúng trở nên gây bệnh. Ví dụ :
+ Streptococus viridans thường ký sinh ở đường hô hấp trên, nếu vào máu do nhổ răng
hoặc cắt amygdales thì có thể gây nên bệnh viêm màng trong tim bán cấp (bệnh Osler)
+ Xoắn khuẩn và trực khuẩn hình thoi : bình thường ở khoang miệng, nếu mô bị hủy
hoại do chấn thương, cơ thể suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng nặng... thì chúng phát triển
mạnh mẽ ở biểu mô hoại tử và gây viêm họng (goi là viêm họng Vincent).
2. Những vi sinh vật ký sinh ở cơ thể người
2.1. Các vi sinh vật ở trên da
Chủng loại vi sinh vật sống trên da và niêm mạc rất thay đổi, chúng phụ thuộc vào hoàn
cảnh, tình hình vệ sinh cá nhân và nghề nghiệp. Vì da tiếp xúc thường xuyên với môi trường
xung quanh, da chứa đựng nhiều vi sinh vật tạm thời, tuy nhiên những khuẩn chí bình thường
không đổi được tìm thấy ở những vùng giải phẫu khác nhau. Các vi sinh sinh vật bình thường
thường thấy ở da là :
- Staphylococcus coagulase âm tính, streptococcus viridans, coliformes, các loại trực
khuẩn Gram dương (bacilli gram positive).
- Nấm men : thường thấy ở các lằn da
- Các Mycobacteria không gây bệnh: thường thấy trên da ở những vùng sẵn chất xuất
tiết, cơ quan sinh dục, ống tai ngoài...
- Trên da cũng có thể có các vi sinh vật gây bệnh như Staphylococcus aureus,
Pseudomonas aeruginosa...
Chủng loại vi sinh vật sống trên da thay đổi theo vùng: vùng có nhiều vi khuẩn như da
đầu, mặt, kẽ ngón tay... Vùng có ít vi khuẩn như mặt ngoài của các chi, bàn tay, da bụng...
Những yếu tố có thể phá hủy các vi sinh vật thường thấy ở da là: pH thấp, axit béo của chất
xuất tiết nhầy và lysozym. Số lượng vi sinh vật ở bề mặt có thể giảm bớt bằng cách chà sát
mạnh trong trường hợp vệ sinh da trước khi mổ, nhưng khuẩn chí nhanh chóng lập lại từ
tuyến nhờn và mồ hôi sau đó.
2.2. Vi sinh vật ở đuờng hô hấp
- Ở mũi có nhiều trực khuẩn giả bạch hầu (diphteroides) và chủ yếu là tụ cầu, đáng chú
ý là có nhiều tụ cầu vàng ở mũi trước từ 20 - 50 % người lành mang tụ cầu vàng trong mũi.
80 - Ở họng mũi: số lượng và chủng loại vi sinh vật khá phong phú. Họng thường vô
khuẩn lúc mới sinh, nhưng cũng có thể lây nhiễm trong khi sinh. Sau sinh trong vòng 4 - 12
giờ đầu tiên thì Streptococcus viridans xuất hiện như là thành phần chủ yếu và tồn tại suốt
đời. Sau đó các loài thuộc Diphteroides, Lactobacilus, Staphylococci, Neisseria sớm được
thêm vào.
- Ở tuyến hạnh nhân (amygdales): có thể có liên cầu nhóm A tan máu β. Đây là vi
khuẩn chủ yếu gây viêm họng (80 -90%) và gây bệnh thấp tim tiến triển.
- Ở khí quản, phế quản: do cấu tạo sinh lý có niêm dịch, đại thực bào nên ở đường hô
hấp dưới thường không có vi sinh vật.
2.3. Vi sinh vật ở đường tiêu hóa
Lúc mới sinh ống tiêu hóa vô khuẩn, nhưng vi sinh vật được nhanh chóng đưa vào theo
thức ăn.
2.3.1. Ở người trưởng thành: vi sinh vật ở ống tiêu hóa rất đa dạng và thay đổi.
- Ở miệng và thực quản: Ở miệng có sự cân bằng sinh thái giữa các vi khuẩn với nhau.
Phần lớn các vi khuẩn sống chung, tuy vậy cũng có một số có khả năng gây bệnh quyết định
tình trạng nhiễm khuẩn, ví dụ nhiễm khuẩn tại chỗ tai mũi họng, răng, hoặc đôi khi gây bệnh
cho toàn thân do độc tố hoặc vi khuẩn xâm nhập vào máu. Thường thấy ở miệng là các cầu
khuẩn Gram (+), cầu khuẩn Gram (-), trực khuẩn Gram (+), các vi khuẩn kỵ khí như
Clostridium, các xoắn khuẩn. Ngoài ra còn thấy các vi khuẩn đường ruột, trực khuẩn mũ xanh
trong các trường hợp đặc biệt như cơ địa yếu hoặc sử dụng kháng sinh phổ rộng, kéo dài.
- Ở dạ dày: bình thường pH rất thấp (pH=2) nên có rất ít vi sinh vật, đa số là vi sinh vật
từ miệng nuốt vào. Vì dạ dày có pH là axit nên chỉ có vi khuẩn lao tồn tại được. Nhiều công
trình nghiên cứu đã chứng minh có một loại xoắn khuẩn là Helicobacter có khả năng phát
triển trong môi trường axit của dạ dày đặc biệt là hang vị. Trong giống này có Helicobacter
pylori là căn nguyên của viêm loét dạ dày, tá tràng. Trong một số trường hợp như ung thư,
lóet dạ dày, tá tràng... thì pH thay đổi nên có thể có tụ cầu và nấm.
- Ở ruột:
+ Ở ruột non: pH kiềm và có enzyme li giải vi sinh vật nên chỉ còn những vi sinh vật
sống sót khi đi qua dạ dày. Chỉ có một số ít liên cầu, tụ cầu, các loài thuộc Lactobacilus tại
ruột non. Ở người bị lóet dạ dày - tá tràng, viêm ruột, xơ gan thì có thể thấy E.coli ở ruột non .
+ Ở ruột già: có rất nhiều vi sinh vật, có 1011
vi sinh vật trong 1 gam chất chứa tạo nên
10 - 20 % khối lượng phân khô. Các vi sinh vật ở ruột già chủ yếu là vi khuẩn kị khí (99%)
bao gồm các loài thuộc Bacteroides, Clostridium spp., Lactobacilus..., các vi khuẩn hiếu khí
chỉ có 1% gồm E.coli, liên cầu D, tụ cầu, Proteus...
2.3.2. Ở trẻ em: Sau sinh một vài giờ đã có vi sinh vật phát triển. Ở trẻ em nuôi bằng sữa mẹ,
vi sinh vật chỉ có một loại hình thể - chủ yếu 99% là Bifidobacterium bifidum, sau đó là
E.coli, còn trẻ em nuôi bằng sữa bò thì có những loại vi sinh vật như ở người lớn.
Ở một người thì vi sinh vật ở ruột tương đối ổn định, tuy vậy cũng có thể thay đổi do:
chế độ ăn uống, tuổi: ở người già thì tăng E.coli và các loài Clostridium. Trong một số điều
kiện nhất định thì có sự thay đổi lớn đội ngũ vi sinh vật ở ruột như ỉa chảy, táo bón... Sử dụng
kháng sinh cũng làm đảo lộn đội ngũ vi sinh vật, nó làm giảm số lượng khuẩn chí bình thường
bằng các vi sinh vật kháng thuốc từ ngoài vào.
2.4. Vi sinh vật ở đường sinh dục- tiết niệu
81Trong điều kiện bình thường, chỉ ở bên ngoài bộ máy sinh dục mới có vi sinh vật. Ở
nam giới thì có Mycobacterium smegmatis, ở lỗ niệu đạo có tụ cầu, trực khuẩn Gram âm. Ở
nữ giới lỗ ngoài niệu đạo có tụ cầu, trực khuẩn giả bạch hầu, vi khuẩn đường ruột... Sau sinh
thì Lactobacilus (trực khuẩn Doderlin) xuất hiện ở cơ quan sinh dục và tồn tại suốt đời chừng
nào pH vẫn còn axit. Lúc pH trở nên trung tính thì có các vi khuẩn khác như các cầu khuẩn và
trực khuẩn. Ở tuổi dậy thì, Lactobacilus giảm và lúc bị phá hủy vì điều trị kháng sinh... thì
Candida albicans và những vi khuẩn khác có thể phát triển gây nên bệnh.
III. NGUỒN GỐC VÀ CÁC ĐƯỜNG TRUYỀN BỆNH NHIỄM TRÙNG
1. Nguồn truyền bệnh
Bao gồm bên ngoài và bên trong cơ thể.
1.1. Nguồn gốc bên ngoài
- Môi trường truyền cho người: một số vi sinh vật gây bệnh ở trong đất có nha bào tồn
tại lâu, có thể gây bệnh cho người.
- Người truyền cho người: chiếm đa số, bao gồm người bệnh và người lành mang trùng.
Người bệnh từ trước lúc thấy rõ triệu chứng cho đến sau khi khỏi bệnh một thời gian vẫn còn
mang vi khuẩn.
- Động vật truyền sang cho người: nhiều bệnh truyền nhiễm do động vật truyền sang
cho người: bệnh dịch hạch (chuột), bệnh dại (chó)...
1.2. Nguồn gốc bên trong
Có một số vi sinh vật bình thường sống ở da, niêm mạc hay các ổ tự nhiên (khuẩn chí
bình thường). Lúc có yếu tố thuận lợi: cơ thể suy yếu, sử dụng kháng sinh... chúng phát triển
mạnh mẽ và gây nên bệnh, ví dụ : E.coli từ đại tràng đến đường tiết niệu thì gây bệnh.
2. Phương thức truyền bệnh
2.1. Truyền bệnh do tiếp xúc
Người khỏe tiếp xúc với người ốm hay động vật ốm qua các hình thức cọ xát, giao hợp,
bú, liếm, cắn, qua nhau thai, qua sử dụng đồ đạc, dụng cụ đã nhiễm vi sinh vật hay dụng cụ y
tế, thuốc, máu, huyết thanh của người bệnh hay người lành mang trùng nhiễm vi sinh vật.
2.2. Truyền bệnh qua ăn uống
Đa số bệnh đuờng ruột lây truyền do ăn uống phải thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn
do người bệnh hoặc người lành mang trùng bài tiết ra như tả, lỵ, thương hàn, bại liệt... qua
môi giới nước, ruồi nhặng, gián, tay chân bẩn...
2.3. Truyền bệnh do côn trùng tiết túc
Đa số các bệnh nhiễm trùng theo đường máu do côn trùng tiết túc truyền bệnh như
muỗi, rận, bọ chét...
3. Đối tượng truyền bệnh
Đối tượng truyền bệnh là cơ thể cảm nhiễm. Khi có nguồn bệnh và đường lây truyền
thích hợp nhưng nếu không có cơ thể cảm nhiễm thì không thể phát sinh bệnh. Do đó cơ thể
cảm nhiễm là khâu quan trọng trong quá trình lây truyền của bệnh nhiễm trùng. Cơ thể cảm
nhiễm là những đối tượng vì lý do dinh dưỡng, bệnh tật... mà khả năng đề kháng (bao gồm
miễn dịch thụ động, miễn dịch không đặc hiệu và cả miễn dịch chủ động đặc hiệu) đều bị suy
giảm và như vậy khi gặp vi sinh vật xâm nhiễm thì dễ dàng mắc bệnh nhiễm trùng. Cơ thể
cảm nhiễm thường gặp là trẻ em, người già, người mắc các bệnh mãn tính, phụ nữ có thai...
82NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN
Mục tiêu học tập
1. Nêu được định nghĩa thế nào là nhiễm trùng bệnh viện
2. Mô tả được tầm quan trọng của NTBV, các VSV gây nhiễm trùng, ổ chứa, phương thức lây
truyền, và các yếu tố ảnh hưởng đến NTBV
3. Trình bày được các NTBV thường gặp
I. ĐỊNH NGHĨA
Nhiễm trùng bệnh viện (NTBV) là nhiễm trùng xảy ra lúc người bệnh nằm điều trị ở
bệnh viện, nhiễm trùng này không biểu hiện cũng không ở thời kỳ ủ bệnh lúc người bệnh vào
viện. Những nhiễm trùng mắc phải ở bệnh viện nhưng chỉ biểu hiện sau khi người bệnh rời
bệnh viện cũng được kể vào. Mặc dù nhiều NTBV có thể phòng ngừa nhưng có một số không
thể phòng ngừa nên NTBV không tương đương với nhiễm trùng do thầy thuốc tức là nhiễm
trùng do can thiệp chẩn đoán hoặc điều trị như đặt ống thông niệu đạo hoặc thông tĩnh mạch.
Nhiễm trùng cơ hội xảy ra ở những bênh nhân mà cơ chế bảo vệ bị suy giảm và thường gây
nên do những tác nhân nhiễm trùng bình thường không gây bệnh ở người khỏe mạnh. Nhiễm
trùng cơ hội gây nên do vi khuẩn ở khuẩn chí của người bệnh và thường không tránh khỏi vì
liên quan đến tổn thương ở rào cản niêm mạc hoặc những cơ chế bảo vệ khác của người bệnh.
II. CĂN NGUYÊN VÀ DỊCH TỄ HỌC
1.Tỷ lệ bệnh
NTBV xảy ra từ 2 đến 10 % (trung bình 5%) nguời bệnh điều trị ở bệnh viện. Tỷ lệ
NTBV thay đổi tùy theo bệnh viện, thường cao ở những bệnh viên trung ương; điều này phản
ánh tình trạng nặng hơn của chứng bệnh ở người bệnh và việc sử dụng nhiều hơn những
phương tiện chẩn đoán và điều trị dễ gây chấn thương.
NTBV có thể nghiêm trọng và dẫn đến tử vong. Trung bình NTBV có tỷ lệ tử vong
1%, phí tổn điều trị NTBV khá lớn. Hơn nữa NTBV làm giảm năng suất lao động vì người
bệnh phải được điều trị thêm một thời gian.
2. Vi sinh vật gây NTBV
Thường gặp nhất là vi khuẩn hiếu khí Gram âm, tụ cầu, liên cầu ruột.
- Trực khuẩn Gram âm quan trọng nhất trong các vi sinh vật gây NTBV vì chúng là
tác nhân chính của nhiễm trùng đường tiểu và còn gây bệnh ở những vị trí khác. Những trực
khuẩn đường ruột như E. coli, Klebsiella thường tìm thấy trong NTBV ở những bệnh nhân
mà cơ chế bảo vệ bị suy giảm. Nhiều trực khuẩn Gram âm như Pseudomonas và Klebsiella có
nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu nên có thể tạo nên những ổ bệnh ở môi trường bệnh viện cũng
như ở người bệnh. Các trực khuẩn Gram âm phát triển sự đề kháng thuốc nhanh hơn các cầu
khuẩn Gram duơng, trực khuẩn Gram âm trở nên kháng thuốc qua thu hoạch plasmid R.
Ngoài ra Enterobacter, Pseudomonas và Serratia còn có cơ chế đột biến nhiễm sắc thể đề
kháng penicillin và cephalosporin.
- Trong các cầu khuẩn Gram dương S. aureus hiện nay vẫn còn là tác nhân gây bệnh
quan trọng. Nó thường gây nhiễm trùng vết thương phẩu thuật, bỏng và thông tĩnh mạch. Tụ
cầu vàng tìm thấy khắp nơi, ở da, tóc, tị hầu của người bệnh và nhân viên bệnh viện, ở tay
nhân viên bệnh viện, ở dụng cụ và ở hầu hết đồ vật tìm thấy ở bệnh viện. Nhiều chủng S.
83aureus kháng thuốc được tìm thấy ở nhiều bệnh viện, chúng có thể gây nên những vụ dịch
nhiễm trùng ở những đơn vị chăm sóc tích cực. Chúng đề kháng với erythromycin,
clindamycin và aminoglycoside. Những chúng tụ cầu kháng methicillin (MRSA: methicillin
resistant S. aureus ) cũng là tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện gặp khá phổ biến nhiều nơi
trên thế giới: ở Đan Mạch gặp với tỷ lệ 0,1%, Thuỵ Điển 0,3%, Hà Lan 1,5%, Thuỵ Sĩ 1,8%,
ở một số nước khác tìm thấy cao hơn 20% chủng tụ cầu kháng methicillin như ở Áo 21,6%,
Begium 25,6%, Tây Ban Nha 30,3%, Pháp 33,6% Những chủng S. epidermidis cũng mang
những gen đa đề kháng và có thể truyền những gen đó cho S. aureus.
- Liên cầu ruột được biết từ lâu là một tác nhân NTBV quan trọng về đường tiểu, nó là
tác nhân có ý nghĩa ở vết thương của những người bệnh điều trị với các cephalosporin. Đặc
biệt nhiều chủng enterococci đề kháng aminoglycoside như gentamicin và vancomycin
- Danh sách những vi sinh vật quan trọng trong NTBV đang tăng lên đáng kể. Những
nhiễm trùng cơ hội gây nên bởi những vi khuẩn độc lực thấp ( S. epidermidis) và nấm
(Aspergillus, Candida) cũng thường gặp. Viêm ruột kết do Clostridium difficile là hậu quả của
sự biến đổi khuẩn chí đường ruột do điều trị kháng sinh.
- Virus đường hô hấp như virus hợp bào đường hô hấp và virus cúm, gần đây virus
corona gây bệnh SARS (severe acute respiratory syndrome) là các tác nhân NTBV. Những
virus khác như virus viêm gan, HIV liên hệ đến nhiễm trùng do truyền máu hoặc các sản
phẩm máu, do tai biến. Cytomegalovirus, virus varicella-zoster và rotavirus cũng giữ một vai
trò đáng kể trong NTBV, những tác nhân này gây nhiễm trùng bệnh viện ở những người suy
miễn dịch, ở những bệnh nhân ghép cơ quam .
3. Ổ chứa
Nhân viên y tế, bệnh nhân và những người đến thăm là ổ chứa đầu tiên.
Hầu hết nhiễm trùng bệnh viện xuất phát từ vi khuẩn sống trên cơ thể người bệnh
Các vi khuẩn gây bệnh thường cư trú ở các vị trí gồm: hốc mũi như tụ cầu vàng, tụ cầu
kháng methicillin; trên da S. epidermidis; ở đường tiêu hoá như enterococci, các vi khuẩn họ
đường ruột, các loài Candida. Ở đường sinh dục tiết niệu enterococci, vi khuẩn họ đường
ruột.
Những bệnh nhân bị nhiễm trùng hay ở tình trạng mang các vi khuẩn đề kháng như
enterococci đề kháng thuốc, tụ cầu kháng methicillin, Clostridium difficile sẽ làm nhiễm bẩn
môi trường. Và môi trường bị nhiễm bẩn lại trở thành ổ chứa thứ phát. Một số môi trường là ổ
chứa đầu tiên một số vi khuẩn gây bệnh như: nước chứa vi khuẩn Legionella, các loài
Pseudomonas; thức ăn chứa các vi khuẩn đường tiêu hoá
4. Sự lây truyền vi sinh vật trong NTBV
4.1. Lây trực tiếp
Trong bệnh viện, tay nhân viên y tế thường bị nhiễm bẩn tạm thời và thường là môi
giới truyền vi khuẩn từ người này đến người khác. Những nhân viên y tế khoẻ mạnh thường
mang các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu vàng, Streptococcus pyogenes, Salmonella enteritidis
và truyền các vi khuẩn này cho người bệnh.
4.2. Lây qua dụng cụ
Các dụng cụ như nhiệt kế điện tử, thuốc men, các loai dịch chuyền tĩnh mạch, thức ăn,
sữa, các loai dung dịch uống có thể truyền các vi khuẩn gây nhiễm trùng bệnh viện cho người
bệnh.
4.3. Lây qua không khí
84Không khí trong bệnh viện, hệ thống thông khí có thể truyền các tác nhân như M.
tuberculosis, virus varicella-zoster, virus corona gây SARS, các loài nấm Aspergillus. Bụi
nước bị nhiễm bẩn có thể truyền các vi khuẩn Legionella
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến NTBV
Cũng như phần lớn những nhiễm trùng, NTBV là hậu quả của sự tương tác giữa 2
nhân tố
5.1. Yếu tố vi sinh vật: Độc lực và khả năng lan tràn của vi sinh vật gây bệnh,
5.2. Sự đề kháng của người bệnh: Tuổi, chứng bệnh, sự toàn vẹn của niêm mạc và da và tình
trạng miễn dịch là những nhân tố chính quyết định tỷ lệ bệnh và hậu quả của NTBV. Những
cơ chế bảo vệ cơ thể: vật lý (suy giảm trong trường hợp bỏng hoặc chấn thương), hóa học
(thiếu HCl dịch vị, cắt dạ dày làm giới hạn axit dịch vị) hoặc miễn dịch (bệnh Hodgkin, hóa
liệu pháp chống ung thư.v.v...) ảnh hưởng mạnh mẽ đến NTBV.
Ngoài người bệnh và vi sinh vật, những nhân tố khác liên quan đến NTBV bao gồm
các biện pháp chẩn đoán thăm dò chức năng, những phương thức điêu trị, những bệnh nhân
nhiều nguy cơ NTBV là những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân điều trị với thuốc
làm giảm sức bảo vệ (corticosteroid .v.v...) và bệnh nhân trong quá trình điều trị là đối tượng
với nhiều lần can thiệp. Sử dụng ngày càng nhiều những phương pháp chân đoán gây chấn
thương làm tăng xác suất NTBV.
Nhân viên bệnh viện cũng có nguy cơ NTBV, nhân viên ở phòng xét nghiệm có mẫu
nghiệm máu có thể mắc bệnh viêm gan virus, HIV và ở những khoa lây (lao, ho gà...).
III. NHỮNG NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN THƯỜNG GẶP
1. Nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu chiếm khoảng 40% NTBV và thường do đưa dụng cụ vào niệu
đạo, bàng quang và thận. yếu tố thuận lợi cho nhiễm trùng ngược dòng là đặt ống thông niệu đạo
làm bất hoạt rào cản bình thường. Khảo sát cho thấy 10-15% bệnh nhân người lớn được thông
niệu đạo, trong đó nhiều trường hợp không cần thiết đặt. Đường tiết niệu là tiêu điểm nhiễm trùng
thuờng gặp nhất đưa đến nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram âm.
2. Nhiễm trùng vết thương
Phần lớn nhiễm trùng vết thương gây nên do vi khuẩn trực tiếp đưa vào mô trong thời
gian phẫu thuật. Thông thường vi khuẩn có nguồn gốc là khuẩn chí của người bệnh, tuy nhiên
nhân viên phẫu thuật có thê là nguồn gốc của nhiễm trùng, đặc biệt với liên cầu A và S.
aureus. Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm trùng vết thương bao gồm loại phẫu thuật,
thời gian phẫu thuật, kỹ năng của thầy thuốc và sức khỏe cơ bản của người bệnh. Phẫu thuật ở
những vị trí bị nhiễm bẩn như ruột, cơ quan sinh dục nữ thường dễ bị nhiễm trùng hơn là ở
những vị trí vô trùng trước khi mổ. Phẫu thuật thời gian dài hoặc phẫu thuật trong đó những
mô chết, vật thể lạ hoặc bướu máu được lấy đi thường tăng tỷ lệ nhiễm trùng vết thương.
Những nhân tố thuận lợi khác bao gồm người lớn tuổi, tình trạng dinh dưỡng kém, sự hiện
diện của một tiêu điểm nhiễm trùng ở đâu đó, bệnh đái đường, suy thận và điều trị
corticosteroid.
Những vết thương không mổ gồm bỏng, loét do nằm, loét ở da do tắc ngẽn tĩnh mạch
hoặc động mạch cũng là vị trí của NTBV. Những vi khuẩn gây nhiễm trùng cũng tương tự
như ở vết thương mổ trừ nhiễm trùng bỏng thường do P. aeruginosa và nhiễm trùng lóet ở
vùng chậu cũng như những chi dưới thường do khuẩn chí ở ruột.
853. Viêm phổi
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới thường là nguyên nhân đưa đến tử vong ở NTBV
mặc dù về tỷ lệ nó đứng thứ ba sau nhiễm trùng đường tiểu và nhiễm trùng vết thương.
Những vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là trực khuẩn Gram âm và S. aureus, những vi khuẩn này
thường đến đường hô hấp dưới do từ họng hơn là qua đường máu. Viêm phổi bệnh viện
thường xảy ra ở các đối tượng sau:
- Người bệnh trớ mà phản xạ nôn và ho không hiệu quả
- Người bệnh có chứng bênh phổi hoặc suy tim xung huyết
- Người bệnh cần dùng dụng cụ hoặc hỗ trợ thông khí.
Sự lây truyền virus đường hô hấp ở bệnh viện cũng hay gặp đặc biệt ở khoa nhi,
nhưng trừ trường hợp cúm, hợp bào đường hô hấp, gần đây virus corona gây viêm phổi cấp và
suy hô hấp cấp tính nặng có tỷ lệ tử vong cao trên 10% bệnh nhân bị nhiễm trùng. Nhân viên
bệnh viện thường nhiễm virus hô hấp của người bệnh và sự lây lan do hit phải hoặc tiếp xúc
trực tiếp qua niêm mạc các giọt chất tiết có virus từ bệnh nhân khi săn sóc , khi tiếp xúc với
người bệnh. Các phương thức lây khác như dùng các dụng cu hổ trợ hô hấp, qua tay...Biện
pháp phòng ngừa sự lây nhiễm các virus hô hấp như SARS gồm phát hiện và cách ly bệnh
sớm, sử dụng biện pháp bảo vệ như dùng khẩu trang có lọc, mang găng và các trang phục bảo
vệ mắt, đầu khi săn sóc người bệnh.
4. Nhiễm khuẩn huyết
Mặc dù nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra ở bất cứ NTBV nào, nhưng canuyn huyết
quản bị nhiễm bẩn là nguyên nhân thông thường và dễ phòng ngừa nhất của nhiễm khuẩn
huyết tiên phát ở bệnh viện. Nhiễm trùng do điều trị tĩnh mạch chiếm khoảng 5% tổng số
NTBV và 10% của tổng số cấy máu dương tính. Những vi khuẩn gây bệnh thường gặp là S.
epidermidis, S. aureus, trực khuẩn Gram âm và liên cầu ruột. Lúc dinh dưỡng bằng dịch qua
ống thông thì Candida cũng là tác nhân quan trọng. Vi khuẩn có thể vào ở bất cứ vị trí nào khi
có đường chuyền dịch, thường vị trí vào da lúc đặt Canuyn hoặc những thủ thuật sau đó và vi
sinh vật theo canuyn vào máu. dịch truyền có thể bị nhiễm khuẩn gây nên nhiễm khuẩn huyết
do một trong những vi khuẩn kém độc lực như Enterobacter, Serratia, Citrobacter freundii,
những vi khuẩn này có thể phát triển ở dịch truyền chứa 5% glucose.
Nhiễm khuẩn huyết tạm thời sau những thao tác chẩn đoán hoặc điều trị ở miệng,
đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường sinh dục thường được người bệnh dung nạp tốt. Tuy
nhiên những người có bệnh tim hoặc van tim bẩm sinh có thể có nguy cơ viêm màng trong
tim lúc chịu những thao tác nói trên và cần được phòng ngừa bằng kháng sinh.
5. Nhiễm trùng các virus viêm gan B, C và HIV
Nhiễm trùng do virus viêm gan B và virus HIV liên quan không những người bệnh và
cả nhân viên y tế trong săn sóc bệnh nhân hoặc thao tác mẫu máu của người bệnh. Người
bệnh nhiều nguy cơ là người bệnh nhận chuyền máu hoặc chế phẩm máu hoặc những bệnh
nhân qua thẩm phân lọc máu. Việc xét nghiệm sàng lọc để loại trừ những người cho máu bị
nhiễm trùng các virus này cùng với việc xử lý máu trước khi chuyền để loại trừ HIV làm
giảm tỷ lệ viêm gan do virus B và C và HIV sau truyền máu. Sự lây nhiễm HIV xảy ra cho
nhân viên y tế do các tai biến kim tiêm hoăc các dụng cụ sắc nhọn đâm vào tay trong quá
trình lấy máu, mỗ xẽ..Nhiễm trùng HIV trong nhổ răng từ bác sĩ đến người bệnh cũng đã
được đề cập
Những biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng các virus viêm gan và HIV bao gồm:
865.1. Cần phổ biến ý thức phòng bệnh để giới hạn sự lây truyền do kim tiêm hoặc tiếp xúc trực
tiếp.
5.2. Dán nhãn hiệu và thao tác cẩn thận tất cả mẫu máu và mô của người bệnh.
5.3. Khuyến cáo nhân viên có nguy cơ nhiễm trùng nên tiêm phòng vacxin
5.4. Cần lưu ý những trường hợp nhiễm trùng HIV trong giai đoạn sớm các xét nghiệm sàng
lọc tìm kháng thể sè cho kết quả âm tính. Những mẫu máu nghi ngờ cần được kiễm tra kỷ
bằng tìm khánh nguyên hoặc axit nucleic của virus.
5.5. Tiêm ngay globulin miễn dịch viêm gan B và vacxin viêm gan B cho nhân vien và người
bệnh có nguy cơ đặc biệt viêm gan B như bị kim tiêm người bệnh viêm gan B đâm vào da.
IV. KIỂM TRA NHIỄM TRÙNG BỆNH VIỆN
1. Mục tiêu
Kiểm tra NTBV bao gồm những mục tiêu :
1.1. Làm giảm nguy cơ NTBV ở người bệnh.
1.2. Chăm sóc đầy đủ những người bệnh bị nhiễm trùng lây truyền mạnh.
1.3. Giảm đến mức tối thiểu nguy cơ nhiễm trùng ở nhân viên bệnh viện.
Phần lớn những bệnh viện thành lập một ban kiểm tra NTBV. Ban này có nhiệm vụ :
- Tìm biện pháp thích hợp để xử lý bệnh nhiễm trùng.
- Xác định và theo dõi những người bệnh bị bệnh truyền nhiễm.
- Phòng ngừa sự lây truyền bệnh nhiễm trùng ở người bệnh và nhân viên.
- Theo dõi việc sử dụng kháng sinh và mức độ nhạy cảm với kháng sinh của các vi
sinh vật thường gây NTBV.
2. Biện pháp
Những biện pháp chủ yếu bao gồm rửa tay giữa những lần tiếp xúc với người bệnh,
cách li thích đáng những bệnh nhiễm trùng dễ lây truyền, áp dụng những biện pháp dịch tễ
học để xác định và loại bỏ kịp thời những ổ nhiễm trùng.
Những biện pháp phòng ngừa không những áp dụng với người bệnh mà cả với nhân
viên bệnh viện.
Lúc nhập viện phải chọn lựa riêng người bệnh lây, điều này đặc biệt quan trọng với
khoa nhi, khoa ung thư và khoa ghép cơ quan vì những bệnh nhiễm trùng ít quan trọng như
thủy đậu, sởi có thể nguy hiểm với người bệnh ở những khoa đó.
87
PHẦN II
CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP
CÁC CẦU KHUẨN GÂY BỆNH
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được một số tính chất vi khuẩn học của một số cầu khuẩn gây bệnh.
2. Nêu được khả năng gây bệnh của các cầu khuẩn này.
3. Trình bày được một số phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học đối với các cầu khuẩn gây
bệnh.
Cầu khuẩn gây bệnh bao gồm Tụ cầu, Liên cầu, Phế cầu và Neisseria. Đó là những vi
khuẩn hình cầu và được gọi chung là cầu khuẩn sinh mủ. Trừ Neisseria, các cầu khuẩn sinh
mủ đều Gram dương.
I. TỤ CẦU (STAPHYLOCOCCI)
Tụ cầu tìm thấy khắp nơi và có thể phân lập từ không khí, bụi, thực phẩm, cơ thể
người và động vật. Tụ cầu là thành viên của khuẩn chí da hoặc niêm mạc tị hầu người. Có 3
loài tụ cầu có khả năng gây bệnh nhiễm trùng ở người: Staphylococcus aureus (S.aureus: tụ
cầu vàng) được xem là tụ cầu gây bệnh, Staphylococcus epidermidis (S. epidermidis) và
Staphylococcus saprophyticus (S. saprophyticus) thường xem như là tụ cầu không gây bệnh;
tuy nhiên 2 loài sau cũng có thể gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn trong
phẩu thuật tim, trong thông tĩnh mạch. Nội dung bài này tập trung vào S. aureus.
1.Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thái
Vi khuẩn hình cầu hoặc hình thuẫn, đường kính 0,8-1µm, ở canh thang thường họp
thành từng cụm như chùm nho, hình thức tập hợp này do vi khuẩn phân bào theo nhiều chiều
trong không gian. Trong bệnh phẩm vi khuẩn họp từng đôi hoặc đám nhỏ. Vi khuẩn bắt màu
Gram (Gram dương). Vi khuẩn không di động, không sinh nha bào, thường không có vỏ.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn phát triển dễ dàng ở môi trường thông thường, hiếu khí hoặc kỵ khí tùy ý,
mọc tốt ở 370
C nhưng tạo sắc tố tốt ở 200
C. Ở canh thang sau 5 - 6 giờ làm đục môi
trường, sau 24 giờ làm đục rõ. Ở môi trường đặc, khuẩn lạc tròn lồi, bóng láng, óng ánh
có thể có màu vàng đậm, màu vàng cam hoặc màu trắng, tương đối lớn sau 24 giờ.
Những chủng khác nhau làm tan máu ở những mức độ khác nhau, ở thạch máu typ tan
máu β thường được quan sát xung quanh khuẩn lạc.
1.3. Tính chất sinh hóa và đề kháng
Tụ cầu có hệ thống enzyme phong phú, những enzyme được dùng trong chẩn
đoán là: catalase (phân biệt với liên cầu), S. aureus có coagulase (tiêu chuẩn quan trọng
để phân biệt tụ cầu vàng với các tụ cầu khác). Tụ cầu lên men chậm nhiều loại đường,
tạo axít nhưng không sinh hơi, S. aureus lên men đường mannít. Tụ cầu tương đối chịu
nhiệt và thuốc sát khuẩn hơn những vi khuẩn khác, chịu độ khô và có thể sống ở môi
trường nồng độ NaCl cao (9%), nhạy cảm thay đổi với kháng sinh, nhiều chủng đề kháng
với penicillin và các kháng sinh khác.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Vách tế bào vi khuẩn chứa kháng nguyên polysaccharid, kháng nguyên protein A
ở bề mặt. Người ta có thể căn cứ vào các kháng nguyên trên để chia tụ cầu thành nhóm,
tuy nhiên phản ứng huyết thanh không có giá trị trong chẩn đoán vi khuẩn.
88Căn cứ vào sự nhạy cảm với phag, người ta chia tụ cầu thành typ phag. Những bộ
phage cho phép xếp loại phần lớn các chủng tụ cầu thành 4 nhóm phag chính. Định typ
phage tụ cầu có giá trị về dịch tễ học và chẩn đoán.
1.5. Các độc tố và enzyme
Khả năng gây bệnh của tụ cầu là do vi khuẩn phát triển và lan tràn rộng rãi trong
mô cũng như tạo thành nhiều độc tố và enzyme.
1.5.1. Hemolysin: có 4 loại hemolysin được xác định là α, β, γ và δ. Một chủng tụ cầu
có thể tạo thành nhiều hơn một loại hemolysin. Đó là những phẩm vật bản chất protein
gây tan máu β nhưng tác động khác nhau trên những hồng cầu khác nhau. Chúng có tính
sinh kháng. Một vài loại hemolysin gây hoại tử da tại chổ và giết chết súc vật thí
nghiệm.
1.5.2. Leucocidin: là nhân tố giết chết bạch cầu của nhiều loài động vật, bản chất
protein, không chịu nhiệt. Tụ cầu gây bệnh có thể bị thực bào như tụ cầu không gây bệnh
nhưng lại có khả năng phát triển bên trong bạch cầu.
1.5.3. Coagulase: làm đông huyết tương người hoặc thỏ chống đông với citrat natri hoặc
oxalat natri. Coagulase làm dính tơ huyết vào bề mặt vi khuẩn và do đó hình như cản trở
sự thực bào. Tất cả các chủng S. aureus đều có coagulase dương tính.
1.5.4. Hyaluronidase: thủy phân axit hyaluronic của mô liên kết, giúp vi khuẩn lan tràn
vào mô.
1.5.5. β-lactamase: sự đề kháng penicillin của tụ cầu vàng là do đa số tụ cầu vàng sản
xuất được enzyme β-lactamase.
Ngoài ra, tụ cầu còn có những enzyme khác như staphylokinase là một
fibrinolysin làm tan tơ huyết, nuclease, lipase.
1.5.6. Độc tố ruột: do một số chủng tụ cầu tạo thành, đặc biệt lúc phát triển ở nồng độ
CO2 cao (30%) và môi trường đặc vừa. Nó đề kháng sự đun sôi trong 30 phút cũng như
tác động của enzyme ở ruột. Có 5 typ huyết thanh A, B, C, D, E; typ A, B thường gây
ngộ độc thức ăn.
1.5.7. Độc tố gây hội chứng shock nhiễm trùng (Toxic schock syndrome toxin: TSST):
thường gặp ở những phụ nữ có kinh nguyệt dùng bông băng dày, bẩn hoặc những người
bị nhiễm trùng vết thương. Cơ chế gây shock của nó tương tự với nội độc tố.
1.5.8. Exfoliatin toxin hay epidermolitic toxin: là một ngoại độc tố, gây nên hội chứng
phỏng rộp và chốc lở da (Scaded skin syndrome) ở trẻ em. 85% các chủng tụ cầu vàng
thuộc loại phage nhóm II tạo độc tố này. Nó gồm 2 loại A và B, đều là polypeptid, loại
A bền vững với nhiệt độ 1000
C/20phút, còn loại B thì không. Có thể xác định chúng
băng kỹ thuật miễn dịch (như ELISA hoặc RIA hay miễn dịch khuếch tán). Kháng thể
đặc hiệu có tác dụng trung hoà độc tố này.
1.5.9. Alpha toxin: bản chất protein, gây tan các bạch cầu đa nhân và tiểu cầu, từ đó gây
ra ổ áp xe, hoại tử da và tan máu. Độc tố có tính kháng nguyên nhưng kháng thể của nó
không có tác dụng chống nhiễm khuẩn.
2. Khả năng gây bệnh
Đường xâm nhập là da (gốc chân lông, chỗ bị thương) và niêm mạc. Tụ cầu
không gây nên một chứng bệnh nhất định nhưng thường làm phát sinh nhiều hình thức
nhiễm khuẩn khác nhau. Tụ cầu thường gây nên những điểm nung mủ ở da, ở niêm mạc
nhưng có thể xâm nhập vào những cơ quan khác nhau. Sự nhiễm trùng xảy ra ở những
cơ thể đề kháng sút kém như già yếu, trẻ còn bú, bệnh đái tháo đường.
2.1. Các nhiễm trùng da và nung mủ sâu
Là một hình thức đặc biệt, nặng là đinh râu, tiếp đến là chốc lỡ, viêm tủy xương,
viêm phổi màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm màng não.
2.2. Nhiễm trùng huyết
89Từ những điểm nung mủ, vi khuẩn có thể đi vào máu và gây nên nhiễm trùng
huyết. Nhiễm trùng huyết do tụ cầu là một bệnh thường gặp ở bệnh viện, thường xảy ra
ở người có sức đề kháng giảm sút.
2.3. Viêm ruột cấp tính
Thường gặp ở các bệnh nhân uống kháng sinh có kháng khuẩn phổ rộng, kháng
sinh hủy diệt những vi khuẩn bình thường ở ruột, làm phát triển chủng tụ cầu sinh độc tố
ruột và gây nên chứng bệnh.
2.4. Ngộ độc thức ăn
Do tụ cầu sinh độc tố ruột đặc biệt typ huyết thanh A và B gây nên. Chứng bệnh
có những đặc điểm: thời gian ủ bệnh ngắn (1-8 giờ), buồn nôn dữ dội, nôn, đau bụng, ỉa
chảy, không sốt, bình phục trong vòng 24 giờ.
2.5. Hội chứng da phồng rộp (Scalded skin syndrom)
Một số chủng tụ cầu vàng tiết độc tố exfoliatin, gây viêm da hoại tử và phồng
rộp. Bệnh này thường gặp ở trẻ mới đẻ và tiên lượng xấu.
2.6. Hội chứng shock nhiễm độc (Toxic shock syndrome)
Thường gặp ở những phụ nữ có kinh nguyệt dùng băng vệ sinh dày, bẩn, bị nhiễm
vi khuẩn tụ cầu vàng. Bệnh khu trú ở âm đạo và căn nguyên là tụ cầu vàng, liên quan
đến độc tố gây hội chứng shock nhiễm trùng, cấy máu không tìm thấy tụ cầu vàng.
3. Chẩn đoán vi khuẩn
Bệnh phẩm là mủ, máu, đờm giải, phân, nước não tủy tùy theo chứng bệnh. Phân
lập ở thạch máu, canh thang hoặc thạch Chapman. Xác định nhờ hình thái ở kính hiển vi
và tính chất sinh hóa. Tụ cầu được xem như S. aureus nhờ 4 tiêu chuẩn : sắc tố vàng, tan
máu, lên men đường mannit, tạo thành coagulase. Trong đó 2 tiêu chuẩn coagulase và
lên men đường mannit là quan trọng nhất, chỉ có thể thiếu một trong 2 tiêu chuẩn đó chứ
không thể thiếu cả 2.
Phản ứng huyết thanh không có giá trị để chẩn đoán vi khuẩn.
Người ta định typ tụ cầu bằng phag. Nhờ những phag chính đặc hiệu người ta xếp
tụ cầu vào một trong 4 nhóm phag chính (I, II, III và IV). Tụ cầu thuộc nhóm nào thì bị
ly giải bởi một hoặc nhiều phag trong nhóm đó. Định typ phag có giá trị về dịch tể học.
4. Phòng ngừa và điều trị
4.1. Phòng ngừa
Nguồn tụ cầu ở trong thiên nhiên là người. Sự lây nhiễm từ người này sang người
khác là do tiếp xúc trực tiếp hoặc qua không khí. Những người lành mang trùng được
khuyến cáo không nên làm việc ở phòng sinh, phòng trẻ sơ sinh, phòng mổ hoặc các xí
nghiệp thực phẩm.
4.2. Điều trị
Nhiều chủng Tụ cầu kháng với nhiều kháng sinh nhất là penicillin nên cần làm
kháng sinh đồ. Có trường hợp sử dụng vaccine bản thân và vaccine trị liệu có kết quả.
II. LIÊN CẦU (STREPTOCOCCI)
Liên cầu là những cầu khuẩn xếp thành hình chuỗi, phân bố rộng rãi ở trong thiên
nhiên. Một vài loài là thành viên của khuẩn chí bình thường ở người. Một vài loài gây
nên những chứng bệnh quan trọng.
1. Đặc điểm sinh vật học
901.1. Hình thể
Vi khuẩn hình cầu, đường kính1 µm, Gram dương, thường xếp thành chuỗi dài
ngắn khác nhau, có thể đứng đôi hoặc riêng lẻ. Vi khuẩn không có lông, không tạo nha
bào. Nhiều chủng thuộc nhóm A và C tạo vỏ axit hyaluronic.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Liên cầu là những vi khuẩn hiếu kị khí tùy ý, chỉ phát triển tốt ở môi trường có
máu hoặc có các dịch của cơ thể khác. Những chủng gây bệnh thường đòi hỏi nhiều yếu
tố phát triển. Phần lớn liên cầu tan máu gây bệnh phát triển tốt ở 370
C. Các liên cầu ruột
phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ từ 10 đến 450
C. Ở môi trường lỏng vi khuẩn dễ tạo thành
các chuỗi, sau 24 giờ canh thang vẫn trong và có những hạt, những cụm dính vào thành
ống sau đó lắng xuống đáy ống.
Ở thạch máu, khuẩn lạc nhỏ tròn lồi màu hơi xám, bóng hoặc mờ đục. Những
chủng của liên cầu A có vỏ tạo nên những khuẩn lạc lầy nhầy. Liên cầu gây nên 3 typ
tan máu: tan máu β của liên cầu tan máu A, tan máu α của liên cầu viridans và tan máu γ
của liên cầu không tan máu.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
Liên cầu không có catalase (khác với tụ cầu). Liên cầu A đặc biệt nhạy cảm với
bacitracin. Để phân biệt liên cầu và phế cầu, người ta dựa vào khả năng của liên cầu đề
kháng với mật hoặc muối mật hoặc với optochin trong khi phế cầu thì ngược lại.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Liên cầu có cấu trúc kháng nguyên phức tạp.
1.4.1. Kháng nguyên vỏ axit hyaluronic
Tìm thấy ở vỏ một số liên cầu A, không có tính chất sinh kháng.
1.4.2. Kháng nguyên carbohydrat C đặc hiệu nhóm
Đây là kháng nguyên nằm ở vách tế bào vi khuẩn. Dựa vào kháng nguyên
carbohydrat C, Lancefield chia liên cầu tan máu thành nhiều nhóm huyết thanh từ A đến
O. Phần lớn những liên cầu gây bệnh ở người thuộc nhóm A, tuy nhiên những chủng
nhóm B, C và G cũng tìm thấy trong nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng huyết và viêm
màng trong tim.
1.4.3. Kháng nguyên M đặc hiệu typ
Kháng nguyên M cũng nằm ở vách tế bào vi khuẩn, đó là protein M liên hệ đến
Liên cầu A và tìm thấy ở những vi khuẩn tạo thành khuẩn lạc mờ đục hoặc lầy nhầy. Nó
cản trở sự thực bào. Căn cứ vào kháng nguyên này người ta chia liên cầu A thành nhiều
typ, hiện có trên 55 typ trong đó typ 12 gây bệnh rất nghiêm trọng.
1.4.4. Phẩm vật T
Bản chất protein, không liên quan đến độc lực, thu được bằng cách thủy phân để
phá hủy protein M. Phẩm vật T cho phép phân biệt một số typ liên cầu.
1.5. Các enzyme và độc tố
Liên cầu tạo thành nhiều enzyme và độc tố.
1.5.1. Streptokinase
Tìm thấy ở nhiều chủng liên cầu tan máu β. Nó biến đổi plasminogen thành
plasmin có khả năng thủy phân tơ huyết và những protein khác. Streptokinase kích động
sự tạo thành kháng thể kháng streptokinase (ASK) và enzyme này được sử dụng để điều
trị những trở ngại do đông máu gây nên.
1.5.2. Streptodornase
Enzyme này có khả năng thủy phân DNA do đó làm lỏng mủ. Một chế phẩm chứa
streptokinase và streptodornase được dùng để làm lỏng dịch ngoại tiết đặc, giúp cho
kháng sinh đến chổ nhiễm trùng và được sử dung trong lam sàng để điều trị viêm mủ
màng phổi.
1.5.3. Hyaluronidase :
91Thủy phân axit hyaluronic, chất căn bản của mô liên kết và giúp cho vi khuẩn
bành trướng sâu rộng vào các mô.
1.5.4. Dung huyết tố :
Liên cầu tan máu β tạo thành 2 loại dung huyết tố :
- Streptolysin O: có hoạt tính tan máu ở trạng thái khử oxy, nhưng nhanh chóng
bị bất hoạt ở trạng thái oxy hóa. Có tính chất sinh kháng mạnh, nó kích động tạo thành
kháng thể kháng streptolysin O (ASO). Trong chẩn đoán bệnh thấp khớp cấp và viêm
cầu thận cấp, việc định hiệu giá ASO rất có giá trị để khẳng định nhiễm liên cầu.
- Streptolysin S: chịu trách nhiệm về sự hình thành vòng tan máu xung quanh
khuẩn lạc ở thạch máu, không bị bất hoạt bởi oxy và không có tính sinh kháng.
1.5.5. Độc tố sinh đỏ :
Gây phát ban trong bệnh tinh hồng nhiệt, thường tìm thấy ở liên cầu A.
2. Phân loại liên cầu
Dựa vào khả năng làm tan máu, sự đề kháng với tác nhân lý hóa và thử nghiệm
sinh hóa người ta chia liên cầu thành 4 nhóm :
2.1. Liên cầu tan máu
Tạo dung huyết tố hòa tan chịu trách nhiệm về typ tan máu β ở thạch máu. Chúng
tạo thành cacbohydrat C đặc hiệu nhóm. Dựa vào cacbohydrat C người ta chia liên cầu
tan máu thành nhiều nhóm từ A đến O.
2.2. Liên cầu viridans
Không gây tan máu β ở thạch máu. Nhiều loài gây tan máu α, nhưng cũng có
những loài không tác dụng với máu. Liên cầu viridans không tạo thành cacbohydrat C.
Chúng là thành phần chủ yếu của khuẩn chí đường hô hấp và chỉ gây bệnh lúc xâm
nhiễm van tim không bình thường hoặc màng não hoặc đường tiểu.
2.3. Liên cầu ruột
Tạo thành cacbohydrat C đặc hiệu nhóm D, phát triển tốt ở nhiệt độ từ 10-
45o
C, ở nồng độ 6,5% NaCl và ở thạch 40% muối mật. Khả năng tan máu thay đổi.
Chúng được tìm thấy ở khuẩn chí bình thường ở ruột và có thể gây bệnh lúc xâm nhiễm
mô, máu, đường tiểu hoặc màng não.
2.4. Liên cầu lactic
Tan máu thay đổi, phát triển ở thạch chứa 40% mật nhưng không phát triển ở
45o
C, không gây bệnh, thường tìm thấy trong sữa.
3. Khả năng gây bệnh
Trong các liên cầu thì liên cầu nhóm A là nhóm liên cầu gây bệnh nhiều nhất ở
người. Chúng gây nên những bệnh cảnh sau :
3.1. Các nhiễm khuẩn tại chổ
Như viêm họng, viêm tỵ hầu, chốc lỡ, viêm quầng ở người lớn, nhiễm khuẩn các
vết thương.
3.2. Các nhiễm khuẩn thứ phát
Như viêm màng trong tim cấp, sốt hậu sản hoặc nhiễm khuẩn huyết mà điểm xuất
phát là từ da, tử cung hoặc từ vùng tị hầu.
3.3. Bệnh tinh hồng nhiệt
Thường gặp ở trẻ em trên 2 tuổi ở các nước ôn đới.
3.4. Các di chứng của nhiễm liên cầu A
Đặc điểm của nhiễm khuẩn Liên cầu A là sự xuất hiện các di chứng 2-3 tuần lễ
sau bệnh liên cầu, đặc biệt là sau viêm họng. Di chứng có thể là viêm cầu thận cấp hoặc
thấp khớp cấp.
3.4.1. Viêm cầu thận cấp
Xảy ra ở một số người 1-3 tuần lễ sau khi nhiễm liên cầu A, đặc biệt là nhiễm
các typ 12, 4, 49 hoặc 57 ở họng hoặc ở da, do sự tác động của phức hợp kháng nguyên-
92kháng thể lên màng cơ bản của tiểu cầu thận. Triệu chứng là tiểu máu, phù thủng, cao
huyết áp. Các giả thuyết cho rằng đó là do sự tác động của kháng thể chống lại kháng
nguyên vách của liên cầu nhóm A phản ứng chéo với màng đáy của cầu thận.
3.4.2. Thấp khớp cấp
Là một di chứng nghiêm trọng nhất vì nó đưa đến phá hủy cơ tim và van tim. Một
vài chủng liên cầu A có kháng nguyên màng tế bào phản ứng chéo với sợi cơ tim. Huyết
thanh của bệnh nhân thấp khớp cấp chứa kháng thể phản ứng với những kháng nguyên
đó. Thấp khớp cấp có xu hướng trở nên nghiêm trọng trong nhiễm trùng tái phát.
Ngoài ra, phức hợp miễn dịch globulin miễn dịch-bổ thể-kháng nguyên của liên
cầu đã được chứng minh bằng miễn dịch huỳnh quang ở thương tổn của tiểu cầu thận và
cơ tim.
4. Tính miễn dịch
Sự đề kháng với liên cầu có tính chất đặc hiệu typ. Chỉ có kháng thể kháng M đặc
hiệu typ có khả năng chống lại sự nhiễm trùng. Liên cầu A có trên 55 typ huyết thanh. Nhìn
chung không người nào trở nên miễn dịch với tất cả nhóm liên cầu A. Các kháng thể kháng
Streptolysin O và kháng Streptokinase không có khả năng bảo vệ cơ thể.
5. Chẩn đoán vi sinh vật
5.1. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm thích hợp, có thể là máu, mủ, đờm giải, nước tiểu, nước não tủy v..v..rồi
nuôi cấy lên trên các môi trường thích hợp; phân lập và định danh vi khuẩn dựa vào đặc điểm
hình thể, tính chất nuôi cấy, tính chất khuẩn lạc, tính chất tan máu. Những chủng liên cầu A
rất nhạy cảm với bacitracin. Xác định nhóm của liên cầu tan máu β nhất là nhóm A, B, C, G
bằng thử nghiệm đồng ngưng kết.
5.2. Chẩn đoán gián tiếp
Trong các trường hợp như thấp khớp cấp có thể sử dụng phản ứng ASO để định hiệu
giá ASO trong máu bệnh nhân. Đây là một phản ứng trung hòa enzyme, bình thường hiệu giá
ASO < 200 đơn vị. Trong trường hợp bệnh lý ASO tăng cao. ASK ít được sử dụng.
6. Phòng bệnh và điều trị
6.1. Phòng bệnh
Nguồn nhiễm liên cầu A là người, chủ yếu là phòng bệnh chung như phát hiện sớm
những nhiễm trùng ở da, ở họng do liên cầu A gây nên để điều trị với kháng sinh thích hợp.
Cần phát hiện và điều trị những người lành mang trùng phục vụ ở các nhà hộ sinh, nhà trẻ,
phòng mổ.
6.2. Điều trị
Đối với liên cầu A phải điều trị sớm liều lượng đầy đủ với kháng sinh giết khuẩn như
penicillin, erythromycin.
Đối với liên cầu viridans, liên cầu ruột, cần phối hợp kháng sinh giữa nhóm β lactamin
và aminoglycosit như penicillin và streptomycin hoặc điều trị theo kháng sinh đồ.
III. PHẾ CẦU (STREPTOCOCCUS PNEUMONIAE)
Phế cầu thường gặp ở vùng tị hầu của người bình thường với tỷ lệ khá cao (20-40%).
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Phế cầu là cầu khuẩn Gram dương, hình ngọn nến, xếp thành đôi, 2 đầu giống nhau
nhìn vào nhau tạo thành hình mắt kính hay số 8. Trong môi trường nuôi cấy, phế cầu thường
xếp thành chuỗi ngắn dễ nhầm với liên cầu. Trong bệnh phẩm hay trong môi trường nuôi cấy
giàu albumin thì vi khuẩn tạo vỏ. Nuôi cấy lâu ngày ở môi trường nhân tạo thì không có vỏ.
Vi khuẩn không có lông, không tạo nha bào. Những enzyme tự ly giải làm cho vi khuẩn mất
màu Gram rồi ly giải.
1.2. Tính chất nuôi cấy
93Phế cầu là vi khuẩn hiếu kỵ khí tùy ý, mọc tốt ở môi trường giàu chất dinh dưỡng và ở
khí trường 5 - 10% CO2. Nhiệt độ thích hợp 370
C, pH 7,2 - 7,6. Ở thạch máu khuẩn lạc sau 24
giờ nhỏ, tròn, bờ đều, trong, lúc đầu lồi, sau đó lõm ở giữa với bờ cao xung quanh, tạo vòng
tan máu α xung quanh khuẩn lạc.
1.3. Tính chất sinh hóa
Phế cầu lên men nhiều loại đường, không sinh hơi, catalase âm tính, phản ứng
Neufeld dương tính (tan trong dung dịch mật hay muối mật), không mọc ở môi trường có
optochin.
1.4. Sức đề kháng
Phế cầu dễ bị giết chết bởi những chất sát khuẩn thông thường (Phenol, Cl2Hg) và
nhiệt (60
0
C trong 30 phút). Trong quá trình giữ chủng, vi khuẩn dễ bị giảm độc lực hoặc biến
đổi từ dạng khuẩn lạc S sang dạng R (không có vỏ). Phế cầu không chịu được nhiệt độ quá
lạnh và qua nóng. Nhiệt độ giữ chủng thích hợp là 18o
C - 30o
C.
1.5. Cấu trúc kháng nguyên
1.5.1. Kháng nguyên vỏ: bản chất polysaccharide. Dựa vào kháng nguyên vỏ, phế cầu được
chia thành 85 typ huyết thanh. Vỏ giữ vai trò quan trọng trong độc lực của vi khuẩn.
1.5.2. Kháng nguyên thân: bao gồm carbohydrat C đặc hiệu nhóm và protein M đặc hiệu typ
tương tự như ở liên cầu A.
2. Khả năng gây bệnh
Phế cầu thường gặp ở tị hầu với tỉ lệ khá cao. Lúc đường hô hấp bị thương tổn, phế
cầu xâm nhập vào cơ thể gây bệnh đường hô hấp, điển hình là viêm thùy phổi, thường do typ
1, 2, 3 gây nên. Bệnh xảy ra lẻ tẻ, có thể trở thành dịch đặc biệt về mùa đông. Nó cũng thường
gây viêm phế quản, áp xe phổi, viêm màng phổi có mủ.
Phế cầu còn là một tác nhân thường gây viêm màng não mủ ở trẻ em.
Ngoài ra phế cầu còn gây các nhiễm khuẩn khác như viêm xoang, viêm tai, viêm
họng, viêm kết mạc mắt, viêm màng ngoài tim, viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
Nhuộm Gram, nếu thấy nhiều cầu khuẩn Gram dương hình ngọn nến xếp từng đôi
đồng thời với bạch cầu đa nhân và đại thực bào sơ bộ chẩn đoán viêm do phế cầu và có thể bắt
đầu điều trị. Đồng thời nuôi cấy để chẩn đoán xác định. Định danh vi khuẩn dựa vào đặc
điểm hình thể, khuẩn lạc và một số thử nghiệm để phân biệt với liên cầu tan máu như neufeld
dương tính, optochin dương tính.
Định typ phế cầu bằng phản ứng phình vỏ.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Hiện nay vaccine polysaccharide vỏ chưa phổ biến. Chủ yếu là phòng bệnh chung: lúc
sức đề kháng của cơ thể giảm như bị cúm cần bồi dưỡng sức khỏe, trẻ em người già yếu dễ bị
phế viêm cần mặc ấm về mùa đông, lúc có sự thay đổi đột ngột nhiệt độ.
4.2. Điều trị
Cần điều trị sớm. Phế cầu nhạy cảm với erythromycin, penicillin, ampicillin,
chloramphenicol, bactrim.
IV. NÃO MÔ CẦU (NEISSERIA MENINGITIDIS)
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Cầu khuẩn Gram âm hình hạt cà phê 0,8 x 0,6 µm, thường đứng thành đôi riêng lẻ
hoặc thành đám nhỏ. Xem trực tiếp từ bệnh phẩm có thể tìm thấy vi khuẩn ở trong bạch cầu
đa nhân. Vi khuẩn không lông, nhiều chủng có vỏ.
1.2. Tính chất nuôi cấy
94Não mô cầu hiếu khí tuyệt đối, chỉ mọc ở các môi trường giàu chất dinh dưỡng như
thạch máu, thạch chocolat, Thayer - Martin ủ ở 370
C ở khí trường 5 -10% CO2. Khuẩn lạc tạo
thành sau 24 giờ, nhỏ, tròn, lồi, bóng, mờ đều, màu xám.
1.3. Tính chất sinh hóa
Oxydase dương tính, catalase dương tính, glucose dương tính không sinh hơi, maltose
dương tính, sacharose âm tính.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Não mô cầu có các thành phần kháng nguyên sau
1.4.1. Kháng nguyên vỏ: bản chất polysaccharide, có tính chất đặc hiệu nhóm. Dựa vào kháng
nguyên này, não mô cầu được chia thành nhiều nhóm huyết thanh: A, B, C, 29-E, H, I, K,
L,W-135, X, Y, Z. Kháng nguyên polysaccharide của não mô cầu được phóng thích ra trong
dịch não tủy trong thời kỳ đầu của bệnh nên có thể chẩn đoán sớm bệnh bằng cách xác định
kháng nguyên này ở trong dịch não tủy.
1.4.2. Kháng nguyên vách: bản chất protein, nằm ở màng ngoài cùng của của vách tế bào vi
khuẩn, có tính đặc hiệu typ. Não mô cầu nhóm B có 12 typ.
1.5. Sức đề kháng
Não mô cầu có sức đề kháng kém. Rất dễ chết, trong bệnh phẩm nước não tủy nó chỉ
sống khoảng 3-4 giờ sau khi ra khỏi cơ thể. Dễ bị chết bởi nhiệt độ (600
C trong 10 phút).
