Chương 5.2: Trạm dịch núi đầu ngựa

Chương 5.2: Trạm dịch núi đầu ngựa

"Núi đầu ngựa? Đầu trâu mặt ngựa! Đúng, quả núi này là một trạm dịch bên trong đầu trâu mặt ngựa. Địa điểm mai táng con của hai gia đình các người vừa hay là ở trên lưng ngựa, đã lưu lại thành một cặp tiểu quỷ câu hồn trong thôn cho đầu trâu mặt ngựa, vĩnh viễn không được siêu sinh! Đào nó ra, tôi làm pháp sự lại từ đầu rồi chuyển chỗ. Các người cũng không muốn con thơ của mình đang nằm dưới đất mà còn phải tạo nghiệp chướng chứ?"

Mấy ngày trước trong thôn cũng đã biết chuyện của dì út nên vừa nghe anh ta nói vậy thì bắt đầu thấy hơi sợ. Nghĩ tới cảnh ngộ nhỡ con mình thật sự trở thành cái dạng như anh ta nói thì đúng là phải chịu tội cũ rồi, sau khi c.h.ế.t còn không được yên lòng nên họ bàn bạc trong chốc lát. Hai người đàn ông đã bằng lòng, những người bên cạnh bắt đầu vung cuốc đào lên.

Chỗ chôn cất hai đứa trẻ này không hề sâu, chẳng bao lâu đã đào được hai cái chiếu cỏ. Khoảnh khắc mở ra, tất cả mọi người đều ngây ra tại chỗ. Hai đứa trẻ này đã c.h.ế.t hơn hai năm, không chỉ không thối rữa mà còn hơi sống động như thật, tựa như đang say ngủ vậy. Cả hai nhà đều sợ hãi không dám động tiếp, nên biết rằng đây là ngày tháng sáu (*), không chỉ không mục rữa mà ngay cả mùi cũng không có.

Tra Văn Bân thở dài một tiếng "haaii": "Thật không ngờ đã thành ra như vậy! Thi thể hai đứa trẻ này không thể mang vào thôn nữa, bằng không sớm muộn gì cũng gây nên một trận bệnh dịch. Bây giờ chỉ có thể đem thiêu thôi, tro cốt thì tìm một nơi an táng lại từ đầu!" Ai cũng biết người c.h.ế.t rồi xác sẽ thối rữa nhưng hình dạng hai đứa trẻ này... Không phải là quỷ ám thì còn thế nào nữa? Chuyện đến nước này đành nhờ vị đạo sĩ này làm chủ thôi chứ đâu dám hó hé gì nữa.

Căn dặn mọi người dùng củi khô dựng một cái giá lên, chờ dựng xong giá củi, Tra Văn Bân lại dặn đem hai cái thi thể đặt lên trên giá rồi cắm ở đằng trước ba cây nhang, nhìn qua một lượt sau đó châm đống lửa và bắt đầu niệm chú siêu độ, tiễn hai tiểu quỷ xuống địa phủ báo cáo.

Sau khi cháy hết, thu dọn tro cốt rồi dẫn mọi người xuống núi, đem tro cốt hai đứa trẻ mai táng bên bờ hồ chứa nước và lập bia mộ. Lúc này trời đã sẩm tối, Văn Bân tới nhà bà ngoại ăn cơm tối rồi từ biệt trở về nhà.

Đêm đó dì út đã nằm mơ. Trong giấc mơ, hai đứa trẻ đến gặp dì chia tay, còn chắp tay thi lễ với dì, kêu dì cảm ơn đạo sĩ kia. Ngày thứ hai bà ngoại lại đi hỏi Tra Văn Bân về giấc mơ, Văn Bân gật đầu nói có lẽ hai tiểu quỷ đã đi rồi, đồng thời nhờ bà ngoại gửi lời nhắn nhủ người trong thôn sau này không được mai táng người c.h.ế.t trên núi đầu ngựa nữa.

Tuy dì út đã ổn nhưng trải qua nạn thế kia thì thân thể cũng thường xuyên không được tốt cho lắm, khá dễ dàng bị cảm cúm, mãi đến khi dì trưởng thành mới chuyển biến tốt hơn.

Tra Văn Bân trải qua việc như thế, dần dà có chút danh tiếng, cũng không ít người làm tang sự đi mời anh ta đến siêu độ nhưng từ trước tới giờ không hề lấy một xu. Có một đứa trẻ xấp xỉ tôi ở trong thôn bị hoảng sợ đã đi tìm anh ta. Anh ta như thường lệ lấy một lá bùa đã đốt cháy hòa với nước uống là hết, đương nhiên về Đông y anh ta cũng biết đôi chút. Có lúc không phải là người bị trúng tà mà là bệnh nhân, Văn Bân cũng sẽ kê ít thảo dược cho họ, nếu nghiêm trọng thì giới thiệu đến bệnh viện khám.

Thời điểm đó cũng có khá nhiều người đến bái sư, muốn học tay nghề như này với Văn Bân nhưng anh ta trước giờ không nhận đồ đệ. Ngày ngày anh ta cũng như người bình thường ra đồng làm việc, lên núi chẻ củi. Nếu như không có chuyện của dì út thì thậm chí không ai biết anh ta là đạo sĩ.

Còn tôi gặp được anh ta đó là chuyện của rất nhiều năm sau này.

Có một năm, khi tôi sáu tuổi đã xảy ra một chuyện...

Thôn chúng tôi cũng nằm ở vùng núi, trong thôn có một ngôi miếu rất lớn, còn được xây bằng loại gạch vôi. Nghe ba tôi kể rằng cũng chẳng biết ngôi miếu ấy có từ triều đại nào, nghe nói khi cụ cố của chúng tôi từ vùng ngoài tới đây lánh nạn đói thì đã có ngôi miếu ấy. Nhưng lúc ấy không có một ai chăm nom quản lí nó. Một trăm năm trôi qua sau đó càng làm nó lộ rõ vẻ cũ kỹ.

Thời điểm Cách Mạng Văn Hoá, một phần rất lớn ngôi miếu này đã bị H.ồ.n.g V.ệ B.i.nh phóng lửa đốt, cả bức tường gạch cháy đỏ rực, chỉ còn sót lại đại điện chưa bị thiêu cháy. Dần dần sau này có người làm nhà gì đó nên đã vào miếu gánh gạch về làm nhà, nhưng cũng chẳng biết làm thế nào mà căn nhà dựng lên từ những viên gạch tường của ngôi miếu lại đổ sụp khá dễ dàng, từng đè c.h.ế.t một gia đình. Dần dần mọi người đã lấy gạch ở đó làm chuồng lợn.

Nhà chúng tôi cũng có một viên gạch lấy từ chỗ ấy, nó đã bị vỡ đôi khi tôi còn nhỏ. Nó nặng trình trịch, một mặt được điêu khắc kỳ lân, mặt khác thì để trống trơn. Theo quan điểm thời nay, có lẽ nó là một viên gạch phù điêu, được ba tôi lúc nhỏ đi chơi rồi nhặt về, kết quả đã bị hủy hoại trong tay tôi.











Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top