VI PHẠM PL, XỬ LÍ

d. Vi phạm pháp luật đất đai và sử lý vi phạm đât đai

- Khái niệm vi phạm pháp luật đất đai

a. Vi phạm pháp luật đất đai

Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi trái pháp luật, được thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tới quyền lợi của Nhà nước, với vai trò là đại diện cho chủ sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đai, cũng như các quy định về chế độ sử dụng các loại đất.

b. Dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật đất đai

- Có hành vi trái pháp luật.

Hành vi trái pháp luật đất đai là hành vi thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai, xâm phạm tới những khách thể được pháp luật bảo vệ. Để nhận biết một hành vi là trái pháp luật cần phải căn cứ những quy định của pháp luật và đôi khi căn cứ vào cả những phong tục tập quán của từng địa phương để xem xét hành vi nhất định. Hành vi không thực hiện những quy định của pháp luật đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích được giao, không áp dụng các biện pháp cải tạo, bồi bổ đất đai... hoặc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai: giao đất vượt quá hạn mức, chuyển nhượng đất trái phép, vi phạm quy hoạch sử dụng đất đã được công bố, huỷ hoại đất... Có thể khái quát rằng hành vi trái pháp luật đất đai được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, đi ngược lại những yếu cầu trong các quy định của pháp luật, có tác hại cho các quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai.

Cần phải lưu ý, việc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đât đai, không được coi là hành vi trái pháp luật khi có liên quan đến việc thực hiện một mệnh lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do những sự kiện xảy ra ngoài ý chí và khả năng của người sử dụng đất.

- Yếu tố lỗi.

Nếu hành vi trái pháp luật đất đai chỉ là dấu hiệu bên ngoài để xem xét hành vi đó có vi phạm pháp luật đất đai hay không thì lỗi chính là trạng thái tâm lý, là ý trí chủ quan của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm.

Lỗi có thể là cố ý hoặc vô ý, thể hiện nhận thức của bản thân người vi phạm đối với hành vi và hậu quả của hành vi do họ gây ra. Vì thế sẽ không bị coi là có lỗi nếu người đó không nhận thức được hành vi của mình. Xét yếu tố lỗi một cách chính xác sẽ xác định được hình thức xử lý phù hợp nhất đối với một hành vi vi phạm. Hành vi trái pháp luật là sự thực hiện trên thực tế còn lỗi thể hiện mục đích cần đạt được của hành vi đó.

Khác với căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với một hành vi vi phạm trong các loại quan hệ xã hội khác thi đối với hành vi vi phạm pháp luật đất đai, trong đa số các trường hợp chỉ cần hai dấu hiệu như trên là đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý mà không cần phải có những yếu tố như có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Bởi vì, Luật đất đai điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp quá trình sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai, trong đó, Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền đại diện cho chủ sở hữu thực hiện quyền quản lý thống nhất đối với toàn bộ đất đai. Vì thế, mọi hành vi làm xâm hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước đều là hành vi vi phạm pháp luật. Hơn nữa, đất đai là một tài sản đăc biệt mang tính tự nhiên. Thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra nhiều khi không biểu hiện rõ ràng nhưng có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng và việc khắc phục hậu quả không chỉ thực hiện trong những khoảng thời gian cụ thể.

Ví dụ: Quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang mục đích nuôi trồng thuỷ sản mà không căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, có thể trên thực tế chưa có thiệt hại thực tế xảy ra song hành vi đó đã xâm phạm đến quan hệ được pháp luật bảo vệ - biện pháp để thực hiện quyền đai diện cho chủ sở hữu khi điều tiết các quan hệ đất đai.

- Phân loại vi phạm pháp luật đất đai

Trên thực tế có rất nhiều loại vi phạm pháp luật đất đai, nếu căn cứ vào khách thể của hành vi vi phạm có thể phân ra thành hai loại vi phạm chủ yếu sau đây:

a. Vi phạm xâm hại đến quyền đại diện cho chủ sở hữu đất đai của Nhà nước

Loại vi phạm này thường được thể hiện trong việc định đoạt một cách bất hợp pháp số phận pháp lý của đất đai như:

- Không thực hiện đúng trình tự, quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giao đất cho thuê đất, thu hồi đất;

- Giao đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không tuân theo quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực của pháp luật;

Chuyển đổi, chuyển nhượng cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất mà không thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật;

- Sử dụng đất không đúng mục đích ghi trong quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc không đúng mục đích theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, hoặc sử đất không đúng với mục đích, loại đất ghi trong giất chứng nhận quyền sử dụng đất;

- Huỷ hoại đất, làm biến dạng địa hình, suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm, làm mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định...

b. Vi phạm, xâm phạm đến quyền của người sử dụng đất

Loại vi phạm này thường được biểu hiện qua những hành vi cụ thể như:

- Lấn chiếm đất đai, không tuân theo những nghĩa vụ do pháp luật quy định về ranh giới, diện tích, lợi ích, chẳng hạn:

+ Tự tiện chuyển dịch danh giới ra ngoài phần đất được giao để mở rộng diện tích;

+ Lấy quá mức đất mà Nhà nước giao cho mình;

+ Mượn tạm một mảnh đất để sử dụng trong một thời gian nhất định, khi hết thời hạn không trả lại cho chủ cũ mà chiếm luôn để sử dụng.

- Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác như đưa vật liệu xây dựng, chất thải hay các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc đào bới để gây cản trở, làm giảm khả năng sử dụng đất của người khác hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

- Các hình thức trách nhiệm pháp lý trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai

a. Trách nhiệm hành chính

- Đối tượng có thể bị xử lý biện pháp hành chính là những người sử dụng đất và những người khác nếu có hành vi làm trái với các quy định của pháp luật, về chế độ sử dụng đất, phá vỡ trật tự quản lý đất đai như: lấn chiếm đất đai, không sử dụng đất hoặc sử dụng không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép, huỷ hoại đất, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, các thủ tục hành chính, các quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai, chuyển quyền sử dụng đất trái phép hoặc các hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai nhưng người vi phạm mới thực hiện hành vi đó lần đầu hoặc thiệt hại do hành vi gây ra không lớn, khả năng phục hồi thiệt hại dễ dàng và người gây thiệt hại đã kịp thời khắc phục nên chưa cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, để bảo toàn phần giá trị tài sản của Nhà nước và nâng cao trách nhiệm của những tổ chức được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc đang sử dụng đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nhưng không phải chuyển sang thuê đất hoặc không phải trả tiền sử dụng đất mà để đất bị lấn chiếm, thất thoát thì phải bồi thường và xử lý theo quy định của pháp luật đối với giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất bị lấn chiếm, thất thoát.

- Thẩm quyền sử lý vi phạm hành chính: người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp chế tài đối với những hành vi vi phạm nói trên là uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan thanh tra chuyên ngành về đất đai.

- Hình thức xử phạt vi phạm hành chính: ngoài việc áp dụng hai hình thức phạt chính như là cảnh cáo, phạt tiền tuỳ theo từng trường hợp người vi phạm có thể bị áp dụng hình thức phạt bổ sung và các biện pháp hành chínhkhác như: thu hồi đất, buộc khôi phục lại tình trạng đất như trước khi bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

b. Trách nhiệm kỷ luật

- Đối tượng chịu trách nhiệm kỷ luật là những người thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai có hành vi vi phạm như: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai, thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Đó là những hành vi vi phạm nhưng ở mức độ nhẹ, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Việc xử lý các cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong khi thực hiện chức năng quản lý công chức có hành vi vi phạm ra quyết định kỷ luật.

Nếu người đứng đầu cơ quan, đơn vị vi phạm kỷ luật thì người đứng đầu cơ quan đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp ra quyết định kỷ luật.

Về hình thức kỷ luật: người quản lý đất đai vi phạm kỷ luật thì tuỳ theo mức độ mà bị xử lý bằng một trong các hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc.

- Khiển trách: là hình thức kỷ luật áp dụng với người quản lý đất đai có hành vi vi phạm lần đầu, ở mức độ nhẹ.

- Cảnh cáo: được áp dụng đối với người quán lý đất đai đã bị khiển trách về hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà còn tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm có tính chất thường xuyên hoặc tuỳ mới vi phạm lần đầu nhưng có tính chất tương đối nghiêm trọng.

- Hạ bậc lương: áp dụng đối với người quản lý đất đai có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong khi thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai

- Hạ ngạch: áp dụng với người quản lý đât đai có hành vi vi phạm nghiêm trọng, xét thấy không đủ phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch đang đảm nhiệm.

- Cách chức: áp dụng đối với người quản lý đất đai có chức vụ mà hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng xét thấy không thể tiếp tục đảm nhận chức vụ được giao.

- Buộc thôi việc: đây là hình thức kỷ luật nặng nhất áp dụng đối với người quản lý đất đai khi có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật đất đai.

Ngoài ra, để khắc phục hơn nữa tình trạng yếu kém, trong quản lý đất đai, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chống tiêu cực, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác, Điều 143 Luật đât đai năm 2003 đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai cũng như xử lý trách nhiệm của thủ trưởng, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn trong việc vi phạm trình tự thực hiện các thủ tục hành chính.

c. Trách nhiệm hình sự

Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật đất đai là những vi phạm được quy định trong Điều 140, 141 Luật đất đai năm 2003. Theo đó người sử dụng đất có hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý theo Điều 173 Bộ luật hình sự.

Đối với người quản lý có hành vi vi phạm pháp luật đất đai đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý theo Điều 174 Bộ luật hình sự.

Trách nhiệm dân sự

Đối tượng chịu trách nhiệm dân sự là người sử dụng đất, người có trách nhiệm quản lý đất đai hoặc những người khác có hành vi vi phạm luật đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người khác thì ngoài việc bị áp dụng một trong những biện pháp trách nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự còn phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.

Việc bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm dân sự được áp dụng theo nguyên tắc ngang giá, toàn bộ và kịp thời. Nghĩa là người gây thiệt hại đến đâu thì phải bồi thường đến đó, việc bồi thường phải đầy đủ và thực hiện nhanh chóng. Khác với các hình thức trách nhiệm khác, trong trách nhiệm dân sự có một đặc điểm nổi bật là các bên có thể tự thoả thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại. Nếu không thoả thuận được về mức bồi thường thiệt hại thì bên thiệt hại có quyền khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mrnguyen