2. Khả năng gây bệnh
Não mô cầu thường sống ở vùng tị hầu mà không gây nên triệu chứng, trạng thái
người lành mang trùng có thể kéo dài trong ít ngày đến nhiều tháng. Trong những điều kiện
không thuận lợi cho cơ thể như mặc không đủ ấm, cảm lạnh vi khuẩn đi vào máu sẽ gây nên
viêm màng não mủ. Hiếm hơn, nó có thể gây nên nhiễm khuẩn huyết tối cấp rất nặng, với sốt
cao, phát ban, tử vong cao do xuất huyết thượng thận. Rất hiếm khi nhiễm khuẩn huyết do não
mô cầu trở thành mãn tính và kéo dài như sốt không rõ căn nguyên.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
- Nhuộm soi: bệnh phẩm là máu, dịch não tủy. Nhuộm Gram và nhuộm xanh mêtylen
để khảo sát bạch cầu và tìm song cầu Gram âm, hình hạt cà phê.
- Phân lập nuôi cấy vi khuẩn: đồng thời cấy bệnh phẩm lên thạch máu hoặc thanh
chocolat, ủ ở 370
C ở bình ủ có 5-10% CO2. Phân lập và định danh dựa vào tính chất hình
thể, tính chất khuẩn lạc và sự lên men các loại đường: glucose dương tính không sinh
hơi, maltose dương tính, sacharose âm tính.
- Tìm kháng nguyên polysaccharide trong nước não tủy bằng kỹ thuật điện di miễn
dịch đối lưu với kháng huyết thanh mẫu thì có thể chẩn đoán trong giai đoạn sớm.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
4.1.1. Phòng bệnh không đặc hiệu: cho trẻ em mặc ấm về mùa lạnh, phát hiện người lành
mang trùng, phát hiện sớm và cách ly bệnh nhân. Những người tiếp xúc với bệnh phải cho
uống kháng sinh phòng, thường dùng rifampicin.
4.1.2. Phòng bệnh đặc hiệu: Hiện nay vaccine hỗn hợp bao gồm kháng nguyên polysaccaride
từ 4 nhóm não mô cầu A, C, Y và W-135 tỏ ra rất hiệu quả trong phòng bệnh.
4.2. Điều trị
Điều trị bằng kháng sinh thích hợp sớm và liều lượng cao. Các kháng sinh thường
dùng là peniciline, chloramphenicol, các cephalosporin... Các sunfamit thấm qua màng não tốt
nhưng tỷ lệ não mô cầu kháng thuốc này cao nên không được dùng một mình để điều trị não
mô cầu.
V. LẬU CẦU (NEISSERIA GONORRHOEAE)
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
95Giống như não mô cầu, lậu cầu là cầu khuẩn Gram âm hình hạt cà phê, kích thước 0,8
x 0,6 µm, thường xếp thành đôi. Trong lậu cấp tính, lậu cầu thường rất nhiều và nằm trong
bạch cầu đa nhân. Trong lậu mạn tính lậu cầu ít hơn thường nằm ngoài tế bào.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Nuôi cấy khó khăn vì khi ra ngoài cơ thể vi khuẩn rất dễ chết, cần phải cấy ngay vào
môi trường. Lậu cầu chỉ mọc ở môi trường giàu chất dinh dưỡng như thạch chocolat, thạch
Thayer-Martin. Vi khuẩn phát triển tốt trong điều kiện hiếu khí ở pH 7,2-7,6, nhiệt độ 35-
360
C và khí trường có 5-10% CO2. Khuẩn lạc sau 48 giờ nhỏ, tròn, dẹt, màu xám nhạt.
1.3. Tính chất sinh hóa
Oxydase dương tính, catalase dương tính, glucose dương tính không sinh hơi, maltose
âm tính, sacharose âm tính.
1.4. Sức đề kháng
Lậu cầu có sức đề kháng kém, chết nhanh khi ra khỏi cơ thê. Trong bệnh phẩm, vi
khuẩn chết ở nhiệt độ phòng trong 1-2 giờ, ở nhiệt độ 580
C trong1 giờ. Dung dịch nitrat bạc
1% giết chết lậu cầu trong vòng 2 phút.
1.5. Cấu trúc kháng nguyên
Lậu cầu có nhiều kháng nguyên đặc hiệu nhóm và typ. Trong thực tế, các kháng
nguyên đó không giúp ích gì cho việc xác định vi khuẩn.
2. Khả năng gây bệnh
Lậu cầu chỉ tìm thấy ở người, không tìm ở trong thiên nhiên. Người mắc bệnh do lây
truyền trực tiếp qua đường sinh dục, qua da, niêm mạc, giác mạc. Nó gây viêm niệu đạo (bệnh
lậu) ở cả nam và nữ. Nó còn gây nhiễm khuẩn ở những bộ phận khác nhau của đường sinh
dục: ở nam gây viêm tiền liệt tuyến, viêm mào tinh và ở nữ gây viêm cổ tử cung, viêm tử
cung, viêm vòi trứng. Ngoài ra, lậu cầu có thể gây nhiễm khuẩn ở các cơ quan khác như
nhiễm khuẩn huyết đưa đến nhiễm khuẩn ở khớp, viêm màng trong tim, viêm kết mạc.
Ở trẻ sơ sinh, có thể xảy ra viêm kết mạc do lậu cầu khi đi qua đường sinh dục của mẹ
bị bệnh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây mù lòa.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Ở nam, lấy mủ niệu đạo lúc sáng sớm trước khi đi tiểu lần đầu tiên trong ngày.
- Ở nữ, lấy mủ ở lổ niệu đạo, cổ tử cung, các lổ của tuyến âm đạo.
3.1.1. Nhuộm Gram
- Chẩn đoán bệnh lậu cấp tính: soi kính hiển vi tiêu bản nhuộm Gram, nếu có nhiều
bạch cầu đa nhân trung tính và nhiều song cầu Gram âm nội bào thì có thể xác định bệnh nhân
mắc bệnh lậu.
- Chẩn đoán bệnh lậu mãn tính: trên tiêu bản nhuộm gram bệnh phẩm, thường ít thấy
lậu cầu và lậu cầu nằm ngoài bạch cầu đa nhân, có thể có nhiều tạp khuẩn khác, cần nuôi cấy
để xác định vi khuẩn.
3.1.2. Chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR
3.2. Nuôi cấy: Trong cả hai trường hợp cấp và mãn, cần cấy bệnh phẩm vào môi trường thích
hợp, phân lập và định danh vi khuẩn nhờ vào tính chất nuôi cấy và sinh hoá.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh
- Tìm kháng thể kháng lậu bằng kháng thể đơn dòng gắn huỳnh quang.
- Tìm IgM bằng ELISA để chẩn đoán lậu ngoài đường sinh dục.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Lậu cầu không tạo nên miễn dịch bảo vệ sau khi khỏi bệnh. Chủ yếu phát hiện bệnh và
điều trị triệt để, cải thiện hoàn cảnh xã hội. Đối với trẻ sơ sinh để phòng ngừa viêm kết mạc
do lậu cầu, sau khi trẻ lọt lòng nhỏ một giọt nitrat bạc 1%.
4.2. Điều trị
96Hiện nay, đã xuất hiện những chủng lậu cầu đề kháng với penicillin G, do đó cần phải
làm kháng sinh đồ để lựa chọn kháng sinh thích hợp cho việc điều trị bệnh. Tuy nhiên trong
thực tê, penicillin G vẫn là kháng sinh thường dùng và nhiều trường hợp cho kết quả tốt.
Ngoài ra kháng sinh như ampicillin, oxacillin, spectinomycin, cefoxitin, rifamycin cũng dùng
điều trị tốt bệnh lậu. Cần điều trị triệt để để tránh chuyển sang lậu mãn tính. Đối với lậu mãn
tính, chẩn đoán khó và điều trị phức tạp, tốn kém.
HỌ VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
(Enterobacteriaceae)
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được đại cương về họ vi khuẩn đường ruột.
2. Trình bày được các đặc điểm sinh vật học và khả năng gây bệnh của các vi khuẩn E.coli,
Salmonella, Shigella, Klebsiella và Proteus.
3. Nêu được phương pháp chẩn đoán vi sinh vật, nguyên tắc phòng và điều trị bệnh đối với
E.coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella và Proteus.
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỌ VI KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT
1. Nơi cư trú
Các vi khuẩn đường ruột thường sống ở ống tiêu hóa của người và động vật, có thể
gây bệnh hoặc không gây bệnh. Ngoài ra chúng có thể sống ở ngoại cảnh (đất, nước) và trong
thức ăn.
2. Hình thể
Các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae là những trực khuẩn gram âm không sinh
nha bào. Một số giống vi khuẩn thường không di động (Klebsiella, Shigella), một số vi khuẩn
khác di động nhờ có lông ở xung quanh thân tế bào. Một số giống có vỏ nhìn thấy được nhờ
kính hiển vi thường như Klebsiella.
3. Nuôi cấy
Các vi khuẩn đường ruột hiếu khí kỵ khí tùy tiện, phát triển được trên các môi trường
nuôi cấy thông thường.
Trên các môi trường đặc, các khuẩn lạc của các vi khuẩn đường ruột thường nhẵn,
bóng (dạng S). Tính chất này có thể biến đổi sau nhiều lần nuôi cấy liên tiếp thành các khuẩn
lạc có bề mặt khô và xù xì (dạng R).
Các khuẩn lạc của các vi khuẩn có vỏ như Klebsiella là khuẩn lạc nhầy, lớn hơn
khuẩn lạc dạng S và có xu hướng hòa lẫn vào nhau.
Nghiên cứu các tính chất sinh vật hóa học giúp cho việc định loại vi khuẩn.
4. Tính chất sinh vật hóa học
Các vi khuẩn thuộc họ Enterobacteriaceae lên men glucose, có sinh hơi hoặc không
sinh hơi, oxidase âm tính, catalase dương tính, khử nitrate thành nitrite. Lên men hoặc không
lên men một số đường (ví dụ lactose). Có hay không có một số enzymeeee như urease,
tryptophanase. Khả năng sinh ra H2S khi dị hóa protein, axít amin hoặc các dẫn chất có lưu
huỳnh...
5. Cấu trúc kháng nguyên
Ở các vi khuẩn đường ruột người ta có thể phân biệt:
Các kháng nguyên thân hoặc kháng nguyên O
97Các kháng nguyên lông hoặc kháng nguyên H
Các kháng nguyên bề mặt (vỏ hoặc màng bọc) được gọi là kháng nguyên K.
Việc nghiên cứu các kháng nguyên khác nhau này cho phép phân chia các vi khuẩn
thuộc cùng một loài hoặc một giống ra các type huyết thanh.
5.1 Kháng nguyên O
Là kháng nguyên nằm trong vách tế bào vi khuẩn, bản chất là lipopolysaccharide
(LPS) bao gồm:
Thành phần protein làm cho phức hợp có tính chất kháng nguyên.
Thành phần polysaccharide quyết định tính đặc hiệu của kháng nguyên.
Thành phần lipid A chịu trách nhiệm về tính độc.
Kháng nguyên O (LPS) là nội độc tố, khi tiêm cho động vật, nó gây ra các phản ứng
giảm bạch cầu, sốt và nhiễm độc. Các phản ứng này đều thấy ở bệnh nhân mắc bệnh thương
hàn và sốc nội độc tố.
Cơ thể người hoặc động vật đáp ứng lại với kháng nguyên O bằng kháng thể O. Kháng
nguyên O khi gặp kháng thể tương ứng sẽ xảy ra phản ứng ngưng kết gọi là hiện tượng ngưng
kết O: thân vi khuẩn ngưng kết với nhau dưới dạng những hạt nhỏ, lắc khó tan.
5.2. Kháng nguyên H
Là kháng nguyên của lông chỉ có ở những vi khuẩn di động và có bản chất là protein
giống như myosin của cơ. Kháng nguyên H kích thích cơ thể hình thành kháng thể H và khi
gặp nhau sẽ xảy ra hiện tượng ngưng kết H, trong đó các vi khuẩn ngưng kết lại với nhau do
các lông kết dính lại tạo nên các hạt ngưng kết rất dễ tan khi lắc.
Các vi khuẩn di động khi cho tiếp xúc với các kháng thể H tương ứng thì chúng bị bất
động.
5.3. Kháng nguyên bề mặt
Là kháng nguyên bao quanh thân của vi khuẩn hoặc dưới dạng một cái vỏ nhìn thấy
được rõ ràng ở kính hiển vi thường (ví dụ kháng nguyên K của Klebsiella) hoặc là dưới dạng
một màng bọc không nhìn thấy được ở kính hiển vi thường (ví dụ kháng nguyên Vi của
Salmonella typhi)
6. Phân loại
Có nhiều cách phân loại họ Enterobacteriaceae. Theo cách phân loại của Bergey’s
Manual (1984) chia Enterobacteriaceae làm 13 giống chính như sau:
Các giống : I. Escherichia II. Shigella
III. Edwardsiella IV. Citrobacter
V. Salmonella VI. Klebsiella
VII. Enterobacter VIII. Serratia
IX. Proteus X. Providencia
XI. Morganella XII. Yersinia
XIII. Erwinia
Trong các giống kể trên thì các giống vi khuẩn có ý nghĩa y học nhất là : Escherichia;
Shigella; Salmonella; Klebsiella; Enterobacter; Proteus; Yersinia; còn các giống khác ít ý
nghĩa
II. ESCHERICHIA COLI
Escherichia coli (E.coli) là những vi khuẩn ký sinh, bình thường có ở ruột, nhưng
đồng thời cũng là tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào các cơ quan khác như đường
98niệu, đường máu..., và có một số chủng E. coli có khả năng gây bệnh ỉa chảy như ETEC,
EPEC, EIEC...
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
E.coli là trực khuẩn gram âm, di động do có lông quanh thân, một số chủng E.coli có
vỏ polysaccharide, không sinh nha bào.
1.2. Tính chất nuôi cấy
E.coli là vi khuẩn hiếu khí hoặc kỵ khí không bắt buộc, phát triển dễ dàng trên các môi
trường nuôi cấy thông thường, một số có thể phát triển được ở môi trường tổng hợp đơn giản.
Nhiệt độ thích hợp 370
C, pH thích hợp là 7 - 7,2.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
E.coli lên men nhiều loại đường sinh axit và sinh hơi như: Glucose, lactose, ramnose;
indol dương tính, đỏ methyl dương tính, VP âm tính, citrat âm tính, urease âm tính, H2S âm
tính.
1.4. Kháng nguyên của E.coli
E.coli có rất nhiều type huyết thanh mà công thức dựa vào sự xác định kháng nguyên
thân O, kháng nguyên vỏ K và kháng nguyên lông H.
Kháng nguyên O : Có khoảng 150 yếu tố khác nhau về mặt huyết thanh.
Kháng nguyên K : Được chia ra thành loại L, A hoặc B tùy theo sức đề kháng đối với
nhiệt. Có chừng 100 kháng nguyên K khác nhau.
Kháng nguyên H : Đã xác định được khoảng 50 yếu tố H.
2. Khả năng gây bệnh cho người
E.coli là thành phần vi khuẩn hiếu khí chủ yếu ở ruột của người bình thường. Sự có
mặt của E.coli ở ngoại cảnh và trong thức ăn chứng tỏ có sự nhiễm bẩn do phân. Tuy thế vai
trò gây bệnh của nó đã được nói tới từ lâu. E.coli có thể gây nhiễm khuẩn ở nhiều cơ quan
trong cơ thể người.
2.1. Bệnh tiêu chảy do E.coli
Các E.coli gây bệnh tiêu chảy ở người gồm có:
2.1.1. Enterotoxigenic E.coli (ETEC)
Là loại E.coli sinh độc tố ruột. ETEC là một nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy
nặng giống triệu chứng do Vibrio cholerae 01 gây ra ở người. Bệnh tiêu chảy do ETEC xảy ra
chủ yếu ở các xứ nhiệt đới và có thể gặp ở các lứa tuổi khác nhau, nhưng đặc biệt ở trẻ nhỏ
thường thấy bệnh cảnh lâm sàng nặng dễ dẫn tới tình trạng kiệt nước và rối loạn điện giải.
ETEC còn là một nguyên nhân thường gây tiêu chảy cho khách du lịch từ các nước phát triển
sang các nước đang phát triển.
Cơ chế gây bệnh: ETEC vào ruột sẽ gắn vào niêm mạc ruột nhờ các yếu tố bám dính,
đồng thời sản sinh ra độc tố ruột tác động lên tế bào niêm mạc ruột gây xuất tiết ra một số
lượng lớn một chất dịch đẳng trương với huyết tương. Bệnh nhân nôn, tiêu chảy liên tục, phần
lớn có đau nhức bắp cơ, đau bụng và sốt nhẹ.
Có hai loại độc tố ruột đã được nghiên cứu kỹ về tính chất sinh lý, sinh hóa và tính
truyền bằng plasmid đó là :
Độc tố ruột LT (Heat - labile)
Độc tố ruột ST (Heat - stable)
Những chủng ETEC có thể sinh ra một hoặc hai loại độc tố ruột tùy thuộc vào plasmid
mà chúng mang.
99LT loại độc tố ruột bị hủy bởi nhiệt, là một protein gồm 2 tiểu phần A (Active) và B
(Binding) có chức năng riêng biệt. Tiểu phần A có hai tiểu đơn vị A1 và A2, tiểu phần B có 5
tiểu đơn vị B1, B2, B3, B4 và B5. Các tiểu đơn vị B có chức năng gắn với thụ thể ganglioside
GM1 ở bề mặt tế bào biểu mô ruột và chuẩn bị mở đường cho tiểu phần A mà chủ yếu là A1
xâm nhập vào bên trong tế bào. Tiểu đơn vị A tác động tới vị trí đích ở mặt trong màng bào
tương nơi điều hòa enzymee adenylate cyclase. Adenylate cyclase bị hoạt hóa và làm tăng
hàm lượng adenosine monophosphate vòng (AMP vòng). Hiện tượng này dẫn tới sự tăng
thấm của các điện giải và nước qua màng ruột, gây tiêu chảy cấp và kiệt nước, rối loạn điện
giải.
ST, loại độc tố ruột kháng nhiệt, là một phân tử có trọng lượng thấp nhất và không có
tính kháng nguyên. Thụ thể dánh cho ST khác với thụ thể LT. Sau khi đã gắn với thụ thể, ST
sẽ hoạt hóa guanylate cyclase trong tế bào niêm mạc ruột. Hiện tượng này dẫn tới sự tăng
guanosine monophosphate vòng (GMP vòng) và do đó xảy ra tình trạng tăng tiết dịch ở ruột.
2.1.2. Enteropathogenic E.coli (EPEC)
EPEC hiện nay được biết gồm một số type huyết thanh thường gây bệnh tiêu chảy cấp
(bệnh viêm dạ dày - ruột) ở trẻ em lứa tuổi nhỏ (trẻ dưới một tuổi), có thể gây thành dịch. Các
vụ dịch do EPEC thường hay gặp trong bệnh viện, cơ chế gây bệnh của EPEC chưa được biết
rõ. Các EPEC phân lập từ các vụ dịch thường là thuộc các typee huyết thanh:
O26 : B6 O111 : B4 O126 : B16
O55 : B5 O119 : B4 O127 : B18
O86 : B7 O125 : B15 O128 : B12
2.1.3. Enteroinvasive E.coli (EIEC)
Là loại E.coli gây bệnh bằng cơ chế xâm nhập tế bào biểu mô niêm mạc ruột, gây tiêu
chảy ở người lớn và trẻ em với những triệu chứng bệnh lý giống Shigella: nghĩa là đau bụng
quặn, mót rặn, đi tiêu nhiều lần, phân có nhiều mũi nhầy và máu.
Người ta đã chứng minh được rằng khả năng xâm nhập tổ chức ruột của EIEC được
chi phối bởi plasmid. EIEC có thể không lên men lactose, không di động và giống Shigella về
nhiều mặt kể cả cấu trúc kháng nguyên. Do vậy những vụ dịch tiêu chảy do EIEC gây nên dễ
bị lẫn lộn với tiêu chảy do Shigella.
2.1.4. Enteroadherent E.coli (EAEC)
Là loại E.coli bám dính đường ruột gây bệnh do bám vào niêm mạc và làm tổn thương
chức năng ruột.
2.1.5. Enterohemorrhagic E.coli (EHEC)
EHEC là một trong những tác nhân gây tiêu chảy có thể dẫn tới viêm đại tràng xuất
huyết và hội chứng tan máu - ure huyết. EHEC là những chủng E.coli có khả năng sản xuất
một độc tố gây độc tế bào Vero (Verocytotoxin), gọi là VT.
2.2. Các nhiễm khuẩn khác do E.coli
E.coli có thể gây nên nhiễm khuẩn đường tiết niệu: sự ứ động nước tiểu do sỏi, thai
nghén... tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu dễ xảy ra . Mặt khác,
khi thông niệu đạo, người ta có thể gây ra nhiễm khuẩn ngược dòng.
E.coli có thể gây ra nhiễm khuẩn đường sinh dục, nhiễm khuẩn gan mật, viêm màng
não ở trẻ còn bú, nhiễm khuẩn huyết ...
3. Chẩn đoán vi sinh vật
Chủ yếu là chẩn đoán trực tiếp phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm.
Trong bệnh tiêu chảy do E.coli thì cấy phân để phân lập vi khuẩn. Giữa các nhóm
E.coli không thể phân biệt được bằng các thử nghiệm sinh vật hóa học. Đối với EPEC thì xác
100định type huyết thanh bằng các kháng huyết thanh mẫu. Đối với ETEC thường được xác định
bằng các thử nghiệm tìm khả năng sinh độc tố ruột thông thường nhất là tìm độc tố ruột bằng
thử nghiệm ELISA. Đối với EIEC cần xác định tính xâm nhập, có thể dùng thử nghiệm
Sereny để xác định. Đối với EHEC tìm khả năng sinh verocytotoxin.
Trong nhiễm khuẩn đường tiết niệu thì lấy nước tiểu giữa dòng của bệnh nhân để nuôi
cấy. Chỉ nuôi cấy khi nhuộm soi kính hiển vi cặn nước tiểu thấy nhiều bạch cầu đa nhân cùng
với vi khuẩn. Cần phải định lượng vi khuẩn trong 1 ml nước tiểu để có thể khẳng định vai trò
gây bệnh của vi khuẩn phân lập được ở nước tiểu.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
Hiện nay chưa có vaccine đặc hiệu. Chủ yếu là phòng bệnh chung mà chủ yếu là tôn
trọng các nội quy về vệ sinh.
Qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy một số lớn các chủng E.coli gây bệnh đề
kháng các kháng sinh và hiện tượng một chủng vi khuẩn E.coli đề kháng với nhiều loại kháng
sinh cũng khá phổ biến. Do vậy nên dựa vào kết quả của kháng sinh đồ để lựa chọn kháng
sinh thích hợp trong chữa bệnh.
III. SHIGELLA
Shigella là tác nhân gây ra bệnh lỵ trực khuẩn ở người.
1. Đặc điểm sinh vật học
Shigella là trực khuẩn Gram âm tính, không có lông, vì vậy không có khả năng di
động, không có vỏ không sinh nhà bào.
Shigella lên men glucose không sinh hơi, lên men manitol (trừ Shigella dysenteriae
không lên men manitol), hầu hết Shigella không lên men lactose, chỉ có Shigella sonnei lên
men lactose nhưng chậm. Không sinh H2S, Urease âm tính phản ứng Indol thay đổi, phản ứng
đỏ metyl dương tính, phản ứng VP âm tính, phản ứng citrat âm tính
Shigella có kháng nguyên thân O, không có kháng nguyên H. Căn cứ vào kháng
nguyên O và tính chất sinh hóa, người ta chia Shigella ra làm 4 nhóm:
1.1. Nhóm A (Shigella dysenteriae)
Không lên men manitol, có 10 type huyết thanh được ký hiệu bằng các chữ số Ả Rập
từ 1 - 10. Các type huyết thanh trong nhóm không có quan hệ về kháng nguyên với nhau và
cũng không có quan hệ kháng nguyên với các nhóm khác. Type 1 (Sh. dysenteriae 1) hay còn
gọi là trực khuẩn Shiga là type có ngoại độc tố.
1.2. Nhóm B (Shigella flexneri)
Lên men manitol, có 6 type huyết thanh. Các type này có 1 kháng nguyên nhóm chung
và mỗi một type huyết thanh lại có 1 kháng nguyên đặc hiệu type.
1.3. Nhóm C (Shigella boydii)
Lên men manitol, có 15 type huyết thanh, mỗi type có kháng nguyên đặc hiệu type.
1.4. Nhóm D (Shigella sonnei)
Lên men manitol, lên men lactose chậm, chỉ có 1 type huyết thanh.
2. Khả năng gây bệnh cho người
Shigella gây bệnh lỵ trực khuẩn ở người, đây là một bệnh truyền nhiễm có thể gây
thành các vụ dịch địa phương. Thương tổn đặc hiệu khu trú ở ruột già, trên lâm sàng biểu hiện
bằng hội chứng lỵ với các triệu chứng: đau bụng quặn, đi ngoài nhiều lần, phân có nhiều mũi
nhầy và thường có máu.
Shigella gây bệnh bằng cơ chế xâm nhập vào tế bào biểu mô của niêm mạc ruột và
nhân lên với số lượng lớn trong tổ chức ruột.
101Các Shigella đều có nội độc tố. Riêng trực khuẩn Shiga còn có thêm ngoại độc tố bản
chất là protein .
Nội độc tố Shigella cấu tạo như kháng nguyên thân, có độc tính mạnh nhưng tính
kháng nguyên yếu. Tác dụng chính của nội độc tố là gây phản ứng tại ruột.
Ngoại độc tố của trực khuẩn Shiga không giống như độc tố ruột của Vibrio cholerae
01 và ETEC, hoạt tính sinh học chủ yếu của ngoại độc tố trực khuẩn Shiga là tác dụng độc đối
với tế bào.
Ở Việt Nam, Shigella gây bệnh lỵ trực khuẩn thường gặp nhất là nhóm B (Shigella
flexneri) và nhóm A (Shigella dysenteriae).
Dịch tễ học: Bệnh lây theo đường tiêu hóa, do ăn uống phải các thức ăn, nước uống bị
nhiễm khuẩn. Ruồi là vật chủ trung gian truyền bệnh.
Người lành mang vi khuẩn và người bệnh đóng vai trò quan trọng gây dịch. Dịch
thường xảy ra vào mùa hè.
Miễn dịch: Người ta cho rằng kháng thể dịch thể không có hiệu lực vì thương tổn của
bệnh ở trên bề mặt của ống tiêu hóa. Ngược lại các miễn dịch tại chỗ ở ruột có thể có một vai
trò quan trọng trước hết là các IgA tiết có trong đường ruột và các đại thực bào được hoạt
hóa.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
Cấy phân là phương pháp chẩn đoán tốt nhất. Bệnh phẩm cần được lấy sớm trước khi
sử dụng kháng sinh, lấy chỗ phân có biểu hiện bệnh lý (có máu có nhầy) và phải chuyển đến
phòng xét nghiệm vi trùng nhanh chóng. Nuôi cấy phân lập vi khuẩn trên các môi trường
thích hợp: môi trường không có chất ức chế (thạch lactose) và môi trường có chất ức chế
(DCA, SS hoặc Istrati). Xác định vi khuẩn dựa vào các tính chất sinh vật hóa học và làm phản
ứng ngưng kết với kháng huyết thanh mẫu của Shigella.
Trong bệnh lỵ trực khuẩn, cấy máu không tìm được vi khuẩn.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1.Phòng bệnh
Chủ yếu là cách ly bệnh nhân, khử trùng phân và nước thải, phát hiện và điều trị người
lành mang vi khuẩn, áp dụng các biện pháp vệ sinh và kiểm tra dịch tể đối với nguồn nước,
thức ăn... Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh có hiệu lực như mong muốn... Đang thử
nghiệm dùng vaccine sống giảm độc lực đường uống nhằm tạo nên miễn dịch tại chỗ ở ruột.
Vaccine sống này chỉ có khả năng bảo vệ đặc hiệu đối với type.
4.2.Chữa bệnh
Dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, việc chọn kháng sinh thích hợp dựa vào kết quả
kháng sinh đồ. Việc sử dụng kháng sinh bừa bãi, thiếu thận trọng sẽ có nguy cơ làm tăng
nhanh các chủng có sức đề kháng đối với kháng sinh và tăng nguy cơ bị loạn khuẩn với tất cả
các hậu quả nghiêm trọng của nó.
IV. SALMONELLA
Hiện nay có tới 2000 type huyết thanh Salmonella khác nhau. Chúng gây bệnh cho
người hoặc động vật hoặc cả hai. Các bệnh do Salmonella gây ra ở người có thể chia thành 2
nhóm: thương hàn và không phải thương hàn.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Salmonella là trực khuẩn gram âm. Hầu hết các Salmonella đều có lông xung quanh
thân (Trừ Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum), vì vậy có khả năng di động, không
sinh nha bào.
1021.2. Tính chất sinh vật hóa học
Salmonella lên men glucose có sinh hơi (trừ Salmonella typhi lên men glucose không
sinh hơi) không lên men lactose, indol âm tính, đỏ methyl dương tính, VP âm tính, citrat thay
đổi, urease âm tính, H2S dương tính (trừ Salmonella paratyphi A: H2S âm tính)...
1.3. Cấu trúc kháng nguyên
1.3.1. Kháng nguyên O
Mỗi Salmonella có thể có một hoặc nhiều yếu tố kháng nguyên. Hiện nay người ta biết
có 67 yếu tố kháng nguyên O. Việc xác định các yếu tố kháng nguyên O là hết sức quan trọng
để định nhóm và định type.
1.3.2. Kháng nguyên H
Chỉ có ở những Salmonella có lông. Kháng nguyên H của Salmonella có thể tồn tại
dưới 2 pha: pha 1 được ghi bằng chữ viết thường a, b, c, d... và pha 2 được ghi bằng các chữ
số Ả rập 1, 2,,,
1.3.3. Kháng nguyên Vi
Là kháng nguyên bề mặt bao bên ngoài vách tế bào vi khuẩn, dưới dạng một màng
mỏng không nhìn thấy được ở kính hiển vi thường. Kháng nguyên Vi chỉ có ở 2 type huyết
thanh Salmonella typhi và S. paratyphi C.
Người ta dựa vào sự khác nhau về cấu trúc kháng nguyên để xếp loại Salmonella. Một
số type huyết thanh Salmonella chủ yếu gây bệnh cho người bao gồm :
Salmonella typhi : Chỉ gây bệnh cho người. Ở nước ta bệnh thương hàn chủ yếu do S.
typhi gây ra.
Salmonella paratyphi A : Chỉ gây bệnh thương hàn cho người và cũng hay gặp ở nước
ta sau S.typhi.
Salmonella paratyphi B : Gây bệnh thương hàn chủ yếu cho người, đôi khi ở cả súc
vật. Bệnh thường gặp ở các nước châu Âu.
Salmonella paratyphi C : Gây bệnh thương hàn, viêm dạ dày ruột và nhiễm khuẩn
huyết. Bệnh thường gặp ở các nước Đông Nam Á.
Salmonella typhimurium và Salmonella enteritidis : Gây bệnh cho người và gia súc,
gặp trên toàn thế giới. Chúng là nguyên nhân gây nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn do ăn phải
thức ăn nhiễm Salmonella.
Salmonella cholerae suis : Loại này hay gây nhiễm khuẩn huyết.
2. Khả năng gây bệnh cho người
2.1. Bệnh thương hàn
Ở nước ta, bệnh thương hàn chủ yếu do S. typhi, sau đó đến S. paratyphi A, còn S.
paratyphi B và S. paratyphi C thì ít gặp. Bệnh lây từ người này sang người khác, qua thức ăn,
nước uống bị nhiễm khuẩn. Sau khi khỏi bệnh về mặt lâm sàng, khoảng 5% bệnh nhân trở
thành người lành mang vi khuẩn kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm. Ở họ, ổ chứa Salmonella
là đường mật và vi khuẩn vẫn được tiếp tục đào thải theo phân ra ngoại cảnh. Người lành
mang vi khuẩn là nguồn lan truyền bệnh quan trọng.
Sinh bệnh học: Trực khuẩn thương hàn vào cơ thể qua đường tiêu hóa đến ruột non thì
chui qua niêm mạc ruột rồi vào các hạch mạc treo ruột. Ở đó chúng nhân lên và một phần vi
khuẩn bị dung giải, giải phóng ra nội độc tố. Nội độc tố kích thích thần kinh giao cảm ở bụng,
gây thương tổn mảng Peyer, xuất huyết tiêu hóa, có thể gây thủng ruột. Ngoài ra, nội độc tố
theo máu lên kích thích trung tâm thần kinh thực vật ở não thất ba, gây ra trạng thái sốt kéo
dài, li bì, và gây ra biến chứng trụy tim mạch... Từ các hạch mạc treo ruột vi khuẩn lan tràn
103vào máu gây nên nhiễm khuẩn huyết và lan đi khắp cơ thể, rồi vi khuẩn vào mật và từ đó quay
trở lại ruột. Vi khuẩn theo phân ra ngoại cảnh.
2.2. Các bệnh khác
Các bệnh không phải thương hàn do Salmonella gây ra thường là một nhiễm trùng giới
hạn ở ống tiêu hóa trong các trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn mà Salmonella
typhimurium... là tác nhân hay gặp nhất, sau đó là Salmonella enteritidis... Nhiễm trùng nhiễm
độc do Salmonella có thời gian nung bệnh từ 10 đến 48 giờ. Bệnh biểu hiện có sốt, nôn, tiêu
chảy. Bệnh khỏi sau 2 - 5 ngày, không có biến chứng.
Ngoài ra, Salmonella có thể gây nên các tổn thương ở ngoài đường tiêu hóa như viêm
màng não, thể nhiễm trùng huyết đơn thuần, nhiễm trùng phổi...
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Phân lập vi khuẩn từ các bệnh phẩm như máu (cấy máu), phân (cấy phân) và các bệnh
phẩm khác .
3.1.1.Cấy máu
Lấy 5ml đến 10ml máu tĩnh mạch bệnh nhân lúc sốt cao cấy vào bình canh thang có
mật bò, ủ ấm 370
C, sau 24 đến 48 giờ nếu vi khuẩn mọc, cần phải kiểm tra hình thể, tính chất
bắt màu khi nhuộm Gram, kiểm tra tính chất sinh vật hóa học, xác định công thức kháng
nguyên với các kháng huyết thanh Salmonella mẫu.
Đối với bệnh thương hàn, nếu bệnh nhân chưa sử dụng kháng sinh thì giá trị của
phương pháp cấy máu cao. Nếu cấy máu vào :
Tuần lễ đầu của bệnh thì tỷ lệ dương tính đạt 90%
Tuần lễ thứ hai của bệnh, dương tính đạt 70% - 80%
Tuần lễ thứ ba, tỷ lệ dương tính đạt 40 - 60%
Nếu bệnh tái phát, cấy máu sẽ tìm thấy vi khuẩn thường xuyên trong nhiều ngày.
3.1.2. Cấy phân
Thường dương tính từ tuần thứ 2 trở đi. Nuôi cấy phân lập vi khuẩn ở môi trường
tăng sinh và môi trường có chất ức chế (môi trường SS, DCA, Istrati, Endo...). Xác định vi
khuẩn dựa vào tính chất sinh vật hóa học và làm phản ứng ngưng kết với kháng huyết thanh
mẫu.
Khi nghi ngờ một trường hợp mắc bệnh thương hàn phải đồng thời xét nghiệm cấy
máu, cấy phân và làm huyết thanh chẩn đoán.
Cấy phân là biện pháp duy nhất để chẩn đoán vi sinh vật trong trường hợp ngộ độc
thức ăn nghi do Salmonella và trong việc xác định người lành mang mầm bệnh.
3.1.3. Cấy các bệnh phẩm khác
Vi khuẩn thương hàn còn có thể phân lập bằng cách cấy tủy xương, nước tiểu, dịch
đào ban, dịch mật của bệnh nhân.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh
Sau khi nhiễm Salmonella từ 7 đến 10 ngày, trong máu bệnh nhân xuất hiện kháng thể
O của Salmonella, sau ngày thứ 12 đến ngày thứ 14 xuất hiện kháng thể H. Kháng thể O, tồn
tại trong máu trung bình 3 tháng, kháng thể H tồn tại 1 đến 2 năm.
Lấy huyết thanh các bệnh nhân tìm kháng thể ngưng kết của Salmonella bằng phản
ứng ngưng kết Widal.
Trong bệnh thương hàn, chẩn đoán huyết thanh (Widal) từ tuần lễ thứ hai, làm 2 lần
cách nhau một tuần lễ để tìm động lực kháng thể.
1044. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1. Phòng bệnh
Thực hiện các biện pháp vệ sinh về phân, nước, rác, tích cực diệt ruồi. Phải ăn chín,
uống sôi, rửa tay trước khi ăn... Quản lý chặt chẽ bệnh nhân. Phát hiện người lành mang mầm
bệnh để điều trị triệt để.
Tiêm vaccine T.A.B là loại vaccine chết. Một số nước dùng vaccine thương hàn sống
giảm độc lực và vaccine chiết từ kháng nguyên Vi của Salmonella.
4.2. Chữa bệnh
Diệt vi khuẩn Salmonella bằng kháng sinh. Những thuốc kháng sinh thường dùng là
chloramphenicol, ampicillin với liều lượng thích hợp để tránh biến chứng truỵ tim mạch vì
thuốc diệt vi khuẩn làm giải phóng ra quá nhiều nội độc tố. Tuy nhiên ngày nay cũng đã xuất
hiện những chủng Salmonella đề kháng với các kháng sinh trên, vì vậy cần làm kháng sinh đồ
để chọn kháng sinh thích hợp.
V. KLEBSIELLA PNEUMONIAE
Loài Klebsiella có nhiều type có khả năng gây bệnh cho người như:
- Klebsiella pneumoniae: Thường gây ra các bội nhiễm ở đường hô hấp.
- Klebsiella rhinoscleromatis : Gây bệnh xơ cứng mũi.
- Klebsiella ozenae: Gây bệnh trĩ mũi
Klebsiella pneumoniae hay còn gọi là phế trực khuẩn Friedlander là loại vi khuẩn rất
phổ biến trong thiên nhiên (nước, đất), nó ký sinh ở đường hô hấp trên của người, là tác nhân
“gây bệnh cơ hội”.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Trong bệnh phẩm K. pneumoniae có hình trực khuẩn ngắn, gram âm, bắt màu đậm ở
hai cực, vi khuẩn này có nhiều hình thể, có khi như cầu khuẩn, có khi lại hình dài, có vỏ,
không di động, không sinh nha bào.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn dễ mọc trên môi trường nuôi cấy thông thường. Trên thạch dinh dưỡng hay
thạch máu, khuẩn lạc lầy nhầy, màu xám. Trong canh thang, vi khuẩn mọc nhanh và đục đều,
ở đay ống có lắng cặn.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
Lên men nhiều loại đường sinh acid và hơi như : Glucose, lactose, manit. Phản ứng
indol âm tính, phản ứng đỏ metyl âm tính, phản ứng VP dương tính, phản ứng citrat dương
tính, urease dương tính, H2S âm tính.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Kháng nguyên thân O : Có 5 type
Kháng nguyên vỏ K : Bản chất là polysaccharide, mang tính chất đặc hiệu type, có 72
type, trong đó type 1 và type 2 hay gặp nhất trong nhiễm khuẩn đường hô hấp.
2. Khả năng gây bệnh cho người
Klebsiella pneumoniae là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện gọi là “gây bệnh cơ
hội”. Những “nhiễm trùng cơ hội” xảy ra chủ yếu ở môi trường bệnh viện và trên những bệnh
nhân bị suy kiệt, suy giảm miễn dịch. Những điều kiện để các “nhiễm trùng cơ hội” xuất hiện
là :
105- Ngày càng có nhiều loại kháng sinh phổ rộng, việc sử dụng kháng sinh rộng rãi và
thiếu thận trọng làm mất thế quân bình của vi khuẩn chí bình thường, đồng thời làm cho vi
khuẩn được chọn lọc bởi kháng sinh và tạo nên sức đề kháng đối với kháng sinh.
- Các thủ thuật như nội soi, thông tim... được phát triển và áp dụng ngày càng nhiều
trong các bệnh viện. Khi áp dụng các thủ thuật này có thể đưa vi khuẩn vào cơ thể qua ống
thông...
- Những bệnh nhân mà sức đề kháng giảm sút nghiêm trọng do mắc các bệnh làm suy
giảm miễn dịch (ví dụ: K máu, suy tủy...)
Klebsiella pneumoniae có thể gây ra :
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản phổi thứ phát sau cúm,
sau sởi, sau ho gà hoặc ở các bệnh nhân đang hồi sức hô hấp (đang dùng máy hô hấp nhân
tạo).
Nhiễm trùng máu : Thường gặp ở những bệnh nhân bị suy kiệt như xơ gan, ung thư
máu, suy tủy...
Ngoài ra còn có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, đường mật hoặc đường sinh dục,
viêm màng não, viêm tai, viêm xoang và viêm nội tâm mạc.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
Chủ yếu dựa vào chẩn đoán trực tiếp, phân lập vi khuẩn từ các bệnh phẩm đàm, máu
v.v... tùy theo thể bệnh. Nuôi cấy lên các môi trường thích hợp để phân lập và xác định vi
khuẩn dựa vào hình thể, tính chất nuôi cấy đặc biệt (khuẩn lạc nhầy, dính), tính chất sinh vật
hóa học, khả năng gây bệnh thực nghiệm. Xác định type bằng phản ứng ngưng kết hoặc phản
ứng phình vỏ với kháng huyết thanh đặc hiệu type.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1. Phòng bệnh
Chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu. Chủ yếu là tránh những điều kiện thuận lợi cho
nhiễm trùng cơ hội xuất hiện bằng cách nâng cao sức đề kháng của người bệnh và dự phòng
tốt các nhiễm trùng bệnh viện.
4.2. Chữa bệnh
Dựa vào kết quả của kháng sinh đồ để chọn kháng sinh công hiệu. Klebsiella
pneumoniae thường có sức đề kháng cao với kháng sinh.
VI. PROTEUS
Giống Proteus ký sinh ở ruột và các hốc tự nhiên của người (ví dụ : ở ống tai ngoài).
Chúng là loại vi khuẩn “gây bệnh cơ hội”
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Trực khuẩn gram âm, rất di động. Vi khuẩn có nhiều hình thể thay đổi trên các môi
trường khác nhau, từ dạng trực khuẩn đến dạng hình sợi dài.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường. Trên môi trường
thạch dinh dưỡng, khuẩn lạc có một trung tâm lan dần ra, từng đợt, từng đợt , mỗi đợt là một
gợn sóng và có mùi thối đặc biệt.
Trên môi trường có natri deoxycholate: Proteus mọc thành khuẩn lạc tròn, riêng biệt
không gợn sóng, có một điểm đen ở trung tâm, xung quanh màu trắng nhạt.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
106 Không lên men lactose. Đa số Proteus : H2S dương tính và urease dương tính. Dựa
vào tính chất sinh vật hóa học người ta phân loại giống Proteus thành các loài: Proteus
mirabilis, Proteus vulgaris, Proteus myxofaciens, Proteus penneri.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của Proteus rất phức tạp và không được vận dụng vào công
tác thực tế hàng ngày. Người ta thấy có một mối tương quan đặc biệt giữa kháng nguyên O
của một số chủng Proteus (được gọi là OX2 ; OX19; OXK) và Rickettsia. Vì vậy, người ta dùng
các chủng này để làm kháng nguyên trong chẩn đoán huyết thanh bệnh do Rickettsia (phản
ứng Weil - Felix).
1072. Khả năng gây bệnh
Proteus là một loại vi khuẩn "gây bệnh cơ hội". Chúng có thể gây ra : -
Viêm tai giữa có mủ
- Viêm màng não thứ phát sau viêm tại giữa ở trẻ còn bú.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
- Nhiễm khuẩn huyết ...
3. Chẩn đoán vi sinh vật
Phân lập vi khuẩn từ các bệnh phẩm như : mủ tai, nước tiểu, máu ... tùy theo thể bệnh
lâm sàng. Đặc điểm của các tổn thương và mủ do Proteus gây ra có mùi thối như trong hoại
thư do vi khuẩn kị khí gây nên. Nuôi cấy trên các môi trường thông thường. Xác định vi
khuẩn dựa vào hình thái khuẩn lạc gợn sóng, mùi thối đặc biệt trên dĩa môi trường và trực
khuẩn Gram âm urease dương tính và một số tính chất sinh vật hóa học khác.
Muốn phân lập thành khuẩn lạc riêng rẽ thì nuôi cấy trên môi trường có Natri
desoxycholat, Proteus sẽ mọc thành khuẩn lạc riêng biệt có chấm đen ở giữa sau 48 giờ.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1. Phòng bệnh
Nâng cao thể trạng người bệnh, khi áp dụng các thủ thuật thăm khám phải tuyệt đối vô
trùng dự phòng tốt các nhiễm trùng bệnh viện...
4.2. Chữa bệnh
Sử dụng kháng sinh dựa vào kết quả của kháng sinh đồ. Vi khuẩn này thường có sức
đề kháng cao với kháng sinh.
108VI KHUẨN DỊCH HẠCH VÀ
LEGIONELLA PNEUMOPHILA
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được đặc tính sinh vật học của vi khuẩn dịch hạch và Legionella pneumophila
2. Trình bày được khả năng gây bệnh của hai vi khuẩn này
3. Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
I. VI KHUẨN DỊCH HẠCH (Yersinia pestis)
Yersinia pestis thuộc giống Yersinia, thuộc họ vi khuẩn đường ruột
(Enterobacteriaceae)
Trực khuẩn dịch hạch được A. Yersin phân lập năm 1894 trong một vụ dịch hạch ở
Hồng Kông. Năm 1896, Lehmann và Neumann đặt tên cho vi khuẩn này là Bacterium pestis.
Năm 1944, Van Loghen chuyển chúng sang giống Yersinia để ghi công của A. Yersin.
Vi khuẩn dịch hạch gây nên bệnh dịch hạch là bệnh của một số loài động vật (chủ yếu là
các loài chuột), lây sang người qua bọ chét, có ổ bệnh thiên nhiên, dễ phát thành dịch lớn.
Dịch hạch là bệnh tối nguy hiểm, được xếp vào nhóm 4 bệnh thuộc diện phải khai báo bắt
buộc: dịch hạch, dịch tả, đậu mùa và sốt vàng.
Ở nước ta, bệnh dịch hạch được phát hiện lần đầu tiên năm 1898 ở Nha trang, sau đó
bệnh phát triển mạnh ở miền Nam. Hiện nay vẫn còn một số ổ dịch hạch chủ yếu ở vùng Tây
nguyên.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thái và tính chất bắt màu
Vi khuẩn dịch hạch là trực khuẩn ngắn, hình bầu dục nhỏ, kích thước 0,5 -0,8 x 1-2 µ
m, Gram âm, bắt màu đậm ở hai đầu, nhất là khi nhuộm Wayson hay xanh methylen. Trong
bệnh phẩm vi khuẩn đứng riêng lẻ hoặc xếp đôi và có vỏ. Trong môi trường nuôi cấy ở 37o
C
thì có vỏ, nếu nuôi cấy ở 28o
C thì không có vỏ. Không sinh nha bào, không di động.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Trực khuẩn dịch hạch dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhưng
chậm. Hiếu kỵ khí tuỳ tiện, nhiệt độ thích hợp là 28o
C.
- Trên canh thang Yersinia pestis lúc đầu làm đục đều nhẹ, dần dần sau 24 - 48 giờ vi
khuẩn phát triển tạo một váng mỏng trên bề mặt và lắng cặn dưới đáy, canh thang trở nên
tương đối trong.
- Trên thạch thường: vi khuẩn mọc chậm tạo khuẩn lạc rất nhỏ (0,1mm) sau 24 giờ. Sau
48 - 72 giờ ở 280
C, đường kính mới đạt được 1- 1,5 mm, bờ trãi mỏng ra, không đều, trung
tâm lồi, hơi trong, màu xám nhạt.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
Vi khuẩn dịch hạch không di động. Oxydase âm tính, catalase dương tính. Lên men
đường glucose không sinh hơi, manitol dương tính, ONPG dương tính, có enzyme Dnase, khử
nitrat thành nitrit. Citrat simmon thay đổi tuỳ theo chủng, lactose âm tính, rhamnose âm tính,
saccharose âm tính. Indol âm tính, Voges Proskauer âm tính, không tạo enzyme urease,
không sinh H2S, ornithin decarboxylase (ODC) âm tính, lysin decarboxylase (LDC) âm tính,
arginin dihydrolase (ADH) âm tính. Vi khuẩn dịch hạch bị ly giải bởi phage đặc hiệu.
1.4. Sức đề kháng
109Vi khuẩn bị tiêu diệt ở 550
C/30 phút hoặc ở 1000
C/1 phút. Trong điều kiện khô hanh
hoặc phơi nắng vài giờ vi khuẩn có thể chết. Trong các tổ chức, trong xác chuột, ở đất ẩm,
trong nước đá vi khuẩn có thể tồn tại từ vài chục ngày đến vài tháng.
1.5. Kháng nguyên và các yếu tố gây bệnh
- Kháng nguyên vỏ: Còn gọi là kháng nguyên F1 (Fraction 1), có trong điều kiện nuôi
cấy vi khuẩn ở 37o
C hoặc ở trong bệnh phẩm của cơ thể đang bị bệnh. Bản chất là protein.
Kháng nguyên vỏ giúp cho vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào.
- Kháng nguyên V và W: Là một phức hợp gồm protein V và lipoprotein W. Các kháng
nguyên này liên quan đến khả năng chống lại hiện tượng thực bào.
- Kháng nguyên thân: là kháng nguyên chung với các vi khuẩn họ đường ruột.
- Độc tố: vi khuẩn dịch hạch có 2 loại độc tố :
+ Nội độc tố: bản chất là Lipopolysaccharide gắn liền với vách tế bào vi khuẩn, gây ra
các triệu chứng sốt trong bệnh dịch hạch.
+ Độc tố chuột (murine toxin) bản chất là protein như một ngoại độc tố, có tác động làm
tan hồng cầu, có hoạt tính trên hệ thống mạch máu gây ra ứ máu và gây sốc.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Bệnh dịch hạch là bệnh của loài gậm nhấm hoang dại, trong đó loài chuột Rattus với 2
chủng: chuột đồng và chuột nhà có vai trò quan trọng nhất. Người chỉ là vật chủ ngẫu nhiên
mắc phải do bị bọ chét nhiễm khuẩn đốt.
- Ổ chứa: Các loài gậm nhấm hoang dại
- Côn trùng môi giới: Chủ yếu là các loại bọ chét Xenopsylla cheopis, ngoài ra có thể
gặp Xenopsylla astia và các côn trùng hút máu như Pulex irritans ...
- Đối tượng cảm thụ: Động vật gặm nhấm hoang dại và có thể lây sang người.
Đường truyền bệnh: Đầu tiên dịch xảy ra ở các loài gậm nhấm hoang dại rồi truyền đến
chuột đồng, chuột nhà, sau đó truyền sang người là con đường hay gặp nhất hoặc người tới ổ
bệnh hoang dại cũng có thể bị bọ chét nhiễm khuẩn đốt và mắc bệnh. Bệnh dịch hạch có thể
truyền từ người bệnh sang người lành do chấy rận hoặc có thể truyền bệnh trực tiếp từ người
sang người nếu người mắc bệnh dịch hạch thể phổi.
Ổ chứa
(gậm nhấm hoang dại)
Côn trùng môi giới
Chuột
Côn trùng môi giới
Người Người
Chấy, rận
Hình 1: Sơ đồ dây chuyền dịch tể
110
- Xennopsylla cheopis
- Xenopsylla astia
- Pulex irritans
- Ruồi hút máu
- Chuột đồng
- Chuột nhà
Thể phổi2.2. Gây bệnh cho người
Vi khuẩn dịch hạch sau khi vào cơ thể sẽ vào hệ thống bạch huyết và nhân lên trong
hạch, sau đó vào máu, rồi cư trú ở gan, lách, thận và các hạch sâu.
Thời gian ủ bệnh từ 3- 6 ngày, đôi khi ngắn hơn, tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ
thể và độc lực của vi khuẩn.
Bệnh dịch hạch có 3 thể lâm sàng:
- Thể hạch: Sau khi bị bọ chét nhiễm khuẩn đốt, tại nơi đốt nổi mụn nước, đôi khi đen ở
giữa. Vi khuẩn xâm nhập vào hạch bạch huyết gần vết đốt nhất làm cho hạch sưng to, rắn,
dính chặt không di động và rất đau. Bệnh nhân sốt cao, mệt và chóng mặt, triệu chứng nhiễm
độc nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ tử vong vào ngày thứ 5 hoặc thứ 6
của bệnh vì nhiễm khuẩn huyết. Thể hạch là thể lâm sàng thường gặp nhất.
- Thể phổi: Có thể nguyên phát do lây trực tiếp qua thể phổi của người bệnh hoặc là thứ
phát sau thể hạch. Bệnh khởi phát đột ngột, sốt cao, ho, đau lồng ngực, đàm có máu. Bệnh
tiến triển nhanh và rất nặng, tử vong sau 2 - 3 ngày nếu không được điều trị kịp thời. Thể phổi
rất dễ lây lan.
- Thể nhiễm khuẩn huyết: Có thể là tiên phát, nhưng thường do biến chứng của thể hạch
và thể phổi nguyên phát, gây thương tổn có mủ ở da, mẩn xuất huyết và huyết niệu, sốt cao,
cấy máu dương tính. Tử vong sau 2 - 3 ngày.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp : Bệnh phẩm là dịch chọc hạch trong thể hạch, máu trong thể nhiễm
khuẩn huyết, đàm trong thể phổi.
Từ bệnh phẩm làm tiêu bản nhuộm gram (đối với thể hạch) hoặc xanh methylen hoặc
Wayson. Phương pháp nhuộm trực tiếp có giá trị kết hợp với triệu chứng lâm sàng để có
hướng điều trị kịp thời.
Mặt khác cần nuôi cấy bệnh phẩm vào các môi trường thích hợp như canh thang,
nước pepton, thạch máu, thạch thường ..., ủ ở 28o
C . Sau đó xác định các tính chất sinh vật
hóa học, định typ phage và tiêm truyền súc vật.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp : Bệnh dịch hạch là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính nên người ta không
làm phản ứng huyết thanh để chẩn đoán bệnh. Người ta thường làm chẩn đoán huyết thanh để
điều tra dịch tể học, thường dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động để phát hiện kháng
thể kháng F1.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
4.1.1 Phòng bệnh đặc hiệu : Hiện nay có hai loại vắcxin: vắc xin sống giảm độc và vắcxin
chết. Vắcxin chết tiêm hai lần, gây miễn dịch được 6 tháng. Vắc xin sống giảm độc tiêm một
lần, gây miễn dịch nhanh và thời gian miễn dịch kéo dài đến một năm. Chỉ tiêm vắc xin cho
những người đang sống ở vùng dịch hoặc phải làm nhiệm vụ ở những vùng đó.
4.1.2. Phòng bệnh chung: Cắt đứt dây truyền dịch tể bằng cách: diệt chuột, diệt côn trùng môi
giới, bệnh nhân phải khai báo và cách ly, phong tỏa khu vực có dịch. Khi có dịch xảy ra cần
phải uống kháng sinh dự phòng cho người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế tiếp xúc với thể
phổi.
4.2. Điều trị
Vi khuẩn dịch hạch nhạy cảm với các kháng sinh như streptomyxin, chloramphenicol,
tetracyclin, nhưng phải điều trị sớm. Kháng sinh penicilin không có tác dụng.
111II. LEGIONELLA PNEUMOPHILA
Năm 1977 Mac Dade đã phân lập được từ tổ chức phổi của một bệnh nhân chết vì viêm
phổi một trực khuẩn Gram âm mới mà trước đó khoa học chưa biết. Năm 1978, trực khuẩn
này được đặt tên là Legionella pneumophila.
Loài Legionella pneumophila thuộc giống Legionella, họ Legionellaceae. Chúng có khả
năng gây bệnh đường hô hấp ở người.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1.Hình thể
Vi khuẩn đa hình thái, thường gặp dạng trực khuẩn Gram âm (bắt màu yếu), đôi khi gặp
hình cầu trực khuẩn hoặc hình sợi. Kích thước thay đổi 0,3-0,9 µ m x 2- 20 µ m. Hình thể
thay đổi theo những điều kiện nuôi cấy và môi trường nuôi cấy khác nhau. Vi khuẩn di động,
có một lông ở một đầu, không sinh nha bào, không có vỏ.
1.2.Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn khó nuôi cấy, hiếu khí tuyệt đối, đòi hỏi môi trường giàu chất dinh dưỡng với
một khoảng pH hẹp (chung quanh 6,5), đặt trong khí trường có 2,5 % CO2 và ở nhiệt độ từ 35-
37OC. Môi trường tốt nhất hiện nay để phân lập vi khuẩn Legionella pneumophila là môi
trường BCYE (Buffered Charcoal Yeast Extract agar), đây là môi trường thạch có than họat
và cao men (chứa L- cystein là yếu tố cơ bản cho sự phân lập Legionella). Ở môi trường này
có các khuẩn lạc rất nhỏ, màu xanh xám dễ dàng quan sát ở kính lúp, xuất hiện vào ngày thứ 3
sau khi cấy.
Có thể nuôi cấy Legionella pneumophila ở các nuôi cấy tế bào phôi gà, phổi phôi người,
bạch cầu đơn nhân to của người, ở các tế bào HeLa, Hep-2...
Nuôi cấy ở phôi gà là phương pháp tốt nhất thích hợp với tất cả các Legionella thuộc
các loài khác nhau.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
Oxydase dương tính yếu, catalase (+), làm lỏng gelatin, urease âm tính và không lên
men các loại đường, có khả năng ly giải hippurat natri, thử nghiệm này dùng để chẩn đoán
phân biệt với các Legionella khác, sinh ra enzyme β-lactamase.
1.4. Kháng nguyên
Kháng nguyên O đặc hiệu được chia thành nhiều nhóm huyết thanh khác nhau. Kháng
nguyên H chung với các Legionella khác.
1.5. Sức đề kháng
Vi khuẩn dễ bị diệt bởi tác nhân lý hóa, nhưng lại sống lâu được trong nước. Vi khuẩn
có ở trong nước tự nhiên (ao, hồ), nước chứa ở bể và tháp nước nhân tạo. Vi khuẩn có mặt
trong hệ thống dẫn nước nóng lạnh, hệ thống máy điều hòa nhiệt độ, các ống nước, vòi nước...
2. Khả năng gây bệnh
Legionella pneumophila là nguyên nhân của bệnh lý viêm phổi cấp và sốt Pontiac. Vi
khuẩn từ môi trường xung quanh vào người theo đường hô hấp do hít phải bụi hoặc hơi nước
có nhiễm khuẩn.
Bệnh viêm phổi cấp do Legionella là một nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp có viêm
phổi nặng với sốt cao đột ngột, ho, đau ngực, ỉa chảy, li bì hoặc mê sảng... Nếu không được
điều trị thì tỉ lệ tử vong từ 10 % - 20 %.
Sốt Pontiac được đặc trưng bởi sốt, rét run, đau cơ và không có bệnh lý hô hấp. Tiến
triển lành tính.
Ở bệnh viện có những vụ dịch bệnh xảy ra do Legionella pneumophila ở những bệnh
nhân bị bệnh nặng hoặc được điều trị bằng các thuốc ức chế miễn dịch.
112Trong nhiều trường hợp có những nhiễm trùng bán lâm sàng, chỉ phát hiện được do sự
tăng hiệu giá kháng thể đặc hiệu.
Trường hợp mắc bệnh lẻ tẻ, chủ yếu ở những người nghiện hút thuốc lâu năm , bị viêm
phế quản mạn và nguy cơ mắc bệnh ở những người bị bệnh ung thư. Bệnh xảy ra lẻ tẻ ở khắp
mọi nơi trên thế giới.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp: Phát hiện vi khuẩn trong mẫu nghiệm (đờm, chất dịch phế quản,
mảnh sinh thiết phổi...) bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp, đây là phương
pháp đặc hiệu, cho kết quả nhanh sau một vài giờ.
3.2. Phân lập vi khuẩn: Bệnh phẩm là máu, mảnh phổi (sinh thiết hoặc mổ tử thi), dịch màng
phổi, chất hút từ phế quản, khí quản...
Vật phẩm ngoại cảnh: lấy mẫu nước.
Bệnh phẩm được cấy vào môi trường thạch BCYE, ủ 36OC trong khí trường có 2,5%
CO2. Vi khuẩn mọc sau 48 giờ. Quan sát khuẩn lạc và định danh vi khuẩn.
Môi trường cấy máu được theo dõi trong 3 tuần, nếu vi khuẩn mọc cấy chuyển vào môi
trường BCYE.
3.3. Chẩn đoán huyết thanh: Dùng các kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, ELISA để
phát hiện kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân. Cần xác định kháng thể trong huyết thanh
kép, hiệu giá lớn hơn 4 lần mới có giá trị chẩn đoán.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh.
4.1. Phòng bệnh: Cần xử lý nước ở các bể nước, vòi nước, điều hòa nhiệt độ. Cần có những
biện pháp ngăn ngừa không để xảy ra dịch trong bệnh viện.
4.2. Chữa bệnh: Vi khuẩn nhạy cảm với nhiều kháng sinh như erythromycin, rifampicin,
fluoroquinolon. Các β-lactamin không có tác dụng trên vi khuẩn này vì chúng sản xuất
enzymee β-lactamase.
113HAEMOPHILUS VÀ BORDETELLA
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được một số tính chất vi khuẩn học của vi khuẩn Haemophilus và Bordetella.
2.Nêu ra được khả năng gây bệnh của hai loại vi khuẩn này.
3.Trình bày được một số phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học đối với Haemophilus và
Bordetella.
I. HAEMOPHILUS
Giống Haemophilus thuộc họ Pasteurellaceae, gồm những trực khuẩn nhỏ, Gram âm,
không di động, không sinh nha bào, có vỏ liên quan mật thiết với tính chất gây bệnh. Môi
trường nuôi cấy bắt buộc phải có một hoặc cả hai yếu tố phát triển X và V (X:
hematin, V: nicotinamidadenin dinucleotid = NAD). Thạch chocolat có cả hai yếu tố này và
thích hợp cho sự phát triển của những Haemophilus đòi hỏi cả hai yếu tố X và V. Các
Haemophilus đòi hỏi cả hai yếu tố X và V chỉ có thể phát triển trên môi trường thạch máu nếu
cho thêm yếu tố V bên ngoài vào.
Các Haemophilus ký sinh bắt buộc trên niêm mạc đường hô hấp hoặc đôi khi ở đường
sinh dục của người hay động vật. Thuộc nhóm này có nhiều thành viên, ở đây chỉ giới thiệu
Haemophilus influenzae, tác nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ nhỏ và
Haemophilus ducreyi, tác nhân gây bệnh hạ cam.
1. Hemophilus influenzae
Haemophilus influenzae do Richard Pfeiffer phân lập lần đầu tiên từ một bệnh nhân bị
chết trong vụ dịch cúm lớn năm 1892 (nên còn gọi là trực khuẩn Pfeiffer). Từ đó trở đi, trong
một khoảng thời gian dài, người ta tin rằng nó chính là căn nguyên gây ra bệnh cúm và đặt tên
là Bacterium influenzae. Năm 1933, khi phát hiện ra vius cúm thì căn nguyên của bệnh cúm
cũng như vai trò của B. influenzae mới được làm sáng tỏ: virus cúm gây ra bệnh cúm, còn B.
influenzae là vi khuẩn “ăn theo’’ (second invader) sau khi các tế bào niêm mạc đường hô hấp
đã bị tổn thương nặng nề bởi virus cúm.
Về danh pháp, thuật ngữ “Bacterium influenzae” do Lehmann và Neumann đề xuất
năm 1896. Năm 1917, Winslow và cộng sự, trên cơ sở những hiểu biết mới về B.influenzae,
đã chuyển chúng sang giống Haemophilus, và từ đó đến nay, chúng mang tên Haemophilus
influenzae.
1.1. Đặc điểm sinh vật học
Là vi khuẩn đa hình thái, Gram âm, không di động, không sinh nha bào. Trong bệnh
phẩm vi khuẩn thường có vỏ polysaccharide mang kháng nguyên đặc hiệu typ. Trong khi cấy
truyền trên môi trường nhân tạo thì vi khuẩn mất vỏ. Vi khuẩn hiếu khí, đòi hỏi CO2 (5 -
10%), nhiệt độ thích hợp là 370
C, pH thích hợp 7,6 - 7,8. Vi khuẩn chỉ mọc được trên môi
trường thạch có cả yếu tố X và V (mọc tốt trên môi trường thạch chocolat), khuẩn lạc
nhỏ, trong, mặt nhẵn (dạng S), đường kính 0,5-0,8 mm, sau khi cấy truyền các khuẩn lạc
trở thành dạng R; không gây tan máu trên thạch máu.
Trong môi trường nuôi cấy H.influenzae, yếu tố V có thể thay thế bằng NAD hoặc
NADP, yếu tố X có thể thay thế bằng Hemin hoặc Hematin. Cũng có thể thay thế yếu tố
V bằng cách cấy tụ cầu vàng trên môi trường thạch máu, các khuẩn lạc trong, nhỏ của
H.influenzae mọc quanh đường cấy tụ cầu khuẩn (do tụ cầu vàng tiết ra yếu tố V), đó là thử
nghiệm "vệ tinh" (Satellitism), được sử dụng khi không có yếu tố V trong môi trường nuôi
cấy H. influenzae.
H.influenzae lên men đường glucose, không lên men đường lactose và mannit.
H.influenzae đề kháng rất kém với các yếu tố ngoại cảnh. Trong bệnh phẩm, chúng
chết nhanh chóng nếu bị ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để khô hay lạnh. H.influenzae bị
các chất sát khuẩn thông thường giết chết một cách dễ dàng.
1141.2. Khả năng gây bệnh ở người
H.influenzae là loài vi khuẩn ký sinh bình thường ở đường hô hấp, thường phân lập
được ở niêm mạc mũi họng người lành với tỷ lệ khoảng 25%. Nó có thể gây nên các nhiễm
khuẩn khác nhau:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp: H.influenzae typ b là một trong các tác nhân chủ yếu gây các
nhiễm khuẩn khác nhau của đường hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi. Bệnh do H.influenzae
thường là thứ phát (sau sởi, cúm) gồm: viêm đường hô hấp trên (thanh quản, tai giữa, xoang),
viêm đường hô hấp dưới (viêm phế quản cấp và mạn tính, viêm phổi). Viêm thanh quản do
H.influenzae typ b là chứng bệnh ít gặp nhưng rất nghiêm trọng.
- Viêm màng não mủ ở trẻ em: viêm màng não do H.influenzae là một bệnh nặng và
có tính chất cấp tính, cần được chẩn đoán và điều trị ngay.
- Ngoài ra H.influenzae còn gây nhiễm khuẩn huyết, viêm nội tâm mạc (hiếm), viêm
niệu đạo và các nhiễm trùng sinh dục (âm đạo, cổ tử cung, tuyến Bartholin, vòi trứng).
1.3. Chẩn đoán vi sinh vật
Bệnh phẩm: tuỳ theo bệnh cảnh lâm sàng mà lấy bệnh phẩm khác nhau. Bệnh phẩm có
thể là đàm, chất nhầy mũi họng, chất dịch khí quản, phế quản hoặc dịch não tủy, mủ...
1.3.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Soi tươi, nhuộm gram đối với dịch não tuỷ thấy có nhiều bạch cầu đa nhân và vi
khuẩn khuẩn gram âm đa hình thái.
- Tìm kháng nguyên vỏ typ b trong bệnh phẩm: để chẩn đoán nhanh các nhiễm trùng
do H.influenzae typ b gây ra. Dùng kỹ thuật miễn dịch để phát hiện kháng nguyên typ b trong
dịch não tuỷ, máu và nước tiểu. Các phương pháp miễn dịch được áp dụng là miễn dịch đối
lưu, ngưng kết thụ động, đồng ngưng kết và ELISA với kháng thể đơn dòng.
- Tìm ADN: dùng một đoạn ADN mẫu đánh dấu phóng xạ hoặc dùng kỹ thuật khuếch
đại gen (PCR: polymerase chain reaction) để tìm đoạn ADN đặc trưng của H.influenzae trong
bệnh phẩm.
1.3.2. Nuôi cấy
Nuôi cấy bệnh phẩm trên môi trường thạch chocolat, ủ ở bình kín chứa 10% CO2. Xác
định H. influenzae bằng thử nghiệm "vệ tinh" với tụ cầu và thư nghiệm với các yếu tố X và V.
1.4. Phòng bệnh và điều trị
1.4.1. Phòng bệnh
- Phòng bệnh không đặc hiệu: viêm màng não do H.influenzae typ b là một bệnh lây,
bệnh nhân cần phải được cách ly. Người lành tiếp xúc với bệnh nhân phải uống kháng sinh dự
phòng (Rifampicin).
- Phòng bệnh đặc hiệu: dùng vaccine chứa polysaccharit vỏ của H.influenzae typ b
(Hib).
1.4.2. Điều trị
Điều trị các nhiễm trùng do H.influenzae cần phải dựa vào kháng sinh đồ. Trong khi
chưa có kết quả kháng sinh đồ hoặc khi không phân lập được vi khuẩn, chloramphenicol được
ưu tiên lựa chọn. Viêm màng não cần dùng cephalosporin thế hệ 3.
2. Haemophilus ducreyi (Trực khuẩn hạ cam)
Được Ducreyi phát hiện năm 1889 trong mủ mụn loét ở cơ quan sinh dục của bệnh
nhân mắc bệnh hạ cam, vì thế được gọi là trực khuẩn hạ cam.
Vi khuẩn có ít ở chỗ tổn thương, phải phân lập trên môi trường có 20 - 30 % máu tươi,
vi khuẩn chỉ cần yếu tố X. Bệnh nhân mắc bệnh hạ cam có phản ứng với hỗn dịch vi khuẩn bị
giết chết tiêm nội bì. Phản ứng thường xuất hiện vào ngày thứ 8 và tồn tại rất lâu, có giá trị hổ
trợ chẩn đoán.
Bệnh lây qua đường sinh dục nên dự phòng chủ yếu là quan hệ tình dục hợp vệ sinh
và không quan hệ với nhiều người. Chữa bệnh bằng kháng sinh như ampicillin,
chloramphenicol, bactrim...
115II. BORDETELLA PERTUSSIS (Trực khuẩn ho gà )
Trực khuẩn ho gà thuộc giống Bordetella, họ Alcaligenaceae.
1. Đặc điểm sinh vật học
B. pertussis hình trực khuẩn rất nho, kích thước 0,5-0,8 µm x 0,2-0,3 µm, Gram âm,
không di động, không sinh nha bào, có thể có vỏ, vi khuẩn hiếu khí. Muốn phân lập từ bệnh
phẩm phải có môi trường đặc biệt, đó là môi trường Bordet - Gengou (môi trường chứa khoai
tây, glycerol và 15-20% máu), vi khuẩn mọc chậm sau 2 - 4 ngày, khuẩn lạc nhỏ, tròn, lồi,
xám nhạt như xà cừ hoặc có ánh kim loại (giống như giọt thủy ngân), xung quanh có vòng tan
máu hẹp. Catalase âm tính, Oxydase dương tính, Urease âm tính. Trong quá trình nuôi cấy
trên môi trường nhân tạo, trực khuẩn ho gà biến dị từ dạng S sang dạng R. Hiện tượng này
được chia làm 4 pha :
- Pha I: Tương ứng với khuẩn lạc dạng S, vi khuẩn hình bầu dục, có vỏ, đứng riêng rẽ
hoặc từng đôi, ít khi thành chuỗi, có độc lực, có kháng nguyên đặc hiệu của pha I là những
kháng nguyên mạnh tạo được miễn dịch đối với bệnh ho gà.
- Pha IV : Tương ứng với khuẩn lạc dạng R, vi khuẩn hình sợi t o hơn và hay xếp
thành chuỗi ngắn, không có vỏ, không có độc lực, mất kháng nguyên pha I.
- Pha II và pha III: là những giai đoạn trung gian
Sự biến đổi pha có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất vaccine. Muốn điều chế vaccine
tốt cần phải dùng vi khuẩn ở pha I.
Trực khuẩn ho gà sản xuất các yếu tố làm thành độc lực và có vai trò quan trọng trong
cơ chế bệnh sinh:
- Độc tố ho gà: bản chất protein, do vi khuẩn ở pha I tiết ra, làm tăng lượng AMP vòng
dẫn đến sự tăng tiết dịch và chất nhầy đường hô hấp (triệu chứng đặc trưng của cơn ho trong
bệnh ho gà). Kháng thể kháng độc tố ho gà có vai trò bảo vệ chống nhiễm trùng.
- Độc tố Adenylate cyclase: có thể xâm nhập vào tế bào đường hô hấp làm tăng tiết
AMP vòng, ức chế hiện tượng hoá hướng động bạch cầu đa nhân trung tính và ức chế hiện
tượng thực bào. Độc tố này có vai trò bảo vệ vi khuẩn trong giai đoạn sớm của bệnh.
- Độc tố tế bào khí quản (tracheal cytotoxin): gây tổn thương đặc hiệu các tế bào lông
chuyển của biểu mô đường hô hấp.
- Độc tố không chịu nhiệt và nội độc tố (lipopolysaccharid): vai trò sinh bệnh không
rõ.
- Kháng nguyên thân: chịu nhiệt, còn gọi là ngưng kết nguyên, kháng nguyên này
chung cho cả giống Bordetella.
2. Khả năng gây bệnh ở người
B. pertussis gây bệnh ho gà, thường gặp ở trẻ em, rất dễ lây và gây thành dịch.
Bệnh ho gà lây trực tiếp qua đường hô hấp, lây nhất ở thời kỳ đầu của bệnh. Vi khuẩn
phát triển ở liên bào đường hô hấp, không vào máu. Vi khuẩn giải phóng các độc tố gây
thương tổn đường hô hấp và gây nên các dấu hiệu toàn thân của bệnh ho gà.
Bệnh ho gà là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường hô hấp, làm viêm long đường
hô hấp và xuất hiện những cơn ho đặc biệt, gây những biến chứng phổi và não, ảnh hưởng tới
sự phát triển trí tuệ của trẻ, nhất là ở trẻ sơ sinh.
Bệnh ho gà xảy ra quanh năm, thường gặp ở trẻ mới đẻ đến 5 tuổi. Tử vong nhiều nhất
là ở trẻ em dưới 1 tuổi. Bệnh có thể gặp ở người lớn và chỉ gây ho dai dẳng không thành cơn
rõ rệt. Ngày nay, nhờ có vaccine tốt tỷ lệ mắc bệnh ho gà đã giảm rất nhiều.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Chủ yếu là phân lập vi khuẩn. Có nhiều cách lấy bệnh phẩm, tốt nhất là lấy bệnh
phẩm ở thời kỳ đầu của bệnh. Lấy bệnh phẩm ở họng mũi bằng tăm bông mềm và đàn hồi qua
đường mũi, cấy vào môi trường Bordet-Gengou ngay tại giường bệnh nhân. Có thể dùng một
dĩa môi trường mở ra và để cách miệng bệnh nhân 10cm hứng nước bọt bắn ra trong cơn ho
116không kích thích khoảng 15 giây. Để tủ ấm 370
C/ 2-3 ngày. Xác định khuẩn lạc điển hình,
nhuộm gram để xác định hình thể vi khuẩn và làm phản ứng ngưng kết với kháng huyết thanh
đặc hiệu.
Ngoài ra, có thể dùng kháng thể đơn dòng để tìm độc tố ho gà trong bệnh phẩm, dùng
kỹ thuật khuếch đại gen (PCR: Polymerase Chain Reaction) để tìm đoạn ADN đặc hiệu của vi
khuẩn.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
Tìm kháng thể kháng độc tố ho gà trong huyết thanh bệnh nhân.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
4.1.1. Phòng bệnh không đặc hiệu:
Phát hiện bệnh sớm và chữa trị kịp thời, cách ly bệnh nhân và hạn chế tiếp xúc nhất là
những bệnh nhân đang ở thời kỳ đầu của bệnh.
4.1.2. Phòng bệnh đặc hiệu
Vaccine ho gà hiện nay là vaccine chết, được làm từ vi khuẩn ho gà ở pha I. Dùng
vaccine ho gà tiêm đồng loạt cho trẻ em dưới 1 tuổi để gây miễn dịch cơ bản. Tiêm nhắc lại
sau 1 năm để củng cố miễn dịch và sau 5 năm tiêm nhắc lại một lần nữa. Vaccine phòng bệnh
ho gà là một trong 6 loại vaccine bắt buộc trong chương trình tiêm chủng mở rộng, thường
dùng dưới dạng 1 vaccine hỗn hợp Bạch hầu-Uốn ván-Ho gà (DTC: Diphterie-Tetanie-
Cough). Ngoài ra có thể dùng huyết thanh miễn dịch hoặc globulin miễn dịch người để phòng
bệnh và chữa bệnh ho gà ở trẻ còn bú.
4.2. Điều trị
Phải phát hiện sớm để cách ly và điều trị ngay bằng kháng sinh. Liệu pháp kháng sinh
không rút ngắn được giai đoạn kịch phát nhưng loại trừ được vi khuẩn gây bệnh, giảm lây
lan, dự phòng bội nhiễm. Kháng sinh chọn lọc là erythromycin.
117TRỰC KHUẨN MỦ XANH
VÀ BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được đặc điểm sinh vật học của trực khuẩn mủ xanh và Burkholderia
pseudomallei
2.Trình bày được khả năng gây bệnh của hai vi khuẩn này
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
Trực khuẩn mủ xanh và Burkholderia pseudomallei thuộc họ Pseudomonadaceae , họ
này bao gồm những trực khuẩn Gram (-), hiếu khí, di động bằng một hoặc nhiều lông ở một
đầu (trừ Burkholderia mallei không di động), chúng chuyển hóa năng lượng bằng hình thức
oxy hóa carbohydrate, không lên men các loại đường. Có enzyme oxydase và enzyme
catalase. Chúng phân bố rộng rãi trong thiên nhiên, chỉ một số loài có khả năng gây bệnh ở
người, động vật hoặc thực vật.
I. TRỰC KHUẨN MỦ XANH (Pseudomonas aeruginosa)
Pseudomonas aeruginosa thường tìm thấy trong đất, trong nước hoặc trên cơ thể người
và động vật. Trực khuẩn mủ xanh là tác nhân chính của nhiễm trùng bệnh viện và các nhiễm
trùng cơ hội.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Trực khuẩn Gram âm, kích thước thay đổi thông thường nhỏ và mảnh,
1,5 - 3 µm, thường họp thành đôi và chuỗi ngắn, rất di động, có lông ở một đầu, hiếm khi tạo
vỏ và không tạo nha bào.
1.2. Nuôi cấy
Vi khuẩn hiếu khí, mọc dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường như thạch
dinh dưỡng, thạch máu, canh thang. Nhiệt độ thích hợp 30 - 37
0
C, nhưng có thể phát triển
được ở 410
C. pH thích hợp là 7,2-7,5. Khuẩn lạc thường lớn, trong, bờ đều hoặc không đều,
có thể có ánh kim loại, màu xám nhạt trên nền môi trường màu hơi xanh, mùi thơm. Cũng có
thể gặp loại khuẩn lạc xù xì hoặc nhầy.
Tính chất đặc trưng của trực khuẩn mủ xanh là sinh sắc tố và chất thơm. Trên môi
trường nuôi cấy có pepton, vi khuẩn có thể tiết ra các loại sắc tố sau :
-Pyocyanin: là loại sắc tố phenazin có màu xanh lơ, tan trong nước và chlorofoc, khuếch
tán ra môi trường nuôi cấy làm cho môi trường và khuẩn lạc có màu xanh. Sắc tố này sinh ra
thuận lợi trong môi trường tiếp xúc nhiều với không khí. Chỉ có trực khuẩn mủ xanh sinh sắc
tố pyocyanin.
-Pyoverdin: là loại sắc tố huỳnh quang, phát màu xanh khi chiếu tia cực tím có bước
sóng 400 nm, tan trong nước nhưng không tan trong chlorofoc. Ngoài trực khuẩn mủ xanh
còn có một số loài Pseudomonas khác tạo thành sắc tố này.
-Pyorubrin: sắc tố màu hồng nhạt, chỉ 1% số chủng trực khuẩn mủ xanh sinh ra sắc tố
này.
-Pyomelanin: sắc tố màu nâu đen, chỉ 1-2% số chủng trực khuẩn mủ xanh sinh sắc tố
này.
Có khoảng 5-10% số chủng trực khuẩn mủ xanh không sinh sắc tố.
1.3. Tính chất sinh hoá
118Trực khuẩn mủ xanh có oxydase dương tính(+), làm lỏng gelatin, khử NO3 thành N2. Sử
dụng carbohydrat theo lối oxy hoá có sinh axit như glucose, mannitol, glycerol,
arabinose...Lactose âm tính (-), Citrat simmon dương tính(+), ADH dương tính(+) ; Urease
âm tính(-), indol âm tính(-), H2S âm tính(-).
1.4. Kháng nguyên
Vi khuẩn có kháng nguyên lông H không bền với nhiệt và kháng nguyên O chịu nhiệt.
Dựa vào kháng nguyên O, tới nay người ta chia trực khuẩn mủ xanh làm 16 typ huyết thanh.
Cũng có thể định typ phage nhưng thường định typ bacterioxin (pyocin) trong các vụ dịch.
Cũng như các trực khuẩn đường ruột, kháng nguyên O của trực khuẩn mủ xanh mang
nội độc tố bản chất gluxit-lipit- protein. Nhưng trong cơ chế sinh bệnh quan trọng hơn là
ngoại độc tố. Trong 3 loại ngoại độc tố do vi khuẩn tạo thành ngoại độc tố A được xem như là
nhân tố chủ yếu về độc lực, nó không bền với nhiệt, giết chết chuột nhắt, chuột lớn và cản trở
sự tổng hợp protein tương tự như độc tố bạch hầu.
2. Khả năng gây bệnh
Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện. Vì vậy hiếm gặp nhiễm
trùng Pseudomonas aeruginosa ở người bình thường trừ nhiễm trùng thứ phát như viêm tai
ngoài mạn. Nhiễm trùng thường xảy ra ở những người mà cơ chế bảo vệ bị tổn thương như sử
dụng corticoid hoặc kháng sinh dài ngày, bỏng nặng hoặc tiêm tĩnh mạch ma túy... Vị trí
nhiễm trùng thông thường là đường tiểu và vết thương hở (nhất là vết bỏng). Tại chỗ xâm
nhập chúng gây viêm có mủ (mủ có màu xanh), ở cơ thể suy giảm sức đề kháng chúng có thể
xâm nhập vào sâu hơn trong cơ thể và gây viêm các phủ tạng như các nhiễm trùng nung mủ
và những áp xe ở những phần khác nhau ở cơ thể người. Những trường hợp viêm màng trong
tim, viêm phổi, viêm màng não tuy hiếm nhưng cũng xảy ra hoặc gây bệnh toàn thân (như
nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn ở trẻ mới đẻ hoặc đẻ non thường bệnh rất trầm trọng).
Nhiễm khuẩn máu thường gây chết xảy ra ở người suy nhược.
Những năm gần đây nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh trở nên quan trọng do :điều trị
và phòng ngừa những nhiễm trùng khác bằng những kháng sinh mà nó đề kháng, sử dụng các
thuốc corticoit, thuốc chống chuyển hoá và thuốc giảm miễn dịch đã làm cho giảm sút sức đề
kháng của cơ thể, sử dụng các dụng cụ thăm khám như ống thông và các dụng cụ khác để
thăm dò chưa được khử khuẩn tốt, sử dụng ngày càng rộng rãi máu và các sản phẩm của máu
mà ta không thể khử khuẩn được trong khi các chất này có thể bị nhiễm Pseudomonas. Trực
khuẩn mủ xanh là một tác nhân nhiễm trùng bệnh viện đáng lưu ý: nhiễm trùng sau mổ và
bỏng nặng. Nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh trong những trường hợp đó có thể gây chết. Tỷ
lệ tử vong do nhiễm trùng máu có thể vượt quá 80%.
3. Sinh lý bệnh học
Một số tác giả đã chứng minh rằng trực khuẩn mủ xanh gây bệnh được là do:
- Một độc tố tạo thành từ một hỗn hợp chất độc gồm: dung huyết tố, protease, lexitinase.
- Kháng nguyên nhầy ở xung quanh vi khuẩn gồm một ADN gắn với gluxit- lipit -
prôtein của kháng nguyên O (nội độc tố) của vi khuẩn. Kháng nguyên đóng vai trò quan trọng
trong độc lực của vi khuẩn (có thể so sánh với vai trò của nội độc tố).
4. Chẩn đoán
Bệnh phẩm là mủ của các vết thương bị bội nhiễm, chất dịch phế quản, nước tiểu, dich
màng phổi... Trong chẩn đoán dịch tễ học: dịch chuyền, dịch rửa vết thương, dụng cụ ngoại
khoa... là mẫu nghiệm.
Mẫu nghiệm được cấy lên môi trường thông thường như thạch dinh dưỡng hoặc môi
trường có chất ức chế như môi trường Cetrimide. Ủ ở 37
0
C trong khí trường thường.
119Chọn khuẩn lạc dẹt, lớn, bờ không đều, bề mặt có ánh kim loại, tạo sắc tố hòa tan
nhuộm xanh khuẩn lạc và nhuộm xanh môi trường xung quanh khuẩn lạc. Xác định vi khuẩn
dựa vào trực khuẩn Gram (-), không sinh nha bào, oxidase (+), chuyển hoá đường theo kiểu
oxy hoá, đặc biệt khuẩn lạc có mùi thơm và sinh sắc tố nhuộm màu môi trường xung quanh
khuẩn lạc. Đối với các chủng không sinh sắc tố cần cấy vào các môi trường tăng sinh sắc tố
như: King A (tăng sinh pyocyanin) và King B (tăng sinh pyoverdins). Người ta có thể sử dụng
những kỹ thuật khác nhau để xác định được nguồn gốc của các chủng trực khuẩn mủ xanh
trong các nhiễm trùng bệnh viện.
5. Phòng ngừa và điều trị
Nhiễm trùng do Pseudomonas aeruginosa khó điều trị vì đề kháng với nhiều kháng
sinh. Những chủng thường gặp cho thấy vi khuẩn thường kháng với 3 kháng sinh hoặc hơn.
Trong điều trị phải làm kháng sinh đồ. Hiện nay thường sử dụng tobramycin, amikacin,
carbenicillin, cefaperazon, ceftazidim. Gần đây miễn dịch liệu pháp hoạt động và thụ động
được sử dụng ở bệnh nhân bỏng với kết quả khá tốt. Nhiễm trùng tại chỗ có thể rửa với 1%
axít axetic hoặc bôi thuốc mỡ Colistin hoặc Polymycin B.
II. BURKHOLDERIA PSEUDOMALLEI (Trực khuẩn Whitmore)
B. pseudomallei là tác nhân gây ra bệnh Melioidosis, một bệnh thường gặp ở vùng Đông
- Nam châu Á. Bệnh Melioidosis thường nặng, tỷ lệ tử vong cao do chẩn đoán lâm sàng khó
khăn, bệnh hay tái phát và do B. pseudomallei kháng lại nhiều kháng sinh.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Trực khuẩn Gram âm ngắn, bắt màu thuốc nhuộm mạnh ở hai đầu, đứng riêng lẻ hoặc
chuỗi ngắn, đôi khi có hình dạng cầu trực khuẩn. Kích thước 0,8 x1,5 µ m. Vi khuẩn di động
có một chùm lông ở một đầu, không sinh nha bào.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn mọc được ở các môi trường nuôi cấy thông thường, khó phân lập ở nuôi cấy
lần đầu. Hiếu khí, nhiệt độ thích hợp 370
C, nhưng có thể phát triển được từ 5-420
C và ở môi
trường có 3% NaCl.
Trên môi trường lỏng, vi khuẩn mọc bằng cách tạo váng, theo thời gian váng càng dày.
Trên môi trường đặc, tạo khuẩn lạc khô, bề mặy nhăn nheo, bờ răng cưa, màu trắng đục hoặc
màu kem. Có thể quan sát thấy nhiều dạng khuẩn lạc có kích thước và hình thái khác nhau
trên cùng một môi trường. B. pseudomallei không sinh sắc tố hoà tan. Nuôi cấy toả ra mùi
thơm (giống mùi nho).
1.3. Tính chất sinh hoá
Oxydase dương tính(+), catalase dương tính(+). Sử dụng carbohydrat theo lối oxy hoá
sinh axit như: arabinose, dulcitol, glucose, lactose và mannitol, làm lỏng gelatin, ADH
(arginin đihydrolase) dương tính(+), citrat simmon dương tính(+), indol âm tính(-), khử nitrat
thành N2 , di động mạnh.
1.4. Sức đề kháng
B. pseudomallei có mặt trong tự nhiên, đặc biệt được tìm thấy trong các cánh đồng lúa
nước ở vùng Đông Nam Á. Chúng sống hàng tuần đến hàng tháng ở nơi ẩm nếu gặp điều kiện
thích hợp như không có ánh sáng mặt trời và lạnh.
1.5. Miễn dịch
Do vi khuẩn phân bố rộng rãi trên đồng ruộng, 30-50% nông dân khoẻ mạnh sống trong
vùng B. pseudomallei lưu hành có kháng thể chống vi khuẩn này. Khi bị bệnh, kháng thể tăng
cao và còn tồn tại vài tháng sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, kháng thể này không có vai trò bảo
vệ, bệnh nhân có thể bị tái nhiễm hoặc tái phát một cách dễ dàng.
1202. Khả năng gây bệnh
2.1. Ở người
Vi khuẩn gây bệnh Mélioidosis thường gặp ở Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, Lào,
Campuchia, Indonesia và châu Úc.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua vết thương, những chổ sây sát trên da. Tại
nơi xâm nhập chúng hình thành những mụn mủ nhỏ, có khi tạo thành một áp xe rất lớn. Ở
những người suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh mạn tính kéo dài vi khuẩn thường vào máu và
gây ra bệnh cảnh lâm sàng nặng của một nhiểm khuẩn huyết. Từ máu vi khuẩn đến các phủ
tạng gây nên áp xe nhỏ ở nhiều cơ quan như ở phổi, thận, gan, lách. Sau đó các áp xe nhỏ tạo
thành các áp xe lớn gây ra các triệu chứng lâm sàng ở nhiều cơ quan khác nhau. Vi khuẩn có
thể sống trong các đại thực bào, điều này có thể giải thích những trường hợp bệnh tái phát.
Bệnh có thể diển biến cấp tính, bán cấp và mãn tính
- Thể cấp tính nhiễm khuẩn huyết với ỉa chảy và sốt ác tính, thường chết trong vài ngày.
- Thể ban cấp dạng thương hàn với áp xe ở phổi, thận, gan, cơ, chết sau vài tuần lễ.
- Thể mạn tính có thể khu trú (áp xe ở xương hoặc ở da) hoặc nhiễm khuẩn huyết kiểu
làn sóng.
2.2. Khả năng gây bệnh thực nghiệm
Người ta có thể gây bệnh được cho phần lớn các động vật như thỏ, chuột lang, chuột
nhắt, ngựa bằng nhiều đường khác nhau: qua da, tiêm tĩnh mạch, tiêm phúc mạc hoặc đường
hô hấp. Bệnh melioidose ở súc vật có thể lây sang người.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Phân lập vi khuẩn
Bệnh phẩm là mủ áp xe, mụn mủ, máu trong nhiễm khuẩn huyết, đàm trong viêm phế
quản, dịch màng phổi, dịch màng tim...Cấy bệnh phẩm vào môi trường nuôi cấy thông thường
như thạch thường, thạch máu, canh thang hoặc môi trường chọn lọc có chứa gentamicin. Xác
định vi khuẩn dựa vào hình thể, tính chất bắt màu, hình thái khuẩn lạc và tính chất sinh hóa.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh
- Trong điều tra dịch tễ học: dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động tìm kháng thể
ngưng kết
- Trong chẩn đoán bệnh: dùng phản ứng ngưng kết hồng cầu thụ động và ELISA với
kháng nguyên protein
4. Phòng ngừa và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Hiện nay chưa có vaccine. Tăng cường sức đề kháng chung, giữ gìn vệ sinh, tránh các
tổn thương da trong khi làm việc ở nơi có vi khuẩn.
4.2. Điều trị
Dùng kháng sinh như tetracyclin, chloramphenicol, bactrim, ceftazidim. Vì vi khuẩn lẫn
tránh trong tế bào nên cần lưu ý chọn lựa kháng sinh khuếch tán tốt vào trong tế bào và dùng
trong thời gian dài để phòng ngừa tái phát. Vi khuẩn kháng gentamycin, ampicillin,
polymycin. Dùng biện pháp chọc hút mủ ổ áp xe, tăng cường sức đề kháng, điều trị triệu
chứng.
121VIBRIO
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được các đặc điểm sinh vật học.
2.Trình bày được khả năng gây bệnh của vi khuẩn tả và V.parahaemolyticus.
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán vi sinh vật.
Giống Vibrio thuộc vào họ Vibrionaceae. Chúng là những vi khuẩn hình que hơi cong
như dấu phẩy, Gram âm, không sinh nha bào, di động nhờ một lông ở một đầu, oxydaza
dương tính ...
Giống Vibrio được chia thành :
- Vibrio cholerae O1: thuộc nhóm huyết thanh O1 có khả năng sinh độc tố ruột và gây
ra bệnh dịch tả. Vibrio cholerae O1 bao gồm týp sinh học cổ điển và týp sinh học El Tor. Các
sinh týp này ngưng kết với kháng huyết thanh nhóm 01. Trong nhóm này có 3 týp huyết thanh
là Ogawa, Inaba và Hikojima.
- Vibrio cholerae không phải O1/ không phải O139: bao gồm các nhóm huyết thanh từ
O2 - O138 không có khả năng gây dịch tả. Có tính chất sinh hóa tương tự như V.cholerae O1
nhưng không ngưng kết với kháng huyết thanh O1. Các nhiễm trùng do nhóm này thường liên
quan đến môi sinh, chúng gây ra viêm ruột cấp nhưng cơ chế gây bệnh vẫn chưa được giải
thích.
- Vibrio cholerae O139: là tác nhân gây ra bệnh dịch tả được phát hiện lần đầu tiên
vào năm 1992 tại Ấn Độ và Bangladesh. Độc lực của nó là độc tố ruột và kháng nguyên pili
đồng điều hòa độc tố (Toxin coregulated pili - TCP).
- Các Vibrio khác : V. mimicus; V. parahaemolyticus; V.hollisae. V. fluvialis;
V.furnissii; V.vulnificus; V.alginolyticus; V.damsela; V.cincinnatiensis; V.metschnikovii.
I. VI KHUẨN TẢ (Vibrio cholerae)
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Vi khuẩn tả hình que ngắn, hơi cong hình cung hoặc hình dấu phẩy, Gram âm, rất di
động nhờ một lông ở đầu, không có vỏ, không sinh nha bào.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn tả rất hiếu khí, mọc được trên các môi trường dinh dưỡng thường, pH kiềm.
Thường dùng nước pepton pH 8,5 , môi trường thạch TCBS (thiosulfate - Citrate - Bile salt)
pH 8,6 , TTGA (Taurocholate - Tellurite - Gelatin Agar) pH 8,5 để nuôi cấy phân lập vi
khuẩn tả.
1.3. Tính chất sinh vật hóa học
Vi khuẩn tả có oxidase, lên men không sinh hơi glucose, saccharose, D-mannitol,
maltose, không lên men arabinose. Phản ứng indol dương tính, phản ứng Voges-Proskauer âm
tính đối với sinh týp cổ điển và dương tính đối với sinh týp El Tor.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
- Kháng nguyên thân O: bản chất là lipopolysaccharide. Nó quyết định tính sinh miển
dịch của vaccine tả cổ điển (vaccine tả chết). Người ta phân biệt thành nhiều nhóm huyết
thanh “O”. V.cholerae sinh týp cổ điển và sinh týp El Tor thuộc nhóm huyết thanh O1. Trong
nhóm O1 có 3 týp huyết thanh : Ogawa, Inaba và Hikojima.
122- Kháng nguyên lông H: Không có giá trị trong thực tiển.
- Kháng nguyên độc tố ruột bản chất là protein, độc tố ruột của V.cholerae 01 kích
thích cơ thể sinh kháng độc tố.
1.5. Sức đề kháng
Vi khuẩn tả chết ở nhiệt độ 100o
C hoặc 80o
C/5 phút và bị tiêu diệt bởi các hóa chất
như cloramin, cresyl, vôi cục ... Khô hanh và ánh nắng mặt trời cũng làm vi khuẩn dễ chết.
Trong nước đá, nước biển, nước ao hồ vi khuẩn sống được vài ngày.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Sinh bệnh học
Các vi khuẩn tả xâm nhập cơ thể bằng đường tiêu hóa, chúng phải vượt qua hàng rào
dịch vị của dạ dày có pH axít để xuống ruột non là nơi có pH thích hợp cho sự phát triển của
vi khuẩn. Độ axít bình thường của dịch vị là một cản trở rất lớn đối với quá trình sinh bệnh
của vi khuẩn tả. Vào đến ruột non, V.cholerae bám dính vào tế bào niêm mạc ruột nhờ có các
yếu tố bám dính như kháng nguyên TCP, kháng nguyên ngưng kết hồng cầu nhạy cảm với
mannoza..., vi khuẩn nhân lên và tiết ra độc tố ruột. Các vi khuẩn không xâm nhập vào trong
các tế bào niêm mạc ruột.
Độc tố ruột của vi khuẩn tả là một protein gồm 2 tiểu phần A (Active) và B (Binding)
có chức năng riêng biệt. Tiểu phần A có hai tiểu đơn vị A1 và A2, tiểu phần B có 5 tiểu đơn vị
B1, B2, B3, B4 và B5. Tiểu phần B có chức năng gắn độc tố ruột vào thụ thể ganglioside GM1 ở
trên màng của tế bào niêm mạc ruột, còn tiểu phần A mà chủ yếu là A1 xâm nhập vào bên
trong tế bào hoạt hóa enzymee adenylate cyclase, làm tăng nồng độ AMP vòng nội bào làm
cho tế bào niêm mạc ruột giảm hấp thu Na+
, tăng tiết nước và Cl
-
, gây ra ỉa chảy cấp tính. Nếu
không được điều trị tích cực bệnh nhân sẽ chết vì kiệt nước và mất các chất điện giải.
Độc tố tả còn gây nên ức chế miễn dịch tế bào bằng cách tác động trực tiếp lên
macrophage và tế bào lympho T.
Trong quá trình sinh bệnh tả, độc tố tả và vi khuẩn tả không gây nên thương tổn niêm
mạc ruột. Vì vậy cơ chế hấp thụ lại muối, nước và glucose vẫn nguyên vẹn. Đây là cơ sở sinh
lý cho việc bù dịch bằng đường uống dung dịch có điện giải và glucose (ORESOL) có tác
dụng tốt (glucose ở đây nhằm tạo điều kiện hấp thụ lại Na cao hơn, chứ không phải là để cung
cấp năng lượng).
2.2. Khả năng gây bệnh
Trong điều kiện tự nhiên bình thường, V.cholerae chỉ gây bệnh tả cho người. Bệnh tả
là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc cấp tính, lây rất mạnh gây thành dịch lớn. Thời gian ủ
bệnh từ 2 đến 5 ngày. Dấu hiệu đặc trưng của thời kỳ toàn phát của bệnh là tiêu chảy và nôn,
phân lỏng và trắng như nước vo gạo. Bệnh nhân mất nước, mất muối rất nhanh, có thể mất 1
lít nước trong 1 giờ do đó chỉ vài giờ là xuất hiện hội chứng mất nước cấp tính làm cho toàn
thân sút đi rất nhanh và rất nặng. Nếu không được điều trị, tỷ lệ chết rất cao (50 đến 60%).
Lâm sàng bệnh tả có nhiều biểu hiện rất khác nhau từ thể nhẹ dễ bỏ qua cho đến thể
nặng với hội chứng tả điển hình.
2.3. Miễn dịch
Đáp ứng miễn dịch dịch thể trong bệnh tả làm xuất hiện IgG trong máu và IgA tiết ở
niêm mạc ruột. Các kháng thể này chống lại vách tế bào vi khuẩn, ngăn cản vi khuẩn bám
dính vào niêm mạc và chống lại độc tố tả, ngăn cản độc tố tả (tiểu phần B) gắn vào màng tế
bào niêm mạc ruột.
2.4. Dịch tễ học
Bệnh tả lây truyền qua đường tiêu hóa qua thức ăn, nước bị nhiễm khuẩn. Nguồn
truyền nhiễm là người bệnh và người lành mang vi khuẩn tả.
123Kể từ năm 1817 cho đến nay trên thế giới đã xảy ra 7 đại dịch tả. Sáu đại dịch tả đều
do V.cholerae sinh type cổ điển gây nên. Đại dịch tả lần thứ 7 do V.cholerae sinh týp El Tor
gây nên, bắt đầu từ năm 1961 kéo dài cho đến ngày nay. V.cholerae El Tor đề kháng với tác
nhân hóa học, tồn tại lâu hơn ở người và sống trong thiên nhiên lâu hơn V.cholerae sinh týp
cổ điển. Ngoài ra đối với vùng bệnh tả El Tor lưu hành thì những trường hợp nặng thường ít
hơn và những trường hợp nhẹ không triệu chứng lại nhiều hơn.
Bắt đầu từ năm 1992 dịch tả xảy ra ở Madras và nhiều nơi khác thuộc Ấn Độ và
Bangladesh do Vibrio cholerae O139 gây nên với cơ chế bệnh sinh hoàn toàn giống như
Vibrio cholerae O1. Sau đó dịch tả do chủng O139 đã lây lan ra các nước khác.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh tả là một bệnh cấp tính nên cấy phân để phân lập vi khuẩn tả là phương pháp
chẩn đoán tốt nhất.
3.1.1. Bệnh phẩm
Lấy phân sớm ngay trong thời kỳ đầu của bệnh trước khi điều trị kháng sinh. Bệnh
phẩm phân cần đưa ngay về phòng xét nghiệm trong vòng 2 giờ. Nếu gửi bệnh phẩm đi xa
phải cho vào môi trường bảo quản và vận chuyển Cary Blair, và đưa về phòng xét nghiệm
càng sớm càng tốt.
3.1.2. Xét nghiệm kính hiển vi
Soi tươi có thể thấy vi khuẩn tả di động rất nhanh. Nhuộm Gram thấy nhiều phẩy
khuẩn Gram âm. Xét nghiệm bệnh phẩm ở kính hiển vi có tác dụng chẩn đoán sơ bộ.
3.1.3. Nuôi cấy
Bệnh phẩm được cấy vào các môi trường chọn lọc và môi trường phong phú để phân
lập vi khuẩn. Xác định tính chất sinh vật hóa học. Làm phản ứng ngưng kết trên phiến kính
với kháng huyết thanh đa giá O1 và với kháng huyết thanh đơn giá đặc hiệu týp Inaba hoặc
Ogawa để xác định chẩn đoán.
3.1.4. Phương pháp chẩn đoán nhanh
Để xác định nhanh vi khuẩn tả có thể dùng các kỹ thuật như bất động vi khuẩn, kháng
thể huỳnh quang trực tiếp.
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
Phương pháp chẩn đoán huyết thanh không giúp ích cho chẩn đoán bệnh. Nó có thể
được dùng trong điều tra dịch tể học.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1. Phòng bệnh
4.1.1. Phòng bệnh chung
- Giám sát dịch tể học, chủ động phát hiện nguồn bệnh sớm, kịp thời cách ly, bao vây
và xử lý.
- Làm sạch môi trường sống bằng các biện pháp như xử lý rác và nước thải theo đúng
yêu cầu vệ sinh; kiểm tra vệ sinh thực phẩm; thực hiện ăn chín uống sôi và ở sạch ...
4.1.2. Phòng bệnh đặc hiệu
- Vaccine chết, dùng đường tiêm trong da, có hiệu lực thấp và thời gian bảo vệ ngắn.
Hiện nay nhiều nước không sử dụng loại vaccine cổ điển này.
- Vaccine sống giảm độc lực: tạo ra các chủng đột biến không độc để làm vaccine
uống. Hiện nay đang thử nghiệm.
124- Vaccine chết, uống: Loại vaccine này có thể ở dạng toàn tế bào bất hoạt đơn thuần
hoặc ở dạng kết hợp với tiểu đơn vị B của độc tố tả được tinh chế.
Ở Việt Nam dùng loại vaccine tả đường uống đơn liên chứa các tế bào Vibrio cholerae
O1 cổ điển và El Tor được bất hoạt bằng nhiệt và formalin. Hiện nay đang thử nghiệm loại
vaccine tả bất hoạt (Vaccine biv-WC) gồm cả Vibrio cholerae O1 và Vibrio cholerae O139.
4.2. Chữa bệnh
Phải bù nước và điện giải sớm, nhanh và đủ cho bệnh nhân. Dùng kháng sinh
Tetracycline, Doxycycline ...
II. VIBRIO PARAHAEMOLYTICUS
V.parahaemolyticus được phân lập lần đầu ở Nhật Bản năm 1950 từ phân bệnh
nhân tiêu chảy do ăn cá biển.
1. Đặc điểm sinh vật học
V.parahaemolyticus có hình hơi cong và ngắn. Gram âm và di động.
Là vi khuẩn ưa mặn (halophile) tồn tại trong nước biển và các động vật biển
như cá, tôm, sò, ốc ...
Vi khuẩn mọc tốt ở môi trường kiềm và mặn. Nhiệt độ thích hợp cho sự nhân
lên là 37o
C.
V.parahaemolyticus có oxidase dương tính, lên men D-mannitol, maltose,
L.arabinose, không lên men saccharose.
V.parahaemolyticus bị chết ở 65o
C sau 10 phút, chúng không phát triển được ở
nhiệt độ dưới 15o
C.
Vi khuẩn có 3 loại kháng nguyên :
+ Kháng nguyên thân 0 : chịu nhiệt, được chia thành 12 type.
+ Kháng nguyên lông H.
+ Kháng nguyên vỏ K : không chịu nhiệt, được chia thành 59 type.
2. Khả năng gây bệnh
V.parahaemolyticus là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng nhiễm
độc thức ăn. Người mắc bệnh chủ yếu là do ăn phải thức ăn hải sản chưa được nấu
chín hoặc bị nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản.
Thời gian ủ bệnh bệnh ngắn từ 2 - 6 giờ. Bệnh biểu hiện các triệu chứng nôn
và tiêu chảy kiểu tả nhẹ hoặc tiêu chảy kiểu lỵ trực khuẩn.
Bệnh do vi khuẩn này gây ra gặp nhiều nhất ở Nhật Bản, ngoài ra còn gặp ở
nhiều nước khác. Ở Việt Nam đã gặp nhiều lần tại vùng bờ biển Bắc Bộ.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
- Phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm là phân, chất nôn của bệnh nhân.
- Phân lập vi khuẩn từ các hải sản trong trường hợp điều tra thực phẩm nhiễm
khuẩn.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
- Chưa có vaccine phòng bệnh.
- Phòng bệnh chung bằng cách nấu kỹ thức ăn hải sản, không ăn sống hải sản.
- Điều trị bằng các kháng sinh nhạy cảm như tetracycline, chloramphenicol ...
125CAMPYLOBACTER VÀ HELICOBACTER
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được một số tính chất vi khuẩn học của Campylobacter và Helicobacter.
2. Nêu được khả năng gây bệnh của các vi khuẩn này.
3. Trình bày được một số phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học đối với Campylobacter và
Helicobacter.
I. CAMPYLOBACTER JEJUNI
Giống Campylobacter thuộc họ Spirillaceae, gồm có các loài khác nhau có thể
gây bệnh cho người.
1. Đặc điểm sinh vật học
Campylobacter jejuni là những vi khuẩn bé, mảnh, Gram âm, hình dấu phẩy
nhọn hai đầu, rất di động nhờ có 1 lông ở 1 đầu, không sinh nha bào. Nuôi cấy
C.jejuni trên môi trường nhân tạo thường khó khăn vì vi khuẩn đòi hỏi điều kiện vi
hiếu khí (micro-aerophile). Mọc được ở 37o
C nhưng mọc tốt hơn ở 42o
C, không mọc
ở 25o
C. Thường dùng các môi trường chọn lọc như thạch máu Columbia, thạch máu
tryptose để phân lập vi khuẩn. C.jejuni mọc chậm sau 2 - 3 ngày.
Vi khuẩn có Oxydase và Catalase, phân hủy nitrat, không oxy hóa hoặc không
lên men các loại đường.
C.jejuni có kháng nguyên O chịu nhiệt được chia thành 23 typ huyết thanh và
có kháng nguyên H không chịu nhiệt.
2. Khả năng gây bệnh
C.jejuni là một tác nhân gây viêm ruột cấp tính thường gặp ở người. Chúng xâm nhập
vào người do ăn uống các thức ăn và nước bị nhiễm khuẩn, do tiếp xúc với động vật, chủ yếu
là với gia cầm, gia súc.
Thời gian ủ bệnh 2-10 ngày. Thể lâm sàng thường gặp là bệnh cảnh của một
viêm ruột cấp tính với dấu hiệu đau bụng, tiêu chảy dữ dội, phân nước có khi có máu
và mủ. Có trường hợp xảy ra nhiễm khuẩn huyết. Tiêu chảy do C.jejuni kéo dài 5-10
ngày. Đa số trường hợp khỏi không cần điều trị bằng kháng sinh.
Cơ chế gây bệnh chưa rõ. C.jejuni có độc tố ruột, nhưng có ý kiến cho rằng vi
khuẩn này có khả năng xâm nhập giống như Shigella. C.jejuni nhân lên chủ yếu ở hồi
tràng và hổng tràng.
Bệnh viêm ruột do C.jejuni xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, gây tiêu chảy cấp ở người,
đặc biệt ở trẻ em và ở khách du lịch từ các nước phát triển đến các nước nhiệt đới.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
Chẩn đoán viêm ruột cấp do C.jejuni phải dựa chủ yếu vào phân lập vi khuẩn từ phân
của bệnh nhân. Cấy phân vào các môi trường chọn lọc, để ở nhiệt độ 42o
C từ 2 - 3 ngày trong
khí trường có 5% oxy, 10% cacbonic và 85% nitơ.
4. Phòng bệnh và điều trị
Chưa có vaccin. Cần chú ý vệ sinh môi trường, vệ sinh ăn uống. Kháng sinh chỉ nên
dùng trong những trường hợp nhiễm khuẩn huyết hoặc tiêu chảy kéo dài.
II. HELICOBACTER PYLORI
Từ năm 1900 đến năm 1980, thỉnh thoảng người ta ghi nhận có sự hiện diện của một
vi khuẩn hình xoắn ở niêm mạc dạ dày. Nhưng những phát hiện đó không được quan tâm
đúng mức, bởi vì cho đến cuối thế kỷ 20 này, hầu như người ta vẫn quan niệm rằng dạ dày là
môi trường không có vi khuẩn do độ pH acid của nó. Mãi đến năm 1979, Warren đưa ra giả
thuyết chính vi khuẩn đó là căn nguyên gây ra viêm, loét dạ dày - tá tràng. Năm 1981,
Marshall bắt đầu tìm ra phương pháp phân lập vi khuẩn này, đến năm 1982 ông đã nuôi cấy
thành công và thấy vi khuẩn này giống như Campylobacter jejuni , năm 1983 ông chính thức
126công bố vi khuẩn này trên tạp chí Lancet (Paris) với tên là Campylobacter pyloridis, về sau
được gọi là Campylobacter pylori. Năm 1989, Goodwin nghiên cứu về cấu trúc tế bào vi
khuẩn này và thấy chúng khác hẳn các Campylobacter khác nên đã đề nghị xếp các
Campylobacter này thành một giống mới, giống Helicobacter và từ đó Campylobacter pylori
được gọi là Helicobacter pylori.
1. Đặc điểm sinh vật học
Là những vi khuẩn nhỏ, lúc mới phân lập từ mẫu sinh thiết niêm mạc dạ dày thì có
hình cong, hoặc hình chữ S, đứng thành đám. Nếu cấy chuyển nhiều lần thì có hình que. Vi
khuẩn Gram âm, rất di động nhờ có 2-6 lông ở một đầu. Vi khuẩn không sinh nha bào.
Vi khuẩn đòi hỏi điều kiện vi hiếu khí. Yêu cầu dinh dưỡng cao, môi trường nuôi cấy
cần có máu động vật hoặc huyết thanh. Vi khuẩn mọc chậm, trên môi trường thạch máu
Colombia hoặc thạch máu tryptose sau 3 ngày ủ ở 37o
C, có thể thấy khuẩn lạc nhỏ, không
màu, có đỉnh nhọn.
Vi khuẩn không lên men các loại đường, có oxydase và catalase, urease dương tính
mạnh. Urease dương tính mạnh là tính chất dùng để phân biệt H. pylori với các vi khuẩn có
hình cong khác như Campylobacter...
2. Miễn dịch
2.1. Đáp ứng miễn dịch tại chỗ
Tại nơi H. pylori xâm nhập, xuất hiện hiện tượng tập trung một số lượng lớn các bạch
cầu trung tính và các tế bào lympho. Các tế bào lympho và bạch cầu giải phóng ra các
interleukin và các gốc tự do oxy hoá, nhưng phản ứng viêm tại chỗ này không có khả năng
loại bỏ H. pylori.
2.2. Đáp ứng miễn dịch dịch thể
Khi nghiên cứu tìm kháng thể trong máu những bệnh nhân loét dạ dày - tá tràng có
mặt H. pylori, người ta đã phát hiện thấy có sự gia tăng kháng thể IgG, IgA và đặc biệt là
IgM. Các kháng thể này giảm một cách có ý nghĩa sau khi tiệt trừ hết H. pylori. Vấn đề này đã
được ứng dụng trong chẩn đoán huyết thanh học và giám sát kết quả điều trị.
3. Khả năng gây bệnh ở người
3.1. Khả năng gây bệnh
Từ khi Marshall phân lập thành công vi khuẩn này, nhiều công trình nghiên cứu về vai
trò gây bệnh của H. pylori đã được thực hiện. Người ta cũng đã tiến hành nghiên cứu trên
người tình nguyện, đây là những người không có hội chứng viêm, loét dạ dày; họ được uống
H. pylori. Sau một thời gian, họ bị viêm dạ dày; sau đó người ta lại dùng các biện pháp tiêu
diệt H. pylori thì những người này lại hết viêm dạ dày. Gần đây, nhiều tác giả nhận xét rằng,
hầu như các trường hợp viêm loét dạ dày - tá tràng đều liên quan đến nhiễm trùng H. pylori;
đặc biệt trong thể viêm teo, một thể rất dễ dẫn đến ung thư dạ dày mà lại thấy luôn luôn có
mặt vi khuẩn này.
3.2. Cơ chế gây bệnh
H. pylori rất di động, xâm nhập qua lớp chất nhầy và xâm lấn biểu mô dạ dày, đặc biệt
là khoảng gian bào. Vi khuẩn sản sinh urease rất mạnh, enzyme này có hoạt tính phân giải urê
thành amoniac. Urê là sản phẩm chuyển hoá của các mô tế bào, chúng vào máu một phần và
được đào thải ra ngoài qua thận. Một lượng urê từ máu qua lớp niêm mạc dạ dày vào dịch dạ
dày. Amoniac có phản ứng kiềm làm tăng tạm thời pH tại chỗ đến khoảng 6,5 và giúp cho vi
khuẩn sống sót được trong môi trường rất axit của dạ dày. Ngoài ra amoniac còn gây độc trực
tiếp đối với tế bào niêm mạc dạ dày. H.pylori còn làm giảm chất nhầy bảo vệ thành dạ dày
cho nên axit dịch vị tác động trực tiếp lên thành dạ dày. Sự phối hợp nhiều yếu tố trên gây
viêm, lóet dạ dày. Trên những bệnh nhân bị viêm lóet dạ dày - tá tràng có thể phân lập được
H.pylori từ 80%-90% trường hợp.
3.3. Dịch tể học
127Tình trạng kinh tế của xã hội có ảnh hưởng lớn đến hiện tượng nhiễm H. pylori. Ngay
ở Mỹ, tỷ lệ nhiễm H. pylori ở người da đen cũng cao hơn người da trắng, bởi vì liên quan đến
đời sống tinh thần, vật chất và vệ sinh môi trường.
Nguồn truyền nhiễm là người, có thể gặp ở khỉ nhưng không đáng kể. Đường lây chủ
yếu là người truyền sang người. Phương thức lây truyền là đường phân - miệng và đường
miệng - miệng, trong đó đường phân - miệng đóng vai trò chủ yếu.
4. Chẩn đoán vi sinh vật
4.1. Chẩn đoán trực tiếp
Phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm, bệnh phẩm thông thường nhất là mẫu sinh thiết niêm
mạc dạ dày khi nội soi, hoặc có thể là dịch dạ dày. Nuôi cấy lên các môi trường thích hợp như
thạch máu Colombia, ủ 37o
C ở điều kiện vi hiếu khí, sau 3 ngày thấy khuẩn lạc nghi ngờ thì
trích biệt rồi nhuộm Gram (cần thay thế đỏ Safranin bằng đỏ Fuchsin để màu đỏ được rõ hơn
do vi khuẩn nhỏ), thử nghiệm các tính chất sinh vật hóa học để xác định vi khuẩn.
4.2. Chẩn đoán nhanh bằng test ureaza
Cho mẫu sinh thiết vào môi trường Ure-christensen, nếu trong mẫu nghiệm có
H.pylori thì chúng sẽ phân hủy ure thành amonium và carbon dioxide làm cho pH môi trường
trở nên kiềm và đổi màu của chỉ thị màu đỏ phenol từ màu hồng sang đỏ cánh sen.
4.3. Thử nghiệm đo hàm lượng carbon đồng vị phóng xạ C13
trong hơi thở
Theo nguyên lý là CO2 được tạo thành sau phản ứng phân hủy ure sẽ theo máu rồi tới
phổi và thải ra ngoài theo hơi thở. Đưa vào cơ thể bệnh nhân ure gắn C13
, đo hàm lượng C13
thải ra theo hơi thở để xác định có hay không nhiễm H.pylori.
4.4. Tìm kháng thể kháng H.pylori
Tìm kháng thể kháng H.pylori trong huyết thanh, trong nước bọt hoặc trong dịch dạ
dày bằng thử nghiệm ELISA. Thường dùng trong điều tra dịch tễ học nhiễm H.pylori.
4.5. Kỹ thuật khuếch đại gen (PCR)
Kỹ thuật PCR có thể phát hiện được đoạn gen đặc hiệu của H.pylori ở cả mảnh sinh
thiết dạ dày, dịch dạ dày, nước bọt và phân của bệnh nhân.
5. Phòng bệnh và điều trị
5.1. Phòng bệnh
- Phòng bệnh chung: bệnh dạ dày-tá tràng phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện kinh tế - xã
hội. Việc nâng vao đời sống cho nhân dân là rất cần thiết, trong đó vệ sinh môi trường cũng
đóng vai trò quan trọng, vì bệnh lây chủ yếu qua đường phân miệng.
- Phòng bệnh đặc hiệu: phòng bệnh có hiệu quả và lý tưởng nhất là dùng vaccine. Hiện nay,
một loại vaccine phòng bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng đang được các nhà nghiên cứu trên thế
giới quan tâm và thực nghiệm, hy vọng trong tương lai gần sẽ có vaccine để phòng bệnh này.
5.2. Điều trị
Hiện nay, trong điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng, ngoài sử dụng thuốc kháng tiết,
người ta còn dùng kháng sinh để tiêu diệt căn nguyên vi khuẩn H. pylori, thường dùng hai loại
kháng sinh phối hợp như Metronidazol hoặc Tinidazol với Amoxicilline hoặc Clarithrromycin
thì hiệu quả tác dụng tốt hơn là dùng một loại.
128CÁC XOẮN KHUẨN GÂY BỆNH
Mục tiêu học tập
1. Mô tả và trả lời được các câu hỏi về tính chất vi khuẩn học của các xoắn khuẩn gây bệnh
gồm vi khuẩn gaing mai, các leptospira và các borrelia gây bệnh
2. Trình bày và trả lời được tính chất gây bệnh của các xoắn khuẩn gây bệnh
3. Nêu và trả lời được các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm, các nguyên tắc phòng
và điều trị các xoắn khuẩn gây bệnh
Các xoắn khuẩn có dạng hình xoắn, có khả năng di động, các xoắn khuẩn có nhiều nơi
trong tự nhiên, nhiều loại ký sinh trên cơ thể người và động vật. Một số xoắn khuẩn gây bệnh
cho người, chúng ta sẽ lần lượt khảo sát 3 loại xoắn khuẩn
- Các Treponema
- Các Leptospira
- Các Borrelia
I. XOẮN KHUẨN GIANG MAI ( TREPONEMA PALLIDUM )
Họ vi khuẩn Treponema bao gồm nhiều loài, có thể chia làm 2 loại.
- Loại không gây bệnh: Loại này chiếm số đông, chúng sống nhiều nơi khác nhau
trong cơ thể như ở đường sinh dục có T.genitale; ở hốc miệng có T.macrodentium.
- Loại gây bệnh: gồm loài T. carateum gây bệnh pinta, loài T.pallidum với dưới loài T.
pallidium subspecies pallidum gây bệnh giang mai hoa liễu thường gặp ở người, và thường
được gọi tắt là T. pallidum.
1. Đặc tính sinh vật học
1.1. Đặc tính hình thái:
Vi khuẩn giang mai có dạng hình xoắn mảnh dài 8-20 µm, rộng 0,1-0,2 µm vi khuẩn có
từ 8 đến 14 vòng xoắn đều, mổi vòng xoắn cách nhau khoảng 1 µm. Vi khuẩn không có vỏ,
không tạo nha bào, chúng có lông ở 2 đầu nhưng không di động bằng lông mà bằng sự uốn khúc
các vòng lượn và quay quanh trục của nó.
Vi khuẩn giang mai có thể bắt màu thuốc nhuộm Giemsa, nhưng vi khuẩn bắt màu tốt
nhất là phương pháp nhuộm thấm bạc, nên đây là phương pháp thông dụng dùng để nhuộm
xoắn khuẩn, xoắn khuẩn giang mai bắt màu nâu đen trên một nền màu nâu nhạt.
Treponema pallidum cho đến hiện nay vẫn chưa nuôi cấy được trên môi trường nhân
tao, cách giữ chủng duy nhất hiện nay là tiêm truyền nhiều lần qua tinh hoàn thỏ.
1.2. Tính chất đề kháng
Xoắn khuẩn giang mai đề kháng rất kém, ra khỏi cơ thể động vật vi khuẩn chết nhanh
chóng. Các chất sát khuẩn thông thường như iod, thủy ngân, xà phòng dể dàng giết chết vi
khuẩn, ở nhiệt độ 42o
C vi khuẩn bị giết chết trong khoảng 30 phút, trong huyết thanh cất giử
ở nhiệt độ 4o
C vi khuẩn sống được 1 ngày, ở âm 70o
C vi khuẩn tồn tại được nhiều năm. Vi
khuẩn nhạy cảm với các thuốc kháng sinh như penicillin, tetracyclin.
1.3. Tính chất kháng nguyên
Cấu trúc kháng nguyên của vi khuẩn giang mai ít được biết, thân vi khuẩn chứa phức
hợp protien, lipid và polysaccharide. Ở những bệnh nhân mắc bệnh giang mai trong huyết
thanh có chứa một loại kháng thể có thể cho phản ứng với hợp chất lipit chiết xuất từ tim bê
gọi là cardiolipin, đây là cơ sở cho phản ứng huyết thanh học cổ điển xác định bệnh giang
mai.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Vi khuẩn được lây truyền chủ yếu qua tiếp xúc sinh dục giữa người lành và người
bệnh bị giang mai, khả năng lây truyền cao nhất lúc bệnh nhân bị giang mai ở giai đoạn I. Các
đường lây truyền khác gồm niêm mạc mắt, niêm mạc miệng hoặc qua da bị xây sát. Ở phụ nữ
129có thai bị bệnh giang mai vi khuẩn có thể qua rau thai và gây giang mai bẩm sinh, mặt khác
đứa trẻ của các bà mẹ này cũng có thể bị nhiễm trùng khi sinh, lúc trẻ đi qua đường sinh dục
bà mẹ. Vi khuẩn giang mai cũng có thể được truyền qua đường truyền máu.
2. 2. Đặc điểm sinh bệnh và bệnh lý
2.2.1.Giang mai mắc phải
Vi khuẩn giang mai xâm nhập nhanh qua niêm mạc toàn vẹn hoặc đã bị xây sát. Sau
vài giờ vi khuẩn có ở hệ thống bạch huyết và vào máu. Thời gian thế hệ của vi khuẩn giang
mai là 30-32 giờ. Thời gian ủ bệnh tỷ lệ với số lượng vi khuẩn đưa vào. Nói chung nồng độ vi
khuẩn phải đạt 107
vi khuẩn/ 1 gam tổ chức trước khi xuất hiện tổn thương lâm sàng. Thực
nghiệm cho thấy chích trong da số lượng vi khuẩn 106
có thể gây nên tổn thương bệnh lý sau
72 giờ, khi chích liều thấp thời gian dài hơn.
Trong nhiễm trùng tự nhiên ở người thời gian ủ bệnh trung bình 21 ngày. Bệnh diễn
biến qua 3 thời kỳ.
- Giang mai giai đoạn I: giai đoạn này kéo dài 2 đến 6 tuần lễ, biểu hiện bởi tổn
thương tiên phát thường ở bộ phận sinh dục là săng giang mai. Vi khuẩn giang mai có nhiều ở
tổn thương nên khả năng lây nhiễm cao.
- Giang mai giai đọan II: từ 2 tháng đến 1 năm biểu hiện chính trong giai đoạn này là
ban đỏ trên da và các tổn thương cơ quan nội tạng phát triển.
- Giang mai giai đoạn III: tổn thương đã hình thành ở các cơ quan nội tạng như tim,
mạch máu, xương, tổ chức thần kinh dưới dạng gôm giang mai. Tổn thương ở hệ thống thần
kinh trung ương gây liệt và tàn phế.
2.2.2. Giang mai bẩm sinh
Ở phụ nữ có thai bị bệnh giang mai vi khuẩn có thể qua rau thai và gây bệnh cho thai
nhi, đứa bé có thể chết khi còn trong bụng mẹ hoặc có thể sống đến khi sinh. Ở những đứa trẻ
này trong cơ thể đã có các tổn thương giang mai ở cơ quan làm cho đứa trẻ có thể bị tàn phế.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Có nhiều phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm tùy theo giai đoạn của bệnh. Hai
phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm chính thường dùng.
3.1. Phương pháp chẩn đoán trực tiếp
Phương pháp này chỉ áp dụng với giang mai giai đoạn I khi có nhiều vi khuẩn ở tổn
thương săng giang mai. Bệnh phẩm là chất tiết dịch từ tổn thương và phát hiện được sự hiện
diện của vi khuẩn bằng các kỹ thuật sau.
- Khảo sát vi khuẩn trên kính hiển vi nền đen.
- Nhuộm nhuộm thấm bạc
- Nhuộm kháng thể huỳnh quang trực tiếp.
- Xác định DNA của xoắn khuẩn giang mai bằng kỹ thuật PCR
3.2. Phương pháp chẩn đoán gián tiếp
Bằng dùng các thử nghiệm huyết thanh học có hai loại phản ứng huyết thanh học được
dùng. Loại phản ứng huyết thanh với kháng nguyên không đặc hiệu và loại phản ứng huyết
thanh với kháng nguyên giang mai đặc hiệu.
3.2.1. Phản ứng huyết thanh với kháng nguyên giang mai không đặc hiệu
Trong loại phản ứng này kháng nguyên dùng là hợp chất lipid từ tim bê (cardiolipin).
Có các loại phản ứng.
- Phản ứng lên bông như phản ứng VDRL, RPR. Đây là các phản ứng dễ thực hiện,
cho kết quả nhanh và thường dùng hiện nay ở các phòng thí nghiệm
- Phản ứng ELISA (VISUWELL) kháng nguyên dùng là kháng nguyên trong phản ứng
lên bông. Đây là kỷ thuật chẩn đoán mới cho kết quả tin cậy.
- Phản ứng cố định bổ thể được dùng trước đây, hiện nay không còn dùng.
130Phản ứng lên bông và phản ứng cố định bổ thể có khi cho những kết quả dương tính
giả trong một số trường hợp như bệnh sốt rét, bệnh thận hư nhiễm mở, bệnh lupus ban đỏ, phụ
nữ có thai.
3.2.2. Phản ứng huyết thanh với kháng nguyên giang mai đặc hiệu
Các phản ứng được dùng gồm.
- Phản ứng hấp thụ kháng thể huỳnh quang giang mai (Fluorescent treponema
antibody-Absorption: FTA-Abs) phản ứng này dương tính rất sớm trong bệnh giang mai và
vẫn còn dương tính kéo dài ngay sau khi bệnh đã được điều trị hiệu quả.
- Phản ứng kháng thể ngưng kết hồng cầu giang mai (TPHA).
- Phản ứng ELISA xác định IgM: kháng thể kháng IgM (anti-IgM) được gắn lên các
giếng, kháng thể này sẽ bắt IgM có trong huyết thanh của bệnh nhân, tiếp theo kháng nguyên
giang mai thuần khiết sẽ xác định IgM đặc hiệu, phức hợp này sẽ được xác đinh khi cho
kháng thể đơn dòng gắn enzyme. Phản ứng rất hửu ích để chẩn đoán giang mai bẩm sinh ở trẻ
em.
- Phản ứng bất động xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum
Immobilization:TPI). Huyết thanh bệnh nhân chứa kháng thể có thể làm bất động kháng thể
giang mai. Phản ứng này cần dùng vi khuẩn giang mai sống nên không dùng trong chẩn đoán
ở phòng thí nghiệm.
Các phản ứng huyết thanh với kháng nguyên đặc hiệu chính xác, nhưng đòi hỏi trang
thiết bị đắt tiền nên khó áp dụng rộng rải. Các phản ứng đặc hiệu dương tính sớm ngay trong
thời gian cuối giang mai giai đoạn I nên đây là loại phản ứng có thể dùng để chẩn đóan sớm
bệnh giang mai. Tuy nhiên do độ nhạy cao các phản ứng này ít được dùng để theo dỏi đáp ứng
với điều trị. Sau khi điều trị có hiệu quả chuẩn độ kháng thể trong phản ứng VDRL giảm
nhanh: giảm 4 lần sau 3 tháng và giảm 8 lần sau sáu tháng nên phản ứng này thường được
dùng để theo dõi đáp ứng với điều trị.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Chủ yếu dùng các biện pháp chung như bài trừ mại dâm, giáo dục phòng bệnh STD,
vệ sinh trong hoạt động sinh lý tình dục..
4.2. Điều trị
Kháng sinh penicillin hiện nay vẫn còn là thuốc chọn lọc để diều trị bệnh giang mai,
các thuốc kháng sinh như tetracyclin, erythromycin có thể dùng cho các trường hợp dị ứng với
penicillin hoặc cho trẻ em.
II. XOẮN KHUẨN GÂY SỐT VÀNG DA XUẤT HUYẾT ( LEPTOSPIRA)
Leptospira gồm nhiều chủng khác nhau có thể chia làm 2 loại
- Loại không gây bệnh chiếm đa số, chúng sống khắp nơi trong tự nhiên.
- Loại gây bệnh sống ký sinh ở động vật và gây bệnh cho động vật đó.
Ở Viêt Nam bệnh do Leptospira thường xảy ra ở nhiều rơi, nhiều địa phương có ổ
dịch lưu hành.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Đặc điểm về hình thái
Leptospira là một lọai xoắn khuẩn nhỏ dài 4-20 µm, rộng 0,1-0,2 µm đầu uốn cong
như hình chiếc móc câu, dưới kính hiễn vi nền đen các vòng xoắn đều và sát nhau. Vi khuẩn
bắt màu tốt với phương pháp nhuộm thấm bạc vi khuẩn bắt màu nâu đen.
131Hình 1. hình thể vi khuẩn L. ictero hemorhagie
1.2. Tính chất nuôi cấy
Leptospira có thể phát triển trên môi trường nuôi cấy nhân tạo. Vi khuẩn phát triển ở
nhiệt độ thích hợp 28-30o
C. pH hơi kiềm 7.2 - 7.5. Môi trường nuôi cấy xoắn khuẩn
Leptospira cần phải có huyết thanh thỏ tươi như môi trường Terskich, môi trường Korthof.
Trong các môi trường này xoắn khuẩn Leptospira mọc chậm khoảng 1 tuần, làm môi trường
đục nhẹ. Ngoài ra vi khuẩn có thể phát triển trong phôi gà .
1.3. Tính chất đề kháng
Leptospira đề kháng kém, vi khuẩn có thể sống lâu trong nước có pH kiềm nhẹ ở nhiệt
độ > 22o
C. Leptospira bị giết chết khi đun ở 50o
C trong 10 phút nhưng chịu được lạnh, trong
bệnh phẩm tạng phủ của chuột giữ ở tủ lạnh vi khuẩn này có thể sống đến 25 ngày. Ở pH axit vi
khuẩn bị giết chết nhanh chóng, các hóa chất có tác dụng bề mặt như xà phòng và hóa chất
phenol giết chết vi khuẩn dể dàng.
Leptospira nhạy cảm với nhiều kháng sinh như penicillin, tetracyclin,
chloramphenicol.
1.4. Tính chất kháng nguyên:
Cấu trúc kháng nguyên của Leptospira rất khác nhau tùy theo mổi chủng. Vi khuẩn
này có kháng nguyên thân, bản chất hóa học là polysaccaride, gồm 2 yếu tố đặc hiệu cho loài
có tính chất cố định bổ thể, và yếu tố đặc hiệu nhóm có tính chất ngưng kết.
Hiện nay ở Việt Nam chọn 12 chủng Leptospira dùng trong chẩn đoán huyết thanh học
gồm L. australis; L.autumnalis; L.bataviae; L. canicola; L.soi; L. grippotyphosa; L.hebdomadis;
L.ictero-hemorrhagie; L.mitis; L. pomona; L.saxkoebing; L. sejroe.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Vi khuẩn Leptospira gây bệnh thường ký sinh ở cơ thể động vật, thường nhất là chuột,
vi khuẩn này gây nên nhiễm trùng thể ẩn ở chuột và chúng được đào thải ra môi trường bên
ngoài qua nước tiểu của chuột gây nhiễm bẩn nguồn nước, vùng đất ẩm, các hồ nước tù đọng,
vũng nước ở các hầm mỏ. Trong điều kiện thuận lợi pH kiềm và nhiệt độ trên 22o
C vi khuẩn
sống khá lâu ở những nơi này.
Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua những chổ da bị xây xát, qua niêm mạc, hoặc da
lành nhưng ngâm lâu trong nước. Do vậy bệnh thường gặp ở những người làm ruộng, thợ hầm
mỏ, thợ rừng hoặc những người tắm hoặc lội ở các hầm nước bị nhiễm bẩn vi khuẩn
Leptospira.
Bệnh hiếm khi được truyền qua vết cắn của chuột. Bệnh xảy ra ở cả 2 giới, gặp ở mọi
lứa tuổi, không có mùa rõ rệt..
2.2. Bệnh lý ở người
Thời gian ủ bệnh 2 - 26 ngày, bệnh đặc trưng bởi hội chứng nhiễm khuẩn nặng đồng
thời các biểu hiện của tổn thương nhiều hệ thống cơ quan.
- Hội chứng màng não
132- Hội chứng tổn thương gan và thận
- Hội chứng xuất huyết
Bệnh thường kéo dài 9 - 12 ngày. Các trường hợp nặng tử vong do tổn thương nặng ở
nhiều cơ quan và suy thận. Tuy nhiên sự hồi phục thường hoàn toàn, không để lại di chứng ở
các cơ quan, thời gian hồi phục kéo dài 1 - 2 tháng.
2.3. Bệnh ở động vật
Động vật nhạy cảm là chuột, sau khi tiêm vào màng bụng chuột xoắn khuẩn gây bệnh,
bệnh khởi phát với sốt vàng da và xuất huyết ở nhiều tạng phủ. Chuột chết mổ tử thi chuột
tìm được nhiều xoắn khuẩn ở gan chuột.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Lấy bệnh phẩm là máu hoặc nước tiểu bệnh nhân trong tuần lể đầu. Soi tươi vi khuẩn
dưới kính hiễn vi nền đen, hoặc nhuộm xoắn khuẩn bằng nhuộm Fontana -Tribondeau.
Bệnh phẩm được nuôi cấy vào môi trường Terskich hoặc Korthoff. Khảo sát vi khuẩn
phát triển trong các môi trường này.
Tiêm truyền vào chuột lang là kỷ thuật phân lập tin cậy, khảo sát bệnh ở chuột, tìm
xoắn khuẩn Leptospira ở các tạng phủ chuột.
Tìm acid nucleic của các Leptospira có thể thực hiện bằng thử nghiệm lai DNA hoặc
PCR.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh học
Có nhiều phản ứng huyết thanh học khác nhau, thông dụng và đặc hiệu cao là phản
ứng ngưng kết Martin- Pettit, còn gọi là phản ứng ngưng kết tan. Trộn huyết thanh bệnh nhân
với hỗn dịch có vi khuẩn Leptospira, nếu huyết thanh bệnh nhân có kháng thể tương ứng, các
vi khuẩn sẽ ngưng kết sau đó vi khuẩn bị ly giải.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
4.1.1. Biện pháp chung
Trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho người tiếp xúc với nguồn lây, diệt chuột.
4.1.2. Biện pháp đặc hiệu: dùng vaccine phòng bệnh được dùng ở một số nước.
4.2. Điều trị
-Nhiều kháng sinh có hiệu quả tốt với Leptospira như penicillin, tetracyclin,
chloramphenicol
- Biện pháp điều trị hổ trợ
III. CÁC BORRELIA GÂY BỆNH
Borrelia là một nhóm xoắn khuẩn gây bệnh cho người, trong phương thức truyền bệnh
xoắn khuẩn này được truyền do môi giới trung gian ve hay rận. Các Borrelia gây nên bệnh
sốt hồi quy và gần đây Borrelia gây bệnh Lyme.
1. Đặc tính chung của các Borrelia
1.1. Hình thái và bắt màu
Đây là những xoắn khuẩn dài, các vòng xoắn không đều nhau chiều dài của xoắn
khuẩn Borrelia thay đổi từ 5 - 30µm, rộng khoảng 0,3 - 1,4 µm. Thân vi khuẩn nhỏ như sợi
tóc uốn cong kích thước thay đổi tùy theo từng thời kỳ, các xoắn khuẩn phát triển dài ra trong
12-24 giờ rồi phân chia thành 2 tế bào, vi khuẩn di động mạnh trên kính hiển vi nền đen.
Nhuộm Wright xoắn khuẩn bắt màu đỏ, nhuộm Giemsa xoắn khuẩn bắt màu tím sẫm.
1.2. Nuôi cấy
Borrelia là loại vi khuẩn kỵ khí khó mọc trên môi trường nhân tạo, vi khuẩn phát triễn
được ở nhiệt độ 33o
C trên môi trường lỏng Borbozur - Stoenner Kelly hoặc có thể cấy trên
phôi gà. Nhưng thông thường là cấy phân lập qua cấy truyền trên chuột.
1.3. Tính chất đề kháng:
133Vi khuẩn này dể chết bởi các tác nhân vật lý và hóa chất cũng như nhạy cảm với nhiều
kháng sinh penicillin, tetracyclin, chloramphenicol.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Bệnh sốt hồi qui
Chủ yếu do xoắn khuẩn Borrelia obermejeri hay thường gọi B.recurentis thường gây
tthành dịch lớn, vector trung gian truyền bệnh chính là rận. Ngoài ra còn B.dultoni, môi giới
trung gian truyền bệnh là ve, vi khuẩn này gây bệnh có tính chất địa phương.
Vi khuẩn sốt hồi qui sau khi xâm nhập vào cơ thể sau thời gian ủ bệnh 7-10 ngày bệnh
đặc trưng bởi sốt, buồn nôn, nôn mữa, sốt khá dài 5-7 ngày trong đợt đầu rồi trở về bình
thường trong 5-7 ngày rồi sốt trở lại. Những đợt sốt tái phát về sau ngắn hơn, ít rầm rộ hơn và
thời gian ngưng sốt giữa các đợt kéo dài hơn. Nếu bệnh không được điều trị tới một lúc nào
đó xoắn khuẩn cũng bị tiêu diệt và lúc ấy bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Những trường hợp nặng do
viêm cơ tim và có thể gây chết
Hình 2. Hình ảnh loại ve là vector trung
gian truyền bệnh Lyme
2.2. Bệnh Lyme
Được mô tả năm 1977 do xoắn
khuẩn Borrelia burgdorferi gây nên.
Vector trung gian truyền bệnh do các
loại ve. Bệnh tìm thấy đầu tiên ở Mỹ,
hiện nay nhiều nước trên thế giới đã
thông báo phát hiện bệnh này.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua vết cắn, vi khuẩn gây phản ứng viêm tại chổ rồi lan
tràn vào bạch huyết và vào máu. Bệnh tiến triển với triệu chứng đa dạng và liên hệ đến phản
ứng viêm ở nhiều cơ quan tổ chức của cơ thể gồm da, hệ thống cơ khớp, thần kinh, tim, gan,
thận, tiêu hóa, mắt ... bệnh diễn tiến mãn, kéo dài nhiều năm và có thể phục hồi hoàn toàn.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
3.1. Khảo sát trực tiếp
Soi tươi trên kính hiễn vi nền đen, hoặc nhuộm trực tiếp bệnh phẩm máu với phương
pháp Wright vi khuẩn bắt màu đỏ, nhuộm Giemsa vi khuẩn có màu tím.
3.2. Tiêm truyền cho chuột
Tiêm 1-2 ml máu lấy từ bệnh nhân tiêm vào màng bụng chuột theo dõi xoắn khuẩn ở
máu chuột bằng nhuộm trực tiếp, tìm xoắn khuẩn ở tạng chuột.
3.3. Chẩn đoán huyết thanh
Trong chẩn đoán đoán bệnh Lyme, phản ứng ELISA được dùng đầu tiên để xác định
kháng thể lớp IgM đối với B. burgdorferi. Phản ứng western blot xác định kháng thể IgG đặc
hiệu với các kháng nguyên protein của B. burgdorferi là phản ứng chẩn đoán chắc chắn. Khi
thực hiện phản ứng ELISA dương tính cần làm thêm phản ứng western blot để khẳng định
chẩn đoán.
3.4. Các phương pháp khác
Gần đây kỹ thuật PCR được sử dụng để chẩn đoán bệnh Lyme. Tuy nhiên kỹ thuật
này chỉ dùng ở những phòng thí nghiệm có trang bị
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Diệt côn trùng tiết túc trung gian bằng phun thuốc diệt côn trùng ở những vùng dịch tễ.
4.2. Điều trị
134Borrelia nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh thông thường như penicillin, tetracyclin,
chloramphenicol, cephalosporin ... hiện nay các thuốc này dùng điều trị các nhiễm trùng do
Borrelia.
135VI KHUẨN BẠCH HẦU
(Corynebacterium diphtheriae)
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn bạch hầu
2.Trình bày khả năng gây bệnh và cơ chế gây bệnh của vi khuẩn này
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
Năm 1826, Klebs đã quan sát và mô tả trực khuẩn bạch hầu, một năm sau 1884 Loeffler
phân lập được vi khuẩn này, sau đó Roux và Yersin tìm ra ngoại độc tố (1888). Roux chế
huyết thanh kháng độc tố để chữa bệnh (1894) và Ramon chế giải độc tố bạch hầu để phòng
bệnh (1924). Vi khuẩn bạch hầu thuộc họ Corynebacteriaceae. Họ này gồm các giống
Conrynebacterium, Listeria, Erysipelothrix, phần lớn không gây bệnh, ký sinh ở đất, súc vật
và người, một số ít gây bệnh cho người.
I. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC
1. Hình thể
Vi khuẩn bạch hầu có kích thước 0,5 -1x 2 - 8 µ m, dạng hình que thẳng hoặc hơi cong,
hai đầu tròn và thường phình ra to hơn thân làm cho vi khuẩn có dạng hình chùy. Vi khuẩn có
thể xếp thành hàng rào hay thành chữ cái H, V, X, Y ... Vi khuẩn không di động, không có vỏ,
không sinh nha bào. Trực khuẩn bạch hầu bắt màu Gram dương nhưng khi tẩy màu kéo dài dễ
mất màu tím. Khi nhuộm vi khuẩn bằng các phương pháp như Albert hoặc Neisser thì sẽ thấy
có các hạt di nhiễm sắc (hạt volutin) những hạt này bắt màu đen khác với màu của thân vi
khuẩn.
2. Tính chất nuôi cấy
Vi khuẩn bạch hầu là vi khuẩn hiếu khí. Mọc được ở môi trường nuôi cấy thông thường,
nhưng mọc tốt và nhanh ở môi trường có máu và huyết thanh. Nhiệt độ thích hợp là 37o
C, pH
thích hợp 7,6 - 8.
- Ở môi trường huyết thanh đông Loeffler, môi trường trứng, vi khuẩn mọc nhanh, 10-
18 giờ sau đã tạo thành những khuẩn lạc nhỏ, tròn lồi, bờ đều, màu xám nhạt.
- Ở môi trường có Tellurit kali 0,3% như môi trường Mac-Leod, môi trường Schroer, vi
khuẩn bạch hầu mọc thành những khuẩn lạc đen hoặc xám đen tùy theo typ.
- Ở môi trường thạch máu: vi khuẩn mọc tạo thành khuẩn lạc bờ đều, tâm cao, màu
trắng đục và có vòng tan máu xung quanh khuẩn lạc tuỳ theo typ. Dựa vào khả năng tan máu ,
người ta phân biệt 3 typ: gravis, mitis và intermedius
- Ở canh thang vi khuẩn làm đục nhẹ, tạo nên những hạt dính vào thành ống và xuất
hiện màng trên mặt môi trường.
3. Tính chất sinh hóa
Lên men và không sinh hơi các loại đường: glucose, galactose, không lên men đường
saccharose và lactose.
Để phân biệt các typ vi khuẩn bạch hầu thật và các trực khuẩn giả bạch hầu
(Corynebacterium hoffmani, Corynebacterium xerosis), người ta dựa vào bảng các tính chất
sinh vật hoá học dưới đây:
136Bảng các tính chất sinh vật hoá học cơ bản
Vi khuẩn Glucose Saccarose Lên men
tinh bột
Tan máu
Corynebacterium diphteriae gravis + - + -
Corynebacterium diphteriae mitis + - - +
Corynebacterium diphteriae intermedius + - - -
Corynebacterium hoffmani - - - -
Corynebacterium xerosis + + + -
4. Sức đề kháng
Vi khuẩn nhạy cảm với nhiệt, ở nhiệt độ 56o
C chết trong vòng 5 phút. Ở trong giả mạc
và khi dính vào đồ chơi, áo quần, vi khuẩn tồn tại khá lâu ở nhiệt độ bình thường. Trong điều
kiện khô và lạnh vi khuẩn bạch hầu có sức đề kháng cao hơn các vi khuẩn không nha bào
khác. Các chất sát khuẩn thông thường giết chết nhanh vi khuẩn sau 1 phút.
5. Khả năng sinh độc tố
Trực khuẩn bạch hầu tạo ngoại độc tố lúc ở trạng thái sinh dung giải với phage β. Sự
hiện diện của prophage đã mang lại cho vi khuẩn gen có khả năng tổng hợp nên độc tố. Sự tạo
thành độc tố của chúng còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như nồng độ Fe++
trong môi
trường, áp suất thẩm thấu, nồng độ axit amin, nguồn N2 và C thích hợp.
Bản chất ngoại đôc tố bạch hầu là protein không bền với nhiệt, là 1 độc tố mạnh, 1mg
độc tố có thể giết chết 1.000 con chuột lang nặng 250g sau 96 giờ. Nếu cho tác dụng với
formol 0,3-0,4 % ở nhiệt độ 40o
C sau 1 tháng thì độc tố bạch hầu biến thành giải độc tố được
sử dụng để làm vaccine phòng bệnh bạch hầu.
6. Cấu trúc kháng nguyên
- Kháng nguyên độc tố: Độc tố phân lập từ tất cả các chủng vi khuẩn bạch hầu cho thấy
sự tương đồng về miễn dịch nghĩa là tạo thành 1 typ độc tố sinh kháng duy nhất, điều này đảm
bảo sự thành công của vaccine trong phòng bệnh.
- Kháng nguyên của vi khuẩn: Những khảo sát cho thấy kháng nguyên polysaccharide ở
bề mặt vi khuẩn ở cả 3 typ gravis, mitis, intermedius không khác nhau trong khi ở các trực
khuẩn giả bạch hầu không có kháng nguyên này.
II. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CHO NGƯỜI
Trực khuẩn bạch hầu là nguyên nhân gây bệnh bạch hầu ở người, thường gặp nhất là ở
trẻ em, ở lứa tuổi từ 2 - 7 tuổi. Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, xảy ra quanh năm nhưng gặp
nhiều về mùa lạnh, bệnh chủ yếu lây trực tiếp qua đường hô hấp khi bệnh nhi nói, ho hoặc
hắt hơi. Ngoài ra có thể lây gián tiếp qua đồ chơi, áo quần của bệnh nhi.
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính, có thể gây thành dịch và tỷ lệ
tử vong còn tương đối cao. Bệnh có 2 biểu hiện chính là: gây màng giả ở họng cùng với nổi
hạch ở cổ và nhiễm độc toàn thân.
III. CƠ CHẾ GÂY BỆNH
Vi khuẩn bạch hầu vào đường hô hấp, cư trú ở niêm mạc hầu, họng, phát triển ở đường
hô hấp trên và tiết ra ngoại độc tố. Một mặt vi khuẩn và độc tố kích thích gây loét tại chổ tạo
thành màng giả màu trắng xám, dính chặt vào niêm mạc, bóc ra làm chảy máu và cho vào
nước không tan. Mảng giả thường xuất hiện trước tiên ở họng rồi lan tràn lên đường mũi hoặc
xuống khí quản. Bạch hầu thanh quản đặc biệt nghiêm trọng vì gây khó thở. Mặt khác ngoại
độc tố theo đường máu đến tác động vào hệ thống thần kinh gây nên các hiện tượng như liệt
137vòm miệng, cơ mắt, tứ chi và thương tổn tại tuyến thượng thận, độc tố bạch hầu còn tác động
lên tim gây rối loạn nhịp, suy tim...
Ngoài ra cũng có bạch hầu ở da hoặc ở các vết thương, ở đây màng giả cũng được tạo
thành, tuy nhiên sự phân tán độc tố thường nhẹ, không gây những triệu chứng đáng kể.
IV. MIỄN DỊCH
Độc lực của vi khuẩn bạch hầu phụ thuộc vào 1 typ độc tố duy nhất nên miễn dịch thu
hoạch sau chứng bệnh cơ bản là kháng độc tố. Trẻ sơ sinh thu hoạch miễn dịch tạm thời nhờ
kháng độc tố của mẹ đi qua nhau thai, tính miễn dịch thụ động này chỉ kéo dài trong ít tháng.
Phần lớn trẻ em, đặc biệt từ 1 đến 7 tuổi rất nhạy cảm với vi khuẩn bạch hầu. Trong quá trình
lớn lên cơ thể sẽ tự gây được miễn dịch chủ động, do trẻ bị bệnh hoặc bị nhiễm trùng nhẹ, do
sống gần người lành mang vi khuẩn. Hiện nay ở nước ta, trẻ càng lớn thì khả năng mắc bệnh
giảm dần và người lớn hầu như không mắc bệnh bạch hầu.
Để đánh giá tình trạng miễn dịch với độc tố của vi khuẩn bạch hầu người ta dùng phản
ứng Shick: tiêm nội bì ở mặt trước cánh tay 0,1ml độc tố bạch hầu. Phản ứng dương tính thì
sau 24 - 48 giờ chổ tiêm nổi lên 1 quầng đỏ, cộm cứng với đường kính 1 - 2cm, đáp ứng viêm
tại chổ đạt cực đại trong vòng 5 ngày sau đó nhạt dần. Điều này chứng tỏ độc tố không bị
kháng độc tố trung hòa, cơ thể có khả năng thụ cảm với vi khuẩn bạch hầu. Phản ứng âm tính
thì chổ tiêm không có phản ứng nghĩa là độc tố đã bị trung hòa bởi kháng độc tố. Tuy nhiên
cần phải tiêm đồng thời vào tay đối chứng 1 lượng độc tố tương tự nhưng đã chưng ở 60o
C
trong15 phút để phá hủy tác dụng của độc tố, bên đối chứng sẽ không có phản ứng hoặc nếu
có thì mất rất nhanh trong khi phản ứng Shick dương tính thực sự thì đáp ứng viêm kéo dài
trong nhiều ngày.
V. CHẨN ĐOÁN
Phương pháp duy nhất là phân lập vi khuẩn. Bệnh phẩm là màng giả hoặc chất ngoáy
họng ở chổ có tổn thương.
1. Khảo sát trực tiếp bệnh phẩm:
Làm tiêu bản nhuộm Gram, nhuộm Albert để phát hiện vi khuẩn. Nếu thấy hình thể vi
khuẩn điển hình thì cho kết quả sơ bộ để lâm sàng có hướng điều trị kịp thời.
2. Nuôi cấy, phân lập, định danh:
Cấy bệnh phẩm vào các môi trường thích hợp như môi trường trứng, môi trường có
Tellurit để ở nhiệt độ 37o
C trong 18 - 24 giờ, rồi chọn khuẩn lạc điển hình để khảo sát tính
chất về hình thể, sinh hóa và xác định độc tố của vi khuẩn bạch hầu bằng 1 trong các phương
pháp sau:
2.1. Phản ứng trung hòa trong da thỏ
Cạo lông ở sườn thỏ dùng bút chì chia các ô vuông nhỏ. Tiêm nội bì 0,2ml canh khuẩn
bạch hầu thử nghiệm 48 giờ vào 1 ô (đồng thời tiêm nội bì 0,2ml canh khuẩn bạch hầu độc
làm chứng vào ô bên cạnh), 5 - 7 giờ sau tiêm vào tĩnh mạch 1.000 đơn vị kháng độc tố bạch
hầu. Ngay sau đó tiêm nội bì vào 1 ô khác 0,2ml canh khuẩn thử nghiệm. Đọc kết quả sau 48 -
72 giờ. Nếu vi khuẩn thử nghiệm sinh ra độc tố thì ở ô tiêm lần đầu xuất hiện nốt hoại tử 5 -
10 mm, bao quanh là một vùng ban đỏ 10 - 15mm giống như ô làm chứng, còn ở ô tiêm lần 2
thì chỉ có một nốt hồng 10 - 15mm.
2.2. Phản ứng Eleck
Đặt 1 giải giấy thấm có chứa kháng độc tố bạch hầu vào giữa đáy của đĩa thạch có chứa
20% huyết thanh ngựa hoặc bê. Vi khuẩn thử nghiệm được cấy thẳng góc với miếng giấy.
Kháng độc tố khuếch tán ra môi trường gặp độc tố của vi khuẩn sẽ tạo thành đường kết tủa
trắng ở trong thạch cũng giống như chủng bạch hầu độc lực làm chứng.
2.3. Phản ứng đồng ngưng kết
138Nuôi cấy vi khuẩn bạch hầu thử nghiệm trên môi trường trứng ở 37o
C qua đêm rồi cho
vào môi trường 1ml dung dịch đệm phosphat (PBS) (pH: 7,2) vô trùng để trong 1 giờ, sau đó
lấy PBS ra ly tâm, tách nước nổi để xác định ngoại độc tố bạch hầu bằng cách dùng 1 lam
kính chia ra làm 3 ô:
- Ô 1: Trộn nước nổi bạch hầu thử nghiệm với tụ cầu đã gắn SAD (Serum Anti
Diphterie).
- Ô 2: Gồm tụ cầu gắn huyết thanh thỏ với nước nổi bạch hầu.
- Ô 3: Gồm tụ cầu gắn SAD với dung dịch đệm PBS.
Ô 2, ô 3 là 2 ô chứng âm. Lắc nhẹ lam kính 1 phút và đọc kết quả sau 15 - 30 phút.
Phản ứng dương tính khi ở ô thử nghiệm (ô 1) có các hạt ngưng kết có thể quan sát được bằng
mắt thường hoặc bằng kính lúp, còn ở 2 ô chứng không có hạt ngưng kết.
VI. PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ.
1. Phòng bệnh
Bệnh bạch hầu lây chủ yếu qua đường hô hấp do vậy cần cách ly triệt để và điều trị cho
người bệnh và người lành mang mầm bệnh. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất hiện nay là tiêm
vắc xin giải độc tố bạch hầu có hệ thống cho trẻ em dưới 1 tuổi để gây miễn dịch cơ bản.
Tiêm nhắc lại sau 1 năm và 5 năm để củng cố miễn dịch. Hiện nay ở nước ta đang dùng vắc
xin hổn hợp DTC (Diphterie-Tetanie-Cough).
2. Điều trị
Trên nguyên tắc chung là:
- Trung hòa độc tố bạch hầu bằng cách tiêm kháng độc tố bạch hầu (SAD) kịp thời.
- Diệt vi khuẩn bạch hầu bằng các kháng sinh như penicillin, erythromycin ...
- Giải quyết tình trạng ngạt thở ở bệnh nhân bằng cách cho thở oxy hoặc mở khí quản.
139TRỰC KHUẨN THAN,
LISTERIA MONOCYTOGENES
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được đặc điểm sinh vật học của trực khuẩn than và Listeria monocytogenes
2.Trình bày được khả năng gây bệnh của hai vi khuẩn này
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
I. TRỰC KHUẨN THAN (Bacillus anthracis)
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Là những trực khuẩn lớn, gram (+), đầu vuông, không di động và thường xếp thành
chuỗi. Trong bệnh phẩm vi khuẩn có vỏ, không có nha bào. Trong môi trường nuôi cấy vi
khuẩn không có vỏ, hình thành nha bào hình bầu dục nằm ở giữa thân và không làm biến dạng
vi khuẩn.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường trong phạm vi pH và nhiệt độ thay
đổi một khoảng rộng. Ở môi trường lỏng đáy ống có cặn bông và nước ở trên trong. Ở thạch
thường khuẩn lạc lớn, vàng nhạt và xù xì dạng R, nếu ủ ở khí trường CO2 hình thành vỏ.
Trong môi trường nghèo dinh dưỡng tạo nha bào.
1.3. Tính chất sinh hóa
Vi khuẩn hiếu kỵ khí không bắt buộc, lên men và không sinh hơi một số loại đường, làm
ly giải protein, làm lỏng gelatin và không làm tan máu cừu. Vi khuẩn ở trạng thái sinh trưởng
dễ bị tiêu diệt ở 380
C/1giờ, 550
C/40 phút, 800
C/1 phút. Vi khuẩn ở trạng thái nha bào có sức
đề kháng cao và tồn tại rất lâu (ở trong đất tồn tại 20-30 năm).
1.4. Cấu tạo kháng nguyên
B. anthracis có một kháng nguyên vỏ là polypeptit, một kháng nguyên thân là polyosit
và một kháng nguyên độc tố. Kháng nguyên vỏ cản trở sự thực bào. Những chủng không vỏ
thì không gây bệnh, nhưng kháng thể kháng vỏ không có tính chất bảo vệ. Độc tố gồm 3
protein khác nhau: yếu tố I gây phù, yếu tố II: là kháng nguyên bảo vệ và yếu tố III: gây chết.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Khả năng gây bệnh cho động vật
Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm của súc vật, đặc biệt là của loài ăn cỏ (cừu, bò,
trâu, ngựa...). Các xúc vật mắc bệnh thường bị nhiễm khuẩn huyết và chết. Khi xúc vật chết
đã chôn sâu, các nha bào có thể vẫn lan trên mặt đất do giun đất, mối... làm nhiễm khuẩn cây
cỏ, từ đó các súc vật này ăn phải cây cỏ sẽ bị bệnh và chết.
2.2. Cơ chế gây bệnh
Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể bằng đường da, đường tiêu hoá hoặc hô hấp,
những nha bào bắt đầu phát triển và hình thành những trực khuẩn dạng hoạt động, gây nên
hiện tượng phù keo các tổ chức và xung huyết các mô. Trực khuẩn than đi đến các hạch
lymphô, lách rồi đến máu. Ở máu, chúng nhân lên nhanh chóng, gây nên nhiễm khuẩn huyết
và xâm nhập vào các cơ quan, nhiều nhất là lách, tổ chức phổi.
2.3. Gây bệnh cho người
Bệnh có thể ngẫu nhiên truyền sang người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp do người
tiếp xúc với súc vật bị bệnh hoặc các sản phẩm của chúng, một số ít trường hợp do hít phải
140nha bào hoặc ăn phải thịt nhiễm khuẩn. Bệnh than không truyền trực tiếp từ người này sang
người khác. Bệnh than là bệnh nghề nghiệp vì hầu hết các đối tượng tiếp xúc với nguồn gây
bệnh trong khi làm việc.
Ở người có thể gặp 3 thể lâm sàng sau:
- Thể da: Hay gặp ở công nhân thuộc da, công nhân lò sát sinh. Vi khuẩn xâm nhập vào
da, tại chỗ xâm nhập, xuất hiện nốt phỏng , ở giữa có màu đen do hoại tử, gọi là nốt mủ ác
tính. Bệnh tiến triển 24-36 giờ sau khi vi khuẩn xâm nhập vào da, hậu quả là tổn thương da
hoại tử. Thường gặp là ở đầu, tay chân. Ngoài ra có thể gặp thể phù ác tính xuất hiện sau mụn
mủ, hoặc không có mụn mủ.
- Thể phổi: Do hít phải bụi chứa nha bào, gây ra ổ xung huyết hoặc viêm phế quản phổi
có thể kèm theo viêm thận, nhiễm độc, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết và tử vong.
- Thể dạ dày - ruột: Do ăn phải thịt bị nhiễm khuẩn, bệnh nhân nôn, ỉa chảy, đau bụng
dữ dội, sốt cao. Thể này hiếm gặp.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Bệnh phẩm: tùy theo thể lâm sàng mà lấy bệnh phẩm thích hợp:
- Thể da: dịch của nốt mủ hoặc chổ phù nề
- Thể phổi: đàm, máu
- Thể dạ dày - ruột: phân
3.2. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm được soi tươi thấy vi khuẩn không di động, nhuộm gram thấy có trực khuẩn
gram (+), có vỏ, không có nha bào. Nuôi cấy trên môi trường thạch máu hoặc thạch dinh
dưỡng, ủ 350
C/18-24giờ, vi khuẩn mọc tạo những khuẩn lạc rất dài, to, phẳng, trắng ngà, bờ
không đều, bám chắc trên mặt thạch. Bệnh phẩm còn được tiêm truyền chuột lang để gây
bệnh thực nghiệm.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1. Phòng bệnh
- Súc vật chết vì bệnh than phải chôn sâu, phủ kín với vôi bột để ngăn ngừavi khuẩn và
nha bào của chúng lan rộng. Đối với công nhân làm việc ở các lò sát sinh cần được bảo hộ lao
động tốt và phải đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tiêm vaccine cho súc vật. Vaccine phòng bệnh gồm vaccine sống giảm độc lực chứa
nha bào không có khả năng sinh vỏ, đưa vào cơ thể bằng đường tiêm. Hiệu lực bảo vệ khoảng
1 năm. Loại vaccine chiết xuất từ môi trường nuôi cấy các chủng vi khuẩn không có vỏ, sử
dụng bằng đường tiêm, hiệu lực bảo vệ 1 năm. Thường tiêm cho những người do nghề nghiệp
phải tiếp xúc thường xuyên với súc vật và các sản phẩm của chúng chứa vi khuẩn.
4.2. Chữa bệnh
Điều trị bằng kháng sinh rất có hiệu quả nếu được chẩn đoán sớm. Thường dùng là
Penicilline, Tetracycline, streptomycin. Tác dụng tốt nhất là penicillin. Trong trường hợp vi
khuẩn kháng penicillin thì nên chọn kháng sinh khác và nên kết hợp các loại kháng sinh đưa
lại kết quả tốt hơn.
II. LISTERIA MONOCYTOGENES
Listeria monocytogenes gây bệnh ở súc vật, có thể truyền sang người.
1. Đặc điểm sinh vật học
Là những trực khuẩn Gram (+), không có vỏ, không sinh nha bào. Trong bệnh phẩm,
chúng nằm trong tế bào, có hình thể to và ngắn. Trong môi trường nuôi cấy chúng thường xếp
như hàng rào và có hình thể dài hơn.
141Hiếu kỵ khí tùy ý, dễ mọc trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ thích
hợp 370
C nhưng cũng phát triển được ở 40
C. Trên thạch thường vi khuẩn mọc tạo thành
những khuẩn lạc nhỏ, tròn, xám lơ, bóng. Trên thạch máu sau 48 giờ nuôi cấy có vòng tan
máu nhẹ kiểu β.
Catalase (+), thủy phân Esculine, Urease (-), H2S (-). Vi khuẩn có kháng nguyên thân
O và kháng nguyên lông H. Căn cứ vào 2 loại kháng nguyên này, Listeria monocytogenes
được chia thành 4 typ huyết thanh I, II, III, và IV, thường gặp là các typ I và IV. Vi khuẩn
không tiết ra ngoại độc tố nhưng có một nội độc tố gây hoại tử.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Ổ chứa vi khuẩn bao gồm các động vật bị ốm, súc vật lành mang mầm bệnh, sữa của
động vật bị nhiễm khuẩn mạn tính, thức ăn bị nhiễm khuẩn, bụi...Vi khuẩn tồn tại trong ngoại
cảnh lâu vì có sức đề kháng cao.
Đường lây truyền là đường tiêu hoá, ít gặp qua đường hô hấp. Bệnh thường xảy ra đối
với phôi thai, trẻ sơ sinh và người già...Ở trẻ sơ sinh bệnh truyền qua rau thai hoặc lây lúc trẻ
lọt qua đường sinh dục của người mẹ.
2.2. Khả năng gây bệnh ở người
Listeria monocytogenes gây bệnh cho rất nhiều loài động vật, có thể lây sang người, chủ
yếu gây bệnh ở trẻ sơ sinh nhưng cũng gặp ở người lớn. Chúng gây ra viêm màng não, viêm
màng não - não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não nước trong, viêm kết mạc, nhiễm trùng
tiết niệu... Listeria monocytogenes gây bệnh thể ẩn là phổ biến nhất. Nếu phụ nữ có mang thì
thường biểu hiện là sốt, hội chứng giả cúm, hoặc nhiễm khuẩn tiết niệu. Bệnh có thể hoàn
toàn yên lặng nhưng đưa lại nhiễm khuẩn cho thai nhi qua đưòng rau thai và dẫn tới sẩy thai
hay đẻ non, trẻ ra đời đã mắc bệnh.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Bệnh phẩm
Bệnh phẩm tùy theo đối tượng và thể bệnh mà lấy cho thích hợp.
- Trẻ sơ sinh: nước não tủy, cứt su, máu, dịch viêm kết mạc...
- Ở thai nhi đã tử vong: các hạt hoại tử của các phủ tạng.
- Ở người mẹ: sản dịch, rau thai, máu.
- Người lớn: nước tiểu, máu, nước não tủy
3.2. Chẩn đoán trực tiếp
Bệnh phẩm được nhuộm soi trực tiếp, có thể tìm thấy trực khuẩn Gram dương nội tế bào
và ngoại tế bào. Cấy vào thạch máu ủ môi trường ở 4
0
C để làm phong phú vi khuẩn hoặc cấy
vào môi trường chọn lọc (có axit nalidixic), xác định vi khuẩn dựa vào hình thể, tính chất di
động ở 200
C, catalase (+), ngưng kết với kháng huyết thanh Listeria O.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
- Chủ yếu là phòng bệnh chung, chú ý sử dụng các sản phẩm của động vật phải được
tiệt khuẩn tốt. Chẩn đoán sớm người mẹ mắc bệnh để điều trị kịp thời.
- Chữa bệnh: Dùng kháng sinh trong thời gian dài (vì vi khuẩn nội tế bào), thường
dùng penicillin phối hợp streptomycin, hoặc dùng bactrim, ampicillin... kéo dài 2-3 tuần, đối
với bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch có thể dùng 4-6 tuần.
CÁC CLOSTRIDIA GÂY BỆNH
Mục tiêu học tập
1421.Trình bày được tính chất vi khuẩn học của các vi khuẩn Clostridia gây bệnh gồm
Clostridium tetani, các Clostridia gây hoại thư, Clostridium botulinum và C. difficile.
2. Mô tả được tính chất gây bệnh, phương pháp chẩn đoán vi khuẩn học và nguyên tắc phòng
và điều trị các nhiễm trùng do các vi khuẩn Clostridia gây bệnh
Vi khuẩn giống Clostridium là các trực khuẩn gram (+), kỵ khí, sinh nha bào. Vi
khuẩn này có trong đẩt, trong đường tiêu hóa của người và động vật, phần lớn trong chúng là
các vi khuẩn sống hoại sinh, phân hủy các chất hữu cơ trong đất một số Clostridia gây bệnh
gồm
Clostridium tetani gây bệnh uốn ván
Các Clostridia gây bệnh hoại thư
Clostridium botulinum gây bệnh ngộ độc thịt
Clostridium difficile gây viêm ruột giả mạc.
Chúng ta sẽ khảo sát lần lượt các vi khuẩn này.
I. VI KHUẨN GÂY BỆNH UỐN VÁN (CLOSTRIDIUM TETANI )
Vi khuẩn này gây bệnh uốn ván nên còn có tên là trực khuẩn uốn ván.
1. Các tính chất vi khuẩn học
1.1. Tính chất hình thái và bắt màu
Trực khuẩn uốn ván mảnh, hơi cong, dài 4-8µm, rộng 0,3- 0,8 µm, khi mới nuôi cấy
trên môi trường đặc thì vi khuẩn dài như sợi chỉ bắt màu gram, nếu nuôi cấy lâu vi khuẩn dễ
dàng mất màu gram. Vi khuẩn có lông và di động mạnh trong môi trường kỵ khí. Khi gặp
điều kiện sống không thuận lợi vi khuẩn này sinh nha bào ở trong thân và nằm ở một đầu làm
cho vi khuẩn có dạng hình đinh ghim thấy dể trên tiêu bản nhuộm gram, nhiệt độ thích hợp để
tạo nha bào 370
C, ở nhiệt độ 240
C hình thành nha bào 4-10 ngày, trên 420
C thì không tạo nha
bào.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Trực khuẩn uốn ván không cần nguồn dinh dưỡng lớn, điều kiện nuôi cấy cần thiết kỵ
khí, các môi trường kỵ khí dùng cấy vi khuẩn uốn ván như môi trường Brewer có chứa các
hóa chất khử oxy hòa tan như natrithioglycolate, gluthation, hoặc môi trường canh thang thịt
băm hay gan cục. Trong các môi trường này vi khuẩn phát triển làm đục đều môi trường và có
cặn lắng.
Môi trường đặc như thạch Veillon và thạch VF, vi khuẩn uốn ván phát triển tạo khuẩn
lạc vẩn như bông màu trắng đục, vi khuẩn sinh nhiều hơi làm nứt thạch.
1.3. Tính chất đề kháng
Vi khuẩn ở trạng thái dinh dưỡng dễ bị giết chết bởi đun 560
C trong 30 phút, nhưng ở
trạng thái nha bào vi khuẩn trở nên rất đề kháng, để giết chết nha bào phải hấp trong nồi áp
suất ở 1200
C trong 30 phút hoặc ngâm trong dung dịch phenol 5% trong 8-10 giờ đặc điểm
này cần lưu ý khi tiệt trùng dụng cụ y tế.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Dựa vào kháng nguyên lông vi khuẩn uốn ván có khoảng 10typ, tất cả 10 typ này đều
tạo ra ngoại độc tố mạnh. Khi xử lý độc tố uốn ván bằng formadehyde hoặc nhiệt độ thì làm
mất độc tính nhưng còn duy trì tính chất kháng nguyên, chế phẩm này gọi là giãi độc tố dùng
làm vaccine. Ngoài ra vi khuẩn uốn ván còn có kháng nguyên thân của vi khuẩn.
1.5. Độc tố của vi khuẩn uốn ván
143Vi khuẩn uốn ván sản xuất ngoại độc tố, tính chất gây bệnh chủ yếu của vi khuẩn uốn
ván liên hệ đến độc tố của chúng, có 2 thành phần của độc tố uốn ván.
- Tetanospasmin bản chất của nó là protein, độc tố này có ái lực đối với tổ chức thần
kinh, phân tử độc tố gắn vào receptor ở đầu tận cùng của tế bào thần kinh, tác động của nó do
sự ngăn cản phóng thích các chất dẫn truyền thần kinh ( gamma-aminobutyric axit, glycine)
cho các xynap ức chế, không có tác dụng ức chế, gây nên sự kich thích quá mức của các cơ
vân.
- Tetanolysin làm tan máu người máu thỏ, Thực nghiệm ở thỏ và khỉ cho thấy rằng
độc tố này gây những thay đổi trên điện tim và gây giản nhịp tim,vai trò của độc tố này ít rõ
trên lâm sàng.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Vi khuẩn uốn ván tìm thấy nhiều trong lớp đất bề mặt, vi khuẩn sống hoại sinh ở
đường tiêu hóa người và động vật do vậy ở vùng đông dân cư, nhiệt độ nóng ẩm đất có nhiều
phân súc vật và giàu chất hữu cơ càng có nhiều vi khuẩn uốn ván.
Vi khuẩn hoặc bào tử xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương do hỏa khí, do tai nạn
lao động có dây nhiều chất bẩn và dị vật tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn uốn ván phát
triển và gây bệnh.
Uốn ván xảy ra trong môi trường bệnh viện liên quan đến phẩu thuật bởi các dụng cụ
hoặc thao tác không đảm bảo vô trùng, uốn ván có thể gặp khi tiêm bắp thịt không đảm bảo
vô trùng các loại thuốc như quinin, hoặc heroin.
Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh do cắt rốn bằng dụng cụ không vô trùng.
Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và cả hai giới
2. 2. Bệnh sinh và đặc điểm lâm sàng
Vi khuẩn hoặc bào tử khi vào cơ thể gặp điều kiện thuận lợi như tổ chức bị hoại tử, dị
vật, vết thương sâu môi trường tại chỗ kỵ khí vi khuẩn phát triển và tạo độc tố. Vi khuẩn
không xâm nhập quá vị trí vết thương nhưng độc tố của chúng hấp thụ vào máu qua đường
bạch huyết hoặc theo dây thần kinh và khuếch tán qua tổ chức cơ gần kề. Phân tử độc tố gắn
vào receptor ở đầu cùng của tế bào thần kinh ngăn cản các xynap ức chế của tế bào thần kinh.
Tác dụng này đưa đến sự co giật và co cứng cơ đặc thù của bệnh uốn ván.
Thời gian ủ bệnh trung bình 15 ngày, các triệu chứng như cứng hàm, khó nuốt, rồi dần
dần cứng cơ cổ, cơ lưng, cơ bụng rồi co cứng cơ toàn thân đưa đến tư thế ưởn cong người.
Bệnh nặng xuất hiện những cơn co giật cơ, co cứng cơ và co giật tăng cường khi có kích thích
như cấu véo, ánh sáng, âm thanh... Uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh xảy ra khoảng 10 ngày sau khi
sinh, bệnh thường nặng và tử vong nhanh.
Triệu chứng bệnh uốn ván tăng dần đến ngày thứ 9-10 sau đó giảm dần, hồi phục hoàn
toàn maát 3-4 tuần.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Ít có giá trị, chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
4.1.1. Biện pháp chung
- Vết thương phải xử lý thích hợp
- Vết thương nghi ngờ nhiễm vi khuẩn uốn ván nên để hở, tiêm huyết thanh phòng
uốn ván.
144- Tiệt trùng kỷ các dụng cụ y tế như kim tiêm, bơm tiêm, dụng cụ phẩu thuật, cắt rốn
phải đảm bảo vô trùng để tránh uốn ván rốn.
4.1.2. Phòng bệnh đặc hiệu
Dùng vaccine giãi độc tố uốn ván. Bệnh uốn ván hiện là một trong các bệnh nhiễm
trùng nằm trong chương trình tiêm chủng, trẻ em cần tiêm vaccine có hệ thống để đạt hiệu quả
phòng bệnh.
4. 2. Điều trị
Theo các nguyên tắc sau đây.
4.2.1. Trung hòa độc tố bằng kháng độc tố uốn ván
4.2.2. Dùng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn
4.2.3. Xử lý vết thương
4.2.4. Điều trị triệu chứng và hổ trợ
II. CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH HOẠI THƯ
Đây là nhóm vi khuẩn gram dương, kỵ khí, giống nhau về mặt hình thể, về tính chất
gây ra nhiễm trùng nhiễm độc vết thương và gây hoại thư, các vi khuẩn này cũng có vai trò
trong viêm ruột thừa, viêm màng bụng, sẩy thai nhiễm khuẩn... Các vi khuẩn như Clostridium
perfringens, Clostridium novyi, Clostridium septicum được xem là các vi khuẩn chính gây
bệnh thường gặp.
1. Các vi khuẩn gây bệnh
1.1. Clostridium perfringens
1.1.1. Đặc điểm vi khuẩn
Vi khuẩn có hình dạng trực khuẩn, không di động có vỏ khi phát triển ở trong cơ thể
động vật và người, vi khuẩn sinh nha bào khi phát triển trong môi trường tự nhiên, chúng bắt
màu gram nhưng trong môi trường nuôi cấy già vi khuẩn có thể mất màu gram.
Clostridium perfringens phát triển trên các môi trường nuôi cấy kỵ khí ở nhiệt độ 370
C
làm đục đều môi trường, trên môi trướng thạch kỵ khí vi khuẩn sinh hơi làm nứt thạch.
Dựa vào khả năng sinh độc tố, người ta chia loại này làm 6 typ A, B, C, D, E, F, trong
đó typ A gây nhiễm trùng hoại thư ở vết thương, typ C gây viêm ruột hoại tử, các typ khác tìm
thấy gây bệnh cho động vật.
1.1.2. Độc tố và men của vi khuẩn
Clostridium perfringens sản xuất nhiều độc tố, phần lớn đây là các enzyme khác nhau,
các typ khác nhau sản xuất nhiều độc tố khác nhau, ví dụ như typ A sản xuất các độc tố đáng
chú ý sau:
- Độc tố alpha (∝ toxin) là một phospholipase C chúng thủy phân tổ chức có lecithine,
phá hủy hồng cầu, gây hoại tử tổ chức phần mềm, thực nghiệm cho thấy độc tố này có tác
dụng trên chức năng cơ tim làm hạ huyết áp, chậm nhịp tim, làm tăng tính thấm mạch máu và
gây choáng, thường là tác dụng gây chết trong bệnh hoại thư.
- Độc tố theta (θ toxin) có tác dụng tiêu hồng cầu khi ở điều kiện kỵ khí và tiêu tế bào.
- Đốc tố Mu (µ toxin) độc tố này là enzyme hyaluronidase phân hủy axit hyaluronic
của tổ chức liên kết.
- Độc tố kappa (κ toxin) có hoạt tính của enzyme collagenase phân huỷ collagen của tổ
chức liên kết.
- Enterotoxin bản chất là protein có tác dụng gây tiêu chảy trong nhiễm độc thức ăn.
1.2. Clostridium novyi
145Vi khuẩn này có 4 typ độc tố A, B, C, D. trong đó typ A gây bệnh cho người, còn các
typ khác gây bệnh cho động vật. Clostridium novyi sản xuất nhiều độc tố, như typ A sản xuất
các độc tố alpha (∝), gamma (ê), delta (∂), epsilon () tác dụng của các độc tố này giống với
độc tố của Clostridium perfringens.
1.3. Clostridium septicum
Vi khuẩn này có một typ độc tố, vi khuẩn này sản xuất 4 độc tố mạnh: ∝ toxin, β
toxin, δ toxin, ∂ toxin, các độc tố này gây hoại tử tổ chức và tan máu.
2. Bệnh hoại thư sinh hơi
Vi khuẩn xâm nhập vào tổ chức tổn thương bị giập nát có nhiều dị vật, sâu và ngóc
ngách. Thường gặp là các vết thương do chiến tranh, do hỏa khí gặp điều kiện thích hợp vi
khuẩn phát triển và gây hoại tử tổ chức.
Thời gian ủ bệnh thường ngắn 1-3 ngày triệu chứng đau xuất hiện sớm và gia tăng
nhanh, ở vùng vết thương tổ chức bị tổn thương bị phù nề và sưng tấy, có thể có chất dịch rỉ
máu, da vùng bị tổn thương căng trở thành màu tái xám hoặc xanh như màu da chết, sờ có
cảm giác lạo xạo hơi ở dươi tổ chức, dịch rỉ máu mùi chua thối, tình trạng toàn thân bệnh
nhân biểu hiệu nhiễm độc nặng không điều trị bệnh nhân chết do trụy tim mạch, suy thận.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Chẩn đoán phòng thí nghiệm thường cho kết quả chậm, ít hữu ích, chẩn đoán bệnh chủ
yếu dựa vào lâm sàng.
Trong phòng thí nghiệm nhuộm gram trực tiếp dịch rĩ lấy từ vết thương, đồng thời cấy
tìm vi khuẩn trên môi trường kỵ khí.
4. Phòng bệnh và điều trị
- Dùng kháng độc tố để phòng bệnh cho những bệnh nhân có vết thương giập nát.
- Xử lý vết thương sớm thích hợp bằng cắt lọc sạch tổ chức giập nát, lấy chất bẩn, dị
vật.
- Điều trị bằng truyền huyềt thanh kháng độc tố chống bệnh hoại thư và dùng kháng
sinh diệt khuẩn.
III. VI KHUẨN GÂY BỆNH NGỘ ĐỘC THỊT (CLOSTRIDIUM BOTULINUM)
Vi khuẩn này có trong đất, nhưng không tìm thấy trong phân người. Bệnh ngộ độc thịt
xảy ra khi dùng thức ăn dự trữ, chủ yếu các loại thực phẩm đóng hộp bị nhiễm vi khuẩn
Clostridium botulinum hoặc bào tử của chúng.
1. Tính chất sinh vật học của vi khuẩn
1.1. Hình thể
Vi khuẩn hình trục dài 4- 6µm, rộng 0,9-1,2µm, có lông, sinh nha bào, nhuộm gram
bắt màu gram.
1.2. Nuôi cấy
Vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, phát triển thích hợp 26-280
C. Trong môi trường lỏng kỵ khí
vi khuẩn mọc mạnh, đầu tiên làm đục môi trường, để lâu lắng cặn và môi trường trở nên trong
suốt. Trong môi trường đặc khuẩn lạc nhỏ, vi khuẩn sinh hơi làm nứt thạch.
1.3. Độc tố
Vi khuẩn sản xuất ngoại độc tố khi phát triển trong môi trường nuôi cấy kỵ khí hoặc
trong thực phẩm có điều kiện kỵ khí. Khả năng sinh độc tố tương đối cố định ở typ A, B, ở
các typ khác khả năng sinh độc tố thay đổi.
146Độc tố của Clostridium botulinum bản chất là protein, có ái lực với tổ chức thần kinh,
chúng tác động lên các tiếp giáp thần kinh cơ làm ngăn cản sự giải phóng acetyl choline từ các
đầu tận cùng của các dây thần kinh vận động hệ Cholinergic.
1.4. Kháng nguyên
Vi khuẩn Clostridium botulinum, được phân chia thành 6 typ A, B, C, D, E và F tùy
theo tính đặc hiệu miễn dịch về độc tố mà chúng tạo ra.
Vi khuẩn này có kháng nguyên thân và kháng nguyên lông.
2. Khả năng gây bệnh
Bệnh xảy ra do ăn các thực phẩm dự trử đóng hộp bị nhiễm vi khuẩn Clostridium
botulinum hoặc bào tử của chúng. Vi khuẩn gặp điều kiện thuận lợi và sản xuất độc tố. Khi ăn
thực phẩm này vào dạ dày ruột, độc tố không bị phá hủy được hấp thụ nhanh vào máu và đến
tổ chức của cơ thể.
Các triệu chứng thần kinh do tác động của độc tố lên tổ chức này, chúng tác động lên
các tiếp nối thần kinh cơ làm ngăn cản sự giải phóng acetyl choline ở các đầu tận cùng hệ thần
kinh vận động cholinergic.
Bệnh xuất hiện nhanh 6- 48 giờ sau khi ăn thực phẩm nhiễm độc. Đau bụng, nôn mửa,
nhức đầu choáng váng, nhìn đôi, nói khàn đến mất tiếng, liệt cơ, rối loạn nhịp thở, trường hợp
nặng có thể tử vong.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào lâm sàng, chẩn đoán phòng thí nghiệm ít có giá trị.
Ở phòng thí nghiệm có thể tiến hành phản ứng trung hòa trên chuột.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Chủ yếu là loại bỏ các thực phẩm nghi ngờ bị nhiễm độc, nấu kỷ thức ăn.
4.2. Điều trị
Dùng kháng độc tố hỗn hợp từ nhiều typ.
IV. CLOSTRIDIUM DIFFICILE
Clostridium difficile được phát hiện từ năm 1935 và được xem là một thành phần
khuẩn chi của trẻ em bình thường, cho đến gần đây vi khuẩn này được xem là nguyên nhân
của bệnh viêm ruột giả mạc ở những bệnh nhân dùng kháng sinh.
Vi khuẩn này di động, tạo nha bào, bắt màu gram, vi khuẩn có thể phân lập từ bệnh
phẩm phân trên các môi trường như thạch manitol cycloserin, hoặc thạch mạch máu manitol
glycerin.
Vi khuẩn gây bệnh do sản xuất độc tố mạnh, độc tố này vừa có tính chất của độc tố
ruột (enterotoxin) vừa có hoạt tính gây độc tế bào (cytotoxin). Khi tách riêng các hoạt tính
khác nhau của độc tố chúng có hai thành phần riêng biệt gọi là độc tố A và độc tố B. Độc tố
A của vi khuẩn này là thành phần chịu trách nhíệm cho hoạt tính của độc tố ruột. Trong lúc đó
thành phần độc tố B có hoạt tính độc tế bào mạnh hơn độc tố A. Tác dụng độc tố A trên
đường tiêu hóa gây phản ứng viêm, tẩm nhuận tế bào đa nhân, phóng thích các chất trung gian
của phản ứng viêm, gây nên tiết dịch, thay đổi tính thấm màng tế bào và gây hoại tử xuất
huyết.
Tác dụng phần B gây độc tế bào làm cho tế bào hóa tròn. Ngoài hai độc tố trên một số
chủng Clostridium difficile còn có độc tố CDT (ADP-Ribosyl transferase) có tác dụng độc tế
bào.
Bệnh xuất hiện ở bệnh nhân đang dùng kháng sinh như clindamycin, ampicillin, các
cephalosporin và các aminoglycoside. Bệnh nhân sốt, đau bụng, tiêu chảy phân lỏng nước,
147bạch cầu máu tăng cao, phân có nhiều bạch cầu. Bệnh diễn biến thay đổi, có khi khỏi khi ngừng
thuốc, nhiều bệnh tiêu chảy kéo dài đưa đến mất nước và suy kiệt.
Chẩn đoản phòng thí nghiệm gồm cấy phân tìm vi khuẩn Clostridium difficile; thử
nghiệm tìm độc tố của vi khuẩn này ở trong phân bệnh nhân.
Điều trị viêm ruột giả mạc do Clostridium difficile gồm
- Ngừng thuốc kháng sinh đang sử dụng.
- Dùng vancomycin hoặc metronidazol.
148HỌ MYCOBACTERIACEAE
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được các đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn lao và vi khuẩn phong.
2.Trình bày được khả năng gây bệnh của vi khuẩn lao và vi khuẩn phong
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán vi sinh vật.
Họ Mycobacteriaceae bao gồm các trực khuẩn có tính chất bắt màu thuốc
nhuộm một cách đặc biệt: Vi khuẩn khó bắt màu thuốc nhuộm ba dơ nhưng khi đã bắt
màu thuốc nhuộm rồi thì không bị dung dịch cồn axit tẩy màu. Người ta gọi chúng là
vi khuẩn kháng axit. Phương pháp nhuộm Ziehl Neelsen ứng dụng đặc tính trên của
vi khuẩn kháng axit.
Họ Mycobacteriaceae gồm nhiều loài; một số sống hoại sinh ở đất, nước, thực
vật; một số gây bệnh ở người và động vật.
Nhóm gây bệnh lao:
+ Mycobacterium tuberculosis: vi khuẩn lao người (90% lao ở người).
+ Mycobacterium bovis: vi khuẩn lao bò có thể gây bệnh ở người.
+ Mycobacterium avium: vi khuẩn lao chim, ít gây bệnh ở người, thường gặp
trong lao hạch ở người.
Mycobacterium không xếp hạng:
Là nhóm vi khuẩn kháng axít có thể gây bệnh cho người nhưng không gây
bệnh cho chuột lang hoặc thỏ (phân biệt với nhóm gây bệnh lao). Dịch tể học cho
thấy Mycobacterium không xếp hạng có thể gây nên sự nhiễm trùng rộng lớn ở nhiều
vùng nhưng chứng bệnh tương đối nhẹ.
Mycobacteirum leprae: gây bệnh phong.
I.TRỰC KHUẨN LAO (Mycobacterium tuberculosis)
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Trực khuẩn lao thường gọi là BK (Bacille de Koch) là trực khuẩn mãnh hơi
cong 2 - 4µm × 0,2 - 0,5µm. Ở môi trường nuôi cấy nó có thể biến đổi thành hình sợi.
những chủng khác nhau có thể phát triển thành những tế bào nằm riêng rẽ hoặc tập
hợp thành những dây ngoằn ngoèo. Nhuộm Ziehl Neelsen vi khuẩn bắt màu đỏ có khi
cho thấy những hạt màu đỏ bên trong tế bào vi khuẩn.
1.2. Cấu tạo hóa học
Điểm nổi bật là tỷ lệ lipit cao chiếm 20 - 40% trọng lượng khô của tế bào. Vì
sẵn lipit ở vách tế bào (60%) vi khuẩn có tính chất kị thủy nên có xu hướng dính liền
với nhau lúc phát triển ở môi trường lỏng. Tính chất kị thủy cũng cắt nghĩa tính chất
kháng axcít và khả năng chậm phát triển của vi khuẩn (thời gian thế hệ 24 giờ).
Trong thành phần lipit đáng lưu ý là sáp và một glycolipit gọi là mycosit.
1.3. Tính chất nuôi cấy và khả năng đề kháng
Vi khuẩn lao hiếu khí bắt buộc, nhiệt độ thích nghi 37o
C, pH thích nghi 6,7
- 7.Vi khuẩn được nuôi cấy ở môi trường giàu chất dinh dưỡng như môi trường đặc
Lowenstein, Ogawa Mark, môi trường lỏng Sauton. Ở môi trường Lowenstein khuẩn
lạc xuất hiện khoảng sau một tháng, khô nhăn nheo giống như hoa su lơ. Ơ môi
149trường lỏng Sauton vi khuẩn mọc nhiều ở bề mặt chất lỏng thành những mảng nhăn
nheo, khô và dính vào thành ống.
Vi khuẩn lao phát triển chậm, thời gian gia tăng đôi là 12-24 giờ trong khi của
E.coli là 20 phút. Những chủng độc lực tạo thành những khuẩn lạc R. Những chủng
độc lực kém tạo thành những khuẩn lạc ít nhăn nheo hơn và phát triển ít có trật tự
hơn.
So với các vi khuẩn không sinh nha bào khác vi khuẩn lao không đề kháng hơn
với nhiệt, tia cực tím và phenol. Khử trùng theo phương pháp Pasteur (đun 62o
C
trong 30 phút) đủ để giết chết vi khuẩn lao. Trái lại vi khuẩn lao đề kháng nhiều hơn
với độ khô và một số chất sát trùng; khó giết chết vi khuẩn lao với những chất tẫy uế
thông thường như dung dịch cresyl 5%, nước Javel; cồn iốt chỉ giết chết vi khuẩn lao
trong khoảng từ 2 đến 5 giờ.
2. Khả năng gây bệnh
Khả năng gây bệnh của vi khuẩn lao phụ thuộc vào độc lực của vi khuẩn và
sức đề kháng của cơ thể. Sự nhiễm trùng lần đầu ở một cá nhân thường tạo thành một
thương tổn tự giới hạn nhưng đôi khi chứng bệnh có thể tiến triển, hình như do sức
đề kháng kém hoặc do lượng vi khuẩn xâm nhiễm quá nhiều. Do sự thăng bằng của
sức đề kháng và độc lực của vi khuẩn thương tổn lành và tiến triển có thể tồn tại ở
một cơ thể và chứng bệnh cho thấy một quá trình mạn tính lúc không được điều trị
bằng kháng sinh.
Bệnh lao thường trải qua 2 giai đoạn:
- Lao sơ nhiễm: Lần đầu tiên xâm nhập cơ thể vi khuẩn lao thường gây nên thương tổn
ở vùng ngoại vi rất thông khí của phổi. Lúc cơ thể trở nên quá mẫn trong 2 - 4 tuần lễ sau thì
thương tổn dạng hạt xuất hiện và hạt lao điển hình được hình thành. Lúc này vi khuẩn lao có
thể đến những hạch bạch huyết kế cận và sau đó qua đường bạch huyết và đường máu có thể
đi khắp cơ thể.
- Lao tái phát: Phần lớn bệnh lao ở người là do sự hoạt động trở lại của ổ bệnh trầm
lặng của lao sơ nhiễm. Những ổ bệnh thường khư trú ở phần dưới hoặc phần đĩnh hoặc gần
đỉnh của phổi, ở đó sự nhiễm trùng dai dẵng nhờ nồng độ O2 cao. Lúc chứng bệnh được khám
phá thì thương tổn bã đậu thường hóa lỏng và hang lao hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho
vi khuẩn lao phân tán nhanh chóng. Vi khuẩn lao có thể lây truyền sang người khác qua đờm
giải và theo phế quản đến những phần khác nhau của phổi.
Ngoài phổi phần lớn những cơ quan khác của cơ thể cũng có thể là vị trí của
bệnh lao, thông thường là đường tiểu, xương, khớp, hạch, màng phổi, màng bụng.
3. Miễn dịch và mẫn cảm trong bệnh lao
3.1. Hiện tượng Koch
Vi khuẩn lao được tiêm dưới da vào đùi phải của chuột lang. 10 đến 14 ngày
sau một sần tạo thành ở chỗ tiêm. Sần phát triển thành loét dai dẵng. Ngoài ra vi
khuẩn còn xâm chiếm những hạch bạch huyết kế cận. Cuối cùng trong vòng 6 - 8 tuần
lễ chuột chết vì lao toàn thân.
Nếu trong tuần lễ thứ 2 hoặc thứ 3 tiêm vi khuẩn lao lần 2 vào đùi trái chuột
lang thì sự đáp ứng lần này nhanh hơn, mạnh mẽ hơn nhưng cũng giới hạn hơn.
Thương tổn xuất hiện trong vòng 2 - 3 ngày, lập tức lở loét nhưng lại lành nhanh
chóng. Những hạch bạch huyết kế cận không bị xâm nhiễm. Như thế cơ thể chuột
lang đã hình thành một sự đáp ứng biến thể với sự nhiễm trùng lần hai.những vi
khuẩn đưa vào lần sau khư trú hơn lần đầu và phát triển chậm hơn. Con vật có thể
loại bỏ những vi khuẩn xâm nhập lần sau, như thế nó đã được miễn dịch một phần
nào.
1503.2. Vaccine BCG
Được điều chế từ một chủng lao bò giảm độc bằng cách cấy truyền nhiều lần
(230 lần trong 13 năm) ở môi trường chứa mật bò và glycerin. Vaccine này tăng sức
đề kháng của cơ thể đối với bệnh lao nhưng tính miễn dịch không hoàn toàn, ở người
nó giảm số người mắc bệnh lao và tỷ lệ tử vong. Tiêm trong da 0,1 ml vắc xin, mỗi
ml chứa 0,5 đến 1 mg BCG.
3.3. Mẫn cảm đối với bệnh lao
Là mẫn cảm kiểu chậm phát sinh sau khi nhiễm vi khuẩn lao. Khám phá tính
mẫn cảm đó bằng phản ứng tuberculin.
Phản ứng tuberculin là một loại test nội bì để đánh giá miễn dịch lao. Bản chất
của nó là một phản ứng quá mẫn muộn. Tuberculin là một sản phẩm chuyển hóa của
vi khuẩn lao. Tuberculin dùng trong y tế hiện nay là dẫn chất protein tinh khiết
(tuberculin purified protein derivative: tuberculin PPD) được điều chế từ sản phẩm
chịu nhiệt của môi trường lỏng nuôi vi khuẩn lao.
Tiêm 0,1ml tuberculin PPD chứa 5 đơn vị tuberculin (5 TU) vào trong da ở
mặt trước cẳng tay. Đọc kết quả sau 72 giờ. Nếu tại nơi tiêm xuất hiện nốt cứng đỏ
với đường kính từ 10mm trở lên là phản ứng dương tính, tức là cơ thể đã có miễn
dịch với vi khuẩn lao.
Phản ứng tuberculin dương tính trong các trường hợp: Bị bệnh lao, nhiễm vi
khuẩn Mycobacteirum tuberculosis nhưng không mắc bệnh lao, nhiễm Mycobacteirum
khác và sau tiêm vaccine BCG. Phản ứng dương tính mạnh có thể gây hoại tử hoặc
loét. Phản ứng tuberculin xuất hiện khoảng một tháng sau khi nhiễm trùng và tồn tại
trong cơ thể nhiều năm và có khi suốt đời. Phản ứng âm tính lúc chưa nhiễm lao, lúc
nhiễm lao chưa quá một tháng, lúc bị lao nặng ở tình trạng suy nhược không còn
phản ứng, lúc mắc bệnh cấp tính như sởi, bệnh Hodgkin.
4. Chẩn đoán vi sinh vật
Bệnh phẩm thông thường là đờm.
- Nhuộm theo phương pháp Ziehl-Neelsen trực tiếp hoặc sau khi thuần nhất.
- Phân lập vi khuẩn: dù kết quả nhuộm thế nào cũng cần nuôi cấy vi khuẩn vì
nuôi cấy nhạy hơn nhuộm. Hơn nữa đặc tính khuẩn lạc còn cho phép phân biệt vi
khuẩn lao với những vi khuẩn kháng axit không gây bệnh và Mycobacteirum không
xếp hạng. Ngoài ra vi khuẩn phân lập được sử dụng để làm kháng sinh đồ.
- Tiêm truyền súc vật: một phần bệnh phẩm có thể tiêm dưới da vào chuột
lang. Thử nghiệm tuberculin sau 3 - 4 tuần và mổ xác sau 6 tuần để tìm thương tổn điển
hình và vi khuẩn lao. Vi khuẩn kháng INH không gây bệnh ở chuột lang nhưng phát triển tốt
ở môi trường nuôi cấy.
5. Phòng bệnh và điều trị
5.1. Phòng bệnh
Bệnh lao là một bệnh xã hội. Biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu: nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần. Biện pháp phòng bệnh đặc hiệu: dùng vaccine BCG.
5.2. Điều trị
Nên điều trị toàn diện: nghỉ ngơi, bồi dưỡng và thuốc. Đối với những trường hợp
dùng thuốc không hiệu quả thì phải cắt bỏ một phần của phổi hoặc thùy phổi. Sử dụng phối
hợp các loại kháng sinh để giảm tính độc của thuốc và sự đề kháng của vi khuẩn như
streptomycin, PAS và INH hoặc ethambutol, INH và rifamycin.
151II. TRỰC KHUẨN PHONG (Mycobacterium leprae)
1. Đặc điểm sinh vật học
Tuy được Hansen khám phá đến nay trên 100 năm nhưng vi khuẩn phong chưa nuôi
cấy được ở môi trường nhân tạo. Đó là vi khuẩn kháng axit không lông không vỏ, không sinh
nha bào, có thể nằm riêng rẽ nhưng thường họp thành bó song song hoặc cụm. Vi khuẩn
thường tìm thấy đều đặn ở nước mũi hoặc thương tổn ngoài da của người phong ác tính.
Nhuộm Ziehl Neelsen vi khuẩn hiện ra dưới dạng những que đỏ 1 - 8 µm × 0,3 - 0,5 µm. Vi
khuẩn thường tìm thấy trong những tế bào nội mạch của mạch máu hoặc tế bào đơn nhân. Vi
khuẩn lấy ở người phong cấy vào chân chuột có thể gây nên những thương tổn mụn tròn tại
chỗ, ở đó vi khuẩn phát triển giới hạn.
2. Khả năng gây bệnh
Vi khuẩn phong gây nên những thương tổn ở những mô lạnh: da, dây thần kinh ngoại
vi, mũi, yết hầu, thanh quản, mắt và dịch hoàn. Thương tổn ở da có thể xuất hiện như vết sần
nhạt màu đường kính 1 - 5 cm, hoặc tẫm nhuận tỏa lan ở da. Thương tổn ở thần kinh biểu hiện
dưới dạng tẫm nhuận thần kinh gây nên viêm dây thần kinh, dị giác, mòn xương, cụt ngón
chân ngón tay. Nét mặt có thể bị biến dạng do tẩm nhuận da và thương tổn dây thần kinh.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
-Làm tiêu bản với nước mũi hoặc lấy dao cạo da ở thương tổn hoặc ở trái tai để làm
tiêu bản, nhuộm Ziehl Neelsen tìm vi khuẩn.
- Sinh thiết da hoặc dây thần kinh bị thương tổn: Nhuộm Ziehl Neelsen thì tìm thấy vi
khuẩn phong và hình ảnh tổ chức điển hình. Trong phong ác tính tìm thấy tế bào Virchow có
nhiều lỗ hổng ở đó vi khuẩn phong họp thành cụm trong phong cũ tìm thấy nhiều tế bào
khổng lồ trong đó rải rát có vi khuẩn phong.
- Chưa có chẩn đoán huyết thanh học. Điều đáng lưu ý là người phong thường có
dương tính giả với thử nghiệm huyết thanh về bệnh giang mai.
- Thử nghiệm Lepromin: nấu tổ chức chứa vi khuẩn phong, đem lọc thì thu được một
phẩm vật gọi là lepromin. Hiện nay lepromin đã được tiêu chuẩn hóa, nó chứa 160 x 106
vi
khuẩn kháng axit / ml. Tiêm trong da 0,1 ml lepromin, có thể xẩy ra:
Phản ứng sớm, xảy ra sau 48 giờ gọi là phản ứng Fernandez, xuất hiện dưới hình thức
sần đỏ. Phản ứng này không đặc hiệu.
Phản ứng chậm, xảy ra sau 2-3 tuần lễ gọi là phản ứng Mitsuda, xuất hiện dưới hình
thức sần đỏ đường kính 3 - 5 mm : (+), 5 - 10 mm : (++), >10 mm : (+++). Phản ứng Mitsuda
trong thực tế chỉ để tiên lượng bệnh.
4. Dịch tể học
Bệnh phong không lây nhiễm mạnh và không cần cách ly bệnh nhân. Hình như trẻ em
nhạy cảm với sự nhiểm trùng hơn người lớn. Thời gian ủ bệnh kéo dài nhiều năm (thường từ 1
đến 10 năm). Thông thường bệnh được phát hiện ở người trưởng thành. Hình như phần lớn
bệnh nhân nhiễm bệnh lúc còn nhỏ tuổi với người trong gia đình.
5. Phòng ngừa và điều trị
5.1. Phòng ngừa
- Khám phá và điều trị những trường hợp bệnh hoạt động.
- Phòng ngừa bằng Sulfon cho những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân.
- Tiêm BCG. Có những khảo sát cho thấy tiêm BCG tăng sự đề kháng với vi khuẩn
phong và sự tiến triển của chứng bệnh.
1525.2. Điều trị
Sulfon, clofazimine và rifamycin loai bỏ sự phát triển của vi khuẩn và sự tiến triển của
chứng bệnh. Uống trong nhiều tháng.
153RICKETTSIA, CHLAMYDIA VÀ MYCOPLASMA
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được đặc điểm sinh vật học của Rickettsia- Chlamydia và Mycoplasma
2.Trình bày được khả năng gây bệnh của các vi khuẩn này và một số bệnh do một số loài
Rickettsia, Chlamydia và Mycoplasma quan trọng gây ra.
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán sinh vật học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
I. RICKETTSIA
Rickettsia được Ricketts và Wilder phát hiện năm 1910. Rickettsia đã có một thời xem
như liên hệ mật thiết với virus vì kích thước nhỏ bé và phát triển nội bào. Ngày nay Rickettsia
được khẳng định là vi khuẩn vì:
- Rickettsia có tất cả đặc tính cấu tạo của vi khuẩn, đặc biệt là có vách tế bào điển hình.
- Có tất cả các enzyme cần thiết cho sự chuyển hóa.
- Chứa cả 2 loại axít nucleic: ADN và ARN.
- Phân bào giống vi khuẩn.
-Sử dụng oxy và nhạy cảm với một số kháng sinh (chloramphenicol, tetracyclin).
Bệnh do Rickettsia có những đặc điểm chung:
+ Nguồn lây truyền là côn trùng tiết túc, Rickettsia thường không gây bệnh ở côn trùng
tiết túc nhưng gây bệnh ở người.
+ Trừ trường hợp sốt Q, máu bệnh nhân mắc bệnh do Rickettsia chứa kháng thể ngưng
kết với chủng OX19 hoặc OXK của Proteus vulgaris.
+ Thương tổn bệnh lý chủ yếu là viêm mạch trừ trong sốt Q phế viêm quan trọng hơn.
+ Tất cả những bệnh do Rickettsia đều là những bệnh cấp tính với những triệu chứng
lâm sàng: sốt, đau đầu, nổi ban trừ trường hợp sốt Q không nổi ban.
- Dựa vào đặc điểm lâm sàng, dịch tể học và miễn dịch học người ta chia Rickettsia làm
4 nhóm:
+ Nhóm I: Sốt phát ban dịch tễ, mầm bệnh là: R. prowazeki, R. mooseri.
+ Nhóm II: Sốt có nốt, mầm bệnh là R. conori, R.rickettsi, R.canada, R.akari,
R.australis.
+ Nhóm III: Nhóm sốt phát ban rừng rú (sốt sông Nhật bản): R.tsutsugamushi
(R.orientalis)hiện nay là Oriental tsutsugamushi
+ Nhóm IV: Nhóm sốt “Q” (Query). Mầm bệnh là: R. burnetti.
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Rickettsia hình dạng thay đổi qua các giai đoạn phát triển: cầu khuẩn đứng riêng rẻ hoặc
xếp từng đôi, trực khuẩn và hình sợi. Thường gặp nhất là hình trực khuẩn. Kích thước
0,5x1µm. Nhuộm Gram bắt màu Gram âm. Lúc nhuộm Giemsa hoặc Machiavello, Rickettsia
có thể quan sát ở kính hiển vi quang học. Nhuộm Giemsa vi khuẩn bắt màu xanh, nhuộm
Machiavello vi khuẩn bắt màu đỏ khá tương phản với màu xanh của tế bào vật chủ.
1. 2. Cấu tạo hóa học
Rickettsia chứa ARN và ADN theo tỷ lệ 3,5 : 1, vách tế bào giống như vách tế bào vi
khuẩn Gram âm chứa phức hợp glycopeptit.
1541.3. Cấu trúc kháng nguyên
Có 2 loại kháng nguyên được phân biệt.
- Kháng nguyên hòa tan: có tính đặc hiệu nhóm.
- Kháng nguyên không hòa tan: liên quan đến bề mặt của vi khuẩn, phân biệt loài.
1.4. Độc tố
Một số Rickettsia sinh ra một loại độc tố hoà tan trong nuôi cấy, có tính chất gây tan
máu và hoại tử. Khi tiêm độc tố này cho động vật thì chúng bị chết sau vài giờ và tổn thương
bệnh lý giống như do vi khuẩn gây ra. Ngoài ra hoạt tính gây bệnh còn phụ thuộc vào enzyme
gây tan huyết, độc tố gắn chặt với thân vi khuẩn. Độc tố bị phá hủy lúc đun 60o
trong 30 phút,
nhưng vẫn giữ được tính kháng nguyên. Độc tố bị trung hòa bởi kháng huyết thanh đặc hiệu.
2. Khả năng gây bệnh
Rickettsia phát triển ở tế bào nội mạch vách huyết quản, ở đó chúng nhân lên và bài tiết
ra yếu tố tiền đông máu, qua trung gian của độc tố làm cho những tế bào đó phồng lên rồi hoại
tử nên mạch máu bị nghẽn rồi bị vỡ nên những thương tổn của mạch máu trông rõ ở da.
Ở não người ta tìm thấy thương tổn ở mạch máu của chất xám. Tim cho thấy những
thương tổn ở mạch máu nhỏ.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Tiêm truyền vào động vật thí nghiệm
Lấy máu lúc bệnh mới phát tiêm, vào chuột lang, chuột nhắt hoặc trứng gà lộn. Đối với
sốt sông Nhật Bản, bệnh phẩm được tiêm vào phúc mạc chuột nhắt, lấy chất ngoại tiết của
phúc mạc chuột phết lên lam nhuộm Giemsa, nhuộm miễn dịch huỳnh quang.
3.2. Phản ứng huyết thanh:
- Phản ứng không đặc hiệu: Phản ứng Weil-Felix:
Rickettsia và Proteus vulgaris hình như có chung một số kháng nguyên, lúc nhiễm
Rickettsia bệnh nhân sản sinh một số kháng thể ngưng kết với một vài chủng Proteus vulgaris
(chủng OX19, OX2, OXK) như R.prowazeki (OX19), Oriental tsutsugamushi (OXK) và
R.mooseri (OX19).
- Phản ứng đặc hiệu: Kháng nguyên thu hoạch ở sản phẩm nuôi cấy ở trứng gà lộn có
thể làm các phản ứng ngưng kết, phản ứng kết hợp bổ thể hoặc miễn dịch huỳnh quang.
4. Phòng ngừa và điều trị
4.1. Phòng ngừa
Bệnh Rickettsia lây nhiễm do côn trùng tiết túc: ve, chí, rận, mò... nên phải diệt côn
trùng truyền bệnh. Phòng bệnh bằng vaccine cho những người đi đến ổ dịch. Vaccine điều chế
bằng kháng nguyên thu hoạch ở túi lòng đỏ trứng. Cũng có thể phòng ngừa bằng kháng sinh.
4.2. Điều trị
Rickettsia nhạy cảm với kháng sinh. Tốt nhât là điều trị bằng tetracyclin và
chloramphenicol. Kháng sinh ức chế sự phát triển của Rickettsia. Không nên dùng sulfamid vì
thuốc nay tăng cường sự phát triển của vi khuẩn.
5. Những bệnh rickettsia quan trọng
Thường gặp ở nhiều nơi là sốt phát ban dịch tể sốt phát ban chuột, sốt sông Nhật Bản và
sốt Q.
5.1. Sốt phát ban dịch tễ
Do R.prowazeki là bệnh cấp tính do chí rận lây truyền. Đặc điểm: sốt cao, đau đầu dai
dẵng, nổi ban, li bì, đờ đẫn. Nhiệt độ có thể lên đến 39 - 40o
C trong ngày đầu hoặc 2 - 3 ngày
sau, khi nhiệt độ lên 40o
C thì giữ nguyên, ít thay đổi cho đến khi lành hoặc điều trị. Đau đầu
155dai dẵng, nặng khó cải thiện với mọi cố gắng làm giảm đau. Nổi ban từ ngày thứ 4 đến ngày
thứ 7, lúc đầu ở phần trên của thân rồi lan khắp cơ thể trừ mặt, lòng bàn tay, bàn chân. Viêm
kết mạc và mặt ửng đỏ cũng được quan sát. Nếu điều trị tốt nhiệt độ trở về bình thường trong
vòng 2 - 5 ngày. Thời gian bình phục kéo dài 2 - 3 tháng. Trong những vụ dịch tử vong có thể
từ 6 - 30%. Bệnh gắn liền với chiến tranh và nghèo đói.
5.2. Sốt phát ban chuột
Do R. mooseri, trong thiên nhiên là bệnh truyền nhiễm của chuột do bọ chét Xenopsylla
cheopis truyền bệnh từ chuột sang người. Bệnh gặp ở nhiều nơi trên thế giới nhất là ở các hải
cảng. Bệnh sốt cấp tính có những nét chung với bệnh sốt phát ban dịch tễ nhưng nhẹ hơn, ít
khi chết trừ trường hợp bệnh nhân già yếu. Bệnh phát triển dần dần, sốt ít khi 39o
C, thường
lên xuống và chấm dứt sau 9 - 13 ngày, đau đầu ít nghiêm trọng, nổi ban ít mạnh mẽ, thời gian
nổi ban ngắn hơn.
5.3. Sốt sông Nhật Bản
Do Oriental tsutsugamushi. Bệnh sốt cấp tính có thể nhẹ hay nặng, do mò truyền từ loài
gặm nhấm sang người. Bệnh thường xảy ra đột ngột, với sốt, ớn lạnh, nhức đầu, vết bọ đốt bị
loét rồi đóng vảy đen, hạch kế cận sưng to, viêm kết mạc cũng thường được quan sát. Sốt có
thể lên đến 40,5 o
C và giữ ở mức độ đó trong 14 ngày hay hơn. Ở những bệnh nhân không
được điều trị, đau đầu nghiêm trọng và dai dẵng. Bạn hiện ra ở thân từ ngày thứ 5 đến ngày
thứ 8. Ngoài ra ở những bệnh nhân nặng không được điều trị còn có dấu chứng viêm phổi,
dấu chứng thần kinh trung ương: mê sảng. Tính chất nghiêm trọng của bệnh thay đổi theo
vùng.
5.4. Bệnh sốt Q (Query)
Tác nhân là R.burneti. Nguồn bệnh là ve truyền sang gia súc. Bệnh truyền từ gia súc
sang người phần lớn do hít phải bụi nhiễm khuẩn, không nổi ban, không có kháng thể ngưng
kết với Proteus vulgaris. Bệnh lưu hành nhiều nơi trên thế giới. Bệnh thường xảy ra đột ngột:
sốt, đau đầu, mệt mỏi, bệnh giống như cúm, viêm phổi không điển hình. Đau đầu nghiêm
trọng là nét khá đặc hiệu, nhiệt độ lên xuống và thường kéo dài 6 - 12 ngày. Dấu hiệu đường
hô hấp: phim X quang cho thấy hình ảnh thâm nhiễm từng đám tương tự như viêm phổi
không điển hình. Bệnh thường khỏi không để lại di chứng.
II. CHLAMYDIA
Chlamydia gây nên nhiều bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh mắt hột, bệnh Nicolas
-Favre, bệnh sốt vẹt - sốt chim (Ornithose- psittacose). Ngày nay người ta còn thấy
Chlamydia là tác nhân của một số bệnh về đường sinh dục - tiết niệu, bệnh viêm nhiễm tiểu
khung, bệnh viêm niệu đạo...
1. Đặc điểm sinh vật học
Chlamydia sống ký sinh nội bào, kích thước rất nhỏ bé nhưng không phải là virus mà là
vi khuẩn vì:
- Chứa 2 loại axít nucleic: ADN và ARN.
- Có vách tế bào bản chất mucopeptit chứa axít muramic.
- Chứa ribosom và nhiều enzyme chuyển hóa.
- Chúng nhân lên theo kiểu phân đôi
- Nhạy cảm với nhiều kháng sinh.
1.1. Hình thái và chu trình phát triển
Chu trình phát triển nối tiếp giữa 2 thể: thể cơ bản đường kính 300nm có vỏ cứng để
sống sót lúc phóng thích khỏi tế bào và thể lưới đường kính trên 1000nm thích hợp để nhân
lên bên trong tế bào. Hai thể nay và những thể trung gian khác bắt màu khi nhuộm Giemsa
hay Machiavello.
156Chlamydia có ái lực với tế bào biểu mô của niêm mạc. Thể cơ bản xâm nhiễm tế bào
biểu mô theo cơ chế ẩm bào. Trong khoảng 8 giờ thể cơ bản tổ chức lại thành thể lưới, thể này
nhân lên bằng phân liệt. Sau 24 giờ những thể lưới tổ chức thành những thể cơ bản nằm ở bên
trong một thể vùi ở trong nguyên tương của tế bào vật chủ. Sau đó tế bào bị vỡ và giải phóng
ra các tiểu thể. Trên nuôi cấy tế bào, tế bào vật chủ bị chết và tự ly giải 40 - 60 giờ sau khi
nhiễm trùng.
1.2. Đặc tính hóa học và chuyển hóa
Chlamydia thích nghi mạnh mẽ với sự sống ngoại bào và sự phát triển nội bào. Chúng
phụ thuộc nhiều vào tế bào vật chủ. Chúng cản trở sự tổng hợp protein và ADN của tế bào vật
chủ. Chúng tạo nên những đại phân tử riêng của chúng nhưng sử dụng năng lượng chuyển hóa
của tế bào vật chủ.
1.3. Kháng nguyên
Có 2 loại kháng nguyên:
- Kháng nguyên đặc hiệu nhóm: có thể phát hiện trong dịch thủy phân vi khuẩn.
- Kháng nguyên đặc hiệu typ: liên quan đến lớp ngoài cùng của vỏ ở Chlamydia nguyên
vẹn.
1.4. Miễn dịch
Bệnh Chlamydia có xu hướng mạn tính và có quá trình tái phát nếu không được điều trị.
Tính chất mạn tính của sự nhiễm trùng cho thấy sự đáp ứng miễn dịch không hiệu quả, nhưng
thông thường người bệnh có thể hạn chế hoặc khu trú chứng bệnh mà không phát sinh di
chứng nghiêm trọng. Kháng thể trung hòa kết hợp với kháng nguyên vỏ của Chlamydia ngăn
cản sự lan tràn nhiễm trùng Chlamydia đến những tế bào nhạy cảm nhưng không làm bất hoạt
Chlamydia nằm bên trong tế bào. Người bị nhiễm trùng tiềm tàng tương đối miễn dịch với sự
tái nhiễm nhưng có thể tiếp tục phóng thích vi khuẩn và tạo nên người lành mang trùng.
1.5. Phân loại
- Tác nhân gây bệnh mắt hột (Trachome): Chlamydia trachomatis.
nhđn tế bào
thể
cơ
bản
Phagolysosome
thể lưới
hạt vi
Hnh1. Sơ đồ chu kỳ nhân lên của Chlamydia
1 2
3 4
5
157- Tác nhân gây bệnh viêm hạch bạch huyết hoa liễu ở bẹn (Lymphogranulomatose
venerienne) do Chlamydia lymphogranulomatosis.
- Tác nhân gây bệnh sốt vẹt sốt chim (Ornithose- psittacose) do Chlamydia psittasi.
- Tác nhân bệnh tăng tế bào lympho lưới lành tính còn gọi là bệnh mèo cào
(Lymphoreticulose benigne).
- Tác nhân gây viêm niệu đạo, cổ tử cung và kết mạc thể vùi do Chlamydia
oculogientalis
2. Một số bệnh do chlamydia gây nên
2.1. Bệnh do Chlamydia trachomatis gây ra
Chlamydia trachomatis gồm 18 typ huyết thanh được ký hiệu từ A đến K và L1,2,3
2.1.1. Bệnh mắt hột
Viêm kết mạc do mắt hột do Chlamydia trachomatis typ A-C. Bệnh lưu hành ở các xứ
nóng, trên thế giới có khoảng 460 triệu người mắc bệnh, trong đó có 6 triệu người bị biến
chứng mù hoàn toàn.
Bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Viêm kết mạc thể nang thường kèm theo bội nhiễm vi khuẩn.
- Giai đoạn 2: Viêm kết mạc thể hạt.
- Giai đoạn 3: Có những biến chứng cơ học như sẹo, loét và bội nhiễm.
- Giai đoạn 4: Hồi phục kèm theo sẹo kết mạc, loét giác mạc và có thể bị mù lòa nếu
không được điều trị tích cực.
Điều trị bằng thuốc mỡ tetracylin.
2.1.2. Bệnh viêm đường tiết niệu - sinh dục lây nhiễm qua đường tình dục
Do Chlamydia trachomatis typ D - K. Hiện nay bệnh tăng về số lượng và gây nhiều
biến chứng nặng. Ở nam giới biểu hiện đầu tiên là viêm niệu đạo, sau đó có thể dẫn đến viêm
mào tinh hoàn. Ở nữ giới biểu hiện viêm trong cổ tử cung, sau đó dẫn đến viêm niệu đạo, nếu
không được điều trị tốt sẽ dẫn đến viêm đường sinh dục thấp, rồi viêm vòi trứng có thể đưa
đến biến chứng có thai ngoài tử cung.... Ở trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm từ người mẹ qua rau
thai hoặc sau khi đi qua cổ tử cung, âm đạo của người mẹ bị bệnh gây nên viêm kết mạc mắt
trẻ sơ sinh.
2.1.3. Bệnh lymphogranulomatose
Đây là tác nhân gây bệnh viêm hạch bạch huyết hoa liễu ở bẹn hay bệnh Nicolas Favre
do Chl.trachomatis typ huyết thanh L1, 2, 3 . Bệnh lây truyền qua đường sinh dục, sau 3 - 26
ngày tiếp xúc bắt đầu xuất hiện các triệu chứng sau: tổn thương khu trú đường sinh dục biểu
hiện một vết loét nhỏ ở quy đầu, hậu môn, âm hộ... Vết loét thoảng qua sau đó lành mà không
có sẹo, sau đó từ 1 - 2 tháng có nhiều hạch bẹn, tập trung thành khối lớn rồi bị dò ra như một
áp xe, miệng chỗ dò như tổ ong hoặc miệng bình tưới. Viêm hạch bẹn lành không để sẹo. Tuy
nhiên thương tổn có thể gây biến chứng: hẹp hậu môn - trực tràng, chân voi, viêm não - màng
não, đau khớp... kèm theo dấu hiệu toàn thân là sốt và lách to.
2.2. Bệnh sốt vẹt - sốt chim (Psittacosis - Ornithosis)
Bệnh do Chlamydia psittaci. Ủ bệnh 1 - 2 tuần, bệnh phát đột ngột hoặc âm ỉ. Ớn lạnh,
sốt đau đầu và viêm phổi không điển hình. Mầm bệnh có ở các loài chim nuôi như bồ cầu, gà,
vịt, vẹt và một vài loài chim hoang dại. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc do vết thương. Vi
khuẩn vào máu rồi đến phổi, từ đó lây sang người khác qua đường hô hấp.
Điều trị bằng tetracyclin. Sulfamid và streptomycin không có tác dụng.
1582.3. Bệnh do Chlamydia pneumoniae gây ra
Với viêm phổi kẽ, viêm phế quản, viêm xoang, viêm họng thường gặp ở tuổi vị thành
niên và thanh niên, ở người già thường biểu hiện lành tính và không triệu chứng.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
Do vi khuẩn ký sinh nội bào nên mẫu nghiệm cần phải nhiều các tế bào biểu mô như:
- Dịch nạo niệu đạo, dịch tiền liệt tuyến, tinh dịch, dịch trong cổ tử cung, mẫu sinh thiết
vòi trứng, dịch túi cùng âm đạo
- Dịch nạo kết mạc mắt trong bệnh mắt hột
- Dịch tiết mũi hầu, dịch tiết phế quản phổi, dịch rửa phế quản
Mẫu nghiệm cần phải được bảo quản ở 40
C
Nhuộm soi mẫu nghiệm trên tiêu bản nhuộm bằng phương pháp Giêm sa hoặc
Machiavello, thấy những tiểu thể hạt ưa kiềm trong hoặc ngoài tế bào. Có thể phân lập
Chlamydia trên các nuôi cấy tế bào hoặc cấy vào trứng gà ấp để quan sát tính chất xâm nhiễm.
Xác định bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp hoặc gián tiếp để phát hiện
Chlamydia, có thể dùng kỹ thuật miễn dịch enzyme (ELISA) để phát hiện kháng nguyên của
Chlamydia. Hiện nay có thể dùng phương pháp khuếch đại gen (kỹ thuật PCR) để chẩn đoán
nhiễm trùng do Chlamydia trachomatis
3.2. Chẩn đoán gián tiếp
- Phản ứng vi lượng miễn dịch huỳnh quang (micro-immunofluorescence) để xác định
kháng thể và cho phép chẩn đoán loài nhiễm trùng, đặc biệt loài Chlamydia trachomatis.
- Ngoài ra người ta còn sử dụng phản ứng kết hợp bổ thể và phản ứng ELISA để phát
hiện kháng thể kháng lipopolysaccharide. Tuy nhiên phải lấy huyết thanh làm 2 lần cách nhau
2 tuần để tìm hiệu giá kháng thể.
4. Phòng ngừa và điều trị
4.1. Phòng ngừa
- Đối với bệnh mắt hột: cần phải tăng cường các biện pháp vệ sinh như không dùng
khăn chung, đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt...
- Đối với bệnh sinh dục tiết niệu dễ lây lan do quan hệ tình dục do đó cần phát hiện sớm
và điều trị kịp thời và có biện pháp phòng bệnh cho vợ hoặc chồng, bài trừ mãi dâm, giáo dục
giới tính
Việc phòng bệnh bằng vaccine hiện nay vẫn đang được nghiên cứu
4.2. Điều trị
Điều trị bằng tetracyclin, sulfamid, erythromycin tuỳ theo từng loài Chlamydia.
III. MYCOPLASMA
1. Đặc điểm sinh vật học
1.1. Hình thể
Mycoplasma là vi khuẩn không vách tế bào, kích thước nhỏ, khó nhuộm với thuốc
nhuộm kiềm, hình thể khác nhau tùy thuộc vào thời gian nuôi cấy và thay đổi theo từng bước
nhuộm, người ta có thể quan sát bằng kính hiển vi nền đen, nhuộm Giemsa.
1.2. Tính chất nuôi cấy
Mycoplasma có thể phát triển trên môi trường có hoặc không có tế bào sống, hiếu khí
hoặc kỵ khí tuyệt đối, nhiệt độ thích hợp 35 - 37o
C, pH 7 - 7,8. Trên môi trường lỏng khó
quan sát vi khuẩn mọc vì canh khuẩn trong suốt. Trên môi trường đặc mọc thành khuẩn lạc có
trung tâm tối và dày, mọc lấn xuống thạch, rìa khuẩn lạc mỏng và bẹt.
1591.3. Cấu trúc hóa học
- Chứa ADN và ARN, tỷ lệ ARN/ADN nhỏ hơn 1
- Không có vách tế bào nhưng có một vỏ mỏng như màng nguyên tương của vi khuẩn
- Quá trình nhân lên khá phức tạp và phụ thuộc vào môi trường, người ta quan sát thấy
cả hiện tượng song phân và hiện tượng nảy chổi. Trên nuôi cấy tế bào, vi khuẩn hầu hết phát
triển trên bề mặt tế bào.
1.4. Cấu trúc kháng nguyên
Người ta tách ở vi khuẩn những thành phần hóa học mang tính chất khác nhau. Mỗi
thành phần hóa học có khả năng tham gia vào một loại phản ứng huyết thanh nhất định.
1.5. Sức đề kháng
Mycoplasma tương đối bền vững lúc bị đông băng rồi tan băng. Trong huyết thanh vi
khuẩn có thể tồn tại ở 56o
C trong 2 giờ, chúng dễ bị phá huỷ bởi siêu âm. Nhạy cảm với pH
axit hoặc pH kiềm.
2. Khả năng gây bệnh
Ở người Mycoplasma có một ái tính với niêm mạc hô hấp và niêm mạc đường sinh dục.
Đa số loài sống hoại sinh. Chỉ có 4 loài gây bệnh chắc chắn ở người đó là: Mycoplasma
pneumoniae gây bệnh hô hấp, Mycoplasma hominis, Mycoplasma genitalium và Mycoplasma
(Ureaplasma) urealyticum là tác nhân của bệnh đường sinh dục. Còn các loài khác khả năng
gây bệnh chưa biết rõ.
- M.pneumoniae là tác nhân gây bệnh viêm phổi tiên phát không điển hình ở người. Các
triệu chứng chính là sốt, rét run, toát mồ hôi, ho khan dữ dội, khó thở và đau ngực. Bệnh có
thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng thường gặp ở trẻ em. M.pneumoniae thường gây nên các
vụ dịch nhỏ vào mùa xuân và thu.
- M. urealyticum, M. genitalium gây viêm niệu đạo áp xe tuyến Bartholin, viêm vòi
trứng. M. hominis gây viêm khung chậu ở phụ nữ có thai, có thể gây sẩy thai. Trẻ sơ sinh có
thể bị viêm phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não... do mẹ bị nhiễm trùng sinh dục bởi vi
khuẩn này.
- Khả năng gây bệnh của các Mycoplasma khác như M.fermentens, M.penetrans chưa
được xác định một cách rõ ràng.
3. Chẩn đoán vi sinh vật
- Bệnh phẩm: Lấy bệnh phẩm thích hợp như dịch rửa phế quản, chất bài tiết của phổi
cũng có thể chất dịch từ cơ quan sinh dục.
- Bệnh phẩm nuôi cấy trên các môi trường chọn lọc đặc biệt. Sau đó định loại bằng cách
phát hiện những canh khuẩn điển hình bằng thuốc nhuộm Dienes, tìm khả năng tan máu và
hấp thụ hồng cầu, tính chất lên men glucose...
- Có thể chẩn đoán huyết thanh bằng các phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng ức chế
ngưng kết hồng cầu, ELISA...Phải tìm động lực kháng thể
4. Phòng bệnh và điều trị
- Chưa có vaccine phòng bệnh: đang nghiên cứu vaccine đa giá phối hợp.
- Điều trị bằng kháng sinh macrolide, tetracyclin, chloramphenicol, furadantin,
spiramycin, fluoroquinolon...
160
PHẦN III
CÁC VIRUS GÂY BỆNH
CÁC VIRUS HỌ HERPESVIRIDAE
Mục tiêu học tập
1. Mô tả được tính chất virus học của các virus ho herpes HSV1 &HSV2, Varicella zoster
virus, cytomegalovirus và Epstein Barr Virus.
2. Trình bày được tính chất gây bệnh, chẩn đoán phòng thí nghiệm, các nguyên tắc phòng
bệnh và điều trị đối các nhiễm trùng do virus họ Herpes.
I. ĐẠI CƯƠNG
Herpes bao gồm nhiều virus gây bệnh cho người, chúng gây nên các nhiễm trùng cấp
sau đó nhiều virus có thể tồn tại trong tổ chức của cơ thể và gây nên nhiều đợt tái phát. Các
nhiễm trùng do virus herpes thường xảy ra ở những bệnh nhân bị giảm miễn dịch. Nhiều
thuốc chống virus hiện nay rất có hiệu quả để điều trị những nhiễm trùng do một số virus
trong họ này.
Virus họ Herpesviridae có một số tính chất sau :
- Lõi nucleocapsid có cấu trúc hình khối đa diện.
- Bên trong nucleocapsid có chứa ADN chuỗi đôi.
- Vỏ ngoài cùng là lipid nên hạt virus trưởng thành có kích thước khoảng 150 - 200
nm. Các thành viên của virus herpes gồm
Tên khoa học Tên thường gọi tên viết tắt
- Dưới họ alphaherpesvirinae(subfamily)
Human Herpesvirus 1 Herpes simplex virus typ 1 HSV-1
Human Herpesvirus 2 Herpes simplex virus typ 2 HSV-2
Human Herpesvirus 3 Varicella zoster virus VZV
Các virus này có một số tính chất sinh học chung như chu kỳ phát triển ngắn, chúng
gây ly giải tế bào nhiễm trùng và gây nhiễm trùng tiềm ẩn ở các tế bào thần kinh
- Dưới họ Betaherpesvirinae
Human Herpesvirus 5 Cytomegalovirus CMV
Virus này có chu kỳ phát triển dài, chúng gây tế bào khổng lồ ở tổ chức nhiễm trùng,
và gây nhiễm trùng tiềm ẩn ở tế bào tuyến nước bọt,tế bào thận.
- Dưới họ gammaherpesvirinae
Human herpesvirus 4 Epstein Barr virus EBV
Chu kỳ phát triển của virus này thay đổi, chúng gây tăng sinh tế bào ở tổ chức nhiễm
trùng, và gây nhiễm trùng tiềm ẩn ở tổ chức lympho
Gần đây các virus mới thuộc họ này được mô tả là Human Herpesvirus 6 gây bệnh sốt,
hạch cổ lớn và phát ban ở trẻ em, Human herpesvirus 7 vai trò gây bệnh của virus này đang
được khảo sát.
II. CÁC VIRUS HERPES SIMPLEX
1. Tính chất của virus
1.1. Cấu tạo
Hạt virus có kích thước 130 - 200 nm, nucleocapsid là một khối đa diện đường kính
78 nm được cấu tạo bởi 162 capsome. Các capsome sắp xếp theo trục đối xứng 5:3:2, mổi
capsome là một khối lăng trụ kích thước 9 x12 nm có lỗ thủng ở giữa đường kính 4 nm tạo
thành ống trụ rỗng. Trong là genome chứa chuỗi đôi ADN có trọng lượng phân tử 100 x 10
6
dalton, chứa các gen mã hóa cho 70 hoặc nhiều hơn các sản phẩm của virus.
160Vỏ bên ngoài là 2 lớp lipid có chứa 5- 6 glycoprotein. Các glycoprotein này làm trung
gian cho virus gắn và xâm nhập vào bên trong tế bào vật chủ.
1.2. Sự nhân lên của virus
Virus herpes simplex có thể xâm nhiễm hầu hết dòng tế bào nuôi cấy có nguồn gốc từ
các động vật xương sống như tế bào thận người, tế bào thận thỏ, tế bào ối, tế bào lưỡng bội.
Virus gắn vào các receptor trên bề mặt tế bào vật chủ, vỏ virus kết hợp với màng tế
bào để giải phóng nuclecapsid vào trong bào tương của tế bào, nucleocapsid được tháo rời để
giải phóng ADN của virus. Khi ADN của virus đã được sao chép, các protein cấu trúc được
tổng hợp, nucleocapsid sẽ được lắp ráp lại ở trong nhân tế bào vật chủ. Virus nhận vỏ ngoài
của nó khi nucleocapsid tạo chồi qua màng trong nhân ra khoảng quanh nhân. Ở một số tế bào
bị xâm nhiễm sự sao chép của virus ở trong nhân tạo nên 2 loại hạt vùi:
- Hạt vùi typ A ưa kiềm, nhuộm Feulgen (+) chứa ADN của virus
- Hạt vùi ưa axit không có axit nhân của virus hoặc protein của nó, hạt vùi này là dấu
hiệu của sự nhiễm trùng virus
Hình 2. Chu kỳ phát triển HSV bên trong tế bào
Hạt virus giải phòng ra ngoài tế bào qua lưới nội tương và bộ máy golgi, các
glycoprotein được tìm thấy trên bề mặt hạt virus cũng như trên bề mặt của tế bào bị xâm
nhiễm
1. 3. Khả năng đề kháng
Virus bị phá hủy bởi ether, cồn, chúng bị bất hoạt ở 520
C trong 30 phút. Virus mất khả
năng xâm nhiễm khi chiếu tia cực tím ở nhiệt độ phòng. Virus được bảo quản trong dịch treo
tổ chức nhiễm virus ở trạng thái lạnh.
1. 4. Miễn dịch
Đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng miễn dịch tế bào đóng vai trò quan trọng trong
nhiễm trùng do virus herpes. Các glycoprotein bề mặt virus là những kháng nguyên được
nhận biết bởi các kháng thể qua phản ứng trung hòa và qua sự tiêu tế bào miễn dịch.
Nhiều quần thể tế bào gồm tế bào giết tự nhiên NK cell, đại thực bào, quần thể lympho
T và các lymphokin do các tế bào này sản xuất ra có vai trò bảo vệ chống lại sự nhiễm trùng
của virus herpes.
2. Khả năng gây bệnh
Virus herpes simplex gây nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau. Nhiễm trùng có thể
nguyên phát hoặc tái hoạt, nhiễm trùng nguyên phát xảy ra ở những người không có kháng
thể chống lại virus herpes simplex. Trái lại trong nhiễm trùng tái hoạt tổn thương xảy ra ở
những bênh nhân đã có kháng thể chống lại virus này.
161Cả 2 typ virus (virus herpes typ 1 và virus herpes typ 2) gây nhiễm trùng các tế bào
biểu mô và tạo các nhiễm trùng tiềm tàng ở tế bào thần kinh.
Virus typ 1 thường gây các nhiễm trùng ở miệng và mũi hầu như viêm miệng, viêm
lợi, eczema do virus herpes, viêm kết mạc mắt sừng hóa, viêm não.
Virus typ 2 gây các tổn thương ở đường sinh dục nam cũng như nữ, gây nhiễm trùng
herpes ở trẻ sơ sinh khi đứa bé sinh qua đường sinh dục bà mẹ đang bị nhiễm trùng herpes
đường sinh dục.
Cả hai typ gây nhiễm trùng cơ quan như viêm thực quản, viêm phổi, viêm gan xảy ra
trên cơ địa bệnh nhân suy miễn dịch.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Chẩn đoán phòng thí nghiệm nhiễm trùng do virus herpes đã trở nên cần thiết khi mà
nhiều thuốc điều trị đang có sẵn. Trong nhiều năm gần đây có nhiều phương pháp giúp chẩn
đoán nhanh nhiễm trùng do virus herpes
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Nhuộm trực tiếp tổ chức tổn thương bằng nhuộm Giêmsa, Wright tìm tế bào khổng
lồ điển hình, tìm tiểu thể nội bào trong nhân, tìm virus bằng kính hiển vi điện tử.
- Xác định kháng nguyên virus trong tổ chức bằng thử nghiệm miễn dịch huỳnh
quang; thử nghiệm miễn dịch phóng xạ (RIA) hoặc miễn dịch liên kết enzyme (ELISA) với
kháng thể đơn dòng.
- Phân lập virus từ các tổn thương mụn nước, chất ngoáy, tổ chức bị bệnh... cấy lên
các tổ chức nuôi cấy tế bào. Sau 48 - 96 giờ virus herpes simplex gây hiệu ứng tế bào bệnh lý
điển hình.
- Hiện nay nhiều kỹ thuật mới để xác định virus herpes từ các loại bệnh phẩm như xác
định chuỗi nucleotid đặc hiệu của virus bằng kỹ thuật lai ADN hoặc bằng phản ứng khuếch
đại chuỗi gen PCR (polymerase chain reaction). Các kỹ thuật này vẫn còn ít dùng ở các phòng
thí nghiệm để chẩn đoán thường quy nhiễm trùng herpes.
3. 2. Chẩn đoán huyết thanh học
- Hiện nay phản ứng western blot và nhiều loại phản ứng ELISA xác định kháng thể
IgM và IgG trong huyết thanh có sẳn để chẩn đoán nhiễm trùng HSV-1và HSV-2.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng ngừa
Nhiều vaccine đã được thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, hiện nay chưa có loại
vaccine nào được đưa vào sử dụng. Nên tránh tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm trùng virus
herpes đường sinh dục.
4.2. Điều trị
Hiện nay có nhiều thuốc chống virus herpes hửu hiệu và có sẵn để điều trị nhiễm trùng
virus herpes tại chỗ hoặc toàn thân. Những thuốc này gồm vidarabin, acyclovir và các dẫn
chất của thuốc này như famciclovir, valacyclovir là các thuốc thường dùng. Các thuốc khác
như Trifluothymidin, Iodouridine được dùng để điều trị các tổn thương herpes tại chỗ.
III. VIRUS THỦY ĐẬU - ZONA ( VARICELLA - ZOSTER VIRUS)
1. Tính chất của virus
Virus thủy đậu-zona ( viết tắt là VZV ) là một thành viên của họ herpes virus nên có
đặc tính cấu trúc như virus herpes simplex
- Virus có vỏ ngoài bằng lipid, kích thước của hạt virus 150 - 200 nm
- Lõi nucleocapsid có đối xứng hình khối đa diện, trong chứa phân tử ADN chuỗi đôi,
trọng lượng phân tử khoảng 80 x 106
dalton.
Virus phát triển trong các nuôi cấy tế bào như tế bào ối, tế bào xơ non, tế bào lưỡng
bội. Sự nhân lên của virus tạo ra các đám tổn thương riêng rẽ lan rộng, tế bào bị bệnh có nhân
to chiết quang, nguyên tương co tròn lại, có tiểu thể nội bào ưa axit ở trong nhân.
162Virus rất dễ chết, muốn bảo quản phải giữ tổ chức nuôi cấy trong điều kiện lạnh.
2. Gây bệnh cho người
Virus thủy đậu- zona gây 2 bệnh cảnh lâm sàng ở người là bệnh thủy đậu và bệnh
zona.
2.1. Bệnh thủy đậu
Người là ổ chứa virus duy nhất, bệnh thuỷ đậu là hậu quả của nhiễm trùng nguyên
phát virus VZV, bệnh rất thường gặp ở trẻ em, ít khi gặp ở người lớn. Virus xâm nhập vào
đường hô hấp trên phát triển tại chỗ gây nhiễm virus máu để phân tán đến các cơ quan, da,
thần kinh...
Tổn thương ở da, tế bào biểu bì sưng phồng tạo phỏng nước, kèm dấu hiệu toàn thân
với sốt, mệt mỏi toàn thân, bệnh khỏi sau 10 ngày đến 2 tuần, tổn thương ở da không để lại
sẹo. Các biến chứng gồm nhiễm trùng da, bội nhiễm phổi do vi khuẩn, viêm não.
2.2. Bệnh zona
Đây là một hình thức tái hoạt của một nhiễm trùng tiềm tàng virus VZV mà người
bệnh bị mắc phải trước đây. Bệnh xảy ra lẻ tẻ ở người lớn. Bệnh biểu hiện ở da bởi tổn thương
phỏng nước dính thành chùm và phân bố theo vùng các dây thần kinh bị ảnh hưởng, tổn
thương viêm được tìm thấy ở các rễ hạch thần kinh bị nhiễm trùng, thường gặp là rễ thần kinh
cổ, lưng, dây thần kinh sọ não.
Biểu hiện tổn thương viêm não, viêm màng não tủy có tỷ lệ thấp.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Nhiều kỹ thuật phòng thí nghiệm dùng để chẩn đoán nhiễm trùng do virus thủy đậu-
zona
3.1. Chẩn đoán trực tiếp
- Khảo sát hiệu ứng tê bào bệnh lý tổ chức tổn thương, dùng kính hiển vi điện tử để
phát hiện virus ở tổ chức nhưng không thể phân biệt được virus thủy đậu-zona và virus
herpes simplex.
- Tìm kháng nguyên virus trên các mẫu nghiệm bệnh phẩm (dịch phỏng nước, chất
ngoáy...) bằng các kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch liên kết enzyme với kháng thể
đơn dòng ( monoclonal antibodies).
- Phân lập virus trên nuôi cấy tế bào
- Xác định ADN của virus bằng kỷ thuật PCR
3.2. Chẩn đoán huyết thanh học
Chẩn đoán huyết thanh là phương pháp chẩn đoán chính để chẩn đoán nhiễm trùng do
virus này ở hệ thống thần kinh. Kỹ thuật thường dùng gồm phản ứng cố định bổ thể, thử nghiệm
miễn dịch liên kết enzyme (ELISA), thử nghiệm miễn dịch kháng thể huỳnh quang với kháng
nguyên màng (Fluorescent antibody to membrane antigenes: FAMA).
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
- Dùng vaccine sống giảm độc chống bênh thủy đậu-zona cho người bình thường và
những nguời có nguy cơ cao. Vaccine này đã được thử nghiệm cho thấy có hiệu quả phòng
bệnh.
- Có thể dùng globulin miễn dịch chống thủy đậu-zona (VZIG varicella-zoster
immunoglobulin) cho trẻ em < 15 tuổi bị suy miễn dịch chưa mắc thủy đậu, có tiếp xúc cùng
phòng, cùng nhà với bệnh nhân bị bệnh.
4.2. Điều trị
- Hạn chế bội nhiễm vi khuẩn ở tổn thương da, niêm mạc bằng vệ sinh, kháng sinh.
- Điều trị varicella - zona với các thuốc chống virus: acyclovir, Vidarabin.
- Dùng Interferon có nguồn gốc từ bạch cầu người.
163IV. CYTOMEGALOVIRUS
1. Đặc tính chung
Cytomegalovirus là một thành viên của họ herpes virus. Virus có cấu trúc đối xứng
hình khối, vỏ bên ngoài là lipoprotein. Nucleocapsid chứa ADN chuỗi đôi.
Virus phát triển thích hợp trong tổ chức nuôi cấy tế bào xơ non người, chu kỳ phát
triển của virus này chậm hơn các virus herpes khác. Trong tế bào nhiễm virus chúng nhân lên
bên trong nhân, quá trình sao chép của virus tạo nên các hạt vùi lớn ở trong nhân và nhiều hạt
vùi nhỏ hơn ở trong nguyên tương. Trên cơ thể người cytomegalovirus nhân lên trong tế bào
của nhiều cơ quan như tế bào tuyến nước bọt, tế bào gan, thận, phổi. Gần đây virus này được
xác định trong tế bào lymphocyte ở máu của bệnh nhân khỏe mạnh có phản ứng huyết thanh
dương tính. Sự tồn tại của cytomegalovirus trong tế bào lymphocyte có thể chịu trách nhiệm
cho nhiễm trùng virus sau truyền máu.
2. Đặc điểm gây bệnh ở nguời
- Cytomegalovirus có thể gây nhiễm trùng thai nhi bẩm sinh do người mẹ bị nhiễm
cytomegalovirus tiên phát trong thời kỳ mang thai. Các nhiễm trùng cytomegalovirus thai nhi
bẩm sinh có thể tiềm tàng đến nặng và lan tỏa với gan lách to, xuất huyết, vàng da, não nhỏ,
chậm phát triển - Các nhiễm trùng nặng thường chết trong bụng mẹ. Những trẻ em nhiêm
trùng không có triệu chứng có thể xuất hiện các bất thường về nghe, về thị giác, về phát triển
tâm thần vận động trong nhiều năm về sau.
- Nhiễm trùng cytomegalovirus mắc phải ở trẻ nhỏ khi sinh qua đường sinh dục bà mẹ
bị bệnh do virus này.
- Virus này gây nhiễm trùng cơ quan ở các bệnh nhân bị tổn thương miễn dịch như
ghép cơ quan, bệnh nhân già, bệnh nhân dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
- Ở những bệnh nhân bị AIDS, cytomegalovirus gây các nhiễm trùng lan tỏa và gây tử
vong cho những bệnh nhân này.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
3.1. Chẩn đoán trực tiêp
Cytomegalovirus được đào thải qua nước bọt, nước tiểu, chất dịch phế quản nhiều
tháng sau khi bị bệnh. Phân lập virus bằng cấy bệnh phẩm vào tổ chức tế bào xơ non người,
xác định hiệu ứng tế bào bệnh lý điển hình. Nhiều phương pháp xác định trực tiếp nhanh
chóng virus này trong bệnh phẩm gồm :
- Xác định kháng nguyên huỳnh quang sớm: bệnh phẩm cấy lên nuôi cấy tế bào sau
một đêm ủ cho phản ứng với kháng thể đơn dòng chống lại cytomegalovirus rồi gắn với
huỳnh quang.
- Xác định kháng nguyên bạch cầu: các tế bào đơn nhân từ máu ngọai vi được tách ly
tâm rồi nhuộm với kháng thể đơn dòng gắn enzyme hoặc huỳnh quang.
- Xác định ADN của virus trong bệnh phẩm bằng phản ứng khuếch đại chuỗi gen PCR
3.2. Chẩn đóan huyết thanh học
Nhiều kỹ thuật huyết thanh học dùng để xác định kháng thể kháng cytomegalovirus
trong huyết thanh bệnh nhân. Kháng thể lớp IgM được xác định bằng miễn dịch liên kết
enzyme hoặc miễn dịch huỳnh quang; kháng thể IgG xác địch bằng ELISA hoặc thử nghiệm
ngưng kết hồng cầu thụ động.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Chưa có vaccine phòng bệnh đặc hiệu, chủ yếu kiểm tra người cho cơ quan trước khi
ghép.
4.2. Điều trị
Hai thuốc kháng virus ganciclovir và foscarnet hiện nay có sẵn để điều trị nhiễm trùng
cytomegalovirus nhưng cần liều cao và đợt thuốc chỉ nên dùng khi nhiễm trùng do
cytomegalovirus đã được xác định. Dẫn chất nucleoside là 9-(1-3dihydroxyl-2
164propoxymethyl) guanin (DHPG) thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy có hiệu quả
chống lại cytomegalovirus.
V. EPSTEIN BARR VIRUS
1. Các tính chất của virus
Hạt virus Epstein Barr làm thuần khiết từ các tế bào lympho B nuôi cấy có cấu trúc
tương tự như cấu trúc của virus herpes khác. Hạt virus có nucleocapsid đối xứng hình khối
được bao bọc bên ngòai bởi vỏ phức tạp, bên trong nucleocapsid chứa chuỗi đôi ADN có
trọng lượng phân tử khỏang 101 x 106
dalton chứa gen mã hóa cho ít nhất 30 polypeptid.
Virus Epstein Barr nhân lên trong tế bào lympho B người nuôi cấy và Lympho B của
vài loài linh trưởng khác, gần đây nhiều nghiên cứu cho thấy virus này có trong các tế bào
biểu mô mũi hầu (nasopharyn). Virus này khó thu hoạch ở dạng vô bào để nuôi cấy hàng loạt.
Trong phòng thí nghiệm các tế bào lympho B được đánh giá bằng sự chuyển dạng của tế bào
lympho B.
Nhiều loại kháng nguyên khác nhau của virus Epstein Barr đã được xác định trong
những tế bào nhiễm virus bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang.
- Kháng nguyên VCA: Đây là kháng nguyên capsid của virus Epstein Barr gồm ít nhất
ba (3) protein. Những bệnh nhân bị nhiễm trùng do virus Epstein Barr trong huyết thanh có
chứa anti-VCA lớp IgM và IgG
- Kháng nguyên màng MA: Đây là thành phần kháng nguyên màng cảm ứng bởi virus
Epstein Barr, kháng nguyên này cũng có ở vỏ của virus. Kháng nguyên này kích thích tạo
kháng thể trung hòa.
- Phức hợp kháng nguyên sớm EA: Gồm hai thành phần .
* EA- D: Là thành phần kháng nguyên khuếch tán được xác định trong nguyên tương
và trong nhân tế bào bị xâm nhiễm.
* EA- R: Là thành phần kháng nguyên hạn chế chỉ thấy trong nguyên tương của tế
bào.
- Kháng nguyên nhân của virus Epstein Barr (EBNA): Kháng nguyên này tìm thấy
trong nhân tế bào bị xâm nhiễm. Kháng thể với EBNA xuất hiện 6- 8 tuần khi bị bệnh và kéo
dài suốt đời.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Virus được thải ra từ đường mũi đến 18 tháng sau khi bị nhiễm trùng tiên phát. Bệnh
nhân và người lành mang virus có khả năng gây lây nhiễm. Sự truyền bệnh chủ yếu qua nước
bọt khi hôn, không truyền qua không khí thở, bệnh có thể truyền qua truyền máu.
2.2. Bệnh ở người
Virus Epstein Barr gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn thường gặp ở thiếu
niên và người lớn trẻ. Biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, sốt viêm họng và hạch Lympho lớn. Bệnh
thường khỏi sau 3 đên 4 tuần và mất nhiều tháng mới lấy lại sức khỏe.
Biến chứng hiếm khi xảy ra, một khi có thì thường nặng và liên hệ đến nhiều cơ quan
gồm máu, hệ thần kinh, gan, tim, phổi.
Virus Epstein Barr còn gây các bệnh ác tính gồm u lympho Burkitt, ung thư hầu họng
và nhiều u lympho bào B.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
3.1. Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn
- Thử nghiệm tìm kháng thể với hồng cầu cừu, kháng thể này có thể lấy đi bằng hấp phụ
với hồng cầu bê, hồng cầu cừu, và ngựa nhưng không bị hấp phụ với thận chuột. Nó có tên là
kháng thể heterophil. Kháng thể này thấy ở 50% trẻ em và 90 đến 95% thiếu niên và người lớn bị
bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Kháng thể này giảm chuẩn độ, nhưng còn dương tính
đến 9 tháng sau khi bị bệnh cấp.
165- Xác định kháng thể IgM và IgG với VCA bằng thử nghiệm miễn dịch huỳnh quang
và miễn dịch liên kết enzyme dùng kháng thể đơn clôn. Có thể tìm kháng thể với kháng
nguyên EBNA.
Một số phòng thí nghiệm có trang bị, có thể tìm các kháng thể tương ứng với các
kháng nguyên sớm (EA) và với EBNA.
3. 2. Trong các bệnh ác tính
Xác định kháng thể với kháng nguyên EBNA, kháng thể IgA của kháng nguyên VCA
bằng miễn dịch huỳnh quang và miễn dịch enzyme.
Trong cả hai trường hợp tìm ADN của virus bằng kỹ thuật lai DNA hoặc PCR được
dùng ở các phòng thí nghiệm có trang bị.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Chưa có vaccine phòng bệnh hữu hiệu.
4.2. Điều trị
Acyclovir, interferon và β propiolacton là những chất ức chế sự sao chép virus Epstein
Barr trong phòng thí nghiệm. Vai trò của các thuốc này trong điều trị nhiễm trùng virus
Epstein Barr chưa được đánh giá.
166ADENOVIRUS
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được đặc điểm virus học của Adenovirus
2.Trình bày được khả năng gây bệnh của Adenovirus.
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán virus học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
Năm 1953, Rowe và cộng sự phân lập được các chủng Adenovirus đầu tiên từ mô sùi
vòm họng và hạch hạnh nhân của người. Vì chúng gây thoái hóa tế bào nên được gọi là virus
A.D ( Adenoid degenerative). Sau đó những virus tương tự được phân lập từ người lành và
người bệnh với các tên gọi khác nhau như : virusAPC (Adeno Pharyngeal Conjunctival),
virusARD (Acute Respiratory Diseases)...Năm 1956, tên Adenovirus được đặt cho nhóm này
và tên này được dùng cho đên ngày nay. Adenovirus thuộc họ Adenoviridae. Có hai giống
được công nhận là Aviadenovirus (chim) và Mastadenovirus (người và động vật có vú). Các
Adenovirus người gồm có 41 typ huyết thanh khác nhau, trong đó có nhiều typ huyết thanh có
thể gây bệnh cho người.
I. CÁC TÍNH CHẤT CỦA VIRUS
1.Cấu trúc hạt virus
Adenovirus là những virus
chứa DNA hai sợi, kích thước
virus từ 70 đến 80 nm đường
kính, không có vỏ bọc, capsid có
đối xứng hình khối và virus có
hình đa giác đều tạo nên bởi 252
capsome. Có hai loại capsome
chính là: 240 capsome gọi là
Hexon nằm trên 20 mặt hình đa
giác đều và 12 capsome gọi là
penton nằm ở 12 đỉnh của hình
đa giác đều. Mỗi penton mang
một sợi nhô ra bên ngoài và tận
cùng bởi một khối hình cầu nhỏ.
Lõi ADN 2 sợi có trọng lượng
phân tử 20x106
đến
25x106
Dalton.
2.Cấu trúc kháng nguyên
Adenovirus có cấu trúc kháng nguyên phức tạp. Có 3 loại kháng nguyên cấu trúc capsid
đó là :
- Hexon mang tính đặc hiệu nhóm, thứ nhóm và typ.
- Penton mang tính đặc hiệu nhóm và thứ nhóm.
- Sợi mang tính đặc hiệu thứ nhóm và typ
167
Hình 1. Cấu trúc AdenovirusHoạt tính ngưng hết hồng cầu liên quan đến kháng nguyên penton và sợi. Adenovirus có
khả năng ngưng kết hồng cầu khỉ và chuột cống.
3. Sức đề kháng của virus
Adenovirus đề kháng với ete, bền vững trong phạm vi pH rộng từ 2 - 10. Adenovirus có
thể tồn tại và không giảm hoạt tính xâm nhiễm khi ở 40
C trong nhiều tuần hoặc ở -250
C trong
nhiều tháng.
4. Sự nhân lên của virus
Adenovirus nhân lên tốt trong tế bào của người ( tế bào ối, tuyến giáp, thận) và các dòng
tế bào thường trực HeLa, KB, Hep - 2. Virus nhân lên và chín trong nhân tế bào túc chủ. Các tế
bào nhiễm virus tròn lại, trong nhân xuất hiện những hạt vùi. Thời gian cho một chu kỳ nhân
lên trung bình là 30 giờ.
II. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CHO NGƯỜI
Adenovirus người lưu hành rộng rãi khắp nơi trên thê giới. Chúng có khả năng gây ra
nhiều bệnh ở đường hô hấp, ở mắt và ở đường tiêu hóa trẻ em và người lớn. Bệnh lây truyền
chủ yếu theo đường hô hấp, virus có ở họng trong những ngày đầu của bệnh, rồi theo phân ra
ngoài trong nhiều tuần lễ và tồn tại nhiều năm ở hạch hạnh nhân. Adenovirus người có thể gây
các hội chứng lâm sàng sau :
1. Nhiễm virus cấp tính ở đường hô hấp trên
Adenovirus có hướng tính đặc biệt với đường hô hấp trên, gây các vụ dịch đường hô hấp
cấp tính trong một tập thể. Thời gian ủ bệnh 6-8 ngày triệu chứng nổi bật đầu tiên là sốt kèm
theo nhức đầu, sốt kéo dài 2 đến 4 ngày, các triệu chứng đường hô hấp tồn tại khoảng 1 đến 2
tuần lể, bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Hội chứng này thường do các typ 3, 4, 7 gây ra. Người ta
còn gặp thêm các Adenovirus typ 1, 2, 5 và 6 gây dịch ở địa phương ở trẻ em..
2. Viêm phổi
Thời kỳ nung bệnh từ 6 - 8 ngày. Bệnh đột ngột với sốt cao 390
C, ho, chảy nước mũi và
các dấu hiệu tổn thương thực thể ở phổi, các tổn thương này lan rộng và kéo dài.
Bệnh viêm phổi cấp do Adenovirus typ 3,4,7 và 14 gây ra và thường xuyên xảy ra trong
các tập thể thanh thiếu niên, đặc biệt typ7 thường xảy ra ở viêm phổi nặng, chủ yếu ở trẻ em,
tỷ lệ tử vong cao, khi khỏi để lại di chứng ở phổi.
3. Sốt, viêm thanh quản và kết mạc
Thời kỳ nung bệnh từ 4 - 5 ngày. Bệnh có ba triệu chứng đặc biệt là sốt 380
C, viêm
thanh quản cấp tính có ban đỏ khó nuốt và viêm kết mạc ở một hoặc hai bên. Hội chứng này
thường do Adenovirus typ 3 gây ra.
4. Viêm giác mạc - kết mạc thành dịch
Viêm kết mạc do Adenovirus gây ra có thể là một biểu hiện lâm sàng riêng biệt hay là
kết hợp với hội chứng đường hô hấp. Thời kỳ nung bệnh từ 5 - 7 ngày, bệnh khởi đầu đột
ngột, kết mạc đỏ và các tổ chức tế bào quanh mắt bị phù thũng. Bắt đầu chỉ có một mắt bị
viêm, khoảng 3 - 7 ngày sau lan sang mắt thứ hai. Ở xung quanh tai có hạch và giác mạc có
những khỏang mờ tròn, nhỏ và nông. Các thương tổn này xuất hiện trong vòng 2 - 4 tuần lễ,
hầu hết bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Gây ra bởi Adenovirus typ 8, 19, 37.
5. Viêm dạ dày, ruột
Các Adenovirus là một tác nhân virus thường gặp trong bệnh viêm dạ dày - ruột cấp tính
không do vi khuẩn. Adenovirus chiếm vị trí thứ 2 sau Rotavirus trong bệnh tiêu chảy do virus
ở trẻ nhỏ. Thời kỳ ủ bệnh từ 3 - 10 ngày. Bệnh nhân tiêu chảy tóe nước kéo dài khoảng 7
ngày, có kèm theo sốt, nôn, hội chứng đường hô hấp và viêm kết mạc. Bệnh thường do
Adenovirus typ 40, 41 và 31 gây ra.
1686. Nhiễm virus thể ẩn
Một số lớn các nhiễm trùng Adenovirus là ở thể ẩn. Một người có thể nhiễm Adenovirus
nhiều lần nhưng đều bị bỏ qua vì không có dấu hiệu lâm sàng, chỉ phát hiện được khi nuôi cấy
phân lập virus. Adenovirus có thể sống âm ỉ trong hạch hạnh nhân và trong ruột người lành
trong nhiều tuần.
III. CHẨN ĐOÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Chẩn đoán nhanh
Dùng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang trực tiếp để chẩn đoán trong các thể phổi nặng
bằng cách phát hiện kháng nguyên virus trong các tế bào biểu mô đường hô hấp trên (bệnh
phẩm) bằng kháng huyết thanh mẫu có gắn chất màu huỳnh quang. Trong trường hợp ỉa chảy
do Adenovirus, có thể xét nghiệm phân bằng kính hiển vi điện tử và đơn giản hơn là dựa vào
kỹ thuật ngưng kết hạt latex có gắn kháng thể để phát hiện Adenovirus trong phân.
2. Phân lập virus
Lấy bệnh phâm tùy theo hội chứng lâm sàng, có thể là chất tiết của mũi hầu hay mắt,
hay nước rửa cổ họng, hay phân... Nuôi cấy bệnh phẩm vào các nuôi cấy tế bào thích hợp như
nuôi cấy tế bào HeLa, Hep-2..., phát hiện hiệu ứng tế bào bệnh lý, sự hủy hoại tế bào nuôi cấy
xảy ra sau 2 - 4 ngày.
3. Chẩn đoán huyết thanh
Có thể dùng phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu, phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng
trung hòa để phát hiện các kháng thể có trong huyết thanh bệnh nhân. Khi hiệu giá kháng thể
tăng lên ở máu lấy lần thứ 2, thì có giá trị chẩn đoán.
IV. PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Phòng bệnh
Các biện pháp phòng bệnh chung giống như phòng bệnh các virus đường hô hấp khác.
Đang nghiên cứu vaccine sống giảm độc.
2. Điều trị
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cần đề phòng bội nhiễm vi khuẩn đặc biệt ở trẻ suy
dinh dưỡng. Tuy nhiên, các biến chứng do nhiễm khuẩn thứ phát rất hiếm.
169ENTEROVIRUS
Mục tiêu học tập
1.Trình bày được đặc điểm virus học của Poliovirus, Coxsackievirus và Echovirus
2.Trình bày được khả năng gây bệnh của ba loại virus trên
3.Trình bày được phương pháp chẩn đoán virus học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
Enterovirus thuộc họ Picornaviridae, họ này gồm 2 giống: Enterovirus và Rhinovirus.
Đặc điểm chung là nhỏ, chứa ARN 1 sợi, capsid đối xứng hình khối, không có vỏ bọc.
- Giống Enterovirus gồm 4 loài:
+ Poliovirus: gồm có 3 typ, gây bệnh bại liệt, viêm màng não.
+ Coxsackievirus: gồm có 29 typ, gây viêm màng não vô khuẩn, viêm cơ tim, viêm
họng áp tơ, phát ban ngòai da...
+ Echovirus: gồm có 32 typ, gây viêm màng não vô khuẩn, viêm đường hô hấp, viêm
não, viêm ruột, viêm cơ tim,...
+ Enterovirus typ 68-71 gây viêm kết mạc chảy máu, viêm tiếu phế quản; typ 72 của
Enterovirus gây viêm gan cấp tính (Hepatitis A virus).
- Giống Rhinovirus: gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.
I. VIRUS BẠI LIỆT (POLIOVIRUS)
Poliovirus xâm nhiễm họng và ruột nên có thể phân lập ở cả 2 nơi. Nó gồm 3 typ: 1, 2,
3.
Poliovirus gây nên bệnh bại liệt, một bệnh cấp tính tác động lên hệ thần kinh trung
ương. Những nơ ron vận động của tủy sống hoặc của vỏ não có thể bị phá hủy và do đó gây
nên liệt mềm. Trong một vụ dịch 90 - 93 % các truờng hợp là thể ẩn, 4 - 8% bênh nhẹ với
những triệu chứng đường hô hấp và đường ruột, chỉ có 1 - 2% có hội chứng bại liệt.
1. Đặc tính virus học
1.1. Hình thái
Virus bại liệt là một trong những virus nhỏ nhất được biết, đường kính 28 nm. Virus
chứa ARN một sợi, capsid đối xứng hình khối gồm có 32 capsome. Phân tử ARN một sợi
chiếm 30 % trọng lượng của hạt virus. Phân tử ARN có thể tách khỏi hạt virus và vẫn giữ khả
năng xâm nhiễm các nuôi cấy tế bào. Capsid bảo vệ axit nucleic, giúp cho virus cố định lên bề
mặt tế bào cảm thụ và mang kháng nguyên đặc hiệu hình thành tính miễn dịch đối với virus.
1.2. Sức đề kháng
Virus đề kháng với ete và thuốc tẩy, bền vững ở pH 4 - 10 nhưng bị mất hoạt tính ở 56
0
C trong 30 phút hoặc xử lý bằng formalin, Cl2, H2O2, KMnO4. Ở nhiệt độ bình thường virus
có thể tồn tại trong phân người từ 1 ngày đến nhiều tuần lễ tùy theo số lượng virus, pH và độ
ẩm của phân. Virus giữ khả năng xâm nhiễm trong một thời gian tương đối dài ở trong nước,
sữa và các thức ăn khác.
1.3. Tính chât nuôi cấy
Người ta có thể nhiễm virus cho các loài khỉ Rhesus, khỉ Cynomolgus lúc tiêm vào tủy
sống, vào não hoặc nhỏ vào mũi. Poliovirus có thể lây truyền bằng đường tiêu hóa lúc nhiễm
virus cho khỉ qua đường miệng. Hiện nay động vật không còn được sử dụng để chẩn đoán
virus nhưng được sử dụng để thử nghiệm vaccine.
Phần lớn những chủng Poliovirus có thể phát triển ở tế bào nguời hoặc tế bào thận khỉ,
hoặc tế bào thường trực như tế bào HeLa. Poliovirus gây nên ở nuôi cấy tế bào hiệu ứng tế
bào bệnh lý đặc trưng: tế bào trở nên tròn, chiết quang, nhân co rút trước khi thoái hóa.
1701.4. Cấu trúc kháng nguyên
Poliovirus gồm 3 typ: 1, 2, 3 xác định nhờ phản ứng trung hòa, phản ứng kết hợp bổ thể
và phản ứng kết tủa ở môi trường gel. Kháng nguyên trung hòa và kháng nguyên kết hợp bổ
thể có thể chiết xuất từ nuôi cấy tế bào hoặc từ thần kinh trung ương bị nhiễm virus.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Đường lây truyền bệnh
Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm mạnh, có thể lây truyền bằng đường tiêu hóa và
đường hô hấp nhưng chủ yếu là đường tiêu hóa. Người nhiễm virus do ăn thức ăn nhiễm virus
hay tiếp xúc với các vật dụng nhiễm virus hoặc hô hấp các hạt chất tiết nhỏ có chứa virus.
2.2. Sự phát triển của virus ở trong cơ thể
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus xâm nhiễm vùng miệng họng và ruột, nhân lên ở đó
và ở những hạch bạch huyết ở cổ và màng treo ruột. Sau 2, 3 ngày virus được phóng thích vào
máu và sự nhiễm trùng thứ phát xảy ra ở những mô nhạy cảm khác mô thần kinh và hệ thần
kinh trung ương. Sự nhân lên của những virus ở những vị trí ban đầu và sự nhiễm virus máu
tiếp theo, trong nhiều truờng hợp không có biểu hiện lâm sàng hoặc cho thấy một chứng bệnh
không đặc hiệu, chứng bệnh quan trọng gọi là bệnh bại liệt xảy ra sau nhiễm virus máu và là
hậu quả của sự nhân lên của virus và sự phá hủy tế bào ở những vị trí thứ phát. Thời gian
nung bệnh từ 7 - 14 ngày, có khi ngắn hơn 3 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.
3. Đăc điểm lâm sàng
3.1. Sự nhiễm trùng không biểu hiện
Khoảng 90 - 95% nhiễm Poliovirus không cho thấy triệu chứng. Trong những trường
hợp này sự nhiễm trùng chỉ giới hạn ở đường tiêu hóa và chỉ có thể xác định bằng cách phân
lập virus ở phân hoặc bằng phản ứng huyết thanh.
3.2. Chứng bệnh nhẹ
Bệnh nhân sốt vừa trong 24 - 48 giờ, chứng bệnh nhẹ xảy ra trước khi chứng bệnh
nặng. Triệu chứng: đau đầu, biếng ăn, nôn mửa, xung huyết mũi và hầu, đau họng và đôi khi
rối loạn tiêu hóa. Chứng bệnh nhẹ không phải là một nét thông thường của bệnh bại liệt và chỉ
xảy ra ở 1/3 trẻ em và ít hơn ở người lớn trong số người được chẩn đoán bị bệnh bại liệt.
Chứng bệnh nhẹ được xem là biểu hiện lâm sàng của nhiễm virus máu sau đó bệnh nhân
hồi phục. Hội chứng được gọi là bệnh bại liệt non và chiếm khoảng 4 - 8% của tất cả những
nhiễm Poliovirus.
3.3. Chứng bệnh nặng
Xuất hiện 1 - 3 ngày sau chứng bệnh nhẹ hoặc xảy ra mà không có chứng bệnh nhẹ.
- Giai đoạn trước bại liệt: chứng bệnh phản ảnh sự xâm nhiễm của Poliovirus vào hệ
thân kinh trung ương, biểu thị những triệu chứng lâm sàng đầu tiên của sự nhiễm trùng trong
phần lớn những trường hợp. Đăc điểm: sốt, đau đầu, buồn nôn, mửa và dấu hiệu kích thích
vừa ở màng não gây nên đau và cứng cổ và lưng, cũng có thể đau ở tứ chi. Ở một vài bệnh
nhân chứng bệnh dừng ở đây mà không phát triển thành liệt và được gọi là bệnh bại liệt không
liệt.
- Giai đoạn liệt: 1 - 5 ngày sau khi xuất hiện chứng bệnh nặng hoặc đôi lúc lâu hơn,
người bệnh bị liệt mềm ở những nhóm cơ riêng biệt. Liệt cơ phát triển trong 3 ngày kế tiếp,
quy mô phụ thuộc vào vị trí và tình trạng của những thương tổn ở hệ thần kinh trung ương. Sự
phục hồi bắt đầu sau khi bệnh ngừng phát triển. Sự hoạt động của những cơ bị liệt có thể được
cải thiện trong 4 - 6 tuần lễ tiếp theo, mọi cải thiện thường hoàn tất trong vòng 6 tháng. Vật lý
trị liệu có thể hỗ trợ cho sự hồi phục. Hiếm hơn một giai đoạn liệt thứ 2 xảy ra 3 - 4 ngày sau
giai đoạn liệt thứ nhất. Khoảng 1 - 2% người bị nhiễm Poliovirus phát triển thành chứng bệnh
nặng.
1714. Các hình thức bại liệt
Những thương tổn gây liệt cơ thông thường xảy ra ở những tế bào của sừng trước tủy
sống (chứng bại liệt tủy sống). Những thương tổn tương tự có thể xaỷ ra ở những vùng tủy
sống và não (chứng bại liệt hành não) và ở vỏ não (chứng bại liệt não). Bại liệt hành não đặc
biệt nghiêm trọng vì thương tổn của những dây thần kinh sọ gây liệt cho những cơ của khí
quản, thanh quản, vòm miệng, làm mất khả năng nuốt và nhanh chóng cản trở sự hô hấp nếu
không được điều trị thích hợp. Thương tổn của những trung tâm hô hấp và vận mạch có thể
dẫn đến suy hô hấp và trụy tim mạch nên chứng bại liệt hành não có tỷ lệ tử vong cao.
5. Tính miễn dịch
Tính miễn dịch thường xuyên đối với typ Poliovirus gây nên sự nhiễm trùng. Tuy nhiên
có thể có một mức độ thấp về sự đề kháng khác typ đặc biệt giữa typ 1 và typ 2. Kháng thể
kháng bại liệt của mẹ truyền cho con tuần tự biến mất trong 6 tháng đầu của đời sống đứa bé.
Kháng thể tiêm vào cơ thể chỉ tồn tại trong 3 - 5 tuần lễ.
Kháng thể trung hòa tạo thành khoảng 7 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với Poliovirus và
tồn tại suốt đời. Vì virus ở trong não và tủy sống không bị ảnh hưởng bởi kháng thể ở trong
máu nên tạo miễn dịch chỉ có giá trị lúc thực hiện trước khi xuất hiện những triệu chứng liên
quan đến hệ thần kinh.
Từ lâu người ta biết sự đề kháng bệnh bại liệt liên hệ chặt chẽ với amidan. Những khảo
sát gần đây cho thấy sau khi cắt amidan thì mức kháng thể ở miệng và họng giảm xuống rõ
rệt, đặc biệt ở trẻ em nam. Ở trẻ em bị cắt amidan thì sự đáp ứng với vaccine bại liệt phát triển
chậm và hiệu giá kháng thể thấp hơn trẻ em có amidan nguyên vẹn.
6. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
6.1. Nước não tủy
Bạch cầu gia tăng 10 - 200 /mm3
, ít khi lớn 500 /mm3
. Trong giai đoạn sớm của bệnh tỷ
lệ bạch cầu đa nhân /lymphô cao nhưng trong vòng ít ngày tỷ lệ đó đảo ngược lại. Số lượng tế
bào toàn phần chậm trở lại bình thường. Protein trong nước não tủy tăng vừa, trung bình 40
-50 mg/100ml và tồn tại như vậy trong nhiều tuần lễ trước khi số lượng tế bào giảm xuống.
Lượng glucose bình thường.
6.2. Phân lập và xác định virus
- Bệnh phẩm :
Là que bông ngoáy họng trong thời gian bệnh mới bộc phát nhưng có thể lấy ngoáy hậu
môn hoặc lấy phân trong một thời gian dài hơn. Khả năng tìm thấy virus tuỳ thuộc quá trình
chứng bệnh: 80% trong 2 tuần lễ đầu nhưng chỉ 25% trong tuần lễ thứ 3. Trong trường hợp
bệnh nhân chết thì lấy não và chất chứa đại tràng. Bệnh phẩm phải được làm lạnh càng sớm
càng tốt và nếu gởi đến phòng thí nghiệm quá 1 ngày thì phải giữ ở trạng thái đông lạnh.
- Phân lập và xác định
Nuôi cấy ở tế bào thận khỉ hoặc tế bào màng ối hoặc tế bào thường trực (Hela, KB, WI-
38). Virus bại liệt gây nên hiệu ứng tế bào bệnh lý đặc trưng. Xác định typ bằng phản ứng
trung hòa.
- Phản ứng huyết thanh :
Lấy huyết thanh kép: lần thứ nhất sau khi bệnh bộc phát, lần thứ hai, 2 - 3 tuần lễ sau để
tìm động lực kháng thể. Có thể sử dụng phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng trung hòa. Kháng
thể kết hợp bổ thể thay đổi trong quá trình của chứng bệnh. Kháng thể trung hòa xuất hiện
sớm và thường có thể khám phá trong thời gian bệnh nhân nằm viện. Kháng thể kết tủa đặc
hiệu typ phát triển trong thời gian hồi phục và ít được sử dụng trong chân đoán.
Phản ứng huyết thanh ngoài giá trị chẩn đoán bệnh, còn có giá trị xác định được tình
trạng nhiễm virus (thể ẩn) trong cộng đồng và xác định hiệu lực của vaccine.
7. Phòng ngừa và điều trị
7.1. Điều trị
Không có thuốc đặc hiệu
1727.2. Phòng ngừa:
Bằng biện pháp chung khó thực hiện, chủ yếu bằng vaccine rất hữu hiệu. Có 2 loại
vaccine: vaccine Salk và vaccine Sabin.
- Vaccine Salk:
Là vaccine chết chứa 3 typ virus độc lực nuôi cấy ở tế bào thận khỉ và giết chết bằng
formol và β propiolacton. Tiêm trong da vaccine tạo nên miễn dịch dịch thể ngăn ngừa không
cho virus xâm nhiễm thần kinh trung ương. Vaccine an toàn và hiệu quả nếu sử dụng đúng
nguyên tắc. Tuy nhiên vaccine này có một số nhựơc điểm: không tạo nên miễn dịch tại chỗ do
đó virus vẫn có thể nhân lên ở ruột nên không làm giảm nguy cơ lây lan virus, ngoài ra phải
tiêm nên khó thực hiện ở quy mô lớn, hơn nữa lại đắt tiền.
- Vaccine Sabin:
Là vaccine sống giảm độc. Đây là một vaccine sống hoàn chỉnh chứa 3 typ virus bại liệt
1, 2, 3 giảm độc. Virus nhân lên trong tế bào ruột tạo thành kháng thể tại chỗ. Miễn dịch thu
hoạch không những ngăn cản virus độc lực hoang dại xâm nhiễm thần kinh mà còn ức chế sự
xâm nhiễm và nhân lên của các virus đó ngay tại ruột. Hơn nữa vaccine Sabin rẻ khoảng 100
lần so với vaccine Salk và dễ thực hiện vì có thể cho uống hoặc nhỏ ít giọt vào một thỏi đường
rồi cho ngậm.
II. COXSACKIEVIRUS
Loài Coxsackievirus thuộc họ Picornaviridae gồm 29 typ. Chúng khác biệt với các
Enterovirus khác ở khả năng gây bệnh ở chuột ổ , các enterovirus khác thì hiếm hoặc không.
Chúng chia thành 2 nhóm: nhóm A và nhóm B có khả năng gây bệnh ở chuột khác nhau.
Cũng như Poliovirus chúng xâm nhiễm ruột người và được phân lập lần đâu tiên ở phân của 2
trẻ em ở Coxsackie, New York. Chúng gây nhiều chứng bệnh khác nhau: Coxsackie A gây
viêm họng áp tơ, phát ban ngòai da, gây viêm kết mạc chảy máu, viêm màng não vô khuẩn...,
Coxsackie B gây viêm cơ tim ở trẻ sơ sinh, viêm đường hô hấp trên, viêm màng ngoài tim,
viêm màng trong tim...
III. ECHOVIRUS
Loài Echovirus (enteric cytopathogenic human orphan virus) thuộc họ Picornaviridae
gồm 33 typ. Chúng cũng tìm thấy ở ống tiêu hóa, gây nên hiệu ứng tế bào bệnh lý ở nuôi cấy
tế bào nhưng không gây nên những thương tổn bệnh lý ở chuột ổ. Chúng liên quan đến một
hoặc nhiều hội chứng bệnh từ chứng bệnh hô hấp nhẹ đến thương tổn ở não. Chúng gây nên
viêm màng não vô khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính, viêm não, viêm ruột, viêm
cơ tim, sốt phát ban...
173ROTAVIRUS
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được đặc điểm virus học của Rotavirus
2.Trình bày được khả năng gây bệnh của Rotavirus
3.Trình bày phương pháp chẩn đoán virus học, phương pháp phòng ngừa và điều trị
Rotavirus thuộc giống Reovirus họ Reoviridae gây nhiễm trùng đường hô hấp và đường
tiêu hóa. Rotavirus gây bệnh tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng trẻ em dưới 2 tuổi trên toàn
thế giới. Virus Norwalk tương tự nhưng nhỏ hơn Rotavirus cũng gây bệnh tiêu chảy nhưng ở
trẻ em lớn tuổi và người trưởng thành.
I. ĐẶC ĐIỂM VIRUS HỌC
1. Đặc điểm về cấu trúc
Rotavirus được gọi tên như thế vì có dạng tròn như bánh xe kích thước hạt virus là
65 -70 nm. Axit nucleic là ARN hai sợi, được chia thành 11 đoạn nằm ở trung tâm của hạt
virus, đường kính 38nm được bao bọc bởi hai lớp capsid. Capsid đối xứng hình khối gồm
capsid trong và capside ngoài. Các capsome của lớp trong xếp theo hình nan hoa và kéo nối
các capsome của lớp ngoài tạo nên hình vòng do vậy các virus này mới có tên là rota (Rota =
bánh xe).
1.1.Đặc điểm về kháng nguyên
174
Hình 1 Rotavirus dưới kính hiển vi điện tử
Hình 2. Cấu trúc của hạt RotavirusHai lớp capsid của virus mang đặc điểm kháng nguyên riêng biệt. Lớp capsid ngoài
mang tính kháng nguyên đặc hiệu typ. Lớp capsid trong mang kháng nguyên đặc hiệu nhóm.
Rotavirus gây bệnh cho người và các Rotavirus gây bệnh cho động vật có kháng
nguyên tương tự nhau nhưng không có mối liên quan về mặt kháng nguyên với các virus
thuộc họ Reoviridae.
Rotavirus gây bệnh cho người gồm có 6 typ huyết thanh. Lúc nhiễm typ huyết thanh nào
thì đáp ứng kháng thể cao với typ đó và chỉ có đáp ứng từng phần với các typ khác.
1.2. Đặc điểm nhân lên và khả năng gây bệnh
Rotavirus vào cơ thể người và nhân lên chủ yếu ở niêm mạc tá tràng. Chúng còn gây
tiêu chảy ở lợn con, bò sơ sinh hoặc khỉ sơ sinh. Người ta có thể nuôi cấy Rotavirus ở nuôi
cấy tế bào ruột bào thai người, thận bào thai lợn. Sự nhân lên của virus có thể phát hiện bằng
miễn dịch huỳnh quang và miễn dịch hiển vi điện tử, nhưng hiệu ứng tế bào bệnh lý không có
hoặc tối thiểu.
1.3. Sức đề kháng
Virus bị bất hoạt nhanh chóng khi bị xử lý bằng EDTA (ethylendiamintetracetic acid).
Chúng dễ bị bất hoạt ở pH nhỏ hơn 3 và lớn hơn 10, nhưng có sức đề kháng tốt với với clo và
ete. Chúng bền vững sau nhiều ngày ở trong phân ở nhiệt độ thường.
II. CƠ CHẾ SINH BỆNH
Rotavirus nhân lên trong liên bào nhung mao ruột non phá hủy cấu trúc liên bào và làm
cùn nhung mao ruột non. Tế bào hâp thu trưởng thành của nhung mao tạm thời bị thay thế bởi
những tế bào chưa trưởng thành không thể hấp thu hữu hiệu đường và thức ăn, gây bài tiết
nước và chất điện giải ở ruột non, dẫn tới ỉa chảy thẩm thấu do kém hấp thu. Sự hấp thu thức
ăn trở nên bình thường lúc các nhung mao ruột tái sinh và các tế bào nhung mao trưởng thành.
III. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
Ỉa chảy nghiêm trọng và sốt, đôi khi có nôn là một hội chứng thông thường do Rotavirus
gây nên ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt là trẻ em bú sữa mẹ. Sinh thiết cho thấy niêm mạc ruột
non là chỗ nhân lên chính của virus. Virus thải ra trong phân tối đa trong 4 ngày đầu của
chứng bệnh nhưng người ta có thể phát hiện virus 7 ngày sau khi bị ỉa chảy. Trong nhiễm
trùng thử nghiệm ở khỉ và lợn con, sự nhân lên của virus và những thuơng tổn bệnh lý xảy ra
ở những tế bào cuả toàn bộ ruột non, nhưng ruột già và những cơ quan khác không bị nhiễm
virus.
Bệnh có thể xảy ra từ hình thức nhiêm trùng không biểu hiện đến ỉa chảy vừa, ỉa chảy
nghiêm trọng, có thể chết. Bệnh thường khởi phát đột ngột. Nôn mửa trước khi ỉa chảy xảy ra
trên 80% trẻ em bị bệnh, khoảng 1 phần 3 trẻ em nằm viện có nhiệt độ trên 390
C. Bệnh
thường kéo dài từ 2 - 6 ngày. Dịch nhầy thường thấy trong phân nhưng bạch cầu và hồng cầu
tìm thấy ít hơn 15% trường hợp. Nhiễm Rotavirus cũng thường cho thấy những triệu chứng
đường hô hấp, sốt, nôn, rồi ỉa chảy. Nhiễm trùng Rotavirus đặc biệt nghiêm trọng và có thể
đưa đến tử vong ở trẻ em suy miễn dịch.
IV. DỊCH TỄ HỌC
Nhiễm Rotavirus xảy ra khắp nơi trên thế giới. Trong khoảng 3 tuổi đầu, mỗi trẻ em bị
nhiễm Rotavirus ít nhất một lần. Ở các nước ôn đới nhiễm trùng xảy ra ở những tháng lạnh về
mùa đông. Ở nước ta cũng như các nước nhiệt đới bệnh xảy quanh năm, tần số tăng lên ở các
tháng mát trời và mưa lạnh: 10, 11, 12. Rotavirus là căn nguyên quan trọng nhất gây ỉa chảy
mất nước nghiêm trọng ở trẻ nhỏ và trẻ dưới 3 tuổi ở các nước phát triển cũng như các nước
đang phát triển và chiếm từ 30 - 50 % các trường hợp ỉa chảy cân nằm viện hoặc cần bù dịch
tích cực.
175V. CHẨN ĐOÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM
5.1. Xác định virus
- Bệnh phẩm: Lấy phân bệnh nhân trong tuần lễ đầu của bệnh hoặc hút dịch tá tràng.
- Kỹ thuật xét nghiệm: Quan sát hạt virus trực tiếp ở dưới kính hiển vi điện tử cho thấy
có hình dạng tròn như bánh xe (xem hình 1 ở phần đầu của bài). Cũng có thể phát hiện virus
trực tiếp từ bệnh phẩm bằng thử nghiệm ngưng kết hạt latex, ngưng kết hồng cầu thụ động.
Kỹ thuật miễn dịch liên kết men (ELISA) cũng được sử dụng để phát hiện Rotavirus ở mẫu
nghiệm phân. Kỹ thuật phân tử điện di ARN của virus từ mẫu nghiệm phân trên gel
polyacrylamid cho phép phân biệt các chủng Rotavirus gây bệnh ở người.
5.2. Chẩn đoán huyết thanh
- Bệnh phẩm là máu bệnh nhân
- Sử dụng các phản ứng miễn dịch liên kết enzyme (ELISA), miễn dịch phóng xạ, phản
ứng miễn dịch huỳnh quang để phát hiện kháng thể IgG trong máu bệnh nhân. Tuy nhiên,
chẩn đoán huyết thanh ít có giá trị cho chẩn đoán lâm sàng.
VI. PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ
Bệnh xảy ra ngay ở các nước phát triên có phương tiện y tế hiện đại và cung cấp đầy đủ
nước sạch nên không thể phòng ngừa bằng biện pháp vệ sinh đơn thuần. Những tiên bộ trong
một số vaccine sống giảm độc cho phép hy vọng có thể phòng ngừa bằng vaccine trong thời
gian tới.
Điều tri bằng cách cho uống oresol (ORS) để bù nước và chất điện giải. Chỉ một số
trường hợp đến bệnh viện quá nặng mới phải truyền dịch.
176VIRUS CÚM
(Influenzavirus)
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các tính chất của virus.
2. Trình bày được khả năng gây bệnh của virus.
3. Trình bày được các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm và phòng bệnh.
Virus cúm là thành viên của họ Orthomyxoviridae. Các virus này là những tác nhân
gây bệnh cúm ở người và động vật. Các virus gây bệnh cho người được phân biệt thành 3 type
A, B và C.
Có nhiều tác nhân virus khác nhau như virus cúm, virus á cúm, virus hợp bào hô hấp,
virus adeno ... đều có thể gây ra hội chứng giống cúm. Nhưng chỉ có virus cúm mới là thủ
phạm gây ra bệnh cúm thật sự.
I. CÁC TÍNH CHẤT CỦA VIRUS
1. Hình thể, cấu trúc của virus
Virus cúm hình cầu đường kính từ 80 - 120 nm nhưng đôi khi có dạng hình sợi.
Nucleocapsid đối xứng kiểu xoắn trôn ốc, chứa ARN một sợi có trọng lượng phân tử khoảng
4x106
daltons kèm theo enzyme ARN polymerase phụ thuộc ARN. Cấu trúc ARN của virus
cúm A và B phân làm 8 đoạn gen, còn ở virus cúm C phân làm 7 đoạn, trên mỗi đoạn gen
virus có thể ghi dấu cho nhiều mật mã di truyền. Nucleocapsid được bao bọc bởi màng protein
nền M1 (M: Matrix), phía ngoài màng lại được bao bọc bởi vỏ ngoài là lớp lipid kép có nguồn
gốc từ màng bào tương cùa tế bào chủ. Protein M2 đâm xuyên và nhô ra khỏi vỏ ngoài, tạo
thành các kênh ion. Trên bề mặt vỏ ngoài có những cấu trúc sợi được cấu tạo bởi
glycoprotein, tạo nên các kháng nguyên hemagglutinin (ký hiệu là H) và neuraminidase (ký
hiệu là N). Mỗi sợi H và N dài 8-10 nm, cách nhau 8 nm. Hai cấu trúc H và N là những kháng
nguyên quyết định khả năng ngưng kết hồng cầu động vật.
2. Sự nhân lên của virus
Các virus cúm nuôi cấy dễ dàng trong phôi gà. Ngoài ra, người ta còn dùng các nuôi
cấy tế bào thận phôi người, thận khỉ và chuột lang để nuôi cấy virus cúm in vitro.
Khi xâm nhập vào tế bào thích hợp thì ARN của virus được tổng hợp trong nhân của
tế bào vật chủ, còn các thành phần khác của virus được tổng hợp trong bào tương của tế bào.
Các hạt virus mới được hình thành ở màng tế bào. Màng tế bào vật chủ bị đẩy lồi ra, sau đó
giải phóng ra những hạt virus hoàn chỉnh. Sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ có thể bị
ức chế bởi actinomyxin D. Một chu kỳ hoàn chỉnh của virus khoảng 12 giờ.
Một tế bào bị nhiễm virus cúm sau khoảng 12 giờ phần lớn là sinh ra các hạt virus
hoàn chỉnh (virion), nhưng đôi khi có thể sản sinh ra một loại virus ở trạng thái không hoàn
chỉnh (hạt DIP: Defective interfering particles). Những hạt virus không hoàn chỉnh chứa rất ít
hoặc không có ARN, mất khả năng gây xâm nhiễm, nhưng vẫn giữ được khả năng ngưng kết
hồng cầu.
3. Sức đề kháng với các tác nhân lý hóa học
- Hạt virus bị phá hủy bởi ether và deoxycholate natri do nó có 20 - 30% lipit.
- pH thích hợp nhất là 6,5 - 7,9.
- Virus chịu nhiệt kém : Ở 560
C - 600
C tính xâm nhiễm bị phá hủy trong một vài phút,
nhưng hoạt tính ngưng kết hồng cầu vẫn được duy trì.
1774. Cấu tạo kháng nguyên của virus
- Kháng nguyên nucleocapsid: Là thành phần đối xứng hình xoắn ốc nằm bên trong vỏ
bọc. Đó là kháng nguyên kết hợp bổ thể hòa tan có thành phần hóa học là nucleoprotein. Dựa
vào kháng nguyên nucleocapsid và protein M người ta chia các chủng virus cúm ra làm 3
type huyết thanh A, B, C. Kháng nguyên của mỗi type khác nhau và không phản ứng chéo
với kháng nguyên của hai type kia.
- Kháng nguyên protein nền M1: Là thành phần cấu trúc chính bao bọc nucleocapsid.
-Kháng nguyên hemagglutinin và kháng nguyên neuraminidase: Bản chất là
glycoprotein nằm trên vỏ bọc của virus. Hai kháng nguyên này có vai trò trong sự xâm nhễm
vào tế bào và sự thóat ra khỏi tế bào của hạt virus. Nhờ có kháng nguyên bề mặt này mà virus
cúm có thể ngưng kết hồng cầu của 20 loài động vật khác nhau, hay dùng nhất là 1% dịch treo
hồng cầu gà, hồng cầu người nhóm O và chuột lang. Kháng nguyên H đặc trưng cho týp,
kháng nguyên N đặc trưng thứ týp (subtype). Các cấu trúc H và N của virus cúm có thể thay
đổi trong từng thứ týp. Hiện nay có 16 cấu trúc kháng nguyên H (H1 đến H16) và 9 cấu trúc
kháng nguyên N (N1 đến N9) khác nhau đặc hiệu cho từng thứ týp của các týp cúm A, B và C.
- Sự thay đổi kháng nguyên của virus cúm: Cấu trúc kháng nguyên của virus cúm
(kháng nguyên H và kháng nguyên N) thay đổi rõ nhất, đặc biệt với virus type A. Trong type
A và B những biến chủng có thể phân biệt nhờ sự sai biệt kháng nguyên H và kháng nguyên
N. Trong một ít thập kỷ qua cứ khoảng 10 - 12 năm xuất hiện một biến chủng, chủ yếu là một
thứ týp của type A và trong một thời gian nhất định chỉ một thứ týp duy nhất chiếm ưu thế.
Genom của virus cúm phân làm nhiều đoạn là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi kháng
nguyên. Có 2 kiểu thay đổi kháng nguyên:
+ Hoán vị kháng nguyên (antigenic shift): Hiện tượng hoán vị kháng nguyên xảy ra
khi có 2 hay nhiều chủng virus, với nhiều đoạn ARN khác biệt nhau về mặt di truyền, cùng
lúc xâm nhiễm vào một tế bào. Các đoạn genom hoán vị với nhau. Biến chủng virus có thể lây
nhiễm vào vật chủ mới. Hiện tượng hoán vị kháng nguyên chỉ thấy xảy ra ở virus cúm A và là
nguyên nhân gây ra các vụ đại dịch cúm trên toàn cầu.
+ Biến thể kháng nguyên (antigenic drift): là quá trình đột biến ngẫu nhiên xảy ra ở
gen mã hóa cho hemagglutinin dẫn đến sự thay đổi một số axít amin trong protein
hemagglutinin. Hiện tượng biến thể kháng nguyên xảy ra ở cả 2 virus cúm A và B, là nguyên
nhân gây ra các vụ dịch cúm địa phương trong thời gian giữa các đại dịch.
Các biến chủng mới, khác với chủng cũ là nó có những thành phần kháng nguyên mới,
thay thế cho những thành phần kháng nguyên cũ, do đó những kháng thể miễn dịch cũ không
còn tác dụng với kháng nguyên mới. Cấu trúc kháng nguyên virus type A đột biến nhiều hơn
virus type B, còn virus type C hiện nay chưa tìm thấy kháng nguyên đột biến.
II. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH CỦA VIRUS
Virus cúm type A, B, C là tác nhân gây ra bệnh cúm ở người với những đặc điểm rất
đặc biệt như: Tính cảm thụ cao, thời gian ủ bệnh rất ngắn từ 1- 2 ngày, bệnh diễn biến nhanh
chóng, gây ra một sức miễn dịch cao nhưng không lâu bền, lây truyền trực tiếp qua đường hô
hấp. Đó là những nguyên nhân làm cho bệnh cúm dễ lan tràn thành các vụ dịch lớn
1. Sự lan truyền của virus trong cơ thể
Virus vào cơ thể bằng đường hô hấp, nó xâm nhiễm các tế bào niêm mạc đường hô
hấp trên gây thương tổn niêm mạc làm xuất hiện các phản xạ ho và hắt hơi. Quá trình phát
triển của virus ở đường hô hấp trên dẫn tới sự hủy hoại của các tổ chức liên bào, mở đường
cho virus vào phế quản và vào phổi hay cũng có thể mở đường cho các vi khuẩn gây xâm
nhiễm thứ phát khi các tổ chức tế bào đã mất hết khả năng tự vệ bình thường của nó. Đó là các
thể viêm phối do virus hay các biến chứng khác do nhiễm khuẩn thứ phát.
1782. Hình ảnh lâm sàng
Thường gặp là thể điển hình với các đặc điểm là sau 1 - 2 ngày ủ bệnh, xuất hiện rét
run, sốt, đau khắp mình mẩy, suy nhược, tổn thương bộ máy hô hấp, bệnh khỏi nhanh nhưng
mệt mỏi kéo dài. Ngoài ra có thể gặp thể nặng với các triệu chứng của bệnh phế quản - phế
viêm do virus hoặc do nhiễm các vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, phế cầu, Klebsiella pneumoniae..,
thường gặp ở người già và trẻ nhỏ với tỷ lệ tử vong cao.
3. Dịch tễ học
Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, thường gây dịch lớn, nhất là type A. Dịch cúm
thường xảy ra vào mùa đông xuân. Sau khi nhiễm bệnh cúm sẽ có miễn dịch đặc hiệu type kéo
dài từ 6 tháng đến 3 năm.
Các thứ týp H và N khác nhau của các virus cúm có thể gây bệnh cho người và nhiều
động vật khác nhau. Một số thứ týp thường gây bệnh ở người như H3N2, H1N1... Riêng thứ
týp H5N1 của virus cúm A là loại gây bệnh ở gia cầm nhưng hiện nay đã vượt qua rào cản
giới hạn thụ thể đặc hiệu loài để gây nhiễm ở động vật có vú và cả người. Từ năm 1997 đến
nay, dịch cúm A (H5N1) xảy ra liên tiếp ở nhiều nước châu Á đặc biệt là Trung Quốc, Thái
Lan, Việt Nam,....
III. CHẨN ĐOÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM
1. Chẩn đoán phân lập và xác định virus
Virus được phân lập từ bệnh phẩm ngoáy mũi, ngoáy họng, nước rửa mũi họng của
bệnh nhân hoặc từ mô phổi trong những trường hợp tử vong.
Chủ yếu người ta phân lập virus cúm trên phôi gà bằng cách tiêm truyền bệnh phẩm
vào túi ối của phôi gà từ 10 - 13 ngày. Sau đó để 3 ngày ở nhiệt độ 350
C, hút nước ở khoang ối
để xác định virus. Virus phân lập ra được định loại bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu
với các kháng huyết thanh type.
Ngoài ra người ta có thể phân lập virus bằng cách nuôi cấy bệnh phẩm trong các nuôi
cấy tế bào thận khỉ hoặc thận phôi ngưòi.
2. Một số phương pháp khác
- Phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp để xác định virus cúm trong nước súc
họng của bệnh nhân.
- Phát hiện các đoạn ARN của virus cúm ở trong các dịch đường hô hấp như dịch mũi,
dịch hầu họng, dịch tỵ hầu, dịch khí phế quản bằng kỹ thuật khuếch đại gen (RT- PCR:
Reverse transcriptase - Polymerase chain reaction). Kỹ thuật này có độ nhạy và độ đặc hiệu
cao giúp chẩn đoán nhanh và sớm bệnh cúm.
3. Chẩn đoán huyết thanh
Lấy 5ml máu bệnh nhân để vào ống nghiệm vô khuẩn, khi máu đông, tách lấy phần
huyết thanh. Phải lấy máu 2 lần (huyết thanh kép) cách nhau 10 - 14 ngày để tìm động lực
kháng thể. Có 2 phản ứng huyết thanh thường được sử dụng là phản ứng kết hợp bổ thể dùng
kháng nguyên nucleocapsid, phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu dùng kháng nguyên ngưng
kết hồng cầu.
IV. PHÒNG BỆNH VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Phòng bệnh
Do phương thức truyền bệnh trực tiếp giữa người với người, bệnh lan tràn rất nhanh
cho nên công tác phòng bệnh chung rất khó thực hiện. Trong vụ dịch phải chú trọng tránh các
nhiễm khuẩn thứ phát bằng cách nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Phòng bệnh đặc hiệu bằng vaccine : Có 2 loại vaccine
179+ Vaccine chết : dùng virus cúm nuôi cấy trong phôi ga, giết chết bằng formol và nhiệt
độ hoặc bêta-propiolacton, tiêm dưới da hoặc phun vào mũi.
+ Vaccine sống giảm độc lực: phun vào mũi.
Các vaccine phòng bệnh cúm thường là vaccine phối hợp nhiều chủng virus cúm điẻn
hình thường gặp nhất. Tuy vậy các vaccine này có nhược điểm là khi virus lưu hành đã biến dị
thì các vaccine điều chế từ các chủng virus cũ hầu như không có tác dụng. Vì vậy hiện nay
người ta đang nghiên cứu các biện pháp bổ sung cho vaccine, một trong các biện pháp đó là
dùng interferon và interferonogen để phòng chống cúm.
2. Điều trị
Khi gặp thể nặng như viêm phổi nguyên phát ở trẻ em do virus cúm... người ta tiêm
gama-globulin. Dùng kháng sinh trong điều trị hoặc dự phòng các nhiễm khuẩn thứ phát ở
trên những cơ thể suy kiệt hoặc có bệnh mãn tính nặng như bệnh lao, bệnh tim...
180PARAMYXOVIRIDAE
Mục tiêu học tập
1. Nêu được các tính chất của virus.
2. Trình bày được khả năng gây bệnh của virus.
3. Nêu được các phương pháp chẩn đoán phòng thí nghiệm và phòng bệnh.
Họ virus này là một nhóm gồm nhiều tác nhân khác nhau về khả năng gây bệnh, về sự
phân bố trong giới động vật và về tính chất sinh vật học của chúng.
Các virus này có hình thể và cấu trúc rất gần gũi với họ Orthomyxoviridae, nhưng
chúng có những tính chất khác biệt như: kích thước từ 150 - 700nm, ARN có trọng lượng
phân tử từ 5 - 7.106
daltons, nucleocapsid cuộn nhỏ có đường kính từ 12 đến 18nm, sự hiện
diện thường xuyên của một protein liên kết tế bào (gây ra các hợp bào), tính vững bền của các
kháng nguyên...
Họ Paramyxoviridae được phân chia thành 3 giống:
- Paramyxovirus: virus á cúm và virus quai bị
- Morbillivirus: virus sởi
- Pneumovirus: virus hợp bào đường hô hấp
I. VIRUS Á CÚM
1. Các tính chất chung của virus
Virus á cúm có nhiều hình thái như hình cầu, hình bầu dục, kích thước 100 - 250nm.
Chứa ARN 1 sợi. Virus nhân lên tốt trong các nuôi cấy tế bào thận khỉ, bào thai người...
Virus á cúm type 1, 2, 3 và 4 ngưng kết được hồng cầu chuột lang, hồng cầu khỉ và người ở
40
C - 370
C.
2. Khả năng gây bệnh cho người
Virus á cúm gây nên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ từ những nhiễm trùng nhẹ ở đường hô hấp
trên đến viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản - phế quản đặc biệt nghiêm trọng.
Chủ yếu thường gặp virus á cúm type 1, 2, 3 còn type 4 thì ít gặp hơn.
3. Chẩn đoán virus
- Phân lập virus từ nước rửa cổ họng, nuôi cấy trong các nuôi cấy tế bào thận khỉ hoặc
bào thai người.
- Chẩn đoán huyết thanh thường dùng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu.
4. Phòng bệnh và điều trị
- Phòng bệnh chung gặp rất nhiều khó khăn. Phòng bệnh đặc hiệu bằng vaccine bất
hoạt virus á cúm type 1, 2, 3 rất ít có kết quả.
- Điều trị: Không có thuốc đặc hiệu, chú ý đề phòng các biến chứng do nhiễm khuẩn
thứ phát.
II. VIRUS QUAI BỊ
1. Các tính chất của virus
Kích thước của virus quai bị thay đổi từ 85 - 340nm, hình thể đa dạng nhưng cũng có
thể hình sợi chỉ. Thành phần hóa học giống như các Paramyxovirus nó ngưng kết được hồng
cầu gà, chuột lang... và hấp phụ được hồng cầu trên các tế bào bị xâm nhiễm trong các nuôi
cấy tế bào hoặc trong nước khoang ối của phôi gà bị xâm nhiễm. Virus quai bị nhân lên tốt
trên phôi gà.
181Virus quai bị có 3 loại kháng nguyên:
- Kháng nguyên S là nucleoprotein.
- Kháng nguyên V tạo ra từ vỏ bọc. Đó là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu và
Neuraminidaza.
- Kháng nguyên dị ứng: Kháng nguyên này làm tăng tính cảm thụ đặc hiệu theo type
khi người ta tiêm trong da cơ thể đã bị cảm nhiễm bằng chất dịch lấy từ khoang ối và khoang
đệm phôi gà bị xâm nhiễm.
2. Khả năng gây bệnh cho người
Bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây và gây dịch do virus quai bị gây
nên.
Thể điển hình của bệnh có thời kỳ nung bệnh khoảng 2 - 3 tuần. Khởi đầu bệnh nhân
thấy khó chịu, hơi sợ gió, nhức đầu và sốt lên dần. Đây là thời kỳ lây nhất, nhưng đoán ngay
ra bệnh lại rất khó. Hôm sau thấy nhai, nuốt ngượng, đau ở trước tai. Sau đó 1 bên tuyến mang
tai bắt đầu sưng và đau rồi 2 - 3 hôm sau lan sang bên kia. Đa số là sưng cả 2 bên, tuy nhiên
sưng 1 bên cũng hay gặp. Các tuyến nước bọt khác cũng có thể bị viêm (tuyến dưới hàm,
tuyến dưới lưỡi). Bệnh nhân sốt 390
C - 400
C trong 3 - 4 ngày. Phần nhiều bệnh khỏi sau 8 - 10
ngày.
Bệnh quai bị có thể có một số biến chứng thường gặp ở người lớn như: viêm tinh
hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy... Các trường hợp viêm não, viêm màng não - não rất hiếm,
nhưng nếu có thì rất nặng và có thể tử vong.
Bệnh quai bị có quanh năm, trẻ em dễ mắc bệnh và người lớn chưa mắc vẫn có thể bị
lây bệnh. Ổ bệnh duy nhất là người. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp. Bệnh quai bị để lại
một trạng thái miễn dịch lâu dài, rất ít khi gặp người bị mắc bệnh lần thứ hai.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
3.1. Phân lập virus
Bệnh phẩm là nước bọt cấy vào phôi gà hoặc vào trong các nuôi cấy tế bào thận khỉ,
Hela, tế bào ối của người. Xác định virus bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu và phản
ứng trung hòa với huyết thanh mẫu.
3.2. Phản ứng huyết thanh
Thường sử dụng phản ứng kết hợp bổ thể và phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh: Cách ly bệnh nhân. Dùng gamma globulin. Dùng vaccine chết hoặc vaccine
sống giảm độc lực.
4.2. Điều trị: Không có thuốc đặc hiệu: chủ yếu phải chăm sóc bệnh nhân, tránh đi lại nhiều
khi có biến chứng viêm tinh hoàn.
III. VIRUS SỞI
1. Các tính chất của virus
1.1. Cấu trúc
Hình thể chủ yếu của virus là hình cầu, nhưng có khi là hình sợi chỉ, kích thước
khoảng 140nm. Virus chứa ARN 1 sợi, nucleocapsid đối xứng hình xoắn ốc, có vỏ bọc. Trên
bề mặt vỏ bọc của virus có các yếu tố ngưng kết hồng cầu.
1.2. Sức đề kháng
Virus nhạy cảm đối với ete. Virus sởi có 1 sức đề kháng cao. Nó có thể sống sót nhiều
ngày ở 360
C, ở 220
C sống được trên 2 tuần.
1.3. Tính chất kháng nguyên
182- Kháng nguyên ribonucleoprotein hay còn gọi là kháng nguyên kết hợp bổ thể.
- Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu: nằm trên bề mặt vỏ bọc. Virus sởi làm ngưng kết
hồng cầu khỉ.
- Dung huyết tố: Tính chất dung huyết của virus sởi được Peries mô tả năm 1961. Hạt
virus nguyên vẹn cũng như yếu tố ngưng kết hồng cầu tách rời, đều có hoạt tính tan huyết.
1.4. Nuôi cấy
Để nuôi cấy virus sởi, người ta hay dùng nuôi cấy tế bào thận người và thận khỉ, tế bào
màng ối người, tế bào phôi gà... Virus sởi trong quá trình phát triển ở nuôi cấy tế bào đã gây
ra hiệu ứng tế bào bệnh lý như tạo ra những đám tế bào khổng lồ có nhiều nhân và những hạt
vùi ưa eosin trong bào tương và trong nhân.
2. Khả năng gây bệnh của virus
Bệnh sởi là 1 bệnh phát ban truyền nhiễm và gây dịch do virus sởi gây nên.
2.1. Sự lan truyền của virus trong cơ thể
Virus sởi xâm nhiễm vào đường hô hấp trên hoặc có thể vào mắt và nhân lên ở các tế
bào biểu mô và mô bạch huyết kế cận. Qua đợt nhiễm virus máu tiên phát ngắn virus được
được phân tán đến mô bạch huyết xa hơn. Sự nhân lên của virus ở đường hô hấp và ở kết mạc
gây nên những triệu chứng như: sổ mũi, ho khan, đau đầu, viêm kết mạc, sốt và dấu hiệu
Koplick ở niêm mạc miệng. Nhiễm virus máu xảy ra ở cuối thời kỳ ủ bệnh làm cho virus phân
tán sâu rộng hơn nữa vào mô bạch huyết và làm phát ban ngoài da. Virus sởi cũng nhân lên và
phá hủy đại thực bào và lympho bào gây nên suy giảm miễn dịch nhất là miễn dịch qua trung
gian tế bào và quá mẫn muộn. Sự suy giảm miễn dịch ở trẻ em mắc bệnh sởi có vai trò quan
trọng trong cơ chế nhiễm lao hoặc các vi khuẩn khác sau sởi (lao sơ nhiễm, viêm phế quản
phổi sau sởi,...)
2.2. Dịch tễ học
Bệnh sởi là một trong những bệnh dễ lây nhất, lưu hành ở vùng mật độ dân số cao,
thỉnh thoảng lại phát sinh thành dịch, người lớn thường đã qua một lần mắc bệnh.
Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp và niêm mạc mắt. Lây nhất ở thời kỳ khởi phát và
trong khi phát ban. Trẻ em trên 6 tháng tuổi, miễn dịch do người mẹ truyền cho đã hết, lúc đó
tính cảm thụ tăng rất cao.
Bệnh sởi trên toàn thế giới đều do một giống virus độc nhất và bền vững gây nên.
Miễn dịch thu được sau khi khỏi bệnh bền vững suốt đời, những trường hợp mắc bệnh lần thứ
hai rất hiếm.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
3.1. Phân lập và xác định virus
Phân lập virus từ nước rửa họng và máu 48 giờ trước khi ban xuất hiện và 30 giờ sau
khi nổi ban. Dùng các bệnh phẩm nuôi cấy vào trong các nuôi cấy tế bào cảm thụ. Xác định
virus bằng cách tìm các tế bào khổng lồ, các tiểu thể ưa axit trong bào tương và trong nhân.
Hoặc dùng phản ứng trung hòa trong các nuôi cấy tế bào.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh
Có thể dùng các phản ứng huyết thanh như phản ứng trung hòa, phản ứng kết hợp bổ
thể.
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
- Cách ly bệnh nhân sởi cho đến khi khỏi bệnh.
- Đối với các trẻ em có tiếp xúc với bệnh nhân sởi thì nên dùng huyết thanh của người
đã mắc bệnh sởi có chứa lượng lớn gamma globulin đặc hiệu chống sởi để có thể ngăn ngừa
183không cho bệnh xuất hiện hay ít nhất cũng có thể làm cho sự tiến triển của bệnh nhẹ đi rất
nhiều.
- Phòng bệnh đặc hiệu bằng vaccine: là biện pháp phòng bệnh có hiệu quả nhất. Có 2
loại vaccine:
+ Vaccine sởi chết: hiện nay không dùng vì phải tiêm nhiều lần, gây miễn dịch yếu và
hay gây hiện tượng quá mẫn khi tiêm nhắc lại.
+ Vaccine sởi sống giảm độc lực: Vaccine được tiêm 1 mũi x 0,5ml dưới da phía ngoài
cánh tay. Hiệu lực của vaccine đến 95%.
Phản ứng tại chỗ và toàn thân nhẹ sau khi tiêm chủng 6 - 8 ngày. Không nên tiêm
vaccine sởi cho trẻ ít tháng tuổi quá vì dưới 6 tháng trẻ vẫn còn kháng thể sởi của mẹ truyền
cho. Tốt nhất là tiêm cho trẻ 9 - 11 tháng tuổi.
Hiện nay ở nước ta đang dùng loại vaccine sởi sống giảm độc lực trong chương trình
tiêm chủng mở rộng.
4.2. Điều trị: Trong các trường hợp không có biến chứng, chữa bệnh chỉ nhằm giải quyết các
triệu chứng. Cho trẻ nằm nghỉ, ăn các thức ăn dễ tiêu. Chỉ dùng thuốc kháng sinh khi có biến
chứng nhiễm khuẩn thứ phát. Dùng gamma globulin đặc hiệu chống sởi để điều trị, có tác
dụng rất tốt.
IV. VIRUS HỢP BÀO ĐƯỜNG HÔ HẤP (Respiratory syncytial virus: RS virus)
1. Các tính chất chung của virus
Virus hợp bào đường hô hấp (virus RS) là một virus chứa ARN 1 sợi, có kích thước
khoảng 65 - 300nm, nhạy cảm với ete và có một cấu trúc giống như cấu trúc của các virus á
cúm và sởi. Virus RS có tất cả đặc tính chủ yếu của các Paramyxoviridae, chỉ khác là ở chỗ
không gây ngưng kết hồng cầu và không gây hấp phụ hồng cầu, cũng như không có khả năng
nhân lên trong phôi gà. Virus RS bị mất hoạt lực mau chóng ở pH 3,0.
Virus RS nhân lên trong một số nuôi cấy tế bào nguyên phát như tế bào lưỡng bội của
người, tế bào thận khỉ, và nuôi cấy tế bào thường trực như Hela, Hep-2,v.v... Trong các nuôi
cấy tế bào bị nhiễm virus hình thành hợp bào, các tế bào khổng lồ, một số tế bào nuôi bị
thương tổn tròn lại và thoái hóa riêng biệt.
2. Khả năng gây bệnh cho người
Virus RS gây bệnh đường hô, chủ yếu ở trẻ em như viêm đường hô hấp trên, viêm phế
quản, viêm tiểu phế quản, viêm phế quản-phổi và viêm thanh quản phế quản. Những thể bệnh
nặng thường xảy ra ở trẻ còn bú. Bệnh ở người lớn thường nhẹ và giới hạn ở đường hôhấp
trên.
Virus RS lưu hành rộng rãi ở nhiều vùng trên thế giới. Chúng lan truyền rất nhanh và
mạnh từ người sang người qua đường hô hấp.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
- Phân lập virus bằng cách cấy bệnh phẩm là chất tiết mũi và họng của bệnh nhân vào
các nuôi cấy tế bào Hep-2, Hela, tế bào lưỡng bội của người,v.v... Nếu bệnh phẩm có chứa
virus RS thì sau 3 - 14 ngày sẽ xuất hiện các hợp bào điển hình trong các nuôi cấy tế bào bị
nhiễm virus. Người ta định loại virus phân lập được bằng phản ứng kết hợp bổ thể và bằng
phản ứng trung hòa trong nuôi cấy tế bào.
- Chẩn đoán huyết thanh bằng các phản ứng kết hợp bổ thể và trung hòa.
4. Phòng bệnh và điều trị
Hiện nay, chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu nào có hiệu quả, cũng như chưa có
thuốc điều trị đặc hiệu.
184FLAVIVIRIDAE
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được các đặc điểm của virus viêm não Nhật Bản và virus Dengue.
2. Trình bày được khả năng gây bệnh của virus viêm não Nhật Bản và virus Dengue.
3. Trình bày được các phương pháp chẩn đoán virus học và phòng bệnh.
Họ Flaviviridae gồm nhiều virus arbo (Arbovirus: Arthropod - borne viruses), đó là
những virus do các loài côn trùng tiết túc hút máu như muỗi hoặc ve mang và lây truyền giữa
các động vật có xương sống (kể cả loài người). Các virus arbo muốn truyền bệnh từ động vật
có xương sống này sang động vật có xương sống khác phải có môi giới trung gian là côn trùng
tiết túc (trừ những trường hợp không bình thường). Khi côn trùng tiết túc hút máu động vật
đang ở giai đoạn nhiễm virus huyết, virus sẽ nhân lên ở trong cơ thể côn trùng tiết túc vài
ngày (thời kì nung bệnh bên ngoài), nếu côn trùng tiết túc này đốt động vật cảm thụ khác thì
sẽ truyền bệnh cho động vật đó. Các virus này nhân lên trong tế bào các loài côn trùng tiết
túc ( muỗi, ve...) nhưng không gây bệnh cho chúng.
Trong các virus thuộc họ Flaviviridae gây bệnh ở Việt Nam thường gặp nhất là virus
viêm não Nhật Bản và virus Dengue.
I. VIRUS VIÊM NÃO NHẬT BẢN
Virus viêm não Nhật Bản (VNNB) là tác nhân gây bệnh viêm màng não- não ở người.
Virus VNNB lưu hành ở khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á , trong đó có Việt Nam.
1. Đặc điểm virus học
- Virus VNNB thuộc họ Flaviviridae. Virus có hình cầu đường kính từ 30 đến 35nm.
Virus chứa ARN một sợi, nucleocapsid đối xứng hình khối. Có một vỏ bọc bên ngoài capsit.
- Virus bị mất hoạt lực ở 560
C trong 30 phút. Virus bị phá hủy bời ether và
desoxycholat Natri.
- Virus có thể nhân lên trong phôi gà và trong các nuôi cấy tế bào thận khỉ, thận lợn,
thận cừu, thận chuột đất vàng (hamster).
- Có nhiều loài động vật cảm thụ tốt đối với virus VNNB như chuột nhắt trắng mới đẻ và
trưởng thành, mèo, chó con, ngựa, lợn, dơi và nhiều loài chim.
- Virus VNNB có ngưng kết hồng cầu tố, có thể gây ngưng kết hồng cầu ngỗng và
hồng cầu gà con 01 ngày tuổi.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
- Ổ chứa virus VNNB là các loài chim hoang dại và nhiều loài động vật khác như lợn,
chó, trâu bò, ngựa... Ở Việt Nam đã phân lập được virus VNNB từ chim liếu điếu (Garrulax
perspicollatus) và lợn.
- Côn trùng tiết túc môi giới là muỗi Culex tritaeniorhynchus, Culex pipiens, Culex
gelidus... Ở Việt nam đã tìm thấy virus này ở muỗi Culex tritaeniorhynchus.
Các côn trùng môi giới này có thể gây nhiễm virus cho các loài gia súc và gia cầm, đa
số là ở thể ẩn, tuy vậy có thể gây ra các vụ dịch viêm não ở gia súc như ngựa, lợn. Các loại gia
súc và gia cầm dù ở thể bệnh nào, cũng đều có giai đoại nhiễm virus huyết. Chính vì vậy, các
loài muỗi hút máu ở giai đoạn này sẽ là điều kiện gây thành dịch ở người.
185Bệnh viêm não Nhật Bản có một tỷ lệ cao ở thể ẩn, tỷ lệ mắc bệnh thể ẩn trên thể
nhiễm virus có biểu hiện lâm sàng là 300/1 đến 200/1. Bệnh thường xảy ra vào những tháng
hè thu, ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ em.
2.2. Khả năng gây bệnh ở người
Khi muỗi mang virus đốt người, người sẽ mắc bệnh, phần lớn là thể ẩn, một số trường
hợp mắc bệnh nhẹ chỉ biểu hiện: nhức đầu, sốt nhẹ và khó chịu trong vài ngày.
Thể điển hình là viêm não, thời kỳ ủ bệnh từ 4 đến 21 ngày. Bệnh bắt đầu từ từ hoặc
đột ngột với sốt cao 39- 40
0
C, nôn, nhức đầu dữ dội. Về sau xuất hiện các triệu chứng thần
kinh, tâm thần và thực vật. Sốt cao kèm theo cứng gáy, co giật, rối loạn trương lực cơ, liệt vận
động, rối loạn hô hấp, rối loạn ý thức, hôn mê... Virus gây thương tổn rất trầm trọng ở vỏ não,
các hạch đáy não, ở vỏ tiểu não và sừng tủy. Tỷ lệ tử vong cao. Sau khi khỏi bệnh, nếu có di
chứng thường là di chứng tâm thần như thiểu năng tâm thần, tâm thần sa sút, giảm trí tuệ.... và
di chứng thần kinh như liệt, động kinh...vv...
3. Chẩn đoán virus học
Để chẩn đoán xác định bệnh viêm não Nhật Bản phải căn cứ vào phân lập virus và
chẩn đoán huyết thanh vì hình ảnh lâm sàng rất có thể nhầm lẫn với nhiều tác nhân virus gây
viêm não khác.
3.1. Phân lập virus
Bệnh phẩm là máu của bệnh nhân trong giai đoạn sốt hoặc là não của tử thi được tiêm
vào não của chuột nhắt trắng mới đẻ 1 - 2 ngày tuổi (chuột ổ) là những súc vật rất nhạy cảm
với các Arbovirus. Theo dõi 8-10 ngày, thấy chuột liệt và chết. Sau đó định loại virus bằng
phản ứng trung hòa với các kháng huyết thanh mẫu trên chuột ổ.
Có thể phân lập virus trên nuôi cấy tế bào muỗi C6/36 hay AP-61.
3.2. Chẩn đoán huyết thanh
Có thể dùng phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu, phản ứng kết hợp bổ thể. Cần lấy
huyết thanh bệnh nhân 2 lần cách nhau 10 - 14 ngày để tìm động lực kháng thể. Nếu hiệu giá
kháng thể trong huyết thanh lấy lần thứ hai tăng lên rõ rệt mới kết luận là nhiễm virus viêm
não Nhật bản.
Hiện nay, thường dùng phản ứng MAC ELISA để phát hiện kháng thể IgM. Phản ứng
này có độ nhạy cao, độ đặc hiệu cao và chỉ lấy máu một lần.
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1. Phòng bệnh chung
- Tiêu diệt ổ chứa.
- Tiêu diệt côn trùng trung gian truyền bệnh: Diệt muỗi và bọ gậy bằng hóa chất, bằng
tác nhân sinh học,...
- Đối với người bệnh và người lành phải nằm màn, tránh muỗi đốt.
4.2. Phòng bệnh đặc hiệu
Dùng vaccine phòng bệnh viêm não Nhật bản. Hiện nay ở nước ta đang dùng loại
vaccine bất hoạt, dạng nước, tiêm phòng cho trẻ em ở vùng có dịch lưu hành.
4.3. Chữa bệnh
Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Chữa các triệu chứng là chủ yếu, chăm sóc bệnh
nhân, nâng cao thể trạng, hạn chế các di chứng.
II. VIRUS DENGUE
Virus Dengue là tác nhân gây ra bệnh sốt Dengue cổ điển và bệnh sốt xuất huyết
Dengue (SXHD). Bệnh do virus Dengue gây ra có ở nhiều nơi trên thế giới.
1861. Đặc điểm virus học
- Virus Dengue thuộc họ Flaviviridae, gồm có 4 type huyết thanh virus Dengue gây
bệnh cho người: Virus Dengue type 1, virus Dengue type 2, virus Dengue type 3 và virus
Dengue type 4.
- Virus Dengue chứa ARN một sợi, nucleocapsid đối xứng hình khối, có một vỏ bao
bọc nucleocapsid. Hạt virus hoàn chỉnh có đường kính khoảng 50nm. Bộ gen của virus dài
khoảng 11kb (kilobases), gồm có 3 gen mã hóa các protein cấu trúc là nucleocapsid hoặc
protein lõi (C), protein màng (M) và protein vỏ bọc (E), và 7 gen mã hóa các protein không
cấu trúc (NS). Thứ tự mã hóa các protein như sau : 5’- C - prM (M) - E - NS1 - NS2A - NS2B
- NS3 - NS4A - NS4B - NS5 - 3’.
- Virus nhạy cảm với ether và natri desoxycholat. Nó dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ, ngay
cả ở nhiệt độ 40
C. Virus trong huyết thanh bệnh nhân giữ ở -700
C hay dưới dạng đông khô ở
50
C có thể tồn tại được 8 - 10 năm. Virus bị phá hủy bởi tia cực tím trong vòng vài phút. Virus
bất hoạt bởi focmol và mất hết tính chất sinh miễn dịch.
- Các tổ chức của muỗi Aedes aegypti hoặc muỗi Toxorhynchites trưởng thành có cảm
nhiễm cao nhất với virus Dengue do muỗi là túc chủ tự nhiên của virus Dengue. Hiện nay
người ta đã tìm được nhiều loại nuôi cấy tế bào thường trực muỗi có cảm nhiễm cao với virus
Dengue như C6/36, AP-61, TRA-284SF.
- Virus Dengue có kháng nguyên kết hợp bổ thể và kháng nguyên ngưng kết hồng cầu.
Những virus này gây ngưng kết hồng cầu ngỗng và hồng cầu gà con 01 ngày tuổi.
2. Khả năng gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
- Ổ chứa virus Dengue chủ yếu là người, động vật linh trưởng (khỉ, vượn, hắc tinh
tinh) và muỗi Aedes.
- Côn trùng tiết túc môi giới là các loài muỗi Aedes, chủ yếu là Aedes aegypti, muỗi
này thường đẻ trứng ở chổ nước trong và sạch. Muỗi Aedes có thể bị nhiễm virus khi đốt bệnh
nhân ở giai đoạn nhiễm virus huyết, virus vào nhân lên ở ống tiêu hóa trong cơ thể muỗi và cư
trú ở tuyến nước bọt để lan truyền cho người và động vật. Tùy theo điều kiện nhiệt độ bên
ngoài mà thời gian nung bệnh bên ngoài này dài ngắn khác nhau (thời gian nung bệnh bên
ngoài là thời gian virus nhân lên trong cơ thể muỗi). Sau khi hút máu bệnh nhân, nếu nhiệt độ
bên ngoài là 220
C thì sau 9 ngày là có thể truyền bệnh.
Như vậy người và vài loại khỉ ở một vài vùng và muỗi hợp lại thành vòng nhiễm virus,
nhờ đó mà virus Dengue tồn tại trong tự nhiên.
- Bệnh SXHD chiếm một vị trí quan trọng trong các bệnh nhiễm trùng gây dịch ở vùng
Đông Nam Á. Ở Việt Nam, dịch SXHD xảy ra ở nhiều nơi, nhất là ở các vùng đông dân cư ở
thành phố, đồng bằng và ven biển. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào những
tháng mưa nhiều và nóng. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng đối tượng cảm thụ chủ yếu là trẻ
em.
2.2. Khả năng gây bệnh ở người
Khi muỗi mang virus (đã đủ thời gian nung bệnh bên ngoài) đốt người bình thường,
virus xâm nhập cơ thể qua chỗ đốt. Virus xâm nhiễm và nhân lên trong các tế bào của hệ
thống mono - đại thực bào, virus lưu hành trong cơ thể ở các tế bào mono, các đại thực bào...
Virus xâm nhiễm gây thoái hóa tế bào trong các tổ chức của cơ thể như gan, lách, thận, cơ,
não, tổ chức liên kết, niêm mạc ruột,...
Virus Dengue có thể gây ra ở người các bệnh sau:
1872.2.1. Sốt Dengue cổ điển
Sau 1 thời gian ủ bệnh từ 3 - 14 ngày bệnh bắt đầu đột ngột bằng sốt có rét run, nhức
đầu, đau ở hố mắt khi nhãn cầu di chuyển, đau lưng, đau cơ và khớp. Sốt tăng nhanh lên 400
C.
Các hạch bạch huyết ở cổ, ở mõm trên ròng rọc và ở bẹn thường sưng to. Sau 48 - 96 giờ hạ
sốt nhanh chóng và ra mồ hôi nhiều, trong cùng thời gian này xuất hiện ngoại ban đặc biệt
dạng sởi, mới đầu khu trú ở các đầu chi, sau đó lan ra toàn thân. Những trường hợp không có
biến chứng thường khỏi. Thời kỳ hồi phục sức khỏe kéo dài nhiều tuần lễ.
2.2.2. Sốt xuất huyết Dengue
Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng giống thể Dengue cổ điển. Theo Tổ chức
Y tế Thế giới, tiêu chuẩn để chẩn đoán SXHD / Dengue với hội chứng sốc (Dengue shock
syndrome: DSS) là: sốt cao, các biểu hiện của xuất huyết, gan to và suy tuần hoàn kèm theo
giảm tiểu cầu và cô đặc máu.
- Cơ chế sinh bệnh học:
Tuổi, tình trạng miễn dịch, chủng virus và tình trạng di truyền của bệnh nhân được coi
là những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất có liên quan tới SXHD nặng và tử vong. Tác giả S.B.
Halstead đã đưa ra một giả thuyết về cơ chế sinh bệnh học để giải thích SXHD / DSS. Theo
S.B. Halstead thì một yếu tố nguy cơ của sốc là trong bệnh nhân có các kháng thể Dengue ở
mức độ không đủ trung hòa virus đã dẫn tới một nhiễm trùng thứ phát do “miễn dịch tăng
cường”. Như vậy, thì chỉ có một số người bị nhiễm lần hai với một týp Dengue khác mới bị
SXHD / DSS. Giả thuyết này cho rằng bạch cầu đơn nhân là nơi phát triển đầu tiên của virus
Dengue. Mức độ kháng thể dị đồng dưới mức trung hòa đã kết hợp với virus làm tăng khả
năng thực bào, khi virus đã vào trong tế bào thì phức hợp này bị vỡ ra và làm cho virus nhân
lên mạnh. Độ nặng nhẹ của bệnh có liên quan tới số lượng bạch cầu đơn nhân đã bị nhiễm và
tiết vào máu các chất trung gian, các chất này tác động lên thành mạch, làm thoát huyết tương
qua mao mạch và dẫn đến hội chứng sốc trong SXHD / DSS.
3. Chẩn đoán virus học
3.1 Phân lập virus
Bệnh phẩm là máu, huyết thanh, huyết tương bệnh nhân (lấy lúc sốt cao) hoặc lấy tổ
chức gan, lách, não ở tử thi. Phân lập virus Dengue bằng kỹ thuật tiêm vào các tổ chức của
muỗi trưởng thành (tiêm vào lồng ngực hoặc tiêm vào não muỗi Toxorhynchites), hoặc cấy
vào các loại nuôi cấy tế bào có nguồn gốc từ muỗi như C6/36, AP-61, TRA-284SF hoặc các
loại nuôi cấy tế bào có nguồn gốc từ động vật như LLC-MK2, Vero. Sau đó phát hiện sự hiện
diện của virus Dengue trong cơ thể muỗi và trong các tế bào nuôi bằng kỹ thuật kháng thể
huỳnh quang trực tiếp. Nếu phản ứng dương tính, tiếp tục định type virus bằng kỹ thuật miễn
dịch huỳnh quang gián tiếp với các kháng thể đơn dòng Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3,
Dengue 4.
3.2. Phát hiện các kháng nguyên của virus Dengue
Có thể phát hiện các kháng nguyên của virus Dengue trong các mô của tử thi, trong máu
và trong dịch não tủy bằng kỹ thuật miễn dịch mô hóa học, miễn dịch huỳnh quang hoặc miễn
dịch enzyme (ELISA).
3.3 Phát hiện các đoạn ARN của virus Dengue
Có thể phát hiện các đoạn ARN của virus Dengue ở trong máu và trong dịch não tủy
bằng kỹ thuật khuếch đại gen (RT- PCR: Reverse transcriptase - Polymerase chain reaction).
Kỹ thuật này có độ nhạy cao giúp chẩn đoán nhanh và sớm bệnh sốt xuất huyết Dengue.
1883.4. Chẩn đoán huyết thanh
Phát hiện kháng thể kháng Dengue trong huyết thanh bệnh nhân bằng phản ứng ức
chế ngưng kết hồng cầu, phản ứng kết hợp bổ thể. Cần phải lấy huyết thanh kép, máu 1 lấy lúc
bệnh mới khởi phát, máu 2 lấy sau máu 1 từ 5 ngày đến 2 tuần để tìm động lực kháng thể.
Hiện nay, thường dùng phản ứng MAC ELISA để phát hiện kháng thể IgM của virus
Dengue xuất hiện vào ngày thứ 5 của bệnh. Phản ứng MAC ELISA có ưu điểm là chỉ cần lấy
máu một lần trong tuần đầu của bệnh (ngày thứ 5 - 7).
4. Phòng bệnh và chữa bệnh
4.1 Phòng bệnh
Biện pháp có hiệu quả nhất để phòng bệnh là tiêu diệt muỗi Aedes aegypti bằng mọi
phương pháp có thể thực hiện được. Do chưa có vaccine phòng bệnh nên việc giám sát và diệt
muỗi là đường lối chính trong phòng chống SXHD hiện nay.
Vaccine Dengue đang được nghiên cứu và thử nghiệm.
4.2. Chữa bệnh
Chưa có thuốc chữa đặc hiệu, chỉ chữa triệu chứng và nâng cao sức đề kháng. Đối với
thể nặng có sốc, cấp cứu phải khẩn trương, chủ yếu là bù nhanh khối lượng tuần hoàn bằng
dịch truyền, tốt nhất là plasma và khi có chảy máu nội tạng thì truyền máu.
189VIRUS DẠI (RABIES VIRUS)
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được một số tính chất virus học của virus dại.
2. Nêu được khả năng gây bệnh của virus này.
3. Trình bày được nguyên tắc điều trị dự phòng và cách phòng bệnh dại.
Bệnh dại là một loại viêm não -màng não, thường gây tử vong. Tác nhân gây bệnh là
virus dại thuộc giống Lyssavirus, nằm trong họ Rhabdoviridae.
I. CÁC TÍNH CHẤT CỦA VIRUS
Virus dại có hình gậy giống như hình viên đạn, dài 130-240nm và đường kính 70-
80nm. Nucleocapsid đối xứng hình xoắn ốc, chứa ARN 1 sợi, có một vỏ ngoài mang các gai
ngưng kết hồng cầu, bản chất là glycoprotein.
Virus dại nhân lên được trong nhiều hệ thống tế bào người và động vật (tế bào tiên
phát, các tế bào lưỡng bội...) Virus nhân lên ở trong bào tương, các nucleocapsid tập trung lại
thành từng đám ở lưới nội bào tạo thành các hạt vùi, còn gọi là tiểu thể Negri.
Virus dại kém bền vững, nó nhạy cảm với ete, ở 560
C / 3 phút bị khử hoạt tính.
Virus dại chỉ có một typ huyết thanh.
Năm 1882, Louis Pasteur đã tiêm truyền vào não thỏ chủng virus dại phân lập được từ
não động vật bị dại và nhận thấy tính chất gây bệnh của nó yếu đi khi gây lây cho chó bằng
đường dưới da, chủng virus này được gọi là chủng virus cố định, khác với các chủng virus dại
đường phố mới phân lập được từ chó bị dại.
Chủng virus dại cố định Chủng virus dại đường phố
Thời kỳ ủ bệnh Ngắn, cố định (7 ngày) Thay đổi, ngắn hoặc dài tùy theo
vị trí vết cắn và độc lực của virus
Khả năng gây bệnh Yếu Mạnh
Tạo tiểu thể Negri Không Có (80-90%)
Dùng để sản xuất vaccine Được Không
II. KHẢ NĂNG GÂY BỆNH
1. Sinh bệnh học
Vius thường xuyên có mặt trong hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống thần kinh
ngoại biên của động vật bị dại. Các tế bào thần kinh ở hạch giao cảm bị bong ra làm cho tuyến
nước bọt bị nhiễm virus.
Virus dại xâm nhập vào cơ thể thường là qua các tổn thương ở da(vết cắn, vết cào
xước, vết liếm...). Virus dại không truyền qua được da lành, nhưng niêm mạc nguyên vẹn vẫn
có thể để cho virus xâm nhập được.
Virus nhân lên tại chổ ở vùng xâm nhiễm (cơ, tổ chức liên kết và nhất là các tế bào
Schwann của các dây thần kinh cảm giác) và tiến dọc theo dây thần kinh hướng tâm tới tủy
sống rồi lên hệ thống thần kinh trung ương, nhân lên và phá hủy các tế bào thần kinh của vỏ
não, vỏ tiểu não, tủy sống. Cuối cùng virus theo đường dây thần kinh ly tâm đi tới tuyến nước
bọt. Sự thải virus ra ngoài theo tuyến nước bọt bắt đầu từ 1 đến 2 ngày trước các triệu chứng
đầu tiên và kéo dài một vài ngày sau ở động vật. Các mô khác có thể bị nhiễm virus như ở
thận, lách, phổi.
Thời kỳ ủ bệnh liên hệ mật thiết với vị trí vết cắn, vết cắn càng gần thần kinh trung
ương thì thời kỳ ủ bệnh càng ngắn, do đó người ta còn có ít thời gian để bảo vệ người bị cắn
trước khi virus xâm nhập tới hệ thần kinh. Bị nhiều vết cắn, vết cắn sâu, vết cắn vào vùng có
nhiều thần kinh thì bệnh rất nặng.
1902. Dịch tễ học
- Ổ chứa: là các động vật máu nóng gồm các động vật hoang dại như cáo, chó rừng,
chó sói, chồn... lưu hành bệnh dại bệnh tự nhiên, hoặc các động vật nuôi trong nhà như chó,
mèo...Ngoài ra còn thấy virus dại ở tuyến nước bọt của một vài loài dơi như loại dơi hút máu
(dơi quỷ) và dơi ăn côn trùng. Dơi thường mang bệnh dại thể ẩn và có thể đào thải virus một
thời gian dài. Ở động vật bị dại, virus có mặt trong hệ thống thần kinh, nước bọt, nước tiểu,
hạch bạch huyết, sữa, và tồn tại rất ngắn trong môi trường bên ngoài. Cho nên động vật bị
bệnh dại là ổ chứa duy nhất của virus và việc nhiễm virus gián tiếp rất hiếm.
- Đường lây: Bệnh dại truyền từ động vật này sang động vật khác và sang người qua
vết cắn, cào, xước trên da ...có dính nước bọt bị nhiễm virus dại.
- Đối tượng cảm nhiễm: người và động vật máu nóng dễ mắc bệnh. Ở nước ta, bệnh
dại lưu hành ở hầu hết các địa phương do nuôi chó nhiều nên số người bị chó dại cắn nhiều, số
người chết vì bệnh dại cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể.
3. Biểu hiện lâm sàng
3.1. Bệnh dại ở người
Bệnh dại là một bệnh viêm não - màng não, thời kỳ ủ bệnh thay đổi tùy theo vị trí vết
cắn và độc lực của virus, có thể từ 1-3 tháng. Thời kỳ khởi phát thường có một hội chứng
nhiễm trùng nhẹ, cảm giác bất thường ở chổ cắn, tâm thần không ổn định. Thời kỳ toàn phát
có 3 thể lâm sàng:
- Thể co giật: hay gặp nhất, dấu hiệu đặc trưng nhất là sợ nước, sợ gió. Bệnh nhân
thường chết đột ngột do co thắt các cơ hô hấp.
- Thể liệt: khởi đầu là liệt nhẹ một bên hoặc 2 bên hoặc liệt toàn thân (hội chứng
Landry), liệt các cơ hô hấp làm bệnh nhân chết.
- Thể mất trí: tiến triển thường nguy hiểm.
Khi bệnh dại đã lên cơn thì chết, điều trị chỉ có tác dụng phòng ngừa.
3.2. Bệnh dại ở súc vật
Triệu chứng là con vật không bình thường, bỏ ăn hoặc ăn những thứ không ăn được
như áo rách, chổi...Tiếng chó sủa biến thành tiếng rú vì các dây thanh âm bị liệt, nước dãi rơi,
con vật chạy rong khắp nơi, cắn xé nhiều, uống nước nhiều. Về sau xuất hiện rối loạn hô hấp,
chó gầy và liệt rồi chết vào khoảng ngày thứ 5-7.
III. CHẨN ĐOÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Về chẩn đoán vi sinh vật bệnh dại đối với người, người ta ít làm bởi vì việc lấy bệnh
phẩm rất khó khan, mặc khác nó cuing không có ý nghĩa trng điều trị. Chẩn đoán thường được
tiến hành chủ yếu ở các động vật ngi bị dại cắn người cắn người.
1. Xét nghiệm mô bệnh học
Bệnh phẩm là não của động vật nghi bị dại. Tìm các hạt vùi trong bào tương của tế bào
thần kinh, gọi là tiểu thể Negri, nhưng có 10-15% không tìm thấy tiểu thể Negri.
2. Tìm kháng nguyên virus
Phương pháp miễn dịch huỳnh quang trực tiếp cho phép tìm ra các kháng nguyên virus dại
trong vài giờ (các hạt vùi bắt màu huỳnh quang trong bào tương) ở trong các tế bào thần kinh,
nhất là ở sừng Ammon hoặc tiểu não. Đây là phương pháp tốt nhất.
3. Phân lập virus
Phân lập virus bằng cách tiêm truyền chất nghiền não hoặc nước bọt vào não chuột
nhắt con, sau đó phát hiện các kháng nguyên virus dại trong các tế bào não chuột nhắt con bị
chết bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang. Người ta còn thường phân lập virus trong các
nuôi cấy tế bào.
Chẩn đoán huyết thanh không có giá trị trong chẩn đoán.
191IV. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG
1. Xử trí vết cắn
Đối với các vết cắn, đã có nhiều phương pháp xử lý khác nhau với mục đích là làm
sạch virus hay làm mất hoạt lực của virus.
Xử trí vết cắn càng nhanh càng tốt, có thể xử trí vết cắn như sau:
- Rửa bằng dung dịch xà phòng 20% hoặc bằng dung dịch Benzalkonium clorua 20%
- Để hở vết thương
- Gây tê tại chỗ bằng Procain có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của virus
- Khi vết cắn ở chổ nguy hiểm, tiêm huyết thanh chống dạị dưới da phía trên vết cắn.
2. Điều trị dự phòng bằng vaccine
Việc xử dụng vaccine chống dại với mục đích điều trị dự phòng là có thể được và có
hiệu quả nếu điều trị đúng sau khi nhiễm bệnh.
Các vaccine thế hệ thứ nhất như vaccine Fermi simple được sản xuất bằng cách nuôi cấy
virus trong các mô thần kinh của động vật lớn (tủy hoặc não) gây ra các viêm não dị ứng trầm
trọng, có thể dẫn tới tử vong. Ngày nay, người ta xử dụng các vaccine làm từ não chuột nhắt
mới đẻ như vaccine Fuenzalida không chứa thành phần dị ứng nên loại vaccine này không gây
ra các biến chứng nguy hiểm như các vaccine thế hệ đầu tiên. Người ta cũng sản xuất vaccine
dại trên các nuôi cấy tế bào lưỡng bội của người nhưng số lượng vaccine ít chỉ dùng cho những
đối tượng cần thiết với mục đích dự phòng. Hiện nay hai loại vaccine phòng dại được sử dụng
tại Việt Nam là Fuenzalida (do Việt Nam sản xuất) và Verorab (do Pháp sản xuất).
Khi đứng trước một người bị chó cắn thì nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Nếu chó cắn xong lên cơn dại hoặc chết, hoặc mất tích thì tiêm kháng huyết thanh dại
sau đó điều trị bằng vaccine ngay.
- Nếu chó cắn xong, chó vẫn sống bình thường, nhưng vết cắn gần thần kinh trung
ương hoặc sâu và nhiều chỗ thì phải tiêm huyết thanh rồi thì tiêm vaccine ngay, và theo dõi
chó, nếu sau 10 ngày chó vẫn bình thường thì ngừng tiêm.
- Nếu chó cắn xong vẫn bình thường, vết cắn xa thần kinh trung ương thì tiêm huyết
thanh kháng dại và theo dõi chó, nếu có dấu hiệu dại ở chó thì phải tiêm vaccine ngay.
- Trường hợp chó con cắn phải tiêm ngay và tiêm đủ liều vì các dấu hiệu dại ở chó con
không rõ ràng như chó lớn.
V. PHÒNG BỆNH
1. Ở người
Đối với những người vì nghề nghiệp mà họ bị bắt buộc gần các động vật có thể bất
ngờ lên cơn dại (như thú y, thợ lột da thú, gác rừng, nhân viên phòng thí nghiệm, chẩn đóan
và nghiên cứu) người ta sử dụng một loại vaccine chống dại với mục đích dự phòng.
2. Ở động vật
Gồm nhiều biện pháp, cần phải được thực hiện đồng bộ và nghiêm túc như tiêm
vaccine bắt buộc cho chó, mèo ở vùng có bệnh dại lưu hành, tiêu diệt các con chó bị dại, bắt
giữ chó chạy rong...
192CÁC VIRUS SINH KHỐI U
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được đặc điểm chung của các virus sinh khối u.
2. Nêu được một số virus sinh khối u ở người và khả năng gây bệnh của chúng.
I. KHÁI NIỆM VỀ VIRUS SINH KHỐI U
1. Đại cương về khối u ở động vật
Đặc điểm của mô động vật là sự phát triển điều hòa và giới hạn của tế bào. Trong một
hiện tượng hiếm, một tế bào có thể thóat khỏi những bó buộc điều hòa bình thường và phân
chia một cách không kiểm soát, tạo nên một khối lượng mô không bình thường. Những khối
lượng như thế gọi là khối u.
Khối u được phân loại theo cách thức phát triển thành 2 nhóm: u lành tính và u ác tính.
Nhóm không xâm lấn mô xung quanh được gọi là lành tính, chúng phát triển bằng cách dời
chỗ tế bào kế cận và hiếm khi giết chết cơ thể trừ trường hợp chúng xảy ra ở não. U ác tính
gọi là ung thư xâm lấn và giết chết tế bào xung quanh lúc chúng phát triển, chúng cũng phóng
thích vào máu và bạch huyết những tế bào có khả năng tạo nên những tiêu điểm khối u mới
gọi là di căn.
U lành tinh và ác tính đều được gọi bằng một từ tận cùng là oma. Ung thư tạo bởi từ
những lớp tế bào gọi là carcinoma, ung thư phát sinh từ mô liên kết hoặc mạch máu gọi là
sarcoma. Nhiều ung thư được gọi tên theo tế bào đặc hiệu mà chúng tạo thành. Ví dụ
hepatoma hình thành từ hepatocyte ở gan, melanoma từ melanocyte ở da và lymphoma từ
lympho bào. Một ngoại lệ ở trường hợp leukemia phát sinh ở tủy xương tạo thành bạch cầu.
2. Virus sinh khối u
Virus sinh khối u lần đầu tiên được V. Ellerman và O.Bang khám phá năm 1908 lúc
chứng minh bệnh bạch cầu gà (ALV) có thể truyền cho gà khác bởi dịch lọc của các tế bào
máu. Năm 1911, P. Rous phát hiện sarcoma gà cũng có thể truyền một cách tương tự như thế
và khẳng định tác nhân truyền bệnh là 1 virus, hiện nay gọi virus sarcoma của Rous (RSV), là
một Retrovirus.
Lúc đầu sự khám phá virus gây khối u ở gà ít được quan tâm, nhưng vào năm 1932 lúc
R. Syope cho thấy papilloma ở thỏ cũng do một virus gây nên thì sự lưu ý gia tăng. Sự quan
tâm tăng lên năm 1936 lúc J. Bitter chứng minh virus u vú ở chuột (MTV) có thể truyền qua
sữa từ chuột mẹ sang chuột con. Công trình của Bitter cho ta hiểu nhiều phương diện quan
trọng của virus ung thư: một động vật bị nhiễm virus ung thư lúc tre thơ có thể không phát
triển khối u cho đến lúc trưởng thành, một virus sinh khối u không phải luôn luôn hình thành
khôi u, nhiều nhân tố như môi trường xung quanh, sinh lý của vật chủ cũng quan trọng. Chuột
cái nhiễm MTV lúc nhỏ phát triển khối u với tần số cao lúc mang thai.
Những virus sinh khối u khám phá cho đến nay phần lớn là những virus ADN:
poxvirus, adenovirus, herpesvirus, papovavirus, virus viêm gan B và chỉ tìm thấy một nhóm
virus ARN là Retrovirus. Nhưng Retrovirus sau khi xâm nhiễm tế bào thì ARN được sao mã
thành ADN rồi tích hợp vào nhiễm sắc thể của tế bào. Nên người ta có thể khăng định sự sinh
khối u là một thuộc tính liên quan đến ADN của virus.
II. MỘT SỐ VIRUS SINH KHỐI U
1. Virus ADN sinh khối u
Hiện nay chưa một virus nào được khẳng định chắc chắn là virus gây khối u ở người vì
không thể làm thực nghiệm virus gây khối u trên người. Tuy nhiên một số virus có những
193bằng chứng về dịch tể học, huyết thanh học hoặc phát hiện được genom hay kháng nguyên
của chúng từ các tế bào khối u người.
1.1. Virus polyoma
Virus được gọi tên như thế vì lúc tiêm vào chuột mới đẻ thì làm phát sinh nhiều loại
khối u. Chúng được tìm thấy rộng rãi trong quần thể chuột hoang dại cũng như chuột ở phòng
thí nghiệm và lây truyền qua chất phân tiết và chất bài tiết.
Virus polyoma là thành viên của họ Polyomaviridae, có cấu trúc đối xứng hình khối,
đường kính 42-45 nm, chứa phân tử ADN hai sợi. Virus này tìm thấy ở nuôi cấy tế bào thận
khỉ, chúng tạo nên khối u ở chuột đất vàng và biến đổi những tế bào chuột đất vàng in vitro.
Một số thành viên khác của Polyomavirus như virus BK (BKV) và virus JC (JCV) gây
nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai, gây nhiễm trùng bẩm sinh cũng như gây nhiễm trùng tái
hoạt ở những bệnh nhân ghép thận, ghép tủy xương, người cho có thể là nguồn nhiễm trùng.
JCV gây bệnh não nhiều ổ tiến triển (Progressive multifocal leucoencephalopathy: PML) có
thể kèm các lymphoma hoặc các u ác tính.
Chẩn đoán virus có thể nhuộm tổ chức bị tổn thương (thận, não), phân lập virus từ
nước tiểu hoặc tổ chức bị bệnh, chẩn đoán huyết thanh học tìm kháng thể đặc hiệu.
1.2. Virus Papilloma người (human papilloma virus: HPV)
Virus papilloma thuộc họ Papillomaviridae, cấu trúc virion của virus papilloma tương
tự như virion polyoma nhưng hơi lớn hơn và cũng chứa phân tử DNA 2 sợi. Hiện nay có ít
nhất 60 type được biết.
Những thành viên của HPV tạo nên u nhú lành tính (mụn cóc) ở nhiều động vật kể cả
người, mụn cóc người thường biến mất tự nhiên, nhưng cũng có thể phát triển thành ung thư
biểu bì da, nhất là những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Virus papilloma typ 16
và18 được coi là gây ung thư ở cơ quan sinh dục phụ nữ, như ở thành âm đạo, âm đạo ngoài,
cổ tử cung. Ở nam giới, HPV gây ung thư dương vật.
Về chẩn đoán, kỹ thuật lai ADN hiện nay thường được dùng để xác định virus ở trên tổ
chức tổn thương.
1.3. Herpesvirus
1.3.1. Epstein-Barr virus (EBV)
Được Epstein và cộng sự phát hiện năm 1964 trong nuôi cấy tế bào của một lymphoma
Burkitt. EBV là Herpesvirus hướng tế bào lympho B người, phổ biến khắp nơi trên thế giới.
EBV được xem là căn nguyên của các bệnh ung thư khác nhau:
- Lymphoma Burkitt: là u tế bào lympho B, xảy ra đặc biệt ở trẻ em. Đây là một bệnh
tản phát ở Trung Phi và New Guinea và xảy ra lẻ tẻ khắp nơi trên thế giới. In vitro, tế bào của
lymphoma phát triển thành dòng tế bào dạng nguyên bào lympho giữ những đặc tính của tế
bào gốc. ADN và kháng nguyên nhân của EBV đã được tìm thấy ở những tế bào u lympho
Burkitt.
ADN và kháng nguyên nhân của EBV được tìm thấy ở những tế bào u lympho Burkitt,
chỉ một đoạn ngắn ADN của EBV tích hợp, còn phần lớn ADN của virus này ở dạng vòng kín
và tồn tại ở nguyên sinh chất tế bào. Điều khó khăn để chứng minh rằng EBV gây ung thư ở
người là ở vùng dịch tể có tỷ lệ nhiễm EBV rất cao, nhưng tỷ lệ ung thư lại rất thấp. Về bệnh
sinh, nhiễm trùng EBV làm mất sự điều hòa miễn dịch, tăng sinh tế bào lympho B liên quan
đến hoạt hóa gen c-myc. Có sự chuyển dịch gen c-myc từ nhiễm sắc thể số 8 đến nhiễm sắc
thể số 14, 22 hoặc 2, sự chuyển dịch này đưa gen sinh khối u tế bào tới cạnh vị trí khởi động
(promoter) của gen globulin miễn dịch, làm mất sự điều hòa của gen, làm hoạt hóa c-myc đưa
đến sự tăng sinh và không biệt hóa tế bào lympho Burkitt.
194- Tăng bạch cầu lympho nhiễm trùng: thường gặp ở trẻ trên 10 tuổi và những thanh
niên bị nhiễm virus tiềm tàng lúc nhỏ ở các nước phương Tây, không gây thành dịch. Một số
trường hợp bệnh xãy ra ở trẻ lớn tuổi và người trung niên nhiễm EBV tiên phát (chưa bị
nhiễm EBV khi còn nhỏ) do lây qua hôn nhau (virus có trong tuyến nước bọt) hoặc bằng
đường truyền máu, ghép cơ quan khi người cho bị nhiễm virus.
- U tế bào lympho ở những người suy giảm miễn dịch: nhiễm trùng EBV tiềm tàng ở
những người có huyết thanh dương tính được kiểm soát bởi cơ chế miễn dịch qua trung gian
tế bào. Ở những người ghép cơ quan hoặc bị AIDS do mất sự kiểm soát này xãy ra hiện tượng
“nhiễm trùng tái hoạt” không triệu chứng, một số trường hợp gây nên bệnh tăng sinh bạch cầu
liên quan EBV.
- Bệnh Hodgkin: trong những năm gần đây, người ta tìm ra những bằng chứng EBV
đóng vai trò một phần trong gây bệnh Hodgkin. 60% bệnh nhân Hodgkin có ADN và protein
của virus trong các Reed-Sternberg và tế bào lưới của khối u. Tuy nhiên nó chưa đủ để chứng
minh EBV là bệnh nguyên của bệnh Hodgkin, cần nghiên cứu thêm về mối liên hệ này.
- U lympho bào T: ADN của EBV được tìm thấy với những tỷ lệ thay đổi trong những
loại u lympho bào T khác nhau. Cho đến bây giờ, người ta thấy rõ EBV có thể gây nhiễm
trùng tế bào lympho T, nhưng vai trò của virus trong cơ chế bệnh sinh u lympho bào T vẫn
đang còn được bàn cãi.
- Carcinoma mũi hầu: đây là một loại ung thư thường gặp ở đàn ông của một vài nhóm
sắc tộc ở Trung Quốc. Bệnh nhân có một chuẩn độ kháng EBV cao. Khối u gồm có những tế
bào biểu mô thâm nhiễm lympho. EBV hiện diện trong những tế bào biểu mô. Nó cảm ứng
lymphoma lúc tiêm vào khỉ sóc hoặc khỉ cú.
- Ngoài ra, gần đây có những báo cáo về mối liên quan giữa EBV với một số ung thư
khác như ung thư biểu mô tuyến ức, ung thư tuyến nước bọt, ung thư dạ dày, đặc biệt là ung
thư cơ trơn. Tuy nhiên mối liên quan này cần được nghiên cứu thêm.
1.3.2. Herpes simplex virus (HSV)
HSV typ 2 (HSV-2) được coi là virus có thể gây ung thư cho người dựa trên hai loại
bằng chứng chính:
- Về dịch tễ học: những phụ nữ nhiễm trùng hệ tiết niệu HSV-2 có tỷ lệ ung thư cổ tử
cung cao hơn lô không nhiễm HSV-2. Những phụ nữ bị bệnh này chuẩn độ kháng HSV
thường tăng hơn lô không nhiễm HSV-2.
- Về sinh học phân tử: người ta đã tìm thấy ADN và protein của HSV-2 trong các tế
bào ung thư cổ tử cung. HSV-2 có thể gây ra chuyển dạng tế bào in vitro. Phần lớn các phát
hiện này có thể được giải thích bằng giả thuyết HSV-2 gây nhiễm trùng ẩn ở những bệnh nhân
có hoạt động tình dục sớm lúc tuổi nhỏ.
1.4. Virus viêm gan B (hepatitis B virus: HBV)
Ung thư biểu mô gan nguyên phát (hepatoma) thường gặp nhiều ở những người nhiễm
HBV hơn những người không nhiễm. Mối liên quan này rất rõ ở châu Phi và châu Á, nơi có tỷ
lệ nhiễm HBV và ung thư gan nguyên phát cao. HBV đã mở đường cho ung thư tế bào gan,
mặc dù một số bệnh nhân ung thư tế bào gan không có bằng chứng của nhiễm HBV. Có thể
tìm thấy ADN của HBV và kháng nguyên bề mặt của HBV ở các tế bào ung thư gan. Sự tích
hợp ADN của HBV có lẽ đã kích hoạt gen sinh ung thư của tế bào.
2. Virus ARN sinh khối u: Retrovirus
2.1. Cấu trúc
Retrovirus có đặc điểm chứa enzyme reverse transcriptase (enzyme sao chép ngược)
biến đổi ARN thành ADN. Nhiều Retrovirus gây sarcoma, bệnh bạch cầu, lymphoma và
195carcinoma ở gà và các động vật có vú. Ngoài ra, Retrovirus còn gồm những thành viên không
sinh khối u.
Về cấu trúc, Retrovirus mang những nét đặc thù như virus HIV. Virion có vỏ bọc và
nhạy cảm với ete, đường kính khoảng 100 nm, capsid đối xứng hình khối chứa ARN 1 sợi.
Genom là một phân tử gồm 8000 đến 10.000 nucleotit. Nét đặc thù của Retrovirus là sau khi
xâm nhiễm tế bào ARN sợi đơn được sao mã thành ADN bổ sung sợi kép (complementary
DNA: cDNA). Sau khi hình thành, ADN bổ sung tích hợp vào nhiễm sắc thể của tế bào và
được gọi là provirus chứa những gen cần thiết cho sự sao chep của virus. Virus được sao chép
đồng thời với nhiễm sắc thể nên genom của virus được truyền lại cho tế bào con, cho nên sự
nhiễm trùng ở một cơ thể có thể kéo dài suốt đời. Lúc provirus được biểu hiện, RNA và những
thành phần protein của virus xuất hiện ở trong tế bào chất rồi đến tập trung ở màng tế bào, ở
đó virus được hình thành, đâm chồi rồi thoát ra khỏi tế bào. Trái với nhiều virus khác,
Retrovirus không giết chết tế bào lúc quá trình sao chép hoàn tất, thay vào đó qua biểu hiện
gen ngoại sinh nó thay đổi phenotyp của tế bào vật chủ.
2.2. Retrovirus gây khối u ở người
Những virus này ngoài những gen cần thiết cho sự sao chép còn chứa thêm một hoặc
nhiều gen phụ. Một trong những gen phụ này gọi là tat (transacting transcriptional activator)
mã hóa một protein làm kích động sự biến đổi những gen khác của virus và có thể một vài
gen của tế bào. Một đặc điểm khác của Retrovirus người là tính hướng lympho T4 hỗ trợ
(CD4). Mặc dù những tế bào khác có thể bị nhiễm, T4 hỗ trợ được ưu tiên chọn lựa và chứng
bệnh gây nên liên quan đến quần thể tế bào này.
Đến hiện nay người ta đã phân lập được hai loại Retrovirus gây bệnh bạch cầu và u
lympho bào (human T cell leukemia virus, hay còn gọi là: human T cell lymphotropic virus :
HTLV) ở người là HTLV I và HTLV II. Cả hai bệnh virus này đều liên quan đến bệnh bạch
cầu (leuxemi) và u lympho bào (lymphoma).
2.2.1. HTLV I (hay HTLV1)
Phần lớn HTLV I cảm ứng bệnh bạch cầu hoặc lymphoma đều liên quan đến lympho
T4: lympho T4 có dạng khổng lồ nhiều nhân hoặc nhiều tiểu thùy, một số trường hợp không có
sự thay đổi hình thái rõ rệt. In vitro, sự nhiễm HTLV I làm cho những lympho T bình thường
biến đổi hoặc mất chức năng miễn dịch. Bệnh bạch cầu hoặc lymphoma do HTLV I gây nên
thường mang một hình thức ung thư đặc biệt gọi là bệnh bạch cầu / lymphoma tế bào T trưởng
thành (Adult T cell leukemia/lymphoma: ALT) có quá trình xâm nhiễm, thường tăng bạch cầu
máu, nhiễm trùng cơ hội, phân nửa trường hợp do thâm nhiễm bạch cầu. HTLV I cũng liên
quan đến bệnh bạch cầu/ lymphoma tế bào T có quá trình mạn tính (15-20%). Những trường
hợp ALT điển hình hầu như luôn luôn có HTLV I dương tính.
2.2.2. HTLV II (hay HTLV 2)
HTLV II đầu tiên được phân lập từ một dòng tế bào ở một bệnh nhân với một biến thể
ung thư bạch cầu tua và có thể phân biệt với HTLV I bằng miễn dịch phóng xạ cạnh tranh.
Sau đó, virus được phân lập ở nhiều bệnh nhân với hình thức mãn tính hơn về ung thư tế bào.
Nhìn chung HTLV II có 55% tương đồng về nucleotide với HTLV I và chỉ có một ít khác biệt
về tính chất sinh học. Những test huyết thanh không thể phân biệt kháng thể của 2 virus. Ở
nhiều vùng nước Mỹ, virus HTLV chiếm ưu thế ở dân nghiện là HTLV II.
196CÁC VIRUS VIÊM GAN
Mục tiêu học tập
1. Mô tả được các đặc điểm virus học, tính chất gây bệnh của các virus gây viêm gan
2. Trình bày được chẩn đoán phòng thí nghiệm , cách phòng bệnh và điều trị các virus viêm
gan
Bệnh viêm gan đã được đề cập trong y văn cổ Trung Quốc và từ thời Hy Lạp cổ, nhưng
mãi đến những năm 60 của thế kỷ trước các virus gây viêm gan mới dần dần được phát hiện và
nghiên cứu sâu hơn trong suốt 4 thập kỷ qua. Hiện nay các virus viêm gan được biết gồm: Virus
viêm gan A ( HAV), viêm gan virus B (HBV), virus viêm gan C (HCV), virus viêm gan D (virus
Delta) và virus E (HEV)
I. VIRUS VIÊM GAN A ( HEPATITIS A VIRUS: HAV )
Virus viêm gan A thuộc họ Picornaviridae, và thuộc typ 72 của Enterovirus.
1. Đặc điểm sinh học
1.1. Cấu tạo
Virus trưởng thành có kích thước 27nm hạt virus không có vỏ ngoài, được cấu tạo gồm
4 polypeptid có khối lượng phân tử khác nhau được ký hiệu từ VP1- VP4. Capsid của virus có
đối xứng hình khối gồm 32 capsome, genome của virus chứa ARN một sợi có trọng lượng
phân tử 2,25x106
dalton.
1.2. Đề kháng
So với các Enterovirus khác, HAV tương đối ổn định với nhiệt độ, ở nhiệt độ 600
C virus
chỉ bị bất hoạt một phần, khi đun sôi 5 phút làm bất hoạt tòan bộ virus. HAV đề kháng với dung
môi hữu cơ như ether, axit. Nó bị bât hoạt khi tiếp xúc với formaldehyt 1/4000, chlorua Hg
1mg/lit/ 30 phút hoặc chiếu tia cực tím.
1.3.Nhân lên của virus
HAV nhân lên trong nguyên tương tế bào gan, tế bào bị xâm nhiễm giải phóng hạt
virus vào máu gây nhiễm virus máu rồi được thải qua mật vào trong phân. HAV có thể nhân
lên ở nhiều tổ chức nuôi cấy tế bào khác:
- Tổ chức nuôi cấy tế bào một lớp nguyên phát khỉ.
- Tế bào thận thai khỉ.
- Tế bào chuyển dạng của phôi khỉ.
Trong các tổ chức nuôi cấy tế bào, sự nhân lên của virus này không gây nên hiệu ứng
tế bào bệnh lý. Tuy nhiên sự hiện diện của HAV trong tổ chức nuôi cấy tế bào có thể theo dõi
bằng nhiều kỹ thuật khác nhau:
- Kính hiển vi điện tử.
- Miễn dịch huỳnh quang.
- Miễn dịch phóng xạ (RIA) và miễn dịch liên kết enzyme.
1.4. Miễn dịch
Kháng thể kháng HAV (anti-HAV) được xác định trong huyết thanh bệnh nhân trong
giai đoạn bệnh cấp tính khi hoạt tính enzyme aminotransferase máu tăng cao và virus được
thải ra trong phân. Đáp ứng miễn dịch sớm chủ yếu là kháng thể lớp IgM, kháng thể này có
thể tồn tại trong nhiều tháng. Trong giai đoạn hồi phục anti-HAV chủ yếu thuộc lớp IgG, anti-
HAV có tính chất bảo vệ bệnh nhân chống lại sự tái nhiễm trùng.
1972. Khả năng gây bệnh
2. 1. Dịch tễ học
Sự truyền bệnh xảy ra giữa người và người do ăn thức ăn và uống nước bị nhiễm phân.
Sự lan rộng viêm gan do HAV thường xảy ra ở những nơi đông dân, đời sống thiếu vệ sinh.
Bệnh xảy ra khắp nơi trên thế giới, dịch viêm gan do virus A có tính chất địa phương, tản phát
hoặc các vụ dịch nhỏ, các vụ dịch thường xảy ra vào cuối thu và đầu mùa đông. Bệnh gặp ở mọi
lứa tuôi, trẻ em bệnh lành tính hoặc không có triệu chứng, tuổi càng lớn nhiễm trùng càng nặng.
2. 2. Gây bệnh cho người
Sau khi ăn thức ăn bị nhiễm HAV. Chúng nhân lên ở đường tiêu hóa đến định vị ở
gan, gây virus máu và khởi phát sự nhiễm trùng.
Thời gian ủ bệnh 14-50 ngày phát bệnh với chán ăn mệt mỏi, sốt, nhức đầu, vàng da
xuất hiện 1-2 tuần sau khi bị bệnh, nước tiểu đậm màu, gan to đau, enzyme aminotransferase
tăng cao trong máu. Bệnh thuyên giảm vào tuần thứ 4 hoặc thứ 5 vơi sự biến mất các triệu
chứng, thời kỳ hồi phục cần 1- 2 tháng sau. Sau khi khỏi bệnh viêm gan do HAV không thấy
có tình trạng viêm gan mạn tính.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
3. 1. Chẩn đoán trực tiếp
- HAV được bài xuất trong phân bắt đầu từ 1- 2 tuần trước khi bị bệnh và kéo dài đến
4 tuần do vậy có thể tìm virus trong phân bằng thử nghiệm miễn dịch phóng xa hoặc miễn
dịch kính hiển vi điện tử..
- Phân lập virus trên tổ chức nuôi cấy tế bào đã được thực hiện trước đây trong nghiên
cứu, hiện nay không thực hiện vì nuôi cấy virus này rất khó khăn.
- Các kỷ thuật sinh học phân tử như dot blots, lai RNA, RT-PCR có thể xác định được
RNA của HAV trong gan, trong huyết thanh và phân của người bệnh
3. 2. Chẩn đoán huyết thanh học
Xác định kháng thể anti-HAV trong huyết thanh bệnh nhân bằng các kỹ thuật miễn
dịch phóng xạ (RIA), miễn dịch liên kết enzyme (ELISA), đặc biệt tìm kháng thể anti-HAV
lớp IgM.
4. Phòng bệnh và điều trị
4. 1. Phòng bệnh
- Vệ sinh nguồn nước uống, vệ sinh thực phẩm.
- Cải thiện điều kiện sống .
- Phát hiện và cách ly bệnh nhân bị bệnh.
Miễn dịch thụ động bằng chế phẩm globulin miễn dịch chứa kháng thể anti-HAV. Chế
phẩm này dùng cho người tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân bị virus viêm gan A. Globulin
miễn dịch chứa anti-HAV làm giảm nhẹ chứng bệnh hoặc bệnh chỉ ở thể bán lâm sàng.
Miễn dịch chủ động bằng vaccine giết chết đang được dùng ở nhiều nước, đặc biệt
dùng cho những người đi đến những vùng có dịch lưu hành, vaccine sống giảm độc đã có sẳn
nhưng chưa được dùng ở người.
4. 2. Điều trị: Chưa có thuốc trị đặc hiệu. Chủ yếu là nghĩ ngơi, tiết thực và có thể dùng các
loại sinh tố.
II. VIRUS VIÊM GAN B (HEPATITIS B VIRUS: HBV)
Virus viêm gan B thuộc họ Hepadnaviridae (Hepatotrophic DNA virus) và được xếp
là Hepadnavirus typ 1 .
1. Đặc tính virus học
1981. 1. Cấu tạo
Hạt virus viêm gan B nguyên vẹn có dạng hình cầu có đường kính 42nm (tiểu thể
Dane). Vó ngoài của HBV có thể tìm thấy trong huyết thanh bệnh nhân ở dạng hình cầu 22
nm và dạng hình sợi, cả hai dạng này giống nhau về đặc tính sinh hóa và vật lý. Chúng được
cấu tạo bởi 7- 9 polypeptide có trọng lượng thay đổi từ 19.000-120.000 dalton và các thành
phần carbohydrate. Cấu trúc vỏ của virus viêm gan B mang kháng nguyên bề mặt gọi là
HBsAg.
Hình 1. Cấu trúc của HBV
Cấu trúc 42nm, hình cầu là hạt virus HBV hoàn chỉnh
Các tiểu thể hình cầu 22nm (17-25nm) và dạng hình sợi bắt nguồn từ vỏ ngoài của hạt
virus
Lõi nucleocapsid có đối xứng hình khối, kích thước 27nm, bề mặt của lõi mang kháng
nguyên lõi HBcAg bên trong chứa ADN polymerase, ADN của virus và một protein hòa tan
mang tính kháng nguyên là HBeAg. ADN của HBV ở dạng vòng hai chuỗi gồm một chuỗi dài
và một chuỗi ngắn, mang 4 đoạn gen chính
- Đọan tiền gen S và S: Chủ yếu mã hóa cho các protein của vỏ.
- Đoạn gen C mã hóa cho các cấu trúc HBcAg và HBeAg.
- Đoạn gen P mã hóa ADN polymerase.
- Đoạn gen X mã hóa cho một protein có chức năng hoạt hóa chéo (transactivation).
1. 2. Sự nhân lên của virus
Virus viêm gan B chưa nuôi cấy được trên tổ chức nuôi cấy tế bào, virus có thể sao chép
được trên tế bào gan người. Những nghiên cứu gần đây nhận thấy virus viêm gan B có quá trình
sao chép ngược như Retrovirus. Sau khi xâm nhập vào trong tế bào gan, ADN của virus làm
thông tin để tạo ra hai sợi ARN thông tin nhờ ARN polymerase của tế bào, từ ARN thông tin này
được bọc bởi các protein của lõi, tiếp đến ADN polymerase của virus sẽ sao mã ngược để hình
thành ADN của virus. Khi ADN của virus được hình thành thì hai sợi ARN thông tin tự phá hủy.
Lõi chứa ADN sẽ nhận vỏ ngoài khi được đẩy ra qua hệ thống lưới nội bào hoặc bộ golgi để ra
ngoài.
Toàn bộ ADN của virus có thể tích hợp vào ADN của tế bào gan, hình thái này được
tìm thấy trong ung thư tế bào gan (Hepatocellular carcinoma) tuy nhiên khác với các
retrovirus, sự tích hợp vào chromosome tế bào không phải là một bước bắt buộc trong chu kỳ
199sao chép của các virus thuộc ho này. Tế bào gan ở trạng thái này vẫn còn tiết ra HBsAg nhưng
không HBeAg, quá trình sao chép của virus trong giai đoạn này ngừng hoặc rất chậm.
1. 3. Các kháng nguyên của virus viêm gan B
Ba thành phần kháng nguyên của virus viêm gan B được mô tả :
1.3.1. Kháng nguyên bề mặt của virus (HBsAg)
Kháng nguyên này hiện diện trong huyết thanh dưới dạng hình sợi hoặc hình cầu
đường kính 22nm. Các cấu trúc này là vật liệu vỏ virus HBV. Tất cả HBsAg đều mang kháng
nguyên nhóm chung a và một trong các kháng nguyên dưới typ (subtype) đặc hiệu d và y hoặc
w và r (adw, ayw, adr, ayr....). Các kháng nguyên dưới typ này không liên hệ đến độc lực của
virus nhưng chúng có giá trị về mặt dịch tễ học. Kháng nguyên HBsAg xuất hiện sớm trong
huyết thanh bệnh nhân bị bệnh và giảm sau 2-3 tháng, những trường hợp HBsAg (+) tồn tại
kéo dài trong huyết thanh bệnh nhân trên 4 tháng sau khi bị bệnh cấp là dấu hiệu bệnh có thể
chuyển qua mạn tính. Kháng thể tương ứng ( ký hiệu anti-HBs) xuất hiện 1- 3 tháng sau khi
HBV xâm nhập vào cơ thể, thường sau khi HBsAg đã hết trong huyết thanh. Anti-HBs có vai
trò chống lại sự tái nhiễm HBV. Vì vậy kháng nguyên HBsAg là thành phần được sử dụng để
điều chế vaccine phòng bệnh viêm gan B .
1.3.2. Kháng nguyên lõi HBcAg
Là thành phần kháng nguyên do các protein tạo nên bề mặt của lõi nucleocapsid của
HBV, kháng nguyên này không tìm thấy trong huyết thanh người bệnh với các kỹ thuật thông
thường. Nó được tìm thấy trong nhân tế bào gan. HBcAg kích thích cơ thể tạo kháng thể
tương ứng Anti-HBc, kháng thể này có trong huyết thanh người bệnh khá sớm và tồn tại khá
lâu.
1.3.3. Kháng nguyên HBeAg
Là thành phần protein hòa tan có trong lõi của virus viêm gan B. HBeAg xuất hiện
trong huyết thanh sớm ngay trong thời kỳ ủ bệnh trong viêm gan cấp do virus B. Sự tồn tại
kéo dài của kháng nguyên này trong huyết thanh bệnh nhân có ý nghĩa bệnh diễn tiến mạn
tính. HBeAg kích thích tạo kháng thể anti-HBe có trong huyết thanh.
2 . Khả năng gây bệnh
2. 1. Dịch tễ học
Bệnh viêm gan do HBV xảy ra khắp nơi trên thế giới. Theo ước tính có trên 350 triệu
người mang HBsAg trên thế giới tạo nên ổ chứa chính của virus HBV ở người. Tỷ lệ người
mang HBsAg khác nhau ở các quốc gia, ở Hoa Kỳ và các nước Tây Âu tỷ lệ này là 0,1- 0,5%
tỷ lệ này cao hơn ở nhiều nước phương Đông và các nước nhiệt đới.
Bệnh nhân bị bệnh viêm gan do HBV và người lành mang HBsAg đều có khả năng
truyền bệnh. Bệnh lây chủ yếu qua truyền máu và các sản phẩm của máu, đường tiêm chích
qua kim tiêm, bơm tiêm, đặc biệt ở những người nghiện thuốc chích bằng đường tĩnh mạch.
Nhiều đường lây truyền khác cũng chiếm vị trí quan trọng như đường sinh dục, qua nhau thai.
Người ta tìm thấy HBV hiện diện trong nhiều loại chất dịch cơ thể bệnh nhân gồm dịch màng
bụng, nước bọt, nước mắt, dịch khớp, sữa mẹ, tinh dịch.
2. 2. Đặc điểm gây bệnh
Thời kỳ ủ bệnh của HBV dài 40- 150 ngày. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, các biểu hiện
lậm sàng viêm gan B cấp tương tự như viêm gan virus A. Bệnh có thể diễn tiến nặng đưa đên
hoại tử gan cấp và hôn mê gan.
Sau viêm gan cấp do HBV có khoảng 6-10% ở người lớn, và đến 25-50% ở trẻ em
diễn tiến đên viêm gan mạn và xơ gan. Theo Tổ chức Y Tế Thế Giới 80% ung thư tế bào gan
nguyên phát do nhiễm trùng HBV mạn tính.
2003. Chẩn đóan phòng thí nghiệm
3. 1. Chẩn đoán trực tiếp
- Tìm tiểu thể Dane trong huyết thanh bệnh nhân bằng kính hiển vi điện tử.
- Tìm các kháng nguyên có trong huyết thanh bệnh nhân như HBsAg, HBeAg bằng
nhiêu kỹ thuật khác nhau như điện di miễn dịch đối lưu, kỹ thuật cố định bổ thể, Kỹ thuật
ngưng kết hồng cầu thụ động ngược, kỹ thuật sắc ký miễn dịch, kỹ thuật miễn dịch phóng xạ
(RIA) hoặc miễn dịch liên kết enzyme (ELISA). Trong đó kỹ thuật ELISA là kỹ thuật thường
dùng hiện nay.
- Kỹ thuật lai ADN dùng để xác định ADN của HBV trong các mẫu sinh thiết tế bào
gan hoặc trong huyết thanh bệnh nhân. Kỹ thuật PCR cũng được sử dụng rộng rãi để chẩn
đoán bệnh, đặc biệt nó có ích khi dùng kỷ thuật định lượng để theo dõi sự tăng hoặc giảm
lượng virus máu trong điều trị kháng virus ở bệnh viêm gan B mạn.
3. 2. Chẩn đoán huyết thanh học
Tìm sự hiện diện các kháng thể tương ứng trong huyết thanh người bệnh như anti-
HBs; anti-HBc gồm lớp IgM hoặc IgG, anti-HBe. Các kỹ thuật miễn dịch phóng xạ ( RIA) và
miễn dịch liên kết enzyme ( ELISA) là các kỹ thuật thường dùng hiện nay cho chẩn đoán
huyết thanh học
4. Phòng ngừa và điều trị
4. 1. Phòng bệnh
4.1.1. Biện pháp chung
- Kiểm tra kỹ người cho máu.
- Tiệt trùng kỹ dụng cụ y tế, kim tiêm, bơm tiêm chỉ dùng 1lần. Thực hiện an toàn lao
động khi làm việc với bệnh phẩm máu và các chế phẩm máu.
- Trong các đơn vị thận nhân tạo cần phát hiện bệnh nhân bị nhiễm HBV và dùng dụng
cụ riêng.
4.1.2. Phòng bệnh đặc hiệu
- Miễn dịch thụ động
+ Dùng chế phẩm globulin miễn dịch người bình thường ít hiệu quả vì chứa lượng
anti-HBs thấp.
+ Chế phẩm gamma globulin người đặc hiệu với viêm gan B (HBIg) chứa lượng lớn
anti-HBs. Dùng chế phẩm này cho thấy có hiệu quả làm giảm tần số mắc bệnh. Đối tượng
dùng các loại globulin miễn dịch gồm:
+ Những người bị nhiễm máu hoặc huyết thanh có chứa virus viêm gan B do tai biến.
+ Trẻ sơ sinh mà mẹ mang kháng nguyên HBsAg.
- Miễn dịch hoạt động
Vaccine phòng bệnh viêm gan B đầu tiên là thành phần HBsAg hình cầu lấy từ huyết
tương người lành mang HBsAg đã làm tinh khiết và tiêu diệt HIV. Vaccine phòng bệnh viêm
gan B thế hệ hai được sản xuất bằng công nghệ sinh học. Chế phẩm Recombivax HB ở Hoa
Kỳ được sản suất bằng phương thức này đã đưa vào sử dụng ở nhiều nước, hiệu quả phòng
bệnh cao và an toàn.
Tiêm vaccine nên thực hiện cho tất cả trẻ em còn bú, thiếu niên và cho những đối
tượng có nguy cơ cao mắc bệnh viêm gan B (nhân viên y tế tiếp xúc với máu, bệnh nhân chạy
thận nhân tạo, người nghiện thuốc chích tĩnh mạch và trẻ sơ sinh có mẹ mang HBsAg).
2014. 2. Điều trị
Chưa có một thuốc kháng virus nào hiệu quả hoàn toàn cho nhiễm trùng do HBV. Nhiều
thuốc kháng virus gần đây được dùng để điều trị viêm gan virus B mạn gồm:
- Interferon: Dùng interferon ở bệnh nhân viêm gan B mạn cho thấy có thể làm chậm tiến
triển của bệnh.
- Lamuvidine: được dùng trong điều trị viêm gan B mạn cho thấy làm mất HBeAg
trong huyết thanh, và cải thiện tổn thương tế bào gan. Tuy nhiên khi dùng kéo dài HBV trở
nên đề kháng do đột biến.
- Adefovir: có hiệu quả như lamuvidine trong điều trị viêm gan mạn
- Ribavirin và adenin arabinoside ít có hiệu quả .
III. VIRUS VIÊM GAN C ( HEPATITIS C VIRUS: HCV)
Virus viêm gan C được xếp vào họ Flaviviridae.
1. Tính chất của virus
Virus viêm gan C có dạng hình cầu đường kính trung bình khoảng 35- 50nm, vỏ bên
ngoài là glycoprotein. Genome của virus chứa ARN một sợi mang các gen mã hóa cho
nucleocapsid của lõi, cho protein màng, glycoprotein của vỏ và protein cần thiết cho sự sao
chép của virus. Hiện nay có ít nhất 6 genotype của virus này được biết trên cơ sở phân tích
chuỗi axit nucleic của genome virus. Virus sao chép và nhân lên ở dòng tế bào gan của người
hoặc vượn, nhưng mức độ sao chép của virus thấp.
2. Dịch tể học
Virus viêm gan C truyền bệnh qua đường truyền máu hoặc các sản phẩm của máu, đặc
biệt gặp ở những bệnh nhân tiếp nhận các yếu tố đông máu trộn lẫn từ nhiều người. Các
đường lây truyền khác như ở người nghiện chích thuốc qua đường tĩnh mạch, qua da, qua tiếp
xúc sinh dục, qua dụng cụ thẩm phân máu...
3. Tính chất gây bệnh
HCV gây viêm gan cấp và có khuynh hướng trở thành mạn ở hầu hết các cá nhân bị
nhiễm trùng. Trên mô hình nhiễm trùng thực nghiệm ở vượn cho thấy trong viêm gan C cấp
có ít hoại tử cục bộ tế bào gan trong giai đoạn đầu, kèm thâm nhiễm nhẹ tế bào lymphocyte
trong tổ chức tổn thương. ARN của virus được tìm thấy ở tổ chức gan và tồn tại nhiều tuần.
Viêm gan cấp do HCV không đưa đến suy gan cấp, trừ phi bệnh xảy ra ở những cá
nhân có nhiễm trùng mạn với HBV trước. Khoảng 50- 70% viêm gan C cấp diễn tiến đến
mạn. Cơ chế tổn thương gan ở viêm gan C mạn tính không những do virus mà còn liên hệ đên
bệnh lý tự miễn dịch của cơ thể. Biến chứng của viêm gan C mạn cuối cùng đưa đến xơ gan ở
20 - 25% trường hợp và ung thư tế bào gan.
4. Chẩn đoán
Thử nghiệm miễn dịch liên kết enzyme (ELISA) có thể xác định kháng thể trong
huyết thanh bệnh nhân và đây là kỹ thuật thường dùng hiện nay. Thử nghiệm western blot
(RIBA) xác định kháng thể được dùng khi ELISA cho kết quả nghi ngờ. Kháng nguyên dùng
trong cả hai loại kỹ thuật trên là các protein tái tổ hợp của HCV. Tuỳ theo các thành phần
protein kháng nguyên được dùng trong các thử nghiệm mà có các thế hệ ELISA1, ELISA2, và
ELISA3, cũng tương tự như thế có RIBA1, RIBA2 và RIBA3. Các thử nghiệm thế hệ sau có
độ nhạy tốt hơn.
202Hình 2. Thành phần kháng nguyên trong các thử nghiệm chẩn đoán HCV
Trong viêm gan cấp kháng thể (Anti-HCV) dương tính chậm sau hai tháng, 60 - 80%
dương tính sau 6 tháng, kháng thể HCV dương tính ở 80% trường hợp viêm gan mạn
Kỹ thuật khuếch đại chuỗi gen (RT-PCR) để xác định ARN của HCV trong huyết
thanh người bệnh, kỹ thuật RT-PCR định lượng xác định lượng virus máu được dùng cho việc
theo dõi kết quả điều trị
5. Phòng và điều trị
5.1. Phòng bệnh
Hiện nay chưa có vaccine để phòng bệnh cho virus viêm gan C. Phòng sự lây nhiễm
bằng kiểm tra máu kỹ lưỡng ở những người cho máu, đảm bảo không nhiễm virus HCV trong
tiêm chích, tiêm truyền....
5.2. Điều trị
Interferon được dùng trong điều trị viêm gan do HCV. Interferon cho thấy làm giảm
nhanh amino tranferaza trong huyết thanh, ngoài ra ribavirin cũng đã được thử nghiệm và cho
kết quả ít rõ hơn Interferon.
VI. VIRUS VIÊM GAN D ( HEPATITIS D VIRUS: HDV)
Virus viêm gan D còn có tên là virus viêm gan delta, hay virus viêm gan khiếm khuyết
vì virus này cần sự hỗ trợ của HBV hoặc virus viêm gan ở sóc (Woodchuck hepatitis virus -
WHV) để phát triển.
1. Tính chất của virus viêm gan D
Hạt virus trưởng thành là một tiểu thể hình cầu đường kính khoảng 35nm, genome của
virus chứa ARN một sợi, genome của HDV còn chứa protein cấu trúc gọi là kháng nguyên
(HDAg) của HDV. Vỏ ngoài cùng của hạt virus là thành phần vỏ ngoài (HBsAg) của HBV.
HDV có thể nhiễm trùng tế bào gan nguyên phát của vượn. Khi vào bên trong tế bào
HDV có thể sao chép mà không cần có virus HBV. ARN và kháng nguyên HDAg được tìm
thấy trong nhân của tế bào. Virus tổ hợp thành hạt virus khi các thành phần ARN, HDAg
tương tác với HBsAg của HBV.
2. Tính chất gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Đường truyền bệnh của virus viêm gan D tương tự như HBV, gồm qua tiếp xúc tình
dục, đường tiêm chích, truyền máu và các sản phẩm của máu. Nhiễm trùng HDV thường tìm
thấy ở những bệnh nhân mang kháng nguyên HBsAg mạn .
2032.2. Lâm sàng
Viêm gan do HDV có thể xảy ra đồng thời với nhiễm trùng do virus HBV, hoặc có thể
bị bội nhiễm trên bệnh nhân đã bị viên gan B mạn. Triệu chứng tương tự với viêm gan do các
virus khác, sự nhiễm trùng đồng thời cả hai virus HDV và HBV thường dễ đưa đến viêm gan
trầm trọng hơn so với chỉ nhiễm trùng do virus HBV. Một số ít trường hợp sự bội nhiễm của
virus HDV không làm thay đổi diễn tiến của nhiễm trùng mạn do HBV, trong trường hợp này
dấu hiệu nhiễm trùng do HDV chỉ cho thấy sự tăng kháng thể anti-HD lớp IgM.
3. Chẩn đoán
Ngoài xác định sự có mặt của nhiễm trùng do HBV, nhiễm trùng do virus HDV được
chẩn đoán bằng tìm kháng nguyên HDV trong huyết thanh bằng thử nghiệm RIA hoặc
ELISA, trong nhiễm HDV mạn kháng nguyên HDAg thường âm tính. Kháng thể anti-HD xác
định bằng thử nghiệm RIA hoặc ELISA. Có thể dùng các kỷ thuật sinh học phân tử để tìm
ARN của virus
4. Phòng bệnh và điều trị
4.1. Phòng bệnh
Phòng nhiễm trùng bằng vaccine và các biện pháp phòng khác đối với HBV sẽ có hữu
hiệu trong phòng ngừa viêm gan do virus D, vì HDV không thể nhân lên được khi không bị
nhiễm trùng do HBV. Ở những bệnh nhân mang HBsAg cần phải hạn chế chuyền máu, khi
cần thiết phải nhận truyền máu mới truyền và kiểm tra kỹ nguồn máu.
4.2. Điều trị
Về điều trị chưa có thuốc điều trị cho HDV, interferon được dùng trong điều trị HBV
cũng được dùng cho cả trường hợp viêm gan phối hợp cho hai virus này.
V. VIRUS VIÊM GAN E ( HEPATITIS E VIRUS: HEV)
Nhiễm trùng do virus viêm gan E trước đây được cho là viêm gan do virus không A-
không B truyên qua đường tiêu hóa, virus này trước đây được xếp vào họ Caliciviridae, hiện
nay được tách riêng và đang được xếp loại trong thời gian tới.
1. Đặc điểm virus học
Virus có dạng hình cầu, đường kính khoảng 27-34nm, không có vỏ bên ngoài, genome
của HEV chứa ARN chuỗi đơn.
Virus có thể gây nhiễm trùng tế bào gan nguyên phát, tế bào thận khỉ, sự nhân lên của
HEV trong các nuôi cấy tế bào này có thể xác định bằng nhuộm miễn dịch huỳnh quang hoặc
bằng lai ADN. Virus gây viêm gan ở các động vật linh trưởng ngoài người.
2. Đặc điểm gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Nhiễm trùng do HEV xảy ra ở nhiều quốc gia nhiệt đới và bán nhiệt đới như HAV,
bệnh truyền qua đường tiêu hóa và xảy ra thành dịch liên hệ đến thức ăn, nước uống bị nhiễm
bẩn.
2.2. Lâm sàng
Thời gian ủ bệnh 15-40 ngày, trung bình 35 ngày, triệu chứng lâm sàng tương tự như
các viêm gan khác. Viêm gan cấp có thể đưa đến suy gan cấp, đặc biệt thể nặng thường gặp ở
phụ nữ có thai, tử vong do viêm gan E ở nhóm này cao 20- 40%. Không có bằng chứng tiến
triển mạn tính ở bệnh nhân viêm gan E.
3. Chẩn đoán
Nhiều kỹ thuật chẩn đoán được dùng để xác định viêm gan HEV gồm
- Kính hiển vi điện tử miễn dịch để xác định hạt virus trong phân.
204- Tìm anti-HEV lớp IgM hoặc IgG với nhiều kỷ thuật huyết thanh học gồm ELISA
(IgG, IgM), western blot ( IgM/ IgG).
- Xác định ARN của virus ở trong phân và trong huyết thanh bằng kỷ thuật RT-PCR.
4. Phòng và điều trị
Chưa có vaccine phòng bệnh cho virus này, chủ yếu là vệ sinh nguồn nước uống.
Chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu.
205VIRUS HIV/ AIDS
( HUMAN IMMUNODEFICIENCY VIRUSES)
Mục tiêu bài giảng
1. Mô tả được các đặc diểm virus học, cơ chế suy miễn dịch của virus HIV.
2. Trình bày được dịch tễ học, chẩn đoán phòng thí nghiệm và cách phòng ngừa và điều trị
nhiễm trùng HIV
Virus HIV (gồm HIV1 và HIV2) thuộc vào họ Retroviridae, giống Lentivirus. Những
virus này có dạng hình cầu, có vỏ, kích thước hạt virus 80-100nm về đường kính, genom chứa
ARN chuỗi đơn. Quá trình sao chép axit nucleic của chúng (ARN) tạo ra chuỗi đôi cDNA
(ADN bổ sung) qua trung gian của enzyme reverse transcriptase. Sự hình thành dạng tiền
virus ở chromosom của tế bào vật chủ là một bước bắt buộc trong chu kỳ phát triển của chúng.
I. TÍNH CHẤT VIRUS HỌC
1. Đặc điểm cấu tạo
Dưới kính hiển vi điện tử virus có dạng hình cầu, cấu tạo gồm vỏ ngoài và lõi capsit ở
trong. Vỏ của virus tạo bởi 72 núm gai là các glycoprotein 120 ( gp120) của vỏ ngoài, thành
phần này là receptor gắn vào receptor CD4+ của tế bào và một protein xuyên màng
glycoprotein 41 (gp 41). Lõi của virus hình cầu chứa các protein cấu trúc của gen Gag, trong
capsit chứa 2 phân tử ARN giống nhau, và các enzyme ADN polymerase. Cấu trúc chi tiết của
virus và genom của HIV như hình sau
Hình 1. Hình ảnh minh hoạ cấu tạo virus HIV hoàn chỉnh
Genom của HIV có kích thước 9,8kb ( kilobase), gen mã hoá của các HIV có 3 đoạn lớn
đó là đoạn gen gag mã hoá cho sự tổng hợp cho các protein cấu trúc của lõi của virus, gen pol mã
hoá cho sự hình thành các protein enzyme của virus ( integrase, reverse transcriptase/RNase,
protease) và đoạn gen env mã hoá cho sự hình thành các glycoprotein của vỏ virus (gp 120, gp
41). Nhiều đoạn gen nhỏ mã hoá cho các protein có vai trò trong quá trình nhiễm trùng và phát
triển của virus trong tế bào.
206Bảng 1. Các protein của HIV và chức năng của nó
Các protein Kích thươc Chức năng
Gag
Polymerase (Pol)
Protease
Integrase
Vỏ
-
Tat
Rev
Nef
Vif
Vpr
Vpu( chỉ có ở HIV1 )
Vpx( chỉ có ở HIV2 )
Tev
P25
P17
P9/ P6
-
P66/p51
P10
P 32
gp120
gp 41
p 14
p19
p27
p23
p18
p15
-
p26
Protein cấu trúc capsid
Protein nền
Protein kết hợp với RNA/ Giúp virus
đâm chồi ra ngoài tế bào
enzyme sao chép ngược
enzyme xử lý các protein sau dịch mã
enzyme gắn cDNA virus vào genôm tê
bào
Protein bề mặt của vỏ
Protein xuyên màng của vỏ
Protein hoạt hóa
Điều hòa biểu hiện mRNA của virus
Cần cho sự sao chép của virus
Làm tăng tính nhiễm trùng của virus
Giúp cho sự sao chép của virus
Giúp phóng thích virus ra ngoài
Giúp cho virus trong nhiễm trùng
Hoạt hóa gen Tat và Rev
2. Tính chất đề kháng
HIV bị bất hoạt ở nhiệt độ 56-60C trong khoảng 30phút, nó cũng bị bất hoạt với các
hoá chất giết khuẩn thông thường như dung dịch natri hypochlorid 0,5%, cồn etanol 70%, và
povidone - iodine, ở pH < 6 hoặc > 10 bất hoạt HIV1 trong khoảng 10 phút. Trong các tổ
chức nuôi cấy virus ở nhiệt độ phòng dạng HIV tự do có thể xác định đến 15 ngày, ở nhiệt độ
37C có thể đến 11 ngày.
3. Chu kỳ sinh học của HIV trong tế bào
Để xâm nhập vào tế bào, gp120 của HIV gắn vào các receptor của tế bào: phân tử
CD4+ và receptor CCR5 để đi vào tế bào. Trong nguyên tương của tế bào ARN sợi đơn của
virus được sao mã ngược để trở thành ADN chuổi đôi qua trung gian của enzyme reverse
transcriptase, ADN chuổi đôi tạo thành được chuyển vào nhân tế bào và tích hợp vào nhiễm
sắc thể của tế bào, gọi là tiền virus (provirus), qua trung gian của enzyme integrase. ADN tiền
virus là bản nền (template) cho việc tạo ra ARN của virus mới và ARN thông tin cho sự tổng
hợp protein của virus.
Sự tổ hợp và hình thành virus mới xảy ra ở màng tế bào. Ở đây ARN mới tạo thành
của virus được gói trong các protein của lõi capsid. Capsid tiếp đó nhận được vỏ ngoài khi hạt
virus đi qua màng tế bào bằng phương thức đẩy từ từ hạt virus ra ngoài như sự nảy mầm cây
(budding).
Quá trình nhân lên của virus trong tế bào tóm tắt trong sơ đồ sau
207 CD4 Nguyên tương Nhân nst tế bào
Gắn vào CD4
provirus
CCR5 Sao mã
RNA cDNA
Tổ hợp
RNAtt
Dịch mã
Giải phóng virus mới
Protein
Hình 2. sơ đồ minh hoạ chu kỳ nhân lên của HIV trong tế bào
Sự phát triển của virus ở nuôi cấy tế bào tạo ra hiệu ứng tế bào bệnh lý tùy thuộc vào
các chủng phân lập, nhiều chủng tạo ra các hợp bào điển hình (syncytium formation) và gây
chết tế bào, tuy nhiên một số chủng không tạo nên hình ảnh này. Tính chất tạo tế bào bệnh lý
được dùng để phân loai các phân type sinh học của HIV1.
II. CƠ CHẾ SUY MIỄN DỊCH VÀ DỊCH TỂ HỌC
1. Cơ chế suy miễn dịch do HIV
Suy miễn dịch do nhiễm trùng HIV chủ yếu do sự giảm quần thể tế bào lymphocyte T
có mang phân tử CD4 bề mặt (Tế bào CD4+), sự phá hủy làm giảm quần thể tế bào này liên
hệ đến
• Các tác dụng tế bào bệnh lý trực tiếp do virus và các protein của nó trên té bào CD4+
gồm: Phá hủy tế bào, Tác dụng trên tế bào gốc, Tác dụng trên sản xuất cytokine, Tác
dụng trên điện tích các tế bào, Tính dễ vỡ gia tăng của các tế bào.
• Sự nhiễm HIV tế bào gây nên chết tế bào có chương trình ( apoptosis ).
• Phá húy tế bào do sự gắn của gp120 lên tế bào CD4+ bình thường: Hiệu ứng ADCC,
Các lymphocyte T độc tế bào ( CTL).
• Các tác dụng ức chế miễn dịch của các phức hợp miễn dịch và các protein của virus
( gp120, gp41,Tat.)
• Tác dụng độc tế bào chống lại CD4 ( gồm các tế bào CD4+ và tế bào CD8+)
• Các yếu tố ức chế của tế bào CD8+
• Các tự kháng thể chống lại tế bào CD4+
• Sự phá hủy tế bào CD4+ do cytokine
2. Dịch tễ học của nhiễm trùng HIV
Hội chứng suy giảm miễn dịch tìm thấy đầu tiên năm 1981 ở những người
nghiện chích thuốc. 1983 L. Montagnier ở Pháp phân lập được virus và gọi nó là LAV
(lymphadenopathy-associated virus), R. Gallo ở Hoa kỳ cùng thời gian cũng đã nuôi cấy được
virus từ bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch và phân tích về sinh học phân tử của nó và đặt tên
virus này là HTLV III (Human T cell leukemia virus type III), các virus này hầu như rất giống
208nhau. Đến 1986 Uỷ ban quốc tế về danh pháp virus thống nhất tên gọi cho các virus này là
HIV ( Human immunodeficiency virus ).
Hiện nay có khoảng 30 triệu người bị nhiễm HIV trên toàn thế giới, có 2 týp virus gây
bệnh là HIV1 và HIV2. HIV1 gây bệnh gặp ở khắp nơi trên thế giới, trong khi đó HIV2 chỉ
gặp ở một số nơi ở Tây phi. HIV1 được chia thành các dưới týp ( subtype) từ A - J và dưới
týp O và HIV2 thành dưới týp từ A - G. Nhiễm trùng HIV ở một nước hoặc một vùng địa lý
thường do một vài dưới týp nổi bật.
Đường truyền bệnh của HIV1 và HIV2 hoàn toàn giống nhau
2.1.Truyền qua tiếp xúc sinh dục
Đường sinh dục là một trong các đường chính mà virus HIV truyền từ bệnh nhân bị
nhiễm HIV qua người lành, những tế bào bị nhiễm virus và virus tự do ở trong dịch âm đạo và
trong tinh dịch đều có khả năng truyền bệnh. Khả năng truyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố
gồm số lần tiếp xúc sinh dục với người bị nhiễm, sự có mặt của các bệnh nhiễm trùng sinh
dục như giang mai, lậu, nhiễm trùng herpes, các viêm nhiễm và xây xát ở đường sinh
dục.....các yếu tố này làm tăng sự lây nhiễm HIV
2.2. Truyền qua máu
Virus truyền qua máu có thể ở dạng tự do, ở trong tế bào lymphocyte, hoặc trong đại
thực bào. Đường lây truyền này thường gặp do truyền máu, hoặc các sản phẩm của máu có
virus, do tiêm chích, nhổ răng, hoặc các tai biến nghề nghiệp do các vật sắc nhọn như dao,
kim tiêm, ống nghiệm có dính máu người bệnh. Các tổn thương nông trên da có thể là đường
vào của virus khi tiếp xúc với máu bị nhiễm HIV.
2.3. Truyền từ mẹ cho co
HIV có thể truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, trong khi sinh và sau khi
sinh. HIV thường truyền qua con trong giai đoạn sau của thai kỳ. Tuy nhiên, truyền qua thai
nhi sớm khoảng 8 tuần sau khi có thai cũng được khảo sát.
III. CHẨN ĐOÁN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Các thử nghiệm dùng để chẩn đoán HIV về mặt nguyên lý không khác với chẩn đoán
các virus khác: Tìm virus hoặc kháng nguyên của chúng, sau đó tìm kháng thể với virus, axit
nucleic của virus cũng có thể được xác định ở các phòng thí nghiệm cao cấp. Chẩn đoán
phòng thí nghiệm virus HIV không phải là các xét nghiệm khẩn cấp.
Kháng thể với các thành phần của HIV chỉ có thể xác định được ở khoảng 6-8 tuần sau
khi bị nhiễm trùng HIV, do vậy chẩn đoán nhiễm trùng HIV trong giai đoạn sớm chỉ bằng
cách tìm kháng nguyên hoặc axit nucleic của virus. Sơ đồ sau cho thấy động học của các dấu
ấn huyết thanh học của HIV.
Hình 3. Sơ đồ biểu thị các dấu ấn huyết thanh trong chẩn đoán HIV
1. Xác định kháng nguyên virus
Tìm protein 24 (p24) bằng thử nghiệm ELISA dùng kháng thể đơn dòng.
2092. Phân lập virus
Cấy lymphocyte bệnh nhân vào nuôi cấy lymphocyte bình thường, hiệu ứng tế bào
bệnh lý xuất hiện sau 7- 10 ngày nuôi cấy với sự xuất hiện các hợp bào điển hình ( syncytial
formation), tuy nhiên một số chủng không tạo hợp bào khi nuôi cấy.
3. Xác định kháng thể
Nhiều thử nghiệm được dùng để phát hiện kháng thể HIV trong huyết thanh bệnh
nhân. Các thử nghiệm sau được dùng rộng rải ở các phòng thí nghiệm để xác định kháng thể
với virus HIV
3.1. Thử nghiệm ELISA
Với nhiều kỷ thuật và kháng nguyên khác nhau trong đó kháng nguyên được gắn trên
giếng, enzyme có thể được gắn vào kháng kháng thể (kỷ thuật ELISA gián tiếp), hoặc kháng
thể gắn enzyme ( kỷ thuật ELISA cạnh tranh), hoặc kháng nguyên gắn enzyme (Kỷ thuật
ELISA kiểu sandwich). Độ nhạy của thử nghiệm này từ 97,5 đến 100%, khi thử nghiệm
ELISA dương tính cần phải dùng thử nghiệm Western blot để chẩn đoán khẳng định.
Phản ứng ELISA gián tiếp
kháng kháng thể gắn enzyme
kháng thể gắn enzyme Phản ứng ELISA tranh
chấp
phản ứng ELISA kiểu
sandwich
Kháng nguyên gắn enzyme
Hình 4. Sơ đồ minh hoạ các kiểu kỷ thuật ELISA chẩn đoán HIV
3.2.Thử nghiệm Western blot
Kỹ thuật này có thể xác định được kháng thể với các protein đặc hiệu của virus, đây là
thử nghiệm có gía trị khẳng định nhiễm trùng HIV, kết quả đương tính khi có ít nhất 2 băng
protein của vỏ ( gp 160, gp120, hoặc gp 41) có thể thêm các băng protein của gen gag và pol
hoặc không, phản ứng âm tính khi không đủ các tiêu chuẩn trên.
4. Xác định axít nucleic của virus
Thử nghiệm khuếch đại chuỗi gen PCR dùng để xác định ADN hoặc ARN của virus ở
trong cơ thể người bệnh, kỷ thuật này cũng cho phép định lượng virus trong máu bệnh nhân
IV. PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Phòng ngừa
Kiểm tra người cho máu, xử lý máu trước khi chuyền để loại trừ HIV. Dụng cụ y tế
đảm bảo vô trùng, bơm tiêm, kim tiêm chỉ nên dùng một lần.
Cần khuyến cáo cho nhân viên trực tiếp làm việc với bệnh nhân hoặc với máu bệnh
nhân về các nội quy an toàn, tránh sự lây nhiễm do bất cẩn.
Ngăn cấm tiêm chích ma túy và tệ nạn mãi dâm, giáo dục về an toàn tình dục Hiện nay
chưa có vaccine hiệu quả để phòng bệnh.
2102. Điều trị
Việc nghiên cứu các thuốc chống virus HIV nhằm vào các khâu trong chu trình phát
triển của virus: ức chế sự gắn và vùi của virus vào màng tế bào, ức chế sự cởi áo và vào bên
trong tế bào của nucleocapsid, ức chế quá trình sao mã ngược, ức chế sự gắn cDNA của virus
với chromosome của tế bào ( sự hình thành provirus ), ức chế quá trình sao mã mRNA, quá
trình dịch mã, ức chế sự tổ hợp của virus, và quá trình đẩy virus ra khỏi tế bào. Nhiều chế
phẩm sinh học như các kháng thể và các hóa chất đã được thử nghiệm trong phòng thí
nghiệm. Hiện nay hai nhóm thuốc có sẳn dùng trong điều trị nhiễm trùng HIV/AIDS là
- Các thuốc ức chế enzyme reverse transcriptase (RT) như azidothymidine,
dideoxycytidine, didanosine, lamuvidine...
- Các thuốc ức chế enzyme protease như saquinavir, ritonavir, indinavir...
Sự phối hợp các thuốc trên làm giảm lượng virus máu nhanh, kéo dài đời sống bệnh
nhân, hạn chế được các biến chủng virus kháng thuốc.
211CÁC VIRUS GÂY BỆNH KHÁC
Mục tiêu học tập
1. Trình bày được tính chất virus học, dịch tễ học, tính chât bệnh, chẩn đoán phòng thí
nghiệm và phòng ngừa nhiễm trùng corona gây SARS.
2. Mô tả các đặc trưng về tính chất virus, dịch tễ, tính chất gây bệnh, chẩn đoán virus và
phòng bệnh do virus rubella.
3. Trình bày các tính chất virus học, tính chất gây bệnh, chẩn đoán phòng thí nghiệm và
phòng bệnh nhiễm trùng do hantavirus
I. CORONAVIRUS GÂY BỆNH CHO NGƯỜI
Đây là nhóm virus tìm thấy ở chim và các động vật có vú, chúng giống nhau về hình
thái và cấu trúc hóa học. Các coronavirus của người gồm coronavirus chủng 229E và
coronavirus chủng OC43, hai virus này gây nhiễm trùng hô hấp trên nhẹ- bệnh cảm lạnh.
Năm 2003 một chủng virus mới của họ này được tìm thấy gây bệnh viêm phổi nặng, lây
truyền mạnh và có tỷ lệ tử vong cao ở người được gọi là coronavirus gây SARS (SARS–CoV:
severe acute respiratory syndrome-associated coronavirus). Bài này chú trọng đến corona gây
SARS ở người.
1.Tính chất của virus:
Ở dưới kính hiển vi điện tử virus có bao ngoài và hình thái đa dạng, có đường kính từ
60 -130nm trên bề mặt của virus có các gai glycoprotein như hình vương niệm (corona), các
gai này giúp cho virus bám vào các receptor của tế bào vật chủ và xâm nhập vào tế bào.
Nucleocapsid bên trong hình xoắn chứa ARN lớn có chiều dài 27-32 kb mã hóa cho các thành
phần cấu trúc và chức năng của virus.
Hầu hết các virus corona chỉ gây nhiễm tế bào của loài túc chủ tự nhiên của chúng,
riêng corona gây SARS (SARS-CoV) có thể nhiễm trùng nhiều loại tế bào như tế bào thận khỉ
vero, tế bào khối u đại tràng ở người, chúng gây hiệu ứng tế bào bệnh lý sau 2-4 ngày
2. Dịch tễ học
Tháng 2 năm 2003 bệnh viêm phổi do virus nặng (SARS) xuất phát từ Quảng Đông,
Trung quốc rồi nhanh chóng lan ra các nước kế cận gồm Việt Nam, Hồng công, Singapour,
Thái lan Canada.. đến 24-25 tháng 3/2003 các nhà khoa học của Mỹ và Đức công bố xác định
được virus gây bệnh là một virus thuộc coronavirus và gọi tên là virus corona gây bệnh SARS
(SARS-CoV). Vụ dịch lên đến đỉnh vào tháng 5 và chấm dứt vào đầu tháng 7/2003. Tổng số
có 29 quốc gia bị ảnh hưởng với số người bị bệnh là 8422 với số người chết là 902
Virus corona gây SARS và các corona người lây truyền bệnh chủ yếu qua đường hô
hấp từ các giọt chất tiết, ngoài ra còn có thể truyền qua tiếp xúc trực tiếp, các dụng cụ khí
dung, nội soi phế quản. Người bệnh virus thải ra trong phân kéo dài nhiều tuần lễ, có thể là
nguồn lây bệnh qua đường phân miệng.
212
Hình 1b. SARS-CoV ở kính HV điện tử Hình 1a. cấu trúc SARS-CoVNgười ta tìm thấy các corona rất giống với SARS-CoV của người ở đường hô hấp một
số loài chồn, do vậy virus corona gây SARS có thể là một virus động vật truyền cho người.
3. Lâm sàng
Corona gây SARS gây nên bệnh viêm phổi nặng do virus ở người và lây lan thành
dịch. bệnh có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 10 ngày, triệu chứng sớm gồm sốt, đau cơ nhức đầu,
triệu chứng hô hấp bắt đầu xuất hiện từ 3-7 ngày với ho khan và khó thở. Nhiều bệnh nhân
biểu hiện thâm nhiễm phổi trên X quang và suy hô hấp xảy ra nhanh chóng, phần lớn bệnh
nhân cần phải hô hấp hổ trợ. Tỷ lệ tử ước tính từ 14-15%, ở người lớn tuổi tử vong đạt đến
50%.
4. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Phân lập virus từ bệnh phẩm chất tiết đường hô hấp, máu, phân trên nuôi cấy tế bào
( tế bào thận khỉ). Tuy nhiên chỉ có phòng thí nghiệm có mức an toàn sinh học cao (mức 3)
mới được phép nuôi cấy virus này. Kỹ thuật chẩn đoán được dùng hiện nay là RT-PCR để xác
định vật liệu RNA của virus, nó cho kết quả nhanh. Chẩn đoán huyết thanh gồm kỹ thuật
miễn dịch huỳnh quang hay ELISA để xác định IgM và IgG, nhưng kháng thể thường xuất
hiện muộn sau 2-3 tuần.
5. Phòng bệnh và điều trị
Phát hiện sớm và cách ly bệnh nhân bị bệnh là biện pháp hửu hiệu để phòng lây nhiễm
cho người xung quanh, nhân viên y tế và người tiếp xúc với bệnh nhân cần phải đeo khẩu
trang, áo quần bảo vệ đúng quy định, xử lý tốt chất thải người bệnh. Quy định của quốc tế
hiện nay bệnh SARS cần phải thông báo dịch và kiểm dịch quốc tế. Hiện nay chưa có vaccine
phòng bệnh.
Hiện chưa có thuốc kháng virus SARS-CoV đặc hiệu, các thuốc kháng virus được
dùng điều trị nhiều virus khác nhau được dùng thử nghiệm gồm vibavirin, tamiflu, các chất ức
chế enzyme protease là kaletra ( phối hợp gồm lopinavir-ritonavir) và interferon. Thêm vào
các biện pháp điều trị hổ trợ cần thiết khác gồm corticosteroid, thở máy..
II. VIRUS RUBELLA
Virus rubella thuộc vào nhóm rubivirus, họ Togaviridae, tuy nhiên virus này có
phương thức lây truyền khác với các alphavirus, nó gây nhiễm trùng qua đường hô hấp.
1. Tính chất của virus
Về cấu trúc virus này có đường kính từ 45-75nm, nó có bao ngoài bằng lipid và trên
bề mặt có các gai glycoprotein, capsid bên trong có dạng hình khối đa diện, genôm chứa RNA
sợi đơn.
Virus rubella không gây tan tế bào, nhưng nó gây hiệu ứng tế bào bệnh lý ở mức độ
nhất định trên một số tế bào nuôi cấy như tế bào vero, tế bào RK13. Sự nhân lên của virus
rubella cản trở sự nhân lên của các virus thuộc họ picornaviridae khi cho nhiễm loại sau thêm
vào.
2. Miễn dịch
Virus này chỉ có một typ huyết thanh, và người là túc chủ duy nhất của rubellavirus,
sau khi nhiễm virus máu, kháng thể bắt đầu xuất hiện, kháng thể dịch thể có thể ngăn cản sự
lan rộng virus, nhưng miễn dịch trung gian tế bào đóng vai trò quan trọng trong loại bỏ virus.
Miễn dịch thu được sau khi bị nhiễm trùng có vai trò bảo vệ suốt đời. Kháng thể có trong
huyết thanh mẹ mang thai ngăn cản được nhiễm trùng cho bào thai. Mặt khác khi kháng thể
xuất hiện, phức hợp miễn dịch tạo ra có thể có vai trò trong bệnh sinh của nổi ban và đau
khớp trong bệnh rubella.
3. Dịch tễ học
Virus rubella lây truyền qua chất tiết đường hô hấp, virus rubella ít lây hơn so với
virus sởi và virus thủy đậu, tuy nhiên bệnh lây dễ dàng ở những nơi đông người như nhà trẻ.
Nhiễm trùng xảy ra thường ở trẻ em, có khoảng 20% phụ nử trong độ tuổi mang thai chưa bị
nhiễm virus này lần nào, nhóm người này có thể bị bệnh.
2134. Lâm sàng
Bệnh rubella là một bệnh lành tính ở trẻ em, bệnh đặc trưng với sốt, hạch lympho lớn
và nổi ban. Ở người lớn nhiễm trùng rubella có thể nặng và thường tổn thương ở xương, viêm
khớp, giảm tiểu cầu và hiếm hơn viêm não sau nhiễm trùng rubella.
Các tổn thương bẩm sinh: Đây là hâu quả đáng sợ, nhiễm rubella ở mẹ đang mang thai
không có kháng thể bảo vệ ( do nhiễm trùng trước đây hay tiêm vaccine) có thể gây nên
những bất thường cho trẻ. Virus có thể nhân lên ở nhau thai và lây lan cho thai nhi qua đường
máu. Ở thai nhi virus có thể nhân lên trong hầu hết các mô của thai, dù virus không làm tan tế
bào, nhưng sự phát triển của mô tế bào, sự phân bào, cấu trúc nhiễm sắc thể của tế bào thai
nhi bị rối loạn do nhiễm trùng virus. Hậu quả dẫn đến sự phát triển không bình thường cho
bào thai. Tính chất bất thường ở thai liên quan đến mô bị nhiễm trùng và giai đoạn phát triển
của thai nhi. Bất thường thường lớn có thể gây chết thai, các bất thường sau khi sinh thường
gặp gồm đục thủy tinh thể, chậm phát triển về tinh thần kinh, điếc, các bất thường về tim như
còn ống động mạch, thông liên thất, thông liên nhĩ.....
5. Chẩn đoán phòng thí nghiệm:
Chẩn đoán phòng thí nghiệm chủ yếu dựa vào phản ứng huyết thanh học tìm kháng
thể đặc hiệu. Tìm sự hiện diện của kháng thể IgM chỉ điểm nhiễm trùng mới đây, hoặc sự
tăng hiệu giá IgG 4 lần ở mẫu huyết thanh lấy vào giai đoạn lành bệnh so với mẫu huyết thanh
lấy trong giai đoạn bệnh cấp. Phân lập virus từ các bệnh phẩm chất tiết hô hấp, nước tiểu,
máu, dịch nảo tủy trên nuôi cấy tế bào, nhưng biện pháp này ít được thực hiện do quy trình
phân lập khá phức tạp. Kỹ thuật RT-PCR nhằm xác định ARN của virus trong các dịch cơ thể.
6. Phòng ngừa
Cách phòng ngừa tốt nhất là dùng vaccine, ở Hoa kỳ vaccine giảm độc chủng RA27/3
được sử dụng cho trẻ vào lúc trẻ 12 -15 tháng và liều tiêm nhắc vào lúc trẻ 4-6 tuổi.
III. HANTAVIRUS
Hantavirus là một giống thuộc họ Bunyamviridae, nhưng virus này không truyền bệnh
qua côn trùng tiết túc mà qua đường hô hấp do hít chất tiết ở đường hô hấp, nước tiểu, nước
bọt của chuột.
1. Tính chất virus
Virus có hình cầu đường kính 100nm, bao ngoài là hai lớp lipid và trên bề mặt có các
gai glycoprotein (G1 và G2) dài khoảng 5-10 nm, nucleocapsid chứa 3 đoạn ARN có kích
thước khác nhau, đoạn lớn khoảng 6530-6550 nucleotid mã hóa cho enzyme sao chép của
virus, đoạn trung bình 3613-3707 nt mã hóa cho các glycoprotein của virus, đoạn nhỏ 1696-
2083 nt mã hóa cho các protein của nucleocapsid.
Hình 2. Cấu tạo Hantavirus
214Virus bị bất hoạt bởi nhiệt, các chất có hoạt tính bề mặt, các dung môi hửu cơ và dung
dich thuốc tẩy. Hantavirus phát triển trên nhiều tế bào nuôi cây như tế bào vero, các tế bào lai,
tế bào nội mạc tỉnh mạch. Trên các nuôi cấy này virus không gây hiệu ứng tế bào bệnh lý.
2. Tính chất gây bệnh
2.1. Dịch tễ học
Hantavirus gây nhiễm trùng ở chuột mà không có biểu hiện bệnh rõ ràng, chuột bị
nhiễm virus chậm tăng cân, nhưng không ảnh hưởng gì đến khả năng sống và sinh sản của
chúng. Khi nhiễm trùng ở chuột, virus được thải ra trong chất tiết như nước tiểu, phân, nước
bọt.
Người không phải là túc chủ tự nhiên của hantavirus, người bị nhiễm virus này qua
đường hô hấp do hít không khí có mang các hạt bụi chứa virus được thải ra từ chuột bị nhiễm
trùng, ngoài ra nhiễm trùng do chuột cắn khi tiếp xúc trực tiếp như bẩy chuột, hay nuôi chuột
trong phòng thí nghiệm.. Bệnh nhiễm trùng hantavirus gặp khắp nơi trên thế giới, bệnh được
báo cáo xảy ra ở nhiều nước thuộc châu Âu, châu Á, châu Mỹ. Ở châu Á bệnh xảy ra ở nhiều
nước như Nhật bản, Hàn quốc, Thái lan, Trung quốc. Ở các nước châu á nông nghiệp bệnh
xảy ra thường liên hệ đến mùa tròng trọt hay mùa gặt. Ở một số nước châu Âu bệnh xảy ra
vào các tháng 10 khi chuột tìm chổ cư trú ở các nhà kho.
2.2. Bệnh ở người
Hantavirrus gây nhiễm trùng ở người từ không triệu chứng, nhiễm trùng nhẹ đến các
thể lâm sàng nặng, hai thể lâm sàng nặng hay gặp là sốt xuất huyết kèm theo hội chứng suy
thận và nhiễm trùng hantavirus kèm hội chứng hô hấp.
Với hội chứng hô hấp thường khởi đầu với sốt, nhức đầu, đau cơ, bệnh tiến triển
nhanh đến suy hô hấp đặc trưng với phù phổi không do suy tim, và hạ huyết áp. Bệnh có tỷ lệ
tử vong cao, trong một số báo cáo đến 50%.
Sốt hantavirus với suy thận biểu hiện với sốt, đau cơ kéo dài 3-7 ngày, tiếp theo giai
đoạn giảm tiểu cầu, giảm huyết áp và xuất huyết. Giai đoạn vô niệu bắt đầu khi huyết áp bắt
đầu trở về bình thường, vô niệu có thể kéo dài 3-7 ngày, sau đó là giai đoạn đa niệu và hồi
phục. Với thể này tỷ lệ tử vong 5-10% xảy ra trong giai đoạn hạ huyết áp hoặc giai đoạn vô
niệu.
3. Chẩn đoán phòng thí nghiệm
Phân lập virus từ các mẫu nghiệm lâm sàng lên nuôi cấy tế bào thường khó khăn,
trong giai đoạn đầu cần tiêm vào chuột ở phòng thí nghiệm, sau đó nuôi cấy lên tế bào. Quy
trình phân lập thành công mất nhiều tuần, do vậy đây không phải là quy trình thích hợp để
chẩn đoán. Chẩn đoán nhanh bằng kỹ thuật khuếch đại gen RT-PCR xác định ARN của virus
ở mẫu nghiệm máu hay tạng phủ. Các thử nghiệm huyết thanh học thường được dùng gồm
miễn dịch huỳnh quang để xác định cả IgM và IgG, thử nghiệm miễn dịch liên kết enzyme
xác định IgM để chẩn đoán nhiễm trùng cấp.
4. Phòng và điều trị
Phòng bệnh chung bằng diệt chuột, hạn chế tiếp xúc với chuột, chăn nuôi chuột trong
phòng thí nghiệm cần nuôi trong các buồng nuôi đúng quy định đảm đảo an toàn..
Chưa có vaccine được chấp nhận dùng ở người
Hiện nay cũng chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu với hantavirus, các thể bệnh nặng
chủ yếu là dùng biện pháp hổ trợ.
215
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Vi sinh vật Trường Đại học Y khoa Hà Nội (1982), Vi sinh vật y học , Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội, Tập I và II.
2. Bộ môn Vi sinh vật Trường Đại học Y Hà Nội (2001), Vi sinh y học, Nhà xuất bản Y học, Hà
nội.
3. Bộ môn Vi sinh vật Trường Đại học Y khoa Huế (2004), Bài giảng vi sinh y học.
4. Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Đình Quyến, Phạm Văn Ty (1997), Vi sinh vật học, Nhà xuất bản
Giáo dục.
5. Phạm Văn Ty (2005), Virut học, Nhà xuất bản Giáo dục.
6. Balley and Scott’s (1994), Diagnostic Microbiology, 9e edition, Mosby.
7. Burrows (1981), Textbook of microbiology, twenty - first edition, W.B. Saundrers company.
8. Albert Balows, William J. Hauler (1991), Manual of clinical Microbiology, ASM, 5e edition.
9. Fields BN (1995), Fields' Virology, 3th ed, Lippincott Williams & Wilkin, Philadelphia.
10. Freeman BA (1979), Burrows Textbook of Microbiology, WB Saunders company,
philadelphia.
11. Hatheway CL (1990), Toxigenic Clostridia, Clinical Microbiology Reviews, American society
for microbiology, 66-98.
12. Katzung BG (1989), Basic and clinical pharmacology, 4th ed, Appleton & Lange, USA, 545-
610.
13. Mandell GL, Bennett JE and Dolin R; Mandell (1995), Douglas and Bennett's Principles and
practice of infectious diseases, 4th ed, Churchill Livingstone, pp. 2-28.
14. Turner TB (1965), The Spirochetes, in Bacterial and mucotic infections of man, 4th ed,
Lippincott Co, Philadelphia, 573- 609.
15. Collection Azay (1997), Bacteriologie médicale, Presses universitaire de Lyon.
16. Jean Freney, Francois Renaud,Willy Hansen et Claud Bollet (2000), Précis de bacteriologie
clinique, Edition ESKA.
17. Mammette A. (2002), Virologie médicale, Presses Universitaire de Lyon.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